Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2829/QĐ-BTC 2024 Quy chế xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Số hiệu: 2829/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 27/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

05 nguyên tắc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính

Ngày 27/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2829/QĐ-BTC về Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.

Ngày 27/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2829/QĐ-BTC về Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.  

05 nguyên tắc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính  

Theo đó, việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật:Bộ Tài chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc tại khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 bao gồm:  

- Phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính mới ban hành phải được tổ chức kịp thời; có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính, phát huy thế mạnh của từng đơn vị và huy động sự tham gia tích cực của báo, tạp chí ngành.  

- Hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất; chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012.

- Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính chính xác, không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển; theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp; kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển; đúng quy trình, thủ tục và tuân thủ kỹ thuật pháp điển quy định tại Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 và Nghị định 63/2013/NĐ-CP .  

- Rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát. Hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; tuân thủ trình tự hệ thống hóa; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản.  

- Kiểm tra văn bản phải được tiến hành ngay sau khi văn bản được thông qua hoặc ban hành; bảo đảm tính kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.  

Xem thêm chi tiết Quyết định 2829/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 27/11/2024.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2829/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 72/QĐ-BTC ngày 20/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xây dựng, ban hành văn bản QPPL, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Lãnh đạo Bộ;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc

QUY CHẾ

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2829/QĐ-BTC ngày 27/11/2024 của Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định:

a) Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính;

b) Lập đề nghị và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tài chính;

c) Tổ chức thi hành pháp luật tài chính bao gồm: tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hợp nhất và pháp điển quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật tài chính;

d) Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc triển khai thực hiện Quy chế này.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật tài chính

Văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm:

1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành gồm: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm: thông tư; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là thông tư).

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính

1. Về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

a) Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nguyên tắc quy định tại Quy chế này;

b) Bảo đảm đúng tinh thần, nội dung nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp, nội dung chính sách đã được cấp có thẩm quyền thông qua; tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật;

c) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình lập đề nghị và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phải ký trình xin ý kiến tập thể Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính trước khi Bộ trưởng Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành;

d) Bảo đảm trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ về chất lượng, tiến độ trình các đề án thuộc lĩnh vực được giao phụ trách; trường hợp chậm, muộn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ phải đánh giá rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và chịu trách nhiệm trước Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ.

2. Về nguyên tắc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính mới ban hành phải được tổ chức kịp thời; có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính, phát huy thế mạnh của từng đơn vị và huy động sự tham gia tích cực của báo, tạp chí ngành.

b) Hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất; chỉ hợp nhất văn bản do cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; tuân thủ trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012.

c) Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính chính xác, không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển; theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp; kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển; đúng quy trình, thủ tục và tuân thủ kỹ thuật pháp điển quy định tại Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 và Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

d) Rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự rà soát. Hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; tuân thủ trình tự hệ thống hóa; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản.

đ) Kiểm tra văn bản phải được tiến hành ngay sau khi văn bản được thông qua hoặc ban hành; bảo đảm tính kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.

Điều 4. Bảo đảm nguồn lực thực hiện xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính

1. Kinh phí cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính được ưu tiên, bố trí đầy đủ, kịp thời. Trong đó, đối với các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ được bố trí trong nguồn kinh phí thường xuyên của Bộ Tài chính; đối với các đơn vị được giao nguồn kinh phí tự chủ được bố trí trong nguồn kinh phí được giao tự chủ của đơn vị mình.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình bố trí cán bộ, kinh phí hỗ trợ, phương tiện làm việc, thông tin, các điều kiện cần thiết cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.

3. Đội ngũ người làm công tác xây dựng pháp luật tài chính nói chung, công tác pháp chế tài chính nói riêng được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong công tác xây dựng pháp luật; ưu tiên bố trí các đoàn ra, các đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành pháp luật tài chính; vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để hỗ trợ công tác xây dựng thể chế pháp luật tài chính.

Điều 5. Tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách và các lĩnh vực có liên quan phải tuân thủ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành; quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của ngành tài chính và quy định pháp luật có liên quan về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH

Mục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH

Điều 6. Các chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính

1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm:

a) Đề nghị về chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết);

b) Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Chương trình xây dựng thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính để quy định về việc phối hợp của các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng và phòng, chống tham nhũng.

2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ trong việc lập đề nghị, đề xuất chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính. Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục có trách nhiệm giúp thủ trưởng đơn vị triển khai nhiệm vụ này tại đơn vị.

Điều 7. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Căn cứ các nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, trình Bộ phê duyệt, gửi Vụ Pháp chế trước ngày 15 tháng 11 hàng năm. Trường hợp xin rút hoặc điều chỉnh đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã trình Bộ phê duyệt của các đơn vị, Vụ Pháp chế rà soát, tổng hợp lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết hàng năm thuộc trách nhiệm chủ trì soạn thảo của Bộ Tài chính và trình Bộ phê duyệt, ký công văn gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào đề nghị của Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm. Công văn gửi Bộ Tư pháp phải nêu rõ số lượng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo thứ tự ưu tiên.

Điều 8. Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1. Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm:

a) Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

b) Nghị định của Chính phủ quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

c) Nghị định của Chính phủ quy định vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

d) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ; quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật tài chính.

2. Tổng hợp chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hàng năm:

a) Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ, Vụ Pháp chế có công văn hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đăng ký chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

b) Căn cứ hướng dẫn của Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ rà soát các nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; các văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung chính sách tài chính, lập danh mục Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc trách nhiệm chủ trì soạn thảo của đơn vị mình gửi về Vụ Pháp chế tổng hợp trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

Công văn của các đơn vị thuộc Bộ về đăng ký Chương trình xây dựng nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải xác định cụ thể cấp trình và thời gian trình theo tháng, nêu khái quát sự cần thiết, căn cứ xây dựng (căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn) và dự kiến kế hoạch xây dựng từng nghị định, quyết định.

c) Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức rà soát, tổng hợp Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do các đơn vị thuộc Bộ gửi về, trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ tổng hợp vào danh mục chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

Điều 9. Chương trình xây dựng Thông tư

1. Chương trình xây dựng thông tư gồm:

a) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;

b) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng và phòng, chống tham nhũng.

2. Việc đề xuất xây dựng thông tư phải dựa trên các căn cứ sau:

a) Kết quả thực hiện chương trình năm trước, trong đó phải xác định rõ các thông tư chậm tiến độ cần tiếp tục đưa vào chương trình năm sau để thực hiện;

b) Những vấn đề phát sinh liên quan đến việc tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Yêu cầu phát sinh trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển và kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc lập chương trình xây dựng thông tư phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

4. Việc lập chương trình xây dựng thông tư được thực hiện như sau:

a) Hàng năm, trước ngày 31 tháng 10, Vụ Pháp chế có công văn hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ lập danh mục thông tư thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị;

b) Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và hướng dẫn của Vụ Pháp chế để lập danh mục Chương trình xây dựng thông tư do đơn vị mình chủ trì soạn thảo gửi Vụ Pháp chế trước ngày 15 tháng 11 hàng năm; Thông tư được đưa vào Chương trình phải xác định rõ: sự cần thiết ban hành, cơ sở pháp lý để ban hành, kế hoạch soạn thảo, thời gian Lãnh đạo Bộ ký ban hành (xác định theo tháng);

c) Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức rà soát, tổng hợp danh mục Chương trình xây dựng thông tư do các đơn vị gửi về và hoàn thiện danh mục Chương trình trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để cung cấp các tài liệu liên quan (nếu cần); giải trình các vấn đề vướng mắc (nếu có) liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; nghị định của Chính phủ;

b) Bảo vệ đề nghị các chương trình của Bộ Tài chính tại các phiên họp thảo luận, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2. Các đơn vị thuộc Bộ có đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm:

a) Tham gia các buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị đề xuất;

b) Cung cấp các tài liệu liên quan, giải trình các vấn đề vướng mắc (nếu có) liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu;

c) Tham dự và bảo vệ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại các phiên họp thảo luận, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Mục 2. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 11. Phân công thực hiện các Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, ngay sau khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị chủ trì xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chủ động soạn thảo theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế này.

Sau khi Quốc hội thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết hàng năm, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan dự kiến các mốc thời gian trình Bộ, trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội; trên cơ sở đó, trình Bộ phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp soạn thảo, tiến độ soạn thảo, thời gian trình (theo tháng).

2. Đối với Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo trình Bộ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp soạn thảo, tiến độ soạn thảo, thời gian trình (theo tháng).

3. Đối với Chương trình xây dựng thông tư, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, tổng hợp đề xuất của các đơn vị, trình tập thể Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ ký quyết định ban hành danh mục Chương trình xây dựng Thông tư của Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

4. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết phải được rà soát, xác định để tổ chức soạn thảo đồng bộ với việc soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết đảm bảo trình kèm với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể như sau:

a) Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm rà soát, xác định các nội dung phải quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, trên cơ sở đó dự kiến số lượng văn bản gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ phân công các bộ, ngành chủ trì soạn thảo. Trên cơ sở phân công của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Pháp chế lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ có liên quan báo cáo Bộ phân công các đơn vị thuộc Bộ chủ trì soạn thảo đối với các văn bản quy định chi tiết thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.

b) Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do các Bộ, ngành khác chủ trì soạn thảo, đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì tham gia ý kiến tiến hành rà soát, xác định các nội dung giao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính; chủ động trao đổi, thống nhất với đơn vị chức năng của Bộ, ngành chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trên cơ sở đó, gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ gửi Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ phân công các bộ, ngành chủ trì soạn thảo. Trên cơ sở phân công của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Pháp chế báo cáo Bộ phân công các đơn vị thuộc Bộ chủ trì soạn thảo đối với các văn bản quy định chi tiết thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.

5. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo đảm tiến độ và chất lượng soạn thảo; chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội trong việc thẩm định, thẩm tra, trình ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 12. Theo dõi, đôn đốc, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

a) Tổ chức theo dõi, nắm tiến độ và đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ. Trên cơ sở đó, dự báo các trường hợp có khả năng không đảm bảo tiến độ soạn thảo để kịp thời đôn đốc các đơn vị chủ trì soạn thảo có phương án xử lý, bảo đảm chất lượng, tiến độ hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

b) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chương trình pháp luật gửi Văn phòng Bộ tổng hợp vào báo cáo giao ban Bộ; đồng thời chuẩn bị tài liệu trình Bộ trưởng họp Chính phủ;

Căn cứ tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để chủ động trình Bộ có giải pháp xử lý kịp thời, bảo đảm hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

c) Định kỳ hàng quý, phối hợp với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ rà soát, đối chiếu về tình hình soạn thảo các văn bản thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ;

d) Hàng năm, căn cứ kết quả thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá mức độ hoàn thành chương trình. Tỷ lệ hoàn thành chương trình là một tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, xét thi đua khen thưởng của các đơn vị.

2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế trong việc đánh giá, chấm điểm thi đua cho các đơn vị thuộc Bộ trên cơ sở kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế trong việc đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính cho các đơn vị thuộc Bộ trên cơ sở kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

4. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với Vụ Pháp chế để thông tin kịp thời về tình hình và kết quả soạn thảo; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các phương án xử lý để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo báo cáo tình hình soạn thảo gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 13. Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Việc đề xuất điều chỉnh chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Bổ sung vào chương trình những văn bản quy phạm pháp luật phải soạn thảo, ban hành trong các trường hợp: Nhiệm vụ mới phát sinh được giao tại các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện theo kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; do yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật; yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Đưa ra khỏi Chương trình những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết hoặc không còn cần thiết phải ban hành;

c) Điều chỉnh lùi thời điểm trình ban hành đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo tiến độ vì lý do bất khả kháng (trừ văn bản quy định chi tiết);

d) Điều chỉnh thời điểm trình sớm hơn quy định (chỉ áp dụng đối với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết) trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các thủ tục soạn thảo đã được hoàn thiện theo quy định;

đ) Gộp nội dung các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết có cùng phạm vi, đối tượng điều chỉnh; gộp văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp một văn bản sửa nhiều văn bản.

2. Trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có công văn gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Bộ phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Cụ thể trong từng trường hợp như sau:

a) Trường hợp bổ sung chương trình dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị đề xuất bổ sung chương trình có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở đăng ký chương trình theo quy định tại Mục 1 Chương II Quy chế này.

Đối với nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc bổ sung vào chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 8 Quy chế này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tại công văn xin bổ sung vào Chương trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 và điểm b khoản 4 Điều 9 Quy chế này.

b) Trường hợp rút hoặc điều chỉnh thời hạn trình (trong đó có đề xuất điều chỉnh thời điểm trình sớm hơn đối với các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội), gộp nội dung của văn bản trong chương trình với văn bản khác, đơn vị chủ trì có trách nhiệm nêu rõ lý do, đánh giá tác động của việc rút hoặc điều chỉnh thời hạn trình; phương hướng, giải pháp và thời gian thực hiện.

Riêng việc xin rút hoặc điều chỉnh thời hạn trình đối với các đề án, văn bản thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

c) Sau khi nhận được công văn đề nghị của đơn vị, Vụ Pháp chế có trách nhiệm rà soát, cho ý kiến, trao đổi, thống nhất với đơn vị về những nội dung còn chưa rõ; trên cơ sở đó, trình Bộ ký công văn gửi Bộ Tư pháp để báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh chương trình luật, pháp lệnh, nghị quyết; công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Bộ điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư của Bộ.

3. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau cần phải trình Bộ xin ý kiến về chủ trương điều chỉnh chương trình thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ xin ý kiến về việc điều chỉnh chương trình và ký công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cho phép điều chỉnh chương trình (công văn điều chỉnh chương trình sao gửi cho Vụ Pháp chế để theo dõi đôn đốc).

Chương III

LẬP ĐỀ NGHỊ VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH

Mục 1. XÂY DỰNG LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Tiểu mục 1

LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT

Điều 14. Các trường hợp phải lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Luật; nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

2. Pháp lệnh; nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 15. Quy trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm:

a) Thực hiện tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;

b) Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;

c) Nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;

d) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách;

đ) Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, gồm:

a) Tờ trình Bộ và dự thảo tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2024/NĐ-CP) trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết;

b) Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách theo mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

Trường hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh thì việc xây dựng nội dung chính sách, báo cáo đánh giá tác động chính sách phải bao gồm những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư;

c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;

d) Dự kiến đề cương chi tiết đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết theo mẫu số 04, mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP;

đ) Các tài liệu khác (nếu có).

Điều 16. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

Việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtkhoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).

Điều 17. Lấy ý kiến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết để lấy ý kiến Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ có liên quan.

Hồ sơ lấy ý kiến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do các đơn vị thuộc Tổng cục và tương đương (sau đây gọi là Tổng cục) đề xuất phải có ý kiến bằng văn bản của đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc các Tổng cục. Đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc các Tổng cục có trách nhiệm tham gia ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do các đơn vị thuộc Tổng cục đề xuất trước khi gửi xin ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

2. Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ký công văn gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, gồm:

Bộ Nội vụ về nguồn nhân lực; Bộ Ngoại giao về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Bộ Tư pháp về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết với hệ thống pháp luật; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về bình đẳng giới; Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương khác có liên quan (nếu có); Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; gửi lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.

Đồng thời, chuẩn bị báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá, cho ý kiến về nguồn tài chính theo quy định tại Điều 95 Quy chế này.

Chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Tin học và Thống kê tài chính đăng tải hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời gian ít nhất là 30 ngày.

3. Trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ phê duyệt, gửi bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Điều 18. Gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị chủ trì nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp được gửi đồng thời đến Vụ Pháp chế để phối hợp đôn đốc, tham gia họp thẩm định khi phát sinh.

2. Trong quá trình tổ chức thẩm định có phát sinh yêu cầu về cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan; thuyết trình về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo đề nghị của đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định.

Điều 19. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Trên cơ sở Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu giải trình, tiếp thu các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết.

2. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Bộ trình Chính phủ; đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định cho Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phải được hoàn thiện theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có độ dày từ 10 trang A4 trở lên phải xây dựng thêm Tờ trình tóm tắt có nội dung ngắn gọn, gồm những nội dung sau: Căn cứ, cơ sở xây dựng văn bản (căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn); quá trình xây dựng dự thảo văn bản; nội dung chính của dự thảo văn bản; ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan và việc tiếp thu giải trình; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có); những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, các đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Lãnh đạo Bộ phụ trách khối phê duyệt; trên cơ sở đó gửi Vụ Pháp chế tổng hợp trình Bộ gửi Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.

Tiểu mục 2

SOẠN THẢO LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT

Điều 20. Quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Căn cứ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Đối với các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ soạn thảo. Kế hoạch soạn thảo phải thể hiện rõ các nội dung công việc gắn với phân công, các mốc thời gian thực hiện phù hợp với thời hạn trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thuyết minh những nội dung chính, quan trọng được kế thừa; nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; nội dung phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính (nếu có) trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Việc thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo văn bản được thể hiện ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình.

2. Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tổ chức soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy trình sau:

a) Phân công Lãnh đạo đơn vị phụ trách chỉ đạo công tác nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để soạn thảo; thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập theo quy định tại Điều 52, Điều 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtĐiều 66, Điều 67 Quy chế này.

Trong quá trình soạn thảo, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm mời đại diện đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Ủy ban của Quốc hội có liên quan tham gia ngay từ khâu đầu của quy trình soạn thảo;

b) Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến;

c) Tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;

d) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có); gửi đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;

đ) Soạn thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để trình kèm;

e) Trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Công văn đề nghị thẩm định gửi Vụ Pháp chế để phối hợp theo dõi, đôn đốc thẩm định;

g) Nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết;

h) Rà soát dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt và ký tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

i) Phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ và các đơn vị có liên quan của các Bộ, ngành trong việc lấy và tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ; các đơn vị chức năng của Văn phòng Quốc hội trong việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; báo cáo Bộ việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm việc xử lý những nội dung phức tạp, có tính liên ngành, còn có ý kiến khác nhau.

Điều 21. Soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự thủ tục rút gọn

1. Các trường hợp xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Về thẩm quyền quyết định xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn:

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội.

3. Đề nghị xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản;

b) Tên văn bản;

c) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

d) Nội dung chính của văn bản;

đ) Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó nêu cụ thể trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề đó;

e) Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình hoặc ban hành văn bản.

Điều 22. Lấy ý kiến dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

1. Lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ:

a) Dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết phải lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan trong Bộ. Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Tổng cục chủ trì soạn thảo, đơn vị thuộc Tổng cục được giao chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến tổ chức pháp chế và đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục trong quá trình soạn thảo văn bản.

Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản xem xét, lấy ý kiến về những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công của từng đơn vị và những nội dung quan trọng khác. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo duyệt nội dung dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết để gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong Bộ;

b) Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thời hạn lấy ý kiến được ghi cụ thể trên công văn gửi lấy ý kiến.

Văn phòng Bộ, đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về thủ tục hành chính tại dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có quy định về thủ tục hành chính (nếu có) cùng với việc cho ý kiến vào nội dung dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết;

c) Thủ trưởng đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đảm bảo thời hạn; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về việc chậm hoặc không tham gia ý kiến và các vướng mắc phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị.

2. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết:

a) Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị trong Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt và ký công văn gửi lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng các hình thức quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian gửi lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo ít nhất 20 ngày, kể từ ngày dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được đưa ra lấy ý kiến trừ trường hợp soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn;

b) Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu tác động trực tiếp gửi lấy ý kiến và hình thức gửi lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được giao soạn thảo để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định, trong đó phải có Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan của Đảng, Quốc hội và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Tổ chức lấy ý kiến của Văn phòng Chính phủ về nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

- Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam; lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc nếu trong dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết có quy định về thực hiện chính sách dân tộc.

- Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết liên quan đến bình đẳng giới gửi lấy ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo quy định tại Điều 26, Điều 30 Luật Bình đẳng giới; Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có quy định liên quan đến an ninh trật tự phải gửi lấy ý kiến Bộ Công an về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

c) Thực hiện đăng tải dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và dự thảo tờ trình để lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính trong thời gian ít nhất 60 ngày theo quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 23. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

1. Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến được ghi tại công văn gửi lấy ý kiến; đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để báo cáo Lãnh đạo Bộ và Ban soạn thảo (nếu có) về tiến độ, nội dung, những vấn đề phức tạp có ý kiến khác nhau và xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, báo cáo rõ những cơ quan, đơn vị chưa gửi ý kiến cần tiếp tục đôn đốc.

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ duyệt, gửi báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Đối với các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngoài việc trình báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách khối, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trình báo cáo Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực có liên quan trước khi báo cáo Bộ trưởng.

Điều 24. Chuẩn bị hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ dự án luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

2. Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm có:

a) Tờ trình Chính phủ về dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, trong đó cần thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo văn bản ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình;

b) Dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết;

c) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết;

d) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;

đ) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;

g) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;

h) Tài liệu khác (nếu có).

3. Tờ trình được ký và đóng dấu; dự thảo văn bản được đóng dấu giáp lai; các tài liệu khác được đóng dấu treo của Bộ.

4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ ký công văn gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ đề nghị thẩm định gửi Vụ Pháp chế để phối hợp theo dõi, đôn đốc thẩm định.

Điều 25. Giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong quá trình Bộ Tư pháp thẩm định

Đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham dự Hội đồng thẩm định của Bộ Tư pháp để giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng làm rõ những nội dung còn có những ý kiến khác nhau. Trường hợp không thống nhất được ý kiến thì trình Bộ xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 26. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp

Trong thời hạn tối đa 10 ngày (chậm nhất 02 ngày làm việc đối với văn bản soạn thảo theo trình tự thủ tục rút gọn), kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ (đối với các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp có liên quan đến thủ tục hành chính) và các đơn vị thuộc Bộ khác có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo phải tổng hợp và giải trình rõ trong tờ trình Bộ để Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định; Đồng thời trình Bộ gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Điều 27. Trình Bộ trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

1. Hồ sơ trình Bộ trình Chính phủ về dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết gồm các văn bản, tài liệu theo quy định tại Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản, tài liệu sau:

a) Tờ trình Bộ trong đó nêu rõ mục đích, quan điểm xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo; nội dung chủ yếu của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, tài liệu tham khảo;

b) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ (gửi kèm ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ).

2. Trường hợp tờ trình của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có độ dày từ 10 trang A4 trở lên phải xây dựng thêm Tờ trình tóm tắt có nội dung ngắn gọn, gồm những nội dung sau: Căn cứ, cơ sở xây dựng văn bản (căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn); quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; nội dung chính của dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan và việc tiếp thu giải trình; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có); những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Tờ trình, Báo cáo về lồng ghép bình đẳng giới (nếu có), Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp phải được đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo của Bộ; các tài liệu khác (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo của Bộ;

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, trình Bộ trình Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký, đóng dấu chính thức phải có chữ ký soát của Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo.

Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ duyệt hồ sơ, ký tờ trình cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ và tệp dữ liệu điện tử đến cấp có thẩm quyền; đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ cho Vụ Pháp chế để theo dõi.

5. Trong trường hợp các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh có sự thay đổi tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và điều ước quốc tế về đầu tư thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ; đồng thời gửi Văn phòng Bộ, Cục Tin học và Thống kê tài chính để cập nhật điều kiện kinh doanh lên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

MỤC 2. XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Tiểu mục 1

LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 28. Các trường hợp phải lập đề nghị xây dựng nghị định

1. Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Các đơn vị chủ trì soạn thảo chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 29. Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định

1. Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

2. Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

3. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 87 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị định.

5. Riêng đối với đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này còn phải thực hiện thêm quy trình sau:

a) Xây dựng nội dung của chính sách và đánh giá tác động của chính sách;

b) Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu tác động trực tiếp và tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý;

c) Gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Điều 30. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định

1. Việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tại Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

2. Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

Điều 31. Lấy ý kiến đề nghị xây dựng nghị định

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định để lấy ý kiến Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị khác thuộc Bộ có liên quan.

