|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
06/1999/TTLT-BTC-TCHQ
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư liên tịch
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Văn Cầm, Phạm Văn Trọng
|
Ngày ban hành:
|
15/01/1999
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06/1999/TTLT-BTC-TCHQ
|
Hà
Nội , ngày 15 tháng 1 năm 1998
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ
06/1999/TTLT-BTC-TCHQ NGÀY 15 THÁNG 1 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NỢ ĐỌNG, TRUY
THU VÀ PHẠT CHẬM NỘP THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT CỦA
HÀNG NHẬP KHẨU
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại các công văn số 1150/CP-KTTH ngày 28/9/1998, số 6430/KTTH ngày
15/12/1997 của Chính phủ về việc xử lý truy thu thuế xuất nhập khẩu và xử lý nợ
đọng thuế xuất nhập khẩu; Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể
như sau:
I - XỬ LÝ
TRUY THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU:
Các khoản tiền
thuế, tiền phạt phải truy thu đã phát hiện của các tờ khai hàng xuất nhập khẩu
đăng ký với cơ quan Hải quan trước 15/10/1998 được xử lý như sau:
1- Đối với các trường hợp do sai
phạm của doanh nghiệp (kể cả các trường hợp đã được cơ quan Hải quan kiểm hoá
hàng xuất nhập khẩu, tính thuế, thu thuế, doanh nghiệp đã bán hết hàng, đã quyết
toán lãi, lỗ...), thì cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập
khẩu phải truy thu đủ số tiền thuế và phạt theo quy định hiện hành của Pháp luật.
Cụ thể như sau:
- Có hành vi khai báo gian lận về
giá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai sai tên mặt hàng thực tế
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai sai số lượng, chủng loại,
phẩm cấp, xuất xứ...của hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Không cung cấp đầy đủ hồ sơ có
liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm cơ sở cho cơ quan Hải quan kiểm
hoá hoặc tính thuế.
- Các sai phạm khác của doanh
nghiệp dẫn đến bị truy thu thuế.
2- Đối với các
trường hợp do nguyên nhân khách quan, không phải do lỗi của doanh nghiệp như:
Chế độ quy định chưa rõ ràng, không đầy đủ; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc
do lỗi của cán bộ, nhân viên cơ quan Hải quan... thì được xử lý như sau:
- Tổng cục Hải quan chỉ đạo cục
Hải quan các địa phương kiểm tra từng trường hợp cụ thể, phân tích rõ nguyên
nhân phải truy thu và tổng hợp toàn bộ hồ sơ có liên quan báo cáo gửi Tổng cục
Hải quan.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra và
báo cáo của Cục Hải quan các địa phương, Tổng cục Hải quan tổng hợp, có ý kiến
đề nghị Bộ Tài chính xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể.
Cán bộ, nhân viên Hải quan có vi
phạm làm thất thu cho Ngân sách nhà nước thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm
theo quy định của Pháp luật
II- XỬ LÝ NỢ
ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Các khoản nợ thuế xuất nhập khẩu
của các tờ khai đăng ký và thông báo thuế của cơ quan Hải quan trước ngày
15/10/1998 được xử lý như sau:
1. Đối với các doanh nghiệp đang
hoạt động nhưng còn nợ thuế xuất nhập khẩu thì cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp
có nợ thuế yêu cầu doanh nghiệp đến làm thủ tục đối chiếu, xác nhận số nợ thuế
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp giải thể sáp nhập vào
doanh nghiệp khác; doanh nghiệp được tách thành nhiều doanh nghiệp mới thì cơ
quan tiếp nhận doanh nghiệp sáp nhập hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của doanh
nghiệp được chia tách phải làm thủ tục đối chiếu, xác nhận số thuế xuất nhập khẩu
với cơ quan Hải quan. Đối với các trường hợp doanh nghiệp được tách ra thành
nhiều doanh nghiệp mới, thì trong bản đối chiếu phải ghi rõ tên các doanh nghiệp
sau khi chia tách chịu trách nhiệm nộp số nợ cũ và mức nộp cụ thể theo từng tờ
khai hàng xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp). Trên cơ sở bản đối chiếu, xác
nhận nợ, cơ quan Hải quan đôn đốc doanh nghiệp nộp số nợ thuế vào ngân sách nhà
nước theo chế độ quy định.
