BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2385/QĐ-BNN-HTQT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 10
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “QUẢN LÝ RUỒI HẠI QUẢ (THANH LONG) DIỆN RỘNG TRÊN CƠ SỞ
SỬ DỤNG KỸ THUẬT TRIỆT SẢN CÔN TRÙNG (SIT) NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢ PHỤC VỤ
CHO XUẤT KHẨU”, DO CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ (IAEA) TÀI TRỢ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định của Chính phủ
số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và Nghị định số
75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số
131/2006/NĐ-CP , ngày 09/11/2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về ban hành Quy chế quản lý và
sử dụng ODA;
Căn cứ công văn số 1043/TTg-QHQT
ngày 26/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án “Quản
lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở
sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao
chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu”, do Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA) tài trợ;
Căn cứ vào thư thông báo của IAEA
gửi Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Áo ngày 12/12/2011 về việc IAEA phê duyệt
tài trợ dự án do Viện Bảo vệ Thực vật-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đề xuất
“Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên
cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả
phục vụ cho xuất khẩu” từ năm 2012 đến năm 2015;
Xét công văn số 348/CV/BVTV-CT
ngày 17/8/2012 của Viện Bảo vệ Thực vật-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và
công văn số 392/CV/BVTV-CT ngày 17/9/2012 của Viện Bảo vệ Thực vật về giải trình các góp ý của
các Vụ, Cục về dự án “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử
dụng kỹ thuật triệt sản
côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu” do IAEA tài trợ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt dự án “Quản lý ruồi hại quả (thanh
long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng
cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu”, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Dự án “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng
trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản
côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu”
2. Tên nhà tài trợ: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ
NN&PTNT)
4. Đơn vị chủ trì dự án: Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
5. Địa điểm thực hiện dự
án: Hà Nội, Bình Thuận
6.Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc dự án: 2012
- 2015
7. Mục tiêu, hoạt động và kết quả
chủ yếu của dự án:
7.1. Mục tiêu:
7.1.1. Mục tiêu dài hạn: Phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh
vực quản lý sâu hại cây trồng nông lâm nghiệp.
7.1.2.
Mục tiêu ngắn hạn:
- Ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) để quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng,
nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu;
- Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao
năng lực nghiên ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) trong lĩnh vực phòng trừ sâu hại cây trồng, bảo vệ
môi trường
7.2. Các kết quả và hoạt động
chính
7.2.1. Các hoạt động chính:
a. Phía IAEA:
- Chuyển giao công nghệ kỹ thuật nhân
nuôi quần thể ruồi hại quả bằng thức ăn nhân tạo, kỹ thuật triệt sản côn trùng
(SIT), quản lý ruồi hại quả diện rộng;
- Cử chuyên gia sang giúp Việt Nam thực
hiện các nội dung nghiên cứu, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư chuyên dụng trong lĩnh vực triệt sản côn trùng (SIT) hại cây trồng nông nghiệp;
- Đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực
triệt sản côn trùng (SIT) cho Việt Nam
b. Phía Việt Nam:
- Tổ chức thực hiện các nội dung của
dự án theo hướng dẫn của chuyên gia bao gồm:
+ Các nghiên cứu cơ bản, các thí nghiệm
trong phòng, ngoài đồng;
+ Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp
ruồi hại quả diện rộng trên cơ sở sử dụng bả protein, bẫy thủ tiêu cá thể đực
và kỹ thuật triệt sản (SIT);
+ Cử cán bộ đi học tập, đào tạo tiếp
thu công nghệ theo các chương trình do IAEA tài trợ.
7.2.2. Các kết quả chủ yếu
của dự án:
- Xây dựng được quy trình công nghệ nhân nuôi công nghiệp các loài ruồi gây hại trên thanh long;
- Xây dựng được quy trình công nghệ xử
lý bất dục (bằng tia phóng xạ) các loài ruồi hại quả thanh long ở giai đoạn nhộng;
- Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp ruồi hại quả thanh long diện rộng trên cơ sở sử dụng
biện pháp sử dụng bả Protein, thủ tiêu cá thể đực và kỹ thuật triệt sản côn
trùng (SIT);
- Xây dựng được vùng sản xuất thanh
long diện rộng (500 - 1000 ha) có tỷ lệ quả bị ruồi gây hại ≤ 2%;
- Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật
có khả năng ứng dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) trong phòng trừ
sâu hại cây trồng.
8. Tổ chức thực hiện, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan.
8.1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
Viện Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam:
- Thành lập Tổ quản lý và thực hiện dự án:
- Tổ chức các phóng thí nghiệm nghiên cứu triển
khai chuyên sâu theo nội dung công việc bao gồm:
+ Phòng thí nghiệm nghiên cứu nhân
nuôi quần thể loài ruồi gây hại quan trọng;
+ Phòng thí nghiệm nghiên cứu và đánh
giá liều lượng chiếu xạ gây bất dục;
+ Nhóm triển khai thực địa.
8.2. Cơ chế làm việc, quan
hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban
quản lý dự án, các nhà thầu, nhà tài trợ và các bên tham
gia khác để thực hiện và quản lý dự án.
- Chủ dự án, chuyên gia IAEA và các
nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung dự án theo kế
hoạch từng quý/năm;
- Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các
hoạt động theo từng nội dung công việc;
- Cập nhật kết quả và báo cáo tiến độ
thực hiện cho cơ quan chủ quản theo quy định.
9. Tổng vốn của chương trình, dự
án: 521.363 USD trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại: 264.865 Euro, tương đương 348.767 USD (Ba trăm bốn
mươi tám nghìn bảy trăm sáu mươi bảy
đô la Mỹ).
- Vốn đối ứng (từ ngân sách Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ
NN&PTNT): 3.589.985.000 đồng
(bằng hiện vật và tiền mặt) tương đương 172.596 USD gồm:
i) Hiện vật: 2 phòng làm việc và
lương trả cho 3 cán bộ trực tiếp tham gia dự án trong 4
năm tương đương 1.278.010.000 đồng tương đương 61.443 USD.
ii) Tiền mặt: được bố trí từ dự toán ngân sách của Bộ NN&PTNT: 2.311.975.000 đồng tương
đương 111.153 USD.
Điều 2. Viện Bảo vệ Thực vật-Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam có trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án theo đúng các quy định
hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Điều 3. Vụ Tài chính tổng hợp dự toán kinh phí vốn đối ứng
thực hiện dự án trong ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, giao dự toán và quyết
toán kinh phí thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn
phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính; Khoa học Công
nghệ và Môi trường, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam, Viện trưởng Viện
Bảo vệ Thực vật và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TC;
- Vụ KH, TC, KHCN và MT;
- Cục Trồng trọt;
- Vụ HTQT (Bộ KH và Công nghệ);
- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam;
- Viện Bảo vệ thực vật;
- Lưu: VT, HTQT- (HTMC)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
|