Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 279/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 07/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 279/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

A. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cho nông, ngư dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

a) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản hàng năm trên 8%.

b) Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD.

c) Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%; giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.

3. Định hướng đến năm 2020:

a) Tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành, của đất nước, góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%/năm, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt mức 10 - 10,5 tỷ USD.

b) Xây dựng được các thương hiệu thủy sản lớn, có uy tín, tạo thế cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới.

B. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Tăng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu

a) Đến năm 2015 xuất khẩu 1,62 triệu tấn (trong tổng sản lượng thủy sản qua chế biến 2,43 triệu tấn) và năm 2020 xuất khẩu 1,9 triệu tấn (trong tổng sản lượng thủy sản qua chế biến 2,85 triệu tấn).

b) Phấn đấu đến năm 2015 tỉ trọng giá trị của sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

c) Sản lượng và giá trị kim ngạch của một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực:

TT

Nhóm sản phẩm

Năm 2015

Năm 2020

Sản lượng
(103 tấn)

Giá trị
(Triệu USD)

Sản lượng
(103 tấn)

Giá trị
(Triệu USD)

I

Thủy sản đông lạnh

1.430

6.340

1.670

8.340

1

Tôm

270

2.540

330

3.300

2

Cá tra

760

2.300

850

3.000

3

Cá ngừ

80

320

90

450

 

Cá khác

210

690

280

940

 

Mực và bạch tuộc

110

490

120

650

II

Thủy sản khô

60

250

80

400

III

Thủy sản khác

130

910

150

1260

 

Tổng

1.620

7.500

1.900

10.000

2. Về thị trường xuất khẩu

a) Duy trì thị trường truyền thống, đặt biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (EU - Nhật - Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. Cụ thể về các thị trường và sản phẩm chủ lực:

- Thị trường EU: Phấn đấu đạt 21% tỉ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Cá tra (35%), tôm (15%), cá ngừ (25%), mực, bạch tuộc (20%).

- Thị trường Nhật Bản: Phấn đấu đạt trên 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Tôm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%).

- Thị trường Mỹ: Phấn đấu đạt 19% tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chính là: Tôm (15%), cá tra (15%), cá ngừ (35%).

b) Phát triển mạnh xuất khẩu sang các khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng như: Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ôxtralia,… Đây là những thị trường có mức tăng trưởng tiêu dùng ngày càng cao và ưa thích thủy sản Việt Nam như: Các nước Đông Âu cũ, Bắc Âu (Thụy Điển, Bungaria, Romania, Hungaria, Bỉ, Anh…) và các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Các thị trường tiềm năng khác như: Hàn Quốc, Trung Quốc (Hồng Kông), ASEAN, châu Phi, đặc biệt là thị trường Trung Đông, thị trường các nước Hồi giáo.

3. Bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu và ổn định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu

a) Phát triển các mô hình cơ sở chế biến xuất khẩu gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến lớn, có thương hiệu, uy tín để hình thành các tập đoàn sản xuất - chế biến - xuất khẩu lớn theo mô hình khép kín từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; đồng thời chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam.

b) Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng chủ lực, trên các vùng nuôi nước ngọt, nước lợ và biển, đồng thời phát triển khai thác các loài hải sản có giá trị cao, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu có sản lượng ổn định và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm.

c) Phấn đấu đến 2015, 100% sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trường mới, khó tính (Nga, Hàn Quốc…).

4. Các dự án ưu tiên (Phụ lục kèm theo).

C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giữ vững và phát triển thị trường

a) Đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, đặc biệt thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, cần đặc biệt chú trọng:

- Sản phẩm xuất khẩu, trước hết phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo giữ vững uy tín hàng thủy sản Việt Nam; đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác về quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm đến rộng rãi người tiêu dùng tại các thị trường.

- Chú trọng đầu tư nghiên cứu, sản xuất và tăng thị phần các loại sản phẩm giá trị gia tăng khác nhau, phù hợp với sức mua, thị hiếu theo đặc thù của từng thị trường. Phát triển mạng lưới cung cấp, bán buôn đến hệ thống siêu thị thông qua liên kết với nhà nhập khẩu, nhà cung cấp đầu mối của nước sở tại.

