ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3819/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 21 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TRÊN TÔM NUÔI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ
Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ
Quyết định số 1038/QĐ-BNN-TY ngày 29/3/2017 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia giám sát dịch bệnh trên
tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Công văn số 1625/SNN-KHTC ngày 04/7/2017,
đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 2299/STC-NST ngày 2/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm
nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017 -2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Có Kế hoạch
kèm theo).
Điều 2. Giao sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn
nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai
thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT,
Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Hoàng Mai, Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Nghi Lộc; Chi cục trưởng các Chi cục: Chăn nuôi và Thú y, Thủy sản và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT NN;
- PVP TC;
- Lưu: VT, NN (Minh).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TRÊN TÔM NUÔI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2017 -2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3819/QĐ-UBND ngày 21/8/2017 của UBND tỉnh Nghệ
An)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1.1. Tính cấp thiết của ban hành Kế
hoạch
Tôm nước lợ là đối tượng chủ lực
trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) và có những đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt
Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Nghệ An có bờ biển dài 82 km với nhiều
cửa lạch, sông ngòi thích hợp cho phát triển NTTS, trọng đó 05 huyện ven biển:
Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh có nuôi
tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh.
Số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản
Nghệ An cho thấy, diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng
hàng năm lớn, cụ thể tại bảng sau:
Năm
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
6
tháng 2017
|
Diện
tích nuôi (ha)
|
1.456
|
1.473
|
2.046
|
1.932
|
1.320
|
Sản
lượng (tấn)
|
5.441
|
5.467
|
5.203
|
6.477
|
2.700
|
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Nghệ An, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng dần theo các năm, đạt
cao nhất là 16.491 triệu USD vào năm 2015.
Năm
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (nghìn USD)
|
284
|
10.258
|
16.491.000
|
15.797.000
|
Như vậy, có thể
nói ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh nhà,
theo khảo sát: sản lượng nuôi tôm chủ yếu phục vụ xuất khẩu chính ngạch và tiểu
ngạch, giá cả thị trường phụ thuộc vào thị trường của nước nhập khẩu.
Các nước nhập khẩu thủy sản, sản phẩm
thủy sản yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt với trách nhiệm của các nước xuất khẩu
cũng như thủy sản nhập khẩu, liên tục đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về an toàn dịch
bệnh hoặc phải được lấy mẫu xét nghiệm đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam.
Theo thông báo của Cục Thú y tại Công văn số 360/TY-TS, ngày 03/3/2017:
Điều 5.1.1 Chương V của Quy định của
Tổ chức Thú y thế giới (OIE): quy định về trách nhiệm của nước xuất khẩu, cụ thể:
"Nước xuất khẩu khi được yêu cầu phải cung cấp cho nước nhập khẩu thông
tin về tình hình sức khỏe động vật thủy sản
và hệ thống thông tin thú y thủy sản quốc gia để xác định xem trước
đó có sạch bệnh đối với các bệnh do OIE liệt kê và cách thức để đạt được tình
trạng sạch bệnh đó, ví dụ như lịch sử không có bệnh,
không có loài cảm nhiễm hoặc giám sát có chủ đích,
bao gồm cả các quy định và quy trình thủ tục đang áp dụng để duy trì tình trạng sạch bệnh” và các quy định
khác về dịch bệnh.
Các nước Úc, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Ả rập Xê- út, Bra- xin, Mê -hi -cô... đã có yêu cầu bắt
buộc đối với tôm sống, tôm đông lạnh nhập khẩu
từ nước Việt Nam: phải chứng minh hệ thống kiểm soát hệ thống
thú y phù hợp với quy định của họ, phải kiểm tra, xét nghiệm
các loại mầm bệnh theo quy định của OIE (bao gồm các bệnh: Đốm trắng, Đầu vàng,
Tau ra, hoại tử cơ, Hoại cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo
máu).
Một số nước nhập khẩu đã thông báo tạm
dừng nhập khẩu tôm Sú, tôm thẻ chân trắng sống từ các công ty của Việt Nam do
phát hiện bệnh: Năm 2015 và tháng 5/2016, thị trường Trung Quốc tạm dừng nhập
khẩu do liên tục phát hiện có bệnh hoại tử cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo máu
(IHHNV), Bệnh còi (MBV), bệnh Đốm trắng (WSSV), hội chứng Tau ra (TSV) trong
các lô tôm của Việt Nam; Tháng 1/2017, thị trường Úc tạm dừng nhập khẩu tôm
chưa qua chế biến chín do từ năm 2013-2016 Úc đã phát hiện
213 lô tôm chưa qua nấu chín của 30 doanh nghiệp Việt Nam
có tác nhân gây bệnh Đốm trắng, Đầu vàng; Tháng 1/2017, thị trường Mê-hi-cô
thông báo tạm dừng nhập khẩu giáp xác tươi, sống, khô, ướp lạnh, đông lạnh từ
Việt Nam do tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm...
