ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1790/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày 25 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CỬA KHẨU CHÍNH LỘC THỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về việc quy định về quản lý cửa
khẩu biên giới đất liền;
Căn cứ Quyết định số
45/2013/QĐ-TTg ngày 25/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất
liền;
Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BCT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết
một số nội dung của Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền ban hành kèm theo Quyết
định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2811/QĐ-UBND
ngày 01/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Quản lý cửa khẩu
chính Lộc Thịnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 1467/TTr-SNV ngày 14/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý cửa khẩu chính Lộc Thịnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Quản lý cửa khẩu chính Lộc Thịnh, Giám đốc Sở
Công Thương, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Y tế, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chỉ huy
trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch
UBND huyện Lộc Ninh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Sở Nội vụ: (05 bản);
- Sở Tài chính, Công an tỉnh;
- LĐVP, Phòng NC, TH, KT;
- Lưu VT.(T23)
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CỬA KHẨU CHÍNH LỘC THỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này áp dụng đối với cửa khẩu
chính Lộc Thịnh và lối mở Lộc Tấn (sau đây viết tắt là cửa khẩu,
lối mở), quy định
các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu,
nhập khẩu (sau đây viết tắt
là xuất, nhập) qua cửa khẩu của người, phương tiện,
hàng hóa và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu nhằm quản lý, bảo vệ chủ quyền,
an ninh biên giới quốc gia.
2. Cửa khẩu được mở cho người, phương
tiện hàng hóa của Việt Nam, Campuchia và Nước thứ ba xuất, nhập qua biên giới
theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về
việc quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Quy chế này quy định:
3.1. Việc thống nhất quản lý hoạt động
của các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu, lối
mở;
3.2. Việc quản lý các dịch vụ hỗ trợ
thương mại tại cửa khẩu, lối mở;
3.3. Việc phối hợp với chính quyền địa
phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên
giới;
3.4. Hoạt động của Ban Quản lý cửa khẩu
chính Lộc Thịnh (sau đây viết tắt là Ban Quản lý cửa khẩu).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện chức năng quản lý hành chính, chuyên ngành tại khu vực cửa khẩu, lối mở.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người,
phương tiện giao thông vận tải và các hoạt động khác tại cửa khẩu, lối mở.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến công tác quản lý và điều hành hoạt động tại cửa khẩu, lối mở.
Điều 3. Nguyên tắc
quản lý hoạt động tại cửa khẩu, lối mở
1. Đảm bảo các hoạt động tại cửa khẩu,
lối mở được thực hiện thống nhất, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, trật tự, nề nếp,
tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh qua cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
2. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế
đầu tư và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các khu vực cửa khẩu, lối
mở.
3. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội
kết hợp với đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định và trật tự an toàn xã hội khu
vực biên giới đất liền.
4. Phù hợp với hoạt động đối ngoại và
hội nhập kinh tế của tỉnh, xây dựng cửa khẩu trở thành cầu
nối giao lưu, hợp tác, hòa bình và phát triển bền vững.
Chương II
QUY ĐỊNH THỐNG
NHẤT QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU
Điều 4. Các hoạt
động tại cửa khẩu, lối mở
1. Hoạt động quản lý chuyên ngành của
các lực lượng chức năng, bao gồm: Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch (động
vật, thực vật, Y tế) và các lực lượng chức năng khác tại cửa khẩu, lối mở; khu vực cửa khẩu, lối mở.
2. Hoạt động xuất nhập khẩu và xuất
nhập cảnh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại
tại cửa khẩu, bao gồm: