Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Số hiệu: 36/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 22/07/2022 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến xe.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).

4. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:

a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.

9. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.

10. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.

11. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

12. Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.

13. Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.

14. Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.

15. Giờ xuất bến của từng chuyến xe là mốc thời gian để xác định thời điểm xe phải rời khỏi bến xe khách.

16. Hành trình chạy xe là đường đi của phương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng, đỗ trên tuyến.

17. Lịch trình chạy xe là thời gian xe chạy kể từ khi xe xuất phát đến khi kết thúc hành trình, trong đó có xác định mốc thời gian tương ứng với một số vị trí nhất định trên hành trình chạy xe.

18. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe theo chu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.

19. Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải là phần mềm ứng dụng cung cấp giao thức kết nối giữa đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe với hành khách hoặc người thuê vận tải; tất cả các hoạt động kết nối diễn ra trong môi trường số.

20. Trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe là việc tổ chức hoặc cá nhân giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hoá thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc Lệnh vận chuyển hoặc Hợp đồng vận chuyển hoặc Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.

3. Nội dung quản lý tuyến

a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;

b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh sách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến;

c) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;

c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định

a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;

b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đã được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.

7. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việc thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển; chỉ cho xe vận chuyển hành khách xuất bến nếu đủ điều kiện.

8. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 và trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 đối với các bến xe khách còn lại phải sử dụng phần mềm quản lý bến xe khách để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi xe xuất bến doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định thực hiện cung cấp nội dung (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

3. Nội dung quản lý tuyến

a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;

b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;

c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;

d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

4. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

5. Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.

Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi

a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.

Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;

c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

2. Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền

a) Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;

b) Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

3. Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền)

a) Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, huỷ chuyến;

b) Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;

c) Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.

4. Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.

6. Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.

Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;

c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

2. Hợp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe

a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;

b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;

c) Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

4. Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:

a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

b) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;

d) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc

a) Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;

b) Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.

8. Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.

Điều 8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch

a) Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE DU LỊCH” là 06 x 20 cm;

c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

2. Hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe

a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;

b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức;

c) Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

4. Khi vận chuyển khách du lịch, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 7 của Nghị định này.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Nghị định này.

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch, phục vụ tham quan du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.

7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.

8. Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.

Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;

b) Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

8. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.

9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

10. Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.

11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 10. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt

1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.

2. Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.

Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.

2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:

a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;

b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải

a) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 55 của Luật giao thông đường bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;

b) Không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi;

c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;

d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.

đ)2 Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:

a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;

b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe; quy định nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe; hướng dẫn lập, cập nhật lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe.

Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

b)3 Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;

c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

d)4 Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

3.5 Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

Điều 15. Quy định chung về Hợp đồng vận chuyển

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.

2. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:

a) Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;

b) Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;

c) Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);

d) Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);

đ) Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);

e) Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

g) Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.

3. Thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, cung cấp cho lực lượng chức năng có thẩm quyền; cung cấp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan Thuế, Công an, Thanh tra giao thông khi có yêu cầu.

Điều 16. Quy định về thực hiện hợp đồng điện tử

1. Hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên quan.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử

a) Có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vị kinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này;

b) Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.

3. Lái xe kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử

a) Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 7 hoặc khoản 4 Điều 8 của Nghị định này;

b) Có trách nhiệm cung cấp các thông tin của hợp đồng điện tử cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.

4. Người thuê vận tải, hành khách tham gia giao kết hợp đồng điện tử

a) Sử dụng thiết bị để truy cập được giao diện phần mềm có thể hiện toàn bộ nội dung của hợp đồng điện tử;

b) Khi ký kết hợp đồng điện tử với đơn vị kinh doanh vận tải phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ, PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU; CÔNG BỐ BẾN XE; ĐĂNG KÝ KHAI THÁC, NGỪNG HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH

Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện theo pháp luật;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).

4. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị mất hoặc bị hư hỏng, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

5.6 Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:

a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộ kinh doanh vận tải thực hiện theo khoản 2 Điều này;

b)7 Tài liệu chứng minh việc khắc phục đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 6 Điều 19 Nghị định này.

Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh

1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

4. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh.

5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:

a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;

c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;

d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.

7. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;

b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

c) Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;

d)8 Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

8. Đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước quyền sử dụng, nếu đơn vị kinh doanh vận tải có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh vận tải thì phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định này và phải có thêm tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị tước quyền sử dụng.

9. Trong thời gian đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì Sở Giao thông vận tải không thực hiện cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải và các loại phù hiệu, biển hiệu đối với loại hình kinh doanh đã bị tước quyền sử dụng.

Điều 20. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định

1. Căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định "biểu đồ" chạy xe theo tuyến đã công bố, doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo loại hình tuyến cố định được quyền lựa chọn giờ xuất bến và thực hiện đăng ký khai thác tuyến tại các thời điểm chưa có đơn vị khai thác.

2. Đối với tuyến mới chưa nằm trong danh mục mạng lưới tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải xây dựng phương án và thống nhất với bến xe hai đầu tuyến về giờ xe xuất bến gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để đăng ký khai thác tuyến theo quy định;

b) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải với bến xe không thống nhất được giờ xe xuất bến thì Sở Giao thông vận tải quyết định giờ xe xuất bến trên cơ sở đề xuất của đơn vị vận tải;

c) Sở Giao thông vận tải (nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh) cấp phù hiệu cho phương tiện, cập nhật và bổ sung vào danh mục chi tiết tuyến theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét việc cập nhật, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến bao gồm:

a) Đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này;

b) Bản sao Biên bản thống nhất giữa bến xe hai đầu tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến (áp dụng đối với trường hợp tuyến mới).

4. Quy trình đăng ký khai thác tuyến áp dụng đế n hết ngày 30 tháng 6 năm 2021:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khai thác tuyến về Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị;

b) Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo sửa đổi, bổ sung của Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn thiện và cập nhật đủ hồ sơ. Trường hợp quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo, doanh nghiệp, hợp tác xã không hoàn thiện, bổ sung đủ hồ sơ thì hồ sơ được coi là không hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra hồ sơ tiếp theo theo thứ tự thời gian nộp;

c) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh:

Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để lấy ý kiến.

Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến phải có văn bản trả lời. Trường hợp có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến (trùng tuyến, trùng giờ), Sở Giao thông vận tải được lấy ý kiến thống nhất với Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến để quyết định theo nguyên tắc doanh nghiệp, hợp tác xã nộp hồ sơ trước được kiểm tra và xử lý hồ sơ trước theo thứ tự thời gian. Hết thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến đã đồng ý.

Trong thời hạn tối đa 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công (bằng văn bản) gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia, bến xe hai đầu tuyến để phối hợp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;

d) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công (bằng văn bản) gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến để phối hợp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.

5. Quy trình đăng ký khai thác tuyến áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khai thác tuyến về Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải (không nhận hồ sơ gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý tuyến hoặc hồ sơ gửi qua đường bưu điện);

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo trực tiếp trên hệ thống dịch vụ công nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo sửa đổi, bổ sung của Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn thiện và cập nhật hồ sơ lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo, doanh nghiệp, hợp tác xã không hoàn thiện, bổ sung đủ hồ sơ thì hồ sơ được coi là không hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra hồ sơ tiếp theo theo thứ tự thời gian nộp trên hệ thống dịch vụ công;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công (bằng văn bản) và trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia (đối với tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh), bến xe hai đầu tuyến để phối hợp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.

Trường hợp có nhiều hồ sơ cùng đăng ký trùng tuyến và trùng giờ xuất bến, Sở Giao thông vận tải xử lý hồ sơ theo thứ tự thời gian nộp hồ sơ của doanh nghiệp, hợp tác xã trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đơn vị nộp trước được kiểm tra, xử lý trước.

6. Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng tham gia khai thác tuyến hoặc theo hiệu lực của quyết định đình chỉ khai thác tuyến của Sở Giao thông vận tải. Sau 60 ngày kể từ ngày có Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đưa xe vào khai thác thì Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công không còn hiệu lực.

7. Doanh nghiệp, hợp tác xã được ngừng khai thác tuyến hoặc ngừng khai thác một hoặc một số chuyến xe trên tuyến.

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi thông báo đến Sở Giao thông vận tải, bến xe hai đầu tuyến và chỉ được phép ngừng hoạt động sau khi đã niêm yết tại bến xe hai đầu tuyến tối thiểu 15 ngày;

b) Sở Giao thông vận tải cập nhật và công bố lại các nội dung theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với thủ tục đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

9. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị đình chỉ khai thác tuyến và phải nộp lại phù hiệu cho cơ quan cấp khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.

10. Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh ban hành Quyết định đình chỉ khai thác tuyến và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia, đồng thời đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.

Điều 21. Công bố bến xe

1. Bến xe khách chỉ được đưa vào khai thác sau khi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố.

2. Bến xe hàng chỉ được đưa vào khai thác sau khi doanh nghiệp công bố và thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương.

3. Công bố bến xe được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe.

Điều 22. Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu

1. Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;

b) Xe ô tô có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten- nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.

2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu

a) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;

b) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.

3. Kích thước tối thiểu của các loại phù hiệu là 9 x 10 cm.

4. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

5. Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu

a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp thực hiện việc xử lý hồ sơ và cấp phù hiệu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải;

c) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam;

d) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về tình trạng của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thực hiện theo các trường hợp sau:

Trường hợp phương tiện chưa có trên hệ thống thì thực hiện cấp phù hiệu;

Trường hợp phương tiện đã có trên hệ thống, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện gửi thông tin qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải đang quản lý phương tiện để đề nghị xác nhận và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải nhận được đề nghị phải trả lời, trường hợp không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý do. Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu sau khi phương tiện được gỡ bỏ khỏi hệ thống.

6. Phù hiệu được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này. Thời hạn của phù hiệu được cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải được đề nghị cấp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đến ngày hết hạn phù hiệu.

7.9 Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi. Sau khi hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại phù hiệu theo quy định. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.

8.10 Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

9. Sở Giao thông vận tải

a)11 Cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Điều này và tổ chức thực hiện việc dán phù hiệu, biển hiệu lên xe ô tô;

b) Không thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô trong thời gian xe ô tô đó bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu;

c) Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải Quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

d) Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải văn bản thông báo về việc phù hiệu, biển hiệu hết giá trị sử dụng khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc tước quyền sử dụng phù hiệu, biển hiệu và đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.

10. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải;

b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);

c) Thu hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.

11. Sở Giao thông vận tải

a) Ban hành quyết định và thu hồi phù hiệu, biển hiệu do cơ quan mình cấp đối với Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại khoản 10 Điều này;

b) Gửi quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

12. Đơn vị kinh doanh vận tải

a) Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

b) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

13. Dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình của xe chỉ sử dụng 01 lần để xác định lỗi vi phạm. Dữ liệu được trích xuất từ hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

14. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về mẫu phù hiệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Bộ Giao thông vận tải

1. Thống nhất quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này.

2. Tổ chức xây dựng và công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; danh mục các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ; xây dựng phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định; hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định, mẫu Lệnh vận chuyển; việc kiểm tra thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển.

3. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Xây dựng hạ tầng công nghệ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp, thu hồi giấy phép lái xe giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

4. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về: Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô; xe buýt; bến xe, trạm dừng nghỉ đường bộ.

5. Quy định và hướng dẫn

a) Phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bao gồm cả quản lý phương tiện và người lái xe) và dịch vụ công trực tuyến;

b) Cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin của hợp đồng vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy vận chuyển), Lệnh vận chuyển;

c) Cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô; cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải; cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu của tuyến cố định từ phần mềm quản lý bến xe khách; phần mềm quản lý tuyến vận tải hành khách cố định toàn quốc;

d) Niêm yết các thông tin trên xe ô tô kinh doanh vận tải;

đ) Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;

e) Việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.

6. Chỉ đạo các cơ quan chức năng

a) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương để trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động vận tải để phục vụ công tác quản lý chuyên ngành.

7. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí xây dựng và duy trì hệ thống xử lý dữ liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

8. Quy định mầu sắc Tem kiểm định phân biệt xe ô tô kinh doanh vận tải.

9.12 Kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý.

10. Lập hồ sơ trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô (không kinh doanh vận tải).

Điều 24. Bộ Công an

1. Kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.

2. Kết nối, chia sẻ thông tin về xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho Bộ Giao thông vận tải để phối hợp quản lý.

Điều 25. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định điểm dừng, đỗ cho xe du lịch.

Điều 26. Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Chủ trì thực hiện hoạt động kiểm định taxi mét. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức kiểm định và sử dụng taxi mét theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình.

4. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và hướng dẫn về phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ công trực tuyến.

Điều 27. Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý về sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn về phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ công trực tuyến.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý và hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải quy định tại Điều 35 của Nghị định này.

Điều 28. Bộ Y tế

1. Quy định và hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khỏe và cơ sở y tế khám sức khỏe của người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động trong các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

3. Quy định và hướng dẫn về dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng trên các phương tiện kinh doanh vận tải.

Điều 29. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khi sử dụng các dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.

Điều 30. Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm, đơn vị kinh doanh vận tải để thực hiện hợp đồng điện tử đối với việc cung cấp thông tin điện tử đảm bảo quản lý chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.

2. Quy định và hướng dẫn việc thực hiện kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử, vé điện tử của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá bằng xe ô tô, chia sẻ thông tin cho Bộ Giao thông vận tải để phối hợp quản lý.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí duy trì hệ thống xử lý dữ liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Điều 31. Bộ Công Thương

1. Quy định và hướng dẫn về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong lĩnh vực vận tải.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong lĩnh vực vận tải.

Điều 32. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ để phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Điều 33. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.

3. Quy định cụ thể về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn địa phương.

4. Xây dựng và công bố: Danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề; các điểm dừng đỗ phục vụ cho phương tiện kinh doanh vận tải đón, trả khách trên địa bàn.

5. Quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tuyến xe buýt đi qua để thống nhất thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này; thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi mở tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không.

6. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để thực hiện:

a) Xây dựng các vị trí đón, trả khách cho xe taxi, xe buýt theo quy định tại khoản 5 Điều 5, khoản 6 Điều 6 của Nghị định này;

b) Quy định về tiêu chí và tổ chức, quản lý các vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng, xe du lịch trên địa bàn; xây dựng, công bố vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng, xe du lịch trong khu vực nội thành, nội thị thuộc các đô thị;

c) Thông báo vị trí bến xe hàng tại địa bàn;

d) Xây dựng và quản lý điểm đỗ taxi công cộng trên địa bàn.

7. Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh đã được công bố để thông báo trên Trang thông tin điện tử danh mục chi tiết từng tuyến gồm các thông tin: Bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác, số chuyến xe chưa có đơn vị tham gia khai thác, thời gian giãn cách giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe khách trên địa bàn (công suất theo giờ và theo ngày).

8. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xác định và chỉ đạo thực hiện lắp camera giám sát tại các vị trí cố định, tuyến đường để kiểm soát hoạt động của các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn.

9. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật liên quan khác trên địa bàn địa phương.

Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Thực hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh của Luật giao thông đường bộ và các quy định của Nghị định này.

2. Khi hoạt động kinh doanh phải đăng ký mã số thuế với cơ quan Thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh; thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Thành viên hợp tác xã khi tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải

a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Phải đảm bảo các quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;

d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

4. Ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng phần mềm trong công tác quản lý phương tiện, quản lý lái xe, lưu trữ hồ sơ, vé điện tử, hóa đơn điện tử, niêm yết thông tin trên phương tiện, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của hành khách theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công- ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;

b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền;

c) Thực hiện duy trì hoạt động của camera để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục, không làm gián đoạn theo quy định;

d) Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;

đ) Tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu của hành khách theo quy định pháp luật.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và pháp luật khác có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.

7. Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị theo quy định.

8.13 Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.

Điều 35. Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải

1. Đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ghi nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng và chuyển yêu cầu vận chuyển đến đơn vị kinh doanh vận tải đang tham gia trong phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;

b) Thực hiện vai trò là đơn vị trung gian để xác nhận thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải với khách hàng, trong đó đảm bảo thực hiện đúng giá cước vận tải đã niêm yết hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đảm bảo bảo tuân thủ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 của Nghị định này; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;

c) Ghi nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của lái xe để thông tin đến đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh dịch vụ vận tải đã cung cấp;

d) Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin đối với các dữ liệu của hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe theo quy định pháp luật;

đ) Chỉ được cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu và đảm bảo các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đối với từng loại hình vận tải theo quy định. Không cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch sử dụng để xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; việc cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để đơn vị vận tải thực hiện ký kết hợp đồng điện tử phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7khoản 2, khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;

e) Thực hiện lưu trữ toàn bộ lịch sử các giao dịch đã thực hiện trên phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để phục vụ thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 02 năm;

g) Cung cấp cho cơ quan quản lý danh sách các đơn vị kinh doanh vận tải, xe ô tô và lái xe của các đơn vị vận tải hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc cung cấp tài khoản truy cập vào phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho cơ quan quản lý khi có yêu cầu;

h) Phải cung cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải giao diện và công cụ để thực hiện được việc trực tiếp điều hành phương tiện và lái xe, đàm phán, quyết định giá cước vận tải với hành khách và người thuê vận tải trên phần mềm;

i) Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đảm bảo chỉ cho phép lái xe thực hiện nhiều thao tác để nhận chuyến khi xe dừng hoặc khi xe đang di chuyển thì lái xe chỉ phải thao tác một nút bấm để nhận chuyến xe;

k) Công bố quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, có hệ thống lưu trữ các khiếu nại.

2. Trường hợp đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm c, điểm d, điểm e, điểm i, điểm k khoản 1 Điều này.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành14

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại.

3. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có Giấy phép kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có hiệu lực, trong đó có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ được tiếp tục tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.

4. Phù hiệu xe nội bộ đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

6. Quy định việc chuyển tiếp về cấp và sử dụng phù hiệu, biển hiệu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải

a) Đối với xe tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe hợp đồng có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải khách du lịch có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại;

b) Đối với xe hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải khách du lịch có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (sử dụng phần mềm tính tiền quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này) nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe taxi để hoạt động kinh doanh theo quy định.

7. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

8. Các xe ô tô buýt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa phù hợp với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Nghị định này được phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.

9. Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đã được cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh).

Điều 37. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ



1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

3 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

6 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

7 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

9 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

10 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

11 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

12 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

13 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

14 Điều 2 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

2. Bãi bỏ khoản 8 và khoản 9 Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

3. Xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 36/VBHN-BGTVT

Hanoi, July 22, 2022

 

DECREE

On auto transport business and conditions for auto transport business

Decree No. 10/2020/ND-CP dated January 17, 2020 of the Government of Vietnam providing for auto transport business and conditions for auto transport business which comes into force from April 01, 2020 is amended by:

Decree No. 47/2022/ND-CP dated July 19, 2022 of the Government of Vietnam on amendments to certain Articles of Decree No. 10/2020/ND-CP dated January 17, 2022 of the Government of Vietnam on auto transport business and conditions for auto transport business, which comes into force from September 01, 2022.

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014; the Law on amendments to Article 6 and List of Conditional Investments in Appendix 4 of Law on Investment dated November 26, 2016;

At the request of the Minister of Transport;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree provides for auto transport business, conditions for auto transport business, issuance and revocation of auto transport business license and automobile signage, and announcement of new stations.

Article 2. Regulated entities

This Decree is applicable to organizations and individuals operating or involving in the auto transport business.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. “transport business” refers to an enterprise, a cooperative or a household business operating an auto transport business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “fixed route” means a passenger transport route which is announced by the competent authority and the journey, schedule, departure station and arrival station (or bus terminus for bus routes) of which are predetermined.

4. “fixed-route transport business” means an auto transport business in which passengers are transported on a fixed route.

5. “fixed-route bus business” means an auto transport business in which the bus operates on a fixed route and picks up or drops off passengers at designated locations.  Fixed bus routes include:

a) Provincial bus routes, which run within the limit of a province or central-affiliated city;

b) Interprovincial bus routes, which pass through two or three provinces and/or central-affiliated cities.

6. “taxi business” means a business in which an automobile having fewer than 9 seats (including the driver) transports passengers according to the schedule and journey requested by the passengers; and a taximeter is used to calculate the fare or a piece of software is run to book or cancel a ride, calculate the fare and connect with the passengers directly and electronically.

7. “passenger automobile rental business” means a business in which passengers are transported by an automobile under a physical or electronic passenger transport contract (hereinafter referred to as “transport contract”) between the operator of a passenger automobile rental business and a person who would like to hire both the automobile and its driver.

8. “tourist transport business” means a business in which tourists are transported by an automobile according to a travel itinerary and a physical or electronic transport contract or travel contract between the operator of a tourist transport business and a person who would like to hire both the automobile and its driver.

9. “shuttle service” means a free-of-charge service by an enterprise or a cooperative operating a fixed-route transport business in which automobiles with maximum 16 seats (including the driver) transport its passengers to or from a bus station or a fixed route’s pick-up or drop-off point located in the province where the route starts or ends.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. “permissible payload” of an automobile means the maximum number of passengers and amount of cargo that the automobile is permitted to carry on the road, which shall not exceed its design payload.

12. “bus station” means a facility of the road infrastructure that allows automobiles to pick up and drop off passengers and provide auxiliary passenger transport services.

13. “cargo station” means a facility of the road infrastructure that allows trucks to load and unload cargo and provide auxiliary freight services.

14. “rest stop” means a facility of the road infrastructure at which passengers and vehicles can stop and rest during their journeys.

15. “departure time of each automobile” means the time at which an automobile must depart from a bus station.

16. “route" means a specific path taken by an automobile and determined based on its departure point, arrival point and other stops along the way.

17. “schedule" means the time an automobile completes a route starting from its departure to its arrival, including the times the automobile will depart from or arrive at some particular stops of the route.

18. “schedule compilation” means a compilation of schedules of services that run on one route at consistent intervals for a certain period of time.

19. “transport marketplace application” means an application that provides the protocols to connect transport businesses and drivers with passengers or automobile renters on the digital environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

PROVISIONS ON AUTO TRANSPORT BUSINESS

Article 4. Fixed-route transport business

1. Enterprises and cooperatives granted the auto transport business license which permits fixed-route transport may apply to operate fixed routes according to regulations in Article 20 of this Decree.

2. A fixed route must start and end at bus stations ranked from level 1 to level 6. For remote and isolated areas and areas with socio-economic difficulties where bus stations ranked from level 1 to level 6 are unavailable, their fixed routes may start and end at stations ranked below level 6.

3. Management of fixed routes shall focus on the following tasks:

a) Formulate, amend and release route network lists;

b) Release schedule compilations; update the following information to route network lists: Maximum number of services on a route, minimum intervals between consecutive services, departure time of operated services and list of operators thereof; and formulate and announce pick-up points and drop-off points of each route;

c) Monitor transport operations of enterprises, cooperatives and bus stations related to the routes; compile results of such operations and count passengers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Reserve priority seats for people with physical disabilities, the elderly and pregnant women;

b) Have the “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE AUTOMOBILE”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side;

c) Have all required information affixed on their bodies.

5. Automobiles used to operate a shuttle service must be affixed with the “XE TRUNG CHUYỂN” (“SHUTTLE BUS”) signage beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies.

6. Regulations on extra services for reduction of passenger load on fixed routes

a) For extra services on public holidays and dates of national high school graduation examinations, enterprises and cooperatives operating fixed routes (hereinafter referred to as “fixed route operators”) shall finalize plans for extra services with bus stations based on actual demand; and report to Departments of Transport of the provinces where relevant bus terminus are located for promulgation of a consolidated plan;

b) For extra services for surge in demand on Friday and weekends, fixed route operators shall finalize plans for extra services with bus stations based on actual demand; and report to Departments of Transport of the provinces where relevant bus terminus are located for implementation within the year. Based on these plans and actual passenger load at each bus station, each station shall confirm extra services in the transport order of the fixed route operator. The automobiles used for extra services must be affixed with unexpired “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE AUTOMOBILES”), “XE HỢP ĐỒNG” (“RENTED AUTOMOBILE”) or “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” (“TOURIST AUTOMOBILE”) signage.

7. Bus station operators shall provide auxiliary transport services for fixed route operators as agreed upon in concluded contracts; inspect fulfillment of conditions applicable to automobiles and drivers and give their confirmation in transport orders; and permit only qualified passenger automobiles to depart.

8. Bus stations must employ the bus station management software to manage departures, arrivals and provide information (including station’s name; fixed route operator’s name; driver's full name; registration plate number; operating route; time of departure and number of passengers at time of departure) in transport orders of each service in their stations to Directorate for Roads of Vietnam. Time limit for this task is before July 01, 2020 for level 1 to level 4 bus stations and before July 01, 2021 for the remaining bus stations. From July 01, 2022, prior to any departure, fixed route operators shall provide information (including station’s name; fixed route operator’s name; driver's full name; registration plate number; operating route; time of departure and number of passengers at time of departure) in transport orders via the software of the Ministry of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Enterprises and cooperatives granted the auto transport business license which permits fixed-route bus business may participate in bidding or receive orders regarding operation of bus routes included in published route network lists.

2. Automobiles used for bus business shall:

a) Reserve priority seats for people with physical disabilities, the elderly and pregnant women;

b) Have the “XE BUÝT” (“BUS”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;

c) Have at least 17 seats. Location and number of seats and standing passengers and other technical regulations for buses shall comply with the technical regulations promulgated by the Ministry of Transport. Automobiles having between 12-17 seats may be used for bus routes running through bridges whose load capacity is less than 05 tonnes or bus routes 50% of which consists of roads below level IV (or roads whose cross section is less than 07 meters).

3. Management of fixed routes shall focus on the following tasks:

a) Formulate, amend and publish route network lists, schedule compilations, ticket prices (for routes given fare subsidy) and the state’s incentive policies for promotion of public transport bus services in localities;

b) Regulate and organize bidding and placement of orders concerning operation of bus routes included in route network lists;

c) Build, maintain and manage bus infrastructure; decide technical criteria and locations of bus terminus and other bus stops in localities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Before July 01, 2022, the enterprise or cooperative operating a bus business shall provide information (including enterprise or cooperative’s name; driver's full name; registration plate number; operating route and time of departure) in transport orders of each bus via the software of the Ministry of Transport.

5. Buses shall be allocated separate pick-up and drop-off areas in transport hubs, tourism areas, tourist accommodations, tourist attractions, cultural-sports establishments, shopping malls, transport nodes and intermodal passenger transport hubs; and given priority in metropolises.

