Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Minh Ánh
Ngày ban hành: 16/01/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 03/2009/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 16 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 29/2008/QĐ-UBND NGÀY 26/8/2008 CỦA UBND TỈNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện về quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 26/8/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 07/TTr-STC ngày 09/ 01/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 26/8/2008 của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (dưới đây gọi tắt là Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND), như sau:

1. Sửa đổi tiết 1.2, khoản 1, Điều 7:

1.2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng, đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật, thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất có cùng mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Riêng, đối với người có đất ở hợp pháp bị thu hồi mà phải tái định cư thì được giao lại đất ở, hạn mức đất ở mới được giao thực hiện theo quy định tại khoản 14, Điều 1, Quyết định này. Trường hợp, bồi thường bằng việc giao lại đất, nếu có sự chênh lệch về diện tích hoặc giá trị thì người bị thu hồi đất được bồi thường thêm bằng tiền hoặc phải nộp thêm tiền vào ngân sách Nhà nước cho phần chênh lệch.

2. Sửa đổi khoản 2, Điều 13:

2. Đối với nhóm đất nông nghiệp (kể cả đất tự khai hoang không theo quy hoạch) sử dụng từ trước ngày 01/7/2004, không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, mà người đang sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, hỗ trợ theo thực tế đất đang sử dụng, nhưng diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 70, Luật Đất đai và khoản 1, Điều 69, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Trước khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ đối với trường hợp này phải được UBND cấp xã xác nhận là đất đó sử dụng ổn định, không có tranh chấp.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 13:    

3. Hỗ trợ thêm bằng tiền đối với đất nông nghiệp:

3.1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 13 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND (trừ diện tích đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư; đất vườn, ao liền kề đất ở quy định tại khoản 2, Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND), ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp có cùng mục đích sử dụng, còn được hỗ trợ thêm bằng tiền, diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ theo quy định dưới đây, nhưng không vượt quá diện tích đất bị thu hồi:

a. Đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, hỗ trợ: 5.000 đồng/m2, nhưng tổng diện tích đất được hỗ trợ tối đa không quá 10.000m2/hộ.

b. Đất trồng rừng sản xuất (không áp dụng đối với đất rừng trồng theo chương trình, dự án) hỗ trợ: 1.000 đồng/m2, nhưng tổng diện tích đất được hỗ trợ tối đa không quá 30.000m2/hộ.

3.2. Đối với các địa phương có giá đất nông nghiệp theo Quyết định của UBND tỉnh công bố hằng năm thấp hơn mức hỗ trợ theo quy định trên đây, thì hỗ trợ theo giá đất do UBND tỉnh công bố hằng năm.

3.3. Trường hợp, đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng được giao lại bằng đất nông nghiệp thì diện tích đất được hỗ trợ theo điểm a, b, tiết 3.1 trên đây là phần diện tích đất chênh lệch lớn hơn giữa diện tích đất bị thu hồi với diện tích đất được giao lại.       

3.4. Trường hợp, bồi thường và hỗ trợ cho 1m2 đất nông nghiệp xen kẽ; đất vườn, ao liền kề với đất ở theo Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND , mà thấp hơn mức bồi thường, hỗ trợ cho 1m2 đất nông nghiệp, thì đất nông nghiệp xen kẽ; đất vườn, ao liền kề được tính bồi thường và hỗ trợ theo đất nông nghiệp.

4. Sửa đổi, bổ sung tiết 4.1, khoản 4, Điều 15:

4.1. Đất xây dựng nhà thờ họ tộc, từ đường (độc lập) không gắn liền với nhà ở đã đăng ký trong hồ sơ địa chính bị giải toả, được UBND cấp xã xác nhận là đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp thì được giao lại đất tại địa điểm thích hợp trong khu dân cư quy hoạch hoặc khu tái định cư (dưới đây gọi chung là đất tái định cư) để xây dựng lại nhà thờ họ tộc; diện tích đất được giao theo hạn mức quy định của UBND tỉnh, nhưng không vượt quá diện tích đất của nhà thờ họ tộc bị thu hồi và họ tộc phải nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước.

- Trường hợp, giá đất tái định cư cao hơn giá đất bồi thường thì được hỗ trợ 100% tiền chênh lệch giữa giá đất tái định cư với giá đất bị thu hồi, tương ứng với diện tích đất bị thu hồi (nếu diện tích đất thu hồi nhỏ hơn lô đất TĐC) hoặc tương ứng với diện tích đất tái định cư (nếu diện tích đất thu hồi bằng hoặc lớn hơn lô đất TĐC), số tiền sử dụng đất còn lại (nếu có) họ tộc phải nộp cho ngân sách Nhà nước, không cho nợ tiền sử dụng đất.

- Trường hợp, nhà thờ họ tộc gắn liền với nhà ở, thì bồi thường cho chủ hộ (nếu đất đó thuộc quyền của chủ hộ) hoặc cho họ tộc (nếu đất đó thuộc quyền của họ tộc). Việc xây dựng lại nhà thờ họ tộc riêng hoặc xây dựng kết hợp với nhà ở thuộc quyền của chủ hộ và họ tộc quyết định.

- Trường hợp, họ tộc thực sự có nhu cầu về đất để xây dựng nhà thờ riêng, thì UBND cấp huyện xem xét quỹ đất ở hiện có, phong tục, tập quán của nhân dân tại địa phương, các điều kiện khác của họ tộc để giải quyết cho phù hợp. Họ tộc được giao đất làm nhà thờ phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở, không cho nợ tiền sử dụng đất.

5. Sửa đổi khoản 2, 3, 4, Điều 19:

2. Đối với nhà ở, vật kiến trúc, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng 100% theo đơn giá bồi thường do UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND và tại Quyết định này (dưới đây gọi tắt là theo đơn giá bồi thường do UBND tỉnh Quy định) của nhà ở, công trình, vật kiến trúc có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương với nhà ở, công trình bị thiệt hại.

3. Đối với nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 trên đây được tính bồi thường theo công thức sau:

Giá trị bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc

=

Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc

x

Đơn giá bồi thường theo quy định tại Quyết định này

x

Diện tích xây dựng hoặc diện tích sử dụng; khối lượng của công trình, vật kiến trúc

Và được hỗ trợ thêm 10% theo giá trị bồi thường hiện có của nhà, công trình, nhưng mức bồi thường và hỗ trợ tối đa không quá 100% theo đơn giá bồi thường do UBND tỉnh quy định của nhà, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại. Việc xác định tỷ lệ phần trăm ( %) chất lượng còn lại của nhà ở, công trình, vật kiến trúc; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng và Chủ sở hữu tài sản (hoặc đại diện Chủ sở hữu) xác định tỷ lệ chất lượng còn lại và lập thành biên bản đưa vào phương án bồi thường. Đối với các tài sản quy định tại khoản 3 trên đây, nhưng thực tế không sử dụng hoặc không còn sử dụng được thì không bồi thường.

4. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật bị thiệt hại, được bồi thường theo đơn giá do UBND tỉnh quy định. Nếu công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng thì không được bồi thường.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và 6, Điều 23:

3. Các loại cây lấy củi, lấy gỗ, cây lâu năm, cây ăn trái, cây công nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trồng phân tán, riêng lẻ trong vườn, trồng xen trên các loại đất khác hoặc trồng thành rừng, thành vườn có diện tích trồng dưới 01 hecta (ha) áp dụng theo đơn giá từng cây để tính bồi thường, số lượng cây bồi thường thực hiện theo quy định tại tiết 6.2, khoản 6 dưới đây. Trường hợp, diện tích đất trồng cây từ 01 ha trở lên thì thực hiện bồi thường theo quy định tại khoản 2, Điều 23 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND hoặc tính bồi thường theo hecta quy định tại phụ lục số 02 kèm theo Quyết định này; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan cấp huyện xác định để tính bồi thường.

6. Bồi thường đối với một số trường hợp cây trồng chiết cành; cây trồng vượt quá mật độ quy định; cây trồng, con vật nuôi phát sinh sau khi đã có thông báo công khai chủ trương thu hồi đất:

6.1. Đối với các loại cây trồng chiết cành (mới trồng dưới 01 năm) đơn giá bồi thường bằng 3 lần của cây mới trồng cùng loại quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư, cơ quan liên quan cấp huyện xem xét, xác định loại cây chiết cành để tính bồi thường.

6.2. Những trường hợp cây trồng trên đất (cây ăn quả, cây lâu năm, cây cảnh, cây công nghiệp, cây làm gỗ, làm củi, cây rừng trồng,...) nhưng trồng vượt quá mật độ trồng thuần theo định mức kinh tế - kỹ thuật quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư, cơ quan liên quan cấp huyện, căn cứ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của nhân dân địa phương để xác định mức độ hợp lý về số lượng cây trồng trên một mét vuông đất để tính bồi thường, hỗ trợ nhưng tối đa không vượt quá 1,5 lần theo định mức quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Đối với con vật nuôi thủy sản: Trường hợp trong một ao, hồ nuôi ghép nhiều con vật nuôi thủy sản khác nhau thì bồi thường hoặc hỗ trợ cho một trong số các con vật nuôi có giá bồi thường cao nhất.

