BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/2020/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2020
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều
56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về hỗ trợ lẫn nhau
trong lĩnh vực hải quan, ký tại Hà Nội ngày 06 tháng
12 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2020.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao
Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG
QUỐC HOA KỲ VỀ HỖ TRỢ LẪN NHAU TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, sau đây gọi là “các Bên”;
Nhận thấy rằng các vi phạm pháp luật
hải quan sẽ gây phương hại đến các lợi ích kinh tế, tài chính và thương mại và
xã hội của mỗi nước;
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đảm
bảo việc tính chính xác thuế hải quan và các loại thuế khác;
Nhận thấy sự cần thiết hợp tác quốc tế
trong các vấn đề liên quan đến việc quản lý và thực thi luật hải quan của mỗi
nước;
Lưu ý các công ước quốc tế trong đó
có các quy định cấm, hạn chế và các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với những
loại hàng hóa cụ thể;
Tin tưởng rằng các biện pháp kiểm
soát đối với các vi phạm hải quan có thể được thực hiện hiệu quả hơn qua việc hợp
tác giữa các cơ quan Hải quan của hai Bên; và
Lưu ý Khuyến nghị của Hội đồng Hợp
tác Hải quan về Hỗ trợ hành chính lẫn nhau ngày 5 tháng 12 năm 1953;
Đã nhất trí như sau:
ĐIỀU 1
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Theo mục đích của Hiệp định này:
1. Thuật ngữ “Cơ quan Hải quan”, ở Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính và ở Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ là Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ và Cơ quan Nhập
cư và Kiểm soát Hải quan, cả hai đều là các cơ quan thuộc Bộ An ninh Nội địa
Hoa Kỳ;
2. Thuật ngữ “pháp luật hải quan” là
luật và các quy định mà Cơ quan Hải quan thực thi đối với việc nhập khẩu, xuất
khẩu và quá cảnh hoặc lưu thông hàng hóa trong phạm vi liên quan tới các loại
thuế, phí hải quan, và các thuế khác hoặc liên quan tới các biện pháp cấm, hạn
chế và các biện pháp kiểm soát tương tự đối với việc vận chuyển qua biên giới
quốc gia các hàng hóa thuộc diện kiểm soát;
3. Thuật ngữ “thông tin” là dữ liệu
dưới mọi hình thức, tài liệu, hồ sơ, báo cáo và các trao đổi khác dưới mọi hình
thức bao gồm các bản điện tử, bản sao được chứng thực, hoặc xác thực của các dữ
liệu đó;
4. Thuật ngữ “vi phạm hải quan” là mọi
vi phạm hoặc có ý định vi phạm pháp luật về hải quan;
5. Thuật ngữ “người” là mọi thể nhân
hoặc pháp nhân;
6. Thuật ngữ “Cơ quan yêu cầu” hoặc
“Bên yêu cầu” là Cơ quan Hải quan hoặc Bên yêu cầu hỗ trợ;
7. Thuật ngữ “Cơ quan được yêu cầu”
hoặc “Bên được yêu cầu” là Cơ quan Hải quan hoặc Bên được yêu cầu hỗ trợ;
8. Thuật ngữ “Cơ quan cung cấp” hoặc
“Bên cung cấp” là Cơ quan Hải quan hoặc Bên cung cấp thông tin; và
9. Thuật ngữ “Cơ quan nhận” hoặc “Bên
nhận” là Cơ quan Hải quan hoặc Bên nhận thông tin.
ĐIỀU 2
PHẠM VI HIỆP ĐỊNH
1. Các Bên, thông qua các Cơ quan Hải
quan của mình, phải hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với các quy định của Hiệp định này
trong hoạt động ngăn chặn, phát hiện, và điều tra bất kỳ vi phạm hải quan nào
và trong việc thực thi pháp luật hải quan.
2. Mỗi Cơ quan Hải quan phải thực hiện
yêu cầu hỗ trợ theo Hiệp định này phù hợp và trong phạm vi giới hạn bởi quy định
và luật pháp quốc gia, và trong phạm vi thẩm quyền và các nguồn lực có sẵn của
mình.
3. Hiệp định này chỉ nhằm mục đích hỗ
trợ lẫn nhau giữa các Bên; các điều khoản của Hiệp định này phải không được cho
phép cá nhân nào có quyền tìm kiếm, che giấu hoặc loại bỏ các bằng chứng, hoặc
cản trở việc thực thi một yêu cầu hỗ trợ.
4. Hiệp định này nhằm tăng cường và bổ
sung các hỗ trợ hải quan lẫn nhau đang được thực hiện giữa các Bên. Không điều khoản
nào trong Hiệp định này có thể được giải thích theo cách hạn chế các hiệp định,
thỏa thuận và thông lệ liên quan tới việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau đang được
thực hiện giữa các Bên.
ĐIỀU 3
PHẠM VI HỖ TRỢ CHUNG
1. Theo yêu cầu, một Cơ quan Hải quan
phải cung cấp hỗ trợ dưới dạng thông tin nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật hải
quan và việc tính chính xác thuế hải quan và các thuế khác bởi các Cơ quan Hải
quan.
2. Theo yêu cầu hoặc theo sáng kiến của
mình, một Cơ quan Hải quan có thể đưa ra hỗ trợ dưới dạng thông tin, bao gồm
nhưng không chỉ giới hạn các thông tin liên quan:
a. các phương pháp và nghiệp vụ thực
hiện quy trình đối với hành khách và hàng hóa;
b. việc áp dụng hiệu quả các kỹ thuật
và phương tiện hỗ trợ kiểm soát;
c. các biện pháp kiểm soát có thể có
ích cho việc trấn áp các vi phạm hải quan và, cụ thể là, các phương thức đặc biệt
chống vi phạm hải quan;
d. các thủ đoạn mới sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm hải quan; và
e. các cơ chế trao đổi dữ liệu liên
quan đến hàng hóa.
3. Các Cơ quan Hải quan phải hợp tác
trong các lĩnh vực:
a. thiết lập và duy trì các kênh liên
lạc để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin nhanh chóng và an toàn;
b. tạo thuận lợi cho việc điều phối
hiệu quả;
c. xem xét và thử nghiệm các thiết bị
hay thủ tục mới;
d. các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm
mục đích chia sẻ kiến thức và các thông lệ phổ biến về kỹ thuật và hoạt động hải
quan; và
e. bất kỳ vấn đề hành chính chung
khác khi cần sự hợp tác.
ĐIỀU 4
PHẠM VI HỖ TRỢ CỤ THỂ
1. Theo yêu cầu, các Cơ quan Hải quan
phải thông báo cho nhau về việc hàng hoá xuất khẩu từ lãnh thổ của một Bên đã
được nhập khẩu hợp pháp vào lãnh thổ của Bên kia. Nếu có yêu cầu, thông tin
cung cấp phải bao gồm cả thủ tục hải quan áp dụng để thông quan hàng hóa đó.
2. Theo yêu cầu và phù hợp với luật
pháp quốc gia cũng như cân nhắc khả năng và nguồn lực của mình, một Cơ quan Hải
quan phải kiểm tra, theo dõi, hoặc cung cấp thông tin, hoặc phải chuyển yêu cầu
đến cơ quan có thẩm quyền trong nước, khi phù hợp, để kiểm tra, theo dõi, hoặc
cung cấp thông tin về:
a. những người mà Bên yêu cầu biết là
đã vi phạm hoặc nghi ngờ đã vi phạm hoặc sẽ vi phạm hải quan trong lãnh thổ, về
phía hoặc qua lãnh thổ của Bên yêu cầu;
b. hàng hóa đang vận chuyển hoặc lưu
kho mà Bên yêu cầu xác định là có dấu hiệu nghi vấn vận chuyển bất hợp pháp
trong, về phía hoặc qua lãnh thổ của Bên yêu cầu;
c. phương tiện vận tải nghi ngờ bị sử
dụng để vi phạm hải quan trong, về phía hoặc qua lãnh thổ của Bên yêu cầu; và
d. các cơ sở trong lãnh thổ của Bên
được yêu cầu được biết là bị sử dụng hoặc nghi ngờ bị sử dụng cho việc thực hiện
các vi phạm hải quan trong, về phía hoặc qua lãnh thổ của Bên yêu cầu.
3. Theo yêu cầu, các Cơ quan Hải quan
phải cung cấp cho nhau thông tin liên quan đến các hoạt động có thể dẫn tới
hành vi vi phạm trong lãnh thổ của Bên kia. Trong những trường hợp có thể gây
thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, sức khỏe cộng đồng, an ninh công cộng,
hoặc các lợi ích cơ bản tương tự khác của Bên kia, các Cơ quan Hải quan, khi có
thể, phải cung cấp các thông tin này mà không cần được yêu cầu. Hiệp định này
không ngăn cản các Cơ quan Hải quan chủ động cung cấp thông tin liên quan đến
các hoạt động có thể dẫn đến các hành vi vi phạm hải quan trong lãnh thổ của
Bên kia.
4. Theo yêu cầu, thông qua việc thỏa
thuận lẫn nhau trong từng trường hợp cụ thể và có tính đến việc xem xét các chi
phí và nguồn lực có sẵn, các Cơ quan Hải quan có thể cho phép trong phạm vi kiểm
soát của mình, việc di chuyển hàng hóa bất hợp pháp hoặc có nghi vấn ra khỏi,
quá cảnh qua, hoặc vào lãnh thổ của từng Bên, nhằm mục đích điều tra và đấu
tranh các vi phạm hải quan. Nếu việc cho phép như vậy không nằm trong khả năng
của Cơ quan Hải quan đó, Cơ quan Hải quan đó sẽ nỗ lực hợp tác với các cơ quan
có thẩm quyền hoặc sẽ nỗ lực chuyển giao vụ việc sang cho cơ quan có thẩm quyền.
