Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2013/TT-BCT quy định hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất

Số hiệu: 05/2013/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 18/02/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Được tạm nhập tái xuất lại một số mặt hàng

Vừa qua, Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 05/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX), trong đó có một số điều chỉnh về danh mục các loại hàng hóa được phép TNTX.

Đối với hàng thực phẩm đông lạnh, cho phép TNTX trở lại đối với đùi gà nhưng đưa các mặt hàng ruột, bong bóng, dạ dày động vật (trừ cá) vào danh mục tạm ngừng TNTX.

Đối với mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, danh mục tạm ngừng TNTX mới đã thêm 13 nhóm mặt hàng mới và bỏ đi nhóm mặt hàng cao su và các sản phẩm bằng cao su.

Ngoài ra, Thông tư cũng giảm thời hạn lưu giữ hàng TNTX tại Việt Nam từ 120 ngày xuống còn 45 ngày.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04/04/2013.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2013/TT-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT MỘT SỐ LOẠI HÀNG HÓA

Căn cứ Nghị định s 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu t chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyn khu và gửi kho ngoại quan;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, bao gồm cả hoạt động gửi hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới.

2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm:

a) Hàng hóa thuộc các Danh mục quy định tại Điều 3 Thông tư này.

b) Hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại v hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài nhưng không thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây viết tắt là Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng).

3. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đi với thương nhân Việt Nam (sau đây viết tắt là thương nhân) kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này tái xuất qua các tỉnh biên giới; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Chương 2.

BAN HÀNH DANH MỤC MỘT SỐ LOẠI HÀNG HÓA

Điều 3. Danh mục một số loại hàng hóa

Ban hành kèm theo Thông tư này các Danh mục hàng hóa dưới đây:

1. Hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu (Phụ lục I).

2. Hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan (Phụ lục II).

3. Hàng hóa thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất (Phụ lục III).

4. Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (Phụ lục IV).

Chương 3.

CẤP MÃ SỐ KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT HÀNG HÓA

Điều 4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập tối thiểu là hai (2) năm và đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa.

2. Có số tiền ký quỹ đặt cọc là 5 tỷ VNĐ (năm tỷ đồng Việt Nam) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân có kho, bãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Có kho, bãi phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất. Cụ thể:

a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là một trăm (100) công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là một nghìn năm trăm mét vuông (1.500 m2). Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là hai phẩy năm mét (2,5 m); có đường dành cho xe chở công-ten- nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của thương nhân sử dụng kho, bãi.

b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân ký hợp đồng thuê, thời hạn thuê tối thiểu là ba (3) năm; phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có diễn ra hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh. Quy hoạch hoặc khu vực quy định nêu trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi trao đổi với Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.

d) Đối với các tỉnh chưa có hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn, khi có phát sinh mới và có nhu cầu quy hoạch khu vực kho, bãi để thương nhân tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trao đổi với Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan trước khi quy hoạch.

đ) Kho, bãi mà thương nhân đã kê khai để xin cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất không được cho thương nhân khác thuê toàn bộ hoặc thuê một phần kho, bãi của mình để sử dụng vào mục đích xin cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Điều 5. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập tối thiểu là hai (2) năm và đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa.

2. Có số tiền ký quỹ đặt cọc là 5 tỷ VNĐ (năm tỷ đồng Việt Nam) tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 6. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng

Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Điều 7. Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa

1. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này. Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau:

a) Thương nhân gửi một (1) bộ hồ sơ đăng ký cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:

- Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (theo mẫu tại Phụ lục V): 01 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc thương nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này: 01 bản chính.

- Văn bản của Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân có kho, bãi xác nhận về số tiền ký quỹ đặt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này: 01 bản chính.

- Văn bản của Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 01 bản chính.

b) Trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi cho thương nhân.

c) Trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho thương nhân. Trường hp không cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này. Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau:

a) Thương nhân gửi một (1) bộ hồ sơ đăng ký cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:

- Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt (theo mẫu tại Phụ lục VI): 01 bản chính.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng du sao y bản chính của thương nhân.

- Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc thương nhân có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này: 01 bản chính.

- Văn bản của Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác nhận về số tiền ký quỹ đặt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này: 01 bản chính.

b) Trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt cho thương nhân. Trường hp không cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đã qua sử dụng (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập tái xuất hàng đã qua sử dụng) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng đã qua sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này (Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng làm theo mẫu tại Phụ lục VII).

4. Mã số theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này là Mã số riêng. Thương nhân được cấp Mã số nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.

5. Mã số theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này có thời hạn hiệu lực là ba (3) năm, kể từ ngày cấp.

6. Trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ thương nhân có Mã số của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Thương nhân không có Mã số không được phép đứng tên trên tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất hàng hóa từ kho ngoại quan qua các tỉnh biên giới.

7. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này nhưng không tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì không phải thực hiện các quy định của Thông tư này.

