THỦ TỤC CÔNG NHẬN ĐỊA ĐIỂM
THÔNG QUAN NỘI ĐỊA
Điều 4:
Để được xét cấp giấy phép cho Địa điểm thông quan nội địa hoạt động, các Doanh
nghiệp cần có các điều kiện sau:
4.1- Là Doanh nghiệp Việt Nam được
thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có chức năng kinh doanh kho bãi,
giao nhận, vận tải, đại lý tàu biển.
4.2- Được Nhà nước cho phép sử dụng
mặt bằng kho bãi cần thiết.
4.3- Kho bãi phải được ngăn cách
với khu vực xung quanh bởi tường rào chắc chắn, có đủ trang thiết bị xếp dỡ,
trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá, phương tiện vận
tải.
4.4- Có văn phòng làm việc của Hải
quan và dây chuyền thủ tục Hải quan với đầy đủ phương tiện.
4.5- Có phương tiện thông tin
liên lạc thuận tiện với trong và ngoài nước.
Điều 5:
Thủ tục xin phép công nhận Địa điểm thông quan nội địa:
5.1- Doanh nghiệp làm đơn xin
phép công nhận Địa điểm thông quan nội địa gửi Tổng cục hải quan.
5.2- Kèm theo đơn xin phép công
nhận Địa điểm thông quan nội địa phải nộp:
- Quyết định thành lập Doanh
nghiệp (Bản sao công chứng)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh (Bản sao công chứng).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng
kho bãi (Kèm theo Sơ đồ kho, bãi)
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 6:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ đơn và giấy tờ như quy định tại điều
5 của Quy chế này, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành các thủ tục xét duyệt hồ sơ,
kiểm tra thực tế kho bãi và nếu đủ điều kiện sẽ ra quyết định công nhận Địa điểm
thông quan nội địa. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì Tổng cục Hải
quan sẽ trả lời bằng văn bản cho Doanh nghiệp biết.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU QUA ĐỊA ĐIỂM THÔNG QUAN NỘI ĐỊA
Điều 7:
7.1- Chỉ
những hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện sau đây được làm thủ tục qua
I.C.D:
7.1.1. Hàng hoá nhập khẩu, trên
vận tải đơn có ghi Cảng đích (Final Destination) hoặc nơi giao hàng (Place of
Delivery) là I.C.D hoặc bãi Containars (Containars Yard - C.Y).
7.1.2. Hàng hoá xuất khẩu quy định
nơi nhận hàng (Palace of Receipt) là I.C.D/C.Y và nơi xếp hàng lên tàu là Cảng
Cửa khẩu (Port of Loading). Các địa diểm này phải được thể hiện trên Hợp đồng.
7.1.3. Hàng hoá chứa trong
Containers (bao gồm cả các kiện hàng lẻ nhập khẩu đến Cửa khẩu được xếp vào
Containers để chuyển về I.C.D)
7.2- Hàng xuất khẩu đã làm xong
thủ tục hải quan tại Địa điểm kiểm tra ngoài khu vực Cửa khẩu, nếu có quy định
như tại điểm 7.1.2, được đưa vào I.C.D xếp vào Containers để xuất khẩu.
Điều 8:
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục tại I.C.D như quy
định đối với hàng hoá xuẩt nhập khẩu làm thủ tục Hải quan tại Cửa khẩu hoặc Hải
quan tỉnh, thành phố.
Điều 9:
Quy định trách nhiệm các bên đối với hàng xuất khẩu:
9.1- Trách nhiệm của hải quan Địa
điểm thông quan nội địa đối với hàng hoá xuất khẩu:
9.1.1. Làm thủ tục xuất khẩu cho
từng lô hàng như quy định về thủ tục Hải quan đối với hàng xuất khẩu.
9.1.2. Giám sát việc đóng hàng
vào Containers hoặc đưa vào kho chờ xếp vào Containers.
9.1.3. Niêm phong Containers đã
xếp hàng xuất khẩu, các kiện hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải quan đưa
vào kho chờ xếp vào Containers và kho chưa hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải
quan.
9.1.4. Lập Biên bản bàn giao (3
bản, theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này) Containers đã xếp hàng xuất
khẩu, đã niêm phong Hải quan cho Người khai thác.
9.2- Trách nhiệm của Hải quan Cửa
khẩu xuất:
9.2.1. Tiếp nhận Containers hàng
xuất khẩu và Biên bản bàn giao được chuyển từ Hải quan I.C.D tới, thông qua Người
khai thác.
9.2.2. Kiểm tra niêm phong Hải
quan và đối chiếu với Biên bản bàn giao. Nếu Containers vỡ hỏng hoặc niêm phong
không còn nguyên vẹn thì lập biên bản về việc đó, yêu cầu Người vận tải/ Người
khai thác ký biên bản, báo cáo Trưởng hải quan cửa khẩu để xử lý theo thẩm quyền
hoặc báo cáo cấp trên xử lý.
9.2.3. Vào sổ theo dõi riêng đối
với loại hàng này.
9.2.4. Ký xác nhận vào Biên bản
bàn giao và chuyển lại 1 bản cho Hải quan I.C.D thông qua Người khai thác.
9.2.5. Giám sát hàng hoá cho đến
khi hàng thực xuất.
