BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
829/QĐ-BNN-TCLN
|
Hà Nội,
ngày 23 tháng 04 năm 2014
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT “ĐỀ ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH
KHÁC”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử
dụng rừng sang mục đích khác với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
- Góp phần thực thi các quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển rừng sang mục đích khác; từng
bước chấn chỉnh công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi
vào nề nếp.
- Xây dựng kế hoạch triển khai trồng
rừng thay thế diện tích đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang mục đích sử dụng
khác làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần ổn
định lâm phận quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp,
bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với công tác chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết
kiệm tài nguyên của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, triển khai dự án có
chuyển rừng sang mục đích khác.
II. ĐỐI TƯỢNG TRỒNG RỪNG THAY THẾ
1. Đối tượng phải trồng rừng thay thế:
76.040 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác, các đặc trưng
của rừng (khả năng giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường,...) bị mất đi: diện
tích rừng chuyển sang mục đích xây dựng các công trình thủy điện, khai thác
khoáng sản, vật liệu xây dựng; công trình thủy lợi, kênh mương; nuôi trồng thủy
sản; làm đường giao thông; xây dựng công trình an ninh quốc phòng; khu công
nghiệp, nhà máy; tái định cư; hạ tầng nông thôn.
2. Đối tượng không phải trồng rừng
thay thế: 310.260 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích trồng các
loài cây thân gỗ lâu năm, có khả năng phòng hộ, che phủ đất, chống xói mòn gần
như cây rừng, gồm: chuyển sang trồng cao su; trồng cây lâu năm, cây đa mục
đích.
III. TIẾN ĐỘ TRỒNG RỪNG THAY THẾ
1. Đối với những công trình đã chuyển
mục đích sử dụng rừng: hoàn thành trồng rừng thay thế chậm nhất vào năm 2016,
tổng diện tích trồng rừng thay thế là 76.040 ha, trong đó: đã trồng 2.540 ha,
chưa trồng 73.500 ha, tiến độ thực hiện hàng năm như sau:
a) Năm 2014: trồng 13.410
ha, trong đó:
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang thủy điện: 11.290 ha.
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 2.120 ha.
b) Năm 2015: trồng 31.510 ha, trong đó:
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang thủy điện: 10.050 ha.
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 21.460 ha.
c) Năm 2016:
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 28.570 ha
- Tổng kết 3 năm triển khai Đề án
trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
(Chi tiết tại Biểu kèm theo).
2. Đối với diện tích rừng chuyển sang
mục đích khác sau ngày 31/12/2013: chủ dự án xây dựng phương án trồng rừng thay
thế trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt,
triển khai theo quy định hiện hành.
IV. GIẢI PHÁP
1. Trình tự thực hiện: các địa phương
tổ chức rà soát các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có
rừng sang mục đích khác từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính
phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư
trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày
06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng
thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Đối với diện tích rừng chuyển sang
xây dựng các công trình thủy điện: hoàn thành việc trồng rừng thay thế trong 2
năm 2014 và 2015.
- Đối với các dự án đầu tư đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử
dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác: phải có phương án trồng rừng
thay thế và hoàn thành việc trồng rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển
trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án trồng rừng thay thế được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án đầu tư mở mới: khi
phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế.
2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao
nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là các đối tượng
trực tiếp có nghĩa vụ thực hiện trồng rừng thay thế:
- Tổ chức hội nghị triển khai Đề án
trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; phổ biến, quán
triệt các quy định về trồng rừng thay thế.
- Tập huấn/hướng dẫn cho các chủ dự án
về lập phương án trồng rừng thay thế.
- Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về các quy định và tổ chức triển khai trồng rừng thay thế.
3. Quỹ đất trồng rừng thay thế
Quỹ đất trồng rừng thay thế được xác
định trên cơ sở diện tích đất trống, được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp:
- Đối với chủ dự án có đất trồng rừng
thay thế: xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo quy
định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT và các quy định hiện hành.
- Đối với chủ dự án không có đất để
trồng rừng thay thế, không có điều kiện tự tổ chức trồng rừng thay thế: có thể
nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy
định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính
phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Trường hợp địa phương không có quỹ
đất trồng rừng thay thế: thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác.
4. Kinh phí trồng rừng thay thế
a) Chủ đầu tư các dự án đảm bảo kinh
phí trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công
trình thủy điện, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp,
nhà máy, du lịch sinh thái.
b) Đối với các công trình công cộng
không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng,
trường học, trạm y tế, tái định cư,..kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ
ngân sách nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Lâm nghiệp
- Chủ trì tổ chức, triển khai Đề án tới
các địa phương và các cơ quan có liên quan.
- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng
cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện
hàng năm và tổng kết quá trình triển khai Đề án.
2. Các địa phương
- Triển khai trồng rừng thay thế tới
từng dự án chuyển mục đích sử dụng rừng.
- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng
cao nhận thức của xã hội về trồng rừng thay thế tại địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát việc trồng rừng thay thế sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác.
- Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế.
3. Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, chủ dự án thực hiện trồng
rừng thay thế đúng theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ
trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, các chủ dự án có chuyển rừng sang mục đích khác chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Công Thương; TN&MT;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch, Cục QLXDCT;
- Lưu: VT, TCLN.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
KẾ
HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Kèm theo
Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT)
TT
|
Tỉnh,thành
phố
|
Tổng
|
Tiến độ
|
Ghi chú
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Tổng
|
Trong đó
|
Tổng
|
Trong đó
|
Tổng
|
Trong đó
|
TR thay thế
DT chuyển sang làm thủy điện
|
TR thay thế
DT chuyển sang mục đích khác
|
TR thay thế
DT chuyển sang làm thủy điện
|
TR thay thế
DT chuyển sang mục đích khác
|
TR thay thế
DT chuyển sang làm thủy điện
|
TR thay thế
DT chuyển sang mục đích khác
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
TỔNG
|
73.500
|
13.410
|
11.290
|
2.120
|
31.510
|
10.050
|
21.460
|
28.570
|
-
|
28.570
|
|
I
|
MN phía Bắc
|
12.931
|
2.751
|
2.688
|
63
|
5.610
|
1.893
|
3.717
|
4.570
|
-
|
4.571
|
|
1
|
Hà Giang
|
788
|
400
|
400
|
-
|
249
|
149
|
100
|
139
|
|
139
|
|
2
|
Tuyên Quang
|
384
|
73
|
73
|
-
|
150
|
-
|
150
|
161
|
|
161
|
|
3
|
Cao Bằng
|
2.372
|
300
|
300
|
-
|
1.007
|
407
|
600
|
1.065
|
|
1.065
|
|
4
|
Lạng Sơn
|
631
|
100
|
100
|
-
|
236
|
86
|
150
|
295
|
|
295
|
|
5
|
Lào Cai
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
6
|
Yên Bái
|
2.323
|
-
|
-
|
-
|
1.143
|
143
|
1.000
|
1.180
|
|
1.180
|
|
7
|
Thái Nguyên
|
553
|
-
|
-
|
-
|
277
|
-
|
277
|
276
|
|
276
|
|
8
|
Bắc Kạn
|
713
|
30
|
30
|
. -
|
300
|
-
|
300
|
383
|
|
383
|
|
9
|
Phú Thọ
|
172
|
-
|
-
|
-
|
90
|
-
|
90
|
82
|
|
82
|
|
10
|
Bắc Giang
|
36
|
36
|
5
|
31
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
11
|
Quảng Ninh
|
32
|
32
|
-
|
32
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
12
|
Hoà Bình
|
1.522
|
86
|
86
|
-
|
718
|
-
|
718
|
718
|
|
718
|
|
13
|
Sơn La
|
705
|
181
|
181
|
-
|
300
|
-
|
300
|
224
|
|
224
|
|
14
|
Điện Biên
|
44
|
13
|
13
|
-
|
31
|
-
|
31
|
-
|
|
-
|
|
15
|
Lai Châu
|
2.656
|
1.500
|
1.500
|
-
|
1.109
|
1.109
|
-
|
47
|
|
47
|
|
II
|
ĐB Bắc Bộ
|
4.743
|
193
|
-
|
193
|
2.269
|
-
|
2.269
|
2.281
|
-
|
2.282
|
-
|
16
|
Hà Nội
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
17
|
Hải Phòng
|
52
|
52
|
-
|
52
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
18
|
Hải Dương
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
19
|
Vĩnh Phúc
|
408
|
140
|
-
|
140
|
268
|
-
|
268
|
-
|
|
-
|
|
20
|
Bắc Ninh
|
1
|
-
|
-
|
-
|
1
|
-
|
1
|
-
|
|
-
|
|
21
|
Hà Nam
|
3.881
|
-
|
-
|
-
|
1.800
|
-
|
1.800
|
2.081
|
|
2.081
|
|
22
|
Nam Định
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
23
|
Ninh Bình
|
400
|
-
|
-
|
-
|
200
|
-
|
200
|
200
|
|
200
|
|
24
|
Thái Bình
|
1
|
1
|
-
|
1
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
III
|
Bắc Trung Bộ
|
11.519
|
2.483
|
2.483
|
-
|
5.875
|
2.925
|
2.950
|
3.161
|
-
|
3.161
|
-
|
25
|
Thanh Hoá
|
3.461
|
600
|
600
|
-
|
1.662
|
662
|
1.000
|
1.199
|
|
1.199
|
|
26
|
Nghệ An
|
4.195
|
1.200
|
1.200
|
-
|
2.285
|
1.585
|
700
|
710
|
|
710
|
|
27
|
Hà Tĩnh
|
1.329
|
150
|
150
|
-
|
599
|
99
|
500
|
580
|
|
580
|
|
28
|
Quảng Bình
|
828
|
-
|
-
|
-
|
500
|
-
|
500
|
328
|
|
328
|
|
29
|
Quảng Trị
|
233
|
33
|
33
|
-
|
100
|
-
|
100
|
100
|
|
100
|
|
30
|
Thừa Thiên Huế
|
1.473
|
500
|
500
|
-
|
729
|
579
|
150
|
244
|
|
244
|
|
IV
|
Duyên hải MT
|
9.322
|
1.408
|
1.408
|
-
|
4.160
|
1.267
|
2.893
|
3.754
|
-
|
3.753
|
-
|
31
|
TP. Đà Nẵng
|
1.226
|
-
|
-
|
-
|
600
|
-
|
600
|
626
|
|
626
|
|
32
|
Quảng Nam
|
3.659
|
817
|
817
|
-
|
1.800
|
800
|
1.000
|
1.042
|
|
1.042
|
|
33
|
Quảng Ngãi
|
84
|
71
|
71
|
-
|
13
|
-
|
13
|
-
|
|
-
|
|
34
|
Bình Định
|
1.288
|
70
|
70
|
-
|
556
|
56
|
500
|
662
|
|
662
|
|
35
|
Phú Yên
|
404
|
150
|
150
|
-
|
137
|
137
|
-
|
117
|
|
117
|
|
36
|
Khánh Hoà
|
592
|
200
|
200
|
-
|
140
|
140
|
-
|
252
|
|
252
|
|
37
|
Ninh Thuận
|
183
|
-
|
-
|
-
|
80
|
-
|
80
|
103
|
|
103
|
|
38
|
Bình Thuận
|
1.886
|
100
|
100
|
-
|
834
|
134
|
700
|
952
|
|
952
|
|
V
|
Tây Nguyên
|
21.569
|
4.847
|
4.410
|
437
|
8.257
|
3.719
|
|
8.465
|
-
|
8.466
|
-
|
39
|
Đắk Lắc
|
4.368
|
1.000
|
1.000
|
-
|
1.882
|
882
|
1.000
|
1.486
|
|
1.486
|
|
40
|
Đăk Nông
|
8.563
|
2.000
|
2.000
|
-
|
2.406
|
1.906
|
500
|
4.157
|
|
4.157
|
|
41
|
Gia Lai
|
4.460
|
460
|
460
|
-
|
1.952
|
352
|
1.600
|
2.048
|
|
2.048
|
|
42
|
Kon Tum
|
2.082
|
500
|
500
|
-
|
1.245
|
245
|
1.000
|
337
|
|
337
|
|
43
|
Lâm Đồng
|
2.096
|
887
|
450
|
437
|
772
|
334
|
437
|
437
|
|
437
|
|
VI
|
Đông Nam Bộ
|
9.577
|
1.150
|
150
|
1.000
|
3.776
|
106
|
3.670
|
4.651
|
-
|
4.651
|
-
|
44
|
TP.HCM
|
333
|
-
|
-
|
-
|
100
|
-
|
100
|
233
|
|
233
|
|
45
|
Đồng Nai
|
108
|
-
|
-
|
-
|
50
|
-
|
50
|
58
|
|
58
|
|
46
|
Bình Dương
|
20
|
-
|
-
|
-
|
20
|
-
|
20
|
-
|
|
-
|
|
47
|
Bình Phước
|
2.504
|
150
|
150
|
-
|
1.106
|
106
|
1.000
|
1.248
|
|
1.248
|
|
48
|
Tây Ninh
|
1.147
|
-
|
-
|
-
|
500
|
-
|
500
|
647
|
|
647
|
|
49
|
Bà Rịa - VT
|
5.465
|
1.000
|
-
|
1.000
|
2.000
|
-
|
2.000
|
2.465
|
|
2.465
|
|
VII
|
Tây Nam Bộ
|
3.837
|
580
|
150
|
430
|
1.567
|
144
|
1.423
|
1.690
|
-
|
1.689
|
-
|
50
|
Long An
|
438
|
-
|
-
|
-
|
200
|
-
|
200
|
238
|
|
238
|
|
51
|
Tiền Giang
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
52
|
Bến Tre
|
7
|
7
|
-
|
7
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
53
|
Trà Vinh
|
1.117
|
150
|
150
|
-
|
544
|
144
|
400
|
423
|
|
423
|
|
54
|
Sóc Trăng
|
969
|
323
|
-
|
323
|
323
|
-
|
323
|
323
|
|
323
|
|
55
|
An Giang
|
772
|
-
|
-
|
-
|
300
|
-
|
300
|
472
|
|
472
|
|
56
|
Hậu Giang
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
57
|
Đồng Tháp
|
205
|
-
|
-
|
-
|
100
|
-
|
100
|
105
|
|
105
|
|
58
|
Kiên Giang
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
59
|
Bạc Liêu
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
|
60
|
Cà Mau
|
329
|
100
|
-
|
100
|
100
|
-
|
100
|
129
|
|
129
|
|
ĐỀ ÁN
TRỒNG
RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng
4 năm
2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Phần I
THỰC
TRẠNG
CHUYỂN
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
1. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1.1. Tình hình chuyển mục sử dụng rừng sang mục đích khác
1.2. Loại hình chuyển mục đích sử dụng
2. Tình hình thực hiện trồng rừng thay thế
2.1. Kết quả trồng rừng thay thế
2.2. Tồn tại và nguyên nhân
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
2. Cơ sở xác định diện tích trồng rừng thay thế
2.1. Cơ sở pháp lý
2.2. Cơ sở thực tiễn
3. Kết quả rà soát diện tích trồng rừng thay thế
4. Tiến độ thực hiện trồng rừng thay thế
5. Giải pháp
6. Tổ chức thực hiện
7. Kết luận
PHỤ BIỂU
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trong phát triển và bảo vệ rừng, thực hiện thành công dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng theo Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết
số 73/2006/QH11 của Quốc hội, đưa độ che phủ rừng từ 32% năm 1998 lên 40,7% năm
2012; năng suất, chất lượng rừng từng bước được cải thiện, góp phần nâng giá
trị sản xuất lâm nghiệp và thu nhập cho người dân làm nghề
rừng.
