Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 306/KH-UBND 2022 thực hiện Chương trình 16-CTr/TU phát triển Thủ đô Hà Nội

Số hiệu: 306/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Sỹ Thanh
Ngày ban hành: 30/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 306/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 16-CTR/TU NGÀY 26/8/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 15-NQ/TW NGÀY 05/5/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội), UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đi ngoại như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 của Thành ủy Hà Nội; nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và mi cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí và các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị đối với Thủ đô Hà Nội; phát huy ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu trong tổ chức thực hiện.

2. Bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/8/2021 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 04/6/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.

3. Cụ thể hóa, xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn với trách nhiệm đối với tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương của Thành phố trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội theo lộ trình phù hợp; đồng thời có các giải pháp tổ chức triển khai khoa học, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

II. CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội gồm 20 chỉ tiêu kèm phân công thực hiện: Phụ lục số 01 đính kèm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã:

- Tập trung quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

- Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, Hòa Bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Nội.

2. Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực

2.1. Đẩy mạnh cơ cu lại kinh tế gắn với đổi mi mô hình tăng trưởng, ly khoa học, công nghệ cao và đi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội

(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm nâng cao mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong GRDP; nâng cao năng suất lao động... Mở rộng không gian phát triển Thủ đô và các động lực để phát triển.

(2) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ chuyên gia công nghệ, nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế tham gia các Chương trình, dự án khoa học và công nghệ của Thành phố; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; đẩy mạnh thị trường khoa học và công nghệ.

(3) Sở Thông tin và Truyn thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số; đến năm 2025, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị Thành phố; nâng cao mức đóng góp của kinh tế số trong GRDP; hỗ trợ cộng đồng ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử và doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số.

(4) Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: Xây dựng các đề án phát triển các mô hình kinh tế mới (kinh tế đô thị, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm...) gn với chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố Hà Nội.

2.2. Phát triển mạnh các loại thị trường và dịch vụ trình độ, chất lượng cao

(1) Sở Tài chính chủ trì chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước; hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán; tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đến năm 2025 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán còn dưới 8%; nợ xu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội dưới 3%; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử năm 2025 đạt trên 60%; năm 2030 đạt trên 85%.

(2) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa; Hỗ trợ phát triển bền vững, đng bộ thị trường dịch vụ văn hóa; Tiếp tục khoanh vùng, thực hiện tốt công tác bảo tn trong khu ph c, khu ph c, khu di sản, gigìn mỹ quan, kiến trúc cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến; Xây dựng các công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí lớn.

(3) Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; Xây dựng ngành du lịch có cơ sở vật chất hiện đại, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, khác biệt, có chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế; Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, làng nghề truyền thng, du lịch sinh thái, nghỉ dưng đối với những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên,... Phát triển hạ tầng du lịch; thúc đẩy triển khai các công trình, dự án hạ tầng phát triển du lịch; hình thành một số cụm du lịch trọng điểm, giữ vững vai trò là một trong những trung tâm du lịch, nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bc. Phát triển một số điểm du lịch cùng với sản phẩm du lịch đặc sắc Thủ đô Hà Nội.

(4) Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp phát triển mạnh dịch vụ logistics; các nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị; hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; tiếp tục thiết lập, củng cố và phát triển thị trường hàng hóa bán buôn, các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại; phát triển hạ tầng thương mại; hình thành Trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng; chợ đầu mối; hoàn thành Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia.

2.3. Cơ cấu lại ngành công nghiệp

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp nhằm:

- Xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao: cơ khí chế tạo (ưu tiên phát triển các sản phẩm: ô tô, máy móc, phương tiện, thiết bị phục vụ ngành kinh tế); công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất phần mềm, sản phẩm s, an toàn thông tin; cơ điện tử; công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo; công nghệ sinh học, điện tử y sinh, công nghiệp dược....

- Phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng cung cấp điện; xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch; trong đó ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao gn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thật sự trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng. Chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam” - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.

- Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch; trong đó tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô gắn với việc thực hiện cam kết quốc tế và tiêu chí khi tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO; đẩy mạnh hỗ trợ, quảng bá phát triển sản xuất, kinh doanh, giao thương, mua bán các sản phẩm làng nghề từ Thành phố ra các địa phương khác trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, hình thành Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP của quốc gia tại Thủ đô gắn với du lịch văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa; mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

2.4. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá; phn đu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc; Xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sông; Phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng, hình thành và phát triển các mô hình nông nghiệp đặc thù của Thủ đô theo hướng sản xuất hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao, hài hoà, bền vững; các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, rau cao cấp, vùng hoa, cây cảnh, vùng cây ăn quả...; các khu chăn nuôi sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu gắn với chế biến công nghiệp. Tăng cường sự liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, viện nghiên cứu và người nông dân trong nghiên cứu, chọn, tạo giống, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát triển giống bản địa có giá trị cao. Tập trung ưu tiên vốn cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật; các chương trình, dự án về chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, phòng chống dịch bệnh, chế biến nông sản, thực phẩm với công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; rà soát quy hoạch đất đai và bố trí lại các vùng, các xã trọng điểm sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với chuỗi cung ứng nông sản trong vùng đồng bằng Sông Hng và liên vùng; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính... Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội, tăng cường các sàn giao dịch nông sản trực tuyến.

- Đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; hạ tầng để điều, phòng chống thiên tai trên địa bàn Thủ đô. Hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật, vay vốn để chuyển đổi nghề phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao.

2.5. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để khai thác tốt nhất tiềm năng, li thế của Thủ đô

(1) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đội ngũ quản lý, trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đu, văn nghệ sỹ, nghệ nhân... phục vụ phát triển Thủ đô.

(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu:

- Các giải pháp nhằm phát huy vai trò dẫn dt, tạo động lực của đầu tư công kết hợp với khuyến khích, phát huy các nguồn vốn từ khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế...

- Ưu tiên đầu tư, phát triển và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyn đi s, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết vùng.

(3) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu:

- Giải pháp khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

(4) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng và thực hiện giải pháp quản lý và sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản công, trong đó khai thác hiệu quả quỹ đất trên địa bàn Thành phố.

(5) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu triển khai cơ chế hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng kết quả từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo.

(6) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng và khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội phục vụ phát triển Thủ đô.

(7) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ thị trường bất động sản.

(8) Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã: Rà soát quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu, hình thành tài nguyên số để công khai thu hút các nguồn lực xã hội nhất là vốn đầu tư xã hội vào phát triển Thủ đô.

2.6. Phát triển các thành phần kinh tế

(1) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm củng c, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước; Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường theo hướng cổ phần hoá, bán vốn của doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cn nm giữ hoặc không giữ quyền chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; tập trung xử lý dt điểm các tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu:

- Cơ chế phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô.