- Tham gia và có các hoạt động tại các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm; chủ động đối thoại về chính sách phát triển thủy sản và thương mại thủy sản với các thị trường lớn…

- Chủ động theo dõi diễn biến trị trường, cập nhật các chính sách của thị trường để xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại thích hợp đối phó với tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ lực tại các thị trường lớn.

b) Đối với các thị trường tiềm năng, nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, sức mua và cơ cấu sản phẩm để định hướng cho sản xuất, chế biến xuất khẩu. Tiến hành công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, thông tin tuyên truyền rộng rãi về sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời tiếp cận, tạo được mối liên kết chặt chẽ với nhà nhập khẩu, nhà phân phối lớn của thị trường để thỏa thuận, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu lâu dài, ổn định với các thị trường này.

2. Đổi mới hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại

a) Từng bước phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế việc xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Trước mắt, tại các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản), thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam ký kết hợp đồng với các tổ chức cung ứng thực phẩm cho các trung tâm phân phối, siêu thị của các thị trường này, từng bước xây dựng mạng lưới phân phối thủy sản Việt Nam.

b) Nghiên cứu việc hình thành một số trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có thủy sản, tại các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, EU nhằm quảng bá, thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm thủy sản Việt Nam đến thị trường và người tiêu dùng; đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại cho các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp mở đại lý và tiến đến hình thành các văn phòng đại diện giới thiệu sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

c) Xây dựng trung tâm nghiên cứu, phân tích các thông tin (về nhu cầu, cơ cấu sản phẩm, thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng) và dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản với đội ngũ chuyên gia có năng lực. Trên cơ sở đó, dự báo được nhu cầu, số lượng và cơ cấu sản phẩm của từng thị trường, từng giai đoạn cụ thể, định hướng cho việc tổ chức sản xuất và chế biến xuất khẩu trong nước.

d) Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp.

đ) Tổ chức sâu rộng và có các hình thức phù hợp hơn nữa các hoạt động quảng bá, truyền thông, tiếp thị, hướng dẫn sử dụng và sự hiểu biết đúng về thủy sản Việt Nam, nhất là đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng của Việt Nam, đến nhà cung cấp phân phối lớn, hệ thống siêu thị và đông đảo người tiêu dùng nước ngoài.

3. Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng

a) Đối với nguyên liệu từ nuôi trồng:

- Tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi thủy sản (cả nước ngọt, nước lợ và nuôi biển), đặc biệt đối với các vùng nuôi các sản phẩm chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, nghêu, cá ngừ đại dương và các hải đặc sản khác…), theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra các vùng nuôi có sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng cao và ổn định. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần phát triển theo hướng chủ động sản xuất nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với người nuôi để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định và kiểm soát chất lượng trong quá trình nuôi. Phát triển các mô hình sản xuất kinh tế tập thể (nhóm hộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Hiệp hội nuôi trồng thủy sản…) vừa đảm bảo phát triển theo quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu có sản lượng lớn, vừa có điều kiện áp dụng các chương trình nuôi tiên tiến và bảo vệ môi trường vùng nuôi.

- Tăng cường quản lý việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc trong nuôi trồng thủy sản (Viet GAP) và thực hiện truy xuất nguồn gốc… đối với các cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở bảo quản, sơ chế nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

- Tổ chức lại hệ thống nậu vựa, các đầu mối thu gom sản phẩm nguyên liệu, là cầu nối quan trọng giữa người nuôi với doanh nghiệp, phát huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này nhằm từng bước quản lý tốt thị trường nguyên liệu, đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm nguyên liệu sau thu hoạch.

- Trên cơ sở dự báo thị trường, các cơ quan nghiên cứu, dịch vụ và khuyến ngư phải có chương trình kế hoạch cụ thể, nhanh chóng hướng dẫn người nuôi chủ động sản xuất, từ sản xuất các loại giống đến quy trình nuôi… các đối tượng nuôi có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả và đảm bảo chất lượng cung cấp sản lượng lớn cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường theo từng thời kỳ.

b) Đối với nguyên liệu từ khai thác:

- Tăng giá trị và chất lượng các loại sản phẩm nguyên liệu từ khai thác, trên cơ sở đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác, nhất là công nghệ bảo quản tiên tiến, giảm tổn thất sau thu hoạch và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất bảo quản sản phẩm…

- Đẩy mạnh khai thác xa bờ, giảm khai thác ven bờ vừa để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời thay đổi được cơ cấu sản phẩm khai thác, từ các loài thủy sản có giá trị kinh tế thấp sang các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao, có sản lượng lớn phục vụ chế biến xuất khẩu.

- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo các sản phẩm từ khai thác tuân thủ các quy định quốc tế về bảo vệ nguồn lợi và chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU), vượt qua các rào cản của thị trường khó tính.

c) Đối với nguyên liệu nhập khẩu:

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, đồng thời cân đối cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu thích hợp để chế biến tái xuất, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu và số lượng sản phẩm của thị trường và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực ngành công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần quan trọng giải quyết lao động nông thôn có việc làm của nhiều địa phương.

- Tiếp tục nhập khẩu các loại thủy sản không có ở Việt Nam hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu về cơ cấu và số lượng thủy sản nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu theo nhu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng của các nhà máy chế biến. Dự kiến đến năm 2015, nhập khẩu khoảng 600.000 - 700.000 tấn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu.

4. Tập trung đầu tư phát triển chế biến xuất khẩu theo chiều sâu

a) Chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

b) Khuyến khích đầu tư công nghệ mới, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trong đó ưu tiên đầu tư đổi mới dây chuyền, thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến, cải tiến mẫu mã, bao bì… để đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến xuất khẩu, kể cả tận dụng phụ phẩm để chế biến các loại sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu.

c) Phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập khẩu.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm

a) Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thủy sản về quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến bàn ăn; khuyến khích việc áp dụng các quy chuẩn quốc tế có liên quan.

b) Thường xuyên tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu. Xử lý nghiêm và thực hiện việc công bố các hành vi vi phạm các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh, phá giá thị trường…, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh chế biến, xuất khẩu thủy sản, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam và làm thiệt hại lợi ích chung của cộng đồng.

c) Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường năng lực, áp dụng các chương trình sản xuất tiên tiến và hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khâu bảo quản nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ.

d) Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến; tăng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản nói chung, trong chế biến thủy sản nói riêng.

6. Tăng cường công tác quản lý và đào tạo cán bộ

a) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan về an toàn thực phẩm, bảo đảm hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế.

b) Củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục thực hiện phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương để thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm.

c) Phát triển các mô hình dịch vụ công, xã hội hóa các hoạt động tư vấn, đào tạo, kiểm nghiệm và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho các tổ chức cộng đồng trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức thuộc bên thứ ba, thực hiện các hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và kiểm soát chất lượng tại doanh nghiệp.

d) Hỗ trợ các hiệp hội, hội, tổ chức cộng đồng nâng cao năng lực chủ động đối phó, đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại trên thị trường quốc tế và chủ động đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế chính sách nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và của ngành nói chung.

đ) Đa dạng hóa hình thức đào tạo cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý, cán bộ kỹ thuật và marketing của các doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao trình độ hiểu biết, giỏi về nghiệp vụ, am hiểu về luật pháp, chính sách thương mại của quốc tế.

7. Về cơ chế chính sách

a) Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình, trong đó:

- Ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư và hỗ trợ đầu tư: Xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm cho các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp; kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (thực hiện các chiến dịch thông tin truyền thông và quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam); xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu; đào tạo cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ và luật pháp quốc tế phục vụ công tác thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thủy sản.

- Vốn của các tổ chức, cá nhân: Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp, hiện đại, đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến xuất khẩu nhằm tăng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp; xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp; đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc và áp dụng các chương trình nuôi tiên tiến, bảo vệ môi trường và đào tạo nhân lực của doanh nghiệp.

b) Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển xuất khẩu thủy sản như: Giảm thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại…

c) Nghiên cứu việc xây dựng Quỹ Phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, với sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

d) Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách về đầu tư, tín dụng khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến… theo các quy định hiện hành.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đạt mục tiêu đề ra; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình; củng cố, tăng cường năng lực hoạt động cho các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ liên quan; theo dõi, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao.

b) Chủ trì, phối hợp và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các dự án cụ thể được phân công.

2. Các Bộ, ngành liên quan

a) Các Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ chương trình và các đề án, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư để các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính - tín dụng và đầu tư phù hợp để thực hiện Chương trình đạt mục tiêu và hiệu quả.

b) Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường lớn, cung cấp thông tin kịp thời về thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại, đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các doanh nghiệp trong nước tổ chức thông tin tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm thủy sản Việt Nam; phối hợp với các cơ quan liên quan và doanh nghiệp có biện pháp đấu tranh nhằm giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

c) Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện các nhóm giải pháp khác liên quan của Chương trình.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện Chương trình; tổ chức lại sản xuất trên địa bàn theo hướng tiếp cận quản lý hệ thống theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu, trước mắt đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực; chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tích cực tham gia các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi ích với cộng đồng và người sản xuất.

