Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 981/QĐ-TCHQ 2017 cải cách hiện đại hóa Cục Hải quan Cần Thơ 2016 2020

Số hiệu: 981/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: ***
Ngày ban hành: 21/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 981/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “KẾ HOẠCH CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chương trình số 09/CTr-UBND ngày 07/6/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ; gắn với thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Cần Thơ; Lãnh đạo Ban, Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan - Tổng cục Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020”.

………………

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 961/QĐ-TCHQ ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Tng cục Trưởng Tng cục Hải quan)

Phần I

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Cục Hải quan thành phố Cần Thơ trở thành cơ quan Hải quan điện tử hiện đại, hoạt động trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, với thủ tục đơn giản, minh bạch, hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, liêm chính, được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và đầu tư trên địa bàn quản lý (gồm thành phố Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh).

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Vận hành ổn định, hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS, giảm tỷ lệ can thiệp, giảm thủ tục, giấy tờ, thời gian xử lý và nhân lực hướng đến thủ tục hải quan điện tử được thực hiện “mọi nơi - mọi lúc - mọi phương tiện”; toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh ứng dụng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

2.2. Công tác quản lý rủi ro được áp dụng toàn diện, chuyên sâu trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan tại các khâu trước, trong và sau thông quan nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hải quan đồng thời tạo thuận lợi và khuyến khích cho hoạt động xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

2.3. Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới thuộc địa bàn quản lý được thực hiện hiệu quả trên cơ sở triển khai đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đầy đủ trang thiết bị hiện đại đảm bảo gắn kết chặt chẽ kiểm soát hải quan và các hoạt động nghiệp vhải quan khác góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, chống thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý.

2.4. Công tác kiểm tra sau thông quan từng bước đạt đến trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên áp dụng sâu rộng quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệp vụ kiểm toán sau thông quan (PCA).

2.5. Đội ngũ công chức Cục Hi quan thành phố Cần Thơ được nâng cao năng lực, đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính, tuân thủ các quy định, có phương pháp làm việc hiện đại, hiệu suất xử lý công việc cao, sử dụng thành thạo các hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng và trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hiện đại, từng bước xây dựng, hoàn thiện mô hình cơ quan hải quan điện tử.

2.6. Công tác quản lý, điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; nâng cao hiệu quả quản trị, kiểm tra, giám sát, quản lý nội bộ, từng bước xây dựng văn phòng điện tử.

2.7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện đại được đầu tư đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác hiện đại hóa.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YU

1. Triển khai thực hiện thủ tục Hải quan điện tử “mọi lúc - mọi nơi - mọi phương tiện” với thời gian 24/7 trên tất cả các thiết bị cố định, di động hỗ trợ.

2. Đến năm 2020 thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa còn dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.

3. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhất (mức độ 3 hoặc 4) đối với 100% thủ tục Hải quan chủ yếu.

4. Trang bị hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ khác cho Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ và Chi cục hải quan cửa khẩu Vĩnh Long.

5. Tỷ lệ phân luồng xanh tối thiểu từ 69% trở lên, luồng vàng không quá 25%, luồng đỏ không quá 6%.

6. Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan ít nhất đạt 80% trở lên tại các chỉ số chính thuộc các tiêu chí: Tiếp cận thông tin pháp luật về thủ tục Hải quan, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, sự phục vụ của công chức Hải quan, kết quả giải quyết thủ tục hành chính về Hải quan, đánh giá chung về chính sách pháp luật Hải quan trong các cuộc khảo sát chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7. Phấn đấu tối thiểu 80% các nội dung liên quan đến quản lý, điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ được thực hiện trên môi trường điện tử.

8. Xây dựng mô hình cơ quan Hải quan điện tử dựa trên kiến trúc Bộ ngành điện tử và triển khai được ít nhất 70% các bộ phận cấu thành.

9. Phấn đấu thực hiện tốt công tác giữ vững địa bàn, không để hình thành các điểm nóng, ổ nhóm, đường dây về tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy và tiền chất qua biên giới. Thực hiện đạt, vượt các chỉ tiêu kiểm soát chống buôn lậu theo Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu hàng năm.

10. Ít nhất 80% công chức đạt năng lực cấp độ 2 (thành thạo nghiệp vụ.)

11. Phấn đấu các khoản thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện thanh toán bằng phương thức điện tử qua Ngân hàng thương mại, Kho bạc đạt 98% trở lên.

12. Phấn đấu 100% công việc chính được quy trình hóa và quản lý chất lượng, duy trì cải tiến Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

13. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt, vượt chỉ tiêu được giao hàng năm.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nhiệm vụ trọng tâm 1: Triển khai vận hành, khai thác và từng bước hoàn thiện mô hình thủ tục Hải quan điện tử với trọng tâm là rà soát, đề xuất hoàn thiện thể chế, quy trình thủ tục, đề xuất nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ.

- Tham gia góp ý, xây dựng hoàn thiện thể chế, quy trình thủ tục Hải quan theo hướng tuân thủ các Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các Luật khác có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện mô hình thủ tục Hải quan điện tử.

- Vận hành ổn định, sử dụng hiệu quả Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS theo hướng triển khai mở rộng và đi vào chiều sâu.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành; đẩy mạnh thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN hướng đến trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu điện tử.

- Tăng cường phương thức kiểm tra hàng hóa bằng máy soi; giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục Hải quan, tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan và từng bước thực hiện kiểm tra trước khi thực hiện thủ tục hải quan.

- Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 hoặc 4 đối với các thủ tục hải quan chủ yếu.

2. Nhiệm vụ trọng tâm 2: Áp dụng sâu rộng kỹ thuật quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ, gồm: Kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra chuyên ngành; triển khai hiệu quả quản lý tuân thủ thông qua các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp đối tượng, mục tiêu quản lý; áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tuân thủ tự nguyện, hướng đến môi trường tự nguyện tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3. Nhiệm vụ trọng tâm 3: Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, kiểm soát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại:

3.1. Xây dựng và phát triển lực lượng kiểm tra sau thông quan đạt đến trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên áp dụng sâu rộng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệp vụ kiểm toán sau thông quan. Hoạt động kiểm tra sau thông quan tăng cả về số lượng, chất lượng trên cơ sở áp dụng đầy đủ mô hình quản lý tuân thủ, kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3.2. Tăng cường hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan kết hợp với việc rà soát, đề xuất hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất liên quan đến lĩnh vực kiểm soát Hải quan, ứng dụng, khai thác triệt để công nghệ thông tin, các trang thiết bị hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ, hiệu quả các phương thức kiểm soát Hải quan hiện đại và truyền thống. Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn như Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không... trong việc chia s thông tin, tuần tra kiểm soát, hiệp đồng tác chiến, đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi buôn lu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả.

4. Nhiệm vụ trọng tâm 4: Từng bước đổi mới cơ bản phương thức quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên mô tả vị trí việc làm; trước hết là đối với các vị trí việc làm không giữ chức vụ lãnh đạo, nhằm đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc, nâng cao hiệu suất làm việc; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; điện tử hóa một số hoạt động quản lý nguồn nhân lực; nâng cao tính khoa học, công bằng, minh bạch cho các hoạt động quản lý nguồn nhân lực; đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý hải quan.

5. Nhiệm vụ trọng tâm 5: Đẩy mạnh quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp; quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn. Đa dạng hóa phương pháp tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan.

6. Nhiệm vụ trọng tâm 6: Từng bước kiện toàn, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo lộ trình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, yêu cầu cải cách hành chính, cải cách hiện đại hóa và định hướng phát triển Chính phủ điện tử.

Phần II

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH

I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI MỤC TIÊU THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 1

1.1. Hoạt động 1: Rà soát, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Xây dựng kế hoạch rà soát đánh giá hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ hàng năm.

- Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

1.2. Hoạt động 2: Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

- Tổ chức tập huấn cho công chức thực hiện.

1.3. Hoạt động 3: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người khai hải quan, người nộp thuế.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người khai hải quan, người nộp thuế.

- Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cá nhân, tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu;

- Thực hiện các chuyên đề tuyên truyền, hình thức, phương thức tuyên truyền phổ biến pháp luật.

