BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/1999/TTLT-BGTVT-TCHQ
|
Hà
Nội , ngày 08 tháng 6 năm 1999
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI, TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ
02/1999/TTLT-BGTVT-TCHQ NGÀY 08 THÁNG 06 NĂM 1999 QUY ĐỊNH CÔNG TÁC PHỐI HỢP KIỂM
TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU, HÀNH LÝ CỦA HÀNH KHÁCH XUẤT NHẬP
CẢNH BẰNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ
Căn cứ Hiệp định liên vận
hành khách (SMPS), Hiệp định liên vận hàng hoá đường sắt quốc tế (SMGS), quy tắc
làm việc của SMPS và SMGS;
Căn cứ Hiệp định đường sắt biên giới và Nghị định thư đường sắt biên giới Việt
- Trung đã được ký kết giữa Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Bộ đường sắt nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 8 - 8 -
1998;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20-2-1990;
Căn cứ Điều 27 - Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27 - 3 - 1999 của Chính phủ
quy định thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành đối với các hoạt động xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh tại các ga đường sắt liên vận quốc tế và trên các đoàn tàu
chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu và hành khách xuất nhập cảnh, đồng thời
thông qua việc thực hiện chức năng của mỗi Ngành để có biện pháp đấu tranh chống
buôn lậu, chống gian lận thương mại có hiệu quả, Bộ Giao thông vận tải và Tổng
Cục Hải quan quy định công tác phối hợp giữa hai ngành trong việc kiểm tra, kiểm
soát, giám sát hàng hoá, hành lý xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập
cảnh.
I/ NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1/ Tàu liên vận quốc tế chở hành
khách xuất nhập cảnh, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất
cảnh, nhập cảnh phải dừng, đỗ tại ga liên vận đường sắt quốc tế để làm thủ tục
hải quan và thực hiện các quy định của Cơ quan đường sắt liên vận quốc tế.
2/ Cơ quan đường sắt liên vận quốc
tế trong phạm vi, chức năng và thẩm quyền của mình thực hiện việc vận chuyển, bảo
quản hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh theo các quy định
của Hiệp định, Nghị định thư đường sắt liên vận quốc tế, các văn bản có liên
quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
3/ Cơ quan Hải quan tại các ga
liên vận quốc tế là những đơn vị Hải quan cửa khẩu hoạt động theo Quy chế, Quy
trình nghiệp vụ Hải quan đường sắt liên vận quốc tế do Tổng Cục trưởng Tổng Cục
Hải quan ban hành.
4/ Ga liên vận đường sắt quốc tế
bao gồm: Ga liên vận đường sắt quốc tế ở biên giới và Ga liên vận đường sắt quốc
tế ở nội địa do Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập và công bố với các
nước thành viên của Tổ chức đường sắt quốc tế (OSZD). Các ga liên vận đường sắt
quốc tế làm nhiệm vụ giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu,
hành lý, bao gửi của hành khách xuất nhập cảnh. Cơ quan Hải quan đường sắt liên
vận quốc tế tại các ga liên vận này làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận
tải, hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý, bao gửi của hành khách (bao gồm cả Trưởng
tàu, tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu xuất nhập cảnh).
5/ Liên Hiệp đường sắt Việt nam
chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải trong việc chỉ đạo các đơn vị đường
sắt phụ trách công tác liên vận đường sắt quốc tế. Các ga liên vận quốc tế thực
hiện các công việc có liên quan đến giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ, bảo vệ, bảo
quản các loại hàng hoá, hành lý, bao gửi xuất nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục
hải quan lưu giữ tại các ga liên vận quốc tế và trong quá trình vận chuyển, đồng
thời phối hợp với Cơ quan Hải quan đường sắt liên vận quốc tế nhằm thực hiện
đúng các quy định tại Thông tư này.
6/ Ngoài niêm phong của Cơ quan
đường sắt, cơ quan Hải quan sử dụng niêm phong Hải quan để niêm phong các toa
xe, kho hàng, bao kiện hàng hoá, vật phẩm, phương tiện chuyên chở hàng hoá xuất
nhập khẩu. Trường hợp thật đặc biệt hàng hoá không thể niêm phong được hoặc xét
thấy cần phải áp tải thì Cơ quan Hải quan cử cán bộ áp tải đi cùng phương tiện
vận tải, nhằm đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hoá, vật phẩm trong quá trình
vận chuyển.