Đối với các doanh nghiệp có nợ
thuế nhưng do những nguyên nhân khách quan đã được Chính phủ, Bộ Tài chính cho
phép giãn nợ hoặc khoanh nợ, đã hết thời hạn được giãn nợ, khoanh nợ thì doanh
nghiệp cũng phải đối chiếu số còn thiếu , còn nợ và nộp vào ngân sách nhà nước
theo đúng chế độ quy định.
Mọi trường hợp không nộp thuế
theo đúng chế độ quy định đều bị cưỡng chế thi hành theo quy định hiện hành của
pháp luật.
2. Đối với các doanh nghiệp đã
giải thể, phá sản không còn hoạt động thì cơ quan cấp trên, cơ quan ra quyết định
giải thể doanh nghiệp chỉ đạo Ban thanh lý giải thể doanh nghiệp hoặc Tổ thanh
toán tài sản (đối với doanh nghiệp phá sản) thực hiện việc thanh toán các khoản
công nợ của doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo đúng thứ tự ưu tiên quy định
tại Điều 39 Luật phá sản Doanh nghiệp ngày 30/12/1993 và điểm 6, mục III Thông
tư số 25 TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục,
nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp giá trị tài sản còn lại
của doanh nghiệp không đủ trả nợ thuế xuất nhập khẩu thì Cục Hải quan địa
phương kết hợp với Ban thanh lý giải thể doanh nghiệp, Cục Quản lý vốn và Tài sản
Nhà nước tại doanh nghiệp, kiểm tra và có văn bản (kèm theo hồ sơ) gửi Tổng cục
Hải quan trước ngày 31/3/1999 để Tổng cục Hải quan có ý kiến đề nghị Bộ Tài
chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt
động, nhưng có khoản nợ thuế xuất nhập khẩu không có khả năng thu hồi do nguyên
nhân bất khả kháng thì Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với các doanh nghiệp địa
phương) hoặc Bộ chủ quản (đối với các doanh nghiệp trung ương) kiểm tra cụ thể
đối với từng trường hợp, có văn bản (kèm hồ sơ) gửi Tổng cục Hải quan trước
ngày 31/3/1999 để Tổng cục Hải quan có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
3. Đối với những doanh nghiệp
còn nợ thuế của các lô hàng nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh
nghiệp khác được xử lý như sau:
3.1 Trường hợp doanh nghiệp còn
nợ thuế của các lô hàng nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp khác sẽ được
cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp còn nợ thuế làm thủ tục chuyển số nợ thuế
sang doanh nghiệp có hàng đưa uỷ thác xuất nhập khẩu để theo dõi đôn đốc thu nợ
thuế, với điều kiện có Biên bản xác nhận nợ thuế giữa hai doanh nghiệp theo từng
tờ khai hàng xuất nhập khẩu uỷ thác và doanh nghiệp có hàng đưa uỷ thác xuất nhập
khẩu phải là doanh nghiệp được phép hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp.
Doanh nghiệp có hàng đưa uỷ thác
xuất nhập khẩu cũng phải thực hiện nộp thuế và sẽ bị cưỡng chế nếu vi phạm,
theo quy định tại mục 1, phần II Thông tư này.
3.2 Trường hợp doanh nghiệp còn
nợ thuế của các lô hàng nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp khác, mà
doanh nghiệp đưa uỷ thác xuất nhập khẩu đã bị giải thể, phá sản và giá trị tài
sản còn lại của doanh nghiệp đưa uỷ thác không đủ để trả nợ thuế cho các lô
hàng uỷ thác xuất nhập khẩu thì được xử lý theo quy định tại mục 2, phần II
Thông tư này.