Hồ sơ lấy ý kiến đề nghị xây dựng nghị định do các đơn vị thuộc Tổng cục và tương đương (sau đây gọi là Tổng cục) đề xuất phải có ý kiến bằng văn bản của đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc các Tổng cục. Đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc các Tổng cục có trách nhiệm tham gia ý kiến về đề nghị xây dựng nghị định do các đơn vị thuộc Tổng cục đề xuất trước khi gửi xin ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

2. Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện đề nghị xây dựng nghị định, trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ký công văn gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, gồm:

Bộ Nội vụ về nguồn nhân lực; Bộ Ngoại giao về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Bộ Tư pháp về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng nghị định với hệ thống pháp luật; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về bình đẳng giới; Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương khác có liên quan (nếu có); Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng nghị định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp; gửi lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.

Đồng thời, chuẩn bị báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá, cho ý kiến về nguồn tài chính theo quy định tại Điều 95 Quy chế này.

Chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Tin học và Thống kê tài chính đăng tải hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính trong thời gian ít nhất là 30 ngày.

3. Trên cơ sở tiếp thu giải trình ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ phê duyệt, gửi đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 86 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Điều 32. Gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về đề nghị xây dựng nghị định

1. Đối với Nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp gửi đồng thời đến Vụ Pháp chế để phối hợp đôn đốc, tham gia họp thẩm định khi phát sinh.

2. Trong quá trình tổ chức thẩm định có phát sinh thêm yêu cầu về cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan; thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định theo đề nghị của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan để thực hiện kịp thời, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định.

Điều 33. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định

1. Đối với đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ thông qua (Nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật):

a) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp hoàn thiện đề nghị xây dựng nghị định trình Bộ trình Chính phủ theo quy định tại khoản 5 Điều 88 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định phải được hoàn thiện theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trường hợp tờ trình đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ có độ dày từ 10 trang A4 trở lên phải xây dựng thêm Tờ trình tóm tắt có nội dung ngắn gọn, gồm những nội dung sau: Căn cứ, cơ sở xây dựng văn bản (căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn); quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định; nội dung chính của chính sách; ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan và việc tiếp thu giải trình; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có); những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với đề nghị xây dựng nghị định trình Thủ tướng Chính phủ thông qua (Nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tiểu mục 2

SOẠN THẢO NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 34. Quy trình soạn thảo nghị định của Chính phủ

1. Căn cứ các Chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Đối với các dự thảo nghị định có nội dung phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ soạn thảo. Kế hoạch soạn thảo phải thể hiện rõ các nội dung công việc gắn với phân công, các mốc thời gian thực hiện phù hợp với thời hạn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với dự thảo nghị định của Chính phủ phải thuyết minh những nội dung chính, quan trọng được kế thừa; nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; nội dung phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính (nếu có) trong dự thảo nghị định. Việc thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo nghị định được thể hiện ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình.

2. Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tổ chức soạn thảo nghị định theo quy trình sau:

a) Phân công Lãnh đạo đơn vị phụ trách chỉ đạo công tác nghiên cứu, xây dựng nghị định; công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để soạn thảo nghị định. Trường hợp cần thiết, có thể thành lập Ban soạn thảo theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 90 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtĐiều 66 Quy chế này.

Trong quá trình soạn thảo, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm mời đại diện đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia ngay từ khâu đầu của quy trình soạn thảo văn bản.

b) Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đối tượng chịu tác động trực tiếp của nghị định; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến.

c) Tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của dự thảo nghị định trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

d) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo nghị định; trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có); gửi đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các tài liệu khác trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

đ) Trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hồ sơ đề nghị thẩm định gửi Vụ Pháp chế để phối hợp theo dõi, đôn đốc thẩm định.

e) Nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định.

g) Rà soát dự thảo nghị định, hồ sơ để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt và ký tờ trình Chính phủ.

h) Phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ và các đơn vị có liên quan của các Bộ, ngành trong việc lấy và tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định; báo cáo Bộ việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm việc xử lý những nội dung phức tạp, có tính liên ngành, còn có ý kiến khác nhau.

Điều 35. Soạn thảo nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn

1. Các trường hợp xây dựng nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Về thẩm quyền quyết định xây dựng nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn:

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ.

3. Đề nghị xây dựng, ban hành nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo.

Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản;

b) Tên văn bản;

c) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

d) Nội dung chính của văn bản;

đ) Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó nêu cụ thể trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề đó;

e) Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình hoặc ban hành văn bản.

Điều 36. Lấy ý kiến dự thảo nghị định

1. Lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ:

a) Dự thảo nghị định phải lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan trong Bộ. Đối với các dự thảo nghị định do Tổng cục chủ trì soạn thảo, đơn vị thuộc Tổng cục được giao chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến tổ chức pháp chế và đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục trong quá trình soạn thảo.

Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản xem xét, lấy ý kiến về những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công của từng đơn vị và những nội dung quan trọng khác. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo duyệt nội dung dự thảo nghị định để gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong Bộ;

b) Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thời hạn lấy ý kiến được ghi cụ thể trên công văn gửi lấy ý kiến.

Văn phòng Bộ, đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về thủ tục hành chính tại dự thảo nghị định có quy định về thủ tục hành chính (nếu có) cùng với việc cho ý kiến vào nội dung dự thảo nghị định;

c) Thủ trưởng đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đảm bảo thời hạn và phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về việc chậm hoặc không tham gia ý kiến và các vướng mắc phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung của văn bản thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị.

2. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của nghị định:

a) Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị trong Bộ có liên quan, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo nghị định trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ký công văn gửi lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng các hình thức quy định tại Điều 91 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian gửi lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo ít nhất 20 ngày, kể từ ngày dự thảo nghị định được đưa ra lấy ý kiến trừ trường hợp soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn;

b) Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất danh sách đối tượng chịu tác động trực tiếp, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi lấy ý kiến và hình thức gửi lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định, trong đó phải có Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP:

- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan của Đảng, Quốc hội và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các dự thảo nghị định trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Tổ chức lấy ý kiến của Văn phòng Chính phủ về nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo Nghị định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

- Đối với các dự thảo nghị định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam; lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc nếu trong dự thảo nghị định có quy định về thực hiện chính sách dân tộc.

- Đối với các dự thảo nghị định liên quan đến bình đẳng giới phải gửi lấy ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo quy định tại Điều 26, Điều 30 Luật Bình đẳng giới; Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Đối với các dự thảo nghị định có quy định liên quan đến an ninh trật tự phải gửi lấy ý kiến Bộ Công an về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

c) Thực hiện đăng tải dự thảo nghị định để lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 91 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020.

Điều 37. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo nghị định

1. Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến được ghi tại công văn gửi lấy ý kiến, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo nghị định để báo cáo Lãnh đạo Bộ và Ban soạn thảo (nếu có) về tiến độ, nội dung, những vấn đề phức tạp có ý kiến khác nhau và xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, báo cáo rõ những cơ quan, đơn vị chưa gửi ý kiến cần tiếp tục đôn đốc.

2. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ phê duyệt báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các tài liệu khác để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 90 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Đối với các dự thảo nghị định liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngoài việc trình báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách khối, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trình, báo cáo Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực có liên quan trước khi báo cáo Bộ trưởng.

Điều 38. Chuẩn bị, gửi hồ sơ dự thảo nghị định đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ nghị định gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

2. Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm có:

a) Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định, trong đó cần thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo nghị định ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình.;

b) Dự thảo nghị định;

c) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo nghị định;

d) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định thủ tục hành chính;

đ) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo nghị định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

g) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

h) Tài liệu khác (nếu có);

Tờ trình được ký và đóng dấu; dự thảo văn bản được đóng dấu giáp lai; các tài liệu khác được đóng dấu treo của bộ.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ ký công văn gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ đề nghị thẩm định phải được gửi Vụ Pháp chế để phối hợp theo dõi, đôn đốc thẩm định.

Điều 39. Giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong quá trình Bộ Tư pháp thẩm định

Đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham dự Hội đồng thẩm định của Bộ Tư pháp để giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng để làm rõ những nội dung còn có những ý kiến khác nhau. Trường hợp không thống nhất được ý kiến thì trình Bộ xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 40. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp

Trong thời hạn tối đa 10 ngày (chậm nhất 02 ngày làm việc đối với văn bản soạn thảo theo trình tự thủ tục rút gọn), kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ (đối với các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp có liên quan đến thủ tục hành chính) và các đơn vị thuộc Bộ khác có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định. Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo phải tổng hợp và giải trình rõ trong tờ trình Bộ để Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định; đồng thời trình Bộ gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo nghị định đã được chỉnh lý đến Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ dự thảo nghị định theo quy định tại khoản 6 Điều 92 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 41. Trình Bộ trình Chính phủ ban hành nghị định

1. Hồ sơ trình Bộ trình Chính phủ dự thảo nghị định gồm các văn bản, tài liệu theo quy định tại Điều 93 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản, tài liệu sau:

a) Tờ trình Bộ trong đó nêu rõ mục đích, quan điểm xây dựng dự thảo nghị định; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo; nội dung chủ yếu của dự thảo nghị định, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, tài liệu tham khảo;

b) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ (gửi kèm ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ).

2. Trường hợp tờ trình của dự thảo nghị định trình Chính phủ có độ dày từ 10 trang A4 trở lên phải xây dựng thêm Tờ trình tóm tắt có nội dung ngắn gọn, gồm những nội dung sau: Căn cứ, cơ sở xây dựng nghị định (căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn); quá trình xây dựng dự thảo nghị định; nội dung chính của dự thảo nghị định; ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan và việc tiếp thu giải trình; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có); những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Tờ trình, Báo cáo đánh giá tác động của chính sách, Báo cáo về lồng ghép bình đẳng giới (nếu có), Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp phải được đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo của Bộ; các tài liệu khác (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo của Bộ.

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, trình Bộ trình cấp có thẩm quyền ký ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này. Các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký, đóng dấu chính thức phải có chữ ký soát của Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo.

Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ phê duyệt hồ sơ, ký tờ trình cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ và tệp dữ liệu điện tử đến cấp có thẩm quyền; đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ cho Vụ Pháp chế để theo dõi.

5. Trong trường hợp các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh có sự thay đổi tại các nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ; đồng thời gửi Văn phòng Bộ, Cục Tin học và Thống kê tài chính để cập nhật điều kiện kinh doanh lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Điều 42. Rà soát, lưu hành, đăng tải nghị định

1. Trước và sau khi nghị định của Chính phủ được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ rà soát lại về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày nghị định của Chính phủ (bao gồm cả việc trình Bộ ký soát trước khi dự thảo nghị định của Chính phủ được ký ban hành).

2. Trong thời gian chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có công văn gửi Vụ Pháp chế kèm theo bản chính nghị định và tệp dữ liệu điện tử để đăng tải lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; đồng thời, đăng tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (Trang thông tin Pháp luật tài chính).

Mục 3. XÂY DỰNG QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điều 43. Quy trình soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1. Căn cứ Chương trình xây dựng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo quyết định theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thuyết minh những nội dung chính, quan trọng được kế thừa; nội dung được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; nội dung phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính (nếu có). Việc thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo quyết định được thể hiện ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình.

2. Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy trình sau:

a) Phân công Lãnh đạo đơn vị phụ trách chỉ đạo công tác nghiên cứu, xây dựng dự thảo quyết định, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để soạn thảo.

Trong quá trình soạn thảo, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm mời đại diện đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia ngay từ khâu đầu của quy trình soạn thảo quyết định;

b) Tổ chức tổng kết việc thi hành quyết định; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo quyết định; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có);

d) Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo quyết định và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

đ) Tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;

e) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo quyết định; trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có); gửi báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 97 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

g) Trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ đề nghị thẩm định gửi Vụ Pháp chế để phối hợp theo dõi, đôn đốc thẩm định;

h) Nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định;

i) Rà soát dự thảo, hồ sơ để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt và ký tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

k) Phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ và các đơn vị có liên quan của các Bộ, ngành trong việc lấy và tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định; báo cáo Bộ việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm việc xử lý những nội dung phức tạp, có tính liên ngành, còn có ý kiến khác nhau.

Điều 44. Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Việc đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 97 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtkhoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP; trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan và lý do của việc lựa chọn.

Điều 45. Soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự thủ tục rút gọn

1. Các trường hợp xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Về thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng quyết định:

Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đề nghị xây dựng, ban hành quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo.

Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản;

b) Tên văn bản;

c) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

d) Nội dung chính của văn bản;

đ) Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó nêu cụ thể trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề đó;

e) Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình hoặc ban hành văn bản.

Điều 46. Lấy ý kiến dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

1. Lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ:

a) Dự thảo quyết định phải lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan trong Bộ. Đối với các dự thảo quyết định do Tổng cục chủ trì soạn thảo, đơn vị thuộc Tổng cục được giao chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến tổ chức pháp chế và đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục trong quá trình soạn thảo văn bản.

Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản xem xét, lấy ý kiến về những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công của từng đơn vị và những nội dung quan trọng khác. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo duyệt nội dung dự thảo quyết định để gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong Bộ;

b) Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thời hạn lấy ý kiến được ghi cụ thể trên công văn gửi lấy ý kiến.

Văn phòng Bộ, đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về thủ tục hành chính tại văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính (nếu có) cùng với việc cho ý kiến vào nội dung dự thảo quyết định;

c) Thủ trưởng đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đảm bảo thời hạn và phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về việc chậm hoặc không tham gia ý kiến và các vướng mắc phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung của dự thảo quyết định thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị.

2. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo quyết định:

a) Trên cơ sở ý kiến các đơn vị trong Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện dự thảo quyết định trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ký công văn gửi lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo quyết định và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức quy định tại điểm d khoản 2 Điều 97 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian gửi lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp và cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo ít nhất 20 ngày, kể từ ngày dự thảo quyết định được đưa ra lấy ý kiến, trừ trường hợp soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn;

b) Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất danh sách đối tượng chịu tác động trực tiếp, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi lấy ý kiến và hình thức gửi lấy ý kiến đối với dự thảo quyết định để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định, trong đó phải có Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP:

- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan của Đảng, Quốc hội và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Tổ chức lấy ý kiến của Văn phòng Chính phủ về nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

- Đối với các dự thảo quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam; lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc nếu trong dự thảo quyết định có quy định về thực hiện chính sách dân tộc.

- Đối với các dự thảo quyết định liên quan đến bình đẳng giới phải gửi lấy ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo quy định tại Điều 26, Điều 30 Luật Bình đẳng giới; Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Đối với các dự thảo quyết định có quy định liên quan đến an ninh trật tự phải gửi lấy ý kiến Bộ Công an về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

c) Thực hiện đăng tải dự thảo quyết định để lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 97 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 47. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo quyết định

1. Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến được ghi tại công văn gửi lấy ý kiến, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo quyết định để báo cáo Lãnh đạo Bộ về tiến độ, nội dung, những vấn đề phức tạp có ý kiến khác nhau và xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, báo cáo rõ những cơ quan, đơn vị chưa gửi ý kiến cần tiếp tục đôn đốc.

2. Đối với các dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngoài việc trình báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách khối, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trình báo cáo Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực có liên quan trước khi báo cáo Bộ trưởng.

Điều 48. Chuẩn bị, gửi hồ sơ dự thảo quyết định đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết định gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

2. Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm có:

a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định, trong đó cần thuyết minh rõ các nội dung cơ bản của dự thảo quyết định ngay trong Tờ trình hoặc tại phụ lục kèm theo Tờ trình;

b) Dự thảo quyết định;

c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo quyết định; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo quyết định; bản đánh giá thủ tục hành chính, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

đ) Tài liệu khác (nếu có).

Tờ trình ký và đóng dấu; dự thảo quyết định được đóng dấu giáp lai; các tài liệu khác được đóng dấu treo của Bộ.

3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ ký công văn gửi Bộ Tư pháp lấy ý kiến thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ đề nghị thẩm định gửi Vụ Pháp chế để phối hợp theo dõi, đôn đốc thẩm định.

Điều 49. Giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong quá trình Bộ Tư pháp thẩm định

Đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham dự Hội đồng thẩm định của Bộ Tư pháp để giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng để làm rõ những nội dung còn có những ý kiến khác nhau. Trường hợp không thống nhất được ý kiến thì trình Bộ xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 50. Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp

Trong thời hạn tối đa 10 ngày (chậm nhất 02 ngày làm việc đối với văn bản soạn thảo theo trình tự thủ tục rút gọn), kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ (đối với các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp có liên quan đến thủ tục hành chính) và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định. Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn thảo phải tổng hợp và giải trình rõ trong tờ trình Bộ để Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp kèm theo dự thảo quyết định đã được chỉnh lý phải gửi đến Bộ Tư pháp khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định theo quy định tại khoản 6 Điều 98 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 51. Trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định

1. Hồ sơ trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định gồm các văn bản, tài liệu theo quy định tại Điều 99 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản, tài liệu sau:

a) Tờ trình Bộ trong đó nêu rõ mục đích, quan điểm xây dựng quyết định; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo; nội dung chủ yếu của quyết định, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, tài liệu tham khảo;

b) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ (gửi kèm ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ).

2. Trường hợp tờ trình dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ có độ dày từ 10 trang A4 trở lên phải xây dựng thêm Tờ trình tóm tắt có nội dung ngắn gọn, gồm những nội dung sau: Căn cứ, cơ sở xây dựng quyết định (căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn); quá trình xây dựng dự thảo quyết định; nội dung chính của dự thảo quyết định; ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan và việc tiếp thu giải trình; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có); những vấn đề cần xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tờ trình, báo cáo đánh giá tác động của chính sách, báo cáo về lồng ghép bình đẳng giới (nếu có), báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp phải được đánh số, ký, đóng dấu của Bộ; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo của Bộ; các tài liệu khác (nếu có) phải được ký, đóng dấu hoặc đóng dấu treo của Bộ.

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này. Các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký, đóng dấu chính thức phải có chữ ký soát của Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo.

Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ duyệt hồ sơ, ký tờ trình Thủ tướng Chính phủ, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ và tệp dữ liệu điện tử đến cấp có thẩm quyền theo quy định; đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ cho Vụ Pháp chế để theo dõi.

Điều 52. Rà soát, lưu hành, đăng tải quyết định

1. Trước và sau khi quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ký ban hành, đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ rà soát lại về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày quyết định của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm cả việc trình Bộ ký soát trước khi dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ký ban hành).

2. Trong thời gian chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có công văn gửi Vụ Pháp chế kèm theo bản chính quyết định và tệp dữ liệu điện tử để đăng tải lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; đồng thời, đăng tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (Trang thông tin Pháp luật tài chính).

MỤC 4. XÂY DỰNG THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Tiểu mục 1

SOẠN THẢO THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Điều 53. Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Căn cứ Chương trình xây dựng thông tư của Bộ Tài chính, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Việc soạn thảo, ban hành thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Quy chế này.

2. Đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tổ chức soạn thảo thông tư theo quy trình sau:

a) Phân công Lãnh đạo đơn vị phụ trách chỉ đạo công tác nghiên cứu, xây dựng thông tư, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để soạn thảo.

Trong quá trình soạn thảo, tùy theo nội dung của dự thảo thông tư, đơn vị được giao chủ trì có thể mời đại diện đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia ngay từ khâu đầu của quy trình soạn thảo thông tư;

b) Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính tại dự thảo thông tư; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);

c) Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan; các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo thông tư và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

d) Tổ chức truyền thông nội dung cơ bản của dự thảo thông tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức phù hợp khác về các vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau và tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;

đ) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo thông tư; trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có);

e) Gửi lấy ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế đối với dự thảo thông tư Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục có trách nhiệm cho ý kiến về dự thảo Thông tư do đơn vị khác thuộc Tổng cục chủ trì soạn thảo trước khi trình Lãnh đạo Tổng cục duyệt, ký công văn gửi Vụ Pháp chế thẩm định theo quy định tại Quy chế này;

g) Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế để chỉnh lý dự thảo thông tư;

h) Trình Bộ ký ban hành thông tư;

i) Lưu hành và đăng tải thông tư theo quy định.

Điều 54. Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Đơn vị chủ trì soạn thảo tiến hành xây dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách (nếu có) theo quy định tại khoản 28, khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 55. Soạn thảo Thông tư theo trình tự thủ tục rút gọn

1. Các trường hợp xây dựng thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Về thẩm quyền quyết định xây dựng thông tư theo trình tự thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại Điều 147, Điều 148, Điều 149 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 45, khoản 46, khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

a) Đối với việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành thông tư trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ lấy ý kiến Bộ Tư pháp về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Đối với việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành thông tư theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ xem xét, quyết định.

3. Đề nghị xây dựng, ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo. Văn bản đề nghị xây dựng, ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành văn bản;

b) Tên văn bản;

c) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

d) Nội dung chính của văn bản;

đ) Căn cứ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, trong đó nêu cụ thể trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; lý do đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải nêu rõ vấn đề phát sinh trong thực tiễn và hậu quả có thể xảy ra nếu không kịp thời ban hành thông tư để giải quyết vấn đề đó;

e) Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình hoặc ban hành thông tư.

Điều 56. Lấy ý kiến dự thảo Thông tư

1. Lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ:

a) Dự thảo thông tư phải lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan trong Bộ. Đối với các dự thảo thông tư do Tổng cục chủ trì soạn thảo, đơn vị thuộc Tổng cục được giao chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến tổ chức pháp chế và đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục trong quá trình soạn thảo thông tư.

Đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư xem xét, lấy ý kiến về những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công của từng đơn vị và những nội dung quan trọng khác. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo duyệt nội dung dự thảo thông tư để gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong Bộ;

b) Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thời hạn lấy ý kiến được ghi cụ thể trên công văn gửi lấy ý kiến.

Văn phòng Bộ, đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổng cục có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về thủ tục hành chính tại dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính (nếu có) cùng với việc cho ý kiến vào nội dung dự thảo thông tư;

c) Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời đảm bảo thời hạn và phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về việc chậm hoặc không tham gia ý kiến và các vướng mắc phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung của dự thảo thông tư thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị.

2. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của dự thảo thông tư:

a) Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị trong Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư hoàn thiện dự thảo thông tư trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ký công văn gửi lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp của thông tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian gửi lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp và cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo ít nhất 20 ngày, kể từ ngày dự thảo thông tư được đưa ra lấy ý kiến trừ trường hợp văn bản soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn;

b) Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất danh sách đối tượng chịu tác động trực tiếp, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi lấy ý kiến và hình thức gửi lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định, trong đó phải có Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP:

- Đối với các dự thảo thông tư liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ ký công văn gửi lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam; lấy ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc nếu trong dự thảo thông tư có quy định về thực hiện chính sách dân tộc.

- Đối với các dự thảo thông tư liên quan đến bình đẳng giới phải gửi lấy ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo quy định tại Điều 26, Điều 30 Luật Bình đẳng giới; Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Đối với các dự thảo thông tư có quy định liên quan đến an ninh trật tự phải gửi lấy ý kiến Bộ Công an về tác động của văn bản đối với yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

c) Thực hiện đăng tải dự thảo thông tư để lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 57. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo Thông tư

1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến được ghi tại công văn gửi lấy ý kiến, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm hoàn tất việc tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo thông tư.

2. Đối với dự thảo thông tư liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngoài việc trình báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách khối, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trình báo cáo Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực có liên quan trước khi báo cáo Bộ trưởng.

Tiểu mục 2

THẨM ĐỊNH DỰ THẢO THÔNG TƯ

Điều 58. Nguyên tắc thẩm định thông tư

1. Thẩm định dự thảo thông tư là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo thông tư trong hệ thống pháp luật.

2. Việc thẩm định dự thảo thông tư phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; bảo đảm sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.

3. Các dự thảo thông tư do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo phải có ý kiến thẩm định của đơn vị thẩm định trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt và ký ban hành. Văn phòng Bộ chỉ tiếp nhận hồ sơ trình Bộ của các đơn vị khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của đơn vị thẩm định.

Điều 59. Đơn vị thẩm định thông tư

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư.

2. Đối với dự thảo thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, việc thẩm định được thực hiện thông qua hình thức Hội đồng tư vấn thẩm định theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định. Trường hợp hồ sơ thẩm định chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 61 Quy chế này thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn chậm nhất 02 ngày làm việc, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ. Thời điểm thẩm định được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định. Việc thẩm định được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 62 và Điều 63 Quy chế này. Trong quá trình thẩm định, có thể yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan để làm rõ nội dung dự thảo thông tư.

