UBND
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 111/2002/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN
HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN TÔN GIÁO TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND
và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
21/6/1994;
Căn cứ Thông tư số
01/TTLB ngày 11/4/1994 của Liên Bộ: Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Ban Tôn
giáo của Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
và quy trình thành lập Ban Tôn giáo các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Ban Tổ chức
chính quyền và Ban Tôn giáo tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo
quyết định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối
quan hệ công tác của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực
kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan:
Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền, Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã và Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh căn cứ Quyết định thi
hành./.
QUY ĐỊNH
VỀ
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN
TÔN GIÁO TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 111/2002/QĐ-UB ngày 11/9/2002 của
UBND tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1: Chức năng của Ban Tôn
giáo:
Ban Tôn giáo tỉnh Bắc
Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động tôn giáo theo quy định của
pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn
của Ban Tôn giáo:
1- Chủ trì phối hợp với
các cơ quan có liên quan để thực hiện các chính sách tôn giáo tại địa phương;
là đầu mối quan hệ giữa UBND tỉnh với các tổ chức tôn giáo ở địa phương, kể cả
các hoạt động đối ngoại có liên quan đến tôn giáo.
2- Nắm tình hình của các
tổ chức tôn giáo và tình hình công tác tôn giáo ở địa phương; nghiên cứu và tổ
chức nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo; phối hợp với các ngành chức năng của
tỉnh đề xuất các chủ trương công tác, đồng thời giúp UBND tỉnh cụ thể hoá các
chủ trương công tác thành các quyết định phù hợp với chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác tôn giáo.
3- Hướng dẫn và kiểm tra
các tổ chức tôn giáo, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và công dân việc
chấp hành và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4- Chủ trì phối hợp với
các cơ quan chuyên môn khảo sát, nghiên cứu tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở địa
phương.
5- Phối hợp với Uỷ ban
MTTQ và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong tỉnh xây dựng phong
trào quần chúng và tổ chức quần chúng ở nơi có đông tín đồ tôn giáo, phối hợp với
các cơ quan hữu quan thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các chức sắc tôn
giáo.
6- Có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo trong tỉnh.
7- Quản lý tổ chức bộ
máy, tài sản, kinh phí hoạt động của cơ quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3: Tổ
chức Bộ máy của Ban Tôn giáo gồm:
Trưởng Ban và các Phó
Ban,
Văn phòng Ban,
Một số công chức và viên
chức nghiệp vụ chuyên môn.
Điều 4:
Chế độ làm việc:
Ban Tôn giáo tỉnh làm việc
theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng Ban chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ về toàn bộ hoạt động
của Ban.
Phó Trưởng Ban chịu trách
nhiệm trước Trưởng Ban về phần việc được phân công.
Biên chế của Ban Tôn giáo
do Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ.
Điều 5: Mối
quan hệ công tác:
1- Ban Tôn giáo tỉnh chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo và
hướng dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo của Chính phủ.
2- Quan hệ với các cơ
quan, ban, ngành của tỉnh: Ban Tôn giáo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban,
ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng trong việc chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3- Ban Tôn giáo phối hợp
với UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước; cùng UBND các huyện, thị xã thực hiện các quyết định
của UBND tỉnh về các hoạt động tôn giáo ở địa phương; thông tin tình hình tôn
giáo định kỳ và đột xuất; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã bố trí cán bộ làm
công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn.
Điều 6: Điều
khoản thi hành:
1- Trưởng Ban Tôn giáo có
trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh hướng dẫn, tổ chức thực
hiện những điều khoản trong bản Quy định này, xây dựng Quy chế làm việc của
Ban.
2- Thủ trưởng các cơ quan
trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện
quy định này về những vấn đề có liên quan.
3- Văn phòng UBND tỉnh,
Ban Tổ chức chính quyền, Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND tỉnh
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
4- Trong quá trình thực
hiện nếu có những vấn đề mới phát sinh, Trưởng Ban Tôn giáo và Trưởng Ban Tổ chức
chính quyền kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp./.