Article 6. Taxi business

1. Automobiles used for taxi business shall:

a) Have the “XE TAXI” (“TAXI”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;

b) Have the “XE TAXI" (“TAXI”) phrase, which is made out of retroreflective material and 06 x 20 cm in minimum size, affixed on the front and back windshields; or

Have a led with “TAXI” signboard of at least 12 x 30 cm installed on the top of their roofs;

c) If the time a passenger automobile operates in a locality accounts for 70% of its total operating time in a month, it must obtain the signage from that locality; the total operating time shall be determined using the data obtained from its tracker.

2. For taxis equipped with taximeters:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Receipts must include the following basic information: name of the transport business, the taxi’s registration plate number, the travel distance (km) and total amount of payment.

3. For taxies equipped with the software capable of booking, canceling and charging rides (hereinafter referred to as “ride hailing software"):

a) The taxi must be equipped with a device directly connecting with passengers for booking and canceling rides;

b) The ride is charged based on the distance showed on the digital map;

c) The ride hailing software must comply with regulations of laws on electronic transactions; the interface for passengers must show the transport enterprise or cooperative's name or logo and provide the following basic information for passengers prior to any ride: name of the transport business, driver’s full name, the taxi’s registration plate number, the route and distance thereof (km), total amount of payment and phone number for feedbacks from passengers.

4. After a ride is completed, the enterprise or cooperative using the ride hailing software must send the ride’s electronic invoice to the passenger via the software and send the invoice's information to its supervisory tax authority according to regulations from the Minister of Finance.

5. The enterprise or cooperative operating a taxi business must notify the Department of Transport which issues its business license of the payment method employed by its taxis prior to its operation.

6. Taxis shall be allocated separate pick-up and drop-off areas in transport hubs, tourism areas, tourist accommodations, tourist attractions, cultural-sports establishments, shopping malls, transport nodes and intermodal passenger transport hubs; and given priority in metropolises.

Article 7. Passenger automobile rental business

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Have the “XE HỢP ĐỒNG” (“RENTED AUTOMOBILE”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;

b) Have the “XE HỢP ĐỒNG" (“RENTED AUTOMOBILE”) phrase, which is made out of retroreflective material and 06 x 20 cm in size, affixed on the front and back windshields;

c) Comply with the regulations in Point c Clause 1 Article 6 of this Decree.

2. The transport contract between the passenger automobile rental business and the renter must be concluded before the trip.

3. Passenger automobile rental businesses and their drivers shall:

a) Only sign transport contracts with renters who would like to rent the whole automobile (including the driver); and pick up and drop off passengers at the locations stated in the concluded contract;

b) Not pick up any passenger not included in the passenger list enclosed with the concluded contract and provided by the business; confirm booking individually; sell tickets or charge passengers individually in any shape or form; or establish a fixed itinerary or schedule to serve multiple passengers or renters;

c) Not pick up or drop off passengers on a daily basis at the rental business’s premises or another fixed location rented or co-operated by the rental business;

d) In a month, the number of trips with the same point of departure and point of arrival that an automobile make shall not exceed 30% of its total trips; data from the automobile’s tracker and concluded transport contracts shall be used to identify theses points.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Bring the physical transport contract signed by the passenger automobile rental business (unless otherwise provided for in Point c herein);

b) Bring the passenger list bearing a mark of confirmation from the passenger automobile rental business (unless otherwise provided for in Point c herein);

c) If the electronic contract is used, the driver must be equipped with a device capable of accessing the contract and enclosed passenger list provided by the passenger automobile rental business;

d) Drivers serving funerals and weddings are exempt from the regulations in Points a, b and c herein.

5. Before a trip, passenger automobile rental businesses must provide the basic information required by Clause 2 (excluding Points e and g) Article 15 of this Decree to the Department of Transport issuing its transport business license in writing or via email.  From January 01, 2022, passenger automobile rental businesses shall provide basic information of transport contracts via the software of the Ministry of Transport.

6. Regulations on transport of students or officials and public employees to school or to work for passenger automobile rental businesses and drivers thereof:

a) Before executing the contract, the rental business must inform the basic information required by Clause 2 (excluding Points e and g) Article 15 of this Decree once; and must inform again upon any change to the route, schedule or pick-up or drop-off point;

b) The business and its drivers shall transport only students, officials and/or public employees to school or to work and are exempt from the regulations in Points c and Clause 3, Points b and c Clause 4 and Clause 5 of this Article.

7. Rental automobiles may pick up and drop off passengers at locations not included in the transport contract only in case of human emergency or natural disasters or conflict requested by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Tourist transport business

1. Automobiles used for tourist transport business shall:

a) Have the “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” (“TOURIST AUTOMOBILE”) signage affixed beneath the front windscreen on the right-hand side and have all required information affixed on their bodies;

b) Have the “XE DU LỊCH" (“TOURIST AUTOMOBILE”) phrase, which is made out of retroreflective material and 06 x 20 cm in size, affixed on the front and back windshields;

c) Comply with the regulations in Point c Clause 1 Article 6 of this Decree.

2. The transport contract or a travel contract concerning hire of both the automobile and the driver between the tourist transport business and the renter must be concluded before the trip.

3. Regulations for tourist transport businesses, travel businesses and drivers:

a) The tourist transport business shall only sign transport contracts with renters who would like to rent the whole automobile; and passengers shall be picked up and dropped off at the locations stated in the concluded transport or travel contract;

b) It is forbidden to pick up any passenger not included in the passenger list enclosed with the concluded contract and provided by the transport business; confirm booking individually; sell tickets or charge passengers individually in any shape or form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) In a month, the number of trips whose point of departure and point of arrival are not located in the same province or central-affiliated city that an automobile make shall not exceed 30% of its total trips; data from the automobile’s tracker and concluded transport contracts shall be used to identify theses points.

4. When transporting tourists, drivers shall bring the documents required by the Law on Road Traffic and comply with the regulations in Points a, b and c Clause 4 Article 7 of this Decree.

5. Tourist transport businesses shall satisfy the regulations in Clause 5 Article 7 of this Decree prior to operation.

6. Tourist automobiles shall be allocated separate areas to pick up and drop off tourists visiting transport hubs, tourism areas, tourist attractions and tourist accommodations and may operate on routes leading to tourist attractions, tourist accommodations and places of provision of tourism services at any time and in compliance with regulations of local government.

7. Tourist automobiles may pick up and drop off passengers at locations not included in the transport contract only in case of human emergency or natural disasters or conflict requested by competent authorities.

8. Departments of Transports shall send lists of automobiles issued with the tourist automobile signage to People’s Committees of the communes where the headquarters or a branch of each transport business is located for cooperation in management.

Article 9. Trucking business

1. A box truck business is a business that employs 1,500-kg automobiles to transport cargo for reward, which is calculated by a taximeter or the ride hailing software installed on the automobile. The "TAXI TẢI” (“BOX TRUCK”) phrase and the business’s phone number and name shall be affixed on the truck’s doors or both sides of its body.

2. Oversize load transport business

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) When transporting oversize loads, drivers must bring an unexpired permit to operate oversized or overweight vehicles issued by the competent authority.

3. Hazardous cargo transport business is a business where automobiles are employed to transport cargo containing dangerous substances that may pose a threat to human life or health, the environment or national security and safety.  Automobiles transporting hazardous cargo must obtain the permit to transport hazardous cargo from the competent authority.

4. Tractor truck business is a business where tractor units attached to trailers or semi-trailers are employed to transport containers.

5. Ordinary cargo transport business is a trucking business not regulated by Clause 2, Clause 3 and Clause 4 herein.

6. Tractor trucks must be issued with the “XE CÔNG-TEN-NƠ” (“TRACTOR TRUCK”) signage, tractor units attached to trailers or semi-trailers must be issued with the “XE ĐẦU KÉO” (“TRACTOR UNIT”) signage and commercial automobiles transporting ordinary cargo and box trucks must be issued with the “XE TẢI” (“TRUCK”) signage. These types of signage shall be affixed beneath the front windscreen on the right-hand side of each automobile; and all required information must be affixed on each automobile’s body according to guidelines from the Minister of Transport.

7. Trucking businesses shall take responsibility for loading cargo onto automobiles following guidelines from the Minister of Transport.

8. Trucking businesses must issue transport orders to their drivers.  Transport orders must include confirmation (signature and full name) of the amount of cargo loaded onto the automobile from the cargo owner (or a person authorized by the cargo owner) or the representative of the entity or the individual loading the cargo.

9. When transporting cargo, the driver must bring the physical transport order or a device capable of showing the transport order’s contents and other documents related to the driver and the automobile required by law.  Transport businesses and their drivers shall not transport cargo exceeding the permitted weight.

10. Bicycles, motorcycles and other similar vehicles shall be transported through road tunnels according to regulations in Clause 5 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Limitations of liability of trucking business operators to compensation for cargo damage, loss or shortage

1. Compensation for cargo damage, loss or shortage shall be given according to the transport contract or agreement between the transport business operator and the renter.

2. Compensation shall be given according to the ruling of the court or an arbitrator if the regulation in Clause 1 of this Article is inapplicable.