Điều 8. Cấp lại Mã số cho thương nhân

Mã số của thương nhân được cấp lại trong các trường hợp sau:

1. Mã số đã được cấp hết hạn. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp Mã số thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

2. Điều chỉnh nội dung Mã số đã được cấp. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số: 01 bản chính.

b) Mã số đã được cấp: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

c) Các giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung: mỗi loại 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

3. Mã số bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Mã số: 01 bản chính.

b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc mất, thất lạc hoặc hư hỏng: 01 bản chính.

Trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp lại Mã số cho thương nhân. Trường hợp không cấp lại Mã số, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương 4.

THỦ TỤC TẠM NHẬP TÁI XUẤT VÀ CỬA KHẨU TÁI XUẤT

Điều 9. Thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa

1. Đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III và hàng hóa thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, thương nhân có Mã s được làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan hải quan theo quy định, không phải xin phép Bộ Công Thương.

2. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này, thương nhân có Mã số tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng khi tạm nhập tái xuất gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Công Thương. Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như sau:

a) Thương nhân gửi một (1) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VIII): 01 bn chính.

- Hai hợp đồng, gồm hp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 01 bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép tạm nhập tái xuất đã được cấp (theo mẫu tại Phụ lục IX): 01 bản chính.

- Các tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan đối với các lô hàng theo giấy phép tạm nhập tái xuất đã được cấp lần trước: mỗi tờ 01 bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

b) Trong vòng mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp giấy phép tạm nhập tái xuất cho thương nhân: Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp giấy phép tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 2 Điều này cho thương nhân.

Điều 10. Điều tiết hàng hóa tạm nhập tái xuất

Khi có hiện tượng hàng hóa ách tắc tại cảng, cửa khẩu và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cơ quan có liên quan thông báo cho Bộ Công Thương biết để xem xét thực hiện việc điều tiết hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Việc điều tiết hàng hóa tạm nhập tái xuất được thực hiện như sau:

1. Bộ Công Thương áp dụng việc cấp giấy phép tạm nhập tái xuất đối với hàng thực phẩm đông lạnh.

2. Trường hợp áp dụng cấp giấy phép tạm nhập tái xuất, thương nhân có Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh khi tạm nhập tái xuất gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Công Thương. Hồ sơ và thủ tục được thực hiện như quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng về Việt Nam.

Điều 11. Cửa khẩu tái xuất

1. Hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định.

2. Hàng hóa thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu, điểm thông quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập đã có đủ các cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định.

3. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này chỉ được tái xuất qua cửa khẩu quốc tế.

Chương 5.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC KHI KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT HÀNG HÓA

Điều 12. Vận đơn đường biển

1. Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

2. Ngoài những nội dung theo quy định, trên vận đơn phải ghi số Mã số của thương nhân.

Đối với trường hợp tạm nhập tái xuất theo giấy phép, trên vận đơn phải ghi thêm số giấy phép do Bộ Công Thương cấp cho thương nhân.

Điều 13. Thời hạn lưu giữ hàng hóa tại Việt Nam

1. Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất chỉ được gia hạn một lần, thời hạn gia hạn không quá mười lăm (15) ngày.

Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất ra khỏi Việt Nam trong vòng mười lăm (15) ngày qua cửa khẩu tạm nhập, không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập. Hàng hóa không tái xuất sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định. Nếu phải tiêu hủy, chi phí tiêu hủy được trích từ số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân.

2. Trường hp hàng hóa được gửi từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì thời gian làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày xuất kho ngoại quan.

Điều 14. Giám sát hàng hóa

1. Hàng hóa tạm nhập tái xuất chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan Hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài.

2. Không chia nhỏ công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.

3. Không cho phép hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được chuyển loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

Chương 6.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG SỐ TIỀN KÝ QUỸ ĐẶT CỌC CỦA THƯƠNG NHÂN

Điều 15. Quản lý số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân

1. Đối với hàng hóa thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, Kho bạc Nhà nước tỉnh nơi thương nhân có kho, bãi chịu trách nhiệm quản lý số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân.

2. Đối với hàng hóa thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân.

Điều 16. Sử dụng số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân

1. Thương nhân phải thanh toán toàn bộ các chi phí sau đây:

a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của thương nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.

b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.

c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do thương nhân vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

2. Trường hợp thương nhân không thanh toán các chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều này, các chi phí nêu trên sẽ được trừ vào số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố. Cơ quan xử lý vi phạm có văn bản đề nghị Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố nơi thương nhân ký quỹ đặt cọc sử dụng số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.

3. Cơ quan xử lý vi phạm chịu trách nhiệm về việc ra quyết định xử lý sử dụng tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân.

