ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 69/2022/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 26 tháng 10
năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, KIỂM
TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY, THỰC HIỆN PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18
tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy
ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy
và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng
cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công
trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Tờ trình số
240/TTr-SXD ngày 21/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
giữa các cơ quan trong công tác thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu các dự án,
công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép
môi trường được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
11 tháng 11 năm 2022 và thay thế Quyết định số 65/2018/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12
năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thẩm
định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu các dự án, công trình có yêu cầu thẩm
duyệt về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện đánh giá tác động môi trường được đầu
tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Công an tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND, Đoàn ĐBQH. UBMTTQ tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- LĐ+CV VP UBND tỉnh;
- TT Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, K14.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Anh Tuấn
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, KIỂM TRA CÔNG TÁC
NGHIỆM THU CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY, THỰC HIỆN PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG, CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 69/2022/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 10
năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội
dung và trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn về môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp huyện; cơ quan thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy; cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện trong công
tác: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng
triển khai sau thiết kế cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường; kiểm tra công tác nghiệm
thu công trình xây dựng; kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
đối với các dự án, công trình thuộc thẩm quyền được đầu tư
xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan,
tổ chức sau:
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp
tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn về môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp huyện; cơ quan thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy và cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện.
2. Chủ đầu tư các
dự án, công trình thuộc đối tượng phải thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau
thiết kế cơ sở có yêu cầu thực hiện thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy hoặc có yêu cầu thực hiện phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường;
chủ đầu tư các dự án, công trình thuộc đối tượng phải thực
hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng có yêu cầu thực hiện kiểm
tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 3. Mục
tiêu, nguyên tắc phối hợp
1. Mục tiêu phối hợp
Tăng cường cải cách thủ tục hành
chính, rút ngắn thời gian thực hiện của các thủ tục: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây
dựng triển khai sau thiết kế cơ sở;
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường; kiểm tra công
tác nghiệm thu công trình xây dựng; kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy nhằm tạo thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai nhanh các dự án, công
trình trên địa bàn tỉnh đề đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu
tư. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
của tỉnh.
2. Nguyên tắc phối hợp
a) Gửi hồ sơ đồng thời đến các cơ
quan để giải quyết:
- Giữa các thủ tục: Thẩm định Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế
cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (theo
quy định khoản 11 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020
của Chính phủ); quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường.
- Giữa các thủ tục: Kiểm tra công tác
nghiệm thu công trình xây dựng; kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy.
b) Đảm bảo tính thống nhất, khách quan, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mỗi cơ quan, tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên
ngành.
c) Đảm bảo tính
thống nhất về nội dung của các hồ sơ thiết kế khi thực hiện đồng thời.
Điều 4. Giải
thích từ ngữ
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp
tỉnh gồm: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp
huyện gồm: Phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố Quy Nhơn); Phòng Quản lý đô
thị, Phòng Kinh tế (đối với thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn) hoặc Phòng Kinh tế
hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đối với
các huyện còn lại).
3. Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện
gồm: Phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị xã
Hoài Nhơn), Phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với các huyện).
4. Cơ quan chuyên môn về môi trường cấp
tỉnh gồm: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi
trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp
huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan khác được ủy
quyền (nếu có).
6. Cơ quan thẩm duyệt thiết kế
về phòng cháy và chữa cháy: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
và Cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh.
Chương II
NỘI DUNG VÀ
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp
giữa các cơ quan trong công tác thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng; góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy; phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường
1. Trong quá trình thẩm định Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trường hợp hồ sơ đề
nghị thẩm định có các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn
đến không thể đưa ra kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tạm dừng giải quyết và thông báo kịp thời
đến chủ đầu tư để chỉnh sửa, bổ sung, đồng thời thông báo đến cơ quan chuyên môn về môi trường
cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp huyện, cơ
quan thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy để biết, phối hợp.
Chủ đầu tư có trách nhiệm khắc phục
các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ
sơ và bổ sung cho cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh,
cấp huyện trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu quá thời hạn
nêu trên thì cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp
huyện dừng việc thẩm định, chủ đầu tư trình thẩm định lại
khi có yêu cầu.
