ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
788/NQ-UBTVQH14
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 10 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THUỘC TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị
hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
trong giai đoạn 2019 - 2021;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số
459/TTr-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 và Báo cáo thẩm tra số 2666/BC-UBPL14 ngày
10 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban Pháp luật,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Điều chỉnh địa giới đơn
vị hành chính thành phố Hải Dương và các huyện Gia Lộc, Thanh Hà, Tứ Kỳ thuộc tỉnh
Hải Dương
1. Nhập toàn bộ 10,81 km2 diện tích tự
nhiên, 12.623 người của xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà và toàn bộ 8,98 km2
diện tích tự nhiên, 10.769 người của xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà vào thành
phố Hải Dương.
2. Nhập toàn bộ 4,86 km2 diện tích tự
nhiên, 7.870 người của xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ vào thành phố Hải Dương.
3. Nhập toàn bộ 9,26 km2 diện tích tự
nhiên, 16.729 người của xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc và toàn bộ 5,05 km2
diện tích tự nhiên, 10.274 người của xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc vào thành phố
Hải Dương.
4. Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các phường:
Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu,
Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Thạch Khôi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần
Phú, Tứ Minh, Việt Hòa và xã Tân Hưng thuộc thành phố Hải Dương theo Tờ trình số
459/TTr-CP và Đề án số 461/ĐA-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ.
5. Thành lập 02 phường thuộc thành phố Hải Dương:
a) Thành lập phường Tân Hưng trên cơ sở toàn bộ diện
tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tân Hưng sau khi điều chỉnh theo quy định
tại khoản 4 Điều này. Sau khi thành lập, phường Tân Hưng có 5,00 km2
diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.664 người.
Phường Tân Hưng giáp các phường Hải Tân, Thạch Khôi
và các xã Gia Xuyên, Ngọc Sơn;
b) Thành lập phường Nam Đồng trên cơ sở toàn bộ
8,89 km2 diện tích tự nhiên và dân số 10.675 người của xã Nam Đồng.
Phường Nam Đồng giáp các phường Ái Quốc, Hải Tân,
Nhị Châu, Ngọc Châu, các xã An Thượng, Quyết Thắng, Tiền Tiến và huyện Nam
Sách.
Điều 2. Sắp xếp các đơn vị hành
chính cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương
1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Bình Giang như sau:
a) Nhập toàn bộ 2,33 km2 diện tích tự
nhiên, 4.294 người của xã Tráng Liệt vào thị trấn Kẻ Sặt. Sau khi nhập, thị trấn
Kẻ Sặt có 3,02 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.359 người.
Thị trấn Kẻ Sặt giáp các xã Tân Hồng, Thúc Kháng,
Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng và tỉnh Hưng Yên;
b) Thành lập xã Vĩnh Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ
1,97 km2 diện tích tự nhiên, 2.724 người của xã Hưng Thịnh và toàn bộ
4,46 km2 diện tích tự nhiên, 4.003 người của xã Vĩnh Tuy. Sau khi
thành lập, xã Vĩnh Hưng có 6,43 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 6.727 người.
Xã Vĩnh Hưng giáp các xã Hùng Thắng, Vĩnh Hồng, thị
trấn Kẻ Sặt; huyện Cẩm Giàng và tỉnh Hưng Yên;
c) Sau khi sắp xếp, huyện Bình Giang có 16 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 01 thị trấn.
2. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Cẩm Giàng như sau:
a) Thành lập thị trấn Cẩm Giang trên cơ sở nhập
toàn bộ 0,46 km2 diện tích tự nhiên, 2.117 người của thị trấn Cẩm
Giàng và toàn bộ 5,11 km2 diện tích tự nhiên, 6.191 người của xã Kim
Giang. Sau khi thành lập, thị trấn Cẩm Giang có 5,57 km2 diện tích tự
nhiên và quy mô dân số 8.308 người.