4. Khi xử lý vi phạm của thương nhân, cơ quan xử lý vi phạm thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết để phối hp quản lý và yêu cầu thương nhân bổ sung đủ số tiền ký quỹ đặt cọc theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

Điều 17. Hoàn trả số tiền ký quỹ đặt cọc cho thương nhân

Sau khi đã thanh toán các chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này (nếu có), thương nhân được hoàn trả toàn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ đặt cọc trong các trường hợp sau:

1. Không được cấp Mã số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

2. Hoàn trả Mã số do không tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

3. Bị thu hồi Mã số đã được cấp do vi phạm các quy định của Thông tư này.

Chương 7.

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Chế tài xử lý vi phạm

Ngoài các chế tài xử lý vi phạm trong kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật, quy định bổ sung một số chế tài xử lý vi phạm như sau:

1. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa của thương nhân trong các trường hợp sau:

a) Chưa bổ sung đủ số tiền ký quỹ đặt cọc sau khi đã thanh toán các chi phí quy định tại Điều 16 Thông tư này. Thương nhân chỉ được tiếp tục kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định của Thông tư này sau khi đã bổ sung đủ số tiền ký quỹ đặt cọc theo quy định.

b) Không tạm ngừng đưa hàng về Việt Nam để thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương về việc điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này. Thời gian tạm ngừng là sáu (6) tháng, sau khi hết thời hạn này mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì sẽ bị thu hồi Mã số tạm nhập tái xuất.

2. Thương nhân bị thu hồi Mã số tạm nhập tái xuất hàng hóa trong các trường hợp sau:

a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư này.

b) Không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong quá trình kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

c) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đặt cọc theo quy định trong vòng ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Công Thương.

d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần kho, bãi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

đ) Tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc hàng hóa thuộc Danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.

e) Tạm nhập tái xuất hàng hóa mà không có giấy phép do Bộ Công Thương cấp theo quy định.

Điều 19. Thời gian cấp lại Mã số sau khi bị thu hồi

Thương nhân bị thu hồi Mã số không được cấp lại Mã số trong vòng một (1) năm kể từ ngày bị thu hồi. Thương nhân bị thu hồi Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không được phép cho thương nhân khác thuê kho, bãi để xin cấp Mã số tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

Chương 8.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Thực hiện và phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan về chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức liên quan và thương nhân còn có các trách nhiệm cụ thể sau:

1. Bộ Công Thương:

a) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức, tiến hành kiểm tra và xác nhận.

b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để thu hồi Mã số của thương nhân và xử lý vi phạm theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan:

a) Xây dựng quy hoạch khu vực kho, bãi đáp ứng đủ quy định để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh tạm nhập, tái xuất trên địa bàn, không ảnh hưởng môi trường và góp phần chống gian lận thương mại.

Trước khi quy hoạch kho, bãi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản tham khảo ý kiến của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan về đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển hoạt động tạm nhập tái xuất trên địa bàn, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, gây lãng phí. Trường hợp khu vực kho, bãi đã được phê duyệt, quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt và khu vực đã được quy định.

b) Thông báo cho Bộ Công Thương biết khi thương nhân không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong quá trình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

c) Theo dõi, kiểm tra việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa của thương nhân trên địa bàn nhằm chống gian lận thương mại, nhập lậu và bảo vệ môi trường; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận hàng hóa trên địa bàn và đề xuất biện pháp quản lý để đạt được các mục tiêu và tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khu.

d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn có biện pháp cụ thể để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện kịp thời việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa tạm nhập, tái xuất không có giấy tờ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ vào tiêu thụ trên địa bàn hoặc đi tiêu thụ ở địa bàn khác.

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tạm nhập, tái xut lưu thông trên địa bàn; b trí lực lượng bảo đảm quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa tại các cửa khẩu tái xuất; kiên quyết xử lý nghiêm tất cả các trường hp vi phạm theo đúng quy định.

3. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố liên quan:

a) Tổ chức quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân theo quy định tại Thông tư này.

b) Thông báo ngay cho Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết khi số tiền ký quỹ đặt cọc của thương nhân được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.

4. Tổng cục Hải quan:

a) Định kỳ hàng tháng cung cấp cho Bộ Công Thương các thông tin sau để điều tiết hàng hóa và có biện pháp xử lý kịp thời:

- Lượng hàng hóa tạm nhập, tái xuất thuộc phạm vi điều chnh của Thông tư này.

- Lượng hàng hóa tạm nhập, tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định.

b) Thông báo cho Bộ Công Thương trường hợp thương nhân vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

c) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý vi phạm của thương nhân theo các quy định của pháp luật và các quy định tại Thông tư này.

4. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa:

a) Duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong suốt quá trình kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

b) Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.

c) Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh.

d) Báo cáo định kỳ trước ngày 25 hàng tháng (bằng đường bưu điện và đường thư điện tử) về Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho bãi, ký quỹ đặt cọc và nơi hàng hóa tái xuất đi qua về tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa các loại (theo mẫu tại Phụ lục X).

Chương 9.

