Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3770/QĐ-UBND thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công nghiệp Ủy ban cấp huyện Quảng Bình

Số hiệu: 3770/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Nguyễn Tiến Hoàng
Ngày ban hành: 25/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3770/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Căn cứ Quyết định số 8873/QĐ-BCT ngày 24/8/2015 của Bộ Công Thương ban hành danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương đã chuẩn hoá về nội dung;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1253/TTr-SCT ngày 08/12/2015 và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được ban hành mới trong lĩnh vực Quản lý Công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm soát TTHC- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hoàng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Quản lý Công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện

TT

Tên thủ tục hành chính

Trang

1

Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

 

2

Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

 

3

Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

 

4

Cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện.

 

Phần II

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN

1. Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

* Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép, 01 bộ nộp tại Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố (sau đây gọi là Phòng Kinh tế hạ tầng).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Phòng Kinh tế hạ tầng tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế hạ tầng có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Đến thời hạn, tổ chức, cá nhân đến Phòng Kinh tế hạ tầng nhận Giấy phép.

* Cách thức thực hiện:

Tổ chức, cá nhân có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

+ Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Kinh tế hạ tầng.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Phụ lục 13 Thông tư số 60/2014/TT-BCT .

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công.

* Phí, lệ phí: Theo Thông tư số 196/2014/TT-BTC quy định:

+ Phí thẩm định: 1.100.000 đồng/cơ sở/lần

+ Lệ phí: 200.000 đồng/giấy/lần

* Yêu cầu điều kiện:

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

+ Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

+ Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

+ Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

* Ghi chú: Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả đính kèm

 

PHỤ LỤC 10

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

............., ngày...... tháng....... năm............

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Kính gửi: Phòng ………. UBND Quận (Huyện)…. Tỉnh (Thành phố)…(1)

.......................................................................................................…(2)

Trụ sở giao dịch:...............Điện thoại:......................... Fax:……………...

Địa điểm sản xuất.....................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số...............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................

Đề nghị Phòng ………(1) xem xét cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công các loại:…………………………………………(3)

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu…..............................................................(4)

Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ và Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của Đơn vị, chủ thể sản xuất
(ký tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1): Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép (Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương).

(2): Tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(4): Ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm (lít/năm). Đối với làng nghề, ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm của làng nghề (lít/năm).

 

PHỤ LỤC 13

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT)






UBND TỈNH, THÀNH PHỐ…
UBND QUẬN, HUYỆN…
PHÒNG………………..(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:        /GP-P…(7)

……, ngày ……  tháng  …. năm ….

 

GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG………..(1)

Căn cứ…………………………………………………………………… (2);

Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Căn cứ Thông tư số 60/2014/TT-BCT , ngày 27 tháng 12 năm 2014, Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Xét đề nghị tại đơn xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh ngày …… tháng ….. năm …. của ………………..(3),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Cho phép……………………………………………………………(3)

Trụ sở giao dịch……………..……, điện thoại……………, Fax…………;

Địa điểm sản xuất:……………………………………..……………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số ……….….. do ……………………..……………. cấp ngày…….tháng……năm……....

Được phép sản xuất rượu thủ công các loại nhằm mục đích kinh doanh:…………… (4)

Quy mô sản xuất:…………………….………… (5)

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

………………..(3) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan.

Điều 3. Thời hạn thực hiện

Giấy phép này có giá trị đến ngày…. tháng…. năm……/.

 

Nơi nhận:
- ………..(3);
- ………..(6);
- Lưu: VT,…....(8).

(Chức danh, Họ và Tên người ký,
        chữ ký và có đóng dấu)

Chú thích:

(1): Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3): Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.

(4): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(5): Ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm (lít/năm). Đối với làng nghề, ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm của làng nghề (lít/năm).

(6): Tên các tổ chức liên quan.

(7): Ký hiệu viết tắt của Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(8): Bộ phận cấp phép.

 

2. Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

* Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép, 01 bộ nộp tại Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố (sau đây gọi là Phòng Kinh tế hạ tầng). 

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Phòng Kinh tế hạ tầng tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế hạ tầng có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Đến thời hạn, tổ chức, cá nhân đến Phòng Kinh tế hạ tầng nhận Giấy phép.

* Cách thức thực hiện:

Tổ chức, cá nhân có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm:

+  Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung;

+  Bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;

+  Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Kinh tế hạ tầng.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ…) theo Phụ lục 15 Thông tư số 60/2014/TT-BCT .

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy phép đã được cấp.

* Phí, lệ phí: Theo Thông tư số 196/2014/TT-BTC quy định:

+ Phí thẩm định: 1.100.000 đồng/cơ sở/lần

+ Lệ phí: 200.000 đồng/giấy/lần

* Yêu cầu điều kiện:

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

+ Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

+ Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

+ Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

* Ghi chú: Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả đính kèm

 

PHỤ LỤC 11

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

............., ngày...... tháng....... năm............