2. Tùy theo dự án, công trình có hoặc
không có yêu cầu thực hiện lấy ý kiến góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa
cháy (khi dự án, công trình thuộc trường hợp thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy chữa cháy); quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường (đối với các dự án
không thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường), các cơ quan tại
Điều 4 của Quy chế này thực hiện phối hợp như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp
tỉnh, cấp huyện tổng hợp văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy,
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường trong thông
báo kết quả thẩm định để gửi cho chủ đầu
tư (Nếu dự án, công trình có văn bản thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy chữa cháy thì tổng hợp văn bản thẩm duyệt, không yêu cầu tổng hợp
văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy). Thời gian thẩm định Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm B và không quá 15 ngày đối với dự án nhóm C.
b) Cơ quan thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có văn bản góp ý về giải pháp phòng
cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở (của Báo cáo nghiên cứu khả thi)
trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B, nhóm C và gửi
văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đến cơ quan chuyên môn về
xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện và chủ đầu tư.
c) Cơ quan chuyên môn về môi trường cấp
tỉnh tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền ký ban
hành quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường; cơ quan chuyên môn về môi trường cấp tỉnh, cơ quan cấp
giấy phép môi trường cấp huyện cấp giấy phép môi trường và gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy
phép môi trường (đối với các dự án không thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện, chủ
đầu tư theo thời gian cụ thể như sau:
- Thời gian thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường: Không quá 30 ngày.
- Thời gian trả kết quả cấp giấy phép
môi trường: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời gian chủ đầu tư dự án thực hiện
chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ phê duyệt kết
quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan
chuyên môn về môi trường và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vào thời gian thẩm định.
3. Chủ đầu tư được gửi hồ sơ đồng thời
đến các cơ quan để giải quyết các thủ tục: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng; văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy; quyết định
phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy
phép môi trường (đối với các dự án không thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường). Không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời
điểm trình hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng, nhưng phải bảo đảm văn bản góp ý về giải pháp
phòng cháy và chữa cháy, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường phải có trước thời hạn thông
báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
4. Cơ quan thẩm duyệt thiết kế
về phòng cháy và chữa cháy, cơ quan chuyên môn về môi trường cấp
tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp huyện và chủ đầu
tư gửi văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy, quyết định phê duyệt
kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường
cho cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện để tổng hợp trong thông
báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
5. Trường hợp văn bản góp ý về giải pháp
phòng cháy và chữa cháy, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường làm thay đổi
bản vẽ thiết kế trong hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư phải chỉnh
sửa, hoàn thiện hồ sơ để trình cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định lại.
Điều 6. Phối hợp
giữa các cơ quan trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết
kế cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Trong quá trình thẩm định thiết kế
xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm định có
các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ
sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng
cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tạm dừng giải quyết và thông báo kịp thời đến
chủ đầu tư để chỉnh sửa, bổ sung, đồng
thời thông báo đến cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy để biết,
phối hợp.
Chủ đầu tư có trách nhiệm khắc phục
các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ và bổ sung cho cơ
quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện trong thời hạn 20 ngày kể
từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu quá thời hạn nêu trên thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm
định, chủ đầu tư trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
2. Các cơ quan phối hợp như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp
tỉnh, cấp huyện tổng hợp kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
trong thông báo kết quả thẩm định để gửi cho chủ đầu tư. Thời gian thẩm định
thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở: Không quá
40 ngày đối với công trình cấp I; không quá 26 ngày đối với công trình cấp II;
không quá 24 ngày đối với công trình cấp III và không quá 16 ngày đối với công
trình cấp IV.
b) Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy và gửi kết quả thẩm duyệt (gồm: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở đã được đóng
dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy) đến cơ quan chuyên môn về
xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện và chủ đầu tư. Thời gian thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với công trình thuộc dự
án nhóm B, nhóm C.
3. Chủ đầu tư được gửi hồ sơ đồng thời đến các cơ quan để giải quyết các thủ tục: Thẩm
định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Không yêu cầu bắt buộc xuất trình
các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng
phải bảo đảm kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy phải có trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định
thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
4. Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy và chủ đầu tư gửi kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh,
cấp huyện để tổng hợp trong thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở.
5. Trường hợp kết quả thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy làm thay đổi bản vẽ thiết kế trong hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế
cơ sở thì chủ đầu tư phải chỉnh sửa,
hoàn thiện hồ sơ để trình cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện thẩm
định lại.