1.4. Hoạt động 4: Tham gia ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nội dung các Hiệp định theo lộ trình Việt Nam đã ký kết.

- Thường xuyên rà soát, đề xuất những trường hợp quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về hải quan chưa phù hợp với các quy định tại các Hiệp định.

- Tham gia ý kiến và triển khai đầy đủ, có hiệu quả các cam kết tại các Hiệp định. Tham gia xây dựng Cơ chế kiểm soát về xuất xứ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chế độ quản lý đối với các loại hình hàng hóa, phương tiện vận tải phù hợp cam kết theo đúng lộ trình.

1.5. Hoạt động 5: Rà soát quy trình nghiệp vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Cục và các Chi cục Hải quan trực thuộc, kiến nghị sửa đổi theo hướng chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ đảm bảo áp dụng xử lý nghiệp vụ bằng phương thức điện tử.

- Rà soát quy trình nghiệp vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Cục và các Chi cục Hải quan trực thuộc.

- Kiến nghị cắt giảm, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ không còn phù hợp thực tiễn.

1.6. Hoạt động 6: Đề xuất, tham gia ý kiến xây dựng, nâng cấp hoặc bổ sung hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức điện tử trong hoạt động quản lý hải quan mà Hệ thống VNACCS/VCIS hiện chưa triển khai.

- Đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng quy định hiện hành đề nâng cấp: Hệ thống Kế toán thuế xuất nhập khẩu, Hệ thống GTT, MHS, Hệ thống dự báo số thu.

- Tham gia xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ cần thiết để Tổng cục Hải quan xây dựng các Hệ thống phần mềm: miễn, giảm, hoàn thuế, kết nối hệ thống với các cơ quan kinh doanh cảng, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, thủ tục quá cảnh hàng hóa, xử lý thông tin về hàng hóa và phương tiện vận tải qua đường biển, đường bộ...

- Triển khai, vận hành các phân hệ do Tổng cục Hải quan triển khai.

1.7. Hoạt động 7: Triển khai đầy đủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS.

- Duy trì, giám sát vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS cho công chức trong đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.

- Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn công chức và doanh nghiệp về sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS.

1.8. Hoạt động 8: Hoàn thành việc nâng cấp một số hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh đáp ứng yêu cầu quy định mới và theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), phù hợp với kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin ngành Tài chính.

- Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống kế toán thuế xuất nhập khẩu.

- Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống thông quan điện tử V5, GTT, MHS.

- Nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý rủi ro để kết nối/chuyển đổi dữ liệu với Hệ thống VNACCS/VCIS.

- Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống thông tin tình báo, hệ thống kiểm tra sau thông quan để kết nối, xử lý thông tin với Hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống xử lý tập trung ngành Hải quan.

- Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống dự báo số thu.

1.9. Hoạt động 9: Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa, container tại các cảng biển.

- Tham gia đóng góp xây dựng văn bản pháp luật đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đi thông tin của các cơ quan tại cảng biển.

- Xây dựng quy trình kết nối, trao đổi thông tin.

- Triển khai thí điểm và triển khai chính thức trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng biển.

- Tập huấn, hỗ trợ công chức Hải quan và các đơn vị có liên quan.

1.10. Hoạt động 10: Vận hành Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh.

- Triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

- Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.

- Triển khai mở rộng hệ thống một cửa quốc gia đối với tất cả cảng biển, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

- Triển khai dịch vụ thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí, lệ phí - Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí, lệ phí được áp dụng đối với 100% các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.

- Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ báo cáo và chia sẻ dữ liệu thống kê (report) về các thủ tục hành chính triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ lưu trữ chứng từ điện tử hỗ trợ doanh nghiệp.

- Triển khai kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo lộ trình của Tổng cục Hải quan đthực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN.

1.12. Hoạt động 12: Rà soát đề xuất giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu trên địa bàn.

Rà soát, đề xuất giải pháp áp dụng công nghệ thông tin đảm bảo thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hóa là nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu.

1.13. Hoạt động 13: Tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Triển khai việc soi chiếu hàng hóa bằng máy soi container.

- Triển khai Đề án ứng dụng công nghệ Seal định vị GPS trong giám sát hải quan theo lộ trình của Tổng cục Hải quan.

- Triển khai trao đổi thông tin trước khi phương tiện và hàng hóa đến cảng với các đơn vị kinh doanh cảng, với Hải quan các nước.

- Triển khai xây dựng mô hình và áp dụng phương pháp giám sát, công nghệ giám sát hiện đại tại các Chi cục Hải quan cảng biển, Cảng hàng không.

1.14. Hoạt động 14: Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn quản lý

- Rà soát, đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị với các Bộ, ngành xây dựng và ban hành đầy đủ danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Chủ động rà soát đề xuất xem xét, thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành như kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau đối với hàng hóa có rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật nhằm giảm bớt việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan hàng hóa như hiện nay.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng, ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường công tác quản lý hàng hóa chuyên ngành tại địa bàn nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW).

- Phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và công ty kinh doanh cảng thành lập các địa điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu cảng biển trên địa bàn.

1.15. Hoạt động 15: Đề xuất, kiến nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E-payment) tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nộp thuế xuất nhập khẩu và lệ phí hải quan.

- Rà soát thủ tục thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E-payment).

- Kiến nghị đơn giản hóa thủ tục và mở rộng triển khai khi thực hiện.

- Triển khai mở rộng các ngân hàng tham gia hệ thống.

1.16. Hoạt động 16: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính công, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Rà soát, kiến nghị, sửa đổi các bộ thủ tục hành chính đang thực hiện tại cấp Cục và cấp Chi cục theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo nền tảng đthực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhất tương ứng với từng thủ tục trên cổng thông tin điện tử Hải quan

- Tăng cường hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

- Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 với 100% các thủ tục hải quan tại cấp Cục và Chi cục.

2. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2

2.1. Hoạt động 1: Triển khai áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trên các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.

- Hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý rủi ro.

- Triển khai đầy đủ các biện pháp thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro theo đúng quy định tại hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

- Tham gia đóng góp xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình triển khai các biện pháp thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro.

- Triển khai áp dụng quản lý rủi ro để quyết định lựa chọn kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh.

- Triển khai áp dụng quản lý rủi ro để quyết định lựa chọn kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau khi đã thông quan được tập kết tại khu vực cửa khẩu xuất.

- Tăng cường phân tích rủi ro, áp dụng biện pháp kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.

- Áp dụng đầy đủ và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý thuế; kiểm tra sau thông quan.

- Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro.

2.2. Hoạt động 2: Triển khai các hoạt động giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, luồng đỏ hàng năm.

- Theo dõi, kiểm tra việc áp dụng tiêu chí rủi ro. Đánh giá kết quả phân tích, thiết lập tiêu chí rủi ro.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thiết lập, áp dụng tiêu chí phân luồng quyết định kiểm tra tại các cấp và việc chuyển luồng kiểm tra tại Chi cục hải quan; chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp thực hiện không đúng quy trình, quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

- Áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro đối với doanh nghiệp không tuân thủ và doanh nghiệp có rủi ro cao.

2.3. Hoạt động 3: Công khai tiêu chí đánh giá, có hệ thống cảnh báo, công khai lý do doanh nghiệp bị phân luồng.

- Tham gia đóng góp ý để sửa đổi Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính theo hướng chuẩn hóa các tiêu chí có tính nguyên tắc chung cho việc đánh giá rủi ro đra quyết định kiểm tra.

- Trả lời lý do luồng vàng hoặc luồng đỏ khi doanh nghiệp đề nghị hoặc khiếu nại trên cơ sở có căn cứ vào các quy định của pháp luật và Bộ tiêu chí của Bộ Tài chính.

2.4. Hoạt động 4: Triển khai mô hình quản lý tuân thủ trong các hoạt động nghiệp vụ Hải quan.

- Triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

- Triển khai đề án “Khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật Hải quan” theo phân cấp hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai thực hiện đo lường tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ và các chương trình quản lý, đánh giá tuân thủ đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo phân cấp, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

3. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3

3.1. Hoạt động 1: Tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của ngành Hải quan.

- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm từ cấp Cục đến Chi cục. Kịp thời đưa ra các giải pháp, định hướng tăng cường công tác Kiểm tra sau thông quan trong từng thời điểm, tập trung vào những chuyên đề trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai trong từng giai đoạn phù hợp, góp phần tích cực trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi cố tình gian lận thương mại, vi phạm quy định pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Kiến nghị những bất cập, sơ hở về chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan cho phù hợp thực tiễn.