7/ Trường hợp hàng hoá nhập khẩu
trong lược khai/vận đơn/phiếu giao tiếp ghi rõ nơi giao hàng (Ga dỡ hàng) là ga
liên vận đường sắt quốc tế ở nội địa thì Cơ quan Hải quan ga đường sắt liên vận
quốc tế ở biên giới có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ trưởng tàu nộp với
số lượng toa xe, số hiệu từng toa, niêm phong của cơ quan vận tải, nếu không có
gì vi phạm thì Hải quan niêm phong từng toa xe hàng, xác nhận, đóng dấu trên lược
khai/vận đơn/phiếu giao tiếp và bàn giao bộ hồ sơ hàng hoá cho cơ quan đường sắt
chịu trách nhiệm chuyển về ga đường sắt liên vận quốc tế ở nội địa. Ngay sau
khi tàu vào ga, Hải quan ga dỡ hàng phải tiếp nhận bộ hồ sơ để kiểm tra đối chiếu
với niêm phong, số lượng toa xe, số hiệu toa xe và tiến hành các thủ tục theo
quy định.
II- TRÁCH NHIỆM
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ TỔNG CỤC HẢI QUAN
1/ Bộ Giao thông vận tải giao
trách nhiệm cho Liên hiệp đường sắt Việt Nam.
1.1- Chỉ đạo các ga đường sắt
liên vận quốc tế thông báo cho Hải quan đường sắt chậm nhất là 2 giờ trước khi đoàn
tàu ra, vào ga về thời gian tàu đi, đến và dừng tại các ga liên vận để Hải quan
chủ động giải quyết các thủ tục theo quy định đối với đoàn tàu xuất nhập cảnh,
hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh.
1.2- Hướng dẫn Trưởng tàu, Tổ
lái và các nhân viên làm việc trên đoàn tàu liên vận, chấp hành khai báo hải
quan, kiểm tra hải quan, nộp hoặc xuất trình các giấy tờ về đoàn tàu, về hàng
hoá, về hành lý, bưu phẩm, bưu kiện chuyên chở trên tàu theo quy định của Pháp
luật.
1.3- Chỉ đạo các ga đường sắt
liên vận quốc tế thông báo kịp thời cho Hải quan đường sắt biết mọi thay đổi có
liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của hành khách để Hải quan chủ động
có biện pháp giải quyết thích ứng; cụ thể như sau:
- Việc thêm bớt thay, đổi các
toa xe từ đoàn tàu này sang đoàn tàu khác cùng khổ đường.
- Việc thêm bớt thay, đổi các
toa xe từ đoàn tàu này sang đoàn tàu khác có khổ đường khác.
- Việc thêm bớt thay đổi hàng
hoá trong các toa xe.
- Trường hợp hàng hoá xuất nhập
khẩu có sự sai lệch giữa hàng hoá thực tế chuyên chở so với vận đơn/lược
khai/phiếu chuyển tiếp.
- Những lô hàng người gửi hàng
yêu cầu người nhận phải gửi trả các dụng cụ chuyên chở hoặc bao bì rỗng.
- Những thay đổi khác về hàng
hoá, về phương tiện vận tải xảy ra trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trong
kho, bãi, xuất kho, nhập kho.
1.4- Mọi trường hợp vi phạm về
thời gian làm thủ tục, không chấp hành đúng các quy định của Hải quan, không xuất
trình giấy tờ, hành lý để làm thủ tục hải quan; làm chậm trễ giờ tàu chạy; tự động
sang toa, cắt toa, dừng tàu, xếp dỡ hàng hoá mà không thông báo trước hoặc
không được sự chấp thuận của cơ quan Hải quan, gây thiệt hại về kinh tế, mất
mát hàng hoá... thì đối tượng vi phạm chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
1.5- Tạo điều kiện quy hoạch, bố
trí phòng làm việc tại các Ga liên vận quốc tế đảm bảo độc lập, thuận tiện để
Cơ quan Hải quan hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.6- Tạo điều kiện cho Hải quan
liên vận đường sắt quốc tế thông báo quy định tại nhà ga để hướng dẫn hành
khách, chủ hàng chấp hành các quy định của Ngành Hải quan có liên quan trong việc
làm thủ tục vận chuyển, giao nhận, lưu giữ, bảo quản hàng hoá, hành lý, bưu phẩm,
bưu kiện xuất nhập khẩu.
2/ Tổng Cục Hải quan giao trách
nhiệm cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
2.1- Chỉ đạo Hải quan các ga đường
sắt liên vận quốc tế phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thuộc Ngành đường sắt
để thực hiện nghiêm túc các quy định về thủ tục hải quan đối với đoàn tàu, hàng
hoá xuất nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh.
2.2- Bố trí đủ biên chế cho các
đơn vị Hải quan tại các ga đường sắt liên vận quốc tế nhằm đảm bảo thời gian
làm việc theo quy định của ngành đường sắt.