ĐIỀU 5
HỒ SƠ VÀ TÀI LIỆU
1. Theo yêu cầu, các Cơ quan Hải quan
phải cung cấp thông tin liên quan tới việc vận chuyển và gửi hàng hóa đến, đi
qua hoặc xuất phát từ lãnh thổ của các Bên thể hiện trị giá, thông tin giao dịch
nếu có, nơi đến và tình trạng của những hàng hóa đó.
2. Cơ quan yêu cầu có thể yêu cầu các
bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của hồ sơ, tài liệu và các chứng từ khác chỉ
khi các bản sao hiện có là chưa đủ. Theo yêu cầu, Cơ quan được yêu cầu phải
cung cấp đúng các bản sao có chứng thực của những hồ sơ, tài liệu và chứng từ đó. Như với tất cả các yêu cầu hỗ trợ được đưa ra theo Hiệp định
này, Cơ quan được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu này theo Điều 2 khoản 2 của Hiệp
định này.
3. Trừ khi cơ quan yêu cầu yêu cầu cụ
thể bản gốc hay bản sao có chứng thực, cơ quan được yêu cầu có thể chuyển thông
tin trên máy tính dưới mọi dạng. Cơ quan được yêu cầu phải cung cấp tất cả các thông
tin liên quan để hiểu hoặc sử dụng thông tin trên máy tính cùng lúc.
4. Nếu cơ quan được yêu cầu đồng ý,
các nhân viên do Cơ quan yêu cầu chỉ định, có thể, thông qua (các) nhân viên của
Cơ quan được yêu cầu, kiểm tra tại văn phòng của Cơ quan được yêu cầu, thông
tin liên quan đến một vi phạm hải quan và yêu cầu Cơ quan được yêu cầu lập các
bản sao hoặc trích xuất thông tin từ đó.
5. Các bản gốc của hồ sơ, tài liệu và
chứng từ khác đã được chuyển phải được trả lại vào thời điểm sớm nhất; mọi quyền
của Cơ quan được yêu cầu hoặc cơ quan hay cá nhân ngoài Cơ quan được yêu cầu có
liên quan phải không bị ảnh hưởng.
ĐIỀU 6
TRUYỀN ĐẠT YÊU CẦU
1. Các yêu cầu theo Hiệp định này phải
được thể hiện dưới hình thức văn bản trực tiếp giữa các nhân viên do Người đứng
đầu các Cơ quan Hải quan chỉ định. Những thông tin được coi là cần thiết cho việc
thực hiện yêu cầu phải được gửi kèm theo yêu cầu. Trong các trường hợp khẩn cấp,
có thể yêu cầu hỗ trợ bằng lời nói và được chấp nhận, nhưng phải nhanh chóng được
khẳng định bằng văn bản càng nhanh càng tốt, nhưng không quá 10 ngày làm việc
tính theo lịch của Cơ quan yêu cầu kể từ ngày đưa ra yêu cầu bằng lời nói.
2. Các yêu cầu phải bao gồm:
a. tên của cơ quan yêu cầu;
b. nội dung của vấn đề hoặc thủ tục;
c. mô tả tóm tắt các dữ kiện và các
vi phạm hải quan liên quan;
d. lý do yêu cầu;
e. mô tả hỗ trợ được yêu cầu; và
f. tên và địa chỉ hoặc thông tin phù
hợp và sẵn có khác về những người có liên quan đến vấn đề, hoặc thủ tục đó, nếu
biết.
ĐIỀU 7
THỰC HIỆN YÊU CẦU
1. Cơ quan được yêu cầu phải thực hiện
tất cả các biện pháp hợp lý để thực hiện yêu cầu và phải nỗ lực để bảo đảm mọi
biện pháp chính thức cần thiết cho mục đích đó.
2. Nếu Cơ quan được yêu cầu không phải
là cơ quan phù hợp để thực hiện yêu cầu, Cơ quan này phải thông báo cho Cơ quan
yêu cầu về cơ quan phù hợp hoặc hiệp định áp dụng, nếu biết. Ngoài ra, khi
thích hợp, cơ quan được yêu cầu có thể chuyển yêu cầu đó đến cơ quan thích hợp,
phù hợp với luật pháp và quy định trong nước của Bên được yêu cầu.