4. Đối với số nợ thuế của các lô
hàng tạm nhập, tái xuất; nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu
đã thực tái xuất hàng ngoài thời hạn nộp thuế cho phép thì cơ quan Hải quan xử
lý xoá nợ thuế tương ứng với số lượng hàng hoá đã tái xuất. Thủ tục để xem xét
xoá nợ thuế thực hiện theo quy định về thủ tục không thu thuế đối với hàng tạm
nhập tái xuất, hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã thực tái xuất trong
thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
III- XỬ LÝ PHẠT
CHẬM NỘP THUẾ
Đến hết ngày 15/10/1998 nếu
doanh nghiệp đã nộp xong tiền thuế nợ đọng quá hạn cho từng tờ khai hàng hoá xuất
nhập khẩu thì doanh nghiệp được miễn phạt chậm nộp tương ứng với số tiền thuế
đã nộp cho từng tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu đó.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo, hướng
dẫn Cục Hải quan các địa phương giải quyết thủ tục miễn phạt theo quy định trên
và tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
IV- CÁC QUY ĐỊNH
KHÁC
1. Cục Hải
quan địa phương vẫn tiến hành làm thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp thuộc
diện bị cưỡng chế trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra
nước ngoài
- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công cho nước ngoài theo hợp đồng
đã ký (Trừ trường hợp đã xuất khẩu hết sản phẩm theo hợp đồng, hết thời hạn
thanh lý hợp đồng và cơ quan Hải quan đã đôn đốc nhưng doanh nghiệp không đến
làm thủ tục thanh khoản thuế); kinh doanh hàng tạm nhập - tái xuất; chuyển khẩu.
- Doanh nghiệp nợ đọng thuế (kể
cả số nợ thuế phải truy thu) đã đăng ký kế hoạch nộp hết số nợ thuế (thời hạn nộp
hết thuế nợ đọng trước ngày 31/12/1998. Đối với doanh nghiệp có số nợ thuế lớn
trên 2 tỷ đồng thì thời hạn tối đa không quá ngày 30/6/1999) theo từng tháng với
cơ quan Hải quan, nơi doanh nghiệp còn nợ thuế và thực hiện đúng kế hoạch trả nợ
thuế đã đăng ký.
2. Trong quá trình thực hiện xử
lý truy thu thuế xuất nhập khẩu và nợ đọng thuế xuất nhập khẩu , nếu phát hiện
doanh nghiệp nào cố tình chây ỳ, hoặc có hành động gây cản trở đối với lực lượng
làm nhiệm vụ nhằm mục đích chiếm dụng tiền thuế của Ngân sách nhà nước thì Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố lập hồ sơ báo cáo về Tổng cục Hải quan để Tổng cục
Hải quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuỳ theo mức độ vi phạm của các doanh
nghiệp này mà đề nghị phải bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
3. Việc xử lý nợ đọng, truy thu
và phạt chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu cũng được thực
hiện theo các quy định tại Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trái với tinh thần Thông tư này đều bãi bỏ.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải
quan các địa phương thực hiện thống nhất nội dung quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện có gì
vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ảnh về Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để
nghiên cứu xử lý kịp thời.