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp lập và tổ chức thực hiện các dự án của Chương trình được phân công.

4. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp

a) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức vận động, tuyên truyền, giáo dục các thành viên và cộng đồng làm nghề thủy sản xây dựng mối liên kết và giám sát chặt chẽ để thực hiện quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, nhất là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, giữ vững uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; chủ động hợp tác với các cơ quan quản lý và hiệp hội ngành hàng nước ngoài để mở rộng thị trường, trong đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng và uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam.

b) Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy sản gắn với tổ chức lại sản xuất, bảo đảm sản xuất có hiệu quả và phát triển bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (4b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (2012 - 2015)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí (tỷ đồng)

 

Tổng số

 

 

 

56

1

Dự án xây dựng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao; Hiệp hội chế biến và XK TS; các địa phương và các doanh nghiệp chế biến XK

2012-2013

01

2

Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, nghiên cứu phân tích và dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao; Hiệp hội chế biến và XK TS,

2012-2015

10

3

Dự án xây dựng và thực hiện chương trình quảng bá, thông tin truyền thông cho sản phẩm thủy sản chủ lực và sản phẩm mới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao; Hiệp hội chế biến và XK thủy sản, các địa phương, doanh nghiệp chế biến XK

Hàng năm

10

4

Dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới và sản phẩm giá trị gia tăng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp CBXK

Hàng năm

10

5

Dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ và luật pháp quốc tế phục vụ công tác thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại trong lĩnh vực thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tư pháp

Hàng năm

20

6

Dự án hỗ trợ áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất nguyên liệu và chế biến thủy sản (Viet GAP, HACCP…)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các địa phương, doanh nghiệp CBTS

Hàng năm

05

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 279/QD-TTg

Hanoi, March 07, 2012

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM ON AQUATIC PRODUCT EXPORT DEVELOPMENT THROUGH 2015 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1. To approve the program on aquatic product export development through 2015 and orientations towards 2020, with the following principal contents:

A. OBJECTIVES BY 2015 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Specific objectives by 2015:

a/ The annual aquatic product export growth rate will be over 8%.

b/ The export turnover will reach USD 7.5 billion.

c/ The proportion of value-added products will represent over 60%; the aquacultured product export value will account for around 70%.

3. Orientations towards 2020:

a/ To continue to be the leading export line of the sector and the country, making important contributions to the sustainable development of rural economy, with an annual growth rate of about over 7% and the expected export value of USD 10-10.5 billion.

b/ To build big and prestigious aquatic product brands, creating conditions for Vietnam's aquatic product export to firmly stand and develop on the world markets.

B. MAJOR CONTENTS OF THE PROGRAM

1. To increase the export output of processed aquatic products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To strive for the rate of added- value product value of over 60% of the total export turnover value in 2015.

c/ Outputs and turnovers of a number of major export aquatic products:

Number

Product group

2

015

2020

Output (1,000 tons)

Value (USD million)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Value (USD million)

I

Frozen aquatic products

1.430

6,340

1.670

8,340

1.

Shrimp

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2,540

330

3,300

2

Tra catfish

760

2,300

850

3,000

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tunna

80

320

90

450

 

Other fishes

210

690

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

940

 

Cuttle-fish and poulpe

110

490

120

650

II

Dried aquatic products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

250

80

400

III

Other aquatic products

130

910

150

1,260

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total

1,620

7,500

1,900

10,000

2. Export markets

a/ To firmly maintain traditional markets, especially three export markets for major products (EU, Japan and the USA) with a proportion of over 60% of the total aquatic product export value of the whole country, specifically as follows:

- EU market: To strive for a proportion of 21% of the total aquatic product export turnover value with the following major export products: tra catfish (35%), shrimp (15%), tunna (25%), cuttle-fish and poulpe (20%).