Article 11. Regulations on traffic safety in auto transport business

1. Transport businesses, bus stations and cargo stations must formulate and implement traffic safety procedures.

2. Traffic safety procedures must specify the following contents:

a) For transport businesses: monitoring of drivers and automobiles throughout the operation of their businesses; inspection of traffic safety requirements for drivers and automobiles prior to their journeys (taxi businesses shall make this inspection according to their own plans); compliance with regulations on non-stop driving time and daily driving time; commercial automobile maintenance; inspection and monitoring of automobiles and drivers at work; plans to ensure all passengers have exited passenger automobiles; transport operation and traffic safety training for drivers; plans for handling of traffic accidents; and traffic safety reporting regimes for drivers and transport coordinators;

b) For bus or cargo station operators: inspection of traffic safety requirements for automobiles, drivers, cargo and luggage of passengers prior to departure; inspection and monitoring of automobiles and drivers in the stations; and traffic safety reporting regime.

3. Auto transport businesses shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Not operate double-decker sleeper buses on level V and level VI mountainous roads;

c) Employ drivers with at least 02 years of experience in driving passenger automobiles having at least 30 seats (including the driver) to drive double-decker sleeper buses;

d) Formulate and update required information on employment of their automobiles and drivers in each automobile’s service history and driver’s work history. From July 01, 2022, this task may be carried out via the software for auto transport business management of the Ministry of Transport. From July 01, 2022, this task may be carried out via the software for auto transport business management of the Ministry of Transport.

dd)2 Auto passenger transport businesses, drivers and staffs serving on automobiles (if any) (hereinafter referred to as “consignors”) shall, when receiving consignment goods (consignees do not accompany the goods by), require the consignees to fully and accurately provide information including names of goods, volumes (if any), full names, addresses, ID numbers and phone numbers of consignees and consignors.

4. Transport businesses and commercial car drivers shall comply with regulations on daily driving time and non-stop driving time in Clause 1 Article 65 of the Law on Road Traffic.  Regulations on break time between 2 non-stop driving periods are as follows:

a) At least 05 minutes for taxi drivers and provincial bus drivers;

b) At least 15 minutes for drivers of passenger automobiles running on fixed routes, interprovincial buses, rental passenger automobiles, tourist automobiles, tractor trucks and trucks.

5. Minister of Transport shall stipulate formulation and implementation of traffic safety procedures for auto transport business and the roadmap for application of traffic safety procedures in stations; duties of traffic safety managers and supervisors; instructions on traffic safety and on-board emergency evacuation for passengers; and guidelines for formulation and update of automobile’s service history and driver’s work history.

Article 12. Regulations on automobile trackers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Automobile trackers must comply with national technical regulations, be in good condition and operate continuously.

3. Automobile trackers must satisfy the following requirements:

a) Automobile trackers shall retain and transmit information on routes, driving speed and non-stop driving time to the vehicle tracking data system of the Ministry of Transport (Directorate for Roads of Vietnam);

b)3 Information from automobile trackers shall be used for state management of transport and operation of transport businesses and shared with the Ministry of Public Security (Traffic Police Authority) and Ministry of Finance (General Department of Taxation, General Department of Vietnam Customs) for cooperation in state management of traffic order and safety; public order and security; tax; anti-smuggling.

4. Directorate for Roads of Vietnam shall retain data on traffic violations for 03 years.

5. Transport businesses shall maintain operation of automobile trackers to provide the information prescribed in Point a Clause 3 of this Article.

6. Transport businesses and commercial car drivers shall not employ technical measures, peripherals or other measures to disrupt GPS or GSM signal or falsify data from automobile trackers.  Before operating an automobile, the driver must use their driver identity card to log in to the automobile tracker and log out after the drive to record their non-stop driving time and daily driving time.

Chapter III

PROVISIONS ON CONDITIONS FOR AUTO TRANSPORT BUSINESS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Requirements for passenger automobiles:

a) The passenger transport business must own the passenger automobiles or hold the right to use them according to the written automobile rental contract between the business and another organization or individual or the business cooperation agreement as per the law.

If an automobile belongs to a member of an cooperative, the member and the cooperative must sign a service contract which specifies the rights, responsibilities and obligations of the cooperative regarding the management, use and operation of such automobile;

b) Automobiles used to operate a fixed-route transport business shall have at least 09 seats (including the driver). Their service life is regulated as follows: Cars making journeys longer than 300 km shall have a service life of 15 years (starting from the year of manufacture) and those making journeys under 300 km shall have a service life of 20 years (starting from the year of manufacture);

c) Buses shall have a service life of 20 years (starting from the year of manufacture);

d)4 Taxis shall have fewer than 09 seats (including driver) and a service life of 12 years (starting from the year of manufacture).

dd) Tourist automobiles shall a service life of 15 years (starting from the year of manufacture).  Regulations on service life of passenger automobiles operating under contracts are as follows: Cars making journeys longer than 300 km shall have a service life of 15 years (starting from the year of manufacture) and those making journeys of 300 km at the maximum shall have a service life of 20 years (starting from the year of manufacture).

Tourist automobiles and passenger automobiles having fewer than 09 seats (including the driver) and operating under electronic contracts shall have a service life of 12 years (starting from the year of manufacture).

2. Before July 01, 2021, passenger automobiles having at least 09 seats (including the driver) must be equipped with cameras to record images inside each automobile (including the driver and the car doors) while it is on the road.  These images shall be provided for the police force, traffic inspectors and the licensing authority to ensure transparent supervision. Time limit for retention of these images is as follows

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) At least for the last 72 hours for automobiles making journeys of more than 500 kilometers.

3.5 Cars having fewer than 10 seats (including the driver) converted from cars with at least 10 seats are prohibited from being used in the passenger transport business.  Cars whose size or appearance resembles those with at least 09 seats (including the driver) are prohibited from being used in the taxi business.

Article 14. Conditions for trucking business

1. The trucking business must own the trucks or hold the right to use them according to the written automobile rental contract between the business and another organization or individual or the business cooperation agreement as per the law.

If a truck belongs to a member of a cooperative, the member and the cooperative must sign a service contract which specifies the rights, responsibilities and obligations of the cooperative regarding the management, use and operation of such truck.

2. Before July 01, 2021, tractor trucks and tractor units must be equipped with cameras to record images of the driver driving.  These images shall be provided for the police force, traffic inspectors and the licensing authority to ensure transparent supervision.  Time limit for retention of these images is as follows:

a) At least for the last 24 hours for automobiles making journeys of 500 kilometers at the maximum;

b) At least for the last 72 hours for automobiles making journeys of more than 500 kilometers.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. General regulations on transport contracts

1. A physical or electronic transport contract is an agreement between contract parties according to which the transport business will transport passengers, luggage or cargo to an agreed-upon location in exchange for reward payable to the passengers or the automobile renter.

2. A passenger or cargo transport contract must have all of the following basic information:

a) Information on the contracting transport business, including its name, address, phone number, tax identification number and the representative signing the contract;

b) Information on the driver, including full name and phone number;

c) Information on the passengers or automobile renter (organization or individual), including name, phone number and tax identification (if any);

d) Information on the automobile, including its registration plate number and payload;

dd) Information on contract execution, including start and end of the contract (date and time); addresses of first stop, last stop, pick-up points and drop-off points (or loading and unloading points) on the journey; journey’s length (km); and number of passengers (or weight of cargo);

e) Information on the contract’s value and payment method;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Basic information in passenger or cargo transport contracts may be used for the purpose of state management of transport; or may be provided for competent authorities, price management authorities, tax authorities, and the police force and/or transport inspectors upon request.

Article 16. Regulations on execution of electronic contracts

1. Electronic contracts shall be executed according to regulations in this Decree and other relevant regulations of laws.

2. Regulations on use of electronic contracts by a transport business:

a) The interface of the software provided for the client or renter must show its full name or logo, the emergency phone number and the basic information prescribed in Clause 2 Article 15 herein;

b) The electronic invoice of each trip must be sent to the account that the client or renter uses to conclude the contract and information on this invoice must be sent to the tax authority according to regulations from the Minister of Finance;

c) Electronic contracts shall be retained for at least 03 years.

3. Regulations for drivers of commercial automobiles working under electronic contracts:

a) They shall comply with the regulations in Clause 4 Article 7 and Clause 4 Article 8 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Regulations for renters and passengers entering into electronic contracts:

a) They shall use devices capable of showing the full contents of electronic contracts;

b) They shall abide by regulations of laws when concluding electronic contracts with transport businesses.

Chapter V

PROVISIONS ON ISSUANCE AND REISSUANCE OF AUTO TRANSPORT BUSINESS LICENSE AND SIGNAGE; STATION ANNOUNCEMENT; FIXED ROUTE OPERATION APPLICATION, TERMINATION AND SUSPENTION

Article 17. Issuance of auto transport business license

1. Auto transport businesses must obtain the auto transport business license (hereinafter referred to as “business license”).

