Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Quy chế Kho ngoại quan hướng dẫn Quyết định 212/1998/QĐ-TTg

Số hiệu: 12/1998/TT-TCHQ Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cầm
Ngày ban hành: 10/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/1998/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 12/1998/TT-TCHQ NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ KHO NGOẠI QUAN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 212/1998/QĐ-TTG NGÀY 2-11-1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ngày 2-11-1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế Kho ngoại quan. Nội dung Quy chế đã rõ ràng, đầy đủ, cụ thể, các đơn vị Hải quan và các tổ chức, cá nhân liên quan phải nghiên cứu nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh.

Dưới đây Tổng cục Hải quan chỉ hướng dẫn thêm một số nội dung:

I - GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG QUI ĐỊNH TẠI BẢN QUY CHẾ:

1. Điều 4 qui định khu vực được phép thành lập Kho ngoại quan: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xét thấy địa phương mình có đủ điều kiện và có nhu cầu thành lập Kho ngoại quan thì làm văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Tổng cục Hải quan. Văn bản phải phân tích rõ, đầy đủ các nội dung qui định tại khoản 1 điều này (trong đó cần lượng hoá lưu lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu). Sau khi nhận được văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện việc thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

2. Điều 5 qui định việc thành lập Kho ngoại quan:

- Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam qui định tại khoản 1.a điều này được hiểu là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995.

Các doanh nghiệp nói trên, ngoài đội ngũ cán bộ phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn nêu tại điều này, Doanh nghiệp phải có chức năng kinh doanh giao nhận, kho vận hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Doanh nghiệp qui định tại khoản 2.a điều này được hiểu là Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo qui định của Pháp luật Việt Nam, có chức năng kinh doanh kho vận, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho Khu công nghiệp.

Về vấn đề mỗi Khu công nghiệp được thành lập không quá một (01) Kho ngoại quan qui định tại khoản 2.e Điều 5 được giải thích rõ như sau: Một Kho ngoại quan được thành lập tại một Khu công nghiệp nào đó được thực hiện các chức năng qui dịnh tại Quy chế này để phục vụ cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đó và các doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp khác lân cận.

3. Việc dịch chuyển địa điểm Kho Ngoại quan qui định tại khoản 4 Điều 6 được hiểu là sự dịch chuyển Kho ngoại quan từ địa điểm đã được cấp giấy phép đến một địa điểm mới nhưng vẫn nằm trong khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

4. Thủ tục giải quyết việc mở rộng, thu hẹp, dịch chuyển địa điểm Kho ngoại quan hoặc tạm thời sử dụng kho, bãi gần khu vực Kho ngoại quan qui định tại khoản 4 Điều 6:

a. Khi có nhu cầu nêu trên, Chủ Kho ngoại quan phải nộp cho Hải quan tỉnh, thành phố quản lý Kho ngoại quan bộ hồ sơ gồm:

- Công văn nêu yêu cầu và giải trình cụ thể lý do và các điều kiện đã đáp ứng được.

- Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, khu vực dịch chuyển đến, hoặc kho bãi tạm thời sử dụng.

- Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi khu vực mở rộng, khu vực dịch chuyển đến, kho bãi tạm thời sử dụng.

- Trường hợp thu hẹp chỉ cần công văn giải trình và sơ đồ.

b.Trách nhiệm của Hải quan:

- Việc dịch chuyển địa điểm và tạm thời sử dụng kho bãi khác:

Bộ hồ sơ được gửi tới Hải quan tỉnh, thành phố nơi đang quản lý Kho Ngoại quan. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố phải nghiên cứu hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi, lập báo cáo và kiến nghị với Tổng cục Hải quan. Trong vòng 10 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ, báo cáo và kiến nghị của Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp.

- Đối với việc mở rộng, thu hẹp Kho ngoại quan:

Tổng cục Hải quan uỷ quyền Cục trưởng Hải quan Tỉnh, Thành phố quản lý Kho ngoại quan giải quyết. Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận dù hồ sơ, Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố phải làm xong thủ tục cho việc mở rộng, thu hẹp Kho ngoại quan đó và báo cáo Tổng cục Hải quan biết.

5. Các dịch vụ tái chế, gia cố bao bì, đóng gói lại, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá quy định tại khoản 5 Điều 7 được hiểu như sau:

5.1. Tái chế:

Tái chế là việc sử dụng các biện pháp cần thiết (như lựa chọn, loại ra những phần bị hỏng, sửa sang lại...) để khôi phục lại chất lượng hàng hoá bị suy giảm do tác động của việc vận chuyển hoặc do thời gian bảo quản kéo dài, hoặc do các tác động khác.

5.2. Gia cố bao bì: Là việc sử dụng các biện pháp để làm cho bao bì được chắc thêm hoặc thay lại bao bì nhưng không làm thay đổi các nội dung in trên bao bì.

5.3. Đóng gói lại: Là việc chia hàng hoá từ gói lớn thành nhiều gói nhỏ, gộp nhiều gói nhỏ thành gói lớn hoặc hàng chưa đóng gói đưa vào bao bì, nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng, số lượng hoặc trọng lượng ban đầu của hàng hoá.

5.4. Bảo dưỡng: Là sự kiểm tra, sửa chữa lau chùi hàng hoá.

5.5. Sửa chữa hàng hoá: Là việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật, tay nghề của người lao động để khôi phục lại những chỗ hư hỏng, sai sót của hàng hoá, bao gồm cả việc thay thế, bổ sung phụ tùng, hàn gắn, sơn xì, tân trang lại hàng hoá.

6. Điều 8 qui định chức năng của chủ Kho ngoại quan trong Khu công nghiệp được giải thích rõ như sau:

Ngoài việc được thực hiện các dịch vụ như ghi tại Điều 7 của Quy chế, chủ Kho ngoại quan trong Khu công nghiệp còn với tư cách là chủ hàng được tạm nhập khẩu chưa phải nộp thuế vật tư, nguyên liệu đưa vào Kho ngoại quan để chờ cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp. Chủ Kho ngoại quan phải khai báo đầy đủ lượng hàng nhập vào, lượng hàng cung cấp cho các doanh nghiệp với Hải quan Kho ngoại quan.

7. Điều 9 quy định việc thuê Kho ngoại quan:

7.1. Khoản 1 điều 9 qui định đối tượng được phép thuê Kho ngoại quan được giải thích rõ như sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài ở đây được hiểu là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc nước ngoài, đang hoạt động ở ngoài Việt Nam.

- Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép kinh doanh xuất nhập khẩu ở đây được hiểu là các doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo qui định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31-7-1998.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở đây được hiểu là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo qui định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

7.2. Hợp đồng thuê Kho ngoại quan:

- Hợp đồng thuê Kho ngoại quan nếu được lập bằng tiếng nước ngoài thì kèm Hợp đồng thuê kho, chủ kho phải nộp cho Hải quan bản dịch chính thức có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho. Hợp đồng thuê kho có thể chấp nhận cả bản Fax có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho.

- Hợp đồng thuê Kho ngoại quan phải được ký giữa chủ Kho ngoại quan và chủ hàng, không chấp nhận ký qua người uỷ quyền trung gian.

- Hợp đồng thuê kho nhất thiết phải có các nội dung như quy định tại khoản 2 Điều 9. Đối với dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa hàng hoá, trong hợp đồng thuê kho cần ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, số lượng hàng cần bảo dưỡng, sửa chữa, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, phụ tùng đưa vào làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá.

- Chủ Kho ngoại quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về Hợp đồng thuê Kho ngoại quan đã ký kết.

- Hợp đồng thuê kho có thể ký dưới hình thức thuê bao nhưng phải đầy đủ nội dung như qui định tại khoản 2, Điều 9. Trong trường hợp này, mỗi lần có hàng nhập Kho ngoại quan, chủ kho phải thông báo bằng văn bản cho Hải quan Kho ngoại quan chậm nhất 24 giờ trước khi hàng tới cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam.

- Đối với trường hợp thuê Kho ngoại quan để gửi hàng xuất khẩu, thời điểm đăng ký hợp đồng thuê Kho ngoại quan chậm nhất 8 giờ trước khi làm thủ tục nhập kho.

- Thời điểm hàng tới cửa khẩu đầu tiên là ngày trên dấu của Hải quan cửa khẩu đầu tiên đóng lên bản lược khai hàng hoá do phương tiện vận tải chuyên chở.

- Thời hạn thuê Kho ngoại quan quy định ở khoản 3 Điều 9 là thời gian tính từ ngày hàng nhập Kho ngoại quan đến ngày hàng thực xuất ra khỏi Việt Nam hoặc thực tiêu thụ vào Việt Nam.

8. Hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Điều 10 là các mặt hàng thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ và các văn bản điều chỉnh bổ sung của Chính phủ (nếu có).

II - THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ ĐƯA VÀO, ĐƯA RA KHO NGOẠI QUAN

1. Hàng đưa vào Kho ngoại quan.

1.1. Hàng từ nước ngoài đưa vào Kho ngoại quan qua cửa khẩu thuộc Hải quan Tỉnh, Thành phố nơi có Kho ngoại quan.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng tới cảng dỡ hàng, chủ hàng hoặc chủ Kho ngoại quan phải làm thủ tục nhận hàng nhập kho. Hồ sơ phải nộp cho Hải quan Kho ngoại quan bao gồm:

- Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê Kho ngoại quan): 1 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ Kho ngoại quan.

- Hợp đồng thuê Kho Ngoại quan đã đăng ký với Hải quan (bản photo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ Kho ngoại quan).

- Vận đơn (Ghi rõ hàng gửi Kho ngoại quan).

- Bản kê chi tiết hàng (riêng ôtô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy).

- Ba tờ khai hàng nhập kho (mẫu HQ 8C).

Đối với hàng của doanh nghiệp Việt Nam mua ở nước ngoài để gửi Kho ngoại quan thì ngoài chứng từ như qui định trên đây, còn phải nộp bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương. Chứng từ gửi hàng (B/L) phải ghi rõ là hàng gửi Kho ngoại quan và tên, địa chỉ cụ thể của Kho ngoại quan.

Sau khi chấp nhận bộ chứng từ, Hải quan Kho ngoại quan cho đăng ký tờ khai hàng, cùng với chủ hàng (hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng) mang theo bộ chứng từ đã đăng ký tại Hải quan Kho ngoại quan đến phối hợp với Hải quan cửa khẩu nhập hàng để đối chiếu thực tế lô hàng (số container, số seal đối với hàng nguyên công; số kiện, ký mã hiệu đối với hàng rời) với bộ chứng từ, nếu đúng như khai báo thì áp tải về Kho ngoại quan và làm thủ tục nhập kho. Sau đó ký xác nhận hàng thực gửi trên tờ khai hàng. Nếu có sai sót, vướng mắc nghi vấn thì lập biên bản ghi nhận, đại diện chủ Kho ngoại quan, Hải quan Kho ngoại quan, Hải quan cửa khẩu cùng ký vào biên bản. Hải quan Kho ngoại quan có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo để giải quyết. Trường hợp có vi phạm, thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý như quy định tại điều 14 của Quy chế Kho ngoại quan.

Trường hợp hàng gửi Kho ngoại quan đã được đăng ký hợp đồng thuê Kho ngoại quan hợp lệ, nhưng theo yêu cầu của chủ hàng, hàng sẽ được xuất ra nước ngoài tại cửa khẩu nhập, thì không nhất thiết phải đưa hàng về Kho ngoại quan. Trong thời hạn qui định, chủ hàng hoặc chủ Kho ngoại quan phải mở tờ khai nhập kho, tờ khai xuất kho, vào sổ kho. Hải quan Kho ngoại quan làm thủ tục, Hải quan cửa khẩu giám sát việc làm thủ tục xuất hàng. Trường hợp này trên tờ khai nhập kho ghi "Hàng không nhập kho" trên tờ khai xuất kho ghi "Hàng xuất ngay từ cửa khẩu nhập". Trên sổ kho cũng ghi rõ như vậy.

1.2. Hàng từ nội địa Việt Nam đưa vào Kho ngoại quan:

Hàng từ nội địa Việt Nam muốn đưa vào Kho ngoại quan thì chủ hàng phải làm đầy đủ thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu đó. Sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan tại hải quan Tỉnh, Thành phố, chủ hàng phải nộp cho Hải quan Kho ngoại quan các chứng từ sau:

- Hợp đồng thuê Kho ngoại quan đã đăng ký với Hải quan (bản photo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ Kho ngoại quan).

- Bộ chứng từ hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan.

- Ba tờ khai hàng nhập kho (mẫu HQ 8C).

Hải quan Kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ xuất khẩu, hợp đồng thuê kho, tờ khai hàng nhập kho và thực tế hàng hoá, nếu đúng thì làm thủ tục cho nhập kho. Trường hợp có sai sót, vi phạm thì Hải quan Kho ngoại quan căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý như quy định tại điều 14 của Quy chế Kho ngoại quan.

2. Hàng đưa ra khỏi Kho ngoại quan.

2.1. Hàng đưa ra nước ngoài qua cửa khẩu thuộc Hải quan Tỉnh. Thành phố nơi có Kho ngoại quan.

Thủ tục hải quan được tiến hành như qui định tại khoản 1 điều 12 Quy chế Kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 2-11-1998. Trường hợp hàng phải lưu lại ở cửa khẩu xuất, mà ở đó không có Kho ngoại quan thì gửi vào địa điểm được Hải quan cửa khẩu chấp nhận và chịu sự giám sát của Hải quan cửa khẩu.

2.2. Hàng nhập vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

- Hàng từ Kho ngoại quan đưa vào tiêu thụ nội địa (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư cung cấp cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp) coi như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, phải tuân thủ chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu, chính sách quản lý hàng hoá nhập khẩu, chính sách nhập khẩu công nghệ của Nhà nước.

- Hàng hoá từ Kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường nội địa phải được làm đầy đủ thủ tục hải quan như hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

- Chủ Kho ngoại quan phải làm thủ tục xuất hàng ra khỏi Kho ngoại quan với Hải quan Kho ngoại quan.

3. Hàng từ nước ngoài đưa vào Kho ngoại quan hoặc từ Kho ngoại quan đưa ra nước ngoài qua cửa khẩu không thuộc Hải quan Tỉnh, Thành phố nơi có Kho Ngoại quan.

Chủ hàng phải làm đơn xin phép Hải quan Tỉnh, Thành phố nơi có Kho ngoại quan để được vận chuyển hàng qua lãnh thổ Việt Nam đưa vào Kho ngoại quan hoặc từ Kho ngoại quan qua lãnh thổ Việt Nam xuất ra nước ngoài (mẫu đơn xem phụ lục 3 và 4 kèm theo). Khi được Hải quan Tỉnh, Thành phố cho phép thì chủ hàng phải nộp cho Hải quan Kho ngoại quan các giấy tờ và làm thủ tục hải quan như đã hướng dẫn tại điểm 1.1 và 2.1 phần II Thông tư này.

Trường hợp hàng từ Kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, Hải quan cửa khẩu biên giới giám sát việc làm thủ tục cho hàng qua biên giới, ký xác nhận thực xuất vào ba tờ khai hàng. Hải quan cửa khẩu biên giới lưu một tờ khai hàng và một bản kê chi tiết hàng. Trả lại chủ hàng một tờ khai kèm bản kê chi tiết, bộ hồ sơ còn lại Hải quan cửa khẩu biên giới trả lại cho Hải quan Kho ngoại quan (nơi xuất hàng).

4. Hàng hoá vận chuyển từ Kho ngoại quan này sang Kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Chủ hàng phải làm đơn (mẫu xem phụ lục 4) xin phép Hải quan Tỉnh, Thành phố nơi hàng đang gửi Kho ngoại quan cho vận chuyển hàng trên lãnh thổ Việt Nam để gửi Kho ngoại quan khác. Thủ tục hải quan để đưa hàng ra khỏi Kho ngoại quan cũ, thủ tục đưa hàng vào Kho ngoại quan mới như thủ tục hải quan đối với hàng đưa ra, đưa vào Kho Ngoại quan qui định tại các điểm 1, 2, 3 phần II trên.

5. Việc vận chuyển hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam khi hàng hoá đưa vào, đưa ra khỏi Kho ngoại quan hoặc từ Kho ngoại quan này đến Kho ngoại quan khác đều phải có niêm phong hải quan và/hoặc có nhân viên Hải quan áp tải, không được lưu giữ hoặc tiêu thụ hàng hoá tại thị trường Việt Nam trong quá trình vận chuyển. Mọi sự cố xẩy ra trong quá trình vận chuyển đều phải được lập biên bản ghi nhận làm cơ sở cho giải quyết sau này. Cán bộ hải quan áp tải (nếu có áp tải) đại diện chủ kho hoặc chủ hàng, người điều khiển phương tiện vận tải cùng ký vào biên bản ghi nhận trên. Trường hợp sự cố nghiêm trọng làm sai lệch về lượng hàng, phẩm chất hàng hoá mà không có cán bộ Hải quan áp tải thì chủ kho, chủ phương tiện vận tải phải báo ngay cho chính quyền sở tại (UBND xã, phường) đến chứng kiến cùng lập biên bản thực trạng sự cố đó.

6. Thủ tục thanh lý hàng trong Kho ngoại quan theo qui định tại khoản 3, Điều 9:

- Khi đã đủ điều kiện qui định tại khoản 3 Điều 9, chủ Kho ngoại quan làm văn bản đề nghị Hải quan cho phép thanh lý đối với những hàng hoá thuộc diện thanh lý.

- Đối với trường hợp Hợp đồng thuê Kho ngoại quan đã được gia hạn lần thứ hai, 3 tháng trước khi hết hạn, mỗi tháng 1 lần chủ Kho ngoại quan phải thông báo yêu cầu chủ hàng xuất hàng. Nếu hết hạn chủ hàng không tái xuất hàng hoặc không có văn bản trả lời, thì coi như từ bỏ hàng, chủ Kho Ngoại quan làm văn bản đề nghị Hải quan thanh lý.

- Thủ tục thanh lý, thủ tục bán hàng thanh lý thực hiện theo qui định của Bộ Tài chính.

- Tiền thu được từ bán hàng thanh lý sau khi trừ các chi phí về vận chuyển, lưu kho ngoại quan, phí dịch vụ (nếu có) còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

7. Thủ tục tiêu huỷ hàng hoá đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất, quá thời hạn sử dụng:

Trên cơ sở văn bản thoả thuận tiêu huỷ giữa chủ hàng và chủ kho (hoặc Quyết định của Ban thanh lý nếu hàng thuộc diện thanh lý, hoặc văn bản đề nghị của chủ kho Ngoại quan theo yêu cầu bảo vệ môi trường nếu hàng hư hỏng, đổ vỡ gây ô nhiễm môi trường) về việc tiêu hủy hàng hoá, Hải quan Kho ngoại quan giám sát việc tiêu huỷ. Trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởng đến môi trường, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường sở tại.

8. Quản lý hải quan đối với Kho ngoại quan.

- Hàng hoá và các hoạt động trong Kho ngoại quan chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của Hải quan Kho ngoại quan.

Hải quan Kho ngoại quan và chủ Kho ngoại quan phải mở sổ theo dõi (theo phụ lục 5) để theo dõi hàng hoá xuất, nhập Kho ngoại quan.

- Kết thúc hợp đồng thuê Kho ngoại quan, chủ Kho ngoại quan, chủ hàng có trách nhiệm thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại quan, Hải quan Kho ngoại quan đối chiếu xác nhận.

- Hàng năm chủ Kho ngoại quan phải tổ chức quyết toán, đối chiếu sổ sách với cơ quan Hải quan và kiểm kê hàng tồn đọng trong Kho ngoại quan dưới sự giám sát của Hải quan Kho ngoại quan.

9. Quản lý hải quan đối với các dịch vụ tái chế, gia cố bao bì, đóng gói lại, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá trong Kho ngoại quan:

- Các dịch vụ tái chế, gia cố bao bì, đóng gói lại, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá do chủ Kho ngoại quan thực hiện, phải được sự uỷ quyền của chủ hàng. Việc uỷ quyền này phải được thể hiện trong Hợp đồng thuê kho ngoại quan. Các trường hợp phát sinh được phép uỷ quyền bổ sung bằng văn bản và phải đăng ký với Hải quan Kho ngoại quan. Đối với dịch vụ sửa chữa nêu ở điểm này chỉ áp dụng đối với hàng từ nước ngoài đưa vào gửi Kho ngoại quan.

- Trước khi làm dịch vụ nêu trên, chủ kho phải có giải trình cụ thể các biện pháp kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ đó và phải được lãnh đạo Hải quan cấp Tỉnh, Thành phố nơi có Kho Ngoại quan chấp nhận.

- Tất cả vật tư, phụ tùng để làm các dịch vụ nói trên phải đưa từ nước ngoài vào, nếu mua tại thị trường Việt Nam, thì phải xin phép Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố nơi có Kho ngoại quan và phải nộp thuế xuất khẩu (nếu có) theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Kho bãi, nhà xưởng để tiến hành các dịch vụ trên phải ngăn cách với khu bảo quản hàng hoá. Tất cả các vật tư, phụ tùng để phục vụ các dịch vụ trên phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan.

- Chủ Kho ngoại quan và Hải quan Kho ngoại quan phải có sổ theo dõi hàng hoá nhập, xuất; lượng vật tư, phụ tùng nhập vào; lượng vật tư, phụ tùng đã đưa vào sửa chữa; lượng vật tư, phụ tùng thải ra khi sửa chữa hàng hoá...

- Kết thúc hợp đồng thuê Kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh toán với Hải quan Kho ngoại quan.

- Vật tư, phụ tùng dư thừa, vật tư phụ tùng thải ra khi sửa chữa phải xuất trả lại cho chủ hàng và phải làm đầy đủ thủ tục như hàng hoá khác gửi Kho ngoại quan.

- Không được thay đổi nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá của hàng hoá gửi Kho ngoại quan.

III - XỬ LÝ VI PHẠM:

Những hành vi vi phạm các qui định tại Quy chế Kho ngoại quan và Thông tư hướng dẫn này sẽ bị xử lý như quy định tại Điều 14 Quy chế Kho ngoại quan.

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- Thông tư này thay thế Thông tư số 533/TCHQ ngày 26-5-1994, Thông tư số 201/TCHQ - TT ngày 6-11-1995, các văn bản hướng dẫn khác trước đây của Tổng cục Hải quan về vấn đề này và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

2- Các Kho ngoại quan đã cấp giấy phép cho thành lập theo Quy chế Kho ngoại quan kèm theo Quyết định 104/TTg ngày 16-3-1994 đang hoạt động, thì vẫn tiếp tục thực hiện theo Quy chế Kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 212/1998/QĐ-TTg ngày 2-11-1998 và Thông tư hướng dẫn này.

3- Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Thủ trưởng các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế Kho ngoại quan và Thông tư hướng dẫn này. Các chủ Kho ngoại quan và chủ hàng thuê Kho ngoại quan có trách nhiệm thi hành các Qui định này.

4- Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc thì kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn chỉ đạo.

 

Nguyễn Văn Cầm

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

ĐƠN XIN PHÉP THANH LẬP KHO NGOẠI QUAN

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

1. Doanh nghiệp Việt Nam xin thành lập Kho ngoại quan:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại:

- Telex: Fax:

- Cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp:

2. Xin thành lập Kho ngoại quan tại:

3. Khu vực Kho ngoại quan có diện tích:

Số lượng kho: Bãi:

4. Hồ sơ kèm theo:

Ý kiên chấp thuận của Cơ quan chủ quản cấp trên

Ngày tháng năm 199
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG THUÊ KHO NGOẠI QUAN

Hợp đồng thuê Kho ngoại quan giữa chủ kho và chủ hàng phải đảm bảo một số điều khoản chính sau đây. Những chi tiết khác do hai bên thoả thuận.

1. Đơn vị chủ kho ngoại quan:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số giấy phép thành lập Kho ngoại quan: Ngày cấp:

- Số điện thoại: Fax:

2. Đơn vị chủ hàng thuê Kho ngoại quan:

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại:

3. Hàng gửi trong Kho ngoại quan:

- Tên hàng:

- Số lượng:

- Trị giá:

- Mô tả hàng hoá (chủng loại, chất lượng....):

- Tình trạng bao bì:

- Xuất xứ:

4. Hàng từ đâu đến:

- Cửa khẩu đến:

5. Chủ hàng uỷ quyền cho chủ Kho ngoại quan làm các dịch vụ sau:

- Nội dung cụ thể của dịch vụ:

6. Thời hạn thuê kho:

7. Đơn giá thuê kho:

Tổng số tiền thuê kho:

Chữ ký của chủ hàng
Đóng dấu (nếu có)

Chữ ký chủ kho
Đóng dấu

Xác nhận của hải quan kho ngoại quan
Đã vào sổ đăng ký số................
Ngày tháng năm 199

PHỤ LỤC 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VẬN CHUYỂN HÀNG NHẬP VÀO KHO NGOẠI QUAN QUA CỬA KHẨU.........

Kính gửi: Hải quan...............

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Là chủ Kho ngoại quan:

xin phép vận chuyển lô hàng:

của Công ty (nước ngoài):

Theo hợp đồng đóng thuê kho ngoại quan số:

Tên hàng:

Số, trọng lượng:

Bao bì:

Qua cửa khẩu:

để gửi Kho ngoại quan:

Bằng phương tiện:

Trên tuyến đường:

Chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế Kho ngoại quan và Pháp luật hiện hành.

Ngày tháng năm 199
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Hải quan.............................................

- Căn cứ Quy chế Kho ngoại quan ban hành theo Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 2-11-1998 của Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ Thông tư số /1998/TT-TCHQ ngày /11/1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Quy chế Kho ngoại quan.

Cho phép:.........................................................

được vận chuyển lô hàng....................... gồm....................

đi qua cửa khẩu........................ để gửi vào Kho ngoại quan.................

Ngày tháng năm 1998
Cục trưởng cục hải quan.....

PHỤ LỤC 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VẬN CHUYỂN HÀNG XUẤT TỪ KHO NGOẠI QUAN ĐI CỬA KHẨU/ĐẾN GỬI KHO NGOẠI QUAN...............

Kính gửi: Hải quan.....................

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Là chủ kho Ngoại quan:

xin phép vận chuyển lô hàng:

Của Công ty (nước ngoài)

Theo hợp đồng thuê Kho ngoại quan số:

và hợp đồng thuê kho ngoại quan số:

và hợp đồng thương mại số:

giữa Công ty và Công ty

Tên hàng:

Số, trọng lượng: Bao bì:

Từ Kho ngoại quan: đến cửa khẩu/Kho ngoại quan:

để xuất ra nước ngoài..../ để gửi hàng

vào Kho ngoại quan:

Bằng phương tiện: Trên tuyến đường:

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng Quy chế Kho ngoại quan và pháp luật hiện hành.

Ngày tháng năm 1998

Giám đốc
(ký tên và đóng dấu)

Hải quan......................................

- Căn cứ Quy chế Kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 2-11-1998 của Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ Thông tư số /1998/TT-TCHQ ngày /12/1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Quy chế Khoa ngoại quan.

Cho phép......................................................................

được vận chuyển lô hàng........................ gồm..........................

đi qua cửa khẩu.................................. đề xuất

Ngày tháng năm 199
Cục trưởng cục hải quan.....

 

THE MINISTRY DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 12/1998/TT-TCHQ

Hanoi, December 10, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE BONDED WAREHOUSE REGULATION ISSUED TOGETHERWITH DECISION No.212/1998/QD-TTg OF NOVEMBER 2, 1998 OF THE PRIME MINISTER

On November 2, 1998, the Prime Minister signed Decision No.212/1998/QD-TTg to promulgate the Regulation on Bonded Warehouses. Since the Regulation’s content is already explicit, complete and concrete, the customs authorities and the concerned organizations and individuals shall have to firmly grasp and strictly implement it.

Hereby, the General Department of Customs only provides further guidance on some specific contents as follows:

I. INTERPRETATION OF A NUMBER OF CONTENTS STIPULATED IN THE REGULATION

1. Regarding Article 4 which stipulates the areas where bonded warehouses are permitted to be set up: When a provincial/municipal People's Committee deems that its locality has enough conditions and a demand for setting up a bonded warehouse, it may submit a document to the Prime Minister and the General Department of Customs. Such a document must clearly and adequately analyze the contents stipulated in Clause 1 of this Article (in which the flow of export and import goods must be figured out). After receiving the document of the provincial/municipal People's Committee, the General Department of Customs shall conduct the evaluation thereof, then submit it to the Prime Minister for approval or disapproval.

2. Regarding Article 5 which stipulates the setting up of bonded warehouses:

- Vietnamese State enterprises specified in Clause 1.a of this Article shall be construed as State enterprises engaged in business activities, which are established under the Law on State Enterprises adopted on April 20, 1995 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Enterprises specified in Clause 2.a of this Article shall be construed as enterprises of all economic sectors, which are established under the provisions of Vietnamese law, have the function of conducting the export and import goods warehousing and forwarding business, and/or supplying imported materials and raw materials for industrial parks.

The stipulation that each industrial park shall be permitted to set up not more than one (01) bonded warehouse in Clause 2.e, Article 5 is clearly interpreted as follows: A bonded warehouse to be set up in a certain industrial park shall be allowed to perform the functions stipulated in this Regulation to serve the enterprises located in such industrial park and those in other industrial parks nearby.

3. The bonded warehouse relocation stipulated in Clause 4, Article 6 shall be understood as the move of a bonded warehouse from a permitted location to another location but still within the area permitted by the Prime Minister.

4. Regarding the procedures for expansion, narrowing or relocation of the sites of bonded warehouses or temporary use of stores and storage yards near the bonded warehouses’ area as stipulated in Clause 4, Article 6:

a) When one of the above-said needs arises, the bonded warehouse owner shall have to submit to the provincial/municipal customs department that manages such bonded warehouse a dossier set comprising:

- An official dispatch stating the request and concretely justifying the reasons as well as available conditions therefor;

- The site plan of stores and storage yards in the area intended for expansion or relocation, or those for temporary use;

- The valid documents on the right to use stores and storage yards in the area intended for expansion, relocation or those for temporary use;

- In cases of narrowing, only the justification official dispatch and the site plan are required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regarding the relocation and temporary use of other stores and storage yards:

The dossier sets therefor shall be submitted to the provincial/municipal Customs Department that manages the bonded warehouses. Within 10 working days after receiving the enterprises’ dossiers, the provincial/municipal Customs Department shall study such dossiers, conduct the on-spot survey of stores and storage yards and make reports and proposals to the General Department of Customs. Within 10 working days after receiving the dossiers, reports and proposals from the provincial/municipal Customs Department, the General Department of Customs shall reply the enterprises in writing.

- Regarding the expansion or narrowing of bonded warehouses:

The General Department of Customs shall authorize the Director of the provincial/municipal Customs Department managing the bonded warehouses to settle the requests. Within 7 days after receiving the complete dossiers, the provincial/municipal Customs Department shall have to complete the procedures for the expansion or narrowing of such warehouses and report to the General Department of Customs.

5. Package recycling and reinforcement, repackaging, goods maintenance and repair services stipulated in Clause 5, Article 7 shall be construed as follows:

5.1. Recycling is the use of necessary measures (such as sorting, removal of damaged parts, modification...) to restore the quality of goods which was lowered due to transportation or prolonged preservation period or other factors.

5.2. Reinforcing packages: is the use of measures to reinforce packages and wrapping or replace them without changing contents printed thereon.

5.3. Repackaging: is the division of goods from a large package into small packages; putting of many small packages into a large package or putting of unpacked goods into packages, provided that the principal quality, quantity or weight of goods is kept intact.

5.4. Maintenance: is the checking, repair or cleaning of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Article 8 stipulating the function of bonded warehouse owners in industrial parks is clearly explained as follows:

Besides being entitled to perform services specified in Article 7 of the Regulation, the bonded warehouse owners in industrial parks shall in their capacity as goods owners, be also entitled to tax-free temporary import materials and raw materials to be consigned into bonded warehouses for future supply to production enterprises in such industrial parks. The bonded warehouse owners shall have to fully declare the volume of goods deposited into the warehouse and the volume of goods supplied to enterprises with the bonded warehouse customs authorities.

7. Article 9 stipulates the leasing of bonded warehouses:

7.1. Clause 1, Article 9 stipulating subjects allowed to lease bonded warehouses is explained as follows.

- Foreign enterprises, organizations and individuals mentioned herein are understood as enterprises, organizations and individuals from foreign countries which are operating outside Vietnam.

- Vietnamese enterprises of various economic sectors permitted to conduct export and import business mentioned herein are understood as enterprises permitted to conduct export and import business according to Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998.

- Foreign-invested enterprises mentioned herein are understood as joint venture enterprises, enterprises with 100 per cent of foreign capital and parties to business cooperation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam.

7.2. Bonded warehouse leases:

- For a bonded warehouse lease which is made in a foreign language, the warehouse owner shall have to submit together with such warehouse lease its official translation certified by his/her signature and seal to the customs authority. A warehouse lease certified by signature and seal of the warehouse owner and sent by fax may also be accepted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A warehouse lease must include contents prescribed in Clause 2, Article 9. For goods maintenance and repair services, the warehouse lease must clearly state the maintenance or repair requirements, the quantity of goods to be maintained or repaired, the quantity, and categories of raw materials, materials and spare parts used in the goods maintenance and/or repair services.

- Bonded warehouse owners shall have to take responsibility before Vietnamese law for bonded warehouse leases already signed.

- Warehouse leases may be signed in form of package leases but they must include all contents prescribed in Clause 2, Article 9. In these cases, upon each consignment of goods into the bonded warehouses, the warehouse owner shall have to notify it in writing to the bonded warehouse customs

authority at least 24 hours before the goods arrive at the first border-gate of entry of Vietnam.

- For cases where the bonded warehouses are leased for export goods, the bonded warehouse leases shall be registered at least 8 hours before the warehousing procedures are carried out.

- The time of goods’ arrival at the first border- gate is the date indicated in the seal of the first border- gate’s customs authority stamped on the brief declaration of goods carried by transport means.

- The bonded warehouse lease duration stipulated in Clause 3, Article 9 is the period calculated from the date the goods are warehoused to the date they are actually exported out of Vietnam or actually sold in Vietnam.

8. Goods banned from export and/or import specified in Article 10 are those on the list of goods banned from export and/or import, issued together with Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Government and the Government’s documents readjusting and/or amending such Decree (if any).

II.THE CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS PUTINTO AND TAKEN OUT OF BONDED WAREHOUSES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. For goods brought from abroad and put into bonded warehouses through border-gates controlled by customs departments of the provinces and cities where bonded warehouses are located.

Within 30 days from the date the goods arrive at the port of discharge, the goods owner or the bonded warehouse owner shall have to carry out the procedures for receiving goods to be warehoused. The dossier to be submitted to the bonded warehouse customs authority shall include:

- The authorization letter for receiving goods (if such authorization has not yet been specified in the bonded warehouse lease): the original or the fax text which, however, must be certified by signature and seal of the bonded warehouse owner.

- The bonded warehouse lease already registered with the customs authority (a photocopy certified by the bonded warehouse owner’s signature and seal).

- The bill of lading (clearly stating the goods to be put into bonded warehouses).

- The detailed list of goods (particularly for automobiles and motorbikes, the frame and engine numbers must be clearly stated).

- Three copies of the declaration of goods to be put into warehouses (form HQ 8C).

For goods bought overseas by Vietnamese enterprises to be put into the bonded warehouses, besides the documents prescribed above, the copies of the foreign trade contracts shall also be submitted. The bills of lading (B/Ls) must clearly state that the goods are to be put into bonded warehouses, with the specific names and addresses of the bonded warehouses.

After accepting such vouchers, the bonded warehouse customs authority shall register the goods declarations and, together with the goods owners (or their lawful representatives), bring the vouchers already registered at the bonded warehouse customs authority to the customs authority of the goods importing border-gate for comparing them with the actual lots of goods (container serial numbers, seal numbers for goods kept intact in containers, or bale numbers, signs and code numbers for separate goods items); if the actual goods lots are compatible with the declaration, they shall accompany the goods to the bonded warehouses and carry out the procedures for depositing such goods into warehouses, then give their signatures certifying that the goods are actually deposited in the bonded warehouses on the goods declarations. Should any mistake, problem or suspicion arises, a written record thereon must be made with signatures of the representatives of the bonded warehouse owner, bonded warehouse customs authority and border-gate customs authority. The bonded warehouse customs authority shall have to report to its leading officials for settlement of such mistake or problem. Any violation shall, depending on its nature and seriousness, be handled according to the provisions in Article 14 of the Regulation on Bonded Warehouses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. For goods in Vietnam to be put into bonded warehouses:

Goods owners wishing to put their goods in Vietnam into bonded warehouses shall have to fully carry out the customs procedures for such export goods lots. After completing the customs procedures at the provincial/municipal customs department, the goods owner shall have to submit to the bonded warehouse customs authority the following documents:

- The bonded warehouse lease already registered with the customs authority (the photocopy certified by the bonded warehouse owner’s signature and seal).

- The set of vouchers of export goods which have already been cleared front the customs procedures.

- Three copies of the declaration of warehoused goods (form HQ 8C).

The bonded warehouse customs authority shall compare the set of export vouchers, the warehouse lease and the declaration of warehoused goods with the actual goods; if they match, the procedures for depositing goods in the warehouses shall be carried out. In case of mistake or violation, the bonded warehouse customs authority shall base itself on the nature and seriousness of the violation to handle it according to Article 14 of the Regulation on Bonded Warehouses.

2. For goods taken out of bonded warehouse.

2.1. For goods sent overseas through border-gates controlled by the customs departments of the provinces and cities where bonded warehouses are located.

The customs procedures shall comply with the provisions of Clause 1, Article 12 of the Regulation on Bonded Warehouses issued together with Decision No.212/1998/QD-TTg of November 2, 1998. In cases where the goods are retained at the export border- gate where no bonded warehouse is available, such goods shall be kept at places accepted and supervised by the border-gate customs authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Goods taken from bonded warehouses for sale on domestic market (including raw materials and materials supplied to enterprises in industrial parks) shall be considered goods imported from foreign countries into Vietnam which shall have to comply with the States policies on taxation and management, import goods as well as on the import of technologies.

- Goods imported from bonded warehouses into domestic market shall have to go through all customs procedures as prescribed for goods imported from foreign countries.

- The bonded warehouse owners shall have to carry out the procedures for taking goods out of bonded warehouses with the bonded warehouse customs authority.

3. Goods imported from foreign countries and put into bonded warehouses or taken from bonded warehouses to foreign countries through border-gates not controlled by customs departments of provinces and cities where the bonded warehouses are located.

The goods owners shall have to file applications to customs departments of provinces and cities where bonded warehouses are located for transport of their goods via the Vietnamese territory to bonded warehouses or from bonded warehouses to foreign countries via the Vietnamese territory. When permitted by the provincial/municipal customs department, the goods owner shall have to submit to the bonded warehouse customs authority the papers and carry out the customs procedures as guided in Points 1.1 and 2.1, Part II of this Circular.

In cases where the goods are taken from bonded warehouses to foreign countries, the border-gate customs officers shall supervise the filling of procedures for transporting goods across the border and sign the three goods declarations certifying the actual export of goods. The border-gate customs authority shall keep one goods declaration and one goods detailed list. One declaration and one detailed list shall be returned to the goods owner, while another dossier set shall be returned by the border-gate customs authority to the bonded warehouse customs authority (where the goods are taken from).