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP  SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Kính gửi: Phòng … UBND Quận (Huyện)… Tỉnh (Thành phố)…(1)

.......................................................................................................…(2)

Trụ sở giao dịch:..........................Điện thoại:......................... Fax:……………...

Địa điểm sản xuất..................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số........... do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................

Đã được cấp lại (hoặc sửa đổi, bổ sung) Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).

Đơn vị sản xuất đề nghị ......................(1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, với lý do cụ thể như sau .....(5)

Thông tin cũ:...................

Thông tin mới:.................

Đề nghị Phòng ………(1) xem xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu thủ công các loại:…………………………………………(3)

Quy mô sản xuất..............................................................................(4)

Xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ và Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của Đơn vị, chủ thể sản xuất
(ký tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1):Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(2): Tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(4): Ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm (lít/năm). Đối với làng nghề, ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm của làng nghề (lít/năm).

(5): Lý do phải cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

 

PHỤ LỤC 15

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT)






UBND TỈNH, THÀNH PHỐ…
UBND QUẬN, HUYỆN…
PHÒNG………………..(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:        /GP-P…(10)

……, ngày ……  tháng  …. năm ….

 

GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH

(Cấp sửa đổi bổ sung lần thứ…)

TRƯỞNG PHÒNG………..(1)

Căn cứ…………………………………………………………………… (2);

Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Căn cứ Thông tư số 60/2014/TT-BCT , ngày 27 tháng 12 năm 2014, Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Căn cứ giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng… năm….(7);

Xét đề nghị tại Đơn đề nghị cấp sửa đổi bổ sung giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh ngày …… tháng ….. năm …. của ………………..(3),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi (bổ sung)(8) Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh số…(7) như sau:

(4) ………….(5) ………………….(9)

Điều 2. Giấy phép này là một phần không thể tách rời của Giấy phép số…. do … cấp ngày …. tháng …. năm (7)

Điều 3. Trách nhiệm thực hiện

………………..(3) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan.

Điều 4. Thời hạn của Giấy phép

Giấy phép này có giá trị đến ngày…. tháng….. năm……/.

 

 

Nơi nhận:
- ………..(3);
- ………..(6);
- Lưu: VT,…....(11).

(Chức danh, Họ và Tên người ký,
        chữ ký và có đóng dấu)

Chú thích:

(1): Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3): Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.

(4): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(5): Ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm (lít/năm). Đối với làng nghề, ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm của làng nghề (lít/năm).

(6): Tên các tổ chức liên quan.

(7): Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp của Giấy phép cũ.

(8): Nếu là cấp sửa đổi thì ghi “sửa đổi”. Nếu trường hợp cấp bổ sung thì ghi “bổ sung”.

(9): Nội dung sửa đổi, bổ sung khác.

(10): Ký hiệu viết tắt của Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(11): Bộ phận cấp phép.

 

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

* Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh lập 02 bộ hồ sơ, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép, 01 bộ nộp tại Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố (sau đây gọi là Phòng Kinh tế hạ tầng). 

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Phòng Kinh tế hạ tầng tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủcông nhằm mục đích kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế hạ tầng có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Đến thời hạn, tổ chức, cá nhân đến Phòng Kinh tế hạ tầng nhận Giấy phép.

* Cách thức thực hiện:

Tổ chức, cá nhân có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Thành phần hồ sơ:

Trường hợp cấp lại Giấy phép do hết thời hạn hiệu lực: Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại đối với quy định tại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Trường hợp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy: Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại;

+ Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Kinh tế hạ tầng.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Cấp lại lần thứ…) theo Phụ lục 14 Thông tư số 60/2014/TT-BCT .

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, hết thời hạn hiệu lực; Giấy phép bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy.

* Phí, lệ phí: Theo Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014 của Bộ Tài chính quy định:

+ Phí thẩm định: 1.100.000 đồng/cơ sở/lần.

+ Lệ phí: 200.000 đồng/giấy/lần.

* Yêu cầu điều kiện:

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

+ Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với trường hợp Giấy phép hết hạn: Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

+ Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

+ Thông tư số 196/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện hoạt động, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá.

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014).

* Ghi chú: Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả đính kèm

 

PHỤ LỤC 12

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

............., ngày...... tháng....... năm............

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Kính gửi: Phòng … UBND Quận (Huyện)… Tỉnh (Thành phố)…(1)

.......................................................................................................…(2)

Trụ sở giao dịch:...............Điện thoại:......................... Fax:……………...

Địa điểm sản xuất.....................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số.................do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................

Đã được cấp lại (hoặc sửa đổi, bổ sung) Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh số..........ngày..... tháng.....năm.....do.... .......(1) cấp (nếu có).

Đơn vị sản xuất đề nghị ......................(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, với lý do cụ thể như sau .....(5)

Thông tin cũ:...................