1.2. Căn cứ các văn bản quy
định
- Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Căn cứ Quyết định
số 1038/QĐ-BNN-TY ngày 29/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế
hoạch quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017
- 2020;
- Căn cứ vào số cơ sở sản xuất giống
tôm giống, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú trên địa
bàn tỉnh Nghệ An và tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm
2015, 2016.
II. MỤC TIÊU VÀ
YÊU CẦU.
1. Mục tiêu.
1.1 Mục tiêu chung.
Nâng cao chất lượng công tác phòng,
chống và cảnh báo dịch bệnh nhằm góp phần phát triển nuôi tôm bền vững và đẩy mạnh
xuất khẩu.
1.2 Mục tiêu cụ thể.
1.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực
thực hiện giám sát.
- Ở cấp tỉnh và huyện: Trên 70% cán bộ
làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về giám sát dịch
bệnh thủy sản vào năm 2017. Các năm sau tiếp tục đào tạo đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Ở cấp xã: Trên 30% cán bộ làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn
cơ bản về giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2017. Các năm sau tiếp tục đào tạo
đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất.
1.2.2. Giám sát dịch bệnh.
* Giám sát tại các cơ sở sản xuất giống:
- Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu chủ động triển khai kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất
tôm giống.
- Đến tháng 12/2020, có khoảng 5% số
cơ sở tham gia chương trình giám sát được công nhận an toàn dịch bệnh.
- Giám sát các bệnh:
+ Đốm trắng do vi rút (White spot disease - WSD).
+ Hoại tử gan tụy
cấp tính (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND).
+ Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious hypodermal
and hematopoietic necrosis disease - IHHNV).
+ Vi bào tử
trùng (Enterocytozoon hepatopenaei - EHP).
+ Các bệnh khác theo yêu cầu của nước
nhập khẩu (bổ sung khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
PTNT).
- Số cơ sở sản xuất tôm giống được
giám sát: 17 cơ sở.
* Giám sát tại các cơ sở nuôi thương
phẩm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh:
- Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu,
Nghi Lộc chủ động triển khai kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với cơ sở nuôi tôm
thương phẩm.
- Năm 2017: Có 30 cơ sở nuôi tôm được
lấy mẫu giám sát.
- Từ năm 2018 trở đi: Mỗi năm tăng
bình quân 10% số cơ sở được lấy mẫu giám sát so với năm trước (điểm lấy mẫu, hộ
nuôi không trùng với kế hoạch lấy mẫu của các chương trình khác).
- Đến hết tháng
12/2020: Có trên 3% số cơ sở tham gia thực hiện kế hoạch giám sát này được chứng nhận an toàn dịch bệnh.
- Các bệnh cần
giám sát:
+ Đốm trắng do vi rút.
+ Hoại tử gan tụy
cấp tính.
+ Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan
biểu mô.
+ Các bệnh khác theo yêu cầu của nước
nhập khẩu (bổ sung khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Điểm giám sát/cơ sở được giám sát: 30
cơ sở/ 03 vùng nuôi/03 huyện.
1.2.3 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức.
- Công tác tuyên tuyền được thực hiện
trước và trong mùa vụ nuôi dưới nhiều hình thức: tập huấn, tờ rơi, tờ bướm, đài
phát thanh truyền hình huyện, xã, qua hội họp, báo đài.,.
- Tổ chức tuyên truyền về: Bệnh và
các biện pháp phòng chống; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh, sử
dụng thuốc thú y thủy sản và kiểm dịch thủy sản,
2. Yêu cầu.
- Nguồn nhân lực được đào tạo, tập huấn nhằm đáp ứng nhiệm vụ giám sát dịch bệnh tôm.
- Công tác giám sát dịch bệnh chủ động
được triển khai đồng loạt tại các huyện được lựa chọn để đánh giá tình hình dịch
tễ, dịch bệnh tại các vùng nuôi.