Thị trấn Cẩm Giang giáp các xã Cẩm Phúc, Định Sơn,
Lương Điền, Ngọc Liên, Tân Trường, Thạch Lỗi và tỉnh Bắc Ninh;
b) Thành lập xã Định Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ
1,66 km2 diện tích tự nhiên, 2.321 người của xã Cẩm Sơn và toàn bộ
6,60 km2 diện tích tự nhiên, 6.242 người của xã Cẩm Định. Sau khi
thành lập, xã Định Sơn có 8,26 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 8.563 người.
Xã Định Sơn giáp các xã Cao An, Cẩm Hoàng, Cẩm Vũ,
Tân Trường, Thạch Lỗi và các thị trấn Cẩm Giang, Lai Cách;
c) Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Giàng có 17 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 02 thị trấn.
3. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Gia Lộc như sau:
a) Nhập toàn bộ 2,19 km2 diện tích tự
nhiên, 3.016 người của xã Phương Hưng vào thị trấn Gia Lộc. Sau khi nhập, thị
trấn Gia Lộc có 7,67 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.307
người.
Thị trấn Gia Lộc giáp các xã Gia Khánh, Gia Tân, Hồng
Hưng, Lê Lợi, Toàn Thắng, Yết Kiêu và thành phố Hải Dương;
b) Nhập toàn bộ 3,01 km2 diện tích tự
nhiên, 2.452 người của xã Trùng Khánh và toàn bộ 3,90 km2 diện tích
tự nhiên, 5.112 người của xã Gia Hòa vào xã Yết Kiêu. Sau khi nhập, xã Yết Kiêu
có 11,53 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.768 người.
Xã Yết Kiêu giáp các xã Lê Lợi, Thống Nhất, thị trấn
Gia Lộc; các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương;
c) Sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và
sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Gia Lộc có 99,70 km2 diện
tích tự nhiên và quy mô dân số 115.617 người; có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực
thuộc, gồm 17 xã và 01 thị trấn.
Huyện Gia Lộc giáp các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng,
Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ và thành phố Hải Dương.
4. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Kim Thành như sau:
a) Thành lập xã Tuấn Việt trên cơ sở nhập toàn bộ
4,17 km2 diện tích tự nhiên, 3.421 người của xã Việt Hưng và toàn bộ
7,02 km2 diện tích tự nhiên, 8.317 người của xã Tuấn Hưng. Sau khi
thành lập, xã Tuấn Việt có 11,19 km2 diện tích tự nhiên và quy mô
dân số 11.738 người.
Xã Tuấn Việt giáp các xã Cổ Dũng, Kim Xuyên, Thượng
Vũ; huyện Thanh Hà và thị xã Kinh Môn;
b) Thành lập xã Kim Liên trên cơ sở nhập toàn bộ
3,09 km2 diện tích tự nhiên, 3.155 người của xã Kim Khê và toàn bộ
5,31 km2 diện tích tự nhiên, 7.520 người của xã Kim Lương. Sau khi
thành lập, xã Kim Liên có 8,40 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 10.675 người.
Xã Kim Liên giáp các xã Kim Anh, Kim Tân, thị trấn
Phú Thái; thị xã Kinh Môn và thành phố Hải Phòng;
c) Thành lập xã Đồng Cẩm trên cơ sở nhập toàn bộ
2,90 km2 diện tích tự nhiên, 3.479 người của xã Cẩm La và toàn bộ
4,10 km2 diện tích tự nhiên, 5.661 người của xã Đồng Gia. Sau khi
thành lập, xã Đồng Cẩm có 7,00 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 9.140 người.
Xã Đồng Cẩm giáp các xã Bình Dân, Đại Đức, Kim Tân,
Liên Hòa, Tam Kỳ và thành phố Hải Phòng;
d) Sau khi sắp xếp, huyện Kim Thành có 18 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 01 thị trấn.
5. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Ninh Giang như sau:
a) Nhập toàn bộ 4,47 km2 diện tích tự
nhiên, 4.701 người của xã Hồng Thái vào xã Hồng Dụ. Sau khi nhập, xã Hồng Dụ có
7,78 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.056 người.
