HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
02/2010/NQ-HĐND
|
Quảng
Ngãi, ngày 16 tháng 4 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA ĐỀ ÁN VỀ TỔ AN NINH NHÂN DÂN Ở THÔN THUỘC XÃ, TỔ DÂN PHỐ THUỘC THỊ TRẤN (NƠI
CHƯA BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG CÔNG AN CHÍNH QUY) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHOÁ X - KỲ HỌP THỨ 23
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia
ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 163/2003/NĐ-CP
ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết việc “Theo dõi, quản
lý, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại xã, phường, thị trấn”;
Căn cứ Nghị quyết 09/1998/NQ-CP
ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về “Tăng cường công tác phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới”;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số
01/2001/NQ-LT ngày 04/12/2001 giữa Ban thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQVN và Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc trong thời kỳ mới”;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số
472/TTr-UBND ngày 24/02/2010 của UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết
thông qua Đề án về Tổ An ninh nhân dân ở thôn thuộc xã, tổ dân phố thuộc thị
trấn (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,
Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua
Đề án về Tổ An ninh nhân dân ở thôn thuộc xã, tổ dân phố thuộc thị trấn (nơi
chưa bố trí lực lượng Công an chính quy) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với các
nội dung chính sau:
1. Tổ chức của Tổ An ninh nhân
dân
a) Tổ An ninh nhân dân được thành
lập theo địa bàn thôn, tổ dân phố; là tổ chức quần chúng tự quản, đại diện của
các tổ tự quản về an ninh trật tự của các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố;
nhiệm kỳ hoạt động của Tổ An ninh nhân dân là 5 năm.
b) Mỗi thôn,
tổ dân phố thành lập 01 Tổ An ninh nhân dân. Tuỳ theo tình hình, đặc điểm và số
lượng dân cư trên địa bàn, mỗi Tổ An ninh nhân dân được bố trí từ 03 đến 05
thành viên, có 01 Tổ trưởng (là Công an viên của xã, thị trấn được bố trí tại
thôn, tổ dân phố) và từ 01 đến 02 Tổ phó (do tập thể Tổ An ninh nhân dân bầu
ra); Tổ phó và Tổ viên được phân công phụ trách các Tổ tự quản về an ninh trật
tự ở các xóm, làng, bản, khu dân cư trong thôn, tổ dân phố.
c) Theo đề nghị của Trưởng Công an
xã, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quyết định thành lập Tổ An
ninh nhân dân, công nhận Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên của Tổ An ninh nhân
dân.
2. Hoạt động của Tổ An ninh nhân
dân
a) Tổ An ninh nhân dân là lực lượng
nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự tại thôn, tổ dân phố trong địa bàn xã, thị
trấn; tổ chức hướng dẫn hoạt động của các tổ tự quản về an ninh trật tự ở các
xóm, làng, bản, khu dân cư trong thôn, tổ dân phố; phối hợp với các tổ chức quần
chúng khác trong địa bàn cùng tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
b) Tổ An ninh nhân dân làm việc theo
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tổ trưởng chịu trách nhiệm quản
lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Tổ; định kỳ báo cáo tình hình, kết
quả thực hiện các mặt công tác của Tổ lên cấp uỷ, Trưởng thôn, tổ dân phố và
Trưởng Công an xã, thị trấn.
c) Định kỳ mỗi tháng, Tổ An ninh
nhân dân họp một lần để kiểm điểm, đánh
giá kết quả thực hiện trong tháng
và đề ra kế hoạch công tác của tháng tới (trường hợp đặc biệt có thể họp đột
xuất). Các thành viên Tổ An ninh nhân dân được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác
bảo vệ an ninh trật tự và kiến thức pháp luật theo chương trình, kế hoạch của
ngành Công an.
d) Tổ An ninh nhân dân chịu sự lãnh
đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn; chịu sự chỉ đạo chuyên môn
về an ninh trật tự của Công an xã, thị trấn; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp
uỷ và Trưởng thôn, tổ dân phố.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ An
ninh nhân dân
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân
trong thôn, tổ dân phố chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các thể lệ, quy tắc, quy ước, nội quy bảo vệ an ninh trật tự; xây dựng
thôn, tổ dân phố, xóm, làng, khu dân cư, hộ gia đình văn hoá, an toàn về an
ninh trật tự.
b) Vận động, hướng dẫn nhân dân trong
thôn, tổ dân phố chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, quản
lý vũ khí - vật liệu nổ, phòng cháy, chữa cháy, trật tự công cộng, vệ sinh môi
trường, trật tự giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện các quy
định khác về đảm bảo an ninh trật tự.
c) Tổ chức vận động nhân dân cùng
tham gia giáo dục những người vi phạm pháp luật; cảm hoá, giúp đỡ những người
có quyết định quản lý giáo dục tại xã, thị trấn và trẻ vị thành niên vi phạm
pháp luật.
d) Tổ chức nắm tình hình an ninh
trật tự trong thôn, tổ dân phố, đề xuất với cấp uỷ, Trưởng thôn và Công an thôn,
tổ dân phố về kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phụ trách.
đ) Phát hiện kịp thời các vụ việc
mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân để kiến nghị và cùng tham gia với các tổ
chức Mặt trận, Hội, đoàn thể hoà giải hoặc báo cáo lên cấp trên có biện pháp giải
quyết nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra.
e) Tham gia cùng với Công an viên
thôn, tổ dân phố tuần tra, canh gác giữ gìn an ninh trật tự ở thôn, tổ dân phố;
kịp thời phát hiện các hoạt động gây mất an ninh trật tự để ngăn chặn kịp thời.
Phối hợp cùng với lực lượng Công an truy tìm người trốn thi hành án; vận động,
thuyết phục đối tượng vi phạm pháp luật lẩn trốn ra tự thú, đầu thú. Được bắt,
tước vũ khí, hung khí và dẫn giải người phạm tội quả tang, người đang có lệnh
truy nã đến trụ sở Công an xã, thị trấn.
g) Trong khi thi hành nhiệm vụ, các
thành viên Tổ An ninh nhân dân phải đeo băng vải đỏ có in dòng chữ màu vàng “TỔ
AN NINH NHÂN DÂN” theo quy định của ngành Công an.
4. Chế độ, chính sách
a) Kinh phí hoạt động thường xuyên
của Tổ An ninh nhân dân được bố trí từ nguồn ngân sách xã, thị trấn theo qui
định của Luật Ngân sách Nhà nước, từ quỹ Quốc phòng - An ninh của xã, thị trấn
và các nguồn tài chính hợp pháp khác của xã, thị trấn.
b) Mức chi cho
01 thành viên Tổ An ninh nhân dân là 1.500.000 đồng/năm, trong đó: bồi dưỡng
tuần tra, canh gác ban đêm 100.000 đồng/thành viên/tháng, số tiền còn lại chi
cho các nội dung khác theo Đề án.
c) Thành viên Tổ An ninh nhân dân
trong khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương hoặc hy sinh thì được hưởng các chế
độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tập thể, cá nhân Tổ An ninh nhân
dân có thành tích xuất sắc được xét khen thưởng định kỳ hằng năm vào các dịp
sơ, tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc hoặc đột xuất; tập thể,
cá nhân Tổ An ninh nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo qui định
của pháp luật.
Điều 2. Giao cho UBND tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND,
các ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân
dân tỉnh khoá X, kỳ họp thứ 23 thông qua ngày 09 tháng 4 năm 2010./.