3. Cơ quan được yêu cầu phải tiến
hành, ở phạm vi đầy đủ nhất có thể, hoặc cho phép Cơ quan yêu cầu phối hợp với
Cơ quan được yêu cầu, tiến hành những hoạt động kiểm tra, xác minh, phỏng vấn
hoặc các bước điều tra khác nhằm xác định hoặc làm rõ một vi phạm hải quan. Mọi
hoạt động theo điều khoản này của Cơ quan yêu cầu theo khoản này phải được phối
hợp với đầu mối liên lạc được chỉ định của Cơ quan được yêu cầu và phù hợp với
luật pháp và quy định của Bên được yêu cầu.
4. Theo yêu cầu, Cơ quan được yêu cầu
phải thông báo cho Cơ quan yêu cầu về thời gian và địa điểm của hoạt động được
tiến hành khi thực hiện yêu cầu.
5. Theo yêu cầu, Bên được yêu cầu có
thể cho phép các nhân viên của Cơ quan yêu cầu có mặt tại lãnh thổ của Bên được
yêu cầu để hỗ trợ việc thực hiện yêu cầu, theo các điều kiện và điều khoản mà
Bên được yêu cầu có thể áp dụng.
6. Cơ quan được yêu cầu phải tuân thủ
với yêu cầu mà một thủ tục nhất định cần phải tuân theo, trong chừng mực thủ tục
đó phù hợp với luật pháp quốc gia của Bên được yêu cầu.
ĐIỀU 8
HẠN CHẾ SỬ DỤNG
1. Thông tin nhận được theo Hiệp định
này phải được lưu giữ với cùng mức độ bảo mật mà Bên nhận thông tin đang áp dụng
đối với thông tin tương tự mà mình đang nắm giữ.
2. Thông tin nhận được theo Hiệp định
này chỉ được sử dụng hoặc tiết lộ vì các mục đích của Hiệp định, bao gồm cả
trong các thủ tục tố tụng trong một vụ việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật hải
quan. Bên nhận thông tin phải thông báo cho Bên cung cấp thông tin về bất kỳ việc
sử dụng thông tin nhận được theo Hiệp định này trong thủ tục tố tụng trong một
vụ việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật hải quan. Thông tin đó có thể được sử dụng
hoặc tiết lộ vì các mục đích khác hoặc bởi các cơ quan khác của Bên nhận nếu Cơ
quan Hải quan cung cấp thông tin đã chấp nhận bằng văn bản đối với việc sử dụng
hoặc tiết lộ thông tin đó.
3. Thông tin nhận được của một Bên,
theo yêu cầu của Bên cung cấp, phải được bảo mật. Các lý do cho một yêu cầu như
vậy phải được nêu rõ.
4. Điều này phải không loại trừ việc
sử dụng hoặc tiết lộ thông tin đã trao đổi theo Hiệp định này trong chừng mực
đó là một nghĩa vụ theo Hiến pháp hoặc luật pháp quốc gia của Bên nhận liên
quan tới tố tụng hình sự. Bên nhận sẽ thông báo trước về việc tiết lộ dự kiến
cho Bên cung cấp thông tin đó.
5. Điều này phải không loại trừ việc
sử dụng hoặc tiết lộ thông tin đã trao đổi theo Hiệp định này liên quan tới khủng
bố hoặc các vấn đề an ninh quốc gia khác nếu có một sự bắt buộc phải sử dụng hoặc
tiết lộ thông tin đó theo luật hiện hành của Bên nhận.
6. Nếu dữ liệu đã cung cấp bị phát hiện
là không đúng hoặc không nên được trao đổi, việc thông báo phải được thực hiện
ngay lập tức. Bên cung cấp phải cung cấp cho Bên nhận thông báo bằng văn bản để
xóa dữ liệu đó và Cơ quan Hải quan đã nhận dữ liệu phải xóa dữ liệu đó. Bên
cung cấp phải cung cấp cho Bên nhận dữ liệu chính xác, khi thích hợp.
7. Thông tin đã được công khai theo khoản
2 và khoản 4 Điều này có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
8. Mỗi Cơ quan Hải quan phải xây dựng
hoặc duy trì việc sắp xếp nội bộ quốc gia nhằm đảm bảo việc truyền tải, bảo quản,
cất trữ, xử lý và bảo mật nội bộ dữ liệu, hồ sơ và chứng từ mật một cách phù hợp.
ĐIỀU 9
CÁC MIỄN TRỪ
1. Trong trường hợp Bên được yêu cầu
xác định rằng việc hỗ trợ sẽ phương hại đến chủ quyền, an ninh, chính sách công
hoặc các lợi ích quốc gia cơ bản khác, hoặc không phù hợp với luật và quy định
quốc gia, bao gồm cả các yêu cầu pháp lý liên quan tới việc không tuân thủ có đảm
bảo về những hạn chế sử dụng hoặc bảo mật, cơ quan đó có thể từ chối hoặc tạm
thời chưa hỗ trợ, hoặc có thể hỗ trợ theo những điều kiện hoặc yêu cầu nhất định.