Trường hợp qua kiểm tra, rà soát xét thấy văn bản chưa hoàn tất các thủ tục soạn thảo, không đủ điều kiện trình Lãnh đạo Bộ, Vụ Pháp chế có công văn từ chối thẩm định, nêu rõ lý do và đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn thiện thủ tục soạn thảo theo đúng quy định.

Điều 60. Trách nhiệm của đơn vị trong thẩm định thông tư

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

a) Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định đến đơn vị thẩm định;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc thuyết trình về dự thảo thông tư theo yêu cầu của đơn vị thẩm định;

c) Trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế (soạn thảo theo quy trình, thủ tục rút gọn thì 02 ngày làm việc), đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư trình Bộ. Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế, đơn vị chủ trì soạn thảo phải báo cáo Bộ xem xét, quyết định.

2. Thủ trưởng các đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư có trách nhiệm cử đại diện có trình độ chuyên môn phù hợp phối hợp thẩm định theo đề nghị của Vụ Pháp chế.

Điều 61. Hồ sơ thẩm định thông tư

1. Hồ sơ thẩm định thông tư gồm:

a) Văn bản yêu cầu thẩm định;

b) Dự thảo tờ trình Bộ; dự thảo thông tư;

c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý, bao gồm giải trình tiếp thu ý kiến của Văn phòng Bộ về thủ tục hành chính (gửi kèm văn bản góp ý về dự thảo của các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan); văn bản cho ý kiến của tổ chức pháp chế đối với dự thảo thông tư do các Tổng cục chủ trì soạn thảo;

d) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư nếu trong dự thảo thông tư có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

đ) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách tại thông tư theo quy định tại Điều 54 Quy chế này, trong đó có nội dung về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có) và bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính;

e) Bản thuyết minh chi tiết về nội dung của dự thảo thông tư (nếu có);

g) Bản tổng hợp các vấn đề vướng mắc phát sinh đã giải quyết trong thời gian thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (đối với trường hợp soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế) và đánh giá các nội dung phù hợp đưa vào dự thảo văn bản (nếu có);

h) Tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế là 01 bộ.

Điều 62. Nội dung thẩm định dự thảo thông tư

1. Sự cần thiết ban hành thông tư.

2. Căn cứ pháp lý để ban hành thông tư; tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự thảo thông tư với hệ thống pháp luật; sự phù hợp của nội dung dự thảo thông tư với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản pháp luật mà dự thảo thông tư làm căn cứ pháp lý để ban hành.

3. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo thông tư.

4. Ngôn ngữ, kỹ thuật và tuân thủ trình tự, thủ tục soạn thảo.

5. Sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư, nếu trong dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính (thẩm định nội dung này trên cơ sở ý kiến tham gia của Văn phòng Bộ về thủ tục hành chính và bảng tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý của đơn vị); việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo thông tư (nếu có).

6. Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thi hành thông tư.

7. Phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có).

Điều 63. Quy trình thẩm định thông tư

1. Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ thẩm định đến Vụ Pháp chế theo quy định tại Điều 61 của Quy chế này.

2. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chủ trì. Việc thẩm định theo hình thức Hội đồng tư vấn thẩm định được áp dụng đối với dự thảo thông tư do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo và dự thảo thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

a) Trong trường hợp thẩm định theo hình thức Hội đồng tư vấn thẩm định, Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng phê duyệt, ký Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định hoặc giao Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, trong đó thành phần của Vụ Pháp chế không quá 1/3 tổng số thành viên.

Thành phần hội đồng tư vấn thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là một Lãnh đạo Vụ Pháp chế; Thư ký Hội đồng là một công chức của Vụ Pháp chế; Đại diện Văn phòng Bộ (đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính hoặc khi sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh), các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và một số công chức của Vụ Pháp chế; đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến nội dung của dự thảo thông tư (nếu có);

b) Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

3. Thời hạn thẩm định tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

Vụ Pháp chế có trách nhiệm gửi tài liệu họp Hội đồng tư vấn thẩm định đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp. Thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự thảo thông tư và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 102 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với dự thảo thông tư soạn thảo theo quy trình, thủ tục rút gọn hoặc có yêu cầu tiến độ khẩn trương, cần ban hành kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân thì thời hạn thẩm định theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định.

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo thông tư trình Bộ xem xét, quyết định.

5. Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo có ý kiến khác với ý kiến thẩm định thì đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung vào tờ trình Bộ nội dung giải trình về ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế.

Tiểu mục 3

TRÌNH KÝ, LƯU HÀNH THÔNG TƯ SAU KHI ĐƯỢC BAN HÀNH

Điều 64. Trình Bộ ký ban hành thông tư

1. Hồ sơ trình Bộ ký ban hành thông tư gồm:

a) Tờ trình Bộ, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo, nội dung chủ yếu của thông tư, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, tài liệu tham khảo theo mẫu số 03 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP;

b) Dự thảo thông tư đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;

c) Bản tổng hợp các vấn đề vướng mắc phát sinh đã giải quyết trong thời gian thực hiện thông tư và đánh giá các nội dung phù hợp đưa vào quy định tại dự thảo thông tư (đối với trường hợp soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế);

d) Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế và văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

đ) Ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành, địa phương có liên quan và bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến theo mẫu số 14 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP;

e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo của thông tư theo mẫu số 01 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP (nếu có);

g) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có) theo mẫu số 12 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP;

h) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

2. Đơn vị chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, trình Bộ ký ban hành thông tư theo quy định tại khoản 1 Điều này. Thông tư trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký, đóng dấu ban hành chính thức phải có chữ ký soát của Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo.

Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Sau khi Lãnh đạo Bộ cho ý kiến quyết định cuối cùng, dự thảo thông tư được chỉnh lý để trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành theo quy định tại Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 65. Rà soát, lưu hành, đăng Công báo

1. Chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thông tư được ký ban hành, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm rà soát về nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày thông tư trước khi gửi Văn phòng Bộ lấy số, lưu hành.

2. Lưu hành thông tư:

a) Sau khi thông tư được Lãnh đạo Bộ ký chính thức, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Văn phòng Bộ kèm theo tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Quy chế công tác văn thư của Bộ Tài chính;

b) Văn phòng Bộ có trách nhiệm cấp số văn bản, in ấn đúng số lượng văn bản (đối với các Tổng cục, Cục thuộc Bộ, việc in ấn văn bản sẽ do các đơn vị thực hiện), đóng dấu, lưu giữ, gửi văn bản theo “Nơi nhận” tại văn bản;

Đối với văn bản ban hành kèm theo thông tư thì văn bản được ban hành kèm theo phải được đóng dấu treo của Bộ.

c) Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cử người phối hợp trong việc in, lưu hành thông tư, đăng Công báo được kịp thời, chính xác.

3. Việc đăng Công báo thực hiện theo Điều 150 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Mục 1 Chương VI Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành thông tư, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi bản chính kèm theo tệp dữ liệu điện tử đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo.

4. Trong thời gian chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành thông tư, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có công văn gửi Vụ Pháp chế kèm theo bản chính thông tư và tệp dữ liệu điện tử để đăng tải lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; đồng thời, đăng tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (Trang thông tin Pháp luật tài chính).

Mục 5. BAN SOẠN THẢO, TỔ BIÊN TẬP

Điều 66. Thành lập và hoạt động của Ban soạn thảo

1. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo đối với các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ trong trường hợp cần thiết.

2. Thành phần Ban soạn thảo:

a) Ban soạn thảo dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải tối thiểu gồm 09 người, thành phần cụ thể như sau:

- Thành phần trong Bộ gồm: Bộ trưởng là trưởng ban; Lãnh đạo Bộ phụ trách khối làm phó trưởng ban; các thành viên khác là đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ khác có liên quan.

- Thành phần ngoài Bộ gồm: Đại diện lãnh đạo của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học (nếu có);

b) Ban soạn thảo nghị định của Chính phủ (nếu có) gồm các thành phần cụ thể như sau:

- Thành phần trong Bộ gồm: Bộ trưởng hoặc Lãnh đạo Bộ phụ trách khối làm trưởng ban; trường hợp Bộ trưởng làm trưởng ban thì Lãnh đạo Bộ phụ trách khối làm phó trưởng ban; các thành viên khác là đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;

- Thành phần ngoài Bộ gồm: Đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học (nếu có).

c) Nhiệm vụ, hoạt động của Ban soạn thảo, Trưởng ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtĐiều 26 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

3. Ban soạn thảo chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

Điều 67. Thành lập Tổ biên tập

1. Trường hợp thành lập Ban soạn thảo thì Trưởng Ban soạn thảo có thể thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo. Thành phần Tổ biên tập được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP gồm các chuyên gia của cơ quan, tổ chức có đại diện là thành viên Ban soạn thảo, các chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và không quá nửa số thành viên là các chuyên gia của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Tổ trưởng Tổ biên tập là thành viên Ban soạn thảo do trưởng ban soạn thảo chỉ định.

2. Trường hợp không thành lập Ban soạn thảo thì có thể thành lập Tổ biên tập theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP, gồm các chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và không quá nửa số thành viên là các chuyên gia của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

3. Tổ biên tập chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

Mục 6. KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 68. Đánh giá tác động thủ tục hành chính

1. Việc đánh giá tác động thủ tục hành chính được thực hiện đồng thời với việc đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

2. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ từng thủ tục hành chính có trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP nhằm đảm bảo các thủ tục hành chính đạt được các tiêu chí theo quy định, bao gồm:

a) Sự cần thiết;

b) Tính hợp lý;

c) Tính hợp pháp;

d) Các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Trường hợp thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, ngoài đánh giá các nội dung quy định tại khoản này, đơn vị chủ trì soạn thảo phải thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung.

3. Nội dung đánh giá các tiêu chí được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.

4. Văn phòng Bộ có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính theo pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Quy chế này.

Điều 69. Lấy ý kiến tham gia về thủ tục hành chính

1. Việc lấy ý kiến tham gia về thủ tục hành chính quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về tài chính được thực hiện đồng thời với việc lấy ý kiến tham gia về nội dung chính sách, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính.

Hồ sơ gửi lấy ý kiến tham gia được thực hiện theo quy định về lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bổ sung thêm các biểu, bảng đánh giá tác động của từng thủ tục hành chính. Trong văn bản đề nghị tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đối với nội dung về thủ tục hành chính, cần nêu rõ các tiêu chí đã đạt được theo kết quả đánh giá thủ tục hành chính (sự cần thiết; tính hợp lý; tính hợp pháp; các chi phí tuân thủ).

2. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ gửi lấy ý kiến tham gia của Văn phòng Bộ và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính; trường hợp không tiếp thu phải báo cáo Bộ cụ thể trong tờ trình Bộ.

Hồ sơ lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Tổng cục chuẩn bị phải có ý kiến bằng văn bản của đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc các Tổng cục. Đơn vị đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc các Tổng cục có trách nhiệm tham gia ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Tổng cục soạn thảo trước khi gửi xin ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tham gia ý kiến về thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ.

Điều 70. Công bố, công khai thủ tục hành chính

Việc công bố, công khai thủ tục hành chính; trình tự, thủ tục soạn thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế công bố, niêm yết và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 7. TRÌNH BÀY VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH

Điều 71. Soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nhiều văn bản

1. Việc soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nhiều văn bản được áp dụng trong các trường hợp:

a) Để thực hiện Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính đồng bộ với văn bản mới được ban hành;

c) Để thực hiện phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính đã được phê duyệt;

d) Để bãi bỏ các văn bản không còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này để trình Bộ cho áp dụng soạn thảo, ban hành hoặc đề nghị Bộ, ngành khác soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Việc bãi bỏ hoặc thay thế thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 được thực hiện theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

Điều 72. Đánh số thứ tự dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Việc đánh số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:

1. Dự thảo 1 là dự thảo được đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng;

2. Dự thảo 2 là dự thảo được Bộ trưởng quyết định gửi và đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến;

3. Dự thảo 3 là dự thảo được gửi đến Bộ Tư pháp (đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ) hoặc Vụ Pháp chế để thẩm định (đối với thông tư);

4. Dự thảo 4 là dự thảo đã được chỉnh lý hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Bộ trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; trình Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với thông tư, là dự thảo đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế để trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành;

5. Dự thảo 5 là dự thảo được chỉnh lý về mặt kỹ thuật sau khi tiếp thu ý kiến của Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc ủy quyền ký trình Quốc hội đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đối với dự thảo nghị định; sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến của Bộ trưởng trước khi ký ban hành đối với thông tư.