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh phải bổ sung đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và nộp hồ sơ đề nghị cấp Mã số theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này mới được tiếp tục thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III theo các quy định tại Thông tư này, không cần văn bản xác nhận của Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

2. Đối với các giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này do Bộ Công Thương cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thương nhân được thực hiện tạm nhập theo thời hạn của giấy phép và tái xuất theo các quy định như trước khi Thông tư này có hiệu lực.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 4 năm 2013 và bãi bỏ các văn bản sau:

a) Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh.

b) Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh.

c) Quyết định số 5737/QĐ-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố tạm thời các Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức có liên quan và thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- a án nhân dân tối cao;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, XNK(15).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 05/2013/TT-BCT

Hanoi, February 18, 2013

 

CIRCULAR

PRESCRIBING ON TEMPORARY IMPORT BUSINESS ACTIVITIES FOR RE-EXPORT OF A NUMBER OF COMMODITY KINDS

Pursuant to the Government's Decree No. 95/2012/ND-CP, of November 12, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to to the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP, of January 23, 2006 detailing the implementation of the implementation of the commercial law with respect to international purchases and sales of goods; and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties;

In furtherance of directions of the Prime Minister in the Directive No. 23/CT-TTg, of September 07, 2012 of the Prime Minister on strengthening state management for temporary import business activities for re-export, border-gate transfer and sending in bonded warehouses;

The Minister of Industry and Trade promulgates the Circular prescribing temporary import business activities for re-export of a number of commodity kinds as follows:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular prescribes temporary import business activities for re-export, including activities of sending goods from foreign countries in bonded warehouses for export or re-export passing bordering provinces.

2. Goods of temporary import business for re-export in the scope of regulation of this Circular include:

a) Goods in List specified in Article 3 of this Circular.

b) The used goods in List banned from export, banned from import, temporarily suspended for export, temporarily suspended for import as prescribed in the Decree No. 12/2006/ND-CP, of January 23, 2006 detailing the implementation of the implementation of the commercial law with respect to international purchases and sales of goods; and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties but not in Annex II promulgated together with this Circular (hereinafter abbreviated to List of used goods).

3. The business activities of goods border-gate transfer in Scope of regulation of this Circular are not entitled to implement through road border-gates.

Article 2. Subjects of application

1. This Circular applies to Vietnamese traders (hereinafter abbreviated to traders) doing temporary import business for re-export of goods specified in clause 2 Article 1 of this Circular to re-export passing bordering provinces; relevant agencies, organizations and individuals.

2. Traders with foreign investment capital shall comply with commitments related to the Vietnam’s acceding to the World Trade Organization (WTO).

Chapter 2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. List of a number of commodity kinds

To promulgate together with this Circular Lists of goods below:

1. Goods banned temporary import business for re-export and border-gate transfer (Annex I).

2. Goods temporarily suspended from temporary import business for re-export, border-gate transfer and sending in bonded warehouses (Annex II).

3. Goods being frozen foods of temporary import business for re-export (Annex III).

4. Goods subject to excise tax (Annex IV).

Chapter 3.

GRANT OF CODE NUMBER OF TEMPORARY IMPORT BUSINESS FOR RE-EXPORT OF GOODS

Article 4. Temporary import business for re-export of frozen foods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To be established before at least two (2) years and had activities of export, import or temporary import for re-export of goods.

2. There is a deposit amount as VND 5 billion (five billion Vietnam dong) at the State Treasury of central-affiliated cities and provinces where traders locate their storages as prescribed in clause 3 this Article.

3. There are storing areas in service for temporary import business for re-export. Specifying:

a) Storing areas must have minimum containing power of 100 (one hundred) cold containers of 40 feet, minimum area of one thousand fifty hundred square meters (1,500 m2). Storing areas are separated from the outside by solid fence, built with minimum height of two and a half meter (2,5 m); have roads for vehicles carrying containers to move in and out storing areas; have gate for out and enter, and signboard of traders that use the storing areas.

b) Storing areas must sufficiently have power source (including electric grid and backup generator with equivalent output) and special-use equipment accompanied in order to operate cold containers under containing power of storing areas specified in point a clause 3 this Article.

c) Storing areas must be owned by the traders or signed leasing contracts by traders, the minimum term is three (3) years. Storing areas must be in the planning or in areas specified by the provincial People's Committee where the operations of re-export of frozen foods take place. Planning and regions specified above shall be decided by provincial People’s Committees after have dealings with the Ministry of Industry and Trade and the General Department of Customs.

d) For provinces have not yet had activities of re-export of frozen foods in localities, when arising and having demand on zoning storing areas for traders to participate in temporary import business for re-export, provincial People’s Committees shall have dealings with the Ministry of Industry and Trade and the General Department of Customs before zoning.

e) A storing area which a trader has declared for grant of code number temporary import business for re-export is not allowed to be rented wholly or a part by other trader in order to use for purpose of applying for grant of code number temporary import business for re-export.