Điều 7. Phối hợp
giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
và kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Việc thực hiện kiểm tra công tác
nghiệm thu công trình xây dựng và kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và
chữa cháy theo nguyên tắc phối hợp cùng kiểm tra hiện trường,
phần kiểm tra hồ sơ thực hiện theo nguyên tắc đồng thời. Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện
là cơ quan chủ trì tổ chức kiểm tra, cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy
và chữa cháy là cơ quan phối hợp.
2. Tùy theo công trình, các cơ quan
phối hợp như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc
sau khi nhận được báo cáo hoàn thành công trình của chủ đầu
tư (kèm theo hồ sơ), trên cơ sở quy mô, tính chất, đặc điểm công trình, cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra; nội dung kiểm tra; liên hệ với cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy đề nghị cử người tham gia đoàn kiểm tra, phát hành
văn bản gửi chủ đầu tư thông báo kế hoạch, thành phần đoàn,
nội dung kiểm tra và tổ chức kiểm tra hiện trường công trình.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy ban hành thông báo kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng
cháy và chữa cháy gửi đến cơ quan chủ trì để tổng hợp.
Trong một số trường hợp theo yêu cầu
của chủ đầu tư, việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, kiểm tra
kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể thực
hiện độc lập. Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm gửi thông báo kiểm tra
kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đến cơ quan chủ trì.
c) Sau khi nhận được thông báo kiểm
tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy, cơ quan chủ trì tổng hợp trong thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu công trình
xây dựng gửi chủ đầu tư.
d) Thời gian thực hiện công tác kiểm
tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và kiểm tra kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy:
- Thời gian thông báo kết quả kiểm tra
công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ
quan quản lý xây dựng cấp huyện: Không quá 20 ngày đối với công trình từ cấp II
trở xuống.
- Thời gian thông báo kiểm tra kết quả
nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy: 07 ngày làm việc kể từ
ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy đối với công trình thuộc dự án nhóm B, nhóm C.
3. Trường hợp công trình còn các tồn
tại, khiếm khuyết chưa thể chấp thuận nghiệm thu, cơ quan chủ trì ban hành
thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng để chủ đầu
tư khắc phục. Sau khi khắc phục xong các tồn tại, khiếm khuyết, chủ đầu tư tiến
hành nộp lại hồ sơ kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng (kèm theo
báo cáo kết quả khắc phục để kiểm tra, đối chiếu) cho cơ quan chủ trì tiếp nhận
xử lý và ban hành thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây
dựng.
Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì
và cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tổ chức kiểm tra độc
lập việc khắc phục các tồn tại của chủ đầu tư thực hiện theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ đầu
tư
1. Có trách nhiệm cung cấp cho cơ
quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn về môi trường
cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp huyện; cơ quan thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy; cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện về thời gian
tiếp nhận hồ sơ, ngày hẹn trả kết quả và các văn bản, thông báo nhận được khi
thực hiện các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.
2. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý,
nội dung của hồ sơ; giải trình, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của các cơ quan
thực hiện các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.
Điều 9. Chế độ
báo cáo giữa các cơ quan
Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh,
cấp huyện; cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện việc báo cáo định kỳ
theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND
ngày 19/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ báo cáo định kỳ
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu
cầu về tình hình thực hiện Quy chế này về Sở Xây dựng để tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các cơ quan chuyên môn về môi trường
cấp tỉnh, cơ quan cấp giấy phép môi trường cấp huyện; cơ quan thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy cung cấp số liệu cho theo đề
nghị của cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh, cấp huyện
và cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện khi có yêu cầu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Điều
khoản thi hành
1. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách
nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan được nêu tại Điều 4 của Quy chế này tổ chức
triển khai, thực hiện Quy chế. Kịp thời tổng hợp, đề xuất, kiến nghị Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện (nếu có).
2. Thủ trưởng
các cơ quan được nêu tại Điều 4 của Quy chế này tổ chức rà soát, xây dựng quy
trình giải quyết các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này,
niêm yết công khai và tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện.
3. Những quy định có liên quan không
được quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành.
4. Các văn bản quy phạm pháp luật được
viện dẫn trong Quy chế này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thì
các nội dung viện dẫn được áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.