- Hàng năm rà soát đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan đxây dựng kế hoạch đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Đa dạng hóa hình thức đào tạo đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan. Việc điều động, luân chuyn đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan đảm bảo nguyên tắc kế thừa và đào tạo chuyên sâu.

3.2. Hoạt động 2: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin và đánh giá, phân loại doanh nghiệp; áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan.

- Sử dụng, khai thác hiệu quả các phần mềm của ngành Hải quan trong việc thu thập số liệu, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu để đánh giá, phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

- Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan.

3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đẩy mạnh thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

- Thông qua công tác Kiểm tra sau thông quan, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục hải quan, các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; ghi nhận những vướng mắc của doanh nghiệp để đề xuất hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

- Hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp hoạt động tích cực để đủ điều kiện tham gia chương trình Doanh nghiệp ưu tiên. Tổ chức theo dõi, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp ưu tiên qua địa bàn quản lý. Trin khai các chương trình, kế hoạch theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về Doanh nghiệp ưu tiên và thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước.

3.4. Hoạt động 4: Nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát hải quan theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu.

- Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020; Kế hoạch số 10876/KH-TCHQ ngày 17/11/2016 của Tổng cục Hải quan về phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020.

- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ kiểm soát hải quan; lựa chọn cán bộ công chức phù hợp, xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống buôn lậu, ma túy thực sự chất lượng, mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn 2016 - 2020.

- Nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý và sử dụng mạng lưới cộng tác viên.

3.5. Hoạt động 5: Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Trang cấp và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng, khai thác triệt để công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan;

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các cấp, bộ, ngành,tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy.

- Xây dựng kế hoạch về kiểm soát thực hiện hệ thống thông quan điện tử VNASCC/VCIS nhằm phát hiện, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép các chất ma tuý và tiền chất.

3.6. Hoạt động 6: Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại... trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Xây dựng các kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh công tác phối, kết hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành, trong và ngoài địa bàn về công tác kiểm soát hải quan trên cơ sở thực hiện đầy đủ Quy chế phối hợp giữa các lực lượng và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, UBND và Ban chỉ đạo 389 của tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.

3.7. Hoạt động 7: Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn trong chỉ đạo về công tác chống buôn lậu.

- Chủ động ký kết các Quy chế phối hợp với các đơn vị Công an, Bộ đội Biên phòng, An ninh hàng không và các đơn vị trong ngành hải quan trong trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả tuần tra kiểm soát, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy.

- Tham mưu kịp thời và chính xác cho Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, Ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự ủng hộ của các đơn vị chức năng từ Trung ương đến địa phương để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, ma túy trên địa bàn.

4. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 4

4.1. Hoạt động 1: Cải cách hoạt động quản lý nguồn nhân lực

- Tiếp tục hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và các bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở năng lực, ứng dụng kết quả xác định vị trí việc làm.

- Triển khai thực hiện hệ thống quản lý nhân sự điện tử.

- Xây dựng kế hoạch về tinh giản biên chế trên cơ sở đánh giá, sử dụng biên chế theo vị trí việc làm gắn với cơ cấu ngạch công chức.

4.2. Hoạt động 2: Đổi mới công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức.

- Hàng năm xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Xây dựng lực lượng giảng viên kiêm nhiệm của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, là lực lượng nòng cốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo tại chỗ.

- Tăng cường phối hợp đào tạo với các đơn vị trong và ngoài ngành, đào tạo theo hướng chuyên sâu về một số lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, kiểm tra sau thông quan.

- Đề xuất trang bị thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổng hợp, xây dựng nguồn Tài liệu đào tạo trên cơ sở nguồn tài liệu sổ tay nghiệp vụ do đơn vị xây dựng được Tổng cục Hải quan phê duyệt của các lĩnh vực nghiệp vụ thông quan, sau thông quan đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chức.

4.3. Hoạt động 3: Thực hiện liêm chính hải quan

- Tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm các quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi nhiệm vụ, đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan công chức hải quan, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong tham nhũng của công chức hải quan.

- Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra nội bộ để phát hiện, cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời sai phạm của công chức hải quan nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất để nâng cao hình ảnh của lực lượng hải quan và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của công chức trong thực thi công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.

- Cụ thể hóa quy chế văn hóa công sở, kỷ luật kỷ cương hành chính của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ dựa trên các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, của thành phố Cần Thơ.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng và công tác xử lý kỷ luật.

5. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 5

5.1. Hoạt động 1: Xây dựng, phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, đa dạng hóa phương pháp tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp hàng năm.

- Duy trì và nâng cao chất lượng của tổ giải quyết vướng mắc. Duy trì thường xuyên đường dây nóng đtiếp nhận ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Niêm yết công khai số điện thoại của lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục, các đơn vị thường xuyên trực tiếp làm việc với doanh nghiệp. Cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan lên website Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch, định kỳ tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp cấp Cục và cấp Chi cục.

- Tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với hoạt động hải quan; phối hợp với doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện giám sát việc thực thi pháp luật, công vụ của cơ quan hải quan.

- Sử dụng tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất. Rà soát đề xuất bổ sung các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực Hải quan.

5.2. Hoạt động 2: Xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành có liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về hải quan.

Đẩy mạnh trao đổi thông tin và hợp tác đối tác với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.

6. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6

6.1. Hoạt động 1: Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mi để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ triển khai Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính

- Triển khai thực hiện Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng, Chi cục và tương đương thuộc Cục.

- Xây dựng Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Đội, Tcông tác thuộc Chi cục và tương đương.

- Trin khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Phòng, Chi cục và tương đương thuộc Cục.

- Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Đội, Tcông tác thuộc Chi cục và tương đương.

6.2. Hoạt động 2: Bám sát quy hoạch và tiến độ triển khai các dự án tại thành phố Cần Thơ, các tnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng có liên quan đến hoạt động của cơ quan hải quan để tham mưu đề xuất về mô hình tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng.

- Thành lập Đội Nghiệp vụ Thốt Nốt thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cần Thơ.

- Thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Vinh và Chi cục; Hải quan Hậu Giang.

6.3. Hoạt động 3: Xây dựng và ban hành các văn bản đề xuất về thẩm quyền, tên gọi, quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các Tổ, Đội công tác thuộc Chi cục và tương đương.

- Thống nhất về tên gọi các Tổ, đội thuộc các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và tương đương.

- Xây dựng quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các T, Đội công tác thuộc Chi cục và tương đương.

II. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ NGOÀI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoạt động triển khai nhằm quản lý nội bộ khoa học, hiệu quả

1.1. Hoạt động 1: Đẩy mạnh áp dụng phương thức điện tử trong công tác quản lý điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ; ứng dụng văn phòng điện tử mang lại hiệu quả cao trong công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí

- Điện tử hóa báo cáo giấy nghiệp vụ; cung cấp thông tin nghiệp vụ điện tử hỗ trợ lãnh đạo các cấp ra quyết định về nghiệp vụ.

- Ban hành quy chế văn thư lưu trữ của Cục để quản lý toàn bộ công văn đi, đến một cách khoa học, hiệu quả.

- Triển khai quản lý thông tin và điều hành công việc qua mạng mọi lúc mọi nơi, kịp thời và nhanh chóng nhằm xây dựng mô hình văn phòng điện tử toàn diện, hiện đại, không giấy tờ.

1.2. Hoạt động 2: Thực hiện cung cấp thông tin tờ khai cho các tổ chức và tiếp nhận xử lý thông tin từ cơ quan thuế.

- Triển khai Dự án xây dựng cung cấp thông tin tờ khai cho các đơn vị và tiếp nhận xử lý thông tin từ cơ quan Thuế.