Article 5. The temporary import business for re-export of goods subject to excise tax

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To be established before at least two (2) years and had activities of export, import or temporary import for re-export.

2. There is a deposit amount as VND 5 billion (five billion Vietnam dong) at the State Treasury of central-affiliated cities and provinces where traders are granted Certificate of Business registration/ Enterprise registration certificate.

Article 6. The temporary import business for re-export of goods in List of used goods

Traders doing temporary import business for re-export of goods in List of used goods specified in point b clause 2 Article 1 must satisfy conditions specified in clause 1, clause 2 Article 5 of this Circular.

Article 7. Grant of certificate of code number of temporary import business for re-export of goods

1. Traders doing temporary import business for re-export of frozen food in Annex III promulgated together with this Circular are granted certificate of code number of temporary import business for re-export of frozen foods (hereinafter abbreviated to Code number of temporary import for re-export of frozen foods) when satisfy fully conditions specified in Article 4 of this Circular. Dossier and procedures are implemented as follows:

a) The trader sends a set (1) of dossier of registration for grant of code number of temporary import for re-export of frozen foods by post to Department of Export and Import, the Ministry of Industry and Trade (Address: 54 Hai Ba Trung, Hoan Kiem, Ha Noi), including:

- Application for grant of code number of temporary import for re-export of frozen foods (according to form set in Annex V): 01 original.

- Certificate of Business registration (or Enterprise registration certificate): 01 copy with confirmation and stamped true copy of trader.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Written confirmation of State Treasuries of central-affiliated cities and provinces where trader locates storages on the deposit amount as prescribed in clause 2 Article 4 of this Circular: 01 original.

- Written confirmation of the Electricity of central-affiliated cities and provinces where trader locates storages on that the storages have enough grid power sources to operate cold containers according to the containing power: 01 original.

b) Within 10 (ten) working days, after receiving a full dossier and in accordance with regulation, the Ministry of Industry and Trade shall inspect or authorize for the provincial Service of Industry and Trade where trader has storages to inspect, confirm conditions on storages of trader.

c) Within 10 (ten) working days, after having result of inspecting conditions on storages of trader, the Ministry of Industry and Trade shall consider to grant Code number of temporary import for re-export of frozen goods for trader. In case of refusal for grant of Code number of temporary import for re-export of frozen goods, the Ministry of Industry and Trade shall reply in writing and clearly state the reason thereof.

2. Traders doing temporary import business for re-export of goods in Annex IV promulgated together with this Circular are granted certificate of code number of temporary import business for re-export of goods subject to excise tax (hereinafter abbreviated to code number of temporary import for re-export of goods subject to excise tax) when satisfy fully conditions specified in Article 5 of this Circular. Dossier and procedures are implemented as follows:

a) The trader sends a set (1) of dossier of registration for grant of number code of temporary import for re-export of goods subject to excise tax by post to Department of Export and Import, the Ministry of Industry and Trade (Address: 54 Hai Ba Trung, Hoan Kiem, Ha Noi), including:

- Application for grant of number code of temporary import for re-export of goods subject to excise tax (according to form set in Annex VI): 01 original.

- Certificate of Business registration (or Enterprise registration certificate): 01 copy with confirmation and stamped true copy of trader.

- Written confirmation of the General Department of Customs on that trader has activities of export, import of goods or temporary import for re-export of goods as prescribed in clause 1 Article 5 of this Circular: 01 original.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Within 10 (ten) working days, after receiving a full dossier and in accordance with regulation, the Ministry of Industry and Trade shall consider to grant code number of temporary import for re-export of goods subject to excise tax for trader. In case of refusal for grant of number code of temporary import for re-export of goods subject to excise tax, the Ministry of Industry and Trade shall reply in writing and clearly state the reason thereof.

3. Traders doing temporary import business for re-export of goods in List of used goods specified in point b, clause 2 Article 1 of this Circular are granted certificate of code number of temporary import business for re-export of used goods (hereinafter abbreviated to code number of temporary import for re-export of used goods) when satisfy fully conditions specified in Article 6 of this Circular. Dossier of and procedures for grant of code number of temporary import for re-export of used goods are implemented as prescribed in clause 2 this Article (Application for grant of code number of temporary import for re-export of used goods made in according to Form set in Annex VII).

4. The code number as prescribed in clause 1, clause 2 and clause 3 this Article is separate code number. Traders are entitled to do temporary import business for re-export for only goods items of which they are granted code number.

5. The code number as prescribed in clause 1, clause 2 and clause 3 this Article is valid within three (3) years as from the grant day.

6. For goods from foreign countries sent into bonded warehouses for export, re-export through bordering provinces, only traders who have code number of those goods may fill their name in customs declarations for putting goods into warehouse, ex-warehousing from bonded warehouses for export, re-export. Traders who have no code number are not permitted to fill their name in customs declarations for putting goods into bonded warehouses, ex-warehousing for export, re-export of goods from bonded warehouses passing bordering provinces.

