UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
49/2008/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày
06 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐI VỚI TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG THUỘC UBND CÁC HUYỆN,
THỊ XÃ TỈNH KON TUM
UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 2 năm 1998 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4
năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP , ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg , ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển
cán bộ, công chức lãnh đạo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1228/TTr-SNV, ngày
12 tháng 8 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo quyết định này Quy định tiêu chuẩn chung đối với Trưởng phòng, Phó trưởng
phòng thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Tiêu chuẩn chung Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã tỉnh Kon Tum làm cơ sở để Giám đốc các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng tiêu chuẩn riêng đối với Trưởng
phòng, Phó trưởng phòng thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thực hiện
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan có liên
quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hà Ban
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN CHUNG ĐỐI VỚI
TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG THUỘC UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49 /2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2008
của UBND tỉnh Kon Tum)
1. Vị trí, chức trách:
a. Trưởng phòng: Là công chức lãnh đạo đứng đầu một phòng,
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi
chung là huyện), chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng, tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, chuyên ngành theo từng
lĩnh vực được phân công.
b. Phó trưởng phòng: Là công chức lãnh đạo, giúp Trưởng
phòng phụ trách một hoặc một số mặt công tác thuộc chuyên môn, chuyên ngành,
theo phân công của Trưởng phòng và chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng khi
Trưởng phòng đi vắng và uỷ quyền.
2. Nhiệm vụ:
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân và
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và trước pháp
luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình
phụ trách.
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các chức danh chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn;
- Chủ trì hoặc phối hợp cùng các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyện giải quyết các kiến nghị thuộc lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành quản lý;
- Quản lý, phân công cán bộ công chức thuộc quyền quản lý;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản được giao theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện phân công.
3. Phẩm chất:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối
đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thể hiện bằng hiệu quả và
chất lượng công tác được giao.
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có uy tín đối với cán bộ, công chức.
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
- Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện
tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh.
- Phong cách làm việc trung thực, dân chủ, quan hệ chân tình và bình đẳng
với đồng nghiệp, đồng sự.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, không vi phạm pháp luật và các quy định của
Nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan.
- Quan hệ và chấp hành tốt các quy định tại khu dân cư nơi cư trú.
4. Năng lực:
- Có khả năng tham mưu, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
- Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất
các giải pháp, phương pháp quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành phục vụ
cho hoạt động quản lý nhà nước của UBND cấp huyện.
- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động trong Phòng.
- Có khả năng tổ chức, phối hợp với các phòng có liên quan nhằm thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao.
5. Hiểu biết:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và pháp luật Nhà nước
về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
- Có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được phân công.
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên
ngành được giao và các văn bản pháp quy do địa phương ban hành.
- Am hiểu tình hình chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương
và trong nước.
6. Trình độ:
- Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ từ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên,
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành phù hợp lĩnh vực và chuyên môn công tác.
- Có ít nhất một ngoại ngữ trình độ A trở lên hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc
ít người (nếu là dân tộc kinh);
- Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên (đối với cấp trưởng
phòng).
- Đã hoàn thành chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.
- Biết sử dụng máy vi tính (có chứng chỉ
trình độ A trở lên) và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.
7. Các tiêu chuẩn khác:
- Nằm trong biên chế nhà nước.
- Khi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ).
- Có sức khoẻ đảm bảo công tác.