6.3. Các loại cây trồng, con vật nuôi thủy sản phát sinh sau khi có thông báo công khai quy hoạch chi tiết sử dụng đất, thông báo công khai chủ trương thu hồi đất của cấp có thẩm quyền để triển khai việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, thì không bồi thường và hỗ trợ.

7. Sửa đổi, bổ sung tiết 2.3, khoản 2, Điều 24:

2.3. Hỗ trợ thêm chi phí di chuyển mộ cải táng vào các khu quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa tập trung: 350.000đồng/mộ; trường hợp mộ phải cải táng ngoài các khu quy hoạch tập trung (do địa phương chưa có các khu nghĩa địa tập trung) hoặc cải táng tại nghĩa trang gia tộc (được UBND cấp xã xác nhận) được hỗ trợ di chuyển theo mức quy định nêu trên.

8. Bãi bỏ tiết 2.4; điều chỉnh tiết 2.5 thành tiết 2.4, khoản 2, Điều 24.

9. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.3, khoản 1; tiết 2.2, khoản 2; khoản 3, Điều 27:

1.3. Di chuyển chỗ ở ra ngoài phạm vi của huyện, thành phố khu vực đồng bằng; di chuyển trong phạm vi của huyện khu vực miền núi trong tỉnh; di chuyển chỗ ở đến thành phố Đà Nẵng, mức hỗ trợ tối đa: 4.000.000 đồng/hộ.

2.2. Thời gian thuê nhà ở: 12 tháng.

3. Trường hợp, trong một gia đình có từ 02 cặp vợ chồng trở lên thực tế cùng sinh sống chung trong một ngôi nhà nhưng đã tách hộ, thì được hỗ trợ riêng cho từng hộ gia đình theo mức quy định tại khoản 1 và 2, Điều 27 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ; nếu một hộ gia đình có từ 07 nhân khẩu trở lên, thì mức hỗ trợ tiền thuê nhà ở bằng 1,5 lần mức quy định tại tiết 2.1, khoản 2, Điều 27 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác nhận, tổng hợp đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 28:

Điều 28. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, trợ cấp do mất đất sản xuất đối với lao động nông nghiệp:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập và sống chủ yếu từ nông nghiệp, nếu bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được công nhận (diện tích đất nông nghiệp được công nhận theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 13 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND (dưới đây gọi tắt là đất nông nghiệp được công nhận)), thì việc hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp và trợ cấp do mất đất sản xuất được thực hiện như sau:

1.1. Trường hợp, có đất nông nghiệp để giao lại hoặc góp vốn liên doanh với nhà đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng đất thì không thực hiện hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và trợ cấp do mất đất sản xuất.

1.2. Nếu không thực hiện được theo tiết 1.1 nêu trên, thì hỗ trợ 01 lần để chuyển đổi nghề nghiệp và trợ cấp ổn định đời sống cho đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp (trừ các đối tượng thuộc diện biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn đang hưởng lương, hưởng bảo hiểm xã hội,...hiện đang có tên trong hộ khẩu của gia đình), mức hỗ trợ như sau:

a. Hỗ trợ 01 lần để đào tạo nghề với trình độ sơ cấp cho các đối tượng lao động nông nghiệp: tuổi từ 18 đến 35 tuổi (nữ), tuổi từ 18 đến 40 tuổi ( nam), mức: 4.000.000 đồng/người.

b. Đối tượng lao động nông nghiệp trên 35 tuổi (nữ), trên 40 tuổi ( nam) được trợ cấp 01 lần: 6.000.000 đồng/người, từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được hỗ trợ: 3.000.000 đồng/người.

2. Hỗ trợ để ổn định đời sống:

2.1. Hộ gia đình, cá nhân vừa bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được công nhận, vừa bị thu hồi đất ở gắn với nhà ở phải giải tỏa di dời, được hỗ trợ 01 lần để ổn định đời sống với mức: 300.000 đồng/tháng/nhân khẩu.

2.2. Thời gian hỗ trợ:

a. Tái định cư trên phần đất còn lại: 06 tháng.

b. Phải di chuyển chỗ ở:

- Di chuyển chỗ ở đến nơi khác trong hoặc ngoài huyện, thành phố khu vực đồng bằng trong tỉnh, di chuyển đến thành phố Đà Nẵng: 12 tháng.

- Di chuyển trong phạm vi các huyện thuộc khu vực miền núi trong tỉnh: 18 tháng.

- Di chuyển chỗ ở ra ngoài tỉnh (trừ thành phố Đà Nẵng), di chuyển chỗ ở ra ngoài huyện trong tỉnh thuộc khu vực miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: 24 tháng.

2.3. Nếu chỉ bị thu hồi đất thuộc một trong hai trường hợp quy định tại tiết 2.1 nêu trên, thì hỗ trợ như sau:

a. Chỉ bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp, mức hỗ trợ 300.000đồng/tháng/nhân khẩu, thời gian hỗ trợ là 04 (bốn) tháng.

b. Chỉ bị thu hồi đất ở gắn với nhà ở phải giải tỏa di dời, mức hỗ trợ: 300.000đồng/tháng/nhân khẩu, thời gian hỗ trợ bằng 50% mức quy định tại tiết 2.2 nêu trên.

3. Các trường hợp không thuộc diện được bồi thường đất ở, nhưng đất đã có nhà ở phải giải tỏa di dời, mức hỗ trợ: 240.000đồng/tháng/nhân khẩu, thời gian hỗ trợ bằng 50% theo quy định tại điểm b, tiết 2.2, khoản 2 nêu trên; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư, cơ quan liên quan kiểm tra, xác nhận từng trường hợp cụ thể và đưa vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Hộ gia đình, cá nhân lao động nông nghiệp bị thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp trở xuống, diện tích tối thiểu bị thu hồi 300m2/dự án/hộ, được hỗ trợ để ổn định đời sống cho đối trượng trực tiếp, theo công thức sau:

a. Số tiền hỗ trợ = 300.000 đồng x (Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi : ( chia ) Diện tích đất nông nghiệp được công nhận) x 04 tháng x số nhân khẩu (đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng).

b. Trường hợp, có dự án tiếp theo mà đất nông nghiệp bị thu hồi cộng dồn từ nhiều dự án trước trên 30% diện tích, thì thực hiện hỗ trợ 01 lần theo quy định, không khấu trừ lại số tiền đã hỗ trợ của các dự án trước.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 29:

Điều 29. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống cho một số trường hợp có thu nhập chính của gia đình từ hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (trừ các đối tượng thuộc diện trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn đang hưởng lương, hưởng bảo hiểm xã hội,...hiện đang có tên trong hộ khẩu gia đình) và hỗ trợ khác:

1. Hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung là ngành nghề chính bị thu hồi đất nông nghiệp không thể tiếp tục với ngành nghề cũ, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, trợ cấp do mất đất sản xuất và ổn định đời sống cho đối tượng lao động trực tiếp, theo các mức quy định tại khoản 10, Điều 1 của Quyết định này.

2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp tục với ngành nghề cũ, do bị thu hồi đất phải thanh lý toàn bộ tài sản cố định, thì tùy từng trường hợp cụ thể được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư, các cơ quan liên quan cấp huyện tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện; UBND cấp huyện có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ.

3. Đối với hộ gia đình, cá nhân có nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác biển, dịch vụ nghề cá bị thu hồi đất ở gắn với nhà ở, phải di chuyển chỗ ở hoặc tái định cư trên phần đất còn lại, được hỗ trợ 01 lần để giải quyết những khó khăn ban đầu:

a. Di chuyển trong phạm vi xã: mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người, cho tất cả các đối tượng từ 15 tuổi trở lên.

b. Di chuyển đến các địa phương khác (áp dụng chung trong và ngoài tỉnh) 2.000.000 đồng/người, cho tất cả các đối tượng từ 15 tuổi trở lên.

c. Hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng: tuổi trên 55 (nữ), tuổi trên 60 (nam) mức: 6.000.000đồng/người; từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức: 3.000.000đồng/người.

d. Lao động trong độ tuổi từ 18 - 35 (nữ) và từ 18 - 40 (nam) không tiếp tục làm nghề cũ hoặc không đủ điều kiện làm nghề cũ, có nguyện vọng chuyển đổi nghề nghiệp, có đơn đề nghị được UBND cấp xã xác nhận thì được hỗ trợ 01 lần để học nghề: 4.000.000 đồng/người; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư, các cơ quan liên quan cấp huyện kiểm tra, xác nhận, tổng hợp đưa vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ. Các hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở xa nơi neo đậu tàu, thuyền được hỗ trợ 01 lần để trông giữ tàu, thuyền (theo phụ lục só 4 đính kèm).

4. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác thủy sản bằng rớ quay, rớ đáy, đăng, nò…trên sông bị ảnh hưởng bởi dự án; khó khăn về địa điểm khai thác được hỗ trợ chi phí đầu tư, chi phí di chuyển và lắp đặt lại ngư lưới cụ (theo phụ lục số 5 đính kèm), ngoài ra còn được hỗ trợ 01 lần:

4.1. Trường hợp, có địa điểm khai thác mới: Hỗ trợ ổn định đời sống 300.000đồng/nhân khẩu/tháng, thời gian là 06 tháng; trường hợp lao động có ngành nghề khác để sinh sống (trừ các đối tượng thuộc diện biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn đang hưởng lương, hưởng bảo hiểm xã hội,...có tên trong hộ khẩu gia đình), thì thời gian hỗ trợ là 03 tháng.

4.2. Trường hợp, phải thanh lý toàn bộ ngư lưới cụ, do không còn địa điểm khai thác thì thực hiện chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ 01 lần:

a. Hỗ trợ ổn định đời sống: 300.000đồng/nhân khẩu/tháng, thời gian là 12 tháng.

b. Đào tạo nghề với trình độ sơ cấp cho các đối tượng: tuổi từ 18 đến 35 (nữ); tuổi từ 18 đến 40 (nam), mức: 4.000.000 đồng/người, để học nghề.

c. Hỗ trợ cho các đối tượng: tuổi trên 55 (nữ), tuổi trên 60 (nam), mức: 6.000.000 đồng/người; từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức: 3.000.000 đồng/người.

d. Trường hợp, các đối tượng trên đây còn ngành nghề khác để sinh sống (trừ các đối tượng thuộc diện biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn đang hưởng lương, hưởng bảo hiểm xã hội,...có tên trong hộ khẩu gia đình), thì chỉ được hỗ trợ bằng 50% của các mức quy định nêu trên.

4.3.Các trường hợp nêu trên; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, nhà đầu tư và cơ quan liên quan cấp huyện kiểm tra, xác nhận, thống kê danh sách từng đối tượng thuộc diện hỗ trợ (100% hoặc 50%) của từng hộ gia đình và đưa vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang thuê nhà để ở (không phải là nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho thuê) không ở chung với chủ hộ, có hợp đồng thuê nhà và đã ở ít nhất là 06 tháng trước khi có quyết định thu hồi đất, mà nhà ở đang thuê phải tháo dỡ, phải di dời thì người thuê nhà được hỗ trợ chi phí di chuyển chỗ ở theo quy định tại Quyết đinh này và được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng, mức hỗ trợ là 300.000 đồng/tháng/nhân khẩu.

6. Bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh và người lao động đang làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh bị thu hồi đất nên ngừng sản xuất kinh doanh:

6.1. Đối với tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại nhà có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế đầy đủ mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng mức thuế phải nộp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của 01 tháng (tháng gần thời điểm áp giá tính bồi thường), thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng.

6.2. Đối với người lao động ngừng việc: Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại nhà có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế đầy đủ, có thuê lao động và ký kết hợp đồng lao động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì áp dụng chế độ hỗ trợ ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 62, Bộ Luật Lao động; đối tượng được hỗ trợ là người lao động quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 27, Bộ Luật Lao động; thời gian tính hỗ trợ là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 06 tháng.

12. Sửa đổi tiết 1.1, khoản 1, Điều 30:

1.1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở gắn với nhà ở phải di chuyển chỗ ở thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ già yếu, neo đơn (được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện hoặc UBND cấp xã xác nhận) được hỗ trợ 01 lần/hộ, với mức quy định tại các điểm a, b, c, d, tiết 1.1, khoản 1, Điều 30 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND .

13. Sửa đổi, bổ sung tiết 2.1 và 2.2, khoản 2, Điều 30:

2. Khen thưởng: Hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách thực hiện quyết định thu hồi đất, tháo dỡ nhà, công trình, vật kiến trúc; chặt hạ cây cối, thu hoạch hoa màu, con vật nuôi, bàn giao mặt bằng trong thời hạn quy định (thời hạn do UBND cấp huyện quy định) thì được khen thưởng như sau:

2.1. Trường hợp, thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp, nếu bàn giao mặt bằng trong thời hạn quy định thì mức thưởng tối đa là 3.000.000 đồng/hộ; nếu thu hồi 01 lần 100% diện tích đất nông nghiệp, mà bàn giao mặt bằng trong thời hạn quy định thì mức thưởng tối đa là 5.000.000 đồng/hộ. Trường hợp, thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp trở xuống, nếu bàn giao mặt bằng trong thời hạn quy định thì thưởng bằng 5% giá trị bồi thường, hỗ trợ, mức tối đa là 1.000.000 đồng/hộ.

2.2. Đối với đất sản xuất kinh doanh, đất ở và đất vườn, ao liền kề với đất ở bị thu hồi đất phải tháo dỡ nhà ở, công trình, chặt hạ cây cối, di chuyển chỗ ở hoặc tái định cư trên phần đất còn lại, nếu bàn giao mặt bằng trong thời hạn quy định thì mức thưởng tối đa là 5.000.000 đồng/hộ. Trường hợp, bị thu hồi đất ở (đất chưa có nhà ở) hoặc thu hồi một phần đất ở phải tháo dỡ một phần nhà, công trình, vật kiến trúc, chặt hạ cây cối (không phải di chuyển chỗ ở) để bàn giao mặt bằng, thì thưởng bằng 5% giá trị bồi thường, hỗ trợ, mức tối đa không quá 2.500.000 đồng/hộ.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 32:

Điều 32. Giao đất ở tái định cư, cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng đất; cho nợ tiền sử dụng đất và hỗ trợ khác.

1. Giao đất ở tái định cư (TĐC) và cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng đất TĐC:

1.1. Hộ gia đình, cá nhân có đất ở bị thu hồi mà phải tái định cư thì được giao đất tại các khu tái định cư hoặc bố trí xen cư tại các khu dân cư quy hoạch để xây dựng lại nhà ở (dưới đây gọi chung là đất TĐC). Diện tích đất ở mới được giao căn cứ theo diện tích đất ở bị thu hồi, số nhân khẩu, số cặp vợ chồng thực tế đang sống chung trong một ngôi nhà và điều kiện cụ thể về quỹ đất ở tại địa phương, UBND cấp huyện xem xét, quyết định cụ thể như sau:

 a. Đất ở TĐC được giao tối đa là 03 ( ba ) lô đất theo quy hoạch phân lô tại các khu dân cư nhưng không quá 02( hai ) lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của UBND tỉnh và không vượt quá diện tích đất ở đã bị thu hồi.

 b. Trường hợp, có đất ở bị thu hồi trên 03 (ba) lần hạn mức đất ở theo quy định của UBND tỉnh, mà hộ gia đình có từ 05 ( năm ) nhân khẩu trở lên (trong đó còn có nhân khẩu chưa lập gia đình riêng) hoặc có 03 ( ba ) cặp vợ chồng trở lên thực tế cùng sống chung trong một ngôi nhà hoặc các trường hợp đặc biệt khác; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp UBND cấp xã và cơ quan liên quan cấp huyện kiểm tra, xác nhận, báo cáo UBND cấp huyện. UBND cấp huyện căn cứ diện tích đất ở bị thu hồi, quỹ đất ở hiện có tại địa phương để xem xét giao thêm 01 (một) lô đất với diện tích tối thiểu theo quy hoạch tại khu tái định cư để làm nhà ở.

c. Việc giao đất ở để TĐC chủ yếu áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại địa phương có đất ở bị thu hồi; các trường hợp khác thật sự có nhu cầu về đất để TĐC thì UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

1.2. Hỗ trợ tiền sử dụng đất TĐC đối với trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn diện tích lô đất bố trí tái định cư:

a. Trường hợp, giá đất ở bị thu hồi bằng hoặc cao hơn giá đất TĐC, thì được hỗ trợ bằng 25% tiền sử dụng đất theo giá đất TĐC tương ứng với diện tích đất bị thu hồi, phần giá trị của đất TĐC còn lại hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo giá đất TĐC.

b. Trường hợp, giá đất ở bị thu hồi thấp hơn giá đất TĐC thì hộ gia đình, cá nhân nộp tiền sử dụng đất TĐC theo giá đất ở đã bị thu hồi, phần giá trị chênh lệch của đất TĐC còn lại được hỗ trợ, tương ứng với diện tích đất ở bị thu hồi.

c. Các trường hợp nêu trên, đối với phần diện tích đất TĐC chênh lệch lớn hơn thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước theo giá đất TĐC. Nếu hộ gia đình, cá nhân thật sự khó khăn, thì phần giá trị đất TĐC chênh lệch lớn hơn, giao UBND cấp huyện xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định cho nợ tiền sử dụng đất, thời gian cho nợ tối đa không quá 05 năm.

1.3. Hỗ trợ tiền sử dụng đất TĐC đối với trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi bằng hoặc lớn hơn diện tích đất TĐC:

a. Trường hợp, giá đất ở bị thu hồi bằng hoặc cao hơn giá đất TĐC, thì được hỗ trợ bằng 25% tiền sử dụng đất theo giá đất TĐC, phần giá trị của đất TĐC còn lại hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo giá đất TĐC.

b. Trường hợp, giá đất ở bị thu hồi thấp hơn giá đất TĐC thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất TĐC theo giá đất ở đã bị thu hồi, phần giá trị chênh lệch của đất TĐC còn lại được hỗ trợ.

c. Mức hỗ trợ chênh lệch tiền sử dụng đất TĐC theo quy định tại điểm a, b, tiết 1.3 trên đây là 02 lô đất theo diện tích quy hoạch, hộ gia đình bốc thăm để lựa chọn. Phần diện tích đất TĐC còn lại (nếu có), hộ gia đình phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất TĐC, không cho nợ tiền sử dụng đất.