- Công tác giám sát dịch bệnh bị động
được thực hiện từ cơ sở sản xuất, nuôi tôm; kịp thời báo cáo theo hệ thống thú
y để giám sát, phát hiện bệnh sớm, khống chế bệnh trong diện
hẹp.
- Công tác tuyên truyền được thực hiện
ở các cấp: tỉnh, huyện, xã. Nội dung sát với chương trình, kế hoạch giám sát
hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y, UBND tỉnh Nghệ An.
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH.
1. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực.
- Xây dựng tài liệu tập huấn về bệnh
tôm nuôi cho cán bộ cấp huyện, cấp xã.
- Đối tượng tập huấn:
+ Cấp huyện: 01-02 cán bộ của Trạm
Chăn nuôi và thú y làm công tác thú y thủy sản.
+ Cấp xã: 01-02
nhân viên thú y xã/cán bộ phụ trách thú y thủy sản; đại diện các cơ sở sản xuất,
nuôi tôm tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm Chi cục
Chăn nuôi và thú y tổ chức ít nhất 01 lớp/huyện: tập huấn các kỹ năng cơ bản về bệnh, chẩn đoán lâm sàng và các
biện pháp phòng chống; một số quy định pháp lý về phòng, chống dịch bệnh, giám
sát, điều tra và xử lý dịch bệnh tôm nuôi; tổng hợp báo cáo.
- Trạm Chăn nuôi và thú y huyện tổ chức
05 - 10 cuộc tập huấn cho thú y xã và người sản xuất, nuôi tôm, tập huấn về một
số quy định pháp lý trong sản xuất, nuôi tôm, về phòng chống dịch bệnh, xử lý dịch bệnh, sản xuất và nuôi tôm an toàn sinh học.
2. Tổ chức giám sát một số bệnh
nguy hiểm trên tôm nuôi.
2.1 Giám sát bị động.
Các cơ sở theo dõi, ghi chép thông
tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm
(Bao gồm tình hình sản xuất, xuất, nhập cơ sở, dịch bệnh,
sử dụng thuốc thú y, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường; sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh).
Khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh phải kịp
thời báo cáo cho nhân viên thú y xã, UBND xã hoặc Trạm
Chăn nuôi và thú y huyện để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
2.2 Giám sát chủ động.
2.2.1 Địa
điểm giám sát.
- Các cơ sở sản xuất tôm Sú, tôm Thẻ
chân trắng thuộc 03 huyện, thị: Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu.
- Các cơ sở nuôi tôm thâm canh, bán
thâm canh thuộc các vùng nuôi: Công ty NTTS Trịnh Môn, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh
Lưu; Khu nuôi (ngoài vùng GAP) xã Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai; xã Nghi Hợp, huyện
Nghi Lộc.
2.2.2 Đơn vị lấy mẫu giám sát.
Trạm Chăn nuôi và thú y: Hoàng Mai,
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc chịu trách nhiệm lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi tôm thương phẩm thuộc địa bàn quản lý.
2.2.3 Các bệnh cần giám sát.
Cơ sở sản xuất giống: Đốm trắng do vi
rút (White spot disease - WSD), Hoại tử gan tụy cấp tính (Acute
hepatopancreatic necrosis disease - AHPND), Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious hypodermal
and hematopoietic necrosis disease - IHHNV), Vi bào tử trùng (Enterocytozoon
hepatopenaei - EHP)
và các bệnh khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu (bổ sung khi có hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- Cơ sở nuôi tôm thương phẩm: Đốm trắng
do vi rút, Hoại tử gan tụy cấp tính, Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu
mô; các bệnh khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu (bổ sung khi có hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp và PTNT).
2.2.4 Số cơ sở được giám sát
- Cơ sở sản xuất giống: Giám sát 100%
số cơ sở sản xuất giống tại 03 huyện, thị: Hoàng Mai, Quỳnh
Lưu, Diễn Châu (năm 2017 là 17 cơ sở).
- Cơ sở nuôi tôm
thương phẩm: 30 cơ sở nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh/03 huyện/thị, trong đó:
Hoàng Mai 10 cơ sở/01 vùng nuôi. Quỳnh Lưu 10 cơ sở/01 vùng nuôi. Nghi Lộc: 10
cơ sở/01 vùng nuôi.