2. The business license shall include:

a) Name and address of the transport business;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Legal representative;

d) Business type;

dd) Issuer of the business license.

3. Departments of Transport have the power to issue the business license.

Article 18. Application for issuance and reissuance of business license

1. For enterprises and cooperatives operating a transport business, an application for the business license consists of:

a) An application for the business license made using the form in Appendix I of this Decree;

b) Copies of degrees and/or certificates of the person directly operating the transport business;

c) A copy or the authentic copy of the decision on establishment and regulations on functions and duties of the traffic safety management and monitoring unit (for enterprises and cooperatives operating fixed-route transport business, bus business, taxi business, tractor truck business and passenger transport business under electronic contracts).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) An application for the business license made using the form in Appendix I of this Decree;

b) A copy of the business registration certificate.

3. An application for reissuance of the business license due to change to the license’s contents consists of:

a) An application for reissuance of the business license made using the form in Appendix I of this Decree, which specifies the reason for reissuance;

b) Documents denoting the change to the contents stated in Clause 2 Article 17 of this Decree (documents directly related to the changed content).

4. An application for reissuance of the business license due to loss or damage includes an application for reissuance of the business license made using the form in Appendix I of this Decree.

5.6 An application for reissuance of a revoked business license comprises:

a) For enterprises and cooperatives, the regulations in Clause 1 herein shall apply; for household businesses, the regulations in Clause 2 herein shall apply;

b)7 Documents proving remedial actions for violations prescribed in points a and d clause 6 Article 19 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Procedures for issuance of the business license:

a) The transport business shall submit an application for the business license to the issuing authority.  If the application needs to be amended, the issuing authority shall inform the contents to be amended to the applicant directly or in writing or via the online public services system within 03 working days from the date of receipt of the application;

b) Within 05 working days from the date of receipt of the adequate application, the issuing authority shall appraise the application and issue the license made using the form in Appendix II of this Decree.  If the application is rejected, the issuing authority shall explain the reason to the applicant in writing or via the online public services system.

2. If the business license is revoked or there is any change to its content, it may be reissued following the procedures prescribed in Clause 1 herein.

3. Procedures for reissuance of the business license in case it is lost or damaged:

a) The transport business shall submit an application for reissuance of the business license to the Department of Transport of the province where the business’s headquarters or branch is located.  If the application needs to be amended, the issuing authority shall inform the contents to be amended to the applicant directly or in writing or via the online public services system within 02 working days from the date of receipt of the application;

b) Within 03 working days from the date of receipt of the adequate application, the issuing authority shall issue the auto transport business license made using the form in Appendix II of this Decree.  If the application is rejected, the issuing authority shall explain the reason to the applicant in writing or via the online public services system.

4. The issuing authority shall inspect information about the business registration certificate or enterprise registration certificate on the national business registration portal before issuing the business license.

5. Applications shall be received and results shall be informed at the office of the issuing authority or by post or via other forms suitable according to regulations.  In case an application is submitted to the issuing authority directly or by post, the receiver shall update information in the application to the online public services system of the Ministry of Transport as regulated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. A transport business will have its business license revoked for an indefinite period of time in any of the following cases:

a) A copy of a document included in the business license application is inconsistent with the authentic copy or contains erroneous information;

b) The transport business has stopped operating for 06 months starting from the date of issuance of the business license or for 06 consecutive months;

c) The transport business terminates its operation according to regulations of laws or of its own volition;

d) Image data from car cameras are edited or falsified before, during or after transmission.

7. An issuing authority has the power to revoke the business licenses that it issued following this procedure:

a) Promulgate a decision to revoke the business license;

b) Send the business license revocation decision to the transport business and post an update on the Department of Transport’s website;

c) Report to Directorate for Roads of Vietnam and provincial People’s Committee and notify the business license revocation decision to relevant authorities for cooperation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Transport businesses whose business licenses are suspended by competent authorities must cease all transport business activities according to the decision to impose administrative sanction. After the suspension period has lapsed, if a transport business wishes to resume operation, it shall reapply for the business license as prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 18 of this Decree and provide documents proving that remedial actions have been taken against the offense leading to such suspension.

9. During the period in which a transport business has its auto transport business license suspended by a competent authority, Departments of Transport shall not reissue the suspended business license or relevant signage.

Article 20. Procedures for application for and termination of operation of fixed routes

1. Based on announced fixed route list and schedules, enterprises and cooperatives granted the auto transport business license which permits fixed-route transport may apply to operate a route at any departure time not already selected by another entity.

2. For a new route not yet announced by competent authorities:

a) The enterprise or cooperative operating a transport business shall formulate a plan, finalize the departure time with the departing station and arriving station, and submit such plan to Departments of Transport of the provinces where these two stations are respectively located to apply to operate the route as regulated; 

b) In case the enterprise or cooperative and the departing/arriving station could not agree on a departure time, the Department of Transport shall decide the departure time as proposed by the enterprise or cooperative;

c) Department of Transport (of the province where the transport business’s headquarters or branch is located) shall issue signage for the business’s automobiles, update the route list according to regulations in Point a and Point b Clause 3 Article 4 of this Decree and report to the Ministry of Transport and People's Committee of its province for them to consider updating the route list and announcing such update in compliance with guidelines from the Minister of Transport.

3. An application for operation of a route includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A copy of the agreement between the departing station and arriving station and the enterprise or cooperative operating the route (for new routes).

4. Procedure for application for operation of a route applicable until the end of June 30, 2021:

a) The enterprise or cooperative shall submit an application to the Department of Transport which has issued its business license;

b) Within 02 working days from the date of receipt of the application, the Department of Transport shall inspect it and inform the applicant of any amendment required directly or in writing.

Within 02 working days from the date of receipt of the request for amendment from the Department of Transport, the applicant shall complete the application as requested. In case the application is not completed within such time limit, it will be disqualified and the Department of Transport will inspect the next applications on a first-come-first-serve basis;

c) For interprovincial fixed routes:

Within 03 working days from the date of receipt of the adequate application, the Department of Transport receiving the application shall consult the Department of Transport of the province where the other end of the route is located in writing.

Within 02 working days from the date of receipt of the consulting request, the consulted Department of Transport must provide an answer. If an applicant wishes to operate the same route or at the same time as another applicant, the consulted and consulting Department of Transports shall agree on inspecting and handling applications on a first-come-first-serve basis. The consulted Department of Transport is deemed to have agreed if it does not provide an answer within the aforesaid time limit.

Within 07 working days from the date of receipt of the adequate application, the Department of Transport receiving the application shall send a written notification of successful route operation application to the applicant, Department of Transport of the province where the other end of the route is located, departing station and arriving station for cooperation in management using the form in Appendix IV of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Procedure for application for operation of a route applicable from July 01, 2021:

a) The enterprise or cooperative shall submit an application to the Department of Transport which has issued its business license on the online public services system of the Ministry of Transport (applications sent in person or by post will be rejected);

b) Within 03 working days from the date of receipt of the application, the Department of Transport shall inspect it and inform the applicant of any amendment required on the public services system.

Within 02 working days from the date of receipt of the request for amendment from the Department of Transport, the applicant shall complete the application as requested and update it on the online public services system. In case the application is not completed within such time limit, it will be disqualified and the Department of Transport will inspect the next applications on a first-come-first-serve basis;

c) Within 03 working days from the date of receipt of the adequate application, the Department of Transport receiving the application shall post a notification of successful route operation application using the form in Appendix IV of this Decree on the online public services system to have it informed to the applicant, Department of Transport of the province where the other end of the route is located (for interprovincial fixed routes), departing station and arriving station for cooperation in management.

In case two or more applicants apply for operation of a route at the same departing time, the Department of Transport shall handle the applications on a first-come-first-serve basis.

6. Notification of successful route operation application is valid from the date on which it is signed to the date the enterprise or cooperative stops operating the route or the date prescribed by a route operation suspension decision from Departments of Transport. Notification of successful route operation application will be annulled if the enterprise or cooperative does not operate the route within 60 days after the date on which the notification is issued.

7. Fixed route operators may stop operating a route or one or more than one service of a route following this procedure:

a) The operator must send a notification to the Department of Transport, departing station and arriving station and may only stop operating the route or service(s) after the notification has been posted at the stations for at least 15 days;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Minister of Transport shall develop a level 4 online public services system to process fixed route operation applications submitted from July 01, 2021.

9. If a fixed route operator does not operate a route it applied for for 60 consecutive days, it will be suspended from operating the route and have to return relevant signage to the issuer.

10. The Department of Transport issuing the business license to an auto transport business has the power to promulgate and send the route operation suspension decision to the auto transport business and Department of Transport of the province where the other end of the route is located, and post the decision on its website.

Article 21. Station announcement

1. A bus station may operate after it is announced by the Department of Transport of the province or central-affiliated city where it is located.

2. A cargo station may operate after it is announced by the enterprise owning/operating it and notified to the Department of Transport of the province where it is located.