- Japan market: To strive for a proportion of over 20% of the total aquatic product export value with the following major export products: Shrimp (30%), tunna (10%), cuttle-fish and poulpe (30%) and other aquatic products (30%).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To strongly develop the export to such potential markets as Eastern Europe, the Middle East, Africa, South America, China, the Republic of Korea, ASEAN, Australia.etc, including markets with increasingly high consumption growth rate and preference for Vietnam's aquatic products such as former Eastern European countries, Northern Europe (Sweden, Bulgaria, Romania, Hungary, Belgium, Great Britain...) and the north and south American markets. Other potential markets include the Republic of Korea, China (Hong Kong), ASEAN, Africa, especially the Middle East, Islamic countries.

3. To ensure sufficient raw-material sources and stabilize the quality of export products

a/ To develop models of export processing establishments associated with raw-material production zones, especially for big processing enterprises with brands and prestiges, in order to form big production- processing- export groups after the model of self-containment from the production of raw materials to processing and export; at the same time to attach importance to establishing and developing Vietnam's aquatic product brands.

b/ To continue developing strongly the aquaculture, particularly leading products, in fresh-water, brackish water and sea areas, while developing the exploitation of marine species of high value, ensuring raw-material sources in service of export processing with stable output and strict control of food quality and safety.

c/ To strive for the target that by 2015, 100% of the export aquatic products meet the national criteria and standards on food safety, environmental protection, inspecting product origins and satisfying the compulsory requirements of some big importing markets such as the USA, EU, Japan and new and demanding markets ( Russia, the Republic of Korea, etc.).

4. Priority projects (See enclosed appendix).

C. SOME MAJOR SOLUTIONS

1. To maintain and develop markets

a/ For traditional export markets, especially outlets for major products, special importance should be attached to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Investment in research, production and increase in market shares of assorted products of different added value, suitable to the purchase power and special tastes of different markets. The development of supply and wholesale networks to supermarket system via cooperation with importers and wholesalers of the host countries.

- Participation in annual international fairs for aquatic products; active dialogues on fishery development and fishery trade policies with big markets, etc.

- Active monitoring of market development, updating of policies of the importing countries in order to work out appropriate trade safeguards against trade disputes, technical barriers, especially for major products in big markets.

b/ For potential markets, the central task is to study the demands, tastes, purchasing powers and product structure in order to orientate production, processing and export. To carry out trade promotion, advertisement, public information for Vietnam's export aquatic products, while approaching and establishing close cooperation with importers and big distributors of the importing countries in order to reach agreement and conclude long-term and stable export and import contracts with these markets.

2. To renew export and trade promotion activities

a/ To incrementally boost direct export to distribution systems, big trade centers and department stores, replacing the export via intermediaries (importers) in order to raise export effectiveness. In the immediate future, in big markets (the USA, EU, Japan), through Vietnam's trade representatives, to sign contracts with suppliers of foods to distribution centers and supermarkets of these markets, thereby step by step building a Vietnamese network for distribution of aquatic products.

b/ To study the formation of a number of trade promotion centers for Vietnamese agricultural products, including aquatic products, in big markets such as the USA, Japan and EU, aiming to advertise and provide accurate and full information on Vietnamese aquatic products to the markets and consumers; at the same time to promptly provide information on markets, policies and laws of host countries to managerial bodies, research institutions and enterprises; to support enterprises in opening agents, then representative offices lo introduce Vietnam's export aquatic products.

c/ To build a center for study and analysis of information (on demands, product structure, tastes, consumer psychology) and forecast of export aquatic product markets with a contingent of qualified specialists, thereby, to be able to forecast the demands, quantity and structure of products of each market in each specific period, and to orientate the organization of production and export processing at home.

d/ To formulate and implement trade promotion programs suitable to export market development strategies towards intensifying the participation of associations and enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To develop stable raw-material sources and ensure their quality

a/ For raw materials from aquaculture:

- To reorganize production in aquaculture zones (in fresh water, brackish water and seas), especially where major products arc reared (common tiger, white-legged prawn, tra catfish, clam, ocean tuna and other special marine products) towards close cooperation and harmony of interests between farmers and processing and exporting enterprises. At the same time, to incrementally industrialize and modernize aquaculture in order to create aquaculture zones of big commodity output, high quality and stable supply. Export processing enterprises should develop towards taking the initiative in raw material production, signing contracts on raw material purchase with farmers in order to ensure stable raw material sources and control quality in the aquacultural process. To develop collective production models (household groups, cooperation teams, cooperatives, aquaculture associations, etc.), ensuring the planned development of raw material zones with large output while having conditions for applying advanced aquaculture programs and protection of aquaculture environment.

