BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 667/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 03
tháng 08 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
vỀ viỆc công bỐ thỦ tỤc hành chính thuỘc
phẠm vi chỨc năng quẢn lý cỦa BỘ NỘi vỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP
ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 7 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục
hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV
ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính
quyền địa phương và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo quyết định này thủ tục hành
chính được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Vụ trưởng Vụ
Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT Nguyễn Duy Thăng;
- Cục KSTTHC, Bộ Tư pháp;
- Trung tâm Thông tin (đăng tải website);
- Lưu VT, Vụ CQĐP (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Duy Thăng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ
SỐ 04/2012/TT-BNV NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 667/QĐ-BNV ngày 03 tháng 08 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ)
I- DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 04/2012/TT-BNV CỦA BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Thủ tục thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
|
Chính quyền địa phương
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THÀNH LẬP THÔN MỚI, TỔ DÂN PHỐ MỚI
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân
dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới.
- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu
vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố
mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
- Bước 3: Đề án thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong
khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã
hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã
thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ
sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyến đến, Ủy
ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
- Bước 5: Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm
định hồ sơ, đề án, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng
hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 6: Căn cứ vào hồ sơ trình của Ủy
ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới.
- Bước 7: Sau khi có Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Nội vụ hoặc
qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền,
nếu gửi qua đường bưu điện thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
3. Thành phần hồ sơ
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;
b) Đề án thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
- Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ
dân phố mới;
- Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới;
- Vị trí địa lý, ranh giới của thôn mới,
tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);
- Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu)
của thôn mới, tổ dân phố mới;
- Diện tích tự nhiên của thôn mới, tổ
dân phố mới (đối với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất),
đơn vị tính là hecta;
- Các điều kiện khác quy định tại Khoản
2 Điều 7 Thông tư số 02/2012/TT-BNV ;
- Đề xuất, kiến nghị.
c) Tổng hợp kết quả lấy ý kiến và
biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong
khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới.
d) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
xã về việc thông qua Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
4. Thời hạn giải quyết
Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ
không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ đầy đủ hợp
pháp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Thôn, tổ dân phố.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
8. Lệ phí
Không có.
9. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ
dân phố
a) Quy mô số hộ gia đình:
- Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ
gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia
đình trở lên;
- Đối với tổ dân phố: Ở vùng đồng bằng phải có từ
250 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ
gia đình trở lên.
Trường hợp thành lập phường, thị trấn từ xã thì
chuyển các thôn hiện có của xã thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.
b) Các điều kiện khác:
Thôn và tổ dân phố phải có cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt
động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân. Riêng đối với thôn phải bảo
đảm diện tích đất ở và đất sản xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bằng
mức bình quân chung của xã.
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012
của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.