3. Stations shall be announced according to regulations in national technical regulations on stations.

Article 22. Regulations on management, issuance, reissuance and revocation of signage

1. Auto businesses granted the business license shall be issued with the automobile signage suitable to the licensed business type and according to the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Automobiles issued with the “XE CÔNG-TEN-NƠ” ("TRACTOR TRUCK”) signage may transport containers and other cargo. Automobiles issued with the “XE TẢI” (“TRUCK”) or “XE ĐẦU KÉO” (“TRACTOR UNIT”) signage may not transport containers.

c) Departments of Transport of the provinces where the ends of each fixed route are respectively located have the power to issue the shuttle bus signage to fixed route operators.

2. Validity period of signage

a) Signage granted to a commercial automobile or shuttle bus is valid for 07 years or for a period requested by the auto transport business (between 1-7 years) given that the automobile or bus has not exceeded its service life;

b) For the “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE AUTOMOBILE”) signage granted to automobiles running extra services, the signage is valid for 30 days for the automobiles running on Lunar New Year and for 10 days for those running at the time of the national high school graduation examination.

3. Minimum size of all types of signage is 9 x 10 cm.

4. A signage issuance application consists of:

a) A signage issuance application made using the form in Appendix V of this Decree;

b) A copy of the automobile registration certificate or a copy of an appointment form which states the date of receipt of the automobile registration certificate from the issuer. In case an automobile does not belong to the auto transport business, a copy of one of the following documents is required: the written rental contract concerning the automobile with an organization or individual, or a service contract between a cooperative and a member thereof, or a business cooperation agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The transport business shall submit an application to the Department of Transport which has issued its business license. If the application needs to be amended, the Department of Transport shall inform the contents to be amended to the applicant directly or in writing or via the online public services system within 01 working day from the date of receipt of the application;

b) Within 02 working days from the date of receipt of the adequate application, the Department of Transport shall issue the signage to the applying automobiles. If the application is rejected, the Department of Transport shall explain the reason to the applicant in writing or via the online public services system.

The Department of Transport shall update the vehicle tracking data system of the Directorate for Roads of Vietnam, inspect and only issue signage if the automobile’s tracker meets all requirements on installation and data transmission.

Applications shall be received and results shall be informed at the office of the Department of Transport or by post or via other suitable forms according to regulations. In case an application is submitted directly or by post, the receiver shall update information in the application to the online public services system of the Ministry of Transport as regulated.

The Department of Transport shall handle applications and issue signage on the online public services system of the Ministry of Transport;

c) The Department of Transport shall inspect the automobile’s certificate of technical safety and environmental protection on the system of Vietnam Register to ensure it is qualified for commercial use.

d) The Department of Transport shall inspect the information on the automobile’s condition on the online public services system of the Ministry of Transport and the vehicle tracking data system of Directorate for Roads of Vietnam and proceed as follows:

Issue the signage to the automobile if the automobile’s information is not available on the system;

If the automobile’s information is available on the system, the Department of Transport receiving the application shall request the Department of Transport managing the automobile to confirm and remove the automobile’s information from the system via the online public services system. Within 02 working days, the Department of Transport managing the automobile must reply or provide an explanation if the request is rejected. The Department of Transport receiving the application shall issue the signage after the automobile’s information has been removed from the system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7.9 Signage may be reissued after it is revoked.  After expiration of the revocation period, if the transport business wishes to continue operating the automobile commercially, it shall apply for reissuance of the automobile’s signage according to regulations.  Applications, procedures and competence concerning signage reissuance are provided for in Clauses 4 and 5 of this Article.

8.10 Applications, procedures and competence concerning issuance and reissuance of signage of tourist automobiles are provided for in the Decree elaborating a number of Articles of the Law on Tourism.

9. Departments of Transport shall:

a)11 Issue signage according to the regulations in this Article and affix signage to automobiles;

b) Not issue signage to automobiles whose driver’s license or signage is being suspended or revoked by a competent authority;

c) Send the signage revocation decision to transport businesses and post an update on their websites;

d) Send a notification on signage expiration to transport businesses after receiving a notification of revocation of such signage from a competent authority and post an update on their websites.

10. Signage granted to automobiles of a transport business will be revoked in any of the following cases:

a) When the auto transport business license of the transport business is revoked by a competent authority, all signage granted to its automobiles will be revoked;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) When a fixed route operator does not operate a route it applied for 60 consecutive days, all signage granted to automobiles running the route will be revoked.

11. Departments of Transport shall:

a) Promulgate signage revocation decisions and revoke signage they issued to transport businesses according to regulations in Clause 10 herein;

b) Send signage revocation decisions to transport businesses and post updates on their websites;

12. For transport businesses:

a) After receiving a signage revocation decision, the transport business shall return the signage to the relevant Department of Transport.

b) The transport business shall not operate an automobile commercially during the suspension period of its auto transport business license or the automobile’s signage or after the revocation of the signage imposed by a competent authority.

13. Data extracted from the system for processing and use of data from automobile trackers of Directorate for Roads of Vietnam shall be used to detect violations only once.

14. Minister of Transport shall stipulate signage specimens and provide guidelines for implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION

Article 23. Ministry of Transport

1. Finalize management of auto transport operations according to regulations of this Decree.

2. Formulate and announce list of interprovincial fixed routes and list of rest stops on national routes; develop software for fixed route management; provide guidelines for organization, management and requirements of pick-up and drop-off points of fixed routes and model transport orders; and for inspection of fulfillment of conditions for automobiles and drivers and confirmation of such fulfillment in transport orders.

3. Organize application of information technology in management of auto transport business. Build technological infrastructure and stipulate connection and sharing of all vehicle tracking data, images, recordings and long-term records from car cameras, vehicle registration, training and assessment, and issuance and revocation of driving license between state agencies.

4. Promulgate national technical regulations on trackers for automobiles; buses; bus stations and road rest stops.

5. Provide regulations and guidelines for:

a) Software for management of auto transport business (including management of vehicles and drivers) and online public services;

b) Provision, management and use of information on transport contracts and transport orders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Affix information on commercial automobiles;

dd) Organize specialized training on transport and traffic safety for drivers and staff serving on automobiles;

e) Identification of identical points of departure and points of arrival for passenger automobile rental business and tourist transport business.

6. Direct competent authorities to:

a) Inspect and handle violations against the regulations on auto transport business and conditions for auto transport business stated in this Decree and other relevant regulations of laws;

b) Cooperate with competent authorities of regulatory bodies and local governments in providing and exchanging information on transport activities for specialized management purpose.

7. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment and relevant regulatory bodies in ensuring funding for establishment and maintenance of data processing systems to apply information technology in auto transport business management, including a system to process data from automobile trackers.

8. Stipulate the color of inspection signage of commercial automobiles.

9.12 Connect and share data on auto transport business management and data from automobile trackers with the Ministry of Public Security of Vietnam (Traffic Police Authority) and Ministry of Finance of Vietnam (General Department of Taxation, General Department of Vietnam Customs) to cooperate in management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Ministry of Public Security

1. Inspect and handle violations against the regulations on auto transport business and conditions for auto transport business stated in this Decree and other relevant regulations of laws.

2. Connect and share information on administrative penalties imposed upon auto transport businesses for the Ministry of Transport to cooperate in management.

Article 25. Ministry of Culture, Sports and Tourism

Cooperate with provincial People’s Committees to determine stops for tourist automobiles.

Article 26. Ministry of Science and Technology

1. Take charge in appraisal of national technical regulations according to regulations in the Law on Standards and Technical Regulations.

2. Take charge in taximeter inspection. Inspect and handle administrative violations committed by taximeter inspectors or users as prescribed by law.

3. Cooperate with the Ministry of Transport in formulating national standards and national technical regulations on automobile trackers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Ministry of Information and Communications

1. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in providing guidelines on management of radio frequencies, information infrastructure, and data service costs for automobile trackers and other communication devices used to manage and operate the auto transport business.

2. Cooperate with the Ministry of Transport in providing regulations and guidelines on software for auto transport business management and online public services.

3. Take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Public Security and Ministry of Transport in managing and providing guidelines for the providers of transport marketplace applications prescribed in Article 35 of this Decree.

Article 28. Ministry of Health

1. Provide regulations and guidelines on health requirements and health examination facilities for drivers.

2. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport in implementing regulations of laws on medical examination and treatment for workers of auto transport businesses.

3. Provide regulations and guidelines on first aid kits on commercial automobiles.

Article 29. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Cooperate with the Ministry of Transport in providing guidelines for regulations of laws on benefits offered to persons with disabilities, the elderly and policy beneficiaries using auto transport services.

Article 30. Ministry of Finance

1. Provide guidelines for software providers and auto transport businesses on provision of electronic information applicable to electronic contracts to ensure management and fulfillment of tax obligation.

2. Provide regulations and guidelines on connecting data on e-invoices and e-tickets for different types of auto transport business, and information sharing with the Ministry of Transport for cooperation in management.

3. Take charge and cooperate with the Ministry of Transport and relevant regulatory bodies in ensuring funding for maintenance of data processing systems to apply information technology in auto transport business management, including a system to process data from automobile trackers.