Theo quy định tại Nghị
định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải tiến hành trồng rừng thay thế. Từ năm 2006 đến nay, đã có 2.991 dự án với 386.290 ha rừng chuyển
sang các mục đích khác. Tuy nhiên, kết quả trồng
rừng thay thế của các địa phương đạt thấp (5,2%). Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức chưa đầy
đủ về chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc trồng rừng thay thế diện
tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác; công tác kiểm tra, giám sát của
cơ quan quản lý nhà nước các cấp không thường xuyên và thiếu kiên quyết.
Để khắc phục
tình trạng trên, ngày 24 tháng 01 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo việc
thực hiện trồng rừng
thay thế diện tích rừng
chuyển sang mục đích sử dụng khác; trước đó, ngày ngày 06 tháng 05 năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng
rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương và kết quả điều tra, đánh giá thực tế, nhằm thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng
khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác; từng bước chấn chỉnh công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi vào
nề nếp; nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên của các tổ chức, cá
nhân khi xây dựng, triển khai dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục
đích khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và triển khai “Đề
án trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác”./.
CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
1. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành luật Bảo vệ
và phát triển rừng.
2. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày
14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
3. Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
4. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020.
5. Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011 - 2020.
6. Quyết định số
124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể
phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
7. Nghị quyết
số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013
của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành
khai thác công trình thủy điện.
8. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18
tháng 02 năm 2014 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường
công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác
công trình thủy điện.
9. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng
rừng
thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác.
10. Quyết định
số 2855/QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 9
năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố cây cao su là cây đa mục đích.
11. Thông tư số 58/2009/TT-BNN
ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao
su trên đất lâm nghiệp.
12. Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Phần I
THỰC
TRẠNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
1.
Thực
trạng chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác
1.1.
Tình hình chuyển mục sử dụng rừng sang mục đích khác
Từ năm 2006 đến
nay, đã có 2.991 dự án, với 386.290 ha rừng được chuyển sang mục đích khác, gồm:
a) Theo hiện trạng rừng: Rừng tự nhiên: 300.120 ha, chiếm 78,0%; Rừng trồng: 86.170 ha, chiếm 22,0%.
b) Theo 3 loại rừng:
- Rừng đặc dụng: 7.240 ha, chiếm 2,0%.
- Rừng phòng hộ: 32.120 ha, chiếm 8,0%.
- Rừng sản xuất: 346.940 ha, chiếm 90,0%.
1.2.
Loại hình
chuyển mục đích sử dụng
1.2.1.
Chuyển
sang làm
thủy
điện
Cả nước đã có 237 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy
điện
với diện tích 29.582 ha, chiếm 6,2%, trong đó: vùng có diện tích chuyển nhiều là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ và Tây Bắc Bộ; các
tỉnh có diện tích chuyển sang làm thủy điện nhiều là Đắc Nông, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum ...
Kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện được tổng hợp
tại bảng 01.
Bảng 1. Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang
làm thủy điện
Đơn vị tính: ha
TT
|
Vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
Đất trống
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
237
|
29.582
|
100
|
22.340
|
19.515
|
2.835
|
7.238
|
4.094
|
15.534
|
9.954
|
1
|
MN phía bắc
|
74
|
5.120
|
17
|
4.962
|
4.575
|
387
|
158
|
103
|
2.055
|
2.962
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
-
|
-
|
-
|
|
0
|
0
|
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
31
|
6.353
|
21
|
5.408
|
4.478
|
930
|
945
|
4
|
1.826
|
4.523
|
4
|
Nam Trung bộ
|
34
|
3.299
|
11
|
3.287
|
2.125
|
1.162
|
12
|
-
|
1.441
|
1.858
|
5
|
Tây Nguyên
|
93
|
14.255
|
48
|
8.132
|
8.070
|
62
|
6.123
|
3.987
|
9.776
|
492
|
6
|
Đông Nam bộ
|
4
|
256
|
1
|
256
|
256
|
0
|
|
-
|
140
|
116
|
7
|
Tây Nam bộ
|
1
|
299
|
1
|
299
|
5
|
294
|
|
-
|
296
|
3
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 66%, tập trung nhiều ở các tỉnh Đắc Nông, Đăk Lăk,
Lâm Đồng Nghệ An, Lai Châu.
- Rừng trồng chiếm 9,6%, tập trung ở các tỉnh Đăk Nông, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An,
Lai Châu.
- Đất trống chiếm 24,4%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Đắc Nông, Gia Lai.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng
đặc dụng: 4.094 ha, chiếm 13,8%, tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc. Các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Đắc Nông, Đắc
Lắc
và Lào Cai.
- Rừng phòng hộ: 15.534 ha, chiếm 52,5%, tập trung nhiều ở các vùng
Tây Nguyên, Bắc Trung
Bộ.
Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Lâm Đồng, Đắc Lắc,
Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Lai Châu và Quảng Nam.
- Rừng sản xuất: 9.954 ha, chiếm 33,7%, chủ yếu
ở Tây Nguyên, trong đó các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Đắc Nông, Nghệ
An, Lai Châu, Quảng Nam và Gia Lai.
1.2.2.
Chuyển
sang khai thác khoáng sản
Có 545 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang
khai thác khoáng sản với diện tích 15.330 ha, chiếm 3,2%, trong đó: Vùng có diện
tích chuyển sang khai thác khoáng sản nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng, Đông
Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây bắc; Tỉnh có diện tích chuyển sang
khai thác khoáng sản nhiều nhất là Hà Nam, Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Yên
Bái, Cao Bằng, Quảng Nam…
Kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang khai
thác khoáng sản được tổng hợp ở bảng 02.
Bảng 02. Diện tích rừng chuyển mục đích sang khai
thác khoáng sản
Đơn vị tính: ha
TT
|
Phân theo
vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
545
|
15.330
|
100
|
14.870
|
10.995
|
3.875
|
460
|
19
|
7.696
|
7.615
|
1
|
MN phía bắc
|
184
|
5.212
|
34,00
|
5.022
|
4.581
|
441
|
190
|
3
|
2056
|
3153
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
53
|
4.233
|
27,61
|
4.233
|
2.845
|
1.388
|
0
|
16
|
3.013
|
1.204
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
181
|
2.568
|
16,75
|
2.386
|
1496
|
890
|
182
|
-
|
636
|
1.932
|
4
|
Nam Trung bộ
|
64
|
1.921
|
12,53
|
1.921
|
1.337
|
584
|
0
|
-
|
1.150
|
771
|
5
|
Tây Nguyên
|
58
|
447
|
2,92
|
359
|
329
|
30
|
88
|
-
|
54
|
393
|
6
|
Đông Nam bộ
|
3
|
447
|
2,92
|
447
|
407
|
40
|
0
|
-
|
405
|
42
|
7
|
Tây Nam bộ
|
2
|
502
|
3,27
|
502
|
0
|
502
|
0
|
-
|
382
|
120
|
* Theo hiện trạng rừng
- Rừng tự
nhiên chiếm 71,7%, tập trung nhiều ở các vùng Đồng bằng
sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Hà Nam, Hòa Bình, Bình Định, Nghệ An.
- Rừng trồng chuyển chiếm 25,3%, tập trung ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Hà
Nam, An Giang, Ninh Bình, Bình Định, Nghệ An.
- Đất trống chiếm 3,0%, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung bộ và Đông
bắc.
Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Quảng Trị và Yên Bái.
* Theo 3 loại rừng
- Rừng đặc dụng: 19 ha, chiếm 0,1%, tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng
Sông
Hồng, tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Ninh Bình.
- Rừng phòng hộ: 7.696 ha, chiếm 50,2%; tập trung
nhiều ở
các
vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Đông Bắc. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Hà Nam, Hòa Bình, Bình Định và Yên Bái.
- Rừng sản xuất: 7.615 ha, chiếm 49,7%, phân bố nhiều ở các vùng Đông
Bắc,
Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích
chuyển nhiều là Hà Nam, Nghệ An,
Cao Bằng và Quảng Nam.
1.2.3.
Chuyển
sang trồng cao su
Cả nước có 460 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang trồng Cao su
với diện tích 327.205 ha, chiếm 68,5%, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất.
Các vùng có diện tích chuyển sang trồng Cao su nhiều là Tây Nguyên,
Bắc Trung Bộ,
Đông Nam Bộ, Duyên
Hải
Nam
Trung Bộ và Tây Bắc;
Các tỉnh có diện tích chuyển sang trồng Cao su nhiều là Bình Phước, Kon Tum, Gia
Lai, Đắc Lắc, Quảng Nam, Lâm Đồng và Nghệ
An.
- Rừng tự nhiên chiếm 70,8%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên,
Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Bình Phước, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Điện Biên, Lai Châu.
- Rừng trồng chiếm 9,0%, tập trung ở các vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Bình Phước, Phú Yên, Sơn La, Quảng Nam, Hà Giang và Hà Tĩnh.
- Đất trống chiếm 20,2%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Các tỉnh
có đất trống chuyển nhiều
là Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hà Giang.
Kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang trồng cao su trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 03.
Bảng 03. Diện tích rừng chuyển sang trồng Cao su toàn quốc
Đơn vị tính: ha
TT
|
Phân theo
vùng
|
Số dự
án
|
Diện
tích
|
Tỷ lệ
%
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng
TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
460
|
327.205
|
100
|
260.880
|
231.567
|
29.309
|
66.329
|
-
|
-
|
327.205
|
1
|
MN phía bắc
|
39
|
37.944
|
12
|
26.388
|
15.543
|
10.845
|
11.556
|
-
|
-
|
37.944
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
166
|
59.921
|
18
|
59.588
|
54.742
|
4.846
|
333
|
-
|
-
|
59.921
|
4
|
Nam Trung bộ
|
11
|
60.597
|
19
|
37.117
|
32.740
|
4.377
|
23.480
|
-
|
-
|
60.597
|
5
|
Tây Nguyên
|
239
|
118.702
|
36
|
96.787
|
94.002
|
2.785
|
21.915
|
-
|
-
|
118.702
|
6
|
Đông Nam bộ
|
5
|
50.041
|
15
|
40.996
|
34.540
|
6.456
|
9.045
|
-
|
-
|
50.041
|
7
|
Tây Nam bộ
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.2.4.
Chuyển
sang sản
xuất nông nghiệp
Cả nước có 211 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang sản xuất nông
nghiệp
với diện tích 61.964 ha, chiếm 13%, trong đó:
- Vùng có diện tích rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là
Tây Nam Bộ (91,59%), Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung
Bộ.
- Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là Long An, Trà Vinh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Bình Phước và Tiền Giang.
Diện tích rừng chuyển mục đích sang sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 04:
Bảng 04. Diện tích rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp
Đơn vị tính: ha
TT
|
Phân theo vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện trạng
|
Theo 3 loại rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
211
|
61.964
|
100
|
49.380
|
10.583
|
38.796
|
12.585
|
304
|
7.720
|
53.940
|
1
|
MN phía bắc
|
6
|
349
|
0,56
|
69
|
67
|
2
|
280
|
-
|
-
|
349
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
3
|
50
|
0,08
|
50
|
|
50
|
|
-
|
37
|
13
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
6
|
18
|
0,03
|
18
|
|
18
|
|
-
|
-
|
18
|
4
|
Nam Trung bộ
|
13
|
1.899
|
3,06
|
1.899
|
1.581
|
318
|
|
-
|
94
|
1.805
|
5
|
Tây Nguyên
|
114
|
2.253
|
3,64
|
1.998
|
1.925
|
73
|
255
|
-
|
-
|
2.253
|
6
|
Đông Nam bộ
|
11
|
643
|
1,04
|
643
|
219
|
424
|
|
135
|
508
|
|
7
|
Tây Nam bộ
|
98
|
56.752
|
91,59
|
44.702
|
6.791
|
37.911
|
12.050
|
169
|
7.081
|
49.502
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 17,1%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên và
Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh
có rừng
tự nhiên chuyển nhiều
là Lâm Đồng, Ninh Thuận và Đắc Lắc.
- Rừng trồng chiếm 62,6%, tập trung ở các vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đông Bắc. Các tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Long An, Trà Vinh,
Kiên Giang, Bình Phước, Tiền Giang và An Giang.
- Đất
trống
chiếm
20,3%, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Lạng Sơn, Gia
Lai và Hậu Giang.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng đặc dụng: 304 ha, chiếm 0,5%, tập trung nhiều ở vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Hậu Giang và Tây Ninh.
- Rừng phòng hộ: 7.720 ha, chiếm 12,5%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Trà
Vinh, Bình Phước.
- Rừng sản xuất: 53.940 ha, chiếm 87,0%, tập trung nhiều ở các vùng Tây
Nam Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó
các
tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Long An, Lâm Đồng,
Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang và Đắc Lắc.
1.2.5.
Chuyển
sang tái định cư
Cả nước có 57 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các
khu tái định cư với diện tích 5.244 ha, chiếm 1,1%, trong đó: vùng có diện tích rừng chuyển sang tái định cư nhiều nhất là Tây Nguyên (2.096 ha), Đông Nam
Bộ
và Bắc Trung Bộ; Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng các khu Tái
định
cư nhiều nhất là Bình Phước,
Đắc Lắc, Nghệ An,
Lâm Đồng...
Diện tích rừng chuyển mục đích sang xây dựng các khu tái định cư trên
địa
bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 05:
Bảng 05. Diện tích rừng chuyển sang tái định cư
Đơn vị tính: ha
TT
|
Phân theo
vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
57
|
5.244
|
100
|
5.030
|
2.655
|
2.371
|
218
|
-
|
1.238
|
4006
|
1
|
MN phía bắc
|
28
|
324
|
6
|
203
|
36
|
167
|
121
|
-
|
46
|
278
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
-
|
3
|
0
|
3
|
3
|
|
|
-
|
-
|
3
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
2
|
384
|
7
|
384
|
253
|
131
|
|
-
|
-
|
384
|
4
|
Nam Trung bộ
|
2
|
53
|
1
|
53
|
22
|
31
|
|
-
|
11
|
42
|
5
|
Tây Nguyên
|
17
|
2.096
|
40
|
1.999
|
1.603
|
396
|
97
|
-
|
-
|
2.096
|
6
|
Đông Nam bộ
|
6
|
1.824
|
35
|
1.824
|
738
|
1.086
|
|
-
|
739
|
1.085
|
7
|
Tây Nam bộ
|
2
|
560
|
11
|
560
|
|
560
|
|
-
|
442
|
118
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 50,6%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Đắc Lắc, Bình Phước,
Lâm Đồng, Kon Tum và Gia Lai.