1.4. Đối với trường hợp quy định tại tại điểm b, tiết 1.1, khoản 1, Điều 32 của Quyết định này, được hỗ trợ 50% giá trị chênh lệch tiền sử dụng đất tái định cư (nếu giá đất tái định cư cao hơn giá đất ở bị thu hồi), số tiền sử dụng đất còn lại hộ gia đình phải nộp vào ngân sách Nhà nước, không cho nợ tiền sử dụng đất.

1.5. Không bố trí TĐC tại các dự án khai thác quỹ đất. Tuy nhiên, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có nguyện vọng được bố trí lại đất ở tại các dự án khai thác quỹ đất hoặc bố trí xen cư tại các khu dân cư quy hoạch ổn định, thì được xem xét giao đất không qua đấu giá, nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất của dự án khai thác quỹ đất (giá khởi điểm) do cấp có thẩm quyền phê duyệt; không thực hiện cơ chế hỗ trợ chênh lệch tiền sử dụng đất giữa giá đất khai thác với giá đất ở bị thu hồi, nhưng được xem xét hỗ trợ tiền sử dụng đất theo quy định tại tiết 1.2 hoặc 1.3, khoản 1, Điều này, theo diện tích và giá đất của lô đất TĐC dự kiến bố trí cho chủ hộ. Diện tích đất được giao lại tại dự án khai thác quỹ đất tối đa là 01 lô/hộ (với diện tích tối thiểu theo quy hoạch phân lô), phần đất tái định cư còn lại (nếu có) được bố trí tại các khu tái định cư khác. Các trường hợp được giao đất ở tại các dự án khai thác quỹ đất hoặc xen cư trong các khu dân cư quy hoạch ổn định thì không cho nợ tiền sử dụng đất. Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã và cơ quan liên quan xem xét, xác nhận từng trường hợp cụ thể, báo cáo UBND cấp huyện quyết định.

2. Trường hợp, hộ gia đình, cá nhân có đất ở bị thu hồi (đất đã có nhà ở hoặc đất chưa có nhà ở) đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai; nhưng hộ gia đình, cá nhân đã có nhà ở gắn liền với đất ở (hoặc đất ở chưa có nhà ở) ổn định tại nơi khác không bị giải tỏa, thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất theo giá đất UBND tỉnh công bố hằng năm. Trường hợp, phải bố trí đất tái định cư; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, cơ quan liên quan cấp huyện kiểm tra, xác nhận, báo cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

3. Cho nợ 100% tiền sử dụng đất; bố trí đất tái định cư đối với một số trường hợp đặc biệt sau đây:

3.1. Đối với một số trường hợp thuộc diện hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố) bị thu hồi đất ở có đủ điều kiện được bồi thường, nhưng tổng số tiền bồi thường về nhà ở, đất ở quá thấp, với số tiền bồi thường này không đủ để xây dựng lại một ngôi nhà cấp 4 (bao gồm cả công trình phụ) có diện tích sử dụng tối thiểu 50m2 (có cấu trúc: tường xây gạch, mái lợp tol hoặc ngói, nền xi măng) tại nơi tái định cư, nếu hộ gia đình có đơn đề nghị; giao Tổ chức thực hiện BT, TĐC phối hợp với UBND cấp xã, các cơ quan liên quan xem xét từng trường hợp cụ thể, báo cáo UBND cấp huyện để quyết định cho nợ 100% tiền sử dụng đất; thời gian cho nợ không quá 05 năm.

3.2. Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn có nhà ở nhưng không được bồi thường đất ở, thật sự có nhu cầu đất để TĐC, giao UBND cấp huyện căn cứ quỹ đất ở tại địa phương để giao 01 lô đất với diện tích tối thiểu theo quy hoạch tại khu tái định cư để làm nhà ở, người được giao đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất TĐC, không cho nợ tiền sử dụng đất.

4. Đối với các dự án xây dựng khu tái định cư thì phải ưu tiên bố trí lại đất ở tại chỗ và nơi thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong dự án khu TĐC.

5. Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tự lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại các khu dân cư quy hoạch để xây dựng nhà ở (trừ tái định cư trên phần đất còn lại), ngoài việc hỗ trợ chênh lệch tiền sử dụng đất tái định cư theo quy định tại tiết 1.2 hoặc 1.3, khoản 1, Điều này, còn được hỗ trợ thêm với mức 5.000.000 đồng/hộ.

6. Trình tự, thủ tục cho nợ tiền sử dụng đất:

6.1. Hộ gia đình, cá nhân thật sự khó khăn, có đơn đề nghị gởi UBND cấp xã và được tập thể lãnh đạo chính quyền, đoàn thể ở địa phương thống nhất đề nghị cho nợ, Chủ tịch UBND cấp xã ký xác nhận và chịu trách nhiệm, đồng thời UBND cấp xã tổng hợp danh sách và lập Tờ trình kèm theo đơn đề nghị của hộ gia đình, cá nhân gởi UBND cấp huyện. Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra trình UBND cấp huyện ban hành quyết định cho nợ tiền sử dụng đất, UBND cấp huyện tổng hợp danh sách báo cáo UBND tỉnh và các ngành liên quan của tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

6.2. Hồ sơ, thủ tục để ghi nợ tiền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư Liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6.3. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ quyết định của UBND cấp huyện cho nợ tiền sử dụng đất của từng người, để ghi nợ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đồng thời thống kê danh sách, địa chỉ, số tiền của hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất gởi cơ quan Thuế 01 bộ và Tổ chức có chức năng khai thác quỹ đất, quản lý quỹ đất TĐC 01 bộ (gọi chung là Ban Quản lý dự án) để tổ chức này theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn. Trường hợp, Tổ chức này giải thể thì thông báo cho cơ quan Thuế cùng cấp biết để theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ. Quá thời hạn cho nợ tiền sử dụng đất (05 năm) theo quy định trên đây, mà các hộ gia đình, cá nhân chưa nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước, thì phần diện tích đất còn nợ tiền sử dụng đất được tính theo giá đất do UBND tỉnh công bố hằng năm tại thời điểm thanh toán.

7. Các đối tượng có đất ở bị thu hồi được giao đất ở mới, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải nộp các khoản: lệ phí địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nơi tái định cư (riêng lệ phí trước bạ thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính). Số tiền này do nhà đầu tư hoặc ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi trả theo từng dự án và đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

15. Bãi bỏ tiết 3.2, khoản 3, Điều 33; điều chỉnh các tiết: 3.3 thành 3.2; 3.4 thành 3.3; 3.5 thành 3.4; 3.6 thành 3.5 và 3.7 thành 3.6, khoản 3, Điều 33. Bổ sung và sửa đổi tiết 3.6 (mới) khoản 3, Điều 33 như sau:

3.6. Mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 3, Điều 33 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND là mức tối đa, việc hỗ trợ cụ thể cho từng hộ gia đình giao UBND cấp huyện quyết định:

a. Hỗ trợ đối với hộ thuộc tiêu chí nghèo: UBND cấp xã phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, lập danh sách cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kinh phí hỗ trợ được đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan liên quan chuyển số tiền này vào tài khoản của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thực hiện chi trả theo thực tế khi có phát sinh. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội mở tài khoản riêng để theo dõi, quản lý và thanh, quyết toán theo quy định.

b. Các nội dung khác thuộc điều này; giao UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và nhà đầu tư xem xét các điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình, cá nhân để quyết định mức hỗ trợ và giải pháp hỗ trợ hợp lý để ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân tại nơi ở mới.

c. Nguồn kinh phí để thực hiện việc hỗ trợ: dự án do nhà đầu tư thực hiện thì nhà đấu tư hỗ trợ; dự án do ngân sách Nhà nước thực hiện thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

16. Bãi bỏ khoản 6, Điều 34.

17. Sửa đối, bổ sung khoản 1 và tiết 2.1, khoản 2, Điều 36:

1. Trong thời hạn không quá (03) ba ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi. Trong thời hạn 05 ( năm ) ngày, kể từ ngày tổ chức, phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duỵêt phương án bồi thường; Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC gởi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng người có đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại trong quyết định nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ (về đất, tài sản, chính sách hỗ trợ), về đất tái định cư (diện tích, giá đất) hoặc bố trí nhà tái định cư (nếu có), các khoản phải khấu trừ nộp ngân sách Nhà nước; thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất bị thu hồi cho Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC.

2. Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư:

2.1. Sau 05 ( năm ) ngày, kể từ ngày gởi Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến người có đất bị thu hồi; Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Khi chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ phải lập danh sách và có ký nhận của từng người được bồi thường, hỗ trợ (vợ hoặc chồng có tên trong hộ khẩu gia đình). Trường hợp, người được bồi thường uỷ quyền cho người khác nhận tiền thay mình, thì người được bồi thường phải làm giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã, nơi người đó cư trú.

