BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
|
Số: 63/2006/QĐ-BNN
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 63/2006/QĐ-BNN, NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2006
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ
Nghị định số: 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy chế về Tổ
chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số:
85/2002/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học công
nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các
cơ quan,
đơn vị liên quan thuộc Bộ và các Thành viên Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
|
Hội đồng
Khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (dưới đây gọi tắt là
Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành
lập, Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng về các lĩnh vực liên quan đến
hoạt động khoa học và công nghệ của Ngành và những vấn đề khác khi Bộ trưởng
yêu cầu.
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn những vần đề sau:
1. Chiến lược phát
triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Kế hoạch
khoa học công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm;
3. Chính
sách, cơ chế liên quan đến khoa học công nghệ;
4. Tổ chức
hệ thống các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ của Bộ;
5. Đào tạo
và sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ;
6. Hợp
tác quốc tế về khoa học công nghệ;
7. Những
vấn đề khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.
1. Hội đồng
gồm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch, Tổng thư ký và các Uỷ viên.
2. Ban
Thường trực của Hội đồng gồm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và Tổng thư ký.
Thành phần
của Hội đồng là:
1. Nhà khoa học, quản
lý, sản xuất - kinh doanh có uy tín và trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực
chuyên môn thuộc Bộ quản lý;
2. Người
có năng lực tư vấn, tự nguyện và có điều kiện tham gia mọi hoạt động của Hội đồng.
1. Chủ tịch
Chủ tịch
Hội đồng là Thứ trưởng phụ trách khoa học công nghệ của Bộ, có các nhiệm vụ:
a. Đề nghị
Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng và phê duyệt Quy chế về tổ chức và hoạt
động cua Hội đồng khoa học công nghệ Bộ;
b. Lãnh đạo
Hội đồng hoạt động theo các quy đinh tại Quy chế này;
c. Chỉ đạo
Tổng thư ký chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu của các phiên họp Hội đồng;
d. Triệu
tập và chủ trì các phiên họp của Ban thường trực và Hội đồng;
e. Duyệt
và trình Bộ trưởng những báo cáo tư vấn của Hội đồng;
2. Phó chủ
tịch
a. Phụ
trách lĩnh vực hoạt động do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b. Thay
thế Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng
uỷ quyền;
3. Tổng
thư ký
Tổng thư
ký Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, có nhiệm vụ:
a. Chuẩn
bị chương trình, nội dung tài liệu và điều kiện làm việc cho các phiên họp của
Hội đồng và Ban thường trực;
b. Gửi
các tài liệu phục vụ phiên họp đến các thành viên Hội đồng, Ban thường trực và
khách mời;
c. Lập
biên bản các phiên họp của Hội đồng, Ban thường trực và lưu trữ hồ sơ liên quan
d. Thông
báo kết quả các phiên họp của Hội đồng đến các tổ chức và cá nhân liên quan.
4. Ban
Thường trực
a. Xây dựng
chương trình công tác cả nhiệm kỳ và hàng năm của Hội đồng;
b. Giải
quyết những công việc liên quan giữa 2 phiên họp của Hội đồng;
c. Thông
qua chương trình, nội dung và tài liệu của các phiên họp Hội đồng,
đ. Thông
qua báo cáo của các phiên họp Hội đồng;
5. Ủy
viên
a. Tham
gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
b. Chuẩn
bị và tham gia ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Hội
đồng và chịu trách nhiệm về những ý kiến đó;
c. Đề xuất
với Hội đồng thảo luận những vấn đề cần thiết cho sự nghiệp phát triển khoa học
công nghệ của Ngành;
d. Chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của Quy chế này;
e. Chấp
hành những quy định về bảo mật của Nhà nước liên quan đến tài liệu và hoạt động
của Hội đồng;
Điều 6. Hội đồng có quyền:
1. Được
phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thốn về định hướng và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ
của Ngành;
2. Được
lãnh đạo Bộ, các cơ quan chức năng trong Bộ cung cấp đầy đủ và kịp thời những
thông tin cần thiết khi Hội đồng có yêu cầu;
3. Được
cung cấp những điều kiện cần thiết để hoạt động;
4. Thành
viên Hội đồng được chủ động đề xuất ý kiến tư vấn;
5. Thành
viên Hội đồng được xin thôi tham gia Hội đồng trước kỳ hạn.
Hội đồng
họp thường kỳ 02 lần một năm. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập
phiên họp bất thường. Chủ tịch Hội đồng có thế mời các đại biểu ngoài Hội đồng
tham dự các phiên họp Hội đồng.
Đại biểu
mời ngoài Hội đồng: do Chủ tịch Hội đồng mời, số lượng mời trong từng phiên họp
không nhiều hơn l/3 số thành viên chính thức (tối đa 9 người). Đại biểu mời có
quyền thảo luận các vấn đề nêu ra trong phiên họp, đề xuất những vấn đề liên
quan đền sự nghiệp phát triển của Ngành, nhưng không tham gia biểu quyết, bỏ
phiếu và phải chấp hành những quy định về chế độ bảo mật của Nhà nước.
1. Cứ 15
ngày trước mỗi phiên họp của Hội đồng, Ban Thường trực họp để thông qua chương
trình, nội dung và tài liệu của phiên họp đó.
2. Trong
trường hợp cần thiết Ban Thường trực có thể họp phiên bất thường do Chủ tịch Hội
đồng triệu tập.
Tài liệu
phục vụ các phiên họp thường kỳ của Hội Đồng, Ban Thường trực được gửi qua thư
điện tử (E-Mail) hoặc văn thư cho các thành viên và đại biểu mời trước khi họp
ít nhất 05 ngày.
Hội đồng,
Ban Thường trực làm việc dựa trên nguyên tắc:
1. Tập
trung dân chủ;
2. Các
phiên họp của Hội đồng, Ban Thường trực được coi là hợp lệ khi có từ 2/3 số
thành viên trở lên tham dự.
3. Kết quả
biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín chỉ được cống nhận khi có ít nhất 2/3 số thành
viên Hội đồng tán thành.
4. Hội đồng
và thành viên Hội đồng có ý kiến nhận xét (tư vấn) bằng văn bản và phải chịu
trách nhiệm về ý kiến nhận xét (tư vấn) của mình.
1. Kinh
phí hoạt động chung của Hội đồng, Ban Thường trực được trích từ kinh phí sự
nghiệp khoa học do Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ dự trù và được ghi trong thông
báo phân bổ kinh phí khoa học công nghệ hàng năm.
2. Chi
phí đi lại, công tác phí và sinh hoạt phí cho các thành viên Hội đồng, Ban Thường
trực, khách mời thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện
theo chế độ hiện hành của Nhà nước và được thanh toán tại cơ quan chủ quản của
thành viên. Trường hợp không thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mọi
chi, phí liên quan được thanh toán vào kinh phí hoạt động chung của Hội đồng
theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
1. Nhiệm
kỳ của Hội đồng là 03 năm.
2. Trường
hợp thay đổi thành viên (thôi tham gia Hội đồng trước thời hạn, bổ sung thành
viên mới) do Chủ tịch Hội đồng báo cáo Bộ trưởng quyết định.
Trong trường hợp cần
thiết Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông sê có Quyết định sửa đổi hoặc
bổ sung những quy định trong bản Quy chế./.