- Rừng trồng chiếm
45,2%, tập trung
ở các vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đông bắc và Bắc Trung bộ. Các
tỉnh
có rừng trồng chuyển nhiều là Bình
Phước, Gia Lai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Trà Vinh.
- Đất
trống chiếm 4,2%, tập trung chủ yếu
ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Điện Biên, Đắc Nông.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng phòng hộ: 1.238 ha, chiếm 23,6%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Trà Vinh, Bình Phước, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu và An Giang.
- Rừng sản xuất: 4.006 ha, chiếm 76,4%, phân bố nhiều ở các vùng Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Bình Phước, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Hà Tĩnh và Điện Biên.
1.2.6.
Chuyển
sang mục đích
an ninh quốc phòng
Cả nước có 99 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích an ninh
quốc phòng với diện tích 4.228 ha, chiếm 0,9%, trong đó:
Vùng có diện tích rừng chuyển sang mục đích ANQP nhiều nhất là Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc.
Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang mục đích ANQP nhiều nhất là Kon
Tum, Tây Ninh, Đắc Nông, Thanh Hóa.
Diện tích rừng chuyển mục
đích sử dụng sang mục đích an ninh
quốc phòng trên địa bàn cả
nước được tổng hợp ở bảng 06:
Bảng 06. Diện tích rừng chuyển sang mục đích an ninh quốc phòng
Đơn vị tính ha
TT
|
Phân theo
vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
99
|
4.228
|
100
|
3.570
|
2.673
|
893
|
662
|
80
|
1.839
|
2.309
|
1
|
MN phía bắc
|
23
|
621
|
15
|
559
|
327
|
232
|
62
|
1
|
495
|
125
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
8
|
98
|
2
|
80
|
1
|
79
|
18
|
-
|
97
|
1
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
18
|
198
|
5
|
142
|
103
|
39
|
56
|
6
|
181
|
11
|
4
|
Nam Trung bộ
|
6
|
370
|
9
|
370
|
351
|
19
|
|
-
|
1
|
369
|
5
|
Tây Nguyên
|
29
|
1.897
|
45
|
1.385
|
1.381
|
4
|
512
|
4
|
339
|
1.554
|
6
|
Đông Nam bộ
|
12
|
812
|
19
|
812
|
461
|
351
|
|
69
|
543
|
200
|
7
|
Tây Nam bộ
|
3
|
232
|
5
|
218
|
49
|
169
|
14
|
-
|
183
|
49
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 63,2%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Kon Tum, Tây Ninh, Đắc Nông, Thanh Hóa,
Sơn La.
- Rừng
trồng chiếm 21,1%, tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng
và Tây Nam Bộ. Các tỉnh có rừng
trồng chuyển nhiều là Bà Rịa-Vũng Tàu, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bình Phước.
- Đất trống chiếm 15,7%, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông
Bắc
và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Đắc Nông, Lạng
Sơn, Thanh Hóa.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng
đặc dụng:
80,0 ha, chiếm 1,9%, tập
trung nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Tây Ninh,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh và Đắc Lắc.
- Rừng phòng hộ: 1.839 ha, chiếm
43,5%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Tây Ninh, Thanh Hóa, Đắc Nông, Sơn La, Vĩnh Phúc.
- Rừng sản xuất: 2.307 ha, chiếm 54,6%, tập trung nhiều ở các vùng Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện
tích
chuyển nhiều là Kon Tum, Đắc Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Thuận, Quảng Nam.
1.2.7.
Chuyển
sang xây dựng khu công nghiệp và
cảng
Cả nước có 73 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích xây
dựng khu CN và cảng với diện tích 3.895 ha, chiếm 0,8%, trong đó:
Vùng có diện tích chuyển sang xây dựng Khu công nghiệp và cảng biển
nhiều nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nam bộ và Đồng Bằng sông Hồng.
Tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng khu công nghiệp và cảng nhiều nhất là Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Phú Yên, Đà Nẵng.
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 68,5%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ
và Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Bà Rịa- Vũng Tàu và Phú Yên.
- Rừng trồng chiếm 30,4%, tập trung ở các vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
Các tỉnh có rừng trồng chuyển
nhiều là Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Long An, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc.
- Đất trống chiếm 1,1%, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Vĩnh Phúc.
* Theo 3 loại rừng;
- Rừng đặc dụng: 87 ha, chiếm 2,2%, tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải
Nam Trung Bộ. Tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Phú Yên
- Rừng phòng
hộ: 2.779 ha, chiếm 71,4%, tập trung nhiều
ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều
là Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang và Ninh Bình.
- Rừng sản
xuất: 1.029 ha, chiếm 26,4%, tập trung nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là TP Hồ Chí Minh, Long
An, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Đắc Lắc.
Diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây
dựng các khu công nghiệp, nhà máy trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 07:
Bảng 07. Diện tích rừng chuyển sang xây dựng
khu công nghiệp, nhà máy
Đơn vị tính ha
TT
|
Phân theo
vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
73
|
3.895
|
100
|
3.850
|
2.668
|
1.186
|
41
|
87
|
2.779
|
1.029
|
1
|
MN phía bắc
|
2
|
191
|
4,9
|
191
|
182
|
9
|
0
|
0
|
0
|
191
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
16
|
197
|
5,1
|
157
|
|
157
|
40
|
-
|
63
|
134
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
6
|
61
|
1,6
|
61
|
11
|
50
|
|
-
|
-
|
61
|
4
|
Nam Trung bộ
|
3
|
116
|
3,0
|
116
|
5
|
111
|
|
87
|
12
|
17
|
5
|
Tây Nguyên
|
8
|
139
|
3,6
|
138
|
49
|
89
|
1
|
-
|
-
|
139
|
6
|
Đông Nam bộ
|
34
|
2788
|
71,6
|
2788
|
2.418
|
370
|
|
-
|
2.408
|
380
|
7
|
Tây Nam bộ
|
4
|
403
|
10,3
|
403
|
3
|
400
|
|
-
|
296
|
107
|
1.2.8.
Chuyển
sang kinh doanh du lịch,
dịch vụ
Cả nước có 122 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang kinh doanh du
lịch, dịch vụ với diện tích 4.603 ha, chiếm 1,0%, trong đó:
Các vùng có diện tích
rừng chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ nhiều là Tây Nam Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.
Các tỉnh có diện tích
chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ nhiều là Kiên Giang, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Vĩnh Phúc, An Giang và Ninh Thuận.