- Triển khai cung cấp thông tin tờ khai và các chng từ thuộc hồ sơ hải quan cho các bên liên quan và tiếp nhận thông tin từ cơ quan Thuế, tích hp dữ liệu của ngành để phục vụ công tác nghiệp vụ.

2. Hoạt động đảm bảo cơ shạ tầng công nghệ thông tin

2.1. Hoạt động 1: Tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tập trung theo kiến trúc hướng dịch vụ trên nền tảng cơ sở dữ liệu có khả năng xử lý lượng dữ liệu ln.

- Xây dựng kế hoạch triển khai;

- Tiếp nhận và đưa vào khai thác.

2.2. Hot động 2: Nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng WAN, mạng LAN tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ đến các đơn vị hải quan đảm bảo theo quy hoạch thiết kế, thống nhất của ngành. Thực hiện trang bị đầy đủ công cụ kiểm tra, giám sát cho các đơn vị trực thuộc và có cơ chế phối hợp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và tính chủ động trong công tác quản trị mạng tại mỗi đơn vị hải quan.

- Xây dựng kế hoạch triển khai.

- Thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống mạng WAN, LAN.

- Trang bị đầy đủ công cụ kiểm tra, giám sát và xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể.

3. Triển khai kế hoạch phát triển thống kê hải quan đến năm 2020.

3.1. Hoạt động 1: Tập trung rà soát, tham gia hoàn thiện thể chế, văn bản hướng dẫn thống kê theo chuẩn mực quốc tế;

- Rà soát, đánh giá thực trạng.

- Đề xuất, kiến nghị.

3.2. Hoạt động 2: Đề xuất nâng cấp hệ thống thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu để kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS.

- Rà soát, đánh giá thực trạng.

- Đề xuất, kiến nghị.

4. Thực hiện các yêu cầu về hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cải cách nghiệp vụ.

4.1. Hoạt động 1: Tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm phục vụ cải cách nghiệp v.

- Thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Cục Hải quan thành phố Cần Thơ, trụ sở Chi cục Hải quan Sóc Trăng.

- Triển khai mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; Cổng thông tin điện tử Cục Hải quan thành phố Cần Thơ; trang thiết bị phục vụ hệ thống hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến; trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

- Trang bị máy soi container cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cần Thơ.

4.2. Hoạt động 2: Chuẩn hóa về quy trình, quy chế vận hành, sử dụng máy móc, trang thiết bị.

- Rà soát hoàn thiện các quy trình quản lý tài sản đơn vị.

- Rà soát hoàn thiện quy chế, quy trình vận hành, khai thác các hệ thống máy móc, trang thiết bị.

- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm móc, trang thiết bị.

- Hoàn thiện công tác lập, thẩm định, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng.

5. Hoạt động áp dụng phương thc điện tử trong quản lý, điều hành và quản trị nội bộ.

5.1. Hoạt động 1: Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý văn bản, công việc và điều hành điện tử.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản, công việc và điều hành điện tử.

- Xây dựng các quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống quản lý văn bản của Cục theo phương thức điện tử.

5.2. Hoạt động 2: Triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hệ thống chỉ số đánh giá kết quả công việc, tổ chức đo thời gian giải phóng hàng.

5.3. Hoạt động 3: Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả, triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Công chức làm công tác ISO được cử tham gia đào tạo, nâng cao năng lực.

- Kiểm tra, đánh giá, đề xuất áp dụng, duy trì, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng trong đơn vị.

- Tham gia xây dựng mô hình ISO điện tử trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 vào hoạt động của đơn vị.

(Các hoạt động chi tiết theo phụ lục đính kèm)

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 981/QĐ-TCHQ ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan)

STT

Hoạt động

Hoạt động chi tiết

Sản phẩm

Lộ trình

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI MỤC TIÊU THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 1

1

1.1. Hoạt động 1: Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về hải quan phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

1.1. Xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật hàng năm.

Kế hoạch

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi các văn bản, quy định quản lý nhà nước về hải quan để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Nội dung rà soát, đánh giá, kiến nghị

2

1.2. Hoạt động 2: Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

Kế hoạch

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2 Tổ chức tập huấn cho công chức thực hiện

- Các lớp hun

- Lượt công chức được tập huấn

3

1.3. Hoạt động 3: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người khai hải quan, người nộp thuế.

3.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người khai hải quan, người nộp thuế

Kế hoạch

Hàng năm

Phòng CBL&XLVP

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.2. Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cá nhân, tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu

- Các lớp huấn

- Lượt công chức được tập huấn

3.3. Thực hiện các chuyên đề tuyên truyền, hình thức, phương thức tuyên truyền phổ biến pháp luật

Các chuyên đề tuyên truyền, hình thức tuyên truyền

4

1.4. Hoạt động 4: Tham gia đóng góp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nội dung các Hiệp định theo lộ trình Việt Nam đã ký kết.

4.1. Thường xuyên rà soát, đề xuất những trường hợp quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan chưa phù hợp với các quy định tại các Hiệp định

Báo cáo rà soát, đề xuất

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4.2. Tham gia ý kiến và triển khai đầy đủ, có hiệu quả các cam kết tại các Hiệp định. Tham gia xây dựng Cơ chế kiểm soát về xuất xứ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chế độ quản lý đối với các loại hình hàng hóa, phương tiện vận tải phù hợp cam kết theo đúng lộ trình.

- Nội dung tham gia ý kiến và kiến nghị

- Nội dung chủ trì, phối hợp xây dựng cơ chế được hoàn thành

5

1.5. Hoạt động 5: Rà soát quy trình nghiệp vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Cục và các Chi cục Hải quan trực thuộc, kiến nghị sửa đổi theo hướng chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ đảm bảo áp dụng xử lý nghiệp vụ bng phương thức điện tử.

5.1. Rà soát quy trình nghiệp vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Cục và các Chi cục Hải quan trực thuộc.

Báo cáo rà soát, đề xuất

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

5.2. Kiến nghị cắt giảm, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ không còn phù hợp thực tiễn.

- Báo cáo đề xuất, kiến nghị.

- Danh mục quy trình, nghiệp vụ được cắt giảm.

2016-2020

6

1.6. Hoạt động 6: Đề xuất, tham gia ý kiến xây dựng, nâng cấp hoc bổ sung hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức điện tử trong hoạt động quản lý hải quan mà Hệ thống VNACCS/VCIS hiện chưa triển khai.

6.1. Đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng quy định hiện hành đề nâng cấp: Hệ thống Kế toán thuế xuất nhập khẩu, Hệ thống GTT, MHS, Hệ thống dự báo số thu.

Các yêu cầu nghiệp vụ phù hợp được đề xuất, kiến nghị.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

6.2. Tham gia xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ cần thiết để Tổng cục Hải quan xây dựng các Hệ thống phần mềm: miễn, giảm, hoàn thuế, kết nối hệ thống với các cơ quan kinh doanh cảng, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, thủ tục quá cảnh hàng hóa, xử lý thông tin về hàng hóa và phương tiện vận tải qua đường biển, đường bộ...

- Các yêu cầu nghiệp vụ phù hợp được đề xuất, kiến nghị.

- Danh mục, nội dung tham gia xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ cần thiết.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

6.3. Triển khai, vận hành các phân hệ do Tổng cục Hải quan triển khai

Tiếp nhận, triển khai, vận hành khai thác đảm bảo đúng quy trình, hiệu quả

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

7

1.7. Hoạt động 7: Triển khai đầy đủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS

7.1. Duy trì, giám sát vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7

Hệ thống VNACCS/VCIS được vận hành ổn định, an toàn 24/7

Thường xuyên, liên tục

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

7.2. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS cho công chức trong đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn

- Các lớp tập huấn.

- Lượt người được được tập huấn

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

Sau khi TCHQ triển khai

7.3. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn công chức và doanh nghiệp về sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS

- Bộ phận hỗ trợ được thành lập.

- Cách thức, phương pháp... hỗ trợ được sử dụng.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

Sau khi TCHQ triển khai

8

1.8. Hoạt động 8: Hoàn thành việc nâng cấp một số hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh đáp ứng yêu cầu quy định mới và theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), phù hợp với kiến trúc tng th công nghệ thông tin ngành Tài chính.