2. Nếu Cơ quan yêu cầu không thể thực
hiện được một yêu cầu tương tự mà Cơ quan được yêu cầu đã đưa ra, Cơ quan yêu cầu
phải chỉ rõ vấn đề này trong yêu cầu của mình. Việc tuân thủ yêu cầu đó phải do
Cơ quan được yêu cầu quyết định.
3. Cơ quan được yêu cầu có thể trì
hoãn việc hỗ trợ trên cơ sở việc thực hiện hỗ trợ đó sẽ cản trở việc điều tra,
truy tố hoặc thủ tục tố tụng đang thực hiện. Trong trường hợp đó, Cơ quan được
yêu cầu phải trao đổi với Cơ quan yêu cầu để xác định việc hỗ trợ có thể được
thực hiện theo các điều khoản và điều kiện mà Cơ quan được yêu cầu có thể yêu cầu.
4. Trong trường hợp một yêu cầu không
thể thực hiện được, Cơ quan yêu cầu phải được thông báo nhanh chóng và được
cung cấp các lý do của việc trì hoãn hoặc từ chối yêu cầu. Những trường hợp có
thể quan trọng để tiếp tục theo đuổi vụ việc đó cũng phải được thông báo cho Cơ
quan yêu cầu.
ĐIỀU 10
CHI PHÍ
1. Thông thường, Bên được yêu cầu phải
chịu tất cả chi phí liên quan tới việc thực hiện yêu cầu, trừ những chi phí cho
chuyên gia, nhân chứng và các chi phí biên dịch, phiên dịch và việc chuyển sang
dạng chữ viết phải do Cơ quan yêu cầu chi trả.
2. Nếu quá trình thực hiện yêu cầu
cho thấy rõ ràng việc hoàn thành yêu cầu sẽ phát sinh chi phí bất thường, các
Cơ quan Hải quan phải tham vấn để quyết định các điều khoản và điều kiện để việc
thực hiện yêu cầu có thể tiếp tục.
ĐIỀU 11
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
1. Các Cơ quan Hải quan phải:
a. liên lạc trực tiếp để giải quyết
các vấn đề phát sinh từ Hiệp định này;
b. sau khi thảo luận, ban hành các hướng
dẫn hành chính cần thiết cho việc thực hiện Hiệp định này; và
c. nỗ lực đồng thuận thông qua để giải
quyết các vấn đề hoặc thắc mắc phát sinh từ việc giải thích hay áp dụng Hiệp định.
2. Các bất đồng không tìm được giải
pháp có thể được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao.
3. Các Cơ quan Hải quan nhất trí gặp
gỡ định kỳ khi cần thiết theo yêu cầu của bất cứ Bên nào nhằm đánh giá việc thực
hiện Hiệp định này.
ĐIỀU 12
LÃNH THỔ ÁP DỤNG
Hiệp định này phải được áp dụng tại
lãnh thổ của cả hai Bên được xác định tại các quy định pháp lý và hành chính quốc
gia.
ĐIỀU 13
HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HIỆP ĐỊNH
1. Hiệp định có hiệu lực vào ngày nhận
được thông báo cuối cùng giữa các Bên trong đó chỉ rõ các Bên đã hoàn thành thủ
tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
2. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định
này tại bất kỳ thời điểm nào bằng việc thông báo qua các kênh ngoại giao. Việc
chấm dứt Hiệp định có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày thông báo về việc chấm dứt
Hiệp định cho Bên kia.Tuy nhiên, các yêu cầu hỗ trợ đang thực hiện được đưa ra
trước ngày chấm dứt Hiệp định có hiệu lực phải được hoàn thành theo các điều khoản
của Hiệp định này.
Hiệp định này có thể được sửa đổi vào
bất kỳ thời điểm nào thông qua thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên; các sửa đổi,
bổ sung phải tạo thành một phần không tách rời của Hiệp định này.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới
đây, được sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ của mỗi Bên, đã ký Hiệp định này.