18. Sửa đổi tiết 3.1, 3.2, 3.3, khoản 3 và bổ sung tiết 3.4, khoản 3, Điều 41:

3.1. Phân cấp, ủy quyền thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:

 a. Cấp tỉnh: Thẩm định và trình phê duỵệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án: Dự án thu hồi đất liên quan từ 2 huyện, thành phố trở lên; dự án đầu tư thuộc ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh; dự án đầu tư được UBND tỉnh giao đất hoặc cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; dự án đầu tư được UBND tỉnh giao doanh nghiệp làm chủ đầu tư, trong đó:

- UBND tỉnh quyết định phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định có tổng giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên.

- Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính quyết định phê duyệt phương án điều chỉnh, bổ sung (nếu có phát sinh) với mức không quá 30% giá trị của phương án bồi thường đã được UBND tỉnh phê duyệt và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án có tổng giá trị dưới 05 tỷ đồng.

b. Cấp huyện: Thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp sau đây: Các dự án đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã; các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp huyện; các dự án được UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có).

c. Đối với các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý phát triển Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC thì thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh.

d. Giao UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bố trí đất tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân.

3.2. Nội dung thẩm định phương án bồi thường, gồm:

a. Việc áp dụng cụ thể chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b. Việc áp dụng giá đất, giá tài sản, giá cây trồng, con vật nuôi, các chính sách hỗ trợ để tính bồi thường; các khoản hỗ trợ.

c. Phương án tái định cư.

d. Nguồn kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3.3. Các dự án đầu tư có thu hồi đất ở nhưng phải thực hiện bố trí tái định cư, thì khi lập và trình phương án bồi thường phải bao gồm phương án tái định cư. Trường hợp, chưa có đất để bố trí tái định cư thì chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, trừ trường hợp có quy định riêng hoặc thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

3.4. Thời điểm tạm dừng việc tiếp nhận phương án bồi thường chi tiết hằng năm: để đảm bảo về thời gian thẩm định, phê duyệt phương án chi tiết và thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoàn thành trong năm tài khóa; thời điểm cuối cùng tiếp nhận Tờ trình và phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình thẩm định, phê duyệt ở cấp tỉnh, huyện là ngày 31/11 hằng năm.

19. Sửa đổi tiết 1.2, khoản 1, Điều 44:

1.2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ; số liệu kiểm kê về diện tích các loại đất, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ; đối tượng hỗ trợ được xác lập trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ cho đối tượng trong vùng dự án, quản lý lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật.

20. Bãi bỏ Phụ lục số 2 tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 26/8/2008 của UBND tỉnh và thay thế bằng Phụ lục số 2 ( mới ): Đơn giá bồi thường các loại cây trồng, hoa màu kèm theo Quyết định này; sửa đổi, bổ sung Phụ lục số 1 ( A, B ) và kèm Quyết định này các Phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5.

Điều 2. Điều khoản thi hành.  

1. Các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt đang thực hiện chi trả dở dang thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định đã được phê duyệt. Trường hợp đặc biệt phải điều chỉnh, bổ sung thì UBND cấp huyện phải báo cáo, giải trình cụ thể để UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Công thương có trách nhiệm chủ trì ban hành hướng dẫn các nội dung có liên quan thuộc phạm vi của ngành mình được quy định tại Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND và tại Quyết định này, để các địa phương, đơn vị làm cơ sở thực hiện.

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 26/8/2008 của UBND tỉnh và Phụ lục kèm theo không thuộc phạm vi sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Giao thông - Vận tải, Tư pháp, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Trưởng Ban Quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- VPCP (b/c);
- Bộ TC, Bộ TN & MT (b/c);
- Cục KT văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh;
- VP HĐND tỉnh và Đoàn ĐB Quốc hội;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN, VX, NC, TH, KTTH(Mỹ)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Minh Ánh

 

PHỤ LỤC SỐ 1

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHỤ LỤC SỐ 1 (A, B) ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC, CÔNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 03 /2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Nhà nghỉ giữ rẫy, nhà làm kho: 120.000đông/m2.

2. Hệ thống môbin tự chế để lấy điện thắp sáng, khi tháo dỡ, di chuyển nhưng không sử dụng (hỗ trợ thảo dỡ): 100.000đồng/cái

3. Hàng rào tre đóng cọc dày, cao 1,2m trở lên: 15.000đồng/mét dài.

4. Điều chỉnh mục I (phụ lục số 1 A) tại các số thứ tự: 6, 7, 8, 9, 10 từ đơn vị tính m2 “ xây dựng “ thành đơn vị tính m2 “ sử dụng “.

5. Mục hàng rào kẻm gai sửa đổi thành hàng rào kẻm gia có đan ô vuông: 10.000đồng/m2

6. Hàng rào kẻm gai dăng thẳng: 1.000đồng/mét dài.

7. Bể nước ngầm sinh hoạt sửa đổi thành bể nước sinh hoạt: đơn giá theo điểm 3, mục IV, phụ lục số 1A

8. Sửa đổi mục giếng đất thành giếng đất có đường kính từ 0,8mét và có độ sâu từ 2mét trở lên: 300.000đồng/cái./.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, HOA MÀU
(Kèm theo Quyết định số 03 /2009/QĐ-UBND ngày 16 / 01 /2009 của UBND tỉnh Quảng Nam)

TT

Các loại cây cối, hoa màu

ĐVT

Đơn giá

Ghi chú

 

 

I

Cây ăn quả, cây lâu năm

 

 

 

 

1

Dừa

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

220.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

110.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm

-

32.000

 

 

 

- Mới trồng (<1 năm) hay cây con, chiều cao <2m

-

11.000

 

 

2

Mít, me

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

220.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

90.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm (đ.kính 2-3cm)

-

21.000

 

 

 

- Mới trồng (<1 năm, chiều cao < 1m )

-

5.000

Cây ghép nhân gấp 3 lần

 

3

Cam, chanh, quýt, bưởi

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

160.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

110.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm, (đ.k 1- 2cm)

-

54.000

 

 

 

- Mới trồng ( <1 năm, đ.k <1cm )

-

4.000

Cây ghép nhân gấp 3 lần

 

4

Mận, hồng, mãng cầu, táo, cốc, ổi

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

160.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

110.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm, (đ.k 1- 2cm)

-

32.000

 

 

 

- Mới trồng ( <1 năm, đ.k <1cm )

-

4.000

Cây ghép nhân gấp 3 lần

 

5

Gấc, chanh dây

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

40.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

27.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm

-

11.000

 

 

 

- Mới trồng ( <1 năm )

-

5.500

 

 

6

Quật trồng trên đất

đ/cây

 

 

 

 

- Cây cao trên 2m

-

100.000

 

 

 

- Cây có chiều cao từ 1m đến 2m

-

70.000

 

 

 

- Cây có chiều cao từ 0,5m đến <1m

-

40.000

 

 

 

- Cây có chiều cao <0,5m

-

10.000

 

 

 

- Cây mới giâm

-

2.000

 

 

7

Xoài, vú sữa, nhãn, bơ, sabuchê, măng cụt, vải, sầu riêng, chôm chôm

đ/cây

 

Vị trí để xác định đường

 

 

- Cây có đ.k > 30cm

-

270.000

kính cây là :

 

 

- Cây có đ.k từ 15cm-30cm

-

220.000

cách mặt đất

 

 

- Cây có đ.k từ 10cm -<15cm

-

130.000

0,5m

 

 

- Cây có đ.k từ 5cm -<10cm

-

65.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 3cm -<5cm

-

43.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 2cm -<3cm

-

21.000

 

 

 

- Mới trồng (đk <2cm)

-

6.000

Cây ghép nhân gấp 3 lần

 

 

Riêng xoài ghép, sabuchê chiết cành dâm trên đất hỗ trợ di chuyển 2.200đ/cây

 

 

 

 

8

Chay, khế , lựu, chùm ruột, vã

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

75.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

43.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm

-

15.000

 

 

 

- Mới trồng (chiều cao <1m; đ.k <1cm)

-

2.500

Cây ghép nhân gấp 3 lần

 

9

Bồ kết

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

75.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

32.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm

-

11.000

 

 

 

- Mới trồng (chiều cao <1m; đ.k <1cm)

-

5.500

 

 

10

Ô ma, thị

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

54.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

16.000

 

 

 

- Trồng được 1-2 năm

-

7.500

 

 

 

- Cây con (đ.k< 1cm; <1 năm)

-

2.500

 

 

11

Loòng boong

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Đã có quả (hoặc có đường kính >10cm )

-

500.000

định đường

 

 

- Chưa có quả (hoặc có đ.k từ 5-10cm )

-

200.000

kính cây là :

 

 

- Cây có đường kính từ 1-<5cm

-

30.000

cách mặt đất

 

 

- Mới trồng (đ.k<1cm)

-

6.000

0,5m

 

12

Bồ quân, dâu đất

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Đã có quả

-

96.000

định đường

 