Diện tích rừng chuyển
mục đích sử dụng sang xây dựng các kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn cả
nước được tổng hợp ở bảng 08:
Bảng 08. Diện tích rừng chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ
Đơn vị tính: ha
TT
|
Phân theo vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện trạng
|
Theo 3 loại rừng
|
Có rừng
|
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
ĐT
|
|
Tổng cộng
|
122
|
4.603
|
100
|
2.640
|
2.418
|
222
|
1.963
|
4.067
|
332
|
204
|
1
|
MN phía bắc
|
13
|
148
|
2
|
148
|
15
|
133
|
-
|
-
|
86
|
62
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
4
|
48
|
7
|
48
|
|
48
|
|
-
|
1
|
47
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
6
|
33
|
0
|
33
|
4
|
29
|
|
-
|
25
|
8
|
4
|
Nam Trung bộ
|
16
|
1.239
|
18
|
1.239
|
1.233
|
6
|
|
1.179
|
51
|
9
|
5
|
Tây Nguyên
|
1
|
43
|
1
|
43
|
43
|
|
|
-
|
-
|
43
|
6
|
Đông Nam bộ
|
17
|
1.024
|
15
|
1.024
|
1.024
|
|
|
940
|
49
|
35
|
7
|
Tây Nam bộ
|
65
|
2.068
|
57
|
105
|
99
|
6
|
1.963
|
1.948
|
120
|
-
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 52,5%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Các
tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Kiên Giang, TP Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh
Thuận và An Giang.
- Rừng trồng chiếm 4,8%, tập trung ở các vùng
Đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh có rừng trồng chuyển nhiều là Vĩnh Phúc.
- Đất trống chiếm 42,7%, tập trung chủ yếu ở vùng
Tây Nam Bộ. Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Kiên Giang.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng đặc dụng: 4.067 ha, chiếm 88,4 %, tập trung
nhiều ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Phú
Yên.
- Rừng phòng hộ: 332 ha, chiếm 7,2%, tập trung
nhiều ở các vùng Tây Nam Bộ và Tây Bắc. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển
nhiều là An Giang và Hòa Bình.
- Rừng sản xuất: 204 ha, chiếm 4,4%, phân bố nhiều
ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. Trong đó các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Vĩnh Phúc và Lâm Đồng.
1.2.9.
Chuyển
sang xây dựng các công trình
thủy
lợi, kênh mương
Cả nước có 80 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công
trình thủy lợi, kênh mương với diện tích 5.100 ha, chiếm 1,1%:
Các vùng có diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương nhiều là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc Bộ.
Các tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi nhiều là Gia Lai, Bình Thuận, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Phú Yên và Bắc Giang.
Diện tích rừng chuyển mục
đích sử dụng sang xây dựng
các công trình thủy lợi, kênh mương trên địa bàn cả nước được tổng hợp ở bảng 09:
Bảng 09. Diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương
Đơn vị tính ha
TT
|
Phân theo
vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện
trạng
|
Theo 3 loại
rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
|
Tổng cộng
|
80
|
5.199
|
100
|
5.100
|
4.707
|
394
|
98
|
33
|
596
|
4.570
|
1
|
MN phía bắc
|
36
|
17
|
0
|
17
|
|
17
|
|
-
|
-
|
17
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
4
|
39
|
1
|
39
|
20
|
19
|
|
-
|
19
|
20
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
18
|
929
|
18
|
929
|
716
|
213
|
|
-
|
135
|
794
|
4
|
Nam Trung bộ
|
5
|
1.310
|
25
|
1.310
|
1.224
|
86
|
|
-
|
436
|
874
|
5
|
Tây Nguyên
|
14
|
2.878
|
55
|
2.780
|
2.747
|
33
|
98
|
33
|
-
|
2.845
|
6
|
Đông Nam bộ
|
1
|
26
|
1
|
26
|
|
26
|
|
-
|
6
|
20
|
7
|
Tây Nam bộ
|
2
|
-
|
-
|
-
|
|
|
|
-
|
-
|
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 90,5%, tập trung nhiều ở
các vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển
nhiều là Gia Lai, Bình Thuận, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Phú Yên.
- Rừng trồng chiếm 7,6%, tập trung nhiều ở các vùng Bắc Trung
Bộ,
Đông Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế và Phú Yên.
- Đất trống chiếm 1,9%, tập trung ở vùng Tây Nguyên. Tỉnh có đất trống
chuyển nhiều là Gia Lai.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng
đặc dụng:
33 ha, chiếm 0,6 %, tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên. Tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Đắc Lắc.
- Rừng
phòng hộ: 596 ha, chiếm
11,5%, tập trung nhiều
ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ; các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Khánh Hòa, Bình Thuận và Hà Tĩnh.
- Rừng sản xuất: 4.570 ha, chiếm 87,9%, phân bố nhiều ở các vùng Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ; các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là
Gia Lai, Bình Thuận, Đắc Lắc Bắc Giang, Phú Yên và Hà Tĩnh.
1.2.10.
Chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn (Điện, Đường, Trường, Trạm...)
Cả nước có 1.107 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng hạ tầng nông thôn (Điện, Đường, Trường, Trạm...) với diện tích 19.190 ha, chiếm
4,0%.
Các vùng có diện tích rừng chuyển nhiều là Tây Nam Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Các tỉnh có diện tích rừng chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn nhiều
là Kiên Giang, Yên Bái, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắc Lắc, Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An…
Diện tích rừng chuyển mục
đích sử dụng sang xây dựng hạ tầng nông thôn trên cả nước
được tổng hợp ở bảng 10:
Bảng 10. Diện tích rừng chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn
Đơn vị tính ha
TT
|
Phân theo vùng
|
Số DA
|
Diện tích
|
Tỷ lệ %
|
Theo hiện trạng
|
Theo 3 loại rừng
|
Có rừng
|
ĐT
|
|
|
|
Tổng
|
Rừng TN
|
RT
|
ĐD
|
PH
|
SX
|
|
Tổng cộng
|
1.107
|
19.190
|
100
|
17.495
|
11.702
|
5.793
|
1.695
|
174
|
9.634
|
9.382
|
1
|
MN phía bắc
|
588
|
2.930
|
15
|
2.601
|
1.126
|
1.475
|
329
|
20
|
2.099
|
811
|
2
|
ĐB sông Hồng
|
39
|
1.115
|
6
|
160
|
16
|
144
|
955
|
42
|
1.028
|
45
|
3
|
Bắc Trung bộ
|
59
|
1.963
|
10
|
1.940
|
1.308
|
632
|
23
|
4
|
844
|
1.115
|
4
|
Nam Trung bộ
|
45
|
1.877
|
10
|
1.877
|
990
|
887
|
|
22
|
287
|
1.568
|
5
|
Tây Nguyên
|
236
|
6.856
|
36
|
6.522
|
6.209
|
313
|
334
|
|
3.290
|
3.566
|
6
|
Đông Nam bộ
|
38
|
2.390
|
12
|
2.385
|
2.030
|
355
|
5
|
82
|
738
|
1.570
|
7
|
Tây Nam bộ
|
102
|
2.059
|
11
|
2.010
|
23
|
1.987
|
49
|
4
|
1.348
|
707
|
* Theo hiện trạng rừng:
- Rừng tự nhiên chiếm 61%, tập trung nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Đông
Nam Bộ; các tỉnh có rừng tự nhiên chuyển nhiều là Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắc
Lắc, Quảng Nam, Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Nông, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An.
- Rừng trồng chiếm 30,2%, tập trung nhiều ở
các vùng Tây Nam Bộ, Đông Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ; các
tỉnh có diện tích rừng chuyển nhiều là Kiên Giang, Yên Bái, Quảng Nam, Trà Vinh,
Quảng Bình, Cà Mau, Long An, Bắc Kạn.
- Đất
trống chiếm 8,8%, tập
trung ở vùng Đòng bằng sông
Hồng, Tây Nguyên và Đông Bắc. Tỉnh có đất trống chuyển nhiều là Hải Phòng, Đắc Nông,
Quảng Ninh, Thái Nguyên.