Nguyễn
Văn Cầm
(Đã
ký)
|
Phạm
Văn Trọng
(Đã
ký)
|
Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ hướng dẫn xử lý nợ đọng, truy thu và phạt chậm nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan ban hành
THE MINISTRY OF
FINANCE -
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
06/1999/TTLT/BTC-TCHQ
|
Hanoi, January
15, 1999
|
JOINT CIRCULAR GUIDING THE DEBT SETTLEMENT,
COLLECTION OF ARREARS OF EXPORT TAX, IMPORT TAX AND SPECIAL CONSUMPTION TAX ON
IMPORT GOODS AND OF FINES ON LATE PAYMENT THEREOF Following the Prime Ministers direction in
official dispatches No.1150/CP-KTTH of September 28, 1998 and No. 6430/KTTH of
February 15, 1997 of the Government on the collection of import and export tax
arrears and settlement of import and export tax debts; the Ministry of Finance
and the General Department of Customs hereby jointly provide the following
guidance: I. COLLECTION OF IMPORT AND EXPORT TAX
ARREARS: Tax arrears and/or fines which must be collected
after having been found out in import-export declarations already registered
with the customs agencies before October 15, 1998 shall be dealt with as
follows: 1. For cases of violations by enterprises (even
where the customs agencies have inspected import-export goods, calculated and
collected taxes; and the enterprises have sold out goods and made final
settlement of profits and losses...), the customs agencies of the localities
where the enterprises fill import-export procedures shall have to fully collect
tax arrears and fines according to the current provisions of law. Acts of
violations include: - Falsely declaring the import and/or export tax
calculation prices. - Falsely declaring the names of actually
imported or exported goods. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Failing to fully supply dossiers related to
import-export goods lots which shall serve as basis for the customs agencies to
inspect the goods or calculate taxes; - Other violations by enterprises, that lead to
the collection of tax arrears. 2. For cases of violations due to objective
causes, not at the enterprises faults, such as the ambiguity and inadequacy of
regulations; the absence of guiding documents or due to the faults of customs
officers/personnel..., they shall be handled as follows: - The General Department of Customs shall direct
the provincial/municipal Customs Departments to inspect case by case, clearly
justifying the reasons for retrospective collection and make a sum-up report on
all relevant dossiers then submit it to the General Department of Customs. - Basing itself on the inspection results and
reports of the provincial/municipal Customs Departments, the General Department
of Customs shall make a sum-up report and send it to the Ministry of Finance,
requesting the latter to consider and handle case by case. Customs officers and personnel who commit acts
of violation thus causing losses to the State budget shall, depending on the
seriousness of their violations, be sanctioned according to the provisions of
law. II. SETTLEMENT OF IMPORT-EXPORT TAX DEBTS: Import-export tax debts reflected on the
registration declaration forms and customs tax notices before October 15, 1998
shall be handled as follows: 1. For operating enterprises which still owe
import-export tax debt, the customs agencies of the localities where the
debtors-enterprises are located shall request them to come and fill procedures
for comparison and certification of their import-export tax debt amounts (as
for dissolved or merged enterprises and/or split enterprises, the agencies
accepting the merged enterprises or the immediate higher-level agencies of the
split enterprises shall have to fill procedures for the comparison and
certification of the payable import-export tax amounts with the customs
agencies. For cases where an enterprise is split into a number of new ones, the
document of comparison must state clearly the names of the after-split
enterprises, which shall have to pay the old debts and the concrete payable
amounts, according to each specific import-export declaration of each
enterprise. Basing themselves on the documents of comparison and debt certification,
the customs agencies shall urge the concerned enterprises to pay tax debts to
the State budget as prescribed. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. All cases of failing to pay taxes according to
the regulations shall be subject to coercive measures as currently prescribed
by law. 2. For the already dissolved or bankrupt
enterprises which have stopped their operations, their superior agencies and/or
the agencies issuing decisions on the dissolution of such enterprises shall
direct the liquidation boards for the dissolution of enterprises or the
property liquidation groups (for the bankrupt enterprises) to settle the
dissolved or bankrupt enterprises debts in strict compliance with the order of
priority stipulated in Article 39 of the Law on Bankruptcy of Enterprises dated
December 30, 1993 and Point 6, Item III, Circular No. 25-TC/TCDN of May 15,
1997 of the Ministry of Finance guiding the order, procedures and principles
for financial settlement when State enterprises are dissolved. If the value of the remaining properties of
enterprises is not enough for the payment of import-export tax debts, the
provincial/municipal Customs Departments shall coordinate with the liquidation
boards for the dissolution of enterprises and the Departments for the
Management of the States Capital and Property at Enterprises in conducting
inspection and sending reports thereon (attached with dossiers) to the General
Department of Customs before March 31, 1999 so that the latter may propose the
Ministry of Finance to further report to the Prime Minister. For operating enterprises which owe
irrecoverable import-export tax debts due to force majeure causes, the
provincial Peoples Committees (for locally-run enterprises) or the parent