- To enhance the management of satisfaction of production conditions as well as compulsory criteria and standards in aquaculture (VietGAP) and traceability of origin against aquaculture establishments, preliminary processing and preservation establishments in order to ensure quality and food safety right from the stage of breed production to the stage of commercial rearing, raw material supply for export processing.

- To reorganize the system of intermediaries, major collectors of raw material products, that act as an important bridge between farmers and enterprises, promoting the active role while restricting the negative effects of this system with a view to properly managing the raw material market while ensuring the post- harvest quality of raw material products.

- On the basis of market forecasts, the research institutions as well as fishery service and fishery promotion bodies must work out specific programs, quickly guiding farmers to take the initiative in production, from the production of breeds to the aquaculture process, with regard to reared species of high competitiveness and efficiency, and to ensure quality and great outputs for export processing meeting the market demands in each period.

b/ For raw materials from fishing:

- To increase the value and quality of assorted raw material products from fishing, on the basis of investment and application of scientific advances to raise the quality of products after fishing, particularly advanced preservation technologies, to reduce post-harvest loss and strictly control the use of product preservatives.

- To step up the offshore fishing while reducing the coastal fishing in order to protect aquatic resources, at the same time to change the structure of fished products, shifting from aquatic species of low economic value to those of high value and high output in service of export processing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ For imported raw materials:

- To strictly control the quality and origin while balancing the structure of imported raw materials for re-export processing, meeting the market requirements on product structure and quantity and raising the utilization of the processing industry's capacity, increasing export turnover and making an important contribution to job creation for rural laborers in many localities.

- To continue importing aquatic species unavailable in Vietnam or insufficient to meet requirements on structure and quantity of raw material aquatic products for export processing according to market demands, while raising the capacity of processing factories. By 2015, to import some 600,000-700,000 tons of raw aquatic materials for export processing.

4. To concentrate investment on intensive development of export processing

a/ To attach importance to the upgrading and renovation of export aquatic product-processing establishments in order to meet the national technical norms and standards as well as the importing countries' requirements on food safety and environmental protection.

b/ To encourage investment in new technologies, application of advanced science and technologies, giving priority to investment in modem processing chains and equipment, advanced technologies, improvement of models, packages, etc. for renewing products, diversifying export processing products, making the fullest use of by-products to process products for domestic consumption and export.

c/ To develop new products, especially those of high added value, reducing the proportion of preliminarily processed items and goods of low added value, which are suitable to the consumption tastes and demands of each importing market.

5. To intensify inspection and supervision to ensure food quality and safety

a/ To apply the systems of norms and technical standards compulsory to aquatic product production, trading and processing establishments on management of food safety from farm-to-fork; to encourage the application of relevant international standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To provide technical assistance to production and business establishments for building their capacity, applying advanced production programs and the systems of food quality and safety self-control right from the process of raw material preservation to the process of processing and consumption.

d/ To step up the application of new, advanced and environment- friendly technologies by production and processing establishments; to increase investment in construction of technical infrastructure to mitigate and remedy environmental pollution in fishery production in general and aquatic products processing in particular.

6. To intensify the personnel management and training

a/ To further review, amend and supplement for perfection the systems of legal documents and relevant standards and technical regulations on food safety, ensuring their conformity with international standards.

b/ To consolidate the system of state management agencies in charge of food safety from central to grassroots level, at the same time to step up the socialization of food safety examination, inspection and testing; to further the responsibility division and decentralization between central and local authorities for effective enforcement of the Food Safely Law.

c/ To develop public-service models, socializing activities of consultancy, training, testing and certification of standard and regulation conformity for community organizations in the implementation of national and international standards and regulations; to create conditions for organizations and individuals, including organizations of the third parly, to conduct the standard and regulation conformity certification and quality control at enterprises.

d/ To support associations, societies and community organizations in building their capacity lo actively cope with and combat trade disputes and barriers in the world market and take the initiative in proposing lo state management bodies mechanisms and policies lo protect the legitimate interests of members and the sector in general.

e/ To diversify forms of training the contingent of researchers, managers, technicians and marketing officials of enterprises with a view to incrementally raising their understanding and knowledge of international laws and trade policies as well as their professional qualifications.

7. Mechanisms and policies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- State budget for investment and investment support: To build the food safely control system by way of approaching the product value chains for management agencies, research institutions and enterprises; funds for trade promotion activities under the national trade promotion program (launching campaigns for information, communications and advertisement of .Vietnamese aquatic products); to build export aquatic product database and quality management systems; to train officials to improve their professional qualifications and knowledge about international laws for trade activities and settlement of trade disputes in the field of fishery.