* Theo 3 loại rừng:
- Rừng đặc dụng: 174 ha, chiếm 0,9 %, tập trung nhiều ở vùng Đông Nam
Bộ,
Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Tỉnh có diện
tích chuyển nhiều là Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Sơn La.
- Rừng phòng hộ: 9.634 ha, chiếm 50,2%; tập trung nhiều ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, các tỉnh có diện tích chuyển nhiều là Kiên Giang, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Ninh, Trà Vinh và Nghệ An.
- Rừng sản xuất: 9.382 ha, chiếm 48,9%, tập trung nhiều ở các vùng Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Trong đó
các
tỉnh
có diện tích chuyển nhiều là Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Quảng Bình, Cà Mau, Bắc Cạn, Gia Lai, Nghệ An.
2.
Tình hình thực hiện trồng
rừng thay thế
2.1.
Kết
quả trồng
rừng thay
thế
Trước khi Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực, có 08 tỉnh đã
chỉ
đạo thực hiện việc trồng lại rừng sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang làm thủy điện với diện tích là 735 ha, bằng 3,7% diện tích phải trồng rừng thay thế, tỷ lệ
trồng
rừng trong giai đoạn này đạt thấp. Mặc
dù Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo
vệ và phát triển rừng
đã quy định về việc trồng
rừng
thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, nhưng các địa phương
chưa chỉ đạo quyết liệt để thực hiện, nhiều chủ dự án đề nghị lùi thời gian thực hiện việc nộp tiền để trồng rừng do kinh tế gặp nhiều khó khăn, tài chính của các chủ đầu tư hạn chế.
Sau khi Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT có hiệu lực, các địa phương
đã
khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc trồng rừng thay thế theo quy định. Một số tỉnh đạt tỷ lệ trồng rừng cao như Lào Cai (đạt 100%) và Quảng Nam (đạt 34%); một số tỉnh đã phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền để trồng rừng theo
quy định của pháp luật.
Đến 31/12/2013, có
18 tỉnh thực hiện
việc
trồng
lại
rừng,
phê duyệt phương án và thu tiền để trồng rừng thay thế sau khi chuyển mục đích sử dụng
rừng, với diện tích 9.118,6 ha, đạt 5,2% (đã trồng 3.880,8
ha; phê duyệt phương án
978,6 ha; ký quỹ để trồng rừng thay thế tương ứng diện tích 3.432,4 ha. Chia
theo đối tượng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
- Xây dựng công trình thủy điện:
đã có 11 tỉnh triển khai trồng rừng, phê
duyệt phương án trồng rừng
và thu tiền để trồng rừng thay
thế, với diện tích 2.571 ha/19.805 ha, đạt 13% (đã trồng 971,7 ha; phê duyệt phương án 887,9 ha; nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh 11 tỷ đồng, tương ứng 711 ha).
- Chuyển sang mục đích khác: Diện tích trồng rừng thay thế của các công
trình khác là 6.547,6 ha …
2.2.
Tồn tại và
nguyên nhân
2.2.1.
Tồn
tại
- Các địa phương, chủ dự án còn thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành
quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Kết
quả trồng rừng thay thế
khi chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác đạt thấp,
đặc biệt trong giai đoạn trước
khi Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác: đến tháng 12/2013, có 18/56 tỉnh
thực hiện trồng
rừng,
phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền trồng rừng thay thế với tổng diện tích
là 9.118,6 ha, đạt 5,2%.
2.2.2. Nguyên nhân
- Nhận thức của nhiều chủ đầu tư về chủ trương, chính sách của nhà nước liên
quan tới việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác
không đầy đủ, việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc. Việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp thiếu kiên quyết, chặt chẽ.
- Nhiều công trình, dự án không được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
- Quy định về đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập trong việc tính toán diện tích rừng, đất rừng bị chiếm dụng. Trong phương án đánh giá tác
động môi trường chỉ tính toán trên diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng công trình mà
chưa tính toán diện tích bị ảnh hưởng (ngập nước, đất tái định cư, đất khai hoang sản xuất,…),
do đó, chủ đầu tư chỉ căn cứ vào báo cáo đánh giá tác động môi
trường để tính toán nên diện tích trồng lại rừng thường thấp hơn thực tế.
- Trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, việc ban hành
quyết
định thu hồi rừng của chính quyền các cấp không đồng thời với việc phê
duyệt phương án trồng rừng thay
thế hoạch ký quỹ trồng rừng
thay thế nên thiếu cơ chế ràng buộc chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ trồng
rừng thay thế theo quy định.
- Chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với các chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp mà không triển khai phương án trồng lại rừng theo quy định.
- Dân số
gia tăng, nhu cầu chuyển mục
đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp hợp pháp và không hợp pháp cho các mục đích trồng cây lương thực, cây
công nghiệp, tái định cư và phát triển
công nghiệp gia tăng, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng,
thủy điện, giao thông….; cạnh tranh ngày càng tăng giữa
mục đích sử dụng đất rừng và cho mục đích sản xuất nông
nghiệp, cây công nghiệp… là một thách thức to lớn, bất lợi cho việc thiết lập lâm phận quốc gia ổn định của ngành lâm nghiệp.
Phần II
MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1.
Mục
tiêu
- Góp phần thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; từng bước chấn chỉnh
công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi vào nề nếp.
- Xây dựng được kế hoạch triển khai trồng rừng
thay thế diện tích đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác làm
cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần ổn định lâm phận
quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh
phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với công tác chuyển mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác.
- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên
của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, triển khai dự án có chuyển mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác.
2. Cơ sở xác định diện tích trồng rừng thay thế
2.1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ
thị số
02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ
đạo thực hiện trồng rừng
thay thế diện tích rừng chuyển
sang mục đích sử dụng khác.
- Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóa XIII
về
tăng cường công tác quản
lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.
- Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/9/2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố cây cao su là cây đa
mục đích.
- Thông tư số 58/2009/TT-BNN ngày 09/9/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm
nghiệp.
- Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương về kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các quy định hiện hành, diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác được chia thành 02 đối tượng:
a) Đối tượng
phải
trồng
rừng thay thế:
trên diện tích rừng
được
chuyển
sang mục đích khác, các đặc trưng của rừng (khả năng giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường,...) đã bị mất đi, bao gồm: chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây
dựng
các công trình hạ
tầng (thủy điện, đường giao thông, khu công nghiệp, cảng,
công trình thủy lợi, hành lang lưới điện,...); khai thác khoáng sản; sản xuất nông nghiệp; tái định cư; xây dựng công trình an ninh quốc phòng; kinh doanh du lịch;
và các mục đích khác.
b) Đối
tượng không phải trồng
rừng thay thế: trên diện
tích rừng được chuyển sang mục đích trồng các loài cây thân gỗ lâu năm, có khả năng che phủ
đất,
chống xói mòn, phòng hộ môi trường gần như cây rừng, bao gồm:
- Chuyển sang trồng
cao su: theo quy định tại
Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN, cây cao su là cây đa
mục
đích, do đó những diện tích rừng chuyển
sang trồng cao su thực hiện theo
đúng quy định tại Thông tư số 127/2008/TT-BNN không thuộc đối tượng phải trồng rừng thay thế.
- Chuyển sang trồng lâu năm, đa mục đích:
theo Chiến lược phát triển kinh
tế
xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ
XI, đến năm 2020, độ che phủ rừng đạt 45%, kể cả diện tích cây công nghiệp lâu năm. do đó, diện tích rừng
chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm không thuộc đối tượng phải trồng rừng thay thế.