Phương pháp chọn cơ sở: Mỗi đợt giám
sát Chi cục Chăn nuôi và thú y tiến hành chọn ngẫu nhiên để tổ chức giám sát trong từng vùng đã được lựa chọn (các lần thu mẫu khác nhau có thể là
tại các cơ sở khác nhau tùy thuộc vào cơ sở được lựa chọn
tại mỗi lần chọn cơ sở).
2.2.5 Đối tượng lấy mẫu.
- Đối với cơ sở sản xuất giống: Tôm bố mẹ, tôm Post, thức ăn tươi sống (mực,
giun nhiều tơ, hàu...), mẫu nước và cặn đáy bể ương nuôi.
- Đối với cơ sở nuôi tôm thương phẩm:
Mẫu tôm, mẫu nước, mẫu bùn ao nuôi tôm và mẫu giáp xác
(phù hợp với từng bệnh cần giám sát).
2.2.6 Thời điểm lấy mẫu.
Thực hiện 04 tháng/năm (năm 2017 thực
hiện ngay sau khi được phê duyệt, các năm tiếp theo thực hiện từ 3 đến tháng
6).
- Đối với những ao có kết quả dương
tính trong quá trình giám sát thì tiếp tục thu mẫu bùn, mẫu
nước, mẫu giáp xác thêm 01 lần sau thu hoạch.
2.2.7 Tần suất lấy mẫu. 01 lần/tháng.
2.2.8 Số lượng mẫu tại mỗi cơ sở.
- Cơ sở sản xuất giống: Chọn 05 bể
tôm Post.
+ Tôm Post: 05 mẫu/01 cơ sở tại 05 bể,
mỗi bể thu tại 5 vị trí khác nhau tạo thành 01 mẫu; thu khoảng 1,50 gram tôm
Post/mẫu.
+ Tôm bố mẹ: Chỉ thu mẫu khi giám sát
phát hiện tôm Post dương tính với bệnh, tiến hành thu mẫu tôm bố mẹ của đàn tôm
Post đó.
+ Thức ăn tươi sống: Mỗi loại thức ăn thu 01 mẫu.
+ Mẫu nước và
cặn đáy bể nuôi tôm Post và tôm bố mẹ: Thu
05 mẫu/01 cơ sở, mỗi mẫu: 100 ml.
- Cơ sở nuôi tôm thương phẩm:
+ Tôm thương phẩm: Thu 05 mẫu/cơ sở,
thu ngẫu nhiên khoảng 15 - 20 con/cơ sở. Trường hợp có nhiều ao thu ít nhất tại
02 ao (mỗi ao tối thiểu là 01 mẫu), nếu có 01 ao thì thu tại
05 vị trí của ao thành 05 mẫu.
+ Mẫu nước và
bùn đáy: Lấy 05 mẫu/cơ sở, 100 ml/mẫu.
+ Mẫu giáp xác:
Lấy 01 đến 05 mẫu/cơ sở (nếu có).
Cách lấy mẫu, ký hiệu mẫu, bảo quản
và vận chuyển mẫu (Chi cục Chăn nuôi và thú y sẽ tập huấn/ hướng dẫn cho cán bộ
lấy mẫu khi triển khai thực hiện).
2.2.9 Xét nghiệm mẫu.
Phòng thí nghiệm gộp mẫu để xét nghiệm
(gộp mẫu tại phòng thí nghiệm).
- Mẫu tôm: Gộp
05 mẫu của mỗi cơ sở thành 01 mẫu xét nghiệm.
- Mẫu nước, bùn
hoặc cặn đáy bể: Gộp 05 mẫu của 01 cơ sở thành 01 mẫu xét nghiệm.
- Mẫu thức ăn
tươi sống, giáp xác: Gộp toàn bộ số mẫu thu tại mỗi cơ sở thành
01 mẫu xét nghiệm.
Trường hợp mẫu được gộp từ nhiều
ao, nhiều bể có kết quả xét nghiệm dương tính, phòng thí nghiệm tách mẫu để xác định
ao/bể tôm bị bệnh.
- Phương pháp xét nghiệm mẫu: Theo hướng
dẫn của Cục Thú y.
2.2.10
Thu thập thông tin về mẫu và các yếu tố nguy cơ.
- Tại tất cả các lần thu mẫu phải thu
thập thông tin về các yếu tố nguy cơ theo hướng dẫn của Cục
Thú y.