9.3- Trách nhiệm của Người khai
thác:
9.3.1. Tiếp nhận hoặc theo uỷ
quyền của Người vận tải tiếp nhận Containers hàng xuất khẩu đã được niêm phong
để vận chuyển đến cửa khẩu. Chịu trách nhiệm đảm bảo sự nguyên vẹn của
Containers và các niêm phong cho đến khi hàng được xếp lên tàu xuất ra nước ngoài
(kể cả niêm phong của các kiện hàng đã làm xong thủ tục Hải quan tạm gửi trong
kho chờ xếp vào Containers, và niêm phong kho).
9.3.2. Luân chuyển các Biên bản
bàn giao và các chứng từ khác giữa Hải quan I.C.D với Hải quan Cửa khẩu và ngược
lại.
9.3.3. Ký và thi hành các biên bản
liên quan đến trách nhiệm của mình do Hải quan lập (kể cả trách nhiệm Người vận
tải trong trường hợp được uỷ quyền).
9.4- Trách nhiệm Người vận tải:
9.4.1. Tiếp nhận hoặc uỷ quyền
Người khai thác tiếp nhận Containers hàng xuất khẩu đã được niêm phong để vận
chuyển đến Cửa khẩu. Nếu tự vận chuyển phải chịu trách nhiệm đảm bảo sự nguyên
vẹn của Containers hàng hoá và các niêm phong cho đến khi hàng hoá được xếp lên
tàu xuất ra nước ngoài (kể cả niêm phong của các kiện hàng đã làm xong thủ tục
hải quan tạm gửi trong kho chờ xếp vào Containers và niêm phong kho).
9.4.2. Ký và thi hành các biên bản
liên quan đến trách nhiệm của mình do Hải quan lập.
Điều 10:
Quy định trách nhiệm các bên đối với hàng hoá nhập khẩu:
10.1- Trách nhiệm của Hải quan Cửa
khẩu nhập:
10.1.1. Kiểm tra tình trạng bên
ngoài của Containers hoặc các kiện rời (nếu có) hàng chuyển về I.C.D. Nếu bị đổ
vỡ hoặc mất niêm phong thì lập biên bản về việc đó, giao cho Người khai thác 1
bản để chuyển cho Hải quan I.C.D.
10.1.2. Giám sát việc xếp các kiện
rời (nếu có) vào Containers để chuyển về I.C.D.
10.1.3. Niêm phong Containers
chuyển về I.C.D.
10.1.4. Lập Biên bản bàn giao (3
bản) Containers cho Người khai thác chuyển về I.C.D.
10.2- Trách nhiệm của Hải quan
I.C.D.
10.2.1. Tiếp nhận Containers
hàng và Biên bản bàn giao được chuyển từ Hải quan Cửa khẩu tới thông qua Người
khai thác.
10.2.2. Kiểm tra tình trạng bên
ngoài của Containers, đối chiếu với Biên bản bàn giao và biên bản khác (nếu
có). Nếu không phù hợp thì lập biên bản về việc đó báo cáo Trưởng hải quan
I.C.D để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý.
10.2.3. Giám sát việc đưa các kiện
hàng rời và các kiện hàng gửi theo B/L lẻ đóng trong Containers chung chủ (LCL)
vào kho chờ làm thủ tục nhập khẩu. Niêm phong kho hàng chờ làm thủ tục nhập khẩu.
10.2.4. Vào sổ theo dõi hàng đến.
10.2.5. Xác nhận vào Biên bản
bàn giao để chuyển cho Hải quan Cửa khẩu nhập thông qua Người khai thác.
10.2.6. Làm thủ tục Hải quan cho
từng lô hàng hoá nhập khẩu như những quy định về thủ tục Hải quan đối với hàng
nhập khẩu hoặc làm thủ tục cho chuyển tiếp lô hàng theo quy định về thủ tục Hải
quan đối với hàng chuyển tiếp.
10.3- Trách nhiệm của Người khai
thác:
10.3.1. Tiếp nhận hoặc theo uỷ
quyền của Người vận tải tiếp nhận Containers hàng nhập khẩu từ Cảng nhập khẩu để
chuyển về I.C.D. Chịu trách nhiệm bảo đảm sự nguyên vẹn Containers hàng và niêm
phong cho đến khi hàng được làm thủ tục nhập khẩu tại I.C.D.
10.3.2. Cung cấp hoặc thay mặt
Người vận tải cung cấp cho Hải quan I.C.D bản lược khai hàng hoá chuyên chở
trên từng tàu, bản sao B/L và các chứng từ khác (nếu có).
10.3.3. Luân chuyển các Biên bản
bàn giao và các chứng từ khác giữa Hải quan Cảng với Hải quan I.C.D và ngược lại.
10.3.4. Ký và thi hành các biên
bản liên quan đến trách nhiệm của mình do Hải quan lập (kể cả trách nhiệm Người
vận tải trong trường hợp được uỷ quyền).
10.4- Trách nhiệm Người vận tải:
10.4.1. Tiếp nhận hoặc uỷ quyền
Người khai thác tiếp nhận Containers hàng nhập khẩu từ Cảng nhập khẩu để chuyển
về I.C.D. Nếu tự vận chuyển phải chịu trách nhiệm bảo đảm sự nguyên vẹn
Containers hàng và niêm phong cho đến khi hàng hoá được làm thủ tục nhập khẩu tại
I.C.D.
10.4.2. Cung cấp các chứng từ
liên quan đến vận tải hàng hoá (lược khai, bản sao B/L) và các chứng từ khác (nếu
có) cho Người khai thác để chuyển cho Hải quan.
10.4.3. Ký và thi hành các biên
bản liên quan trách nhiệm của mình do Hải quan lập.