Điều 73. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

1. Việc xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Điều 38 Nghị định số 34/2016/NĐ-CPkhoản 14 Điều 1 Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:

a) Ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực trong văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày được thông qua hoặc ký ban hành; trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.

b) Hiệu lực văn bản được xác định kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành chỉ áp dụng đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

c) Việc xác định hiệu lực trở về trước chỉ áp dụng đối với trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội thì văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành (gồm pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và ban hành theo thẩm quyền (thông tư) được quy định hiệu lực trở về trước, trừ các trường hợp sau:

- Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

- Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Điều 74. Đính chính văn bản quy phạm pháp luật sau khi đăng Công báo

1. Văn bản quy phạm pháp luật sau khi đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày thì phải được đính chính kịp thời. Việc đính chính được thực hiện theo quy định tại Điều 94, Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

2. Ngay khi phát hiện văn bản có sai sót thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện đính chính văn bản. Cụ thể như sau:

a) Đối với thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

- Chủ trì xây dựng dự thảo tờ trình, văn bản đính chính trình Bộ xem xét quyết định;

- Ngay sau khi có ý kiến phê duyệt của Lãnh đạo Bộ, trong thời hạn 01 ngày làm việc, đơn vị chủ trì có trách nhiệm thừa lệnh Bộ ký văn bản đính chính và tổ chức lưu hành văn bản đính chính.

b) Đối với nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng dự thảo tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung cần đính chính để trình Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để rà soát và xây dựng văn bản đính chính theo đúng quy định tại Điều 94 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

c) Đối với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng dự thảo tờ trình Chính phủ về nội dung cần đính chính để trình Bộ trình Chính phủ có văn bản gửi Văn phòng Quốc hội đề xuất việc đính chính;

- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp để rà soát và xây dựng văn bản đính chính theo đúng quy định tại Điều 94 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

3. Văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về thẩm quyền, nội dung thì không thực hiện đính chính. Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo phải chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trình Bộ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ và Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

Chương IV

TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT

MỤC 1. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

Điều 75. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

1. Đối tượng được tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

a) Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật tài chính.

2. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

a) Họp báo, thông cáo báo chí;

b) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;

c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải thông tin pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (Trang thông tin Pháp luật tài chính); niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, đơn vị;

d) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

đ) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể;

e) Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

a) Căn cứ Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, kết quả soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng và trình Bộ Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm; căn cứ vào Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của Bộ, các Tổng cục có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của đơn vị mình để triển khai trong toàn hệ thống.

b) Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo khả thi, hình thức triển khai phù hợp với từng nội dung văn bản và đối tượng thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ:

a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, triển khai và kiểm tra, đôn đốc công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm, tổng hợp, trình Bộ gửi Bộ Tư pháp báo cáo kết quả về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

- Trên cơ sở cung cấp thông tin của các đơn vị, định kỳ hàng tháng, thừa lệnh Lãnh đạo Bộ ký công văn gửi Bộ Tư pháp cung cấp thông tin để ban hành thông cáo báo chí theo quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BTP ngày 01/11/2021 của Bộ Tư pháp quy định việc ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành;

- Là đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp để xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Bộ Tài chính theo quy định.

b) Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:

- Đề xuất nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật gửi Vụ Pháp chế tổng hợp đưa vào Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của Bộ và của đơn vị mình (nếu có); tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của văn bản và cán bộ, công chức trong đơn vị và trong hệ thống (nếu có) đối với các văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì soạn thảo.

Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo kế hoạch chung của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, nhất là các đơn vị được tổ chức theo hệ thống dọc có trách nhiệm chủ động tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được giao phụ trách đến các đối tượng, đảm bảo việc cập nhật thông tin và kiến thức pháp luật một cách thường xuyên, liên tục, tạo thuận lợi cho việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính;

- Lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong cơ quan đơn vị mình, nâng cao chất lượng tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính;

- Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin để thông cáo báo chí đối với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 30 hàng tháng, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi nội dung cung cấp thông tin về Vụ Pháp chế để tổng hợp gửi Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BTP ngày 01/11/2021 của Bộ Tư pháp quy định việc ban hành thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; trường hợp đến hạn đơn vị chủ trì soạn thảo chưa gửi Vụ Pháp chế theo quy định thì tự chịu trách nhiệm và gửi trực tiếp cho Bộ Tư pháp.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại đơn vị gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, trình Bộ báo cáo Bộ Tư pháp.

Điều 76. Biên soạn, in ấn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài chính

1. Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài chính gồm:

a) Các loại ấn phẩm, tờ rơi về pháp luật tài chính;

b) Sách hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tài chính theo từng lĩnh vực;

c) Bộ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tài chính; sách tìm hiểu pháp luật, hỏi - đáp pháp luật tài chính.

2. Việc biên soạn, xuất bản các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài chính phải trên cơ sở kế hoạch được Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với Nhà xuất bản tài chính và các đơn vị thuộc Bộ căn cứ vào kết quả soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tài chính để xây dựng các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Điều 77. Tổ chức triển khai các hoạt động trong thời gian triển khai Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch triển khai Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ kế hoạch của Bộ để lựa chọn các hoạt động cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc có trách nhiệm hướng dẫn triển khai trong toàn hệ thống.

Điều 78. Tổ chức triển khai các hoạt động trong thời gian triển khai Ngày pháp luật tài chính

1. Lấy ngày truyền thống ngành Tài chính hàng năm (ngày 28 tháng 8) làm Ngày pháp luật của ngành Tài chính để tổ chức các hoạt động trọng tâm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính từ trung ương đến địa phương tổ chức triển khai theo các hình thức sau:

a) Tổng kết đánh giá kết quả của công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

b) Trao đổi nghiệp vụ và đúc rút kinh nghiệm trong việc vận dụng, áp dụng pháp luật giải quyết công việc hàng ngày của cán bộ, công chức nhằm hạn chế những sai sót trong thực thi công vụ, nâng cao ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cập nhật kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong đơn vị, tập trung vào các luật được Quốc hội thông qua và có hiệu lực trong năm;

d) Biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đưa ra các giải pháp cho hoạt động này trong thời gian tới.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động của Ngày pháp luật theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng đơn vị.

Các Tổng cục có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị trực thuộc tại địa phương tham gia tích cực Ngày pháp luật trên địa bàn và tổ chức triển khai hoạt động Ngày pháp luật, đặc biệt là các hoạt động cao điểm, trong đó có ngày 28 tháng 8 hàng năm.

3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ triển khai Ngày pháp luật đạt hiệu quả, định kỳ báo cáo công tác này để tổng hợp vào Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương theo quy định.

Điều 79. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Đối tượng được hỗ trợ pháp lý:

a) Doanh nghiệp, các hiệp hội, hội, câu lạc bộ của doanh nghiệp (các tổ chức đại diện của doanh nghiệp);

b) Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh.

2. Yêu cầu đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

a) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật, các quy định pháp luật tài chính liên quan chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp;

b) Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/06/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

c) Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, người khai hải quan và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng;

d) Tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

3. Hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

a) Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp;

b) Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật;

c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp;

d) Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp;

đ) Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật.

4. Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

a) Căn cứ Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên ngành, Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng và trình Bộ Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

b) Việc xây dựng Kế hoạch phải đảm bảo khả thi, hình thức triển khai phù hợp với từng nội dung văn bản và đối tượng thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

5. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ:

a) Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, triển khai và kiểm tra, đôn đốc công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm, tổng hợp, trình Bộ gửi Bộ Tư pháp báo cáo kết quả về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

b) Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ:

- Đề xuất nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để tổng hợp, trình Bộ ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hàng năm;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của đơn vị;

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vào báo cáo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại đơn vị gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, trình Bộ báo cáo Bộ Tư pháp.

Mục 2. HỢP NHẤT VÀ PHÁP ĐIỂN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 80. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hợp nhất, pháp điển của Bộ Tài chính

1. Văn bản được hợp nhất gồm:

a) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản liên tịch giữa Chính phủ với các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo;

b) Thông tư, thông tư liên tịch do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo;

c) Các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch nước do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.

2. Văn bản pháp điển gồm:

a) Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

b) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Điều 81. Trách nhiệm của các đơn vị trong hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật do các Vụ, Cục thuộc Bộ chủ trì soạn thảo. Quy trình thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi đến Vụ Pháp chế để thực hiện hợp nhất văn bản;

b) Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, Vụ Pháp chế hoàn thành việc hợp nhất văn bản và trình Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất. Dự thảo văn bản hợp nhất phải được gửi lấy ý kiến đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản rà soát, kiểm tra tính chính xác về nội dung và hiệu lực văn bản;

c) Chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ ký xác thực, Vụ Pháp chế có trách nhiệm gửi bản chính văn bản hợp nhất kèm theo tệp dữ liệu điện tử đến Văn phòng Bộ để gửi Văn phòng Chính phủ đăng Công báo; thực hiện đăng tải lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

2. Các Tổng cục có trách nhiệm hợp nhất đối với văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị chủ trì soạn thảo. Quy trình như sau:

a) Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, đơn vị có trách nhiệm hợp nhất văn bản và trình Bộ (qua Vụ Pháp chế) ký xác thực văn bản hợp nhất. Dự thảo văn bản hợp nhất phải được gửi lấy ý kiến Vụ Pháp chế về kỹ thuật hợp nhất;

b) Chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Bộ ký xác thực, đơn vị có trách nhiệm gửi bản chính văn bản hợp nhất kèm theo tệp dữ liệu điện tử đến Văn phòng Bộ để gửi Văn phòng Chính phủ đăng Công báo; gửi Vụ Pháp chế để đăng tải lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và báo cáo về công tác hợp nhất văn bản thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm rà soát, kiểm tra tính chính xác về nội dung và hiệu lực văn bản.

Điều 82. Trách nhiệm của các đơn vị trong pháp điển quy phạm pháp luật

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm pháp điển đối với các đề mục có văn bản do các Vụ, Cục thuộc Bộ chủ trì soạn thảo.

a) Căn cứ vào phân công tại Kế hoạch pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, Vụ Pháp chế xác định các đề mục pháp điển thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị và thực hiện pháp điển theo đề mục;

b) Kết quả pháp điển theo đề mục được gửi xin ý kiến các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan (trong trường hợp cần thiết). Vụ Pháp chế tiếp thu, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục để trình Bộ phê duyệt, gửi Bộ Tư pháp thẩm định;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng thẩm định (Bộ Tư pháp), Vụ Pháp chế tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện kết quả pháp điển; trên cơ sở đó trình Bộ phê duyệt, ký xác thực kết quả pháp điển gửi Bộ Tư pháp để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển quốc gia.

2. Các Tổng cục có trách nhiệm pháp điển đối với các đề mục có văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo.

a) Căn cứ vào phân công tại Kế hoạch pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đơn vị xác định các đề mục pháp điển thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị và thực hiện pháp điển theo đề mục;

b) Kết quả pháp điển theo đề mục được gửi xin ý kiến Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan (trong trường hợp cần thiết). Đơn vị thực hiện pháp điển theo đề mục tiếp thu, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục để trình Bộ (qua Vụ Pháp chế) phê duyệt, gửi Bộ Tư pháp thẩm định;

c) Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (Bộ Tư pháp), đơn vị tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện kết quả pháp điển; trên cơ sở đó trình Bộ phê duyệt, gửi Bộ Tư pháp để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển quốc gia.

3. Đối với việc thực hiện pháp điển văn bản quy phạm pháp luật tài chính thuộc đề mục pháp điển của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai, thực hiện pháp điển.