 

- Chưa có quả

-

27.000

kính cây là :

 

 

-Chưa có quả (có đường kính từ 1,5-5cm)

-

7.000

cách mặt đất

 

 

- Mới trồng (đ.k<1,5cm)

-

2.500

0,5m

 

13

Chuối

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả thu hoạch tốt

-

10.000

 

 

 

- Mới có quả chưa thu hoạch được

-

32.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

21.000

 

 

 

- Mới trồng

-

2.500

(chuối nhân cấy mô gấp 3 lần)

 

 

Đối với chuối tiêu nhân 1,5 lần các mức giá trên

 

 

 

 

14

Đu đủ

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

43.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

21.000

 

 

 

- Mới trồng

-

2.500

 

 

15

Thanh long

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

64.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

32.000

 

 

 

- Mới trồng

-

3.500

 

 

16

Cau

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

160.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

100.000

 

 

 

- Cây non cao trên 1m - 2m

-

43.000

 

 

 

- Mới trồng (chiều cao<1m)

-

8.000

 

 

17

Đào lộn hột

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Cây có đ.k > 30cm

-

270.000

định đường

 

 

- Cây có đ.k từ 15-30cm

-

220.000

kính cây là :

 

 

- Cây có đ.k từ 5-<15cm

-

110.000

cách mặt đất

 

 

- Cây có đ.k từ 3-<5cm

-

54.000

0,5m

 

 

- Cây có đ.k từ 2-<3cm

-

32.000

 

 

 

- Mới trồng (<1 năm )

-

2.500

Cây ghép nhân gấp 3lần

 

18

Cà phê

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

110.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

54.000

 

 

 

- Mới trồng

-

11.000

 

 

19

Chè

 

 

 

 

 

a - Cây chè trồng xen trong vườn nhà

đ/cây

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

30.000

 

 

 

- Đang thu hoạch

-

20.000

 

 

 

- Mới trồng

-

4.000

 

 

 

b- Trồng thành vườn đồi

đ/m2

 

 

 

 

- Đang thu hoạch

-

21.000

 

 

 

- Mới trồng

-

9.000

 

 

20

Dâu lấy lá

đ/cây

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

11.000

 

 

 

- Đang thu hoạch

-

6.500

 

 

 

- Mới trồng

-

2.500

 

 

21

Chè tàu (trồng làm hàng rào)

đ/mdài

5.500

 

 

22

Dâm bụt (trồng làm hàng rào )

đ/mdài

5.500

 

 

23

Cà ri (điều màu )

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có quả

-

86.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

32.000

 

 

 

- Mới trồng

-

2.500

 

 

24

Dầu trẩu, dầu lai

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Cây có đ.k > 15cm

-

54.000

định đường

 

 

- Cây có đ.k từ 5-15cm

-

16.000

kính cây là :

 

 

- Cây có đ.k từ 2-<5cm

-

5.500

cách mặt đất

 

 

- Mới trồng (có đ.k <2cm )

-

2.000

0,5m

 

25

Ngâu

đ/cây

 

 

 

 

- Có bông, thu hoạch, đường kính tán cây > 2m

-

250.000

 

 

 

- Có bông, thu hoạch, đường kính tán cây > 1,5 - m

-

160.000

 

 

 

- Có bông, đường kính tán cây từ 1m - 1,5m

-

110.000

 

 

 

- Có bông, đường kính tán cây < 1m

-

43.000

 

 

 

- Chưa có bông, đường kính tán cây < 1m

-

16.000

 

 

 

- Mới trồng ( <1 năm )

-

2.500

 

 

26

Lài

đ/cây

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

16.000

 

 

 

- Chuẩn bị thu hoạch

-

11.000

 

 

 

- Mới trồng

-

3.500

 

 

27

Thuốc nam

 

 

 

 

 

- Loại trồng theo bụi

đ/bụi

3.500

 

 

 

- Loại trồng theo diện tích

đ/m2

7.500

 

 

28

Thuốc lá

đ/cây

 

 

 

 

- Cây thu hoạch tốt

-

4.500

 

 

 

- Cây trong thời gian cơi cành

-

3.000

 

 

 

- Cây trong thời kỳ lên hàng

-

2.000

 

 

 

- Cây đã thu hoạch 1 vụ

-

1.500

 

 

 

- Cây đã thu hoạch 2 vụ, cây mới trồng

-

1.000

 

 

29

Trầu (Trầu không) trồng chói hoặc khóm ở bờ tường.

đ/chói

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

21.000

 

 

 

- Chuẩn bị thu hoạch

-

11.000

 

 

 

- Mới trồng

-

2.500

 

 

30

a- Tiêu trồng chói (chói bằng cây hoặc bêtông)

đ/chói

 

 

 

 

- Đã có quả, thu hoạch tốt (cao >2,4m )

-

200.000

 

 

 

- Đã có quả (cao >2,4m )

-

150.000

 

 

 

- Sắp có quả (cao từ 0,5-2,4m )

-

90.000

 

 

 

- Mới trồng (cao < 0,5m )

-

30.000

 

 

 

b- Tiêu trồng ụ (tối thiểu 50 dây / 1 ụ)

đ/ ụ

 

 

 

 

- Có quả

-

1.300.000

 

 

 

- Chưa quả

-

900.000

 

 

 

- Mới trồng

-

430.000

 

 

31

Bạch đàn, dương liễu, trâm, sưa, xà cừ, keo lá ràm, mù u, sầu đông, mức (lậc mất)

 

 

 

 

 

a-Trồng không theo thiết kế dự án,chương trình hoặc trồng xen trong vườn nhà

đ/cây

 

 

 

 

- Cây có đ.k 30cm trở lên (công chặt )

-

10.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 15-<30cm

-

20.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 5-<15cm

-

15.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 1cm - <5cm

-

10.000

 

 

 

- Cây mới trồng

-

1.000

 

 

 

b- Rừng bạch đàn, dương liễu, keo lá tràm, keo lai trồng theo thiết kế quy hoạch dự án, chương trình

đ/ha

 

 

 

 

- Năm thứ 1

-

6.500.000

 

 

 

- Năm thứ 2

-

2.700.000

 

 

- Năm thứ 3

-

2.400.000

 

 

- Năm thứ 4

-

1.900.000

 

 

- Năm thứ 5

-

380.000

 

 

- Năm thứ 6

-

380.000

 

 

- Năm thứ 7 (công chặt )

-

1.400.000

 

 

c- Rừng dương liễu, bạch đàn tái sinh lần thứ nhất

đ/ha

 

 

 

 

- Năm thứ 1

-

3.250.000

 

 

 

- Năm thứ 2

-

2.400.000

 

 

 

- Năm thứ 3

-

1.900.000

 

 

 

- Năm thứ 4

-

380.000

 

 

 

- Năm thứ 5

-

380.000

 

 

 

- Năm thứ 6

-

380.000

 

 

 

- Năm thứ 7 (công chặt )

-

1.400.000

 

 

 

d- Rừng tái sinh lần thứ hai trở lên không bồi thường (trồng theo chương tình, dự án)

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 

 

 

 

 

1- Vị trí để xác định đường kính của cây: cách mặt đất 0,5m.

 

 

2- Đối với cây tái sinh thì cách xác định đường kính của cây là đo theo gốc cây mới tái sinh.

 

 

3- Cách tính: Năm thứ 1 tính bồi thường theo đơn giá của năm thứ 1; từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 được tính bồi thường theo đơn giá của năm đó và được cộng luỹ kế đơn giá của những năm trước đó, Ví dụ: Giá 1 ha rừng tái sinh của năm thứ 6 là: 8.690.000 đ (giá của năm thứ 6: 380.000đ/ha cộng (+) luỹ kế từ năm thứ 1 đến năm thứ 5: 8.310.000 đ/ha = 8.690.000 đ/ha); năm thứ 7 không bồi thường, chỉ hỗ trợ công chặt.