8.1. Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống kế toán thuế xuất nhập khẩu.

Hệ thống Kế toán thuế XK, NK được vận hành, khai thác đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

8.2. Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống thông quan điện tử V5, GTT, MHS.

Hệ thống thông quan điện tử V5, GTT, MHS được nâng cấp, vận hành, khai thác đáp ứng yêu cầu quản lý theo quy định.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

8.3. Nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý rủi ro để kết nối/chuyển đổi dữ liệu với Hệ thống VNACCS/VCIS.

Hệ thống thông tin quản lý rủi ro được nâng cấp khai thác đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

8.4. Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống thông tin tình báo, hệ thống kiểm tra sau thông quan để kết nối, xử lý thông tin với Hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống xử lý tập trung ngành Hải quan.

Hệ thống thông tin tình báo, hệ thống kiểm tra sau thông quan được nâng cấp khai thác đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

8.5. Tiếp nhận, triển khai nâng cấp Hệ thống dự báo số thu.

Hệ thống được triển khai, vận hành khai thác

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

9

1.9. Hoạt động 9: Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu ququản lý nhà nước đối với hàng hóa, container tại các cảng biển.

9.1. Tham gia đóng góp xây dựng văn bản pháp luật đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đổi thông tin của các cơ quan tại cảng biển.

Văn bản đóng góp ý kiến

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

9.2. Xây dựng quy trình kết nối, trao đổi thông tin.

Quy trình

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

9.3. Triển khai thí điểm và triển khai chính thức trao đổi thông tin bng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng bin.

Triển khai thí điểm áp dụng Chương trình

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

9.4. Tập huấn, hỗ trợ công chức Hải quan và các đơn vị có liên quan.

- Các lớp tập huấn.

- Lượt người được được tập huấn

Sau khi Tổng cục Hải quan triển khai

Phòng Nghiệp vụ

c đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10

1.10. Hoạt động 10: Vận hành Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh.

10.1. Triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Các thủ tục hành chính của Bộ, ngành liên quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.2. Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.

Giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện ttương đương được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Các Chi cục thông quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.3. Triển khai mở rộng hệ thống một cửa quốc gia đối với tất cả cảng biển, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.

Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai, vận hành tại các cảng biển, cảng hàng không thuộc Cục Hải quan thành phố Cần Thơ quản lý

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

- Chi cục HQCK cảng Cần Thơ

- Chi cục HQCK Vĩnh Long

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.4. Triển khai dịch vụ thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí, lệ phí - Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí, lệ phí được áp dụng đối với 100% các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia

- Dịch vụ thanh toán điện tử được triển khai.

- Vận hành, khai thác sử dụng ổn định, thường xuyên, an toàn.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.5. Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai;

- Vận hành, khai thác sử dụng ổn định, thường xuyên, an toàn

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.6. Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ báo cáo và chia sẻ dữ liệu thống kê (report) về các thủ tục hành chính triển khai trên Cng thông tin một cửa quốc gia

- Dịch vụ báo cáo và chia sẻ dữ liệu được triển khai;

- Vận hành, khai thác sử dụng ổn định, thường xuyên, an toàn

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.7. Triển khai, vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ lưu trữ chứng từ điện tử hỗ trợ doanh nghiệp

- Dịch vụ lưu trữ chứng từ điện tử được triển khai;

- Vận hành, khai thác sử dụng ổn định, thường xuyên, an toàn

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

10.8. Triển khai kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo lộ trình của Tổng cục Hải quan để thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN.

Cơ chế một cửa ASEAN được kết nối đúng lộ trình và khai thác hiệu quả.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

12

1.12. Hoạt động 12: Rà soát đề xuất giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu trên địa bàn

12.1. Rà soát, đề xuất giải pháp áp dụng công nghệ thông tin đảm bảo thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hóa là nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu

Báo cáo rà soát, bản đề xuất giải pháp.

2017-2020

- Phòng Nghiệp vụ

- Chi cục thông quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

13

1.13. Hoạt động 13: Tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ

13.1. Triển khai việc soi chiếu hàng hóa bằng máy soi container

- Được trang cấp máy soi container.

- Tỷ lệ hàng hóa soi chiếu qua máy soi container

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

- Văn phòng

- Chi cục thông quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

13.2. Triển khai Đề án ứng dụng công nghệ Seal định vị GPS trong giám sát hải quan theo lộ trình của Tổng cục Hải quan.

Các hoạt động của Đề án được triển khai. Kết quả triển khai.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

13.3. Triển khai trao đổi thông tin trước khi phương tiện và hàng hóa đến cảng với các đơn vị kinh doanh cảng, với Hải quan các nước

- Nội dung, hình thức, phương pháp... trao đi;

- Số lượng phương tiện, hàng hóa thực hiện trao đổi thông tin trước.

Thường xuyên

Chi cục thông quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

13.4. Triển khai xây dựng mô hình và áp dụng phương pháp giám sát, công nghệ giám sát hiện đại tại các Chi cục Hải quan cảng biển, Càng hàng không.

- Kế hoạch

- Mô hình được xây dựng;

- Phương pháp, công nghệ giám sát hiện đi được la chn

Sau khi được Tổng cục Hải quan trang cấp thiết bị công nghệ giám sát

Chi cục HQCK cảng Cần Thơ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

14

1.14. Hoạt động 14: Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn quản lý

14.1. Rà soát, đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị với các Bộ, ngành xây dựng và ban hành đầy đủ danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Nội dung rà soát, đề xuất.

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

14.2. Chủ động rà soát đề xuất xem xét, thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành như kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau đối với hàng hóa có rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật nhằm giảm bớt việc kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan hàng hóa như hiện nay.

- Nội dung rà soát, đề xuất.

- Bộ tiêu chí rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành được áp dụng.

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

14.3. Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng, ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường công tác quản lý hàng hóa chuyên ngành tại địa bàn nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW).

Quy chế phối hợp

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

14.4. Phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và công ty kinh doanh cảng thành lập các địa điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu cảng biển trên địa bàn.

- Quy chế phối hợp

- Số lượng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung được thành lập

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

15

1.15. Hoạt động 15: Đề xuất, kiến nghị Tổng cục Hải quan tiếp tc đơn giản hóa thủ tục, mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E- payment) tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nộp thuế xuất nhập khẩu và lệ phí hải quan.

15.1. Rà soát thủ tục thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (E-payment)

Báo cáo kết quả rà soát

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

15.2. Kiến nghị đơn giản hóa thủ tục và mở rộng triển khai khi thực hiện.

- Nội dung kiến nghị;

- Danh mục thủ tục được đơn giản hóa;

- Kết quả triển khai mở rộng.

2017-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

15.3. Triển khai mở rộng các ngân hàng tham gia hệ thống

Số ngân hàng tham gia hệ thống

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

16

1.16. Hoạt động 16: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính công, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp

16.1. Rà soát, kiến nghị, sửa đổi các bộ thủ tục hành chính đang thực hiện tại cấp Cục và cấp Chi cục theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo nền tảng để thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhất tương ứng với từng thủ tục trên cổng thông tin điện tử Hải quan

- Báo cáo kết quả rà soát.

- Nội dung kiến nghị.

- Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi.

Hàng năm

Phòng CBL&XLVP

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

16.2. Tăng cường hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính

Hàng năm

Phòng CBL&XLVP

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

16.3. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 với 100% các thủ tục hải quan tại cấp Cục và Chi cục.

Danh mục thủ tục hải quan tại cấp Cục và Chi cục được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2

17

2.1. Hoạt động 1: Triển khai áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý ri ro trên các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.

1.1. Hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý rủi ro.

- Kế hoạch kiểm tra công tác QLRR;

- Kế hoạch KSRR;

- Quyết định giao chỉ tiêu QLRR.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Triển khai đầy đủ các biện pháp thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro theo đúng quy định tại hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

- Các biện pháp thu thập thông tin được triển khai.