7. Traders doing temporary import business for re-export of goods in scope of regulation of this Circular but failing to re-export passing bordering provinces in the North are not required to implement provisions of this Circular.

Article 8. Re-grant of code number for traders

Code number of trader may be re-granted in the following cases:

1. Code number granted is expired. Dossier of and procedures re-grant of code number are complied with clause 1, clause 2 and clause 3 Article 7 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Written request for adjustment of content in code number: 01 original.

b) Code number granted: 01 copy with confirmation and stamped true copy of trader.

c) Papers relating to adjustment of content: 01 copy for each type with confirmation and stamped true copy of trader.

3. Code number is lost or damagedd. Dossier includes:

a) Written request for re-grant of code number: 01 original.

a) Confirmation of competent agencies on lost or damage: 01 original.

Within 10 (ten) working days, after receiving a full dossier and in accordance with regulation, the Ministry of Industry and Trade shall re-grant the code number for trader. In case of refusal for re-grant of number code, the Ministry of Industry and Trade shall reply in writing and clearly state the reason thereof.

Chapter 4.

PROCEDURES FOR TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT AND BORDER-GATES FOR RE-EXPORT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For frozen food in Annex III and goods in Annex IV promulgated together with this Circular, the traders who have code number may do procedures of temporary import for re-export at customs agencies as prescribed, are not required permission of the Ministry of Industry and Trade.

2. For goods in List of used goods specified in point b clause 2 Article 1 of this Circular, the traders who have code number of temporary import for re-export of used goods shall send request dossier to the Ministry of Industry and Trade when implement temporary import for re-export. Dossier and procedures are implemented as follows:

a) The trader sends a set (1) of dossier requesting for license of temporary import for re-export by post to Department of Export and Import, the Ministry of Industry and Trade (Address: 54 Hai Ba Trung, Hoan Kiem, Ha Noi), including:

- Request for license of temporary import for re-export (according to form set in Annex VIII): 01 original.

- Two contracts, including import contract and export contract signed by trader with foreign customers: 01 copy for each type stamped true copy by trader.

- Report on implementation of license of temporary import for re-export granted (according to form set in Annex IX): 01 original.

- Customs declarations with confirmation on actual export of customs agencies for consignments under license of temporary import for re-export granted at previous time: 01 copy for each sheet and stamped true copy by trader.

b) Within 10 (ten) working days, after receiving a full dossier and in accordance with regulation, the Ministry of Industry and Trade shall grant license of temporary import for re-export for trader. In case of refusal for license, the Ministry of Industry and Trade shall reply in writing and clearly state the reason thereof.

3. The Minister of Industry and Trade shall authorize for the Director, Deputy Director of Export and Import Department to grant license of temporary import for re-export specified in clause 1 this Article for trader.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When having situation of goods jammed in port, border-gate and having risk of causing environment pollution, relevant agencies shall notify to the Ministry of Industry and Trade for consider to regulate goods temporarily imported for re-export.

Regulation of goods temporarily imported for re-export is implemented as follows:

1. The Ministry of Industry and Trade shall apply licensing of temporary import for re-export for frozen goods.

2. In case of application of licensing of temporary import for re-export, traders have code number of temporary import for re-export of frozen foods shall send a request dossier to the Ministry of Industry and Trade when implement temporary import for re-export. Dossier of and procedures are complied with clause 1, clause 2 and clause 3 Article 9 of this Circular.

3. In necessary case, the Ministry of Industry and Trade shall have document to request the trader to temporarily stop bringing goods into Vietnam.

Article 11. Border-gate for re-export

1. Frozen foods in Annex III promulgated together with this Circular are permitted to re-export through international border-gates, main border-gates and border-gates, customs clearance spots in border-gate economic zone established under permission of the Prime Minister and had sufficient specialized control agencies in accordance with regulation.

2. Goods in Annex IV promulgated together with this Circular are permitted to re-export through international border-gates, and border-gates, customs clearance spots in border-gate economic zone established under permission of the Prime Minister and had sufficient specialized control agencies in accordance with regulation.

3. Goods in List of used goods specified in point b clause 2 Article 1 of this Circular are permitted to re-export through only international border-gates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

OTHER PROVISIONS WHEN DO TEMPORARY IMPORT BUSINESS FOR RE-EXPORTS OF GOODS

Article 12. Sea waybill

1. Sea waybill for goods in temporary import business for re-export in Scope of regulation in this Circular must be nominal bill, not permitted to transfer.

2. Apart from contents in accordance with regulation, on the Sea waybill must indicate code number of trader.

For case of temporary import for re-export under license, on the bill of lading, it is required to indicate license number granted to trader by the Ministry of Industry and Trade.

Article 13. Time limit for storage of goods in Vietnam

1. Goods temporarily imported for re-export are stored in Vietnam not exceed forty five (45) days after finishing customs procedures for temporary import. In case when needs to prolong the time limit, trader must have written request for extension and send to customs agency where procedures for temporary import are done; each consignment of temporary import for re-export shall be prolonged time limit once, time limit of extension does not exceed fifteen (15) days.