LÀM, thành hai bản, tại Hà Nội vào
ngày 06/12/2019 bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai bản đều có giá trị như
nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
VŨ THỊ MAI
THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
CARYN R. MCCLELLAND
ĐẠI BIỆN HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
TẠI VIỆT NAM
|
AGREEMENT
BETWEEN THE GOVERMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE
GOVERMENT OF THE UNITED STATES OF AMERICA REGARDING MUTUAL ASSISTANCE IN
CUSTOMS MATTERS
The Government of the Socialist
Republic of Viet Nam and the Government of the United States of America,
hereinafter referred to as “Parties”;
Considering that offenses against
customs laws are prejudicial to the economic, fiscal, commercial and social interests
of then respective countries;
Considering the importance of
ensuring the accurate assessment of customs duties and other taxes;
Recognizing the need for
international cooperation in matters related to the administration and
enforcement of the customs laws of their respective countries;
Having regard for the international
conventions containing prohibitions, restrictions and special measures of
control in respect of specific goods;
Convinced that action against customs
offenses can be made more effective by cooperation between their Customs
Administrations; and
Referencing the Recommendation of the
Customs Cooperation Council regarding Mutual Administrative Assistance of
December 5, 1953;
Have agreed as follows:
ARTICLE 1
DEFINITIONS
For the purposes of the present
Agreement:
1. the term “Customs Administration”
means, in the Socialist Republic of Viet Nam, the General Department of Viet
Nam Customs, Ministry of Finance and in the United States of America, U.S.
Customs and Border Protection and U.S. Immigration and Customs Enforcement,
which are both components of the U.S. Department of Homeland Security;
2. the term “customs laws” means the
laws and regulations enforced by the Customs Administrations concerning the
importation, exportation, and transit or circulation of goods as they relate to
customs duties, charges, and other taxes or to prohibitions, restrictions, and
other similar controls respecting the movement of controlled items across
national boundaries;
3. the term “information” means data in
any form, documents, records, reports, and other communications in any format,
including electronic, certified, or authenticated copies thereof;
4. the term “customs offense” means
any violation or attempted violation of the customs laws;
5. the term “person” means any
natural or legal person;
6. the term “requesting
Administration” or “requesting Party” means the Customs Administration or Party
that requests assistance;
7. the term “requested
Administration” or “requested Party” means the Customs Administration or Party
from which assistance is requested;
8. the term “supplying
Administration” or “supplying Party” means the Customs Administration or Party
that provides information; and
9. the term “receiving
Administration” or “receiving Party” means the Customs Administration or Party
that receives information.
ARTICLE 2
SCOPE OF AGREEMENT
1. The Parties, through their Customs
Administrations, shall assist each other, in accordance with the provisions of
this Agreement, in preventing, detecting, and Investigating any customs offense
and in enforcing customs laws.
2. Each Customs Administration shall
execute requests for assistance made pursuant to this Agreement in accordance
with and subject to the limitations of its domestic law and regulations, and
within the limits of its competence and available resources.
3. This Agreement is intended solely
for mutual assistance between the Parties; the provisions of this Agreement
shall not give rise to a right on the part of any private person to obtain,
suppress, or exclude any evidence, or to impede the execution of a request.
4. This Agreement is intended to
enhance and supplement mutual customs assistance in effect between the Parties.
No provision in this Agreement may be interpreted in a manner that would restrict
agreements, arrangements, and practices relating to mutual assistance and
cooperation in effect between the Parties.
ARTICLE 3
SCOPE OF GENERAL ASSISTANCE
1. Upon request, a Customs
Administration shall provide assistance in the form of information in order to
ensure the enforcement of the customs laws and the accurate assessment of
customs duties and other taxes by the Customs Administrations.
2. Upon request or upon its own
initiative, a Customs Administration may provide assistance in die form of information,
including but not limited to information concerning:
a. methods and techniques for
processing passengers and cargo;
b. the successful application of
enforcement aids and techniques;
c. enforcement actions that might be
useful to suppress customs offenses and, in particular, special means of
combating customs offenses;
d. new methods used in committing
customs offenses; and
e. mechanisms for exchange of data
related to cargo.
3. The Customs Administrations shall
cooperate in:
a. establishing and maintaining
channels of communication to facilitate the secure and rapid exchange of
information;
b. facilitating effective
coordination;
c. the consideration and testing of
new equipment or procedures;
d. technical assistance activities
for the purposes of sharing knowledge and best practices in customs techniques
and operations; and
e. any other general administrative
matters that may from time to time require their cooperation.
ARTICLE 4
SCOPE OF SPECIFIC ASSISTANCE
1. Upon request, the Customs
Administrations shall inform each other whether goods exported from the
territory of one Party have been lawfully imported into the territory of the
other Party; If requested, the information shall contain the customs procedure
used for clearing the goods.
2. Upon request, and consistent with
its domestic laws and considering its competence and resources, a Customs
Administration shall examine, monitor, or supply information, or shall refer a
request to a competent domestic agency, as appropriate, to examine, monitor, or
supply information about:
a. persons known to the requesting
Party to have committed a customs offense or suspected of having committed or
being about to commit a customs offense within, toward, or through the territory
of the requesting Party;
b. goods either in transport or in
storage identified by the requesting Party as giving rise to suspected illicit
traffic within, toward, or through the territory of the requesting Party;
c. means of transport suspected of being
used in customs offenses within, toward, or through the territory of the
requesting Party; and
d. premises in the territory of the
requested Party known to have been used or suspected of being used in
connection with the commission of a customs offense within, toward, or through
the territory of the requesting Party.