- Thông tin về mẫu và các yếu tố nguy
cơ phải được gửi đến cơ quan xét nghiệm cùng mẫu xét nghiệm
(Chi cục Chăn nuôi và thú y tiếp nhận mẫu, phiếu điều tra thu thập thông tin yếu
tố nguy cơ và gửi đến cơ quan xét nghiệm). Thông tin phiếu điều tra phải đầy đủ và được thực hiện ở tất cả các lần thu mẫu.
2.2.11 Xử lý kết quả giám sát.
Đối với cơ sở sản xuất, nuôi tôm có kết
quả xét nghiệm mẫu tôm âm tính (- ) với tác nhân gây bệnh được giám sát, chủ cơ
sở làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định
khi có nhu cầu xuất bán; đề nghị được công nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh đối với bệnh được giám sát theo quy định.
Đối với cơ sở sản xuất, nuôi tôm có kết quả xét nghiệm mẫu tôm dương tính (+) với tác nhân gây bệnh được giám
sát; cơ quan thú y tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức điều tra xác định
nguyên nhân theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
- Bước 2: Hướng dẫn chủ cơ sở lựa chọn
một trong hai hình thức dưới đây để xử lý thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
+ Thực hiện các biện pháp phòng, chống
dịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT đối với tất cả các hồ/bể/ao
trong cùng một trại sản xuất có mẫu xét nghiệm dương tính với bệnh được xét
nghiệm.
+ Lấy mẫu và xét nghiệm bổ sung để
xác định tình trạng nhiễm bệnh của từng hồ/bể/ao của trại
sản xuất có mẫu xét nghiệm dương tính. Xử lý kết quả xét nghiệm như sau:
Nếu xét nghiệm lại
cho kết quả âm tính (-) với tác nhân gây bệnh, sử dụng kết
quả để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy
sản (bao gồm cả thủy sản giống, thương phẩm khi cần) vận chuyển ra khỏi địa bàn
cấp tỉnh.
Nếu xét nghiệm lại cho kết quả dương
tính (+) với tác nhân gây bệnh, thực hiện phòng, chống dịch theo quy định tại
Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
- Bước 3: Hướng dẫn và yêu cầu chủ cơ
sở thực hiện các biện pháp phòng và ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập và lưu
hành tại tất cả các trại của cơ sở có kết quả dương tính.
- Bước 4: Triển khai các biện pháp
phòng chống dịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu thức
ăn, nước, bùn đáy, cặn đáy dương tính (+) với mầm bệnh: Thực hiện các biện pháp
xử lý tiêu diệt mầm bệnh; đồng thời áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng
cho tôm, xử lý môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển; áp dụng
các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
3. Tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và các quy định có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trước, trong
mùa vụ nuôi hàng năm
- Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn
nuôi và thú y, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện, UBND huyện/xã
có nuôi tôm.
- Nội dung tuyên
truyền: Về nội dung của Kế hoạch, đặc biệt là mục tiêu, lợi
ích và quyền lợi của cơ sở tham gia thực hiện Kế hoạch
giám sát; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tại các cơ sở sản xuất, nuôi
tôm; các quy định về kiểm dịch vận chuyển thủy sản; quản
lý, sản xuất và kinh doanh tôm; các quy định của quốc tế về nhập khẩu tôm từ Việt
Nam.
IV. KINH PHÍ VÀ CƠ
CHẾ TÀI CHÍNH.
1. Cơ chế tài chính.
1.1. Ngân sách tỉnh.
Ngân sách tỉnh bố trí để thực hiện
các nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức chủ động giám sát để cảnh
báo sớm và tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bao gồm việc tổ chức lấy mẫu và xét
nghiệm mẫu tại Trại sản xuất giống và cơ sở nuôi tôm thương phẩm.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện giám sát, phòng, chống dịch bệnh trên địa
bàn các huyện thực hiện giám sát.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của địa
phương về dịch bệnh và giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn gốc và cung cấp
thông tin kỹ thuật, khoa học cho phòng, chống dịch bệnh.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực
chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh cho đội ngũ
cán bộ làm công tác thú y thủy sản tại địa phương.
- Tham gia các lớp tập huấn do Trung
ương tổ chức.
- Thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của người sản xuất, nuôi tôm.
- Hội nghị, hội thảo để tổng kết, đánh giá và triển khai các nhiệm vụ giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
1.2. Ngân sách huyện, xã.
Ngân sách huyện/xã bố trí để thực hiện các nhiệm vụ:
- Tập huấn cho thú y xã và người nuôi
về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, kỹ thuật nuôi an toàn sinh học...
- Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho người sản xuất, nuôi tôm;
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc
tổ chức thực hiện giám sát, phòng, chống dịch bệnh trên địa
bàn huyện.
1.3. Cơ sở sản xuất, ương nuôi tôm, người nuôi tôm.
Thực hiện giám sát dịch bệnh chủ động
tại cơ sở sản xuất/nuôi tôm (để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh).
Bố trí nguồn lực và kinh phí triển
khai giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm (trường hợp tự nguyện tham
gia).
2. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Kinh phí xử lý ổ dịch (trình theo Kế
hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản hàng năm).
- Hỗ trợ cho các
chủ hộ nuôi tôm bị dịch bệnh nguy hiểm theo Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày
17/11/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017
của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Hóa chất chống dịch từ nguồn ngân
sách tỉnh hoặc nguồn dự trữ quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định
của Luật Thú y và Luật Dự trữ quốc gia.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Trên cơ sở Kế hoạch giám sát dịch bệnh
trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đã được phê duyệt; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y xây dựng Kế hoạch và dự
toán kinh phí thực hiện hàng năm; thẩm định, tổng hợp
kinh phí thực hiện gửi Sở tài chính trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa phương để
quản lý thông tin, kết quả giám sát phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các nước nhập khẩu.
- Xây dựng, đề xuất cơ chế, chính
sách phù hợp với điều kiện của địa phương với mục đích giám sát dịch bệnh.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng cơ chế
chia sẻ thông tin kết quả giám sát và quan trắc môi trường
để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
- Đề xuất, tham gia tổ chức thông tin
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
việc thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên
tôm.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết,
báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số bệnh nguy hiểm trên tôm
theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An:
- Xây dựng Kế hoạch
và dự toán kinh phí giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục
vụ xuất khẩu từng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An trình Sở
Nông nghiệp và PTNT thẩm định.
- Tổ chức triển khai chương trình giám sát khi được phê duyệt.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý
thông tin, kết quả giám sát phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh và
đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các nước nhập khẩu.
- Tham gia xây dựng, đề xuất các cơ
chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương với mục
đích giám sát dịch bệnh.
- Đề xuất các nội dung kỹ thuật để tổ
chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc
thực hiện một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm
theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y
Chỉ đạo Chi cục Thủy sản:
- Xây dựng Kế hoạch quan trắc các chỉ
số về môi trường (không bao gồm các chỉ số về dịch bệnh) tại các vùng nuôi tôm
gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh phê
duyệt.
- Hướng dẫn, tập huấn Quy chuẩn/quy
trình kỹ thuật nuôi, mùa vụ thả, chọn giống, quan trắc môi trường trong quá
trình nuôi và quy hoạch vùng nuôi.
- Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và
thú y và các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện công tác trong phòng, chống
dịch bệnh.
2. Sở Tài chính
Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT thẩm định dự toán trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thực hiện việc quản lý, cấp phát, hướng dẫn,
thanh quyết toán theo quy định.
3. Sở Thông tin và truyền thông,
Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
và các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
về vai trò, tầm quan trọng trong công
tác phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi; trách nhiệm của
các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nuôi tôm và chính quyền các cấp đối với
cộng đồng, xã hội trong việc thực hiện công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh
và các quy định của Pháp luật.
4. UBND huyện/thị: Hoàng Mai, Quỳnh
Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc.
- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT,
Trạm Chăn nuôi và thú y, UBND các xã và các hiệp hội, cơ sở sản xuất giống,
nuôi tôm thương phẩm thực hiện tốt kế hoạch này.
- Hàng năm, bố trí kịp thời kinh phí
thực hiện công tác giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu trên địa
bàn huyện.
- Chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ
công tác phòng, chống dịch theo quy định tại Luật Thú y và thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tập
huấn, thông tin tuyên truyền về việc thực hiện giám sát một
số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm; công tác phòng chống dịch bệnh; mục tiêu, lợi ích và quyền lợi của cơ sở tham gia thực hiện kế hoạch giám
sát...
5. Các cơ sở sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm.
- Tham gia thực hiện giám sát một số
dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.
- Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn
nuôi và thú y để triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên
tôm.
- Đối với các cơ sở không được lựa chọn để giám sát theo kế hoạch này, tự nguyện tham gia: chủ động
bố trí nguồn lực, kinh phí để giám sát một số bệnh nguy hiểm
trên tôm./.