ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1558/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày 22 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-2020 TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 1538/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
Công văn số 55/VPĐP ngày 18/7/2013 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1047/TTr-SNV ngày
26/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động
của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020 tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở,
ngành và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Thành viên Ban Chỉ đạo
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã và các cá nhân, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này, kể từ ngày ký.
(Quyết định này thay thế Quyết định
số 1805/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh)./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- Như Điều 2;
- LĐVP, Phòng NC-NgV, KTN;
- Lưu: VT(T-QD153).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1558/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước được thành lập theo Quyết định của chủ tịch
UBND tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) nhằm giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh
lãnh đạo thực hiện có hiệu quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước đến năm
2020.
Điều 2.
1. Ban
Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bàn bạc, thảo luận và triển khai thực
hiện các nội dung quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Từng thành viên Ban Chỉ đạo
chịu trách nhiệm về tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được
phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện.
3. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo
có Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Văn
phòng điều phối) do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
1. Xây dựng Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai
đoạn 2010-2020 báo cáo UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy.
2. Quán triệt, phổ biến nội dung
kế hoạch, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước
đến năm 2020.
3. Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm về thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc,
hướng dẫn việc thực hiện các nội dung kế hoạch, Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bình
Phước đến năm 2020.
5. Xây dựng các giải pháp, cơ
chế chính sách để thực hiện có hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá
việc thực hiện các mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo nhân rộng
giai đoạn tiếp theo.
7. Thẩm định,
đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của cấp huyện, trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, quyết định công nhận; tham mưu UBND tỉnh trình Ban Chỉ đạo nông
thôn mới Trung ương xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn
nông thôn mới.
Điều 4. Nhiệm vụ của Văn phòng điều phối.
Văn phòng điều phối có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí đảm bảo
cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Tổng hợp kế hoạch
các huyện, thị xã để tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
hàng năm, 5 năm của toàn tỉnh.
- Làm nhiệm vụ thường trực giúp việc
Ban Chỉ đạo; tổng hợp kịp thời các
báo cáo kết quả tiến độ triển khai thực hiện Chương trình của huyện, thị xã;
các sở, ban, ngành và đoàn thể; đề xuất với Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc
định kỳ và đột xuất thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chỉ đạo giữa hai kỳ
họp nhằm xử lý các tồn tại, vướng mắc kịp thời, chuẩn bị các nội dung báo cáo
liên quan đến xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu của cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm xử lý các tồn tại, vướng mắc kịp thời.
- Chuẩn bị đầy đủ văn bản báo cáo tại
các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo.
- Hướng dẫn các địa phương thành lập
Ban Chỉ đạo huyện, thị xã và Ban Quản lý đề án xây dựng nông thôn mới xã; hướng
dẫn xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban Quản lý đề án.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
Ban Chỉ đạo giao.
Điều 5. Các thành viên Ban Chỉ đạo được sử dụng bộ máy
cơ quan để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công như sau.
1. Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng
Ban Chỉ đạo (sau đây gọi là Trưởng ban).
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn
diện trước Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh về hoạt động của
Ban Chỉ đạo.
- Chủ trì các cuộc họp, chỉ đạo và điều
hành hoạt động của Ban Chỉ đạo nhằm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
2. Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh - Phó trưởng Ban Thường trực:
- Giúp trưởng Ban Chỉ đạo điều hành
công việc của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy
quyền.
- Chỉ đạo trực tiếp Văn phòng điều phối
thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo trên địa bàn
tỉnh.
3. Phó Chủ tịch UBND tỉnh -
Phó trưởng Ban.
Giúp trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các lĩnh vực phụ trách.
4. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Phó trưởng Ban.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung kế hoạch, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
tỉnh, đề án, dự án,... về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
ngành phụ trách; chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực
hiện đảm bảo các tiêu chí số 3, 13 và mục 17.1 thuộc tiêu
chí 17 của Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Đồng Phú.
5. Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư - ủy viên thường trực:
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch
về nhu cầu vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn sự nghiệp hàng năm để tham
mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác lập quy
hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, thực
hiện huy động, lồng ghép các chương trình, dự án,... kết hợp kêu gọi, thu hút các nguồn lực và đề xuất kế hoạch phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện của
kế hoạch.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện đảm bảo mục 1.2 thuộc tiêu chí số 1 của bộ tiêu chí
nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu,
đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Hớn Quản.
6. Lãnh đạo Sở Tài chính - Ủy viên thường trực:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu Ban Chỉ đạo bố trí đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác chỉ đạo, thực
hiện các nội dung của quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Chỉ đạo việc cấp phát kinh phí thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới theo tiến độ và kế
hoạch vốn được bố trí; chỉ đạo quản lý chặt chẽ hướng dẫn quản lý vốn, thanh
toán, quyết toán nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới
theo quy định.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị xã Bình Long.
7. Lãnh đạo Sở Xây dựng - Ủy
viên thường trực:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới của cấp xã.
- Chỉ đạo kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nội dung kế hoạch, đề án, dự án,... về xây dựng
nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm bảo mục 13 thuộc tiêu
chí số 1 và tiêu chí số 9 của bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm
thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,...
thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.
- Trực tiếp kiểm
tra, giám sát việc chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị xã Phước Long.
8. Lãnh đạo Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch,
đề án, dự án,... về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ
đạo đảm bảo các tiêu chí số 10, 11, 12 và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đảm
bảo mục 14.3 thuộc tiêu chí 14 của bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
9. Lãnh đạo Sở Công Thương - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về xây dựng nông thôn mới
thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm bảo các tiêu chí số 4 và số 7 và phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tiêu chí 13 (về tổ hợp
tác và hợp tác xã trong thương mại dịch vụ) của bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh
Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ
trách đảm bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Chơn Thành.
10. Lãnh đạo Sở Y tế - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về xây dựng nông thôn mới
thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm bảo tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí
nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực
ngành phụ trách đảm bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bù Gia Mập.
11. Lãnh đạo Sở Giáo dục và
Đào tạo - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về xây dựng nông thôn mới
thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm bảo tiêu chí số 5, 14 của bộ tiêu
chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị xã Đồng Xoài.
12. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về xây dựng nông thôn mới
thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm bảo tiêu chí số 6, 16 của bộ tiêu
chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
13. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và
Môi trường - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về
xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm bảo mục 1.1
thuộc bộ tiêu chí số 1; mục 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 thuộc bộ tiêu chí số 17 của
bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bù Đốp.
14. Lãnh đạo Sở Giao thông vận
tải - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,...
về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo
đảm bảo tiêu chí số 2 của bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước và phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tiêu
chí 13 (về tổ hợp tác và hợp tác xã trong lĩnh vực vận tải).
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Lộc Ninh.
15. Lãnh đạo Sở Thông tin và
Truyền thông - Ủy viên:
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về
xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách; chỉ đạo đảm
tiêu chí số 8 của bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn
mới.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bù Đăng.
16. Lãnh đạo Sở Nội vụ - Ủy
viên:
- Chỉ đạo kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,...
về xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực ngành phụ trách;
chỉ đạo đảm bảo mục 18.1 thuộc tiêu chí số 18 của bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp và
nhu cầu đầu tư phát triển về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành phụ trách đảm
bảo đáp ứng tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
17. Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh
- Ủy viên:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan hướng dẫn các huyện thực hiện các Chương trình,
dự án có liên quan do Ban Dân tộc quản lý lồng ghép thực hiện theo các tiêu chí
nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
18. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
tỉnh Bình Phước - Ủy viên:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các ngân
hàng hướng dẫn các huyện, ban quản lý đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã thực
hiện các giải pháp huy động vay vốn để thực hiện các chương trình, đề án, dự án
xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong việc tạo điều kiện
cho nhân dân vay vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
19. Lãnh đạo Công an tỉnh - Ủy
viên:
Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện phong
trào toàn dân “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” lồng ghép với phong trào “Xây dựng nông
thôn mới”; nghiên cứu, đề xuất việc ban hành nội quy, quy ước làng, xóm về
trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã
hội và các hủ tục lạc hậu. Chỉ đạo đảm bảo tiêu chí số 19
của Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Bình Phước.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
20. Lãnh đạo Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh - Ủy viên:
- Tham gia chỉ đạo, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về xây dựng
nông thôn mới thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông; phối hợp với các sở, ban,
ngành, đoàn thể liên quan thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong lĩnh vực phụ trách.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
21. Lãnh đạo Báo Bình Phước - Ủy
viên:
- Tham gia chỉ đạo, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án,... về
xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông; phối
hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện
công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong lĩnh vực
phụ trách.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
22. Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội (Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn):
Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội
các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện tuyên
truyền, phổ biến và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia
thực hiện các nội dung của chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng
ban phân công.
23. Ủy viên là Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã:
- Làm Trưởng Ban Chỉ đạo các huyện,
thị xã (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp huyện), trực tiếp điều hành Ban Chỉ đạo
cấp huyện thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp huyện.
- Tổ chức chỉ đạo, giám sát, kiểm tra
các Ban Quản lý đề án cấp xã về thực hiện đề án nông thôn mới các xã thuộc huyện.
- Huy động các nguồn lực từ ngân sách
huyện để thực hiện hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, kế hoạch được
duyệt.
Chương 3.
CHẾ ĐỘ HỘI HỌP,
THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 6. Chế độ hội họp.
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 3 tháng
1 lần; trường hợp cần thiết Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường.
2. Trưởng ban quyết định mời
thêm các đại biểu không thuộc Ban Chỉ đạo tỉnh tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ
đạo.
3. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo
phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 3
ngày làm việc. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy
đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
4. Kết luận
của Trưởng ban hoặc Phó Trưởng Ban Thường trực (khi được ủy quyền) được thông báo tới các thành viên Ban Chỉ đạo và UBND các huyện,
thị xã bằng Thông báo của Văn phòng UBND tỉnh.
Điều 7. Chế độ thông tin báo cáo.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách
nhiệm thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
được phân công định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và năm và những báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của Trưởng ban.
- Văn phòng điều phối chịu trách nhiệm
tập hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới trên toàn tỉnh theo định kỳ hàng
tháng, quý, 6 tháng, năm cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh,
Ban Chỉ đạo Trung ương và các Bộ, ngành liên quan.
Điều 8. Mối quan hệ công tác.
- Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của UBND tỉnh.
- Quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính
trị, xã hội là mối quan hệ phối hợp.
- Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã về việc
thực hiện nội dung về xây dựng nông thôn mới.
Điều 9. Quy định về sử dụng con dấu trong điều hành.
- Trưởng ban, các Phó Trưởng ban là
Chủ tịch UBND tỉnh khi ký, đóng dấu các văn bản của Ban Chỉ đạo thì sử dụng con
dấu của UBND tỉnh.
- Phó trưởng Ban là Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ủy viên sử dụng con
dấu của đơn vị mình khi ký, đóng dấu các văn bản do Ban Chỉ đạo phân công.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại Quy chế này.
Điều 11. Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo có trách nhiệm
theo dõi việc thực hiện Quy chế, tổng hợp các vấn đề phát sinh báo cáo Trưởng
ban xem xét, giải quyết.
Điều 15. Trong quá trình hoạt động, nếu có những nội
dung nào trong Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cần sửa đổi, bổ sung, các
thành viên Ban Chỉ đạo lập thời phản ánh cho Văn phòng điều phối để tổng hợp,
trình Ban Chỉ đạo thảo luận, thống nhất trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết
định./.