HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
143/2014/NQ-HĐND
|
Đắk Lắk, ngày 13
tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC; ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN ĐỐI VỚI CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010
của Chính
phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định
số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012
của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày
25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ
Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí
đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;
Xét Tờ trình số 156/TTr-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đào tạo
sau đại học; thu hút nguồn nhân lực; điều động, luân chuyển đối với cán bộ công
chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk; Báo cáo
thẩm tra số 73/BC-HĐND ngày 01/12/2014 của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chính sách hỗ trợ
đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức
của tỉnh Đắk Lắk như sau:
I. Chính sách hỗ trợ đào tạo sau
đại học:
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Cán bộ, công chức, viên chức có đủ các điều kiện
quy định tại Khoản 2 mục này thì được hưởng
chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học.
b) Không áp dụng quy định này đối với các trường hợp
sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo
trong nước, nước ngoài theo chương trình, đề án, dự án v.v..
- Cán bộ, công chức, viên chức không có quyết định
cử đi học của cấp có thẩm quyền hoặc có quyết định nhưng tự chi trả
các khoản học.
2. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học
tại các cơ sở đào tạo trong nước (theo
quy định tại Điều 20 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và Khoản 1, 2 Điều 36 Nghị định
số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ) để nâng
cao trình độ chuyên môn phục vụ cho vị
trí đang đảm nhận hoặc đã quy hoạch; khi học đại học phải là đại học chính quy
và chuyên ngành học sau đại học phải cùng chuyên ngành đã học đại học trước đó
và có tuổi đời không quá 40 tuổi.
b) Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị đề nghị cử đi học sau khi hoàn thành
chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo đối với
cán bộ, công chức và gấp 02 lần đối với viên chức.
c) Riêng đối với thạc sĩ phải có kết quả bảo vệ luận
văn đạt loại giỏi, xuất sắc.
3. Mức hỗ trợ kinh phí:
Cán bộ, công chức, viên chức khi được cấp có thẩm
quyền cử đi đào tạo sau đại học, ngoài các khoản được hưởng theo quy định chung
của Nhà nước, sau khi nhận bằng tốt nghiệp của đơn vị đào tạo sẽ được tỉnh hỗ trợ một khoản kinh phí theo mức lương cơ sở tại thời điểm hỗ trợ, cụ thể như sau:
a) Tiến sĩ: 80 lần;
b) Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Dược sĩ Chuyên khoa cấp
II: 60 lần;
c) Thạc sĩ: 40 lần;
d) Bác sĩ Nội trú: 40 lần;
đ) Bác sĩ Chuyên khoa cấp I, Dược sĩ Chuyên khoa cấp
I: 30 lần.
4. Trách nhiệm bồi thường:
a) Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của
pháp luật về đào tạo, vi phạm cam kết quy định tại chính sách này thì phải bồi
thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật và hoàn trả lại ngân sách
nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ của tỉnh;
b) Trong thời gian cán bộ, công chức, viên chức làm
việc theo cam kết, nếu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nào cho phép chuyển
công tác đối với những cán bộ, công chức,
viên chức được cử đi đào tạo thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu bồi thường
cho ngân sách tỉnh toàn bộ số kinh phí đã chi cho cán bộ, công chức, viên chức
(kinh phí đào tạo và hỗ trợ của tỉnh).
II. Chính sách điều động:
1. Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm
quyền quyết định điều động (chỉ áp dụng đối
với cán bộ, công chức và viên chức sang công chức, không áp dụng đối với viên chức sang viên chức) từ cơ
quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở
cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh.
2. Điều kiện để hưởng:
a) Trên cơ sở vì yêu cầu, nhiệm vụ của công việc được
cấp có thẩm quyền theo quy định điều động
(lần đầu) từ tỉnh về huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện), từ huyện về
xã phường, thị trấn (gọi chung là xã), từ huyện này đến huyện khác, từ xã này đến
xã khác và ngược lại từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh.
b) Khoảng cách đơn vị công tác giữa nơi đi và nơi đến
từ 15km trở lên.
3. Chính sách hỗ trợ và ưu đãi:
Cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện quyết định
điều động của cấp có thẩm quyền, ngoài các chế độ được hưởng theo quy định hiện
hành của Nhà nước (Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ) được tỉnh
hỗ trợ một khoản kinh phí theo mức lương cơ sở tại thời điểm hỗ trợ và ưu đãi,
cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ:
- Hỗ trợ tiền một lần:
+ Trường hợp điều động từ tỉnh về huyện; từ huyện
lên tỉnh; từ huyện về xã và sang huyện khác: Mức hỗ trợ bằng 05 lần mức lương
cơ sở.
+ Trường hợp điều động từ xã lên huyện và sang xã
khác: Mức hỗ trợ bằng 03 lần mức lương cơ sở.
- Hỗ trợ hàng tháng: Mỗi tháng được hỗ trợ (tiền
xăng xe đi lại) bằng tiền thêm ½ lần mức lương cơ sở, thời gian được hưởng
không quá 05 năm.
b) Ưu đãi:
Được hỗ trợ tiền thuê nhà mỗi tháng bằng ½ lần mức
lương cơ sở trong trường hợp cơ quan, đơn vị, địa phương không bố trí nơi ở; thời
gian được hưởng không quá 05 năm.
III. Chính sách luân chuyển:
1. Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được
các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc luân chuyển (chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức và viên chức
sang công chức, không áp dụng đối với
viên chức sang viên chức) từ cơ quan, tổ chức,
đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức,
đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh.
2. Điều kiện để hưởng:
a) Trên cơ sở
vì nhiệm vụ, yêu cầu công việc hoặc để rèn luyện, đào tạo, thử thách được cấp
có thẩm quyền theo quy định luân chuyển từ tỉnh về
huyện, từ huyện về xã, từ huyện này đến huyện khác, từ xã này đến xã khác và
ngược lại từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh.
b) Khoảng cách đơn vị công tác giữa nơi đi và nơi đến
từ 15km trở lên.
3. Chính sách hỗ trợ và ưu đãi:
Cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện quyết định
luân chuyển của cấp có thẩm quyền, ngoài các chế độ được hưởng theo quy định hiện
hành của Nhà nước (Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ)
được tỉnh hỗ trợ một khoản kinh phí theo mức lương cơ sở tại thời điểm hỗ trợ và ưu đãi, cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ:
- Hỗ trợ tiền
một lần:
+ Trường hợp luân chuyển từ tỉnh về huyện; từ huyện
lên tỉnh; từ huyện về xã và sang huyện khác: Mức hỗ trợ bằng 10 lần mức lương
cơ sở.
+ Trường hợp luân chuyển từ xã lên huyện và sang xã
khác: Mức hỗ trợ bằng 05 lần mức lương cơ
sở.
- Hỗ trợ hàng tháng: Mỗi tháng được hỗ trợ (tiền xăng xe đi lại) bằng tiền thêm ½ lần
mức lương cơ sở trong thời gian thực hiện luân chuyển.
b) Ưu đãi:
Được hỗ trợ tiền thuê nhà mỗi tháng bằng ½ lần mức lương cơ sở trong trường hợp
không được cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí nơi ở. Chính sách này được thực
hiện trong suốt thời gian luân chuyển.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo
cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.
Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh về đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng
nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk
khóa VII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 13 tháng 12 năm
2014.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ; Bộ Tài chính;
- Bộ Nội vụ;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- Ban Công tác đại biểu;
- TT. Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của Tỉnh ủy;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp;
- TT. HĐND các huyện, TX, TP;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh, Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, Ct.HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Niê Thuật
|