 

32

Kiền kiền, cây sao đen

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Đường kính > 11cm, trồng trên 10 năm

-

130.000

định đường

 

 

- Đường kính từ 9cm đến 11cm, từ 7 đến 10 năm

-

120.000

kính cây là :

 

 

- Đường kính từ 6cm đến < 9cm, từ 5 đến dưới 7 năm

-

80.000

cách mặt đất

 

 

- Đường kính từ 3cm đến < 6cm, từ 3 đến dưới 5 năm

-

40.000

0,5m

 

 

- Đường kính < 3cm, từ 1-<3 năm

-

10.000

 

 

 

- Mới trồng < 1 năm

-

5.000

 

 

33

Tếch

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Đường kính > 11cm, trồng trên 10 năm

-

140.000

định đường

 

 

- Đường kính từ 9cm đến 11cm, từ 7 đến 10 năm

-

120.000

kính cây là :

 

 

- Đường kính từ 6 đến < 9cm, từ 5 đến 7 năm

-

80.000

cách mặt đất

 

 

- Đường kính từ 3cm đến < 6cm, từ 3 đến 5 năm

-

50.000

0,5m

 

 

- Đường kính < 3cm, từ 1-3 năm

-

10.000

 

 

 

- Mới trồng < 1 năm

-

5.000

 

 

34

Quế

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Đường kính > 11cm, trên 12 năm

-

400.000

định đường

 

 

- Đường kính từ 9cm đến 11cm, từ 10 đến 12 năm

-

385.000

kính cây là :

 

 

- Đường kính từ 6cm đến < 9cm, từ 7 đến dưới 10 năm

-

250.000

cách mặt đất

 

 

- Đường kính < 6cm, từ 5-<7 năm

-

180.000

0,5m

 

 

- Đường kính < 4cm, từ 3-<5 năm

-

80.000

 

 

 

- Cây 1-<3 năm, ( đ.k 1 - 4cm )

-

30.000

 

 

 

- Dưới 1 năm (đ.k <1cm)

-

5.000

 

 

35

đ/cây

 

 

 

 

- Đường kính > 11cm, trồng trên 10 năm

-

200.000

Vị trí để xác

 

 

- Đường kính =< 11cm, trồng trên 10 năm

-

160.000

định đường

 

 

- Đường kính từ 9cm đến dưới 11cm, từ 7 đến 10 năm

-

120.000

kính cây là :

 

 

- Đường kính từ 6cm đến < 9cm, từ 5 đến dưới 7 năm

-

60.000

cách mặt đất

 

 

- Đường kính từ 3cm đến < 6cm, từ 3 đến 5 năm

-

25.000

0,5m

 

 

- Đường kính 1-< 3cm, từ 1-<3 năm

-

10.000

 

 

 

- Mới trồng ( < 1 năm )

-

5.000

 

 

36

Thông lấy nhựa

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Cây có đk 30 cm trở lên

-

150.000

định đường

 

 

- Cây có đk từ 15-30cm

-

70.000

kính cây là :

 

 

- Cây có đk từ 5-<15cm

-

20.000

cách mặt đất

 

 

- Cây có đk <5cm

-

5.000

0,5m

 

37

Tr'Đin và cây T'vạc

đ/cây

 

 

 

 

- Cây đã thu hoạch

-

600.000

 

 

 

- Cây chưa thu hoạch

-

200.000

 

 

 

- Cây mới trồng

-

5.000

 

 

38

Cao su

đ/ha

 

 

 

 

- Cây đến 1 năm

-

18.500.000

 

 

 

- Cây đến 2 năm

-

7.400.000

 

 

 

- Cây đến 3 năm

-

5.300.000

 

 

 

- Cây đến 4 năm

-

5.000.000

 

 

 

- Cây đến 5 năm

-

4.600.000

 

 

 

- Cây đến 6 năm

-

4.000.000

 

 

 

- Cây đến 7 năm

-

4.000.000

 

 

 

- Cây đến 8 năm

-

4.000.000

 

 

 

- Cây đến 9 năm

-

4.000.000

 

 

39

Bông vải

đ/m2

 

 

 

 

- Đã có bông

-

4.500

 

 

 

- Chưa có bông

-

3.000

 

 

 

- Mới trồng

-

2.000

 

 

40

Lấy củi (so đũa, bời lời, gòn, bàng, phượng vĩ, trứng cá...)

đ/cây

 

Vị trí để xác

 

 

- Cây có đ.k 30cm trở lên (công chặt )

-

10.000

định đường

 

 

- Cây có đ.k từ 15-30cm

-

15.000

kính cây là :

 

 

- Cây có đ.k từ 5-15cm

-

10.000

cách mặt đất

 

 

- Cây có đ.k <5cm

-

5.000

0,5m

 

41

Cây phượng (hoè )

đ/cây

 

 

 

 

- Có hoa

-

40.000

 

 

 

- Chưa có hoa

-

15.000

 

 

 

- Cây con

-

2.000

 

 

42

Cỏ trồng kiểng (cỏ Nhật )

đ/m2

20.000

 

 

43

Hoa trồng chuyên canh

đ/m2

15.000

 

 

44

Mai vườn

đ/cây

 

 

 

 

- Cây có đ.k > 10cm

-

200.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 5cm-10cm

-

150.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 3cm-<5cm, cao >1m

-

80.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 3cm -<5cm, cao <1m

-

40.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 2cm -<3cm, cao 0,5m

-

20.000

 

 

 

- Cây có đ.k 0,5 -<2cm

-

10.000

 

 

 

- Cây con mới trồng

-

2.000

 

 

45

Cây cảnh

đ/cây

 

 

 

 

- Trồng trong chậu từ 70cm trở lên (công vận chuyển )

-

30.000

 

 

 

- Cây cảnh trong chậu từ 50cm đến dưới 70cm ( công vận chuyển )

-

20.000

 

 

 

- Cây trong chậu từ 30cm đến dưới 50cm ( công vận chuyển )

-

8.000

 

 

 

- Cây trong chậu từ 10cm đến dưới 30cm ( công vận chuyển )

-

2.000

 

 

 

- Trồng dưới đất (theo giá trị từng loại cây)

-

5.000 -20.000

 

 

 

- Cây cảnh cổ thụ trồng đất (theo giá trị và đường kính, chiều cao từng loại)

-

30.000 – 100.000

 

 

46

Dừa nước

đ/cây

 

 

 

 

- Cây nhỏ ( chưa thu hoạch )

-

2.000

 

 

 

- Cây đã thu hoạch

-

4.000

 

 

47

Nhàu

đ/cây

 

 

 

 

- Cây có quả

-

50.000

 

 

 

- Cây chưa quả

-

20.000

 

 

 

- Cây nhỏ ( dưới 1 năm )

-

2.000

 

 

48

Cây lá cọ

đ/cây

 

 

 

 

- Cây đang thu hoạch

-

20.000

 

 

 

- Cây chưa thu hoạch

-

5.000

 

 

49

Cỏ voi

đ/m2

1.500

 

 

50

Trảy

đ/cây

2.000

 

 

51

Trúc

đ/cây

 

 

 

 

- Cao từ 3m trở lên

-

5.000

 

 

 

- Cao < 3m

-

2.500

 

 

52

Tre

đ/cây

 

 

 

 

- Cây có đ.k >10cm

-

10.000

 

 

 

- Cây có đ.k từ 5-10cm

-

7.000

 

 

 

- Cây có đ.k <5cm

-

3.000

 

 

53

Nứa

 

 

 

 

 

Nứa bụi lớn

đ/bụi

50.000

 

 

 

Nứa bụi nhỏ

đ/bụi

30.000

 

 

54

Tre chuyên lấy măng

đ/bụi

 

 

 

 

- Đã cho măng

-

70.000

 

 

 

- Chưa cho măng

-

40.000

 

 

 

- Còn nhỏ

-

15.000

-

 

55

Mây sợi

đ/dây

 

 

 

 

- Mây rắc

-

700

 

 

 

- Mây nước

-

1.200

 

 

56

Lồ ô

đ/cây

 

 

 

 

- Cao từ 3m trở lên

-

5.000

 

 

 

- Cao < 3m

-

3.000

 

 

57

Sâm ba kích

đ/cây

 

 

 

 

- Cây đến tuổi thu hoạch (công thu hoạch)

-

3.500

 

 

 

- Chưa đến tuổi thu hoạch

-

20.000

 

 

 

- Mới trồng

-

3.000

 

 

II

Cây lương thực, thực phẩm

 

 

 

 

1

Rau muống, lá dứa và các loại rau khác có giá trị tương đương

đ/m2

7.000

 

 

2

Rau lang, rau môn nước, rau dền, rau ngót, môn nước, diếp cá, mồng tơi, lá lót, rau răm và các loại rau tương đương

đ/m2

6.000

 

 

3

Xà lách , bắp cải, cải, hành, baro, rau thơm, môn bạc hà, râu cần

đ/m2

11.000

 

 

4

Sen

đ/m2

7.000

 

 

5

Lúa

đ/m2

 

 

 

 

- Lúa 1 vụ

-

2.500

 

 

 

- Lúa 2 vụ

-

3.500

 

 

 

- Lúa giống (tính 1 vụ )

-

5.000

 

 

6

Đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng

đ/m2

3.200

 

 

7

Khoai lang, sắn ( lấy củ )

đ/m2

2.700

 

 

8

Sắn dây, củ từ, môn, bình tinh, khoai mỡ

đ/m2

3.500

 

 

9

Ngô chưa thu hoạch

đ/m2

3.000

 

 

10

Ớt

đ/cây

 

 

 

 

- Có quả

-

6.500

 

 

 

- Chưa quả

-

2.500

 

 

 

- Mới trồng

-

1.500

 

 

11

Mía nguyên liệu

 

 

 

 

 

a- Mía trồng đơn lẻ trong vườn

đ/cây

 

 

 

 

- Đã có 5 đốt trở lên

-

1.500

 

 

 

- Dưới 5 đốt

-

1.000

 

 

 

b- Mía trồng thành đám

đ/m2

 

 

 

 

- Đã có 5 đốt trở lên

-

4.000

 

 

 

- Dưới 5 đốt

-

2.000

 

 

12

Thơm

 

 

 

 

 

a- Trồng đơn lẻ

đ/cây

 

 

 

 

- Đang thu hoạch

-

2.500

 