Xã Hồng Dụ giáp các xã Đồng Tâm, Hiệp Lực, Hồng
Phong, Ninh Hải và Tân Hương;
b) Nhập toàn bộ 3,34 km2 diện tích tự
nhiên, 3.894 người của xã Ninh Thành vào xã Tân Hương. Sau khi nhập, xã Tân
Hương có 7,89 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.973 người.
Xã Tân Hương giáp các xã Đông Xuyên, Đồng Tâm, Hồng
Dụ, Nghĩa An, Ninh Hải và Vĩnh Hòa;
c) Nhập toàn bộ 4,40 km2 diện tích tự
nhiên, 4.612 người của xã Hưng Thái vào xã Hưng Long. Sau khi thành lập, xã
Hưng Long có 8,51 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.304 người.
Xã Hưng Long giáp các xã Hồng Phúc, Tân Phong, Tân
Quang, Văn Hội và tỉnh Thái Bình;
d) Nhập toàn bộ 4,35 km2 diện tích tự
nhiên, 4.990 người của xã Văn Giang vào xã Văn Hội. Sau khi nhập, xã Văn Hội có
8,72 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.628 người.
Xã Văn Hội giáp các xã Hưng Long, Tân Quang; huyện
Thanh Miện và tỉnh Thái Bình;
đ) Nhập toàn bộ 2,93 km2 diện tích tự
nhiên, 2.438 người của xã Ninh Hòa và toàn bộ 3,44 km2 diện tích tự
nhiên, 3.345 người của xã Quyết Thắng vào xã Ứng Hòe. Sau khi nhập, xã Ứng Hòe
có 10,68 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.053 người.
Xã Ứng Hòe giáp các xã Hồng Đức, Nghĩa An, Vạn Phúc
và huyện Tứ Kỳ;
e) Nhập toàn bộ 4,38 km2 diện tích tự
nhiên, 3.935 người của xã Hoàng Hanh và toàn bộ 3,87 km2 diện tích tự
nhiên, 2.590 người của xã Quang Hưng vào xã Tân Quang. Sau khi nhập, xã Tân
Quang có 12,36 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.356 người.
Xã Tân Quang giáp các xã An Đức, Hưng Long, Tân
Phong, Văn Hội và huyện Thanh Miện;
g) Sau khi sắp xếp, huyện Ninh Giang có 20 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.
6. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Thanh Hà như sau:
a) Thành lập xã An Phượng trên cơ sở nhập toàn bộ
2,90 km2 diện tích tự nhiên, 2.802 người của xã An Lương và toàn bộ
7,94 km2 diện tích tự nhiên, 6.904 người của xã Phượng Hoàng. Sau
khi thành lập, xã An Phượng có 10,84 km2 diện tích tự nhiên và quy
mô dân số 9.706 người.
Xã An Phượng giáp các xã Thanh Hải, Thanh Khê,
Thanh Sơn và huyện Tứ Kỳ;
b) Thành lập xã Thanh Quang trên cơ sở nhập toàn bộ
4,26 km2 diện tích tự nhiên, 3.583 người của xã Hợp Đức; toàn bộ
3,00 km2 diện tích tự nhiên, 2.798 người của xã Trường Thành và toàn
bộ 5,52 km2 diện tích tự nhiên, 4.536 người của xã Thanh Bính. Sau
khi thành lập, xã Thanh Quang có 12,78 km2 diện tích tự nhiên và quy
mô dân số 10.917 người.
Xã Thanh Quang giáp các xã Thanh Cường, Thanh Hồng,
Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xuân; các huyện Kim Thành, Tứ Kỳ và thành phố Hải
Phòng;
c) Sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và
sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thanh Hà có 140,70 km2
diện tích tự nhiên và quy mô dân số 136.858 người; có 20 đơn vị hành chính cấp
xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.
Huyện Thanh Hà giáp các huyện Kim Thành, Tứ Kỳ,
thành phố Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
7. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Thanh Miện như sau:
a) Nhập toàn bộ 3,45 km2 diện tích tự
nhiên, 3.486 người của xã Hùng Sơn vào thị trấn Thanh Miện. Sau khi nhập, thị
trấn Thanh Miện có 9,59 km2 diện tích tự nhiên và dân số 14.884 người.