4. For goods transported from one bonded warehouse to another within the Vietnamese territory

The goods owner shall have to file application to the customs department of the province or city where the goods are deposited in a bonded warehouse for transport of such goods within the Vietnamese territory to another bonded warehouse. The customs procedures for taking goods out of a bonded warehouse and those for depositing goods into another bonded warehouse shall comply with the customs procedures for goods deposited in and taken out of bonded warehouses as prescribed in Points 1, 2 and 3, Part II above.

5. The goods, when being transported on the Vietnamese territory into or out of bonded warehouses or from one bonded warehouse to another, must be affixed with customs seals and/or escorted by customs officers. It is prohibited to retain or sell goods on the Vietnamese market during the transportation course. Any incident occurs during the transportation course must be recorded in writing for later handling. The escorting customs officer (if any), the representative of warehouse owner or goods owner and the driver of transport means shall affix their signatures to above-said written record. In case of a serious incident that changes the quantity or quality of the goods not escorted by any customs officer, the warehouse owner and transport means owner shall have to immediately report it to the local administration (commune/ward People's Committee), so that the latter can witness and join the former in making a record on such incident.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- When all the conditions prescribed in Clause 3, Article 9 are met, the bonded warehouse owner shall send a written request to the concerned customs authority for liquidation of goods which must be liquidated.

- 3 months before the expiration of a bonded warehouse lease which has already been extended twice, the bonded warehouse owner shall have to request once every month the goods owner to export goods. Past that time limit, if the goods owner fails to re-export goods or reply in writing, the goods shall be considered abandoned and the bonded warehouse owner shall send a written request to the customs for liquidation.

- The procedures for liquidation and the procedures for sale of liquidated goods shall comply with the Ministry of Finance's regulations.

- The proceeds from the sale of liquidated goods shall be remitted into the State budget, after making deduction for transport freight, warehousing fees and service fee(s) (if any).

7. The procedures for destruction of goods which are broken, damaged, deteriorated or beyond their expiry date:

Basing itself on the written destruction agreement between the goods owner and warehouse owner (or the liquidation board’s decision for goods subject to liquidation, or at the bonded warehouse owner’s request for goods destruction, based on the environmental protection requirement if the damaged or broken goods cause pollution), the bonded warehouse customs authority shall supervise the destruction. In cases where the destruction effects the environment, it must be approved by the local environment management agency.

8. Customs management over bonded warehouses

- Goods and activities in bonded warehouses shall be subject to regular inspection and supervision by the bonded warehouse customs authority.

- The bonded warehouse customs authority and the bonded warehouse owner shall have to open books for monitoring goods deposited into or taken out of bonded warehouses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Annually, the bonded warehouse owner shall have to organize the settlement and comparison of books with the concerned customs authority and inventory the goods still left in the bonded warehouses under the bonded warehouse customs authority's supervision.

9. The customs management over the services of package recycling and reinforcement, repackaging, maintenance and repair of goods:

- The services of package recycling and reinforcement, repackaging, maintenance and repair of goods shall be performed by the bonded warehouse owner under the authorization by the goods owner. Such authorization must be stated in the bonded warehouse lease. Newly arising cases shall be permitted through written additional authorization and registered with the bonded warehouse customs authority. Particularly, repair services specified in this Point shall apply only to goods imported from foreign countries into bonded warehouses.

- Before performing the above-said services, the warehouse owner shall have to concretely explain technical measures for performance of such services, which must be approved by leading officials of customs departments of the provinces and cities where the bonded warehouses are situated.

- All materials and spare parts to be used for the performance of the above-said services must be brought from foreign countries, if they are bought on Vietnamese market, the permission from the customs department of the province or city where the bonded warehouses are situated must be obtained and export tax (if any) must be paid according to the Law on Export Tax and Import Tax.

- Storage yards and workshops used for the performance of above-said services must be separated from the goods preserving warehouses. All materials and spare parts to be used for such services shall be supervised and managed by the customs authority.

- The bonded warehouse owner and the bonded warehouse customs authority must have books for monitoring the goods deposited into or taken out; the volumes of materials and spare parts deposited in, the volumes of materials and spare parts used for the repair and those discharged from the goods repair...

- When the bonded warehouse lease expires, the bonded warehouse owner shall have to fill the liquidation procedures with the bonded warehouse customs authority.

- Superfluous materials and spare parts and those discharged from the repair must be returned to the goods owner through all the procedures as for other goods deposited into bonded warehouses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. HANDLING OF VIOLATIONS

Acts that violate the provisions of the Regulation on Bonded Warehouses and this guiding Circular shall be handled according to Article 14 of the Regulation on Bonded Warehouses.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular replaces Circular No.533/TCHQ of May 26, 1994, Circular No.201/TCHQ-TT of November 6, 1995 and other previous guiding documents of the General Department of Customs concerning this question and takes effect after its signing.

2. The bonded warehouses, which have already been licensed to be set up under the Bonded Warehouse Regulation issued together with Decision No.104/TTg of March 16, 1994 and are currently in operation, shall comply with the Bonded Warehouse Regulation issued together with Decision No.212/1998/QD-TTg of November 2, 1998 and this guiding Circular.

3. The director of the Supervision and Management Department, the heads of the departments and sections of the General Department of Customs, and the directors of the provincial/municipal customs departments shall have to organize the implementation of the Regulation on Bonded Warehouses and this guiding Circular. The bonded warehouse owners and goods owners that lease bonded warehouses shall have to implement these regulations.

4. Any difficulty or problem arising in the course of implementation shall be promptly reported to the General Department of Customs for guidance and instruction.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/1998/TT-TCHQ ngày 10/12/1998 hướng dẫn Quy chế Kho ngoại quan kèm theo Quyết định 212/1998/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.792

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.29.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!