 

 

- Thơm mới trồng

-

500

 

 

 

b- Trồng thành vườn đồi

đ/m2

 

 

 

 

- Đang thu hoạch

-

4.500

 

 

 

- Thơm mới trồng

-

3.500

 

 

13

Bầu, bí, khổ qua, mướp, dưa leo

đ/bụi

 

 

 

 

- Có quả

-

13.000

 

 

 

- Chưa quả

-

6.500

 

 

 

- Cây con

-

1.000

 

 

14

Cà chua, cà tím, cà trắng, cà pháo

đ/cây

 

 

 

 

- Có quả

-

13.000

 

 

 

- Chưa quả

-

6.500

 

 

 

- Cây con

-

1.000

 

 

15

Gừng, nghệ, riềng

đ/m2

 

 

 

 

- Cây đang thu hoạch

-

6.500

 

 

 

- Mới trồng

-

2.000

 

 

16

Sả

 

 

 

 

 

- Trồng riêng lẻ

đ/bụi

2.000

 

 

 

- Trồng thành vườn

đ/m2

6.500

 

 

17

Dưa hấu

đ/m2

 

 

 

 

- Đã có quả

-

6.500

 

 

 

- Chưa có quả

-

4.000

 

 

 

- Mới trồng

-

2.000

 

 

18

Dưa hồng, dưa gang

đ/m2

 

 

 

 

- Đã có quả

-

4.000

 

 

 

- Chưa có quả

-

2.500

 

 

 

- Mới trồng

-

1.000

 

 

19

Đậu cô ve

đ/m2

5.000

 

 

20

Đậu nành

đ/m2

4.000

 

 

21

Đậu đũa, đậu tây

đ/md

4.500

 

 

22

Đậu ngự, đậu ván, đậu quyên

đ/gốc

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

50.000

 

 

 

- Chưa thu hoạch

-

20.000

 

 

23

Bông lý

đ/gốc

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

65.000

 

 

 

- Chưa thu hoạch

-

13.000

 

 

24

Su trơn, Su gai (tên thường gọi Su le)

đ/gốc

 

 

 

 

- Thu hoạch tốt

-

40.000

 

 

 

- Chưa thu hoạch

-

20.000

 

 

25

Lá gai làm bánh ít

đ/m2

25.000

 

 

26

Cây cói (cây lát)

đ/m2

6.000

 

 

27

Cây đay

đ/m2

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 - Những loại cây trồng, hoa màu chưa có trong phụ lục này, khi kiểm kê có phát sinh; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan cấp huyện để xác định đơn giá bồi thường phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm bồi thường, lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên và cùng chịu trách nhiệm về việc xác định của mình, đồng thời lập danh mục riêng đưa vào phương án bồi thường để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

 - Giống cây trồng ăn quả sử dụng là giống cây ghép năng suất, chất lượng cao thì áp dụng đơn giá cho cây con mới trồng nhân gấp 3 lần cây giống trồng.

 - Đối với cây cao su trồng theo dự án đại điền của các Công ty Cao su; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan cấp huỵện để xác định đơn giá bồi thường và chịu trách nhiệm, đồng thời lập danh mục riêng đưa vào phưong án bồi thường để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt./.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

QUY ĐỊNH VỀ MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số: 03 /2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Về mật độ các loại cây trồng dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng trồng….): dựa trên điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của nhân dân địa phương trong tỉnh và định mức kỹ thuật các chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được quy định như sau:

STT

LOẠI CÂY

ĐVT

Mật độ ối đa

Ghi chú

I

Cây ăn quả (lâu năm)

 

 

 

1

Dừa

Cây/ha

240

 

2

Mít, me, mận

-

400

 

3

Cam, quít

-

1.000

 

4

Bưởi, thanh trà

-

500

 

5

Mãng cầu, táo, cốc, ổi, chanh

-

1.200

 

6

Gấc, chanh (dây)

-

1.700

 

7

Quật (đất)

-

7.000

 

8

Xoài, vú sữa, nhãn, bơ, sabuche, vải, chôm chôm

-

400

 

9

Chay, khế, lựu, chùm ruột, vã

-

500

 

10

Cau

-

2.500

 

11

Ôma, thị, mãng cầu xiêm

-

400

 

12

Loòng boong

-

210

 

13

Sầu riêng, măng cụt

 

200

 

14

Bồ quân, dâu đất

-

340

 

15

Thanh long

Trụ/ha

1.110

 

16

Dứa

-

35.000

 

17

Chuối

Gốc/ha

2000

 

18

Đu đủ

-

2000

 

II

Cây công nghiệp dài ngày

 

 

 

1

Đào lộn hột

Cây/ha

400

 

2

Cà phê chè

-

5.000

 

3

Chè

-

22.000

 

4

Dâu (lấy lá)

-

20.000

 

5

Dầu trẩu, dầu lai

-

2.500

 

6

Tiêu

choái/ha

3.300

 

7

Cao su

-

600

 

8

Quế

-

2.500

 

9

Dó bầu

-

1.660

 

10

Ca cao

-

1.000

 

III

Cây lâm nghiệp

 

 

 

1

Bạch đàn

Cây/ha

2.500

 

2

Dương liễu (phi lao)

-

3.300

Khu vực ít xung yếu

 

 

-

5.000

Khu vực xung yếu

 

 

-

10.000

Khu vực rất xung yếu

3

Keo lá tràm

-

2.500

Trồng chuyên canh

 

 

-

2.000

Trồng thâm canh

4

Keo lai (vô tính)

-

1.600

 

5

Keo lá to (keo tai tượng)

-

2.000

 

6

Xà cừ

-

1.250

 

7

Sầu đông (xoan ta)

-

1.650

 

8

Sưa

-

1.650

 

9

Kiền kiền

-

1.111

 

10

Sao đen

-

1.667

 

11

Tếch

-

1.250

 

12

Dầu

-

1.000

 

13

Thông

-

2.000

Trồng trích nhựa

 

 

-

3.300

Trồng lấy gỗ

14

Muồng đen

-

2.500

Trồng thuần

 

 

-

700

Trồng xen

15

Bời lời đỏ

-

2.500

 

16

Giổi xanh

-

1.667

 

17

Xoan chịu hạn

-

1.667

 

Các loại cây trồng khác chưa quy định mật độ, khi thực hiện giải phóng mặt bằng nếu có phát sinh; giao Tổ chức thực hiện công tác BT, TĐC phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã, các cơ quan liên quan cấp huyện xem xét các điều kiện của cây trồng, để áp dụng mật độ tương đương của một trong các loại cây trồng tại phụ lục này và chịu trách nhiệm; đồng thời lập thành danh mục riêng đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt./.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

HỖ TRỢ 01 LẦN ĐỂ TRÔNG GIỮ TÀU, THUYỀN CHO ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC NGHỀ BIỂN
(Kèm theo Quyết định số: 03/2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh)

1. Tàu có động cơ từ 60CV trở lên:  5.000.000 đồng/phương tiện.

2. Tàu có động cơ từ 20CV đến dưới 60CV: 3.000.000 đồng/phương tiện.

3. Tàu có động cơ dưới 20CV:  2.000.000 đồng/phương tiện.

4. Thuyền, ghe có gắn động cơ:  1.500.000 đồng/phương tiện.

5. Thuyền, ghe, thúng hành nghề:  1.000.000 đồng/phương tiện.

6. Mức hỗ trợ tối đa cho mỗi hộ không quá 02 phương tiện. Trường hợp, nhiều hộ góp vốn mua chung 01 phương tiện, thì cử người đại diện nhận tiền./.

 

PHỤ LỤC SỐ 5

HỖ TRỢ TÀI SẢN CHO ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN SONG
(Kèm theo Quyết định số: 03 /2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh)

1. Hỗ trợ chi phí đầu tư, chi phí di chuyển, lắp đặt lại tài sản (nếu có địa điểm khai thác mới):

a. Rớ quay: 5.000.000 đồng/cái.

b. Rớ đáy: 1.600.000 đồng/cái.

c. Đăng: 1.500.000 đồng/cái

d. Nò: 300.000 đồng/cái

đ. Chà đá, chà gốc: 500.000 đồng/cái.

2. Phải thanh lý toàn bộ ngư lưới cụ (do không còn địa điểm khai thác) hỗ trợ toàn bộ chi phí đầu tư cho 01 ngư cụ:

a. Rớ quay:

- Chu vi miệng đáy từ 60m trở lên: 11.000.000 đồng/cái.

- Chu vi miệng đáy dưới 60m: 8.000.000 đồng/cái.

b. Rớ đáy:

- Chu vi miệng đáy từ 35m trở lên: 5.500.000 đồng/cái.

- Chu vi miệng đáy dưới 35 m: 4.500.000 đồng/cái.

c. Đăng: 3.000.000 đồng/cái.

d. Nò: 300.000 đồng/cái

đ. Chà đá, chà cây: 500.000 đồng/cái.

e. Thuyền (ghe) trực tiếp làm nghề: 2.000.000 đồng/chiếc./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 03/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 sửa đổi, một số nội dung Quyết định 29/2008/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.573

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.210.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!