HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 71/NQ-HĐND
|
Bình Thuận, ngày
07 tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
ĐIỀU CHỈNH NGHỊ QUYẾT SỐ 46/NQ-HĐND NGÀY 01/10/2021 CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM
2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26
tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 99/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số
100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý
nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số
2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm
2045;
Căn cứ Thông tư số
19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày
20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Nhà ở; Thông tư số 07/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của
Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số
19/2016/TT-BXD ;
Căn cứ Thông tư số
09/2021/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một
số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ- CP và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND
ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển
nhà ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số
4637/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông
qua Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2021-2030; Báo cáo thẩm tra số 167/BC-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ban
Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Điều chỉnh Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 01/10/2021 của
Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:
1. Điều chỉnh tên gọi “Chương
trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”
thành “Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2030”.
2. Bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Nghị
quyết số 46/NQ-HĐND ngày 01/10/2021.
3. Điều chỉnh khoản 3, khoản 4,
khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 01/10/2021 như sau:
“3. Mục tiêu, chỉ tiêu phát
triển nhà ở
a) Mục tiêu, chỉ tiêu đến
năm 2025
- Tổng diện tích sàn nhà ở của
tỉnh đạt khoảng 34,16 triệu m2 sàn, tương ứng với diện tích sàn nhà ở
bình quân đầu người khoảng 26,45 m2 sàn/người (trong đó diện tích
sàn nhà ở bình quân khu vực thành thị khoảng 28 m2 sàn/người, diện
tích sàn nhà ở bình quân khu vực nông thôn khoảng 25,33 m2 sàn/người);
phấn đấu đưa tổng diện tích sàn nhà ở của tỉnh đạt khoảng 36,126 triệu m2
(tương ứng với diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khoảng 28 m2
sàn/người).
b) Mục tiêu, chỉ tiêu đến
năm 2030
- Phấn đấu đến năm 2030, tổng
diện tích sàn nhà ở đạt 40,90 triệu m2 sàn.
- Chỉ tiêu diện tích bình quân
đầu người của toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 30 m2 sàn/người; trong
đó diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực thành thị phấn đấu đạt khoảng 32 m2
sàn/người, diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nông thôn phấn đấu đạt khoảng
27,93 m2 sàn/người.
4. Nhu cầu về vốn để đầu tư
xây dựng nhà ở
a) Đến năm 2025
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát
triển nhà ở toàn tỉnh khoảng 50.298,7 tỷ đồng. Trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước: Khoảng
279,5 tỷ đồng (chủ yếu là các chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng;
hộ nghèo, cận nghèo xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa nhà ở; xây dựng dự án
chung cư sông Cà Ty giai đoạn 1);
Vốn của doanh nghiệp tự đầu tư
xây dựng: Khoảng 23.870,9 tỷ đồng;
Vốn của người dân: Khoảng
26.096,7 tỷ đồng;
Vốn hỗ trợ: Khoảng 51,6 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2026-2030
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát
triển nhà ở toàn tỉnh khoảng 55.461,6 tỷ đồng. Trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước: Khoảng
456,9 tỷ đồng (chủ yếu là các chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng;
hộ nghèo và cận nghèo xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa nhà ở; xây dựng nhà ở
công vụ; xây dựng dự án chung cư sông Cà Ty giai đoạn 2);
Vốn của doanh nghiệp tự đầu tư
xây dựng: Khoảng 24.293,1 tỷ đồng;
Vốn của người dân: Khoảng
30.645,7 tỷ đồng;
Vốn hỗ trợ: Khoảng 65,9 tỷ đồng.
5. Nhu cầu về quỹ đất để xây
dựng các loại nhà ở trên địa bàn tỉnh
a) Đến năm 2025
Nhu cầu về diện tích đất ở tăng
thêm khoảng 990,9 ha. Trong đó: diện tích đất phát triển nhà ở thương mại khoảng
477,3 ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 42,8 ha; còn lại khoảng
470,8 ha phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng (đã bao gồm 32,1 ha
là diện tích đất bố trí tái định cư bàn giao để người dân tự xây dựng nhà ở).
b) Giai đoạn 2026 - 2030
Nhu cầu về diện tích đất ở tăng
thêm khoảng 1.120,7 ha. Trong đó: diện tích đất phát triển nhà ở thương mại khoảng
462,6 ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 73,1 ha; quỹ đất phát
triển nhà ở công vụ khoảng 2,0 ha; còn lại khoảng 583 ha phát triển nhà ở hộ
gia đình, cá nhân tự xây dựng (đã bao gồm 91,8 ha là diện tích đất bố trí tái định
cư bàn giao để người dân tự xây dựng nhà ở).”
4. Bổ sung một số giải pháp tại
Khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 01/10/2021 như sau:
“…
h) Giải pháp về tuyên
truyền vận động, cơ chế, chính sách về nhà ở
Đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở,
đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh để các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho nhân
dân, tạo sự đồng thuận với quá trình điều hành của chính quyền, đảm bảo phù hợp
với từng giai đoạn và điều kiện thực tế của địa phương.