When the time limit mentioned above is over, within fifteen (15) days, trader must re-export out Vietnam through temporary import border-gate, not be permitted to re-export through any border-gate which is not the temporary import border-gate. Goods fail to re-export shall be confiscated and handled in accordance with regulation. In case of destruction, cost for destruction is deducted from the deposit amount of trader.

2. For goods sent from foreign countries into bonded warehouses for export, re-export through bordering provinces, time of doing procedures for export, re-export shall not exceed fifteen (15) days, after ex-warehousing from bonded warehouses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Goods temporarily imported for re-export shall be inspected and supervises by customs agencies as from being in the temporary import border-gate until goods actually are re-exported overseas.

2. Not to divide containers in small ones during transport of goods from the temporary import border-gate to the area supervised by customs agencies, location of re-export must be in border-gate, customs clearance spot in accordance with regulation.

3. Goods in scope of regulation of this Circular are prohibited to turn type of temporary import business for re-export to import for domestic consumption.

Chapter 6.

MANAGEMENT AND USE OF DEPOSIT AMOUNTS OF TRADERS

Article 15. Management of deposit amounts of traders

1. For goods in Annex III promulgated together with this Circular, provincial State Treasuries where traders locate their storages shall manage the deposit amounts of traders.

2. For goods in Annex IV promulgated together with this Circular and goods in list of used goods specified in point b clause 2 Article 1, State Treasuries of central-affiliated cities and provinces where traders are granted Certificate of Business registration/ Enterprise registration certificate shall manage the deposit amounts of traders.

Article 16. Use of deposit amounts of traders

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Treating and cleaning environment if traders’ goods cause environmental pollution in the course of storage, temporary import for re-export in Vietnam.

b) Destructing inventory fail to re-export, temporarily-imported goods which are inconsistently with declaration and subject to be handle by destruction.

c) Paying other costs arising because trader violates regulations on temporary import business for re-exports of goods.

2. If a trader fails to pay costs as prescribed in clause 1 this Article, the above costs shall be deducted from the deposit amount of such trader in the provincial State Treasury. Agency handling violation shall have written request to the provincial State Treasury where trader made a deposit security for use of deposit amount of trader in order to pay costs under decision of the agency handling violation.

3. The agencies handling violation are responsible for issuance of decisions on using deposit amounts of traders.

4. When handling violations of traders, agencies handling violations shall notify immediately for the Ministry of Industry and Trade aiming to coordinate in management and requesting traders for supplementation of deposit amounts in accordance with regulation before continuing doing temporary import business for re-export of goods.

Article 17. Returning deposit amounts to traders

After paying costs (if any) as prescribed in clause 1 Article 16 of this Circular, traders will be returned all or part of deposit amounts in the following cases:

1. Fail to be granted code number as prescribed in Article 7 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Be withdrawn the granted code number because violate regulations of this Circular.

Chapter 7.

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 18. Sanctions of handling of violations

Apart from sanctions of handling of violations in temporary import business for re-export of goods as prescribed by law, additionally prescribe some sanctions of handling of violations as follows:

1. Temporarily stop activities of temporary import business for re-export of goods of traders in the following cases:

a) Have not yet supplemented full deposit security after have paid costs specified in Article 16 of this Circular. Trader is permitted to continue temporary import business for re-export as prescribed in this Circular only after deposit amounts were supplemented fully in accordance with regulation.

b) Fail to temporarily stop bringing goods into Vietnam in order to implement requirement of the Ministry of Industry and Trade in regulating of goods temporarily imported for re-export as prescribed in clause 3 Article 10 of this Circular. Time of temporary suspension is six (6) months, after ending this time limit, if a trader continues violation, such trader shall be withdrawn code number of temporary import for re-export.

2. Traders may be withdrawn the code number of temporary import for re-export of goods in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failing to maintain conditions as prescribed in this Circular during doing temporary import business for re-export of goods.

c) Failing to supplement deposit amount as prescribed within 30 (ten) days, after receiving a notice of the Ministry of Industry and Trade.

d) Violating in hiring all or part of storing areas as prescribed in clause 3 Article 4 of this Circular.

dd) Temporarily importing for re-export of goods in List of goods banned temporary import business for re-export, border-gate transfer or goods in List of goods temporarily stopped import business for re-export, border-gate transfer and sending in bonded warehouses.

e) Temporarily importing for re-export of goods without license granted by the Ministry of Industry and Trade in accordance with regulation.

Article 19. Time of re-grant of code number after being withdrawn

Traders who are withdrawn code number shall not be re-granted code number within one (1) year since being withdrawn. Traders who are withdrawn code number of temporary import for re-export of frozen foods shall not permitted to lease storages by other traders aiming to apply for grant of code number of temporary import for re-export of frozen foods.