- Capital of organizations and individuals: To invest in the construction or upgrading of processing establishments towards industrialization and modernization, renewing technology and applying advanced technologies in export processing, aiming for higher proportion of exporl items of high added value and lower proportion of preliminarily processed soods and items of low added value: to conduct brand building and trade promotion activities of enterprises; to assure conditions for application of compulsory norms and standards and application of advanced rearing programs, environmental protection and human resources training of enterprises.

b/ To formulate a number of mechanisms and policies to promote and support the aquatic product export development such as reduction

of import duty on raw materials, support for enterprises in advertisement and trade promotion.

c/ To study the setting up of the Fund for Aquatic Product Export Markets Development on the basis of voluntary participation of export processors under the guidance and supervision of state management bodies.

d/ To further implement investment and credit mechanisms and policies to encourage and support organizations and individuals investing in production and product sale, application of advanced science and technologies... under current regulations.

D. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Assume prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and provincial-level People's Committees in, organizing the implementation of the Program for aquatic products export through 2015 and orientations towards 2020 for achievement of the set objectives; guide and direct localities in formulating concrete plans for realization of the Program; consolidate and enhance the operating capability of research institutions and agencies as well as units with relevant functions and tasks; monitor and organize the preliminary and final reviews of implementation, propose adjusted and supplemented mechanisms and policies to boost the implementation of the Program with high effectiveness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Related ministries and sectors

a/ The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, and the State Bank of Vietnam shall, based on the programs, schemes and investment projects approved by competent authorities, arrange and balance investment capital for ministries, sectors and localities to implement; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, studying and formulating appropriate financial-credit and investment mechanisms and policies for the achievement of the objectives set in the Program.

b/ The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Foreign Affairs shall direct diplomatic missions, trade representations in foreign countries, especially big markets, to promptly supply information on markets, policies and laws of the host countries, while coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development and domestic enterprises in organizing the advertisement of Vietnamese aquatic products; coordinate with concerned bodies and enterprises in applying measures to firmly maintain and expand the export markets.

c/ Concerned ministries and sectors shall, within the ambit of their respective functions and tasks, closely coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing other relevant solution groups of the Program.

3. Provincial-level People's Committees shall:

a/ Direct local administrations at different levels and functional bodies in drawing up specific plans for realization of the Program; reorganize local production towards approaching the management system based on the value chain from production to processing, consumption and export, immediately for major export products; direct and support export processing enterprises in active participation in production organization of various forms towards close cooperation, sharing interests with communities and producers.

b/ Direct functional bodies in intensifying inspection and control of production and business establishments in the observance of legal provisions on product quality control, food safety and hygiene.

c/ Direct functional bodies, organizations, individuals and enterprises to formulate and materialize assigned projects under the Program.

4. Professional associations and societies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/To propose to the Ministry of Agriculture and Rural Development as well as related ministries and sectors mechanisms and policies to encourage and support organizations and individuals to invest in fishery development in combination with reorganization of production, ensuring effective production and sustainable development.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and heads of related units shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

APPENDIX

LIST OF PRIORITY PROJECTS WITH STATE BUDGET SUPPORT (2012- 2015)
(To the Prime Minister's Decision No. 279/QD-TTg of March 7, 2012)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Content

Managing unit

Coordinating unit

Projected Implementation duration

Estimated fund (VND billion)

 

Total

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

56

1

Project on formulation of strategy for development of aquatic product export markets

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Foreign Affairs, Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

2012-2013

01

2

Project on establishment of database, research, analysis and forecast of aquatic product export markets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Foreign Affairs, Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

2012-2015

10

3

Project on formulation and realization of programs for advertisement, information and communications for major aquatic products and new products

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Foreign Affairs, Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers, localities, export processing enterprises

Annual

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Project on research into the development of new products and value-added products

Ministry of Agriculture and Rural Development

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers, export processing enterprises

Annual

10

5

Project on support for personnel training to raise their professional qualifications and knowledge about international law in service of trade and settlement of trade disputes in the fishery domain

Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Justice

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

6

Project on support for application of advanced quality management programs to raw material production and aquatic product processing (VietGAP, HACCP)

Ministry of Agriculture and Rural Development

Localities, export processing enterprises

Annual

05

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 279/QĐ-TTg ngày 07/03/2012 phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.650

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.21.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!