Thông tin mới:.............

Đề nghị Phòng ………(1) xem xét cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công các loại:…………………………………………(3)

Quy mô sản xuất..............................................................................(4)

Xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ và Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.  Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của Đơn vị, chủ thể sản xuất
(ký tên, đóng dấu)

Chú thích:

(1) :Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép (Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương).

(2): Tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép.

(3): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(4): Ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm (lít/năm). Đối với làng nghề, ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm của làng nghề (lít/năm).

(5): Lý do phải cấp lại Giấy phép.

 

PHỤ LỤC 14

(Kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT)






UBND TỈNH, THÀNH PHỐ…
UBND QUẬN, HUYỆN…
PHÒNG………………..(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:        /GP-P…(7)

……, ngày ……  tháng  …. năm ….

 

GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH

(Cấp lại lần thứ…)

TRƯỞNG PHÒNG………..(1)

Căn cứ…………………………………………………………………… (2);

Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Căn cứ Thông tư số 60/2014/TT-BCT , ngày 27 tháng 12 năm 2014, Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

Xét đề nghị tại Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh ngày …… tháng ….. năm …. của ………………..(3),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Cho phép……………………………………………………………(3)

Trụ sở giao dịch………………..……, điện thoại……………, Fax…………;

Địa điểm sản xuất:……………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số ……….….. do ……………………..……………. cấp ngày…….tháng……năm……....

Được phép sản xuất rượu thủ công các loại nhằm mục đích kinh doanh:…………… (4)

Quy mô sản xuất:…………………….………… (5)

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

………………..(3) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và những quy định của pháp luật liên quan.

Điều 3. Thời hạn của Giấy phép

Giấy phép này có giá trị đến ngày…. tháng…. năm……/.

 

 

Nơi nhận:
- ………..(3);
- ………..(6);
- Lưu: VT,…....(8).

(Chức danh, Họ và Tên người ký,
        chữ ký và có đóng dấu)

Chú thích:

(1): Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(2): Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3): Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.

(4): Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…

(5): Ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm (lít/năm). Đối với làng nghề, ghi sản lượng rượu dự kiến sản xuất/năm của làng nghề (lít/năm).

(6): Tên các tổ chức liên quan.

(7): Ký hiệu viết tắt của Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Công Thương.

(8): Bộ phận cấp phép.

 

4. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện

* Trình tự thực hiện

Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố) tiếp nhận Hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện từ các cơ sở công nghiệp nông thôn;

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, chấm điểm bình chọn các sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện tại Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố (sau đây gọi là Phòng Kinh tế hạ tầng).

* Cách thức thực hiện:

Tổ chức, cá nhân có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế hạ tầng.

* Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện bao gồm:

- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (Phục lục số 01); kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công nghiệp nông thôn;

- Bản thuyết minh về sản phẩm đăng ký bình chọn (Phụ lục số 02);

- 03 ảnh màu của sản phẩm, cỡ tối thiểu (10x15)cm được chụp tại 3 góc độ khác nhau (chính diện, mặt bên, từ trên xuống);

- Bản sao hợp lệ các tài liệu liên quan đến sản phẩm (nếu có) như: Chứng chỉ, chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; giấy khen, bằng khen cho sản phẩm và các giấy tờ liên quan khác.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế hạ tầng

* Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện theo Mẫu số 1 - Phụ lục số 6 Thông tư số 26/2014/TT-BCT .

* Đối tượng thực hiện TTHC: Các cơ sở công nghiệp nông thôn.

* Phí, lệ phí: Không có

* Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Đáp ứng các quy định tại Điều 4 và Điều 7 của Thông tư số 26/2014/TT-BCT , cụ thể:

- Sản phẩm tham gia bình chọn là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm);

- Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn;

- Sản phẩm tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;

- Sản phẩm tham gia bình chọn phải có khả năng sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường;

- Việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau:

+ Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất;

+ Tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường;

+ Tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ;

+ Tiêu chí khác.

* Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

- Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

- Thông tư số liên tịch 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn về trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

- Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các quy định cụ thể khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, Phục lục số 01 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014;

- Bản thuyết minh về sản phẩm đăng ký bình chọn, Phụ lục số 02 Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014.

* Ghi chú: Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả đính kèm.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT)


(Tên Cơ sở CNNT)
………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

…………, ngày…… tháng…… năm …

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU

Kính gửi:…………………. …………………………

Tên cơ sở công nghiệp nông thôn:…………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………

Điện thoại:………….....…; Fax:……………………Email:………….........……….

Người đại diện:………..…........;  Chức vụ: .....………………….....………….……

Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………Ngày cấp;....……………………….. 

Ngành nghề kinh doanh (tóm tắt ngành nghề chính có liên quan): ………………..…..

Địa điểm sản xuất: ……………………………………………………..……………

Vốn đăng ký kinh doanh (nếu có):………………………………………...………….

Tổng tài sản theo bảng cân đổi kế toán thời gian gần nhất (đối với doanh nghiệp):..........

Tổng số lao động bình quân/năm: ……………………………………………..........

Tình hình chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước:...............

Sau khi tìm hiểu về Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, chúng tôi tự nguyện đăng ký sản phẩm tham gia bình chọn như sau:

Tên sản phẩm tham gia bình chọn: …………………………….…………………….

Mô tả tóm tắt về  sản phẩm: ………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của sản phẩm nêu trên; sản phẩm tham gia bình chọn không vi phạm bản quyền về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp; thực hiện đầy đủ quy định của Hội đồng bình chọn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin được cung cấp trong hồ hơ đăng ký tham gia bình chọn./.

 

 

Đại diện
Cơ sở công nghiệp nông thôn
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT)


(Tên Cơ sở CNNT)
………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

…………, ngày…… tháng…… năm …

 

THUYẾT MINH SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ BÌNH CHỌN SẢN PHẨM  CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU

Tên sản phẩm: ………………………………………………………..........................

Tên cơ sở công nghiệp nông thôn:...............................................................................

Đại diện cơ sở công nghiệp nông thôn:.......................................; Chức vụ:................

Địa chỉ:..........................................................................................................................

Điện thoại:.............................................................; Email:...........................................

I. THÔNG TIN CHUNG

Kích cỡ (dài, rộng, cao): ……………………………………………………………

Trọng lượng sản phẩm (kg): …………………………………………………………

Ký hiệu sản phẩm (nếu có): ………………………………………………...………

Tính năng, công dụng chính của sản phẩm: …………....................................…….

II. NỘI DUNG CHÍNH

Tùy vào từng loại sản phẩm, thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở công nghiệp nông thôn, nêu tóm tắt một số nội dung sau:…………………………………………

1. Quy mô sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu thụ

1.1. Về sản xuất, kinh doanh

- Quy mô sản xuất (Sp/năm) (năm trước và dự kiến năm hiện tại):………………….

- Doanh thu của sản phẩm (năm trước và dự kiến năm hiện tại):…………………….

- Số lượng và doanh thu xuất khẩu năm trước và dự kiến năm hiện tại (nếu có):……

- Nộp ngân sách nhà nước (năm trước và dự kiến năm hiện tại):…………………….

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm:………………………………….

- Nguyên vật liệu chính sử dụng sản xuất sản phẩm:…………………………………

- Đánh giá trình độ công nghệ, thiết bị đang sản xuất sản phẩm. Khả năng áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại vào sản xuất sản phẩm:………………………………….

- Chất lượng, mẫu mã sản phẩm:……………………………………………………..

- Hệ thống quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP, ....) đang áp dụng (nếu có). Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

- Khả năng sản xuất hàng loại, với số lượng lớn:…………………………………….

- Khả năng nhân rộng sản xuất và thúc đẩy phát triển các ngành khác:……………...

- Khả năng tham gia chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:…………………………………

1.2. Về thị trường

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm (thị trường trong và ngoài nước) và đánh giá tiềm năng, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường:…………………………………………...

- Đánh giá khả năng thay thế, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu (nếu có):……….

2. Lao động, bảo vệ môi trường

2.1. Về lao động

- Tổng số lao động đang sử dụng:…………………………………………………….

- Chất lượng lao động đang sử dụng:…………………………………………………

- Thu nhập bình quân:..………..…VNĐ/người/tháng

2.2. Về môi trường

Nêu tóm tắt tác động môi trường và việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất sản phẩm:……………………………………………………...

3. Tính văn hóa, tính thẩm mỹ của sản phẩm

- Đánh giá mức độ thể hiện tính đặc thù văn hóa dân tộc:……………………………

- Tính kế thừa, hoàn thiện và phát huy các giá trị văn hóa của sản phẩm:…………...

- Sản phẩm có thiết kế mới, độc đáo; hình thức, mẫu mã, bao bì đẹp:……………….

4. Một số nội dung khác

- Các chứng nhận về chất lượng sản phẩm đã được công nhận:……………………..

- Các giải thưởng, bằng khen,... đã đạt được:………………………………………...

- Nêu tình hình thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước:…………………….

- Tham gia các hoạt động công ích xã hội:…………………………………………..

- Đánh giá các tác động xã hội khác (nếu có):……………………………………….

III. TỰ NHẬN XÉT

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

 

 

Đại diện
Cơ sở công nghiệp nông thôn
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 6

Mẫu số 1: Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện
(Ban hành kèm theo Thông tư 26 /2014/TT-BCT)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3770/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 về công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quản lý Công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.232

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.85.102
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!