- Kết quả thu thập thông tin.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.3. Tham gia đóng góp xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình triển khai các biện pháp thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro

Nội dung đóng góp ý kiến

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.4. Triển khai áp dụng quản lý rủi ro để quyết định lựa chọn kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh

- Quy trình thực hiện;

- Hệ thống CNTT hỗ trợ;

- Triển khai áp dụng.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.5. Triển khai áp dụng quản lý rủi ro để quyết định lựa chọn kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau khi đã thông quan được tập kết tại khu vực cửa khẩu xuất

Bộ tiêu chí quản lý rủi ro được áp dụng

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.6. Tăng cường phân tích rủi ro, áp dụng biện pháp kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành

Tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành được áp dụng quản lý rủi ro.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.7. Áp dụng đầy đủ và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý thuế; kiểm tra sau thông quan

Triển khai áp dụng theo Cơ sở dữ liệu QLRR cho KTSTQ, Bộ chỉ số đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro, quy định và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.8. Tiếp tục hoàn thiện Hệ thng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro.

- Hệ thống CNTT quản lý rủi ro;

- Trang thiết bị trang cấp.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

18

2.2. Hoạt động 2: Triển khai các hoạt động giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, luồng đỏ hàng năm

2.1. Theo dõi, kiểm tra việc áp dụng tiêu chí rủi ro. Đánh giá kết quả phân tích, thiết lập tiêu chí rủi ro

- Kế hoạch kiểm tra

- Kết quả kiểm tra, đánh giá

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

2.2 Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thiết lập, áp dụng tiêu chí phân luồng quyết định kiểm tra tại các cấp và việc chuyển luồng kiểm tra tại Chi cục hải quan; chấn chnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp thực hiện không đúng quy trình, quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.

- Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

- Tỷ lệ chuyển luồng giảm.

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

2.3. Áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro đối với doanh nghiệp không tuân thủ và doanh nghiệp có rủi ro cao

- Tiêu chí rủi ro được xây dựng và áp dụng.

- Danh mục hàng hóa rủi ro được áp dụng.

Theo lộ trình ban hành các Danh mục hàng hóa rủi ro

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

19

2.3. Hoạt động 3: Công khai tiêu chí đánh giá, có hệ thống cảnh báo, công khai lý do doanh nghiệp bị phân luồng.

3.1. Tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính theo hướng chuẩn hóa các tiêu chí có tính nguyên tắc chung cho việc đánh giá rủi ro để ra quyết định kiểm tra

Nội dung ý kiến tham gia

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

3.2. Trả lời lý do luồng vàng hoặc luồng đỏ khi doanh nghiệp đề nghị hoặc khiếu nại trên cơ sở có căn cứ vào các quy định của pháp luật và Bộ tiêu chí của Bộ Tài chính

- Nội dung, văn bản trả lời doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả hàng năm.

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

20

2.4. Hoạt động 4: Triển khai mô hình quản lý tuân thủ trong các hoạt động nghiệp vụ Hải quan

4.1. Triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn quy định về quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu

- Đào tạo, tập huấn, phổ biến, cho cán bộ, công chức thực hiện.

- Áp dụng quy định vào hoạt động quản lý tuân thủ.

Thường xuyên

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

4.2. Triển khai đề án “Khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật Hải quan” theo phân cấp hướng dẫn của Tổng cục Hải quan

- Hướng dẫn thực hiện Đề án “Khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan”

- Tổ chức thực hiện các hoạt động triển khai đề án.

- Kết quả triển khai đề án.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

4.3. Tổ chức triển khai thực hiện đo lường tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ và các chương trình quản lý, đánh giá tuân thủ đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo phân cấp, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

- Hướng dẫn triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ đánh giá tuân thủ doanh nghiệp trong phạm vi Cục.

- Đánh giá tuân thủ điều kiện áp dụng chính sách.

- Đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với doanh nghiệp.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các Chi cục thông quan

 

3. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3

21

3.1. Hoạt động 1: Tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đáp ứng cải cách hiện đại hóa Hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho NSNN, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của ngành Hải quan.

3.1. Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm từ cấp Cục đến Chi cục. Kịp thời đưa ra các giải pháp, định hướng tăng cường công tác Kiểm tra sau thông quan trong từng thời điểm, tập trung vào những chuyên đề trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai trong từng giai đoạn phù hợp, góp phần tích cực trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm.

- Hướng dẫn các đơn vị triển khai trong từng giai đoạn phù hợp.

- Kết quả kiểm tra sau thông quan hàng năm

- Các giải pháp được đề xuất.

2016-2020

Chi cục Kiểm tra sau thông quan

Chi cục thông quan

 

3.2. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi cố tình gian lận thương mại, vi phạm quy định pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động-xuất nhập khẩu. Kiến nghị những bất cập, sơ hở về chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện cũng như hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan cho phù hợp thực tiễn.

- Báo cáo đánh giá tuân thủ;

- Nội dung đề xuất kiến nghị.

2016-2020

Chi cục Kiểm tra sau thông quan

Chi cục thông quan

 

3.3. Hàng năm rà soát đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan để xây dựng kế hoạch đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Đa dạng hóa hình thức đào tạo đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan. Việc điều động, luân chuyển đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan đảm bảo nguyên tắc kế thừa và đào tạo chuyên sâu.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan tăng cả về số lượng và chất lượng.

- Lượt cán bộ, công chức được đào to.

2016-2020

Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra; Chi cục thông quan

 

22

3.2. Hoạt động 2: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin và đánh giá, phân loại doanh nghiệp; áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan

2.1. Sử dụng, khai thác hiệu quả các phần mềm của ngành Hải quan trong việc thu thập số liệu, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu để đánh giá, phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

- Vận hành, khai thác hiệu quả các phần mềm.

- Kết quả thông tin thu thập phục vụ đánh giá, phân loại doanh nghiệp, kiểm tra sau thông quan.

Thường xuyên

Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Phòng Nghiệp vụ, Phòng CBL&XLVP, các Chi cục thông quan

 

2.2. Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan.

- Quản lý rủi ro được áp dụng.

- Số vụ kiểm tra sau thông theo dấu hiệu quản lý rủi ro hàng năm.

Thường xuyên

Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Phòng Nghiệp vụ, Phòng CBL&XLVP, các Chi cục thông quan

 

23

3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đẩy mạnh thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

3.1. Thông qua công tác Kiểm tra sau thông quan, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục hải quan, các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhằm nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Ghi nhận những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan của doanh nghiệp để đề xuất hướng dẫn, giải quyết kịp thời

Tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được nâng cao.

2016-2020

Chi cục Kiểm tra sau thông quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.2. Hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp hoạt động tích cực để đủ điều kiện tham gia chương trình Doanh nghiệp ưu tiên. Tổ chức theo dõi, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp ưu tiên qua địa bàn quản lý. Triển khai các chương trình, kế hoạch theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về Doanh nghiệp ưu tiên và thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước

Tăng số lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

2016-2020

Chi cục Kiểm tra sau thông quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

24

3.4. Hoạt động 4: Nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát hải quan theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong công tác đấu tranh, phòng chng buôn lậu.

4.1. Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020; Kế hoạch số 10876/KH-TCHQ ngày 17/11/2016 của Tổng cục Hải quan về phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2016-2020.

- Hoạt động đề án được triển khai;

- Kết quả triển khai đề án;

Hàng năm

Đội Kim soát Hải quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4.2. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ kiểm soát hải quan; lựa chọn cán bộ công chức phù hợp, xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống buôn lậu, ma túy thực sự chất lượng, mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn 2016-2020.

- Lượt cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao;

- Lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống buôn lậu, ma túy được xây dựng đáp ứng tốt yêu cầu.

2016-2020

Đội Kiểm soát Hải quan

Các đơn vị thuộc và trực thuc Cc

 

4.3. Nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý và sử dụng mạng lưới cộng tác viên.

Mạng lưới cộng tác viên được mở rộng, quản lý, sử dụng hiệu quả

2016-2020

Đội Kiểm soát Hải quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

25

3.5. Hoạt động 5: Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ hải quan trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

5.1. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Trang cấp và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng, khai thác triệt để công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ kiểm soát Hải quan

- Các biện pháp nghiệp vụ được triển khai đầy đủ, hiệu quả.

- Khai thác, sử dụng trang thiết bị hiệu quả.