3.
Kết quả rà
soát diện
tích trồng rừng thay thế
Căn cứ kết quả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và kết quả trồng rừng thay thế của các địa phương, cho đến nay, trong tổng số 386.290
ha đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang
mục đích khác:
a) Đối tượng không phải trồng rừng thay
thế: 310.260 ha, gồm:
- Chuyển sang trồng cao su: 260.880 ha.
- Chuyển sang trồng cây nông nghiệp lâu năm: 49.380 ha.
b) Đối tượng phải trồng rừng thay thế: 76.040 ha, gồm:
- Chuyển sang làm thủy điện: 22.340 ha.
- Chuyển sang khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng: 14.870 ha.
- Chuyển sang thủy lợi, kênh mương: 5.100 ha.
- Chuyển sang nuôi trồng thủy sản: 200 ha.
- Chuyển sang làm đường giao thông: 950 ha.
- Chuyển sang mục đích an ninh, quốc phòng:
3.570 ha.
- Chuyển sang xây dựng nhà máy, khu công nghiệp: 3.850 ha.
- Chuyển sang đất tái định cư: 5.030 ha.
- Chuyển sang kinh doanh du lịch, dịch vụ: 2.640 ha.
- Chuyển sang xây dựng hạ tầng nông thôn: 17.490 ha.
(Chi tiết
tại Biểu 1, 2 kèm
theo).
4.
Tiến
độ thực hiện trồng rừng thay thế
4.1. Đối với những công trình đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác: hoàn thành việc trồng rừng thay thế chậm nhất vào năm 2016, tổng
diện
tích trồng rừng thay thế là 76.040 ha, trong đó: đã trồng
2.540 ha, chưa trồng 73.500 ha, tiến độ thực hiện hàng năm như sau:
a) Năm 2014: trồng 13.410 ha, trong đó:
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 11.290
ha.
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 2.120 ha.
b) Năm 2015: trồng 31.510 ha, trong đó:
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 10.050
ha.
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 21.460 ha.
c) Năm 2016:
- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 28.570 ha.
- Tổng kết 3 năm triển khai Đề án trồng rừng thay
thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác.
(Chi tiết
tại
Biểu
3 kèm theo).
4.2. Đối với diện tích rừng chuyển sau ngày 31/12/2013: chủ dự
án xây dựng phương
án trồng rừng thay thế trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai theo quy định hiện hành.
5.
Giải pháp
5.1. Trình tự thực hiện: các địa phương tổ chức rà soát các dự án đầu tư có
chuyển mục đích
sử dụng đất lâm nghiệp
có rừng sang mục
đích khác từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện: hoàn
thành việc trồng rừng thay thế trong 2 năm 2014 và 2015.
- Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác: phải có phương án trồng rừng thay thế và hoàn thành việc
trồng
rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án trồng rừng thay thế
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án đầu tư mở mới: khi phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế.
5.2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay
thế, đặc biệt là các đối tượng
trực tiếp có nghĩa vụ thực hiện trồng
rừng thay thế:
- Tổ chức hội nghị triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển
sang
mục đích khác; phổ biến, quán triệt các quy định về trồng rừng thay thế.
- Tập
huấn/hướng dẫn cho các chủ dự án về lập
phương án trồng rừng
thay
thế.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định và tổ chức triển khai trồng rừng thay thế.
5.3. Quỹ đất trồng rừng thay thế
Quỹ đất trồng rừng thay
thế được xác định trên cơ sở diện tích đất trống, được quy hoạch cho phát triển
lâm nghiệp:
- Đối với chủ dự án có
đất trồng rừng thay thế: xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trồng rừng thay
thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT- BNNPTNT và các quy định hiện
hành.
- Đối với chủ dự án không
có đất để trồng rừng thay thế, không có điều kiện tự tổ chức trồng rừng thay
thế có thể nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo
quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của
Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Trường hợp địa phương
không có quỹ đất trồng rừng thay thế thì thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT
ngày 06/5/2013 của Bộ Nông ghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng
thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
5.4. Kinh phí trồng rừng
thay thế
- Chủ đầu tư các dự án
đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang xây
dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, khu
công nghiệp, nhà máy, du lịch sinh thái.
- Đối với các công trình
công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ
ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an
ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư,…, kinh phí trồng rừng thay
thế được lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2011-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.
Tổ
chức thực hiện
6.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6.1.1. Tổng cục Lâm nghiệp
- Chủ trì tổ chức, triển khai Đề án tới các địa phương và các cơ quan có
liên quan.
- Triển khai, giám sát các địa phương kế hoạch trồng rừng thay thế được phê duyệt kèm theo Đề án này tới các địa phương có dự án chuyển mục đích sử
dụng rừng.
- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc
trồng
rừng thay thế.
- Xây dựng các chỉ tiêu giám sát, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức giám
sát quá trình thực hiện đề án.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết quá trình
triển
khai đề án.
6.1.2. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương
- Tổ chức thu tiền nộp của các chủ
dự án trong trường hợp chủ
dự án không có điều kiện triển khai trồng rừng thay thế và địa phương không còn quỹ đất để
bố trí trồng rừng.
- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, bố trí kế hoạch trồng rừng thay thế cho các địa phương, đơn vị khác có quỹ đất trồng rừng.
6.2. Các địa phương
- Triển khai kế hoạch trồng rừng thay thế tới từng dự án chuyển mục đích
sử
dụng rừng.
- Thực
hiện
nghiêm Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển
sang mục đích sử dụng khác; Thông tư số
24/2013/TT- BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định
về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc
trồng
rừng thay thế tại địa phương.
- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh tổ chức thu tiền của các chủ dự
án không có điều kiện tổ chức trồng rừng thay thế, phối hợp với các ngành chức năng
của tỉnh bố trí kế hoạch trồng rừng thay thế cho các đơn vị trong tỉnh có quỹ đất trồng rừng.
- Bố trí đủ đất để các dự án trồng lại rừng, trường hợp địa phương không
có đất thì yêu cầu dự án nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ
bố trí trồng rừng ở
tỉnh khác.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc trồng lại rừng sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Xử lý nghiêm đối với chủ đầu tư
không trồng lại rừng theo quy định tại Điều 13 về hành vi “Vi phạm quy định về trồng rừng
mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác” được quy định tại Nghị
định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Định
kỳ
báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn về kết
quả trồng rừng thay thế. Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện trồng rừng mới thay
thế diện tích rừng
sẽ chuyển sang mục đích sử dụng
khác, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6.3. Đề nghị Bộ
Công Thương, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, các Bộ, ngành
liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo, đôn
đốc các địa phương chủ dự án thực hiện việc trồng rừng thay thế theo quy định.
7.
Kết luận
Đề án trồng rừng thay thế được triển khai trên phạm vi cả nước làm cơ sở
để
các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện,
góp phần: i) ổn định lâm phận quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, góp phần phòng
hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; ii) Thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; iii) tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
của cơ quan quản lý nhà nước
các cấp đối với công tác chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục
đích khác. Đồng thời, việc
triển khai đề án sẽ góp phần
nâng cao ý thức bảo vệ rừng,
tiết kiệm tài nguyên của
các Bộ, ngành, địa phương và các chủ dự án khi chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích
khác.
Trên cơ sở nội dung của Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích
sử dụng rừng sang mục đích khác, trong quá trình triển khai tại các địa phương,
có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị gửi Văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xem xét, giải quyết./.