TỔNG CỤC HẢI
QUAN
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 06/2001/TT-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 09 năm 2001
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM TRONG NGHỊ ĐỊNH 18/2000/NĐ-CP NGÀY
29/05/2000 CỦA CHÍNH PHỦ QUI ĐỊNH VỀ CỜ TRUYỀN THỐNG, HẢI QUAN HIỆU, PHÙ HIỆU,
CẤP HIỆU, BIỂU TƯỢNG, CỜ HIỆU VÀ TRANG PHỤC HẢI QUAN VIỆT NAM
Ngày 29 tháng 05 năm 2000, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 18/2000/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải
quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phụ Hải quan Việt
Nam;
Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực
hiện thống nhất một số điều trong Nghị định số 18/2000/NĐ-CP như sau:
I/ Đối tượng
cấp phát trang phục Hải quan
1/ Công chức Hải quan, nhân viên
hợp đồng trong biên chế được cấp phát trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều
8 Nghị định.
2/ Các loại trang phục quy định
tại khoản 2 Điều 8 Nghị định: cấp cho công chức Hải quan làm việc thường xuyên
tại các cửa khẩu, đội Kiểm soát Hải quan ở biên giới, hải đảo của các tỉnh,
thành phố phía bắc tính từ Thừa Thiên Huế trở ra và các cửa khẩu, Đội Kiểm soát
Hải quan ở biên giới Lào, Campuchia thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và
Lâm Đồng.
3/ Các loại trang phục quy định
tại khoản 3 Điều 8 Nghị định: cấp cho công chức Hải quan làm nhiệm vụ trên các
tầu tuần tra kiểm soát chống buôn lậu trên biển ( kể cả tàu dầu), cấp theo biên
chế của từng tàu và thêm 03 (ba) cơ số dự phòng cho 01 tàu.
4/ Các loại trang phục quy định
tại khoản 4 Điều 8 Nghị định cấp cho:
a- Công chức Hải quan thườg
xuyên trực tiếp làm nhiệm vụ trên các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và
khám nơi cất giấu hàng hóa tại các cảng biển, cảng hàng không, tại các cửa khẩu
đường sông, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường bộ.
b- Công chức Hải quan thường
xuyên làm nhiệm vụ: huấn luyện, hướng dẫn chó nghiệm vụ; Trực tiếp vận hành, sửa
chữa máy tàu thuyền, ca nô, xe ôtô.
5/ Nếu công chức Hải quan có đủ
điều kiện được hưởng tiêu chuẩn trang phục quy định ở cả khoản 2, 3 Điều 8 Nghị
định, thì được hưởng tiêu chuẩn trang phục theo khoản 2 Điều 8, Cụ thể được hưởng:
Chăn bông, áo ấm, mũ ấm kiểu biên phòng, đệm nằm và ủng.
II/ Chế độ cấp
phát trang phục Hải quan
1/ Đối với Cờ truyền thống, cờ
hiệu, biểu tượng Hải quan tay áo và các loại trang phục quy định tại khoản 1 Điều
8 Nghị định:
a- Tổng cục cấp bằng hiện vật
cho các đơn vị các loại sau:
- Loại theo niên hạn sử dụng
+ Cúc áo Thu - Đông, cúc áo lễ
phục và cành tùng đơn.
+ Cravat.
+ Biểu tượng Hải quan tay áo.
- Loại không theo niên hạn sử dụng:
+ Cờ truyền thống, cờ hiệu.
+ Hải quan hiệu.
+ Phù hiệu, cấp hiệu.
( Phù hiệu, cấp hiệu có sự thay
đổi về ngạch bậc hoặc qúa cũ, hỏng thì được cấp mới)
b- Các loại trang phục còn lại
quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định, Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để
các đơn vị tự mua trang bị.
2/ Đối với loại trang phục quy định
tại khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định: Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để
các đơn vị mua trang bị, như thống nhất kiểu cách, chất liệu vải, màu sắc các
loại trang phục là: áo ấm và quần áo bảo hộ lao động.