3. Upon request, the Customs
Administrations shall furnish to each other information regarding activities
that may result in customs offenses within the territory of the other Party. In
situations that could involve substantial damage to the economy, public health,
public security, or similar vital interest of the other Party, the Customs
Administrations, wherever possible, shall supply such information without being
requested to do so. Nothing in this Agreement otherwise precludes the Customs
Administrations from providing on their own initiative information regarding
activities that may result in customs offenses within the territory of the
other Party.
4. Upon request, by mutual arrangement
in each specific case and taking into account the costs and available
resources, the Customs Administrations may permit under then control, the
movement of unlawful or suspect goods out of, through, or into their respective territory, with a view to investigating and combating
customs offenses. If granting such permission is not within the competence of
the Customs Administration, that Customs Administration will endeavor to
initiate co-operation with the national authorities that have such competence, or
it will endeavor to transfer the case to those authorities.
ARTICLE 5
FILES AND DOCUMENTS
1. Upon request, the Customs
Administrations shall provide information relating to transportation and
shipment of goods destined for, passing through or departed from die territory
of the Parties showing value, transaction information if available,
destination, and status of those goods.
2. A requesting Administration may
request originals or certified copies of files, documents, and other materials
only where available copies would be insufficient. Upon
request, the requested Administration shall provide properly certified copies
of such files, documents, and other materials. As with all requests for
assistance made pursuant to this Agreement, the requested Administrations shall
execute this request in accordance with Article 2, paragraph 2 of this
Agreement.
3. Unless the requesting
Administration specifically requests originals or certified copies, the
requested Administration may transmit computer-based information in any form.
The requested Administration shall supply all information relevant for
Interpreting or utilizing computer-based information at the same time.
4. If the requested Administration
agrees, officials designated by the requesting Administration may, through
official(s) of the requested Administration, examine in the offices of the
requested Administration information relevant to a customs offense and request
that the requested Administration make copies thereof or extract information
therefrom.
5. Originals of files, documents, and
other materials that have been transmitted shall be returned at the earliest
opportunity; any rights of the requested Administration or of any entity or
individual outside of the requested Administration relating thereto shall
remain unaffected.
ARTICLE 6
COMMUNICATION OF REQUESTS
1. Requests pursuant to this
Agreement shall be made in writing directly between officials designated by the
Heads of the respective Customs Administrations. Information deemed useful for
the execution of requests shall accompany the request. In
urgent situations, oral requests may be made and accepted, but shall be
promptly confirmed in writing as expeditiously as possible, but no later than
10 business days, based upon the requesting Administration’s calendar, from the
date of the oral request.
2. Requests shall include:
a. the name of the requesting
Administration;
b. the nature of tile matter or
proceedings;
c. a brief statement of the facts and
customs offenses involved;
d. the reason for the request;
e. a description of the assistance
requested; and
f. the names and addresses or other
appropriate and available information regarding the persons concerned in the
matter, or proceeding, if known.
ARTICLE 7
EXECUTION OF REQUESTS
1. The requested Administration shall
take all reasonable measures to execute a request and shall endeavor to secure
any official measures necessary for that purpose.
2. If the requested Administration is
not the appropriate agency to execute a request, it shall advise the requesting
Administration of the appropriate authority or applicable agreement, if known.
In addition, as appropriate, the requested Administration may transmit the
request to the appropriate authority, in accordance with its domestic laws and
regulations.
3. The requested Administration shall
conduct to the fullest extent possible, or permit the requesting Administration
to coordinate with the requested Administration, to conduct inspections,
verifications, inquiries, or other investigative steps to identify or clarify a
customs offense. Any activity of the requesting Administration under this
paragraph shall be in coordination with die designated point of contact of the
requested Administration and in accordance with the laws and regulations of the
requested Party.
4. Upon request, the requested
Administration shall advise the requesting Administration of the time and place
of action to be taken in execution of a request.
5. Upon request, the requested Party
may authorize officials of the requesting Administration to be present in the
territory of the requested Party to assist in execution of a request, subject
to terms and conditions the requested Party may impose.
6. The requested Administration shall
comply with a request that a certain procedure be followed to the extent that
such procedure is in accordance with domestic laws of the requested Party.
ARTICLE 8
LIMITATIONS OF USE
1. Information obtained under this
Agreement shall be afforded the same degree of confidentiality by the receiving
Party that it applies to similar information in its custody.
2. Information obtained under this
Agreement shall only be used or disclosed for the purposes in the Agreement,
including in proceedings in the specific case to enforce
the customs laws. The receiving Party shall provide notice to the supplying
Party of any use of information obtained under this Agreement in proceedings in
a specific case to enforce the customs laws. Such information may be used or
disclosed for other purposes or by other authorities of the receiving Party if
the supplying Customs Administration has expressly approved such use or
disclosure in writing.