Thị trấn Thanh Miện giáp các xã Lam Sơn, Lê Hồng,
Ngũ Hùng, Tứ Cường và các huyện Gia Lộc, Ninh Giang;
b) Thành lập xã Hồng Phong trên cơ sở nhập toàn bộ
2,95 km2 diện tích tự nhiên, 2.884 người của xã Diên Hồng và toàn bộ
3,72 km2 diện tích tự nhiên, 4.415 người của xã Tiền Phong. Sau khi
thành lập, xã Hồng Phong có 6,67 km2 diện tích tự nhiên và quy mô
dân số 7.299 người.
Xã Hồng Phong giáp các xã Chi Lăng Nam, Thanh
Giang; huyện Ninh Giang và các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình;
c) Sau khi sắp xếp, huyện Thanh Miện có 17 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 01 thị trấn.
8. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện
Tứ Kỳ như sau:
a) Thành lập xã Đại Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ
3,13 km2 diện tích tự nhiên, 3.500 người của xã Kỳ Sơn và toàn bộ
6,61 km2 diện tích tự nhiên, 5.901 người của xã Đại Đồng. Sau khi
thành lập, xã Đại Sơn có 9,74 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số
9.401 người.
Xã Đại Sơn giáp xã Hưng Đạo; các huyện Thanh Hà,
Gia Lộc và thành phố Hải Dương;
b) Thành lập xã Chí Minh trên cơ sở nhập toàn bộ
3,88 km2 diện tích tự nhiên, 3.231 người của xã Đông Kỳ; toàn bộ
6,19 km2 diện tích tự nhiên, 3.458 người của xã Tứ Xuyên và toàn bộ
4,57 km2 diện tích tự nhiên, 4.009 người của xã Tây Kỳ. Sau khi
thành lập, xã Chí Minh có 14,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 10.698 người.
Xã Chí Minh giáp các xã An Thanh, Bình Lãng, Quang
Phục, Văn Tố, thị trấn Tứ Kỳ và huyện Thanh Hà;
c) Sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và
sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Tứ Kỳ có 165,32 km2 diện
tích tự nhiên và quy mô dân số 152.541 người; có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm
22 xã và 01 thị trấn.
Huyện Tứ Kỳ giáp với các huyện Gia Lộc, Ninh Giang,
Thanh Hà, thành phố Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
9. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành
phố Hải Dương như sau:
a) Thành lập xã An Thượng trên cơ sở nhập toàn bộ
2,62 km2 diện tích tự nhiên, 2.976 người của xã Thượng Đạt và toàn bộ
4,02 km2 diện tích tự nhiên, 4.276 người của xã An Châu. Sau khi
thành lập, xã An Thượng có 6,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân
số 7.252 người.
Xã An Thượng giáp các phường Bình Hàn, Cẩm Thượng,
Nam Đồng, Nhị Châu, Việt Hòa và huyện Nam Sách;
b) Sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
thành phố Hải Dương và thành lập 02 phường, thành phố Hải Dương có 111,64 km2
diện tích tự nhiên và quy mô dân số 508.190 người; có 25 đơn vị hành chính cấp
xã, gồm 19 phường và 06 xã.
Thành phố Hải Dương giáp các huyện Cẩm Giàng, Gia Lộc,
Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà và Tứ Kỳ.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
12 năm 2019.
2. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành,
tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện, 01 thị xã và 02
thành phố; 235 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 178 xã, 47 phường và 10 thị trấn.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
Hải Dương và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị
quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời
sống của Nhân dân địa phương bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng và an ninh trên địa bàn theo đúng Tờ trình số 459/TTr-CP, Đề án số
460/ĐA-CP và Đề án số 461/ĐA-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với
địa danh đơn vị hành chính được sắp xếp phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động
với tên gọi quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết này kể từ ngày Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành.
3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Tổng cục Thống kê;
- Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương
- Lưu: HC, PL.
Số e-PAS: 85891
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Ngân
|