Chapter 8.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The relevant agencies, organizations and traders, apart from responsibilities specified in this Circular and regulations of relevant law on their functions, tasks, have specific responsibilities as follows:

1. The Ministry of Industry and Trade:

a) To organize inspection and confirmation on conditions on storing areas of traders doing temporary import business for re-export of frozen goods or authorize for the Services of Industry and Trade in inspection and confirmation.

b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in order to withdraw code number of trader and handle violations in accordance with regulation.

2. The relevant provincial People’s Committees:

a) To formulate master plans on storages meeting fully regulations on preservation of frozen goods temporarily imported for re-export in their localities, not affecting to environment and to contribute in preventing trade fraudulence.

Before planning on storages, provincial People’s Committees shall consult the Ministry of Industry and Trade and the General Department of Customs relating to assessment on demand and ability of development of activities of temporary import for re-export in localities, aiming to avoid case of unplanned and excessive investment, causing waste. If storages have been approved, stipulated before the effective day of this Circular, the plans have been approved and areas have been stipulated shall be implemented.

a) Informing to the Ministry of Industry and Trade when traders fail to maintain conditions as prescribed in this Circular during doing temporary import business for re-export.

c) Following up, inspecting temporary import for re-export of goods of trades in their localities aiming to prevent trade fraudulence, illegal import and to protect environment; timely notify to the Ministry of Industry and Trade of situation of delivery and receipt of goods in localities and propose measures of management in order to reach objectives and avoid jams in ports, border-gates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Coordinating with functional agencies to strengthen inspection, control of goods temporarily imported for re-export circulating in their localities; allocating forces to ensure the close management and control of re-export of goods in re-export border-gates; being resolute to strictly handle all cases of violation in accordance with regulation.

3. The relevant provincial State Treasuries:

a) Organizing management and use of deposit amounts of traders as prescribed in this Circular.

b) Timely notify to the Ministry of Industry and Trade and provincial People’s Committees when the deposit amounts of traders are used for payment of costs under decisions of agencies handling violations.

4. The General Department of Customs:

a) Monthly supplying for the Ministry of Industry and Trade the following information in order to regulate goods and have timely-handling measures:

- Quantity of goods temporarily imported for re-export in scope of regulation of this Circular.

- Quantity of goods temporarily imported for re-export in backlog over the prescribed time limit.

b) Notifying to the Ministry of Industry and Trade in case trader violates regulations on temporary import business for re-exports of goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Traders doing temporary import business for re-export of goods:

a) Maintaining conditions as prescribed in this Circular during doing temporary import business for re-export of goods.

b) Seriously implement clearance of the frozen foods in ports, border-gates into their storages at the request of the Ministry of Industry and Trade in case happening jams.

c) Collecting and handling waste, sewage in order to prevent and fight epidemics, assure environment hygiene at storages in service for temporary import business for re-export of frozen foods.

d) Periodically report before 25th day of each month (by post office and by email) to the Ministry of Industry and Trade, People’s Committee and the Service of Industry and Trade of provincial level where traders have storages, deposit security, and where goods re-exported going through, regarding implementation of temporary import for re-export of goods of all kinds (in according to the form set in the Annex X).

Chapter 9.

EFFECT

Article 21. Transitional provisions

1. Within 60 days, as from the effective day of this Circular, traders who have been granted certificates of code number of temporary import for re-export of frozen foods as prescribed in the Circular No. 21/2011/TT-BCT, of May 20, 2011 of the Minister of Industry and Trade providing on management of business activities of temporary import for re-export of frozen foods, must supplement fully conditions specified in clause 2, clause 3 Article 4 and submit dossier requesting for grant of code number as prescribed in clause 1 Article 7 of this Circular, in order to be permitted to continue doing temporary import business for re-export of frozen foods specified in Annex III in according to provisions in this Circular, it is not required to have written confirmation of the General Department of Customs as prescribed in clause 1 Article 4 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Effect

1. This Circular takes effect from April 04, 2013 and the following documents are annulled:

a) The Circular No. 33/2010/TT-BCT, of September 11, 2010 of the Minister of Industry and Trade providing on temporary import business for re-export, border-gate transfer of viscera of cattle and poultry whether be frozen or not.

b) The Circular No. 21/2011/TT-BCT, of May 20, 2011 of the Minister of Industry and Trade providing on management of activities of temporary import business for re-export of frozen foods.

c) The Decision No. 5737/QD-BCT, of September 28, 2012 of the Minister of Industry and Trade, on temporarily announcing the lists of goods in temporary import business for re-export, border-gate transfer and sending in bonded warehouses.

2. In the course of implementation of this Circular, if arising any problems, relevant agencies, organizations and traders doing temporary import business for re-export of goods should report in writing to the Ministry of Industry and Trade for timely settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
DEPUTY MINISTER




Tran Tuan Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/02/2013 quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.311

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.130.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!