- áo ấm: màu xanh đen, may bằng
vải như vải may áo quần trang phụ Thu - Đông, trong có lót bông hóa học. Cầu
vai có đỉa để cài cấp hiệu, phía bên trái áo ấm có biểu tượng Hải quan trên tay
áo; áo nam có hai túi ngực, áo nữ không may túi ngực. Cúc bằng nhựa màu đen;
Cúc ngực cỡ 22 mm, cúc túi ngực và cúc tay áo cỡ 16 mm. ( có bản vẽ mẫu kèm
theo)
- Quần áo bảo hộ lao động: màu
xanh đen, may bằng vải kaki, theo kiểu trang phục Hải quan Xuân - Hè dài tay,
không may đỉa cài cấp hiệu, Phía bên trái áo bảo hộ lao động có biểu tượng Hải
quan trên tay áo. (có bản vẽ mẫu đính kèm theo).
3/ Thủ trưởng các đơn vị có
trách nhiệm trang bị đầy đủ cho từng đơn vị trực thuộc theo biên chế và nhiệm vụ
cũ thể của từng người;
Đơn vị được cấp có trách nhiệm
quản lý sử dụng các loại trang phục này, đảm bảo đủ niên hạn sử dụng trước khi
được cấp đợt mới
III/ Sử dụng
trang phục Hải quan
1/ Quy định sử dụng trang phục Hải
quan: Thực hiện theo Mục II - Sử dụng trang Hải quan của bản quy định sử dụng
trang phục Hải quan và lễ tiết tác phong đối với công chức Hải quan (ban hành
theo Quyết định số 623/2000/QĐ-TCHQ ngày 13/12/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan )
2/ Quy định sử dụng cấp hiệu,
phù hiệu Hải quan cho công chức Hải quan hưởng thang lương khác và nhân viên hợp
đồng phục vụ trong ngành Hải quan:
a-Cấp hiệu cho công chức Hải
quan hưởng thang lương khác quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định, Tổng cục Hải
quan quy định như sau:
- Công chức có trình độ tốt
nghiệp đại học trở lên có mức lương tương đương với công chức kiểm tra viên Hải
quan từ bậc 7 đến bậc 10 hoặc tương đương với công chức kiểm tra viên Hải quan
trở lên đeo cấo hiệu có hai vạch ngang màu vàng không có sao.
- Công chức có trình độ tốt nghiệp
trung cấp thì tương ứng với công chức kiểm tra viên trung cấp Hải quan không có
sao ( 2 vạch ký hiệu "<" màu trắng bạc).
- Công chức có trình độ tốt
nghiệp sơ cấp hoặc tốt nghiệp phổ thông trung học thì tương ứng với công chức
nhân viên Hải quan không có sao ( 1 vạch ký hiệu "<" màu trắng bạc).
c- Nhân viên hợp đồng phục
vụ trong ngành Hải quan nêu tại điểm 1 mục I kể trên, đeo cấp hiệu Hải quan loại
không có vạch, không có sao.
3/ Quy định về trang phục đối với
học viên trường Cao đẳng Hải quan:
- Học viên là công chức Hải
quan: khi về trường Cao đẳng Hải quan học tập phải sử dụng trang phục, phù hiệu,
cấp hiệu...... như khi đang làm nhiệm vụ.
- Sinh viên trường Cao đẳng
Hải quan, Tổng cục Hải quan quy định riêng.
IV/ Kế hoạch
cấp phát, thanh quyết toán
Hàng năm các đơn vị phải:
1/ Lập nhu cầu trang phục của
đơn vị ( kể cả việc may bộ Thu - Đông thay thế bộ Xuân - Hè đối với các tỉnh,
thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào) gửi về Tổng cục (Vụ Kế hoạch & Tài vụ)
cùng với dự toán năm để Tổng cục có kế hoạch phân bổ ngân sách và cấp phát năm
sau.
2/ Thực hiện báo cáo thanh, quyết
toán cấp phát trang phục gửi về Tổng cục vào đầu quý I năm sau. ( Các loại
trang phục do Tổng cục cấp bằng hiện vật, đơn vị quyết toán với văn phòng Tổng
cục; Các loại trang phục mà Tổng cục giao dự toán chi ngân sách để các đơn vị tự
mua, đơn vị thực hiện quyết toán với Vụ Kế hoạch & Tài vụ)
V/ Điều khoản
thi hành
1/ Trong qúa trình thực hiện có
gì vướng mắc, phát sinh yêu cầu các đơn vị phải ánh kịp thời về Tổng cục để bổ
sung sửa đổi cho phù hợp.
2/ Thông tư cò hiệu lực thi hành
sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các ông Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan , Thủ trưởng
các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh
thành phố. Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hải quan và Giám đốc công ty Nam Hải có
trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
|
KT/
Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hải Quan
Phó Tổng Cục Trưởng
Lê Mạnh Hùng
|