Tích cực vận động người dân
tham gia xây dựng phát triển nhà ở văn minh, hiện đại theo hướng thay đổi
phương thức, tập quán định cư.
Xây dựng, quản lý, sử dụng và
duy trì hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số
44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin.
i) Giải pháp về quy hoạch
và phát triển quỹ đất
Căn cứ Quy hoạch Bình Thuận thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển
khai lập, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các quy hoạch làm căn cứ để quản lý
xây dựng theo quy hoạch và xác định vị trí kêu gọi đầu tư.
Tập trung hoàn thành quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 để quản lý đô thị trên cơ sở
quy hoạch chung đô thị được duyệt, thường xuyên rà soát các quy hoạch được phê
duyệt nhưng thời gian thực hiện kéo dài, thiếu khả thi để điều chỉnh hoặc xóa bỏ.
Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc trong đó quy định phân khu cho việc xây dựng nhà ở của từng nhóm nhà ở
tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Trong quá trình lập, phê duyệt
quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công
nghiệp phải bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được phê duyệt nhằm đáp ứng phát triển các dự án đô thị, dự
án phát triển nhà ở, dự án phát triển nhà xã hội, nhà công vụ, nhà ở phục vụ
tái định cư...
Khi lập, phê duyệt quy hoạch
các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, quy hoạch khu
công nghiệp phải bố trí quỹ đất để làm nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Tập trung khai thác có hiệu quả
nguồn lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà
ở; tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình để quy hoạch phát triển nhà
ở, khu dân cư, khu đô thị mới với các loại hình nhà ở phù hợp. Kết hợp đầu tư kết
cấu hạ tầng giao thông với khai thác tiềm năng đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất
tại những vị trí thuận lợi, vừa tăng được nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, vừa
đầu tư xây dựng được hệ thống hạ tầng giao thông kết nối tại khu vực.
Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố
trí lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng. Đối
với một số địa phương có nhu cầu nhà ở tăng mạnh, cần nghiên cứu, rà soát điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tăng diện tích đất ở tại các địa phương này và giảm
diện tích đất ở tại các địa phương không có nhu cầu một cách phù hợp.
k) Giải pháp về chính
sách tài chính - tín dụng và thuế
Giải pháp về chính sách tài
chính - tín dụng:
Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ
Trung ương, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn
huy động hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân để đầu tư xây dựng
nhà ở.
Sử dụng nguồn vốn ưu đãi của
Chính phủ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để ưu tiên cho đối tượng
người thu nhập thấp, công nhân, cán bộ công chức, viên chức có nhu cầu về nhà ở
xã hội vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Khuyến khích các thành phần
kinh tế sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động hợp
pháp để đầu tư xây dựng nhà ở, các khu đô thị mới, đặc biệt nhà ở xã hội.
Lồng ghép vào trong các chương
trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở của Trung ương để xây dựng, cải tạo nhà ở cho các đối
tượng có khó khăn về nhà ở, nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của các chương trình mục tiêu.
Xem xét mở rộng chính sách hỗ
trợ cho vay ưu đãi đối với các hộ gia đình, cá nhân đã có nhà ở nhưng nhà ở bị
hư hỏng, dột nát hoặc có nhà ở nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong
hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định, được
vay vốn để sửa chữa, cải tạo nhà ở của mình.
Đối với các hộ đặc biệt khó
khăn thì thực hiện theo nguyên tắc huy động nguồn lực cộng đồng, các tổ chức
kinh tế - xã hội xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương để hỗ trợ chỗ ở phù hợp.
Giải pháp về thuế: Hướng dẫn thực
hiện chính sách ưu đãi về thuế liên quan đến phát triển nhà ở xã hội như miễn,
giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo
quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về nhà ở để khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
l) Giải pháp về khoa học,
công nghệ
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin GIS trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển
nhà ở.
Tăng cường triển khai ứng dụng
khoa học công nghệ hiện đại; nghiên cứu và áp dụng các thiết kế, kỹ thuật và
công nghệ xây dựng nhà ở mới, vật liệu mới; ứng dụng công nghệ số nhằm tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành xây dựng nhà ở. Có cơ chế, chính sách và bố trí nguồn
kinh phí hàng năm để ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu phát triển, chuyển giao
công nghệ mới trong thiết kế, thi công các loại hình nhà ở thân thiện với môi
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.”
5. Các nội dung khác tiếp tục
thực hiện theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 01/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ
chức thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình triển khai thực hiện, giao Ủy
ban nhân dân tỉnh định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá; trường hợp không còn phù
hợp với các quy hoạch, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và các quy định của
pháp luật thì trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
2. Thường trực Hội đồng Nhân
dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh
và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 07 tháng 12 năm
2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.