Điều 83. Quy trình cập nhật kết quả pháp điển quy phạm pháp luật tại Bộ Tài chính

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm cập nhật kết quả pháp điển đối với các đề mục có văn bản do các Vụ, Cục chủ trì soạn thảo hoặc thuộc phạm vi quản lý của đơn vị như sau:

a) Sau khi văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ thuộc các đề mục đã có, Vụ Pháp chế xây dựng hồ sơ cập nhật quy phạm pháp luật vào vị trí tương ứng tại Bộ Pháp điển và gửi xin ý kiến đơn vị chủ trì soạn thảo;

b) Trên cơ sở ý kiến của đơn vị chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế thực hiện rà soát, cập nhật quy phạm pháp luật mới vào kết quả pháp điển theo đề mục. Kết quả cập nhật được trình Bộ phê duyệt và ký xác thực gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo trình tự, thủ tục của pháp luật;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng thẩm định (Bộ Tư pháp), Vụ pháp chế chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục; đồng thời gửi kết quả đến Bộ Tư pháp để sắp xếp kết quả pháp điển theo đề mục vào chủ đề trên Cổng thông tin điện tử pháp điển quốc gia.

2. Các Tổng cục có trách nhiệm cập nhật kết quả pháp điển đối với các đề mục có văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo hoặc thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

a) Khi văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ thuộc các đề mục đã có, đơn vị xây dựng hồ sơ đề xuất với Vụ Pháp chế để đề xuất cập nhật vào vị trí tương ứng tại Bộ Pháp điển. Hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị;

- Văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản có giá trị pháp lý khác là căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ quy phạm pháp luật.

b) Trên cơ sở ý kiến của Vụ Pháp chế, đơn vị cập nhật quy phạm pháp luật mới vào kết quả pháp điển theo đề mục. Kết quả cập nhật được trình Bộ (qua Vụ Pháp chế) phê duyệt và ký xác thực gửi Bộ Tư pháp thẩm định;

c) Sau khi Lãnh đạo Bộ ký xác thực kết quả pháp điển, đơn vị có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định theo trình tự, thủ tục của pháp luật;

d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng thẩm định (Bộ Tư pháp), đơn vị chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục; đồng thời gửi kết quả đến Bộ Tư pháp để sắp xếp kết quả pháp điển theo đề mục vào chủ đề trên Cổng thông tin điện tử pháp điển quốc gia.

3. Đối với việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật tài chính mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ thuộc các đề mục pháp điển của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai, thực hiện.

Mục 3. RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 84. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa của Bộ Tài chính là các văn bản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành; văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính bao gồm:

1. Luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính liên tịch ban hành.

Điều 85. Xác định phạm vi và phân loại rà soát văn bản quy phạm pháp luật

1. Rà soát thường xuyên ngay khi có văn bản là căn cứ để rà soát và tình hình phát triển kinh tế xã hội:

a) Văn bản là căn cứ để rà soát và văn bản cần rà soát theo quy định tại Điều 145 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

b) Tình hình phát triển kinh tế xã hội là căn cứ để rà soát được xây dựng căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát.

Các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ rà soát có trách nhiệm rà soát xác định hiệu lực của văn bản được rà soát:

- Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần được đưa vào danh mục để công bố theo quy định tại Điều 87 Quy chế này;

- Văn bản xác định còn hiệu lực thì tiếp tục được rà soát về thẩm quyền, về nội dung hoặc rà soát để xác định quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ rà soát để quyết định xử lý kết quả rà soát. Trường hợp vượt thẩm quyền, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lập hồ sơ để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả rà soát theo quy định tại Chương IX Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.

2. Rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực:

a) Rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực thực hiện trong trường hợp xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.

b) Căn cứ rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực:

- Ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ;

- Tình hình, kết quả thực hiện hoặc yêu cầu trong việc triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

c) Các đơn vị thuộc bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ có liên quan trình Bộ kế hoạch rà soát và tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát văn bản điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị. Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi, thời gian, tiến độ thực hiện, phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện, kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.

3. Rà soát văn bản trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo:

a) Các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm rà soát xác định hiệu lực các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để quy định rõ việc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp vượt thẩm quyền, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lập hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo quy định tại Chương IX Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.

b) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

(i) Đơn vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm:

- Rà soát các Nghị định, Quyết định, Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành (gọi tắt là Thông tư) có liên quan dự kiến sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế tại dự thảo Nghị định, Quyết định, Thông tư mới.

- Xây dựng dự thảo Nghị định, Quyết định, Thông tư mới, trong đó xác định rõ tên Nghị định, Quyết định, Thông tư, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của Nghị định, Quyết định, Thông tư bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành tại Nghị định, Quyết định, Thông tư mới.

- Trình Bộ ban hành Thông tư theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định, Quyết định.

- Trước ngày 31/12 hàng năm, lập Danh mục Nghị định, Quyết định, Thông tư đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định, Quyết định, Thông tư mới thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Bộ công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực định kỳ hàng năm.

(ii) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

- Tổng hợp Danh mục Nghị định, Quyết định, Thông tư đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP do các đơn vị thuộc Bộ gửi về.

- Trình Bộ ký quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực định kỳ hàng năm.

4. Rà soát văn bản không còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực gồm:

a) Đối với những văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành:

(i) Đơn vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm:

- Tiến hành rà soát văn bản, đề xuất chấm dứt hiệu lực đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực.

- Lập Danh mục văn bản hết hiệu lực không còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực; tổng hợp theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Trình Lãnh đạo Bộ phụ trách khối cho ý kiến chỉ đạo, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách khối gửi kết quả về Vụ Pháp chế.

(ii) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

- Tham gia ý kiến với đơn vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo văn bản trong quá trình rà soát văn bản để trình Bộ xem xét, quyết định.

- Trên cơ sở kết quả của các đơn vị (sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Bộ phụ trách khối) gửi về Vụ Pháp chế tổng hợp chung kết quả các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhưng không còn áp dụng trên thực tế nhưng chưa có văn bản xác định hết hiệu lực trình Bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt hiệu lực.

b) Đối với văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền:

(i) Đơn vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo văn bản:

- Tiến hành rà soát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật đã chủ trì trình Bộ ban hành để xác định tình trạng hết hiệu lực của văn bản, việc áp dụng văn bản trong thực tiễn, từ đó đề xuất chấm dứt hiệu lực đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhưng không còn áp dụng trên thực tế.

- Xây dựng Thông tư để bãi bỏ đối với Thông tư không còn áp dụng trên thực tế để trình Bộ ký ban hành (nội dung của Thông tư này không đề xuất chính sách mới mà chỉ nhằm xử lý hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với tình hình kinh tế xã hội) theo đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn.

(ii) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

- Tham gia ý kiến với các đơn vị về dự thảo thông tư; thẩm định đối với dự thảo thông tư bãi bỏ Thông tư, Thông tư liên tịch không còn áp dụng trên thực tế.

- Tổng hợp Danh mục các thông tư, thông tư liên tịch không còn áp dụng trên thực tế đã bãi bỏ bởi thông tư mới theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP do các đơn vị thuộc Bộ gửi về.

- Trình Bộ ký quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực định kỳ hàng năm.

5. Rà soát văn bản do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo không còn phù hợp theo kiến nghị của cơ quan, tổ chức và công dân:

Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo theo yêu cầu kiến nghị của của cơ quan, tổ chức và công dân, trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo không còn phù hợp thì thực hiện việc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản, thay thế văn bản hoặc ban hành văn bản mới, đồng thời có văn bản thông báo kết quả xử lý cho cơ quan, tổ chức và công dân đã kiến nghị rà soát văn bản.

Điều 86. Trình tự, thủ tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm phân công công chức rà soát văn bản.

2. Trình tự rà soát:

a) Rà soát hiệu lực của văn bản được rà soát;

b) Rà soát căn cứ pháp lý, thẩm quyền, nội dung của văn bản được rà soát.

3. Lập phiếu rà soát văn bản theo Mẫu số 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.

Trường hợp văn bản rà soát có nội dung phức tạp hoặc cần phải có kiến nghị xử lý, đơn vị thuộc Bộ thực hiện rà soát văn bản tổ chức xem xét, trao đổi, thảo luận hoặc lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và các Bộ, ngành khác liên quan (nếu có) về kết quả rà soát văn bản để có cơ sở xử lý.

4. Lập hồ sơ rà soát văn bản:

Trường hợp văn bản phải thực hiện xử lý theo hướng đính chính; bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản, ban hành văn bản mới, hoặc cần công bố danh mục văn bản đã bị bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế thì phải lập hồ sơ rà soát văn bản. Hồ sơ rà soát thực hiện theo quy định tại Điều 152 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

5. Lấy ý kiến của tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục và Vụ Pháp chế Bộ về kết quả rà soát. Trên cơ sở ý kiến của tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục và Vụ Pháp chế Bộ, hoàn thiện kết quả rà soát, gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, trình Bộ ra quyết định công bố kết quả rà soát.

6. Xử lý kết quả rà soát:

a) Đối với trường hợp đính chính, bãi bỏ văn bản: thực hiện công bố danh mục để kịp thời xử lý.

b) Đối với trường hợp phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành văn bản mới: trình Bộ đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ Tài chính.

Điều 87. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực

1. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực định kỳ hàng năm: Chậm nhất là ngày 31 tháng 01 hàng năm, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện rà soát, trình Bộ ban hành văn bản hành chính công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Tài chính.

2. Công bố văn bản hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản theo khoản 1 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

a) Đơn vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo văn bản:

Tiến hành rà soát nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch có thời hạn hết hiệu lực được quy định cụ thể tại văn bản; lập Danh mục, tổng hợp theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và gửi về Vụ Pháp chế trước ngày 31/12 hàng năm để tổng hợp trình Bộ công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực định kỳ hàng năm.

b) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

- Tổng hợp Danh mục nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch có thời hạn hết hiệu lực được quy định cụ thể tại văn bản theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP do các đơn vị thuộc Bộ gửi về.

- Trình Bộ ký quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực định kỳ hàng năm.

3. Công bố văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành và văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền)

a) Đơn vị được Bộ giao chủ trì soạn thảo văn bản:

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết.

- Lập Danh mục các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực do đơn vị chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trình Bộ ban hành theo thẩm quyền.

- Trình Bộ công bố đối với các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực do Bộ Tài chính ban hành trước ngày văn bản đó hết hiệu lực; trình Bộ trình cấp có thẩm quyền công bố các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày văn bản đó hết hiệu lực.

- Trên cơ sở Quyết định công bố Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực thi hành do Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, trước ngày 31/12 hàng năm, lập Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Bộ công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực định kỳ hàng năm.

b) Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

- Tổng hợp Danh mục văn bản quy định chi tiết theo Mẫu số 03 Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP do các đơn vị thuộc Bộ gửi về.

- Trình Bộ ký quyết định công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực định kỳ hàng năm.

Điều 88. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

1. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố hệ thống hóa là ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước. Việc định kỳ hệ thống hóa văn bản phải được lập thành kế hoạch.

2. Nội dung, trình tự, tiêu chí hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương IX Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP.

3. Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện hệ thống hóa văn bản theo trình tự hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Bộ công bố kết quả hệ thống hóa.

Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở Tổng cục có trách nhiệm chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện hệ thống hóa văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị và gửi kết quả cho Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Bộ công bố kết quả hệ thống hóa.

Điều 89. Trách nhiệm của các đơn vị trong rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ:

a) Thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị theo quy định tại Điều 84, Điều 85, Điều 86, Điều 87 và Điều 88 Quy chế này;

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan thực hiện nhiệm vụ rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị và các đơn vị khác thuộc Bộ;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xử lý kết quả rà soát, xây dựng dự thảo văn bản để đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung văn bản được rà soát hoặc ban hành văn bản mới trong thực hiện kết quả rà soát văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

2. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:

a) Đầu mối tổ chức, xây dựng kế hoạch rà soát văn bản, kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa của Bộ Tài chính; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đề xuất xử lý kết quả rà soát và tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Bộ Tài chính;

b) Hướng dẫn về nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hóa của các đơn vị thuộc Bộ;

c) Tổng hợp, trình Bộ phê duyệt tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính;

d) Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản; phối hợp với Cục Tin học và Thống kê Tài chính cập nhật kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

Mục 4. KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 90. Văn bản được kiểm tra và xử lý

1. Văn bản được kiểm tra gồm:

a) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thông tư liên tịch do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo;

b) Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi chung là văn bản của bộ, ngành, địa phương) ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính;

c) Văn bản do Bộ Tài chính ban hành có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản do thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành có chứa quy phạm pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ.