2.3- Chỉ đạo Hải quan đường sắt
liên vận quốc tế luôn luôn chủ động phối hợp với Ngành đường sắt và các lực lượng
liên quan để phát hiện kịp thời, ngăn chặn những hành vi gian lận thương mại,
buôn lậu, trốn thuế để xử lý theo pháp luật.
2.4- Chỉ đạo Hải quan đường sắt
liên vận quốc tế phối hợp với Ngành đường sắt bảo đảm việc làm thủ tục hải quan
và xếp hàng hoá xuất khẩu lên tàu trước khi tàu khởi hành chậm nhất 2 giờ.
2.5- Thông báo các quy trình thủ
tục hải quan, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn và tiêu chuẩn chế độ, chính sách của
nhà nước có liên quan tại nhà ga để chủ hàng, hành khách thực hiện và giám sát
việc thực hiện của Hải quan:
- Đối với hàng nhập khẩu thời hạn
làm thủ tục hải quan kiểm tra là 30 ngày kể từ ngày hàng hoá về đến ga liên vận
quốc tế.
- Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
phải hoàn thành thủ tục hải quan xong trước khi phương tiện xuất cảnh là 1 giờ.
Đối với hàng xuất khẩu bằng đường
sắt sau khi làm xong thủ tục đăng ký tờ khai Hải quan tại ga liên vận quốc tế,
nếu Chủ hàng có yêu cầu thì cán bộ Hải quan sẽ đến tận các nhà máy, xí nghiệp để
kiểm tra và niêm phong hải quan theo quy định.
- Đối với hành khách xuất cảnh
khai báo, nộp hồ sơ liên quan đến hành lý tại Hải quan đường sắt ga liên vận quốc
tế biên giới, hoàn thành thủ tục trước khi tàu khởi hành 02 giờ.
- Đối với khách nhập cảnh phải
làm thủ tục hải quan đối với hành lý tại Hải quan đường sắt ga liên vận biên giới
ngay khi tàu đến ga và phải hoàn thành thủ tục trước khi tàu khởi hành.
III- MỐI QUAN
HỆ PHỐI HỢP CỦA CƠ QUAN ĐƯỜNG SẮ VÀ CƠ QUAN HẢI QUAN ĐƯỜNG SẮT LIÊN VẬN QUỐC TẾ
1/ Cán bộ nhân viên hai Cơ quan
có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình; Cơ quan đường
sắt liên vận quốc tế phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho Cơ quan Hải quan đường
sắt liên vận quốc tế kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những
hành vi vi phạm Pháp luật hải quan, các vụ buôn lậu, gian lận thương mại trên
các đoàn tàu liên vận quốc tế và tại các ga liện vận quốc tế.
2/ Trường hợp có những vướng mắc
hoặc công việc đột xuất mà với thẩm quyền hai cơ quan hoặc của mỗi bên không giải
quyết được thì báo cáo và đề xuất kịp thời lên cấp trên của mỗi bên xin chỉ đạo;
trường hợp nếu xét thấy chỉ cần hai bên tổ chức họp đột xuất để thống nhất cách
giải quyết thì tổ chức họp kịp thời, sau cuộc họp phải báo cáo kết quả lên cấp
trên cuả Ngành mình.
3/ Định kỳ 6 tháng một lần, cơ
quan đường sắt liên vận quốc tế chủ trì cuộc họp cùng Cơ quan Hải quan đường sắt
liên vận quốc tế và các ngành liên quan tại ga họp để rút kinh nghiệm về quan hệ
công tác và thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa hai cơ quan.
4/ Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải
(Liên hiệp đường sắt Việt nam) tổ chức họp với Tổng cục Hải quan để tổng kết,
đánh giá, rút kinh nghiệm và bàn bạc các biện pháp phối hợp công tác giữa hai
Ngành.
VI- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1/ Liên hiệp đường sắt Việt nam,
Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có ga đường sắt liên vận
quốc tế có trách nhiệm thông báo hướng dẫn cho Trưởng tàu, tổ lái, các nhân
viên phục vụ trên đoàn tàu và các đơn vị thuộc các ga liện vận, chủ hàng và
hành khách xuất nhập cảnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại
Thông tư này.
2/ Quá trình thực hiện, tổng hợp,
báo cáo đầy đủ những vướng mắc, phát sinh và những ý kiến đề xuất, kiến nghị gửi
về Bộ Giao thông vận tải ( Liên hiệp đường sắt Việt nam) và gửi Tổng cục Hải
quan để thống nhất chỉ đạo giải quyết.
3/ Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Đào
Đình Bình
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Cầm
(Đã
ký)
|