- Ứng dụng công nghệ CNTT đẩy mạnh.

2016-2020

Đội Kiểm soát Hải quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

5.2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các cấp, bộ, ngành, tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy.

- Kế hoạch;

- Phóng sự, tin, bài, hình thức, phương pháp tuyên truyền được sử dụng.

2016-2020

Phòng CBL&XLVP

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

5.3. Xây dựng kế hoạch về kiểm soát thực hiện hệ thống thông quan điện tử VNASCC/VCIS nhằm phát hiện, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép các chất ma tuý và tiền chất

- Kế hoạch kiểm soát;

- Kết quả thực hiện.

2016-2020

Phòng CBL&XLVP

Phòng Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát Hải quan, các Chi cục thông quan

 

26

3.6. Hoạt động 6: Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại... trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

6.1. Xây dựng các kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kế hoạch

2016-2020

Đội Kiểm soát Hải quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

6.2. Đẩy mạnh công tác phối, kết hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành, trong và ngoài địa bàn về công tác kiểm soát Hải quan trên cơ sở thực hiện đầy đủ Quy chế phối hợp giữa các lực lượng và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, UBND và Ban chỉ đạo 389 của tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.

- Kế hoạch phối hợp.

- Kết quả phối hợp.

2016-2020

Đội Kiểm soát Hải quan

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

27

3.7. Hoạt động 7: Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn trong chỉ đạo về công tác chống buôn lậu.

7.1. Chủ động ký kết các Quy chế phối hợp với các đơn vị Công an, Bộ đội Biên phòng, An ninh hàng không và các đơn vị trong ngành hải quan trong trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả tuần tra kiểm soát, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy.

Quy chế phối hợp.

2016-2020

Phòng CBL&XLVP

Các đơn vị liên quan

 

7.2. Tham mưu kịp thời và chính xác cho Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, Ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự ủng hộ của các đơn vị chức năng tTrung ương đến địa phương để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, ma túy trên địa bàn

Kiểm soát hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giải, ma túy trên địa bàn.

2016-2020

Phòng CBL&XLVP

Liên quan

 

4. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 4

28

4.1. Hoạt động 1: Cải cách hoạt động quản lý nguồn nhân lực

4.1. Tiếp tục hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và các bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Danh mục vị trí việc làm;

- Bản mô tả công việc.

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4.2. Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp quản lý nguồn nhân lực trên cơ sở năng lực, ứng dụng kết quả xác định vị trí việc làm.

Đề xuất phương pháp, giải pháp

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4.3. Triển khai thực hiện hệ thống nhân sự điện tử.

Quản lý nhân sự được áp dụng điện tử.

Theo lộ trình Tổng cục Hải quan

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4.4 Xây dựng kế hoạch về tinh giản biên chế trên cơ sở đánh giá, sử dụng biên chế theo vị trí việc làm gắn với cơ cấu ngạch công chức.

- Kế hoạch tinh giản biên chế.

- Số lượng biên chế tinh giản hàng năm.

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

29

4.2. Hoạt động 2: Đổi mới công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức.

2.1. Hàng năm xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

Kế hoạch đào tạo

Hàng năm

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2. Xây dựng lực lượng giảng viên kiêm nhiệm của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, là lực lượng nòng cốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo tại chỗ.

Lực lượng giảng viên kiêm chức được thành lập (Quyết định thành lập, số lượng giảng viên, trình độ giảng viên...)

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.3. Tăng cường phối hợp đào tạo với các đơn vị trong và ngoài ngành, đào tạo theo hướng chuyên sâu về một số lĩnh vực như kế toán, kim toán, kiểm tra sau thông quan.

- Kế hoạch phối hợp đào tạo;

- Các lớp đào tạo;

- Lượt cán bộ, công chức được đào tạo.

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.4. Đề xuất trang bị thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Cơ sở vật chất được trang bị

- Mô hình đào tạo trực tuyến.

- Giáo trình điện tử.

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.5. Tổng hợp, xây dựng nguồn Tài liệu đào tạo trên cơ sở nguồn tài liệu sổ tay nghiệp vụ do đơn vị xây dựng được Tổng cục Hải quan phê duyệt của các lĩnh vực nghiệp vụ thông quan, sau thông quan đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chức.

- Tài liệu đào tạo được xây dựng trên cơ sở thu thập nguồn tài liệu đã được Bộ, Ngành thẩm định.

- Sổ tay nghiệp vụ, Bộ cẩm nang thực hành nghiệp vụ.

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

30

4.3. Hoạt động 3: Thực hiện liêm chính Hải quan

3.1. Tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm các quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi nhiệm vụ, đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan công chức Hải quan, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong tham nhũng của công chức Hải quan.

- Duy trì thực hiện nghiêm các quy định về kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi nhiệm vụ.

- Kết quả thực hiện

Thường xuyên

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.2. Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra nội bộ để phát hiện, cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời sai phạm của công chức Hải quan nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất đnâng cao hình ảnh của lực lượng Hải quan và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của công chức trong thực thi công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ và đột xuất.

- Kết quả kiểm tra

- Tổ chức tuyên truyền ph biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cá nhân về liêm chính hải quan.

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.3. Cụ thể hóa quy chế văn hóa công sở, kỷ cương, kỷ luật hành chính của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ dựa trên các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, của thành phố Cần Thơ.

- Quy chế văn hóa công sở;

- Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế văn hóa công sở kỷ cương, kỷ luật hành chính của Cục

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng và công tác xử lý kỷ luật.

Minh bạch, dân chủ, khách quan... trong thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật

2016-2020

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

5. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 5

31

5.1. Hoạt động 1: Xây dựng, phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, đa dng hóa phương pháp tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục Hải quan

1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp hàng năm.

Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Hàng năm xây dựng Kế hoạch tuyên truyền trên báo đài, kế hoạch tổ chức tuyên truyền pháp luật của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn theo các chuyên đcho cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn.

- Kế hoạch tuyên truyền.

- Kế hoạch đào tạo tập huấn theo chuyên đề cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Phương pháp, cách thức... tuyên truyền được áp dụng

Hàng năm

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.3. Duy trì và nâng cao chất lượng của tổ giải quyết vướng mắc. Duy trì thường xuyên đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Niêm yết công khai số điện thoại của lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục, các đơn vị thường xuyên trực tiếp làm việc với doanh nghiệp. Cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan lên website Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

- Số lượng khó khăn, vướng mắc được giải quyết.

- Mức độ hài lòng của doanh nghiệp

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.4. Hàng năm. xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp cấp Cục và cấp Chi cục. Duy trì định kỳ tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp ở 2 cấp: cấp Cục và Chi cục.

- Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp;

- Nội dung đối thoại.

Hàng năm

Phòng

CBL&XLVP

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.5. Tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với hoạt động hải quan; phối hợp với doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện giám sát việc thực thi pháp luật, công vụ của cơ quan hải quan.

- Kế hoạch khảo sát;

- Kết quả khảo sát.

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.6. Sử dụng tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất. Rà soát đề xuất bổ sung các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực Hải quan.

ng dụng CNTT được đẩy mạnh áp dụng.

Hàng năm

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

32

5.2. Hoạt động 2: Xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành có liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan.

2.1. Phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn xây dựng, ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường công tác quản lý, phối hợp kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tại địa bàn; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Ký kết Quy chế phối hợp

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2. Đẩy mạnh trao đổi thông tin và hợp tác đối tác với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền, địa phương nhầm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan.

Số lượt, hình thức, phương pháp phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp.

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

6. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6

33

6.1. Hoạt động 1: Triển khai một số mô hình tổ chức bộ máy mới để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ triển khai Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính

1. Triển khai thực hiện Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng, Chi cục và tương đương thuộc Cục.

Thực hiện theo Quyết định được ban hành

2016-2017

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2. Xây dựng Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Đội, Tổ công tác thuộc Chi cục và tương đương

Quyết định chức năng nhiệm vụ được xây dựng ban hành.

2016-2017

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3. Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Phòng, Chi cục và tương đương thuộc Cục

Mô hình tổ chức bộ máy mới

2016-2017

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4. Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Đội, Tổ công tác thuộc Chi cục và tương đương.