2. Văn bản được xử lý gồm:

a) Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản quy phạm pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định; thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;

c) Văn bản do Bộ Tài chính ban hành có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có hình thức như văn bản quy phạm pháp luật nhưng do thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành.

Điều 91. Trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản

1. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:

a) Tổ chức tự kiểm tra, xử lý đối với các văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo; tham gia ý kiến với Vụ Pháp chế về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung liên quan đến tài chính gửi đến Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.

b) Định kỳ 06 tháng (gửi chậm nhất trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (gửi chậm nhất trước ngày 15 tháng 11), tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại đơn vị gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, trình Bộ báo cáo Bộ Tư pháp (đối với báo cáo 6 tháng; đối với báo cáo năm); thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

c) Tổ chức pháp chế ở các Tổng cục làm đầu mối giúp Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục thực hiện nhiệm vụ tại Điều này và tổng hợp báo cáo Bộ qua Vụ Pháp chế kết quả thực hiện của đơn vị theo quy định; đối với các Cục, Vụ thuộc Bộ, thủ trưởng đơn vị phân công cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ tại Điều này và tổng hợp báo cáo Bộ qua Vụ Pháp chế kết quả thực hiện của đơn vị theo quy định.

2. Vụ Pháp chế Bộ có trách nhiệm:

a) Là đầu mối giúp Bộ trưởng về công tác kiểm tra văn bản; chủ trì kiểm tra và xử lý các văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo; chủ trì thực hiện kiểm tra, kiến nghị xử lý các văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung liên quan đến tài chính gửi đến Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước để tự kiểm tra Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính liên tịch ban hành;

b) Phối hợp với đơn vị thuộc Bộ tổ chức kiểm tra, xử lý, giải trình và theo dõi kết quả tự kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Bộ;

c) Hướng dẫn triển khai, theo dõi, đôn đốc công tác kiểm tra, xử lý văn bản thuộc trách nhiệm tự kiểm tra của các đơn vị thuộc Bộ;

d) Định kỳ 06 tháng, hàng năm, tổng hợp báo cáo của các đơn vị về công tác kiểm tra, xử lý văn bản vào báo cáo công tác pháp chế 06 tháng, hàng năm để trình Bộ gửi Bộ Tư pháp theo quy định hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

đ) Đề xuất kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực do các Bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực tài chính để tổng hợp trình Bộ ban hành Kế hoạch kiểm tra văn bản hàng năm.

e) Căn cứ đề xuất của các đơn vị, Vụ Pháp chế xây dựng Kế hoạch hàng năm về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính trình Bộ xem xét, quyết định. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện kiểm tra theo phân công tại Kế hoạch đã được Bộ phê duyệt.

3. Việc kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 165 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định 154/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quy chế này.

Điều 92. Kiểm tra và xử lý đối với thông tư, thông tư liên tịch do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo

1. Ngay sau khi Lãnh đạo Bộ ký ban hành thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện tự kiểm tra. Trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì phải dừng ngay việc lưu hành. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trình Bộ dự thảo thông tư thay thế.

Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Vụ Pháp chế phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước để tự kiểm tra.

2. Trường hợp phát hiện thông tư có dấu hiệu trái pháp luật sau khi lưu hành, đăng Công báo, gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm;

a) Lập hồ sơ kiểm tra văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 19 Nghị định 154/2020/NĐ-CP;

b) Gửi hồ sơ kiểm tra văn bản lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. Trong thời gian 03 ngày làm việc, các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi quản lý của đơn vị;

c) Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do Bộ Tài chính ban hành, sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật để gửi đến cơ quan liên tịch với Bộ Tài chính để lấy ý kiến và thống nhất ban hành văn bản đề xuất xử lý các nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra;

d) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ kết quả tổng hợp ý kiến, đề xuất xử lý văn bản theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CPkhoản 29 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP;

đ) Tài liệu trình Bộ về kết quả kiểm tra và đề xuất hướng xử lý văn bản gồm: Tờ trình Bộ; phiếu kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra và văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; kết luận, thông báo của cấp có thẩm quyền kiểm tra (nếu có); ý kiến tham gia của Vụ Pháp chế, các đơn vị trong và ngoài Bộ.

3. Kiểm tra và xử lý văn bản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản:

a) Khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản về thông tư, thông tư liên tịch do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo có dấu hiệu trái pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này để trình Bộ có công văn thông báo kết quả xử lý, giải trình theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.

b) Thời hạn xử lý, giải trình văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thực hiện theo Điều 125 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Điều 93. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành, địa phương ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính

1. Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành, địa phương ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính, Vụ Pháp chế thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Trường hợp phát hiện văn bản được kiểm tra trái pháp luật, Vụ Pháp chế chủ trì lấy ý kiến các đơn vị liên quan để trình Bộ kiến nghị phương án xử lý theo Điều 108 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Định kỳ hàng năm trước ngày 20/11, Vụ Pháp chế trình Bộ công văn gửi các Bộ, ngành, địa phương đề nghị thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính. Trên cơ sở Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mà các Bộ, ngành, địa phương gửi về, Vụ Pháp chế làm đầu mối tổ chức kiểm tra, khi phát hiện văn bản được kiểm tra trái pháp luật, Vụ Pháp chế lấy ý kiến các đơn vị liên quan để trình Bộ kiến nghị phương án xử lý theo Điều 108 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tham gia ý kiến với Vụ Pháp chế về kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung liên quan đến tài chính.

3. Kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực

a) Trong quá trình kiểm tra văn bản, khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, Vụ Pháp chế trình Bộ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản, trình tự thực hiện kiểm tra văn bản theo địa bàn thực hiện theo khoản 1 Điều 116 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

b) Căn cứ vào tình hình văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành, địa phương có liên quan đến lĩnh vực tài chính gửi về Bộ Tài chính, sau khi rà soát, Vụ Pháp chế trình Bộ kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực và tổ chức triển khai thực hiện theo khoản 2 Điều 116 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Điều 94. Kiểm tra văn bản do Bộ trưởng Bộ Tài chính, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành

1. Ngay sau khi ban hành hoặc trình Bộ ký ban hành văn bản hành chính (không phải là văn bản quy phạm pháp luật), thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tự kiểm tra văn bản. Khi phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có sai sót thì kịp thời ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

2. Khi nhận được đề nghị kiểm tra, kết luận kiểm tra của Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) đối với các văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành hoặc trình Bộ ban hành hoặc thừa lệnh Bộ ban hành thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra văn bản, có văn bản giải trình về nội dung văn bản theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản (nếu có) (đối với văn bản do đơn vị trình Bộ ký ban hành hoặc thừa lệnh Bộ ký ban hành thì thực hiện lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trước khi trình Bộ); báo cáo Bộ kết quả tự kiểm tra văn bản và đề xuất phương án xử lý và có công văn gửi Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

3. Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra văn bản do Bộ Tài chính ban hành có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền, văn bản do thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành có chứa quy phạm pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện tổ chức kiểm tra văn bản, trường hợp phát hiện văn bản do mình ban hành được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật thì thực hiện việc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế, có văn bản phản hồi kết quả kiểm tra tới cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra văn bản, báo cáo Bộ kết quả xử lý.

Trường hợp văn bản do đơn vị trình Bộ ban hành hoặc thừa lệnh Bộ ký ban hành thì lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan để báo cáo Bộ kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất phương án xử lý.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN

Điều 95. Phân công thực hiện chuẩn bị ý kiến của Bộ Tài chính về nguồn tài chính đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đối với các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành khác chủ trì xây dựng gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính về nguồn tài chính theo quy định tại Điều 36, Điều 86 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, căn cứ vào nội dung chính sách và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ, Văn phòng Bộ trình Bộ phân công một đơn vị chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị khác có liên quan nghiên cứu, trình Bộ ý kiến tham gia. Việc chuẩn bị ý kiến trình Bộ được thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Bộ Tài chính.

Điều 96. Trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính

1. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế và các đơn vị khác thuộc Bộ có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong từng khâu thuộc quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quy chế này. Vụ Pháp chế có trách nhiệm cử cán bộ tham gia ngay từ khâu đầu của quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

2. Nội dung, phương thức phối hợp cụ thể được thực hiện theo Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 2670/QĐ-BTC ngày 17/10/2014 và Quyết định số 238/QĐ-BTC ngày 26/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 97. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì, đơn vị phối hợp trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

1. Tổ chức thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định tại Quy chế này.

2. Bố trí đủ cán bộ và các điều kiện cần thiết khác cho công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

3. Chủ động hoặc trình Lãnh đạo Bộ để kịp thời phối hợp trong việc cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội.

4. Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng trong xây dựng, phân tích chính sách; soạn thảo; lấy ý kiến; kiểm tra; rà soát, hệ thống hóa; pháp điển, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

5. Các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế đăng tải văn bản quy phạm pháp luật tài chính do đơn vị mình chủ trì soạn thảo lên cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật.

6. Đối với Tổng cục, căn cứ Quy chế này và tình hình thực tiễn tại đơn vị, ban hành Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính áp dụng trong hệ thống (nếu có).

7. Đối với đơn vị được giao phối hợp trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách khi có yêu cầu của đơn vị chủ trì soạn thảo, đơn vị thẩm định.

Điều 98. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế

1. Hướng dẫn về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính; Tổ chức thi hành hoặc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Quy chế này.

2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kỹ năng phân tích chính sách, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến góp ý dự thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản; rà soát, hệ thống hoá; hợp nhất, pháp điển; phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

3. Tổng kết, đánh giá, rà soát để trình Bộ kiện toàn bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế và các tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác pháp chế trong từng thời kỳ.

4. Kịp thời đề xuất, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính (qua Vụ Tổ chức cán bộ) khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính.

5. Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác pháp chế tài chính. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ triển khai công tác pháp chế của năm kế hoạch và kết quả triển khai công tác pháp chế của năm trước, trường hợp cần thiết Vụ Pháp chế chủ trì tổ chức hoặc chuẩn bị nội dung và phân công cho các đơn vị có tổ chức pháp chế tổ chức Hội nghị về công tác pháp chế tài chính.

6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ đăng tải văn bản quy phạm pháp luật tài chính lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

7. Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc cho ý kiến vào chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính.

Điều 99. Trách nhiệm của Cục Kế hoạch Tài chính và Văn phòng Bộ

1. Trách nhiệm của Cục Kế hoạch Tài chính

Bố trí đầy đủ kinh phí cho nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06/7/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các Thông tư của Bộ Tài chính khác có liên quan; Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ phân bổ nguồn kinh phí cho các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

b) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quy chế này, bao gồm việc phối hợp với với các đơn vị thuộc Bộ trong việc thống kê, rà soát, đánh giá trong quá trình lập đề nghị, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính theo quy định.

c) Bố trí đầy đủ kinh phí cho nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm tại Văn phòng Bộ theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06/7/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các Thông tư của Bộ Tài chính khác có liên quan; Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế trình Bộ phân bổ nguồn kinh phí cho các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

d) Thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định tại Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BTC ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 100. Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế

Chủ trì, phối hợp với Vụ pháp chế, Văn phòng Bộ, Cục Kế hoạch tài chính trong việc trình Bộ phê duyệt đoàn ra hàng năm, bảo đảm gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính.

Điều 101. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ

1. Trên cơ sở đề xuất của Vụ Pháp chế, thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tài chính.

2. Thực hiện trách nhiệm về việc trình Bộ thành lập Ban soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Quy chế này.

Điều 102. Khen thưởng, kỷ luật

1. Cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính có thành tích trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính được xét thi đua, khen thưởng theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính về thi đua, khen thưởng.

2. Cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các hình thức sau:

a) Trừ điểm thi đua khi chấm điểm - đánh giá kết quả thi đua hàng năm đối với tập thể, cá nhân theo quy định;

b) Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2829/QĐ-BTC ngày 27/11/2024 về Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.815

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.251.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!