3. Information received by either
Party shall, upon request of the supplying Party, be treated as confidential.
The reasons for such a request shall be stated.
4. This Article shall not preclude
the use or disclosure of information exchanged pursuant to this Agreement to
the extent that there is an obligation to do so under the Constitution or
domestic laws of tile receiving Party in connection with any criminal
proceeding. The receiving Party shall give advance notice of any such proposed
disclosure to tile supplying Party.
5. This Article shall not preclude
the use or disclosure of information exchanged pursuant to this Agreement in
connection with terrorism or other national security matters where there is an
obligation to use or disclose such information under the receiving Party's
applicable laws.
6. If data supplied is found to be
incorrect or should not have been exchanged, notification should be made
immediately. The supplying Party shall also provide the receiving Party written
notification to delete the data mid the Customs Administration that has
received such data shall delete it The supplying Party shall provide the receiving
Party with correct data, where appropriate.
7. Information made public under
paragraphs 2 and 4 of this Article may be used for any purpose.
8. Each respective Customs
Administration shall establish or maintain local arrangements to ensure
appropriate transmission, safekeeping, storage, handling and internal
dissemination of confidential data, files and documents.
ARTICLE 9
EXEMPTIONS
1. Where a requested Party determines that granting assistance would infringe upon its sovereignty,
security, public policy or other substantive national interest, or would be
inconsistent with its domestic law and regulations, including any legal
requirement relating to non-compliance with assurances regarding limitations on
use or confidentiality, it may refuse or withhold assistance, or may grant it
subject to the satisfaction of certain conditions or requirements.
2. If the requesting Administration
would be unable to comply if a similar request were made by the requested
Administration, it shall draw attention to that fact in its request. Compliance
with such a request shall be at the discretion of the requested Administration.
The requested Administration may
postpone assistance on the ground that it will interfere with an ongoing investigation,
prosecution, or proceeding. In such an instance, the requested Administration
shall consult with the requesting Administration to determine if assistance can
be given subject to such terms or conditions as the requested Administration
may require.
4. In the event that a request cannot
be complied with, the requesting Administration shall be promptly notified and
provided with a statement of the reasons for postponement or denial of the
request Circumstances that might be of importance for the farther pursuit of
the matter shall also be provided to the requesting Administration.
ARTICLE 10
COSTS
1. The requested Party shall normally
pay all costs relating to die execution of the request, with the exception of
expenses for experts and witnesses and the costs of translation, interpretation
and transcription, which shall be paid for by the requesting Party.
2. If during the execution of a
request it becomes apparent that completion of the execution of the request
will entail expenses of an extraordinary nature, the Customs Administrations
shall consult to determine the terms and conditions under which execution may
continue.
ARTICLE 11
IMPLEMENTATION OF THE AGREEMENT
1. The Customs Administrations shall:
a. communicate directly for the purpose
of dealing with matters arising out of this Agreement;
b. after consultation, issue any
administrative directives necessary for the implementation of this Agreement;
and
c. endeavor by mutual accord to
resolve problems or questions arising from the interpretation or application of
the Agreement.
2. Conflicts for which no solutions
can be found will be settled by diplomatic means.
3. The Customs Administrations agree
to meet periodically as necessary at the request of either Party in order to
review the implementation of this Agreement.
ARTICLE 12
TERRITORIAL APPLICATION
This Agreement shall be applicable in
the territories of both Parties as defined in their domestic legal and
administrative provisions.
ARTICLE 13
ENTRY INTO FORCE AND TERMINATION
1. This Agreement shall enter into
force on the date of the last note in an exchange of notes between the Parties
indicating that they have completed the necessary internal procedures for entry
into force.
2. Either Party may terminate this
Agreement at any time by notification through diplomatic channels. The
termination shall take effect three months from the date of notification of
termination to foe other Party. Ongoing requests for assistance made prior to
the effective date of termination shall nonetheless be completed in accordance
with the provisions of this Agreement.
3. This Agreement may be amended at
any time by mutual written agreement; these amendments shall constitute an
integral part of this Agreement.
IN WITNESS THEREOF, the undersigned,
being duly authorized by their respective Governments, have signed this
Agreement
DONE, in duplicate, at Ha Noi on
06/12/2019 in the Vietnamese and English languages, both texts being Equally
authentic.
FOR
THE GOVERNMENT OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
VU THI MAI
DEPUTY MINISTER OF FINANCE
|
FOR
THE GOVERNMENT OF
THE UNITED STATES OF AMERICA
CARYN R. MCCLELLAND
CHARGÉ D’ AFFAIRES
|