Article 31. Ministry of Industry and Trade

1. Provide regulations and guidelines on provision of e-commerce transport services.

2. Inspect and handle violations against regulations on provision of e-commerce transport services.

Article 32. Ministry of Planning and Investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 33. Provincial People’s Committees

1. Direct competent authorities in their provinces to manage auto transport activities in accordance with this Decree and other relevant regulations of laws.

2. Formulate vehicle development and management plans suitable to people’s travel demands and current state of road infrastructure in their provinces.

3. Provide for management of shuttle buses in their provinces.

4. Compile and announce lists of provincial fixed route networks; networks of bus routes running within and near their provinces; and pick-up and drop-off points in their provinces.

5. Manage operation of transit buses in their provinces; cooperate with People’s Committees of provinces where bus routes run through to finalize performance of the tasks prescribed in Clause 3 Article 5 of this Decree; finalize with the Ministry of Transport before operating new bus routes whose terminus are located in an airport.

6. Perform the following tasks based on the situation in their provinces:

a) Establish pick-up and drop-off points for taxis and buses according to regulations in Clause 5 Article 5 and Clause 6 Article 6 of this Decree;

b) Stipulate criteria for and organization and management of pick-up and drop-off points for rental automobiles and tourist automobiles located within the city limit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Establish and manage taxi parking slots in their provinces.

7. Direct Departments of Transport to announce the following information on their websites based on interprovincial and provincial fixed route networks: departing stations, arriving stations, routes; total number of services, departure time of each service operated, number of services not operated, interval between successive services; and capacity of bus stations in their provinces (hourly and daily capacities).

8. Direct installation of surveillance cameras at fixed locations and along certain roads to control passenger automobiles in their provinces based on each province’s situation.

9. Direct competent authorities to inspect and handle violations against regulations on auto transport business and conditions for auto transport business stated in this Decree and other relevant regulations of laws in their provinces.

Article 34. Auto transport businesses

1. Auto transport businesses shall comply with regulations on business and business conditions in the Law on Road Traffic and in this Decree.

2. Each auto transport business shall obtain a tax identification number from the tax authority of the locality where its headquarters or branch is located before its operation begins; and fulfill its tax obligations as regulated. Members of a cooperative shall fulfill their tax obligations when participating in an auto transport business.

3. Auto transport businesses shall:

a) Sign labor contracts, pay insurance, organize periodical health checkups and fulfill their obligations to their workers (including drivers and staff serving on their automobiles) as prescribed by occupational laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Organize specialized training on transport and traffic safety for drivers and staff serving on automobiles; provide their drivers with driver identity cards as regulated;

d) In case 02 or more transport businesses would like to cooperate to operate a transport business, a cooperation agreement must be drawn up, which must specify the unit in charge of the automobiles and drivers to transport passengers and/or goods, the unit deciding the transport costs and the unit in charge of the tasks in Points a, b and c herein.

4. Apply science and technology and use software to manage their automobiles and drivers, retain documents, e-tickets and e-invoices, post information on their automobiles, and receive and process client’s feedbacks in compliance with applicable law.

5. Transport businesses transporting passengers by automobiles with at least 09 seats (including driver) or transporting cargo by tractor trucks or tractor units shall equip their vehicles with cameras and comply with the following regulations:

a) Images shall be recorded and stored as prescribed in Clause 2 Article 13 and Clause 2 Article 14 of this Decree;

b) Images from cameras installed on automobiles must be transmitted between 12-20 times per hour (equivalent to 3-5 minutes per transmission) to transport businesses and competent authorities as regulated by the Ministry of Transport, and stored for at least 72 hours after the time of recording; image data must be provided promptly and accurately and shall not be modified or falsified before, during or after transmission;

c) Cameras shall be maintained to ensure continuous image recording and storage as regulated;

d) Accounts used to access servers shall be provided for the police force (Traffic Police Authority, Traffic Police Division, Road - Rail Traffic Police Division and Road Traffic Police Divisions of provinces and central-affiliated cities) and transport authorities (Ministry of Transport, Directorate for Roads of Vietnam and Departments of Transport) for state management, inspection and handling of violations as prescribed by law;

dd) Regulations on information safety for passenger’s data shall be implemented as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Transport businesses shall submit reports on their operations according to regulations.

8.13 From July 01, 2023, auto transport businesses which must install cameras according to regulations hereof must, upon starting transport business for the first time, install automobile trackers integrated with cameras for being issued signage. Automobile trackers integrated with cameras must fully meet regulations in this Decree.

Article 35. Providers of transport marketplace applications

1. Entities solely providing transport marketplace applications (without coordinating automobiles or drivers or deciding transport costs) must abide by regulations of laws on electronic transactions, other relevant regulations of laws and the following requirements:

a) Accept and forward transport requests from clients to transport businesses using their transport marketplace applications;

b) Act as the intermediary to confirm the contents agreed upon by a transport business and its client, ensuring that these contents are consistent with the announced transport costs or value of the concluded contract; transport marketplace applications for taxi businesses must comply with regulations in Point c Clause 3 Article 6 of this Decree; transport marketplace applications for passenger automobile rental businesses or tourist transport businesses must comply with regulations stated in Point a Clause 2 Article 16 herein;

c) Record and send client’s reviews on driver’s service to transport businesses for them to improve their operation;

d) Ensure safety and confidentiality of data on passengers, transport businesses and drivers as per the law;

d) Provide transport marketplace applications only for the licensed auto transport businesses and automobiles issued with automobile signage that comply with regulations on transport business and transport business conditions of each type of transport. These applications shall not be provided for passenger car rental business and tourist transport business where it will be used to confirm bookings, sell tickets or charge passengers individually in any shape or form; and the applications shall be provided for transport businesses to conclude electronic contracts according to regulations in Clause 2 and Clause 3 Article 7 and Clause 2 and Clause 3 Article 8 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Provide lists of transport businesses using their software and automobiles and drivers thereof or accounts used to access the transport marketplace application for competent authorities upon request;

h) Provide the software’s interface and the tools that are used to coordinate automobiles and drivers and to negotiate and decide transport costs with clients and renters for transport businesses;

i) Drivers shall have to press only one button to accept a ride via transport marketplace applications while driving and shall take multiple steps to accept a ride while their cars are parked;

k) Publish client’s complaint settlement procedures and possess a complaint storing system.

2. In case the provider of a transport marketplace application participates in at least one main transport activity (coordinating automobiles or drivers or deciding transport costs) to transport passengers and/or goods on the road for profit, it must comply with the regulations on auto transport business and conditions for auto transport business stated in this Decree, regulations of laws on electronic transactions and other relevant laws and satisfy the requirements prescribed in Points c, d, e, i and k Clause 1 of this Article.

CHAPTER VII

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 36. Effect14

1. This Decree takes effect from April 01, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Transport businesses granted the business license prior to the effective date of this Decree may continue to use such license until its expiration or reissuance.

3. Foreign-invested enterprises issued with a business license (enterprise registration certificate) or investment certificate one business line stated in which is road transport business prior to the effective date of Vietnam's WTO Commitments may continue to operate their transport businesses.

4. Signage issued to automobiles for internal use according to the Decree No. 86/2014/ND-CP is annulled from the date on which this Decree comes into force.

5. Auto transport business licenses and signage issued to trucking businesses and trucks without direct payment according to the Decree No. 86/2014/ND-CP are annulled from the effective date of this Decree; and these businesses and trucks are not required to obtain the auto transport business license or signage from the effective date of this Decree.

6. Transitional regulations on issuance and use of signage of commercial automobiles

a) Automobiles running on fixed routes, buses, taxis, trucks, tractor trucks, tractor units, rental automobiles having at least 09 seats (including the driver) and tourist automobiles having at least 09 seats (including the driver) whose signage is issued before the effective date of this Decree may continue to use such signage until its expiration or reissuance;

b) For rental automobiles having fewer than 09 seats (including the driver) and tourist automobiles having fewer than 09 seats (including the driver) issued with the signage according to the Decree No. 86/2014/ND-CP, their signage must be reissued according to regulations in this Decree and affixed on their bodies before July 01, 2021.

For an automobile with fewer than 09 seats (including the driver) issued with the rental automobile signage before the effective date of this Decree and using the ride hailing software prescribed in Clause 3 Article 6 of this Decree, if it wants to operate as a taxi, it must apply for the taxi signage as regulated.

7. Before December 31, 2021, the transport coordinators who are mentioned in Clause 4 Article 13 of the Government’s Decree No. 86/2014/ND-CP and employed by transport businesses granted the business license prior to the effective date of this Decree must satisfy the requirement in Point d Clause 1 Article 67 of the 2008 Law on Road Traffic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Passenger automobiles issued with automobile signage according to the Decree No. 86/2014/ND-CP must equip safety belts for all seats and beds before December 31, 2021, excluding provincial buses.

Article 37. Implementating responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant enterprises and individuals shall implement this Decree./.

 

 

CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Dinh Tho

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT ngày 22/07/2022 hợp nhất Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.685

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.219.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!