Mô hình tổ chức bộ máy mới

2016-2017

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

34

6.2. Hoạt động 2: Bám sát quy hoạch và tiến độ triển khai các dự án tại thành phố Cần Thơ, các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng có liên quan đến hoạt động của cơ quan hải quan để tham mưu đề xuất về mô hình tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng

1. Thành lập Đội Nghiệp vụ Thốt Nốt thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cần Thơ.

- Đề án đề nghị thành lập Đội.

- Triển khai Quyết định thành lập.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2. Thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Vinh và Chi cục Hải quan Hậu Giang trực thuộc Cục Hải quan thành phố Cần Thơ

- Đề án đề nghị thành lập Chi cục.

- Triển khai Quyết định thành lập.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

35

6.3. Hoạt động 3: Xây dựng và ban hành các văn bản đề xuất về thẩm quyền, tên gọi, quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các T, Đội công tác thuộc Chi cục và tương đương.

1. Thống nhất về tên gọi các Tổ, đội thuộc các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và tương đương.

Triển khai thực hiện.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Tchức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2. Xây dựng quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các Tổ, Đội công tác thuộc Chi cục và tương đương.

Quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các Tổ, Đội công tác thuộc Chi cục và tương đương.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

VII. HOẠT ĐỘNG TRIN KHAI CÁC MỤC TIÊU KHÔNG THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Các hoạt động triển khai nhằm quản lý nội bộ khoa học, hiệu quả

36

1.1. Hoạt động 1: Đẩy mạnh áp dụng phương thức điện tử trong công tác quản lý điều hành, quản trị các hoạt động nội bộ; ứng dụng văn phòng đin t mang li hiệu quả cao trong công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí.

1.1. Điện tử hóa báo cáo giấy nghiệp vụ; cung cấp thông tin nghiệp vụ điện tử hỗ trợ lãnh đạo các cấp ra quyết định về nghiệp Vụ.

Ban hành quy định

2016-2017

Văn phòng Cục

Các đơn vị liên quan

 

1.2. Ban hành quy chế văn thư lưu trữ của Cục để quản lý toàn bộ công văn đi, đến một cách khoa học, hiệu quả.

Ban hành quy chế

2017

Văn phòng Cục

Các đơn vị liên quan

 

1.3. Triển khai quản lý thông tin và điều hành công việc qua mạng mọi lúc mọi nơi, kịp thời và nhanh chóng nhằm xây dựng mô hình văn phòng điện tử toàn diện, hiện đại, không giấy tờ

Hoạt động điều hành được thực hiện qua mạng

2017-2020

Văn phòng Cục

Các đơn vị liên quan

 

37

1.2. Hoạt động 2: Thực hiện cung cấp thông tin tờ khai cho các tổ chức và tiếp nhận xử lý thông tin từ cơ quan thuế

2.1. Triển khai Dự án xây dựng cung cấp thông tin tờ khai cho các đơn vị và tiếp nhận xử lý thông tin từ cơ quan Thuế.

- Kế hoạch;

- Kết quả triển khai

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2. Triển khai cung cấp thông tin tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan cho các bên liên quan và tiếp nhận thông tin từ cơ quan Thuế, tích hợp dữ liệu của ngành để phục vụ công tác nghiệp vụ.

- Thông tin tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được cung cấp;

- Thông tin từ cơ quan thuế được kết đối, tiếp nhận.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2. Các hoạt động đảm bảo cơ shạ tầng công nghệ thông tin

38

2.1. Hoạt động 1: Tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tập trung theo kiến trúc hướng dịch vụ trên nền tảng cơ sở dữ liệu có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn.

1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai

Kế hoạch thực hiện

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Tiếp nhận và đưa vào khai thác.

Kết quả khai thác

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

39

2.2. Hoạt động 2: Nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng WAN, mạng LAN tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ đảm bảo theo quy hoạch thiết kế, thống nhất của ngành. Thực hiện trang bị đy đủ công cụ kiểm tra, giám sát cho các đơn vị trực thuộc và có cơ chế phối hợp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và tính chủ động trong công tác quản trị mạng tại mỗi đơn vị Hải quan.

2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai.

Kế hoạch thực hiện

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2 Thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống mạng WAN, LAN.

Hệ thống mạng WAN, LAN được nâng cấp

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.3. Trang bị đầy đủ công cụ kiểm tra, giám sát và xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể.

- Quy chế phối hợp thực hiện.

- Hệ thống được nâng cấp tính năng kiểm tra, giám sát.

Theo lộ trình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3. Triển khai kế hoạch phát triển thống kê Hải quan đến năm 2020.

40

3.1. Hoạt động 1: Tập trung rà soát, tham gia hoàn thiện thể chế, văn bản hướng dẫn thống kê theo chuẩn mực quốc tế

1.1. Rà soát, đánh giá thực trạng.

Báo cáo đánh giá thực trạng

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Đề xuất, kiến nghị.

Nội dung đề xuất, kiến nghị

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

41

3.2. Hoạt động 2: Đề xuất nâng cấp hệ thống thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu để kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS.

2.1. Rà soát, đánh giá thực trạng.

Báo cáo đánh giá thực trạng

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2. Đề xuất, kiến nghị.

Nội dung đề xuất, kiến nghị

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

4. Thực hiện các yêu cầu về hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cải cách nghiệp vụ.

42

4.1. Hoạt động 1: Tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm phục vụ cải cách nghiệp v.

1.1. Thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Cục Hải quan thành phố Cần Thơ, trụ sChi cục Hải quan Sóc Trăng.

Hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu

2016-2020

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Triển khai mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; cổng thông tin điện tử Cục Hải quan thành phố Cần Thơ; trang thiết bị phục vụ hệ thống hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến; trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, trang cấp.

- Vận hành khai thác, sử dụng an toàn, hiệu quả

2016-2020

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.3. Trang bị máy soi container cho Chi cục HQCK cảng Cần Thơ.

Máy soi container được trang cấp

Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan

Chi cục HQCK cảng Cần Thơ

Văn Phòng

 

43

4.2. Hoạt động 2: Chuẩn hóa về quy trình, quy chế vận hành, sử dụng máy móc, trang thiết bị.

2.1. Rà soát hoàn thiện các quy chế quản lý tài sản đơn vị.

Quy trình sử dụng, quản lý tài sản

2016-2020

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.2. Rà soát hoàn thiện quy chế, quy trình vận hành, khai thác các hệ thống máy móc, trang thiết bị.

Quy chế sử dụng, quản lý tài sản

2016-2020

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.3. Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm móc, trang thiết bị.

Thực hiện đúng quy định pháp luật

2016-2020

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

2.4. Hoàn thiện công tác lập, thẩm định, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng.

Thực hiện đúng quy định pháp luật

2016-2020

Văn Phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

5. Một số hoạt động chính áp dụng phương thức điện tử trong quản lý, điều hành và quản trị nội bộ.

44

5.1 Hoạt động 1: Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý văn bản, công việc và điều hành điện t.

1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản, công việc và điều hành điện tử.

Văn bản đóng góp ý kiến

Theo ltrình của Tổng cục Hải quan

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

1.2. Xây dựng các quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống quản lý văn bản của Cục.

Quy chế

2016-2020

Phòng Nghiệp vụ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

45

5.2 Hoạt động 2: Triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc.

2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hệ thng chsố đánh giá kết quả công việc, tổ chức đo thời gian giải phóng hàng.

- Kế hoạch triển khai thực hiện.

- Báo cáo đánh giá chỉ số hải quan

2016-2020

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

46

5.3. Hoạt động 3: Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả, triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ.

3.1. Công chức làm công tác ISO được cử tham gia đào tạo, nâng cao năng lực.

Tham gia các lớp đào tạo, số lượt công chức được đào tạo

2016-2020

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.2. Kiểm tra, đánh giá, đề xuất áp dụng, duy trì, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng trong đơn vị.

- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

- Báo cáo đánh giá áp dụng

2016-2020

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

3.3. Tham gia xây dựng mô hình ISO điện tử trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 vào hoạt động của đơn vị.

Văn bản đóng góp ý kiến

2016-2020

Văn phòng

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 981/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.141

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.9.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!