BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1715/QĐ-BKHĐT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số
179/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc
của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số
116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ kết luận của
Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp ngày 05 tháng 11 năm 2011;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Nguyên tắc phân công, mối quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành
viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách
nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước
đối với các lĩnh vực công tác của Bộ được Chính phủ giao trên phạm vi cả nước
và toàn bộ hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ, trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm
trong tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
2. Bộ trưởng phân
công các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, giải quyết thường xuyên
các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong từng lĩnh vực công
tác của Bộ, ngoại trừ những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Trong phạm
vi lĩnh vực công việc được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ
trưởng để chủ động giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng
và trước pháp luật về các quyết định của mình.
3. Trong quá trình giải
quyết công việc được phân công, Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng nếu
có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề
do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng hoặc các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,
Nhà nước trực tiếp chỉ đạo.
4. Trong khi thực hiện
nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì
các Thứ trưởng chủ động, trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp
giữa các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực do Bộ trưởng
trực tiếp chỉ đạo thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo
Bộ trưởng xem xét, quyết định.
5. Bộ trưởng phân
công 01 (một) Thứ trưởng làm nhiệm vụ thường trực để giúp Bộ trưởng điều hành
các hoạt động chung của cơ quan Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ
và theo yêu cầu chỉ đạo của Bộ trưởng. Thứ trưởng thường trực ngoài việc thực
hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo lĩnh vực công tác được phân công, còn thay
mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết công việc do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách
khi Bộ trưởng vắng mặt hoặc được Bộ trưởng ủy quyền. Trường hợp Bộ trưởng và Thứ
trưởng thường trực cùng vắng mặt, Bộ trưởng ủy quyền cho 01 (một) Thứ trưởng
khác giải quyết các công việc của Bộ.
6. Trường hợp Thứ trưởng
được phân công phụ trách các lĩnh vực công tác cụ thể vắng mặt, Bộ trưởng phân
công 01 (một) Thứ trưởng khác giải quyết các công việc hoặc dự các cuộc họp có
liên quan.
7. Trong quá trình chỉ
đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Bộ trưởng và các Thứ trưởng
không giải quyết những công việc đã phân cấp hoặc thuộc thẩm quyền của cấp dưới.
8. Hàng tuần hoặc khi
cần thiết Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì các cuộc họp giao ban, hội ý lãnh
đạo Bộ, để phối hợp xử lý công việc. Nội dung các cuộc họp giao ban, hội ý lãnh
đạo Bộ do Bộ trưởng quyết định hoặc do các Thứ trưởng đề nghị Bộ trưởng xem
xét, quyết định.
9. Tùy theo thực tế
yêu cầu nhiệm vụ, việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng (được
quy định tại Điều 3 của Quyết định này) sẽ được Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh để
đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.
Điều
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi công tác được Bộ trưởng
phân công
Thứ trưởng có trách
nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của
Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Trong phạm vi công việc được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và
quyền hạn:
1. Chỉ đạo các đơn vị
được phân công phụ trách nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
cơ chế chính sách, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chương trình, đề án,
dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban
hành, phê duyệt hoặc Bộ trưởng ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ
chức thực hiện các văn bản đó sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn,
đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có
liên quan thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ công
tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách; kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc; đề nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết
định theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù
hợp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền quyết định
của Bộ trưởng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên theo
dõi và xử lý các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ trưởng; ký
thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi các
lĩnh vực, công việc được Bộ trưởng phân công. Thứ trưởng không giải quyết các
công việc mà Bộ trưởng không phân công hoặc ủy quyền.
4. Theo dõi công tác
tổ chức và cán bộ, chỉ đạo việc xử lý những vấn đề nội bộ thuộc thẩm quyền của
Bộ trưởng đối với các đơn vị được Bộ trưởng phân công phụ trách.
5. Chủ động xin ý kiến
Bộ trưởng để xử lý những vấn đề về cơ chế, chính sách chưa được pháp luật quy định
hoặc những vấn đề quan trọng, vượt quá thẩm quyền giải quyết; chủ động trong
quan hệ với các cơ quan tổ chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách. Đề
xuất với Bộ trưởng các chủ trương, chính sách, giải pháp tăng cường hiệu lực,
hiệu quả quản lý của Bộ đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách và những
vấn đề khác thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ.
Điều
3. Phân công công tác cụ thể của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Bùi
Quang Vinh:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý và điều hành toàn diện các mặt công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; những
công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong
Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan; làm đầu mối trong quan hệ công tác với Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội; ký các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Trực tiếp chỉ đạo
các lĩnh vực công tác về: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội; tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và
hàng năm; thống kê; cơ chế chính sách quản lý kinh tế; tổng hợp kế hoạch; kế hoạch
động viên; công tác quốc phòng, an ninh; tổ chức cán bộ; công tác cải cách hành
chính; thi đua, khen thưởng; thanh tra kế hoạch, đầu tư.
c) Làm Trưởng Ban Chỉ
đạo Phòng chống tham nhũng của Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Bộ;
Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ; Làm Chủ tịch một số phân ban hợp
tác liên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ phân công.
d) Phụ trách và chỉ đạo
hoạt động của các đơn vị: Tổng cục Thống kê; Viện Chiến lược phát triển; Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Quốc
phòng, an ninh; Vụ Tổ chức cán bộ (bao gồm cả Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ kinh tế
- kế hoạch); Vụ Thi đua - Khen thưởng và Thanh tra Bộ.