ministries (for centrally-run enterprises) shall inspect case by case and send
reports thereon (enclosed with dossiers) to the General Department of Customs
before March 31, 1999 so that the latter may propose the Ministry of Finance to
further report to the Prime Minister. 3. Enterprises owing debts related to taxes on
the lots of goods consigned for import and/or export by other enterprises shall
be dealt with as follows: 3.1. Where an enterprise owes debts related to
taxes on the lots of import or export goods consigned by another enterprise,
the customs agency at the locality where the debtor- enterprise is situated
shall fill procedures for the transfer of the tax-related debts to the
enterprise that has consigned goods for import and/or export so as to monitor
and urge the collection of outstanding debt, provided that theres a written
certification of tax debts between the two enterprises according to each
specific declaration of consigned import-export goods and the enterprise with
goods consigned for import and/or export must be the one permitted to engage in
direct import and/or export activities. The enterprise having goods consigned for import
and/or export shall also have to pay taxes and be subject to coercive measures
if committing violation(s), as stipulated in Item 1, Part II of this Circular. 3.2. In cases where an enterprise is owing debts
related to taxes on the lots of goods consigned by another enterprise for
import and/or export, but the consigning enterprise has been dissolved or
bankrupt and the value of its remaining properties cannot cover the tax debt
payment for the lots of consigned import-export goods, the settlement shall
comply with the provisions of Item 2, Part II of this Circular. 4. For debts related to taxes on the lots of
goods temporarily imported for re-export; the import of raw materials and
materials for the production of export goods, which have actually been exported
after the prescribed tax payment time-limit, the customs agencies shall write
off the tax debts corresponding to the amount of goods already exported. The
procedures for consideration of debt clearance shall comply with the procedures
on the non-collection of taxes on goods temporarily imported for re-export,
goods imported for the production of export commodities which have actually
been re-exported within the import tax- payment time-limit. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. By the end of October 15, 1998, if enterprises
have fully paid tax arrears for each import-export declaration, such
enterprises shall not have to pay fines on the late payment of taxes,
corresponding to the tax amount already paid for each specific import-export
declaration. The General Department of Customs shall guide
and direct the provincial/municipal Customs Departments to fill procedures for
the above-said fine exemption, make a sum-up report thereon and submit it to
the General Department of Customs and the Ministry of Finance. IV. OTHER PROVISIONS: 1. The provincial/municipal Customs Departments
shall still proceed with customs procedures for enterprises which are subject
to coercive measures in the following cases: - The enterprises export goods to foreign
countries. - The enterprises import raw materials and/or
materials for the production of export goods or goods processing under
contracts signed with foreign parties (except for cases where they have
exported all contracted products or the contract-liquidation duration has
expired and where despite the customs agencies request, the concerned
enterprises still fail to fill the tax settlement procedures); and the
enterprises trading in goods temporarily imported for re-export; or transport
across borders. - The enterprises owing tax debts (including the
to be- collected tax arrears) have registered the plan on the full payment of
tax debts (before December 12, 1998. For enterprises with the tax debt amount
reaching more than 2 billion VN dong, the maximum time-limit must not go beyond
June 30, 1999) on the monthly basis with the customs agencies of the localities
where the debtors- enterprises are situated and strictly abide by the already
registered debt payment plan. 2. In the course of collecting import-export tax
arrears and settlement of import-export tax debts, if any enterprise is
detected as having deliberately delayed the tax payment or committed acts of
obstructing forces on duty for the purpose of appropriating tax money of the
State budget, the provincial/municipal Customs Departments shall compile
dossiers, make reports and send them to the General Department of Customs so
that the latter may further report to the Prime Minister. Depending on the
seriousness of violations of the concerned enterprises, the General Department
of Customs shall propose that such enterprises be subject to administrative
sanctions or examination for penal liability. 3. The debt settlement, the collection of
arrears of the special consumption tax on import goods as well as the fine on
the late payment thereof shall also comply with the provisions of this
Circular. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The General Department of Customs shall direct
the provincial/municipal Customs Departments to uniformly implement the
provisions in this Circular. In the course of implementation, if any problems
arises, the concerned units should quickly report them to the Ministry of
Finance and the General Department of Customs for study and timely handling. THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER
Pham Van Trong THE GENERAL DEPARTMENT
OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR
Nguyen Van Cam
Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ ngày 15/01/1999 hướng dẫn xử lý nợ đọng, truy thu và phạt chậm nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu do Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan ban hành
7.034
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|