BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
3632/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ CÔNG TÁC TRONG NGÀNH Y
TẾ PHẢI THỰC HIỆN ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ Quy
định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công
tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Danh mục các vị trí công tác trong ngành y tế
phải thực hiện định kỳ chuyển đổi theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27
tháng 10 năm 2007 của Chính phủ, gồm có:
1. Thẩm định, cấp,
thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy đăng ký, giấy chứng nhận, chứng chỉ:
a) Giấy phép:
- Giấy phép xuất, nhập khẩu thuốc,
vắc xin, sinh phẩm y tế và nguyên liệu dùng làm thuốc;
- Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu,
bao bì, phụ liệu để sản xuất vắc-xin, sinh phẩm y tế;
- Giấy phép hoạt động của Công ty
nước ngoài về thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế và nguyên liệu làm thuốc tại Việt
Nam;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản
xuất thuốc (GMP), thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản
thuốc (GSP), thực hành tốt nhà thuốc (GPP), thực hành tốt phân phối thuốc
(GDP);
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc, các doanh nghiệp làm dịch
vụ bảo quản thuốc, làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;
- Đăng ký thuốc, vắc-xin, sinh phẩm
y tế và nguyên liệu làm thuốc;
- Đăng ký lưu hành sản phẩm, chứng
nhận y tế (Health Certificate), chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free
Sale), chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận
công bố tiêu chuẩn cơ sở, chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm; giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc
thẩm quyền được phân cấp của Bộ Y tế; giấy chứng nhận điều kiện lưu hành xét
nghiệm nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ
sơ nhập khẩu, hồ sơ đăng ký sản xuất, hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hồ sơ
đăng ký thông tin quảng cáo trang thiết bị y tế;
- Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị
y tế; giấy đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế sản xuất trong nước;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành
nghề khám, chữa bệnh và dịch vụ y tế;
- Giấy phép cho người nước ngoài
làm công việc chuyên môn tại các cơ sở y tế ở Việt Nam;
- Giấy phép hoạt động của ngân hàng
mô;
- Giấy phép cơ sở y tế lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người;
- Giấy phép bệnh viện được khám sức
khỏe cho người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ cho người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng
ký quảng cáo về khám, chữa bệnh, giải phẫu thẩm mỹ, phục hồi chức năng;
- Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành;
thẩm định nội dung chuyên môn, đăng ký quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn
trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
- Thẩm định quy trình sản xuất và
tác dụng dược lý của dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu để Bộ Y tế có
cơ sở cấp số đăng ký cho sản xuất hoặc xuất nhập khẩu;
b) Chứng chỉ:
- Chứng chỉ hành nghề dược;
- Chứng chỉ hành nghề cho cá nhân
đăng ký hình thức khám, chữa bệnh và dịch vụ y tế;
- Giấy biên nhận và giải quyết hồ
sơ đăng ký nội dung, hình thức thông tin, quảng cáo thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y
tế.
- Xét duyệt việc thử nghiệm lâm
sàng thuốc và thiết bị y tế ứng dụng lần đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực y tế;
chỉ đạo, tổ chức thẩm định, xét duyệt, hướng dẫn thực hiện, đánh giá và nghiệm
thu các nghiên cứu thử nghiệm y sinh học trên con người; tham gia quản lý các đề
tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ về y tế;
- Quản lý, cấp phát các loại văn bằng,
chứng chỉ đào tạo chuyên môn y tế;
- Các loại giấy phép khác thuộc thẩm
quyền Bộ Y tế quy định.
2. Quản lý tài
chính, ngân sách, tài sản về y tế:
- Công tác xét duyệt và thông báo
quyết toán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Tổng hợp quyết toán
thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ theo quy định;
- Kiểm tra, giám sát công tác quản
lý tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Duyệt quyết toán và tổng hợp báo
cáo tình hình viện trợ nước ngoài cho y tế, tình hình thực hiện các chương
trình, dự án viện trợ Y tế;
- Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu, các chế độ định
mức, đơn giá, chính sách giá thuộc thẩm quyền quản lý;
3. Quản lý điều
hành công tác kế hoạch và đầu tư về y tế
- Thẩm định quy hoạch phát triển tổng
thể các đơn vị sự nghiệp trực thuộc làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư, quyết toán
dự án đầu tư;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm
bằng các nguồn vốn; điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư cho các đơn vị trực thuộc;
- Thẩm định và trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt các chương trình, dự án viện trợ (ODA, NGO) và các khoản viện
trợ khác cho các đơn vị trực thuộc;
- Thẩm định danh mục, cấu hình,
tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị y tế các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước. Thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu
mua sắm trang thiết bị y tế bằng nguồn vốn đầu tư phát triển theo các quy định
của pháp luật;
- Thẩm tra, thẩm định các quyết định
chuẩn bị đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công
trình theo thẩm quyền quản lý;
- Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu cho các gói thầu
xây dựng, cải tạo các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
- Điều phối và tổ chức triển khai
các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
4. Kiểm tra, thanh
tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các chính sách, quy định, quy
trình, quy chế chuyên môn về y tế
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về quản lý thuốc, mỹ phẩm; phòng, chống sản xuất,
lưu hành thuốc, mỹ phẩm giả, thuốc, mỹ phẩm kém chất lượng, thuốc, mỹ phẩm nhập
lậu; phòng chống lạm dụng, thất thoát thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần,
tiền chất dùng làm thuốc trong ngành y tế trên phạm vi cả nước; xử lý theo thẩm
quyền các vi phạm pháp luật về dược, mỹ phẩm;
- Thanh tra chuyên ngành về chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử phạt hành
chính của các tổ chức và cá nhân liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phạm vi thẩm quyền được giao;
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành và đánh giá chất lượng công tác đào tạo cán bộ y tế; thẩm định
tiêu chuẩn và điều kiện thành lập các cơ sở đào tạo về y tế nói chung và y dược
cổ truyền nói riêng;
- Kiểm tra và đánh giá hoạt động
chuyên môn của các cơ sở y dược cổ truyền kể cả cơ sở công lập và ngoài công lập;
thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật
về lĩnh vực y dược cổ truyền;
- Kiểm tra, thanh tra các tổ chức,
cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giải
quyết các khiếu nại, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế;
5. Thư ký các Hội
đồng: giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và các Hội
đồng thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền
của các cơ quan y tế.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm triển khai thực hiện:
Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP
của Chính phủ và các quy định của các Bộ, ngành về vị trí phải định kỳ chuyển đổi,
danh mục các vị trí công tác được ban hành theo Quyết định này Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra, thanh tra việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,
viên chức theo thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
2. Trách nhiệm báo cáo:
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong
ngành y tế có trách nhiệm báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện định kỳ
chuyển đổi hàng năm trước ngày 15 tháng 11 cho cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng
hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Điều 3.
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự
nghiệp nhà nước trong ngành y tế, cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về PCTN;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đảng ủy cơ quan Bộ;
- Đảng ủy khối các cơ quan TW;
- Công đoàn ngành y tế;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu
|