2. Thứ trưởng Cao Viết Sinh:
a) Làm nhiệm vụ thường trực, thay mặt
Bộ trưởng giải quyết các công việc nội bộ và công tác chuyên môn khi Bộ trưởng
vắng mặt hoặc được Bộ trưởng ủy quyền; ký các văn bản, quyết định về tổ chức và
cán bộ do Bộ trưởng ủy quyền.
b) Giúp Bộ trưởng theo dõi và chỉ đạo
các lĩnh vực công tác: tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm,
hàng năm; tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch Quý, Tháng; quản lý đấu thầu;
viện trợ phát triển chính thức (ODA); tổng hợp chung về kinh tế đối ngoại; tổng
hợp chung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng
lãnh thổ; nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp, phát triển nông thôn;
tài chính, tiền tệ, giá cả; công tác báo chí của Bộ; công tác quản trị văn
phòng cơ quan Bộ và thực hiện một số công tác khác do Bộ trưởng phân công.
c) Làm Phó Chủ tịch Phân ban hợp
tác Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia; Trưởng ban một số Ban tư vấn của cơ
quan Bộ; giúp Bộ trưởng trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội.
d) Phụ trách theo dõi vùng Bắc
Trung bộ, Duyên hải miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
đ) Tham gia Ban Chỉ đạo phòng chống
lụt bão Trung ương, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Hội
đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Ủy ban liên ngành do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong lĩnh vực phụ trách hoặc được Bộ
trưởng phân công.
e) Phụ trách và chỉ đạo hoạt động của
các đơn vị: Cục Quản lý đấu thầu; Vụ Kinh tế đối ngoại; Vụ Kinh tế địa phương
và lãnh thổ; Vụ Kinh tế nông nghiệp; Vụ Tài chính, tiền tệ; Văn phòng Bộ; Báo Đầu
tư; Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
3. Thứ trưởng Đặng Huy Đông:
a) Giúp Bộ trưởng theo dõi và chỉ đạo
các lĩnh vực công tác: thông tin, dự báo kinh tế - xã hội; sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đăng ký kinh doanh;
lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; công tác ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan Bộ và thực hiện một số công tác khác do Bộ trưởng phân
công.
b) Phụ trách theo dõi vùng Đồng bằng
sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; vùng Đông Nam bộ, vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng Sông Cửu Long (bao gồm vùng kinh tế trọng
điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long).
c) Tham gia Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ
và các Ủy ban liên ngành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
trong lĩnh vực phụ trách hoặc được Bộ trưởng phân công.
d) Phụ trách và chỉ đạo hoạt động
các đơn vị: Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia; Cục Phát
triển doanh nghiệp; Cục Quản lý đăng ký kinh doanh; Vụ Hợp tác xã; Trung tâm
Tin học.
4. Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương:
a) Giúp Bộ trưởng trực tiếp theo
dõi và chỉ đạo các lĩnh vực công tác: đầu tư nước ngoài (FDI); khoa học công
nghệ; giáo dục đào tạo; tài nguyên môi trường; phát triển bền vững; y tế chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các hoạt động liên quan đến thanh niên, phụ nữ, kế
hoạch hóa gia đình; lao động, văn hóa, văn nghệ, thể thao, báo chí; công tác
pháp chế, xuất nhập khẩu, thị trường thương mại trong nước; du lịch, dịch vụ và
thực hiện một số công tác khác do Bộ trưởng phân công.
b) Làm Chủ tịch Hội đồng khoa học của
Bộ và phụ trách công tác nghiên cứu khoa học trong cơ quan Bộ; Trưởng ban Ban
vì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan Bộ.
c) Phụ trách theo dõi vùng Tây
Nguyên.
d) Tham gia Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
Hội đồng tài nguyên nước và các Ủy ban liên ngành do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập trong lĩnh vực phụ trách hoặc được Bộ trưởng phân
công.
đ) Phụ trách và chỉ đạo hoạt động của
các đơn vị: Cục Đầu tư nước ngoài; Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường;
Vụ Lao động, văn hóa, xã hội; Vụ Pháp chế; Vụ Kinh tế dịch vụ; Học viện Chính
sách và Phát triển; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng.
5. Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung:
a) Giúp Bộ trưởng theo dõi và chỉ đạo
các lĩnh vực công tác: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; kinh tế công
nghiệp; cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng; quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thẩm định các dự án đầu tư, công tác giám
sát đầu tư và thực hiện một số công tác khác do Bộ trưởng phân công.
b) Phụ trách theo dõi vùng trung du
và miền núi phía Bắc.
c) Tham gia Ban Chỉ đạo Tây Bắc và
các Ủy ban liên ngành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
trong lĩnh vực phụ trách hoặc được Bộ trưởng phân công.
d) Phụ trách và chỉ đạo hoạt động của
các đơn vị: Vụ Quản lý các khu kinh tế (bao gồm cả Tạp chí Khu công nghiệp Việt
Nam); Vụ Kinh tế công nghiệp; Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị; Vụ Quản lý quy hoạch;
Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư.
Điều 4. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này
đều bị bãi bỏ.
Bộ trưởng, các Thứ trưởng và Thủ
trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (Vụ I);
- Ban Tổ chức Trung ương Đảng (Vụ IV);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban quản lý các KCN, KKT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Đảng ủy, Công đoàn cơ quan;
- Lưu: VT, Vụ TCCB (02 bản).
|
BỘ
TRƯỞNG
Bùi Quang Vinh
|