- Hoàn thiện chính sách ưu đãi và xúc tiến đầu tư nhằm chủ động thu hút có chọn lọc đầu tư trong nước và nước ngoài; ưu tiên các ngành, lĩnh vực có đóng góp tích cực cho quá trình tái cơ cấu kinh tế theo hướng bn vững, xanh, thông minh, hiện đại, đổi mới sáng tạo, tạo giá trị gia tăng, khuyến khích các dự án lớn, có hàm lượng công nghệ và vốn cao, công nghệ hiện đại, có khả năng lan tỏa lớn, có sự gắn kết, kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển đặt trụ sở tại Hà Nội.

- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tăng cường các hình thức hợp tác, liên kết của kinh tế tập thể; nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Rà soát, tổng hợp cơ sở dữ liệu về kinh tế tập thể, hợp tác xã. Có cơ chế, hỗ trợ các hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường. Củng cố, phát triển các hợp tác xã, đa dạng hóa các hình thức hoạt động hợp tác xã, không chỉ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiu thủ công nghiệp mà còn các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, vận tải, các lĩnh vực kinh tế đô thị (quản lý bến bãi, quản lý, vận hành tòa nhà...).

(3) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, kết nối theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp trong vùng kinh tế và cả nước cũng như trong khu vực và thế giới.

(4) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân.

(5) Các sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã: Quyết liệt cải cách hành chính, tháo gkhó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, tạo chuyn biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.

3. Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô

3.1. Sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Phát triển văn hóa Thủ đô xng tầm với truyền thông nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; Xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô thông qua nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chương trình “Hội tụ tinh hoa và cộng hưởng sức mạnh văn hóa Quốc gia” với nhiu nội dung, cách thức thể hiện phong phú.

- Hoàn thành kế hoạch đầu tư tu b, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia (như Hoàng Thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa, Đn thvua Ngô Quyền,... và danh mục 5.922 di tích đã được kiểm kê đến hết năm 2015); ng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô; Đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, thợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm...), các thiết chế văn hóa thể thao ở các trục không gian văn hóa kết nối giữa các địa phương.

- Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hoá, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Bố trí tối thiu 2% tổng chi ngân sách hng năm để chi đầu tư cho văn hóa, kết hợp với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao nhằm tăng thêm nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp và tăng cường cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa, thể thao.

- Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh vực văn hóa; khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa; tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu mang tm quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, li sng trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội; kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn trong nếp sống truyền thống của người Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội phù hợp với những u cầu của nếp sng công nghiệp, đô thị hiện đại. Phát huy các mô hình làng văn hóa, thôn, t dân ph văn hóa, gia đình văn hóa; tăng cường nếp sng văn minh đô thị, nếp sng văn minh trong việc cưới, việc tang, lhội; thực hiện quy tắc ứng xử nơi công sở và nơi công cộng.

3.2. Giáo dục và đào tạo

(1) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp nhằm:

- Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế... Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử đi đối với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy đổi mới, sáng tạo cho người học, xây dựng “thế hệ trẻ sáng tạo”; đẩy mạnh hướng nghiệp giáo dục phổ thông.

- Thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo. Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại; Dn đầu cả nước về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu hoàn thành 100% trường học đạt chuẩn quốc gia trước năm 2030, trong đó phấn đấu có khoảng 50% trường đạt chuẩn cấp độ 2. ng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới hình thức tổ chức, thiết kế chương trình, nội dung và phương pháp dạy và học, quản lý giáo dục.

- Tham mưu cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiu cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, đầu tư xây dựng một số trường liên cấp (Tiểu học, THCS, THPT) có diện tích tối thiểu 5 ha và có cơ sở vật chất ngang tm các nước phát triển trong khu vực.

(2) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu:

- Các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện tốt các chương trình đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; Tăng cường công tác xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, tiếp tục nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có bằng cấp, chứng chỉ; Hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ thị trường lao động;

- Đầu tư các trường cao đẳng công lập thuộc Thành phố trthành trường chất lượng cao có một số nghề đạt chuẩn khu vực, quốc tế.

(3) Trường Đại học Thủ đô chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu đầu tư xây dựng, tăng cường năng lực toàn diện cho Trường Đại học Thủ đô.

(4) Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu đầu tư xây dựng, tăng cường năng lực toàn diện cho Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.

3.3. Khoa học và công nghệ

(1) Sở Khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Đy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ly doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm tạo động lực phát triển mới, là nhân tquyết định để nâng cao năng suất các nhân ttổng hợp (TFP), chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ; Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các Viện nghiên cứu, trường Đại học; tiến tới nhóm dẫn đu khu vực Đông Nam Á trong nghiên cứu cơ bản về toán, vật lý và y học; đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu (data science) và trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ 5G và sau 5G; phấn đấu dẫn đầu cả nước về công bố khoa học quốc tế, về hình thành, phát triển tài sản trí tuệ và về xây dựng, phát triển thương hiệu Hà Nội.

- Thu hút nguồn lực phát triển khoa học và công nghệ Thủ đô; tạo cơ chế hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng kết quả, sản phẩm từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố. Triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, quản trị tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, hỗ trợ áp dụng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm chủ lực.

- Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ; hình thành, phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá, thẩm định công nghệ, môi giới mua bán, chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng “Mạng lưới sáng kiến Hà Nội”.

- Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thủ đô dẫn đầu cả nước vào năm 2025, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2030 và thuộc nhóm dẫn đầu ở châu Á vào năm 2045.

(2) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp: Phát huy vai trò Thành phố sáng tạo” của Hà Nội trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO.

3.4. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân

Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Phát triển hạ tầng y tế; xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Quyết liệt triển khai Kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống y tế trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo. Cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, trong đó ưu tiên hoàn thành sớm 4 bệnh viện đa khoa lớn tại các cửa ngõ của Thủ đô, hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2025.

- Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế; hình thành hệ thống khám chữa bệnh theo mô hình liên kết giữa các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa Thành phố với các trung tâm y tế quận, huyện, y tế tư nhân. Nâng cao khả năng dự báo, giám sát, phát hiện, năng lực ứng phó, khng chế dịch bệnh. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và y đức của đội ngũ cán bộ y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; phát triển y tế phổ cập, mô hình bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân. Năm 2025, hoàn thành xây dựng, thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, 100% người dân Thủ đô được khám sức khỏe định kỳ hằng năm.

- Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chuyên sâu, chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu xây dựng chiến lược về vùng trồng dược liệu.

3.5. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội

(1) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu, nhất là y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở... Các mô hình, sáng kiến trong cộng đồng xây dựng và củng cố mạng lưới an sinh xã hội phi chính thức. Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở cai nghiện và các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn Thủ đô. Đào tạo nghề cho nông dân, nhất là khu vực bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển dự án.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, giảm nghèo bền vững, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đảm bảo người có công với cách mạng cơ bản có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội.

- Thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động; giải quyết việc làm cho 180.000 người/năm; đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị hằng năm dưới 3%.

(2) Bảo him xã hội thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đến năm 2025 đạt 50%; năm 2030 đạt 70%.

4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

4.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản quy hoạch

(1) Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý quy hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch, có tm nhìn chiến lược, tư duy đột phá. Chú trọng hơn nữa công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý việc chấp hành quy hoạch, kiến trúc đối với từng đồ án quy hoạch, đảm bảo chặt ch, giữ đúng định hướng, mục tiêu ban đầu của quy hoạch. Việc xem xét điều chỉnh quy hoạch phải được thực hiện một cách minh bạch, khoa học, khách quan và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Xây dựng hệ thống dữ liệu về quy hoạch phát triển đô thị; tăng cường ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, điều chỉnh tổng thQuy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; khai thác hiệu quả không gian, quđất, đồng thời, lựa chọn các khu vực có tiềm năng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, các tuyến đường vành đai (nhất là Vành đai 4), tuyến đường sắt đô thị để phát triển các dự án đầu tư theo mô hình TOD, các khu đô thị thông minh, đô thị xanh, bền vững, tạo không gian chuyn tiếp, kết nối giữa khu vực đô thị và nông thôn; nghiên cứu xác định phát triển các đô thị có vị trí, chức năng đặc thù, gắn với công nghiệp, cảng, sân bay...

- Triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng, Sông Đuống, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.

- Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hoà, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn kết hợp với phát triển du lịch xanh. Quy hoạch, kiến trúc khu dân cư, công trình, nhà ở nông thôn phù hợp với truyền thông văn hóa, cảnh quan, môi trường, điều kiện thực tế từng địa phương; ứng dụng khoa học - công nghệ trong thiết kế, quản lý, xây dựng kiến trúc nông thôn.

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp và đồng bộ với quy hoạch xây dựng.

(3) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(4) Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu:

- Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội.

- Đề án xây dựng Mô hình không gian thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

- Xây dựng Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội, các đề án phân loại đô thị theo quy định; Nghiên cứu tăng tlệ đất phát triển đô thị.

(5) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Đề án xây dựng Mô hình tổ chức bộ máy thành phố trực thuộc Thủ đô.

(6) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu: Các giải pháp nhằm phát huy tim năng, lợi thế sẵn có, vừa tạo ra nguồn lực, không gian và động lực phát triển mới cho Thủ đô, gắn kết hài hoà, hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng và cả nước.

(7) Các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã:

- Phát huy tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các sở, ngành, cơ quan lập quy hoạch (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội; Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) để đy nhanh tiến độ các quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý quy hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch.

- Giữ mối liên hệ chặt chvới các bộ, ngành Trung ương để cập nhật các định hướng quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành quốc gia trong định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực của Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ trong quá trình xây dựng các nội dung đề xuất để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô đang trong quá trình tổ chức lập.

4.2. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

(1) Các sở, ban, ngành Thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và hiệu quả; đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá kết cấu hạ tầng tại khu vực nông thôn, đồng thời số hóa trong các lĩnh vực giao thông, cấp nước sạch, thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế...

(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu phân bố, ưu tiên hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là dưới hình thức đối tác công tư (PPP), gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

(3) Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tc, đường vành đai (đầu tư khép kín 07 tuyến đường Vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5), hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống tạo điểm nhn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông. Chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.

- Hiện đại hoá các tuyến đường trục giao thông chính của Thủ đô; phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng bộ có sức chở lớn, bến, bãi đxe. Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị nổi và ngm, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng.

- Nghiên cứu xây dựng một số bến thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch và vận tải hàng hóa bằng đường thủy.

- Nghiên cứu đxuất cơ quan Trung ương mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tng logistics hiện đại.

- Phát triển vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi, an toàn, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường.

- Đẩy mạnh thực hiện Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xây dựng, hiện đại hoá hệ thống quản lý giao thông thông minh và mạng lưới giao thông tĩnh, đến năm 2025 tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị, đến năm 2030 đạt khoảng 15-20%. Xây dựng mới một số bến xe khách liên tỉnh.

- Đầu tư xây dựng kết cu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị, nhất là các khu vực ven đô, từng bước tiệm cận về điều kiện hạ tầng, dịch vụ của đô thị; đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá kết cấu hạ tầng tại khu vực nông thôn về giao thông.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu và thực hiện hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu và thực hiện: Đến năm 2025, khởi công 01 tuyến và đưa vào vận hành 02-03 tuyến đường sắt đô thị; đến năm 2030 hoàn thành 50% hệ thống đường st đô thị.

(4) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu phát triển hạ tầng số, hạ tầng thông tin, hạ tầng dữ liệu số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

(5) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu phát triển hệ thống hạ tầng thống thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu.

(6) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu phát triển hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, khắc phục tình trạng ứng ngập trên địa bàn Thủ đô.

4.3. Phát triển và quản lý đô thị

1) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bc và cả nước. Tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.

- Hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái, ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn; đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch;... Quan tâm đầu tư xây dựng các khu sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí, khuôn viên cây xanh,... gắn với chỉ tiêu cụ thể trong quá trình phát triển đô thị. Phấn đấu diện tích nhà ở đạt 29,5 m2 sàn/người vào năm 2025 và khoảng 31m2 sàn/người vào năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 90%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội đạt 30%. Phát triển các khu nhà ở xã hội và khu nhà ở tái định cư tập trung... theo hướng văn minh, hiện đại, đồng bộ hệ thống hạ tầng, theo lộ trình phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện của Thủ đô.

- Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử. Xác định phạm vi các khu vực không gian văn hóa lịch sử đô thị và xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, phát triển. Bảo tồn, phục hồi không gian kiến trúc cảnh quan đô thị một số khu vực, tuyến phố có đặc trưng văn hóa. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, người dân đầu tư, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở tại các phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc phố cổ, phố cũ và thiết kế đô thị; hỗ trợ, ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp và các cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân đối với việc cải tạo, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử (nhà c, biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 và các công trình kiến trúc khác có giá trị...).

- Quyết liệt triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; tập trung huy động nguồn lực xây dựng lại các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D, hư hỏng xuống cấp hết niên hạn và một số khu chung cư được lựa chọn để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo tác động lan tỏa trong toàn Thành phố.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành nhằm thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý đô thị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, đặc biệt là trật tự xây dựng, giảm thiu, tiến tới chấm dứt ùn tắc giao thông. Quản lý chặt chẽ vỉa hè, lòng đường; đồng thời, khai thác hợp lý các không gian công cộng (như phố đi bộ, vỉa hè, quảng trường...) trong phát triển kinh tế khu vực đô thị.

(2) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp phát triển: Đến năm 2025 có 3 - 5 huyện phát triển thành quận và đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận.

4.4. Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các giải pháp:

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn lực về tài nguyên, nhất là đất đai; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, sẵn sàng phương án khắc phục khi có sự cố thiên tai, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường trên nền tảng kỹ thuật số hiện đại. Thực hiện hoàn thành và chuẩn hóa hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai và tài nguyên vào năm 2025. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vướng mắc liên quan đến đất đai, nhất là vấn đề giao đất dịch vụ trên địa bàn một số quận, huyện. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tích tụ đất đai thuộc thẩm quyền của Thành phố để tạo mặt bằng lớn, quỹ đất sạch, phát huy nguồn lực từ đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Tăng cường công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

- Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; tích cực triển khai công nghệ mới, xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước của hệ thống hồ, ao; triển khai và sớm hoàn thành Đề án cải tạo môi trường sông Nhuệ - sông Đáy, Tô Lịch; khơi thông dòng chảy các sông: Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Tích...; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là ở các làng nghề, khu, cụm công nghiệp. Hoàn thành hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch. Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn quy mô cấp huyện, liên huyện, các khu liên hợp xử lý rác phục vụ liên tỉnh sử dụng công nghệ đốt rác phát điện hiện đại và thân thiện với môi trường, ưu tiên tại khu vực Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Tản Lĩnh (Ba Vì), Phú Xuyên, Chương Mỹ, Gia Lâm...

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo chuyn biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là ở cơ sở triển khai các mô hình “Dân vận khéo” trong giữ gìn cảnh quan, phân loại và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.

5. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống

(1) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh trên địa bàn Thành phố, nhất là Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”. Thường xuyên nm chắc, dự báo và đánh giá chính xác tình hình; kiên quyết đu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình hung. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các mục tiêu, sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn, tạo môi trường Hòa Bình, ổn định, an ninh, an toàn để xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.

- Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đu của các cấp ủy, tổ chức đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng vững chắc thế trận lòng dân. Tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh của Thủ đô, bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình hung khn cấp, phức tạp, mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ các cấp, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh; chú trọng xây dựng các công trình có tính lưỡng dụng cao, vừa đảm bảo phục vụ dân sinh vừa đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh khi có tình huống xảy ra. Đẩy mạnh công tác thẩm định chặt chẽ các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài tại khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh; bảo đảm phát triển kinh tế Thủ đô với quy hoạch tổng thể bố trí thế trận quốc phòng, an ninh trong khu vực phòng thủ.

- Tăng cường các nguồn lực cho quốc phòng; Tiếp tục xây dựng, nâng cấp trường bắn, thao trường, bãi tập, trụ sở làm việc mới ban chỉ huy quân sự các cấp, các công trình phòng thủ của Thành phố và các địa phương trong tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh.

(2) Công an thành phố Hà Nội chtrì phối hợp với các cơ quan liên quan:

- Triển khai quyết liệt các giải pháp trong phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp, điều tra, xử lý các loại tội phạm. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội chính trị phản động. Tăng cường rà soát, triệt phá các bằng, nhóm tội phạm có tổ chức; tội phạm xuyên quốc gia; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm kinh tế, môi trường, ma tuý; tội phạm có tính côn đồ, xã hội đến... Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, bão lụt, tìm kiếm cứu nạn. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ đu và từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”.

- Tập trung xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Tăng cường các nguồn lực cho an ninh, đầu tư mua sắm trang bị kỹ thuật hiện đại cho lực lượng vũ trang.

(3) Các sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Công an Thành phố - Bộ Tư lệnh Thủ đô - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - các tổ chức chính trị, xã hội - các sở, ban, ngành Thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các mặt công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô.

6. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô

(1) Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mm, động lực cho phát triển Thủ đô. Tăng cường hợp tác với các đô thị, các tổ chức quốc tế; chủ động tích cực tham gia hệ thống mạng lưới các thành phố sáng tạo, các đô thị xanh, thích ứng, bản sắc, bền vững và thông minh ở khu vực và quốc tế. Củng cố quan hệ truyền thống, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các thủ đô, thành phố trên thế giới, trong đó chú trọng các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá văn hóa, du lịch. Chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng hội nhập quốc tế; chủ động nắm bất những cơ hội, thúc đẩy thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế, nhất là của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tranh thủ cơ hội về vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Tăng cường đối ngoại nhân dân; tích cực tuyên truyền, thông tin đối ngoại về Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế và đng bào ta ở nước ngoài.

(2) Các sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã:

- Phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự giúp đcủa các ban, bộ, ngành Trung ương trong việc tham mưu những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các nguồn lực của Trung ương trên địa bàn, nhất là đất đai, đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lực khoa học và công nghệ..., đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô gắn với hệ thống đô thị, khu công nghiệp, cụm liên kết liên ngành với các địa phương trong Vùng Thủ đô, Vùng Kinh tế trọng điểm Bc Bộ, Vùng đng bằng Sông Hng (một số nhiệm vụ chủ yếu như Phụ lục 03 đính kèm).

- Phối hợp với các địa phương trong vùng rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách tạo nguồn lực đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông liên vùng Thủ đô, cũng như phối hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.

7. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới

(1) Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: Rà soát, để xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định đang còn vướng mắc, bất cập; trọng tâm là tiến hành tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Thủ đô nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô; xác lập rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn, khai thác hiệu quả tim năng, thế mạnh của Hà Nội theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực; các chương trình, dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng... Trước mắt, trong thời gian Luật Thủ đô (sửa đổi) chưa được ban hành, tăng cường phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương để tháo gkhó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho Thủ đô.

Nghiên cứu, để xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô theo một số định hướng cụ thể:

(a). Về thể chế:

- Xây dựng tổ chức bộ máy của chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; Thủ đô được chủ động quyết định về tổ chức bộ máy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, biên chế, chế độ hợp đồng chuyên môn, tiền lương, thu nhập; việc thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô.

- Luật hóa những quy định phù hợp của Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, đng thời bổ sung những chính sách tài chính, ngân sách vượt trội cần thiết trong Luật Thủ đô để chính thức áp dụng sau thí điểm.

(b). Về cơ chế, chính sách:

Thủ đô được giữ ổn định tỷ lệ điều tiết ngân sách theo chu kỳ 10 năm/lần và được hưởng những ưu đãi về phân chia ngân sách nhằm tập trung nguồn lực cho đầu tư, phát triển. Mở rộng phạm vi lĩnh vực đầu tư PPP, tăng phần vốn NSNN trong các dự án PPP trên địa bàn Thủ đô. Thủ đô được phát triển nhà ở xã hội tập trung; xây dựng cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, tích tụ, tập trung đất đai, huy động góp vốn bằng đất nông nghiệp;...

(c). Về cơ chế phân cấp, phân quyền:

- Thủ đô được chủ động trong sử dụng ngân sách; tăng một số loại thuế, phí, ban hành một số loại thuế, phí mới; quyết định lĩnh vực, sản phm, dịch vụ cơ bản, thiết yếu khuyến khích đầu tư, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với một số sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô (ngoài các quy định hiện hành của Trung ương).

- Thủ đô được phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt một số quy hoạch, dự án đầu tư ngoài ngân sách, dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; trong xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường (hệ số K), biện pháp thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Thủ đô được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất, đất trồng lúa sang các loại đất phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hình thức thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị.

- Thủ đô được ban hành các quy định đặc thù, vượt trội, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong các lĩnh vực: Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị khu vực nội đô lịch sử; quản lý, phát triển nhà ở; thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển đô thị, thương mại và công nghiệp; bảo vệ môi trường; xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, hệ thống y tế, hệ thống an sinh xã hội; xử lý vi phạm hành chính.

- Mở rộng chức năng và tăng thẩm quyền của Hội đồng điều phối vùng trong công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và xây dựng các cơ chế chính sách của vùng. Thành lập cơ quan chuyên trách về môi trường của vùng Thủ đô. Giao thẩm quyền cho Thủ đô trong việc chủ trì điều phối thực hiện và quản lý quy hoạch Vùng Thủ đô sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được huy động các nguồn lực và thực hiện đầu tư trên địa bàn vùng hoặc dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh khác trong vùng...

(2) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan:

- Tham mưu Ban Cán sự đảng UBND Thành phố phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện sơ kết Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc Hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng tháo gkhó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

(3) Các sở, ban, ngành Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND Thành phố; Giao nhiệm vụ: (i) Các sở chuyên ngành tiếp tục rà soát, tham mưu UBND Thành phố, HĐND Thành phố ban hành quy định phân cấp, ủy quyền đồng bộ cho cấp huyện, cấp xã của từng ngành, lĩnh vực, gồm: nhiệm vụ quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính của cấp Thành phố cho cấp huyện;

(Phân công thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục 02 đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:

- Căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực và phạm vi quản lý cho giai đoạn 5 năm và từng năm thành kế hoạch cụ thể của ngành mình, cơ quan, đơn vị mình.

- Tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch này và các kế hoạch cụ thể hóa của ngành, của cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND Thành phố về việc triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên kim điểm, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc cn tháo g, đề xuất kiến nghị báo cáo UBND Thành phố (dưới hình thức phụ lục kèm theo báo cáo kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị) đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, Thị xã:

- Theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo UBND Thành phố định kỳ hàng năm, đề xuất, kiến nghị các biện pháp cần thiết để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch.

- Tiếp thu những nội dung tại Kế hoạch này và các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố để báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm giai đoạn 2021-2025, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm giai đoạn 2026-2030 báo cáo cấp thẩm quyền, trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức phổ biến, thông tin, tuyên truyền Kế hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.

4. UBND Thành phố trân trọng đề nghị: Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục số 03; Các Ban Đảng Thành ủy, các Ban HĐND Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và nhân dân tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hành chính Thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- VP CP; Bộ KHĐT;
- TTTU, TT HĐND TP;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội;

- Đ/c CT, PCT UBND TP;
- Ban TG TU, các ban
HĐND TP;
- Các Sở, Ban, ngành; Thườ
ng trực cấp ủy và HĐND, UBND các quận, huyện, Thị xã;
- Ban Thi
đua - Khen thưởng TP;
- UBMTT
Q, các Đoàn thể;
- Các báo: HNM, KTĐT; Đài PT&TH HN;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Sỹ Thanh

 

PHỤ LỤC 01:

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2030
(Kèm Kế hoạch số 306/KH-UBND theo ngày 30/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2021-2025

2026-2030

Chủ trì

I

Phát triển kinh tế

 

 

 

 

1

GRDP (giá hiện hành) năm cuối kỳ

1.000 tỷ đồng

1.739,2

3.070,0

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

Cơ cấu GRDP năm cuối kỳ

%

100

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

-

Dịch vụ

%

65,0-65,5

>70,0

 

-

Thuế SP trừ trợ cấp SP

%

10,4-10,6

 

 

-

Công nghiệp - xây dựng

%

22,5-23,0

 

 

 

Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo

%

17,0

20,0

 

-

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

1,4-1,6

< 1,2

 

3

GRDP (giá cố định) năm cuối kỳ

1.000 tỷ đồng

989,2

1.470,0

Sở Kế hoạch và Đầu tư

4

Tăng trưởng GRDP bình quân

%

7,5-8,0

8,0-8,5

Sở Kế hoạch và Đầu tư

5

GRDP/người năm cuối kỳ

USD

8.300-8.500

12.000-13.000

Sở Kế hoạch và Đầu tư

6

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP năm cuối kỳ

%

17,0

20,0

Sở Công Thương

7

Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP năm cuối kỳ

%

30,0

40,0

Sở Thông tin và Truyền thông

8

Tỷ trọng ngành công nghiệp văn hóa trong GRDP năm cuối kỳ

%

5,0

8,0

Sở Văn hóa và Thể thao

9

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng GTSX nông nghiệp năm cuối kỳ

%

70,0

80,0

Sở Nông nghiệp và PTNT

10

Năng suất lao động tăng bình quân

%

7,0-7,5

7,5

Sở Kế hoạch và Đầu tư

II

Phát triển văn hóa, xã hội

 

 

 

 

11

Dân số năm cuối kỳ

1.000 người

9.075,29

9.825,00

Cục Thống kê Hà Nội

12

Tuổi thọ trung bình năm cuối kỳ

Năm

76,5

77,0

Sở Y tế

13

Chỉ số phát triển con người (HDI) năm cuối kỳ

 

0,86-0,88

0,88-0,90

Sở Văn hóa và Thể thao

14

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm cuối kỳ

%

95,15

98,0

Bảo hiểm xã hội Hà Nội

15

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm cuối kỳ

%

75-80

85-90

Sở Lao động TB&XH

III

Phát triển đô thị

 

 

 

 

16

Tỷ lệ đô thị hóa năm cuối kỳ

%

60-62

75

Sở Quy hoạch Kiến trúc

17

Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý

%

50-55

100

Sở Xây dựng

18

Diện tích nhà ở bình quân năm cuối kỳ

m2 sàn/người

29,5

31,0

Sở Xây dựng

19

Tỷ lệ diện tích đất giao thông/đất đô thị năm cuối kỳ

%

12,0-15,0

15,0-20,0

Sở Giao thông Vận tải

20

Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng năm cuối kỳ

%

30-35

45-50

Sở Giao thông Vận tải

 

PHỤ LỤC 02:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 16-CTR/TU NGÀY 26/8/2022 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15-NQ/TW NGÀY 05/5/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm Kế hoạch số 306/KH-UBND theo ngày 30/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nhiệm vụ

Chủ trì thực hiện

Lãnh đạo chỉ đạo

Cơ quan phối hợp thực hiện

Sản phẩm

Thời gian

Cấp phê duyệt

I

Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực

1

Kế hoạch cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

2

Giải pháp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ chuyên gia công nghệ, nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế tham gia các Chương trình, dự án khoa học và công nghệ của Thành phố.

Sở Khoa học và Công nghệ

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ ththeo từng đề án, nhiệm vụ

3

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sở Khoa học và Công nghệ

PCT UBND TP ChXuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghvà các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

4

Nghiên cứu hình thành các mô hình kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động

Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội

PCT UBND TP Hà Minh Hi

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đ án, Đtài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

5

Giải pháp xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm tài chính - ngân hàng

Sở Tài chính

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

6

Phát triển bền vững thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán...

Sở Tài chính

PCT UBND TP là Minh Hải

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

7

Phát triển bền vững, đồng bộ thị trường bất động sản

Sở Xây dựng

PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

8

Phát triển bền vững, đồng bộ thị trường khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghệ

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

9

Phát triển bền vững, đồng bộ thị trường lao động

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

10

Phát triển bền vững, đồng bộ thị trường dịch vụ văn hóa

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP ChXuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

11

Xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao

Sở Công Thương

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

12

Phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô

Sở Công Thương

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đ án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

13

Phát triển sản xuất công nghiệp - công nghệ cao

Sở Công Thương

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đ án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

14

Phát triển loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao (logistics).

Sở Công Thương

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Công Thương

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

15

Phát triển công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đ án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

16

Xây dựng hạ tầng du lịch; phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa

Sở Du lịch

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đán, nhiệm vụ

17

Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao; phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái nông thôn hiện đại, văn minh.

Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

18

Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sống

Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

19

Phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

20

Đề án quản lý và sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản công thành phố Hà Nội

Sở Tài chính

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Đề án

2022-2025

UBND Thành phố

21

Cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đội ngũ quản lý, trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, văn nghệ sỹ, nghệ nhân... vào phát triển Thủ đô.

Sở Nội vụ

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Đề án

2022-2025

UBND Thành phố

22

Hoàn thiện hộ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thủ đô dẫn đầu cả nước vào năm 2025, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2030 và thuộc nhóm dẫn đầu ở châu Á vào năm 2045

Sở Khoa học và Công nghệ

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

23

Triển khai cơ chế hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng kết quả từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo.

Sở Khoa học và Công nghệ

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Đề án, Chương trình, Đề án

2022-2025

UBND Thành phố

24

Xây dựng và khai thác hiệu quả tài nguyên số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội phục vụ phát triển Thủ đô.

Sở Thông tin và Truyền thông

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Đề án

2022-2025

UBND Thành phố

25

Đề án khơi dậy tiềm năng, phát huy tài nguyên văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Đề án

2022-2025

UBND Thành phố

26

Giải pháp nhm phát huy vai trò dẫn dt, tạo động lực của đầu tư công kết hợp khuyến khích, phát huy nguồn vốn từ khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

27

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số

Sở Thông tin và Truyền thông

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

28

Phát triển hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết vùng

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

29

Cơ chế, chính sách phù hợp để xử lý, thúc đẩy các dự án vốn ngân sách nhà nước chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Các cơ chế, chính sách

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

30

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước

Sở Tài chính

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

31

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

32

Phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Thủ đô

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

33

Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, kết nối theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp trong vùng kinh tế của cả nước cũng như khu vực và thế giới

Sở Khoa học và Công nghệ

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

34

Chủ động thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài; ưu tiên các ngành, lĩnh vực có đóng góp tích cực cho quá trình tái cơ cấu kinh tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

35

Thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển đặt trụ sở tại Hà Nội

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

36

Cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Sở Nội vụ

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

II

Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm ln về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô

37

Phát trin văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long-Hà Nội

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

38

Xây dựng Hà Nội thực slà trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đán, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

39

Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thổ và phi vật thể

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đ tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

40

Phát triển hạ tầng văn hóa, ththao; xây dựng mới một số công trình văn hóa, thể thao tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ trin lãm)

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

41

Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hóa, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

42

Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế

Sở Văn hóa và Thể thao

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

43

Phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo; Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế...

Sở Giáo dục và Đào tạo

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

44

Cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô

Sở Nội vụ

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Khoa học và Công nghvà các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

45

Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới.

Sở Y tế

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đ án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

46

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân.

Sở Y tế

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

47

Phát triển hạ tầng y tế; Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Sở Y tế

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

48

Đề án gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khỏe

Sở Y tế

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Y tế, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

49

Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kin cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

50

Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

51

Thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo

Ban Dân tộc thành phố Hà Nội

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Ủy ban Dân tộc và các các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

52

Kế hoạch chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan

Kế hoạch

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

III

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

53

Hoàn thành Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Quy hoạch

2022-2023

Thủ tướng Chính phủ

54

Hoàn thành Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Quy hoạch

2022-2023

Thủ tướng Chính phủ

55

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý quy hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch, có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá

Sở Quy hoạch Kiến trúc

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

56

Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, vừa tạo ra nguồn lực, không gian và động lực phát triển mới cho Thủ đô, gắn kết hài hoà, hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng và cả nước

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

57

Quy hoạch lấy Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội

Sở Quy hoạch Kiến trúc

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Quy hoạch

2022

Cụ thể theo từng nhiệm vụ

58

Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Đề án

2023

Cụ thể theo nhiệm vụ

59

Nghiên cứu, xây dựng Mô hình tổ chức bộ máy thành phố trực thuộc Thủ đô

Sở Nội vụ

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo nhiệm vụ

60

Nghiên cứu, xây dựng Mô hình không gian thành phố trực thuộc Thủ đô

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ ththeo nhiệm vụ

61

Xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài

Sở Quy hoạch Kiến trúc

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

62

Triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống

Sở Quy hoạch Kiến trúc

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

63

Quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng

Sở Quy hoạch Kiến trúc

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

64

Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hoà, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị

Sở Quy hoạch Kiến trúc

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

65

Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

66

Hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

67

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

68

Đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Dự án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

69

Hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Dự án

2027

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

70

Chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Dự án

2027-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

71

Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Dự án

2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

72

Phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước

Sở Xây dựng

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

73

Từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD)

Sở Xây dựng

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

74

Đề án phát triển đến năm 2025 có 3 - 5 huyện phát triển thành quận và đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận

Sở Nội vụ

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

75

Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử

Sở Xây dựng

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

76

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, thực hiện hiệu quả việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Sở Xây dựng

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

77

Theo dõi việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành; Ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội

Sở Công Thương

PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

78

Theo dõi việc di dời các cơ sở giáo dục đại học theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; Ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội

Sở Giáo dục và Đào tạo

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

79

Theo dõi việc di dời các bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; Ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội

Sở Y tế

PCT UBND TP Chử Xuân Dũng

Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

80

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý đô thị

Sở Xây dựng

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

81

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, đặc biệt là trật tự xây dựng

Sở Xây dựng

PCTUBNDTP Dương Đức Tuấn

Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

82

Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt ùn tắc giao thông

Sở Giao thông vận tải

PCT UBND TP Dương Đức Tuấn

Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Đề tài

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

83

Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Sở Tài nguyên và Môi trường

PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

84

Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững

Sở Tài nguyên và Môi trường

PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

85

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí

Sở Tài nguyên và Môi trường

PCT UBNDTP Nguyễn Trọng Đông

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

86

Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ

Sở Tài nguyên và Môi trường

PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

87

Hoàn thành cải tạo môi trường Sông Nhuệ - Sông Đáy, sông Tô Lịch

Sở Tài nguyên và Môi trường

PCT UBND TP Nguyễn Trọng Đông

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kế hoạch, Chương trình, Đề án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

IV

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống

88

Thực hiện Kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ các cấp, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan

Chương trình, Kế hoạch, Đề án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

89

Triển khai quyết liệt các giải pháp trong phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp, điều tra, xử lý các loại tội phạm

Công an thành phố Hà Nội

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan

Chương trình, Kế hoạch, Đề án

2022-2030

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

V

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô

90

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại để tạo nguồn lực và sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô

Sở Ngoại vụ

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Chương trình, Kế hoạch, Đề án

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

91

Tăng cường hợp tác với các đô thị, các tổ chức quốc tế; chủ động tích cực tham gia hệ thống mạng lưới các đô thị xanh, thích ứng, bản sắc, bền vững và thông minh ở khu vực và quốc tế

Sở Ngoại vụ

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Chương trình, Kế hoạch, Đề án

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

92

Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương trong việc tham mưu những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các nguồn lực của Trung ương trên địa bàn nhm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô

Các sở, ban, ngành

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

Chương trình, Kế hoạch, Đề án

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

93

Tham gia phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng và hoàn thiện thchế liên kết phát triển vùng, phát huy vai trò đầu tàu, lan tỏa của Thủ đô, liên kết các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PCT UBND TP Hà Minh Hải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương liên quan

Chương trình, Kế hoạch, Đề án

2022-2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

VI

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới

94

Tổng kết thực hiện Luật Thủ đô; trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô sửa đổi

Sở Tư pháp

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương có liên quan

Báo cáo

2023

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

95

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực; các chương trình, dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng...

Sở Tư pháp

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Tư pháp, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương có liên quan

Báo cáo

2022-2025

Cụ thể theo từng đề án, nhiệm vụ

96

Tổng kết mô hình thí điểm việc thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường trên địa bàn Hà Nội, hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

Sở Nội vụ

PCT UBND TP Lê Hồng Sơn

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan

Chương trình, Kế hoạch

2022-2023

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

 

PHỤ LỤC 03:

PHÂN CÔNG THEO DÕI THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG TẠI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 16-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15-NQ/TW NGÀY 05/5/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Kèm Kế hoạch số 306/KH-UBND theo ngày 30/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung kiến nghị

Đề xuất Cơ quan chủ trì

Đề xuất cơ quan phối hợp

Theo dõi thực hiện

Sản phẩm

Thời gian

Cấp phê duyệt

I

Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

1

Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hằng năm tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, tìm hiểu về Thủ đô; Chủ động phối hợp, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW

Ban cán sự đảng Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Thông tin và Truyền thông

Các thông tin điện tử trên website; chương trình phát thanh, truyền hình; bài viết, bài nói, ấn phẩm, số liệu; Hội thảo chuyên đề

Hàng năm

Cụ thể theo từng nhiệm vụ

2

Đưa vào chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường THPT của các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội 01 buổi thuyết ging/nói chuyện chuyên đề về Thủ đô

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Giáo dục và Đào tạo

II

Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực

3

Xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao.

Viện quản lý kinh tế Trung ương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

4

Tham mưu cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính...

Viện quản lý kinh tế Trung ương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội

5

Đề án chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Đề án kết nối hạ tầng số quốc gia.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

7

Đề án cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ, trong đó thúc đẩy các ngành sản xuất, hình thành các sản phẩm chủ lực của Thủ đô.

Bộ Công Thương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Công Thương

8

Đề án cơ cấu lại ngành năng lượng, trong đó đảm bảo an ninh, an toàn năng lượng trên địa bàn Thủ đô.

Bộ Công Thương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Công Thương

9

Kêu gọi các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao vào Hà Nội.

Bộ Công Thương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Công Thương

10

Phối hợp hiệu quả với UBND TP Hà Nội và sở ngành của Thành phố trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan các khu, cụm công nghiệp và dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Bộ Công Thương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Công Thương

11

Phối hợp hiệu quả với UBND TP Hà Nội và sở ngành của Thành phố trong sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa, thể thao của Thủ đô

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Văn hóa, Thể thao

12

Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, trong đó tập trung phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics và dịch vụ văn hóa tại Hà Nội; Phát triển du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính: Du lịch; Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHN; Sở Công Thương

13

Xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Bộ Tài chính

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài chính; Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh TPHN;

14

Tiếp tục hoàn thiện thị trường tài chính.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TPHN, Sở Giao dịch chứng khoán HN,

15

Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh TPHN

Các Đán, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

16

Phối hợp hiệu quả với UBND TP Hà Nội và sở ngành của Thành phố phát triển dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật, bổ trợ tư pháp...

Bộ Tư pháp

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tư pháp

17

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy đầu tư các công trình, dự án hạ tầng du lịch; các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, khác biệt, có chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Du lịch

18

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó: Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp đô thị, xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao; Phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiện đại, giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững; Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường và thúc đẩy tiêu thụ với các sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

19

Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công, trong đó bố trí nguồn lực đầu tư các dự án lớn, quan trọng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các dự án kết nối trong vùng Thủ đô, vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

20

Cơ chế khuyến khích, phát huy các nguồn vốn từ khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

21

Chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển đặt trụ sở tại Hà Nội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

22

Thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên giới thiệu đầu tư phát trin các ngành, lĩnh vực của Thủ đô.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

23

Cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa; tích tụ, tập trung đất đai, huy động góp vốn bng đất nông nghiệp vào các đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái...

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và PTNT

24

Kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; đổi mới hoạt động và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng, quỹ tài chính.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính

III

Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô

25

Kế hoạch dài hạn và hằng năm tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế trên địa bàn Thủ đô.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Văn hóa và Thể thao

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

26

Đề án phát triển, nâng cao chất lượng các trường đại học; Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn Thủ đô có ít nhất 01 trường đại học và đến năm 2030 có ít nhất 02 trường đại học nằm trong TOP 100 trường đại học hàng đầu Châu Á.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Giáo dục và Đào tạo

27

Đề án ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới hình thức tổ chức, thiết kế chương trình, nội dung và phương pháp dạy và học, quản lý giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Giáo dục và Đào tạo

28

Cơ cấu lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập, trong đó: Xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực; Đẩy nhanh xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc và các cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hà Nội.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

29

Hình thành một số viện nghiên cứu hàng đầu khu vực tại Hà Nội; Trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ tại các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn Thủ đô.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Khoa học và Công nghệ

30

Đề án phát triển thị trường khoa học - công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Khoa học và Công nghệ

31

Đề án khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ, xây dựng hsinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Khoa học và Công nghệ

32

Mình thành hệ thống trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ ở các cấp.

Bộ Y tế

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Y tế

33

Hoàn thành dự án Trung tâm CDC cấp vùng tại Hà Nội.

Bộ Y tế

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Y tế

34

Thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước.

Bộ Y tế

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Y tế

35

Xây dựng một số cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược trên địa bàn Thủ đô.

Bộ Y tế

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Y tế

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

36

Đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

37

Đề án nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

38

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

39

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

40

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển thanh niên, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới...

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

IV

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

41

Phối hợp UBND TP Hà Nội trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Viện Nghiên cứu phát triển KTXH HN

Các Đề án, Quy hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

42

Phối hợp UBND TP Hà Nội trình trình thẩm định phê duyệt điều chỉnh tổng thQuy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Xây dựng

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Viện Quy hoạch Xây dựng HN

43

Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị.

Bộ Xây dựng

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Viện Quy hoạch Xây dựng

Đề án, Quy hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

44

Nghiên cứu xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô:

 

 

 

 

- Mô hình tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Nội vụ Hà Nội

 

- Mô hình không gian đô thị

Bộ Xây dựng

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

45

Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng Vùng Thủ đô, Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng ĐBSH theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Bộ Giao thông Vận tải

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Giao thông Vận tải

46

Phối hợp với UBND TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và đầu tư xây dựng mới các công trình, dự án trọng điểm quốc gia về hạ tầng giao thông, thủy lợi, môi trường, đô thị trên địa bàn Thủ đô; Phấn đấu hoàn thành dự án Vành đai 4 trước năm 2027 và triển khai xây dựng Vành đai 5 trước năm 2030.

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các sở: Giao thông vận tải; Nông nghiệp và PTNT; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường

47

Kế hoạch mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các sở: Giao thông vận tải; Nông nghiệp và PTNT; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường

48

Nghiên cứu, triển khai xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các sở: Giao thông vận tải; Nông nghiệp và PTNT; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường

49

Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách đphát triển Thủ đô Hà Nội trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị.

Bộ Xây dựng

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Xây dựng

Các Đề án, Quy hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ ththeo từng Đề án, nhiệm vụ

50

Đẩy nhanh tiến độ xem xét các Đề án quy hoạch phân khu và phát triển các đô thị vệ tinh.

Bộ Xây dựng

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Viện Quy hoạch Xây dựng HN

51

Kế hoạch di dời các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Thủ đô (thuộc trách nhiệm quản lý) theo quy hoạch; đảm bảo sử dụng tối thiểu 50% quỹ đất sau di dời sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Bộ Công Thương

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối; Các sở: Tài chính, Công Thương

52

Kế hoạch di dời các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch; đảm bảo sử dụng tối thiểu 50% quỹ đất sau di dời sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối; Các sở: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo

53

Kế hoạch di dời các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch; đảm bảo sử dụng tối thiểu 50% quỹ đất sau di dời sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Bộ Y tế

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối;

Các sở: Tài chính, Y tế

54

Kế hoạch di dời các trụ sở của các bộ, ban, ngành theo quy hoạch; đảm bảo sử dụng tối thiểu 50% quỹ đất sau di dời sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Bộ Nội vụ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối; Sở Tài chính.

55

Phối hợp với UBND TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ phát triển các huyện thành quận.

Bộ Nội vụ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Nội vụ

56

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các sở: Thông tin và Truyền thông; Xây dựng

57

Kế hoạch ứng dụng các vật liệu xây dựng mới ổn định, bền vững, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Bộ Xây dựng

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Xây dựng

Các Đề án, Quy hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

58

Hoàn thành cải tạo môi trường Sông Nhuệ - Sông Đáy, sông Tô Lịch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường

V

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống

59

Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Bộ Tư lệnh Thủ đô HN; Công an thành phố HN

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

60

Chủ động phương án ứng phó, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Bộ Tư lệnh Thủ đô HN; Công an thành phố HN

61

Bảo đảm tuyệt đi an toàn các mục tiêu, sự kiện.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Bộ Tư lệnh Thủ đô HN; Công an thành phố HN

62

Xây dựng lực lượng quân đội, công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Bộ Tư lệnh Thủ đô HN; Công an thành phố HN

63

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Bộ Tư lệnh Thủ đô HN; Công an thành phố HN

64

Phòng ngừa, đấu tranh, trn áp, điều tra, xử lý các loại tội phạm. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội chính trị phản động.

Bộ Công an

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Công an thành phố HN

VI

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô

65

Tạo điều kiện cho lãnh đạo TP Hà Nội tham gia các đoàn ngoại giao, kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Bộ Ngoại giao

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Ngoại vụ

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

66

Hoàn thiện thể chế liên kết, phát triển các vùng kinh tế - xã hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

67

Quy hoạch vùng đồng bng Sông Hồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

68

Phối hợp với TP Hà Nội trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Bộ, ngành Trung ương; Các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Các sở, ban, ngành

69

Tổng kết thực hiện Luật Thủ đô; trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô sửa đổi.

Bộ Tư pháp

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tư pháp

Các dự thảo Luật, Nghị định, Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cầu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

70

Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tư pháp

71

Tham mưu một số cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp cho chính quyền Thủ đô thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Tư pháp

72

Tham mưu một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai các chương trình, dự án liên vùng, liên tỉnh, phục vụ đa mục tiêu, kết nối hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực của vùng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các dự thảo Luật, Nghị định, Đề án, Kế hoạch, báo cáo...

Cụ thể theo yêu cu và quy định

Cụ thể theo từng Đề án, nhiệm vụ

73

Phối hợp TP Hà Nội tổng kết mô hình thí điểm việc thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường trên địa bàn Hà Nội.

Bộ Nội vụ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Nội vụ

74

Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô.

Bộ Nội vụ

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sở Nội vụ

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 306/KH-UBND ngày 30/11/2022 thực hiện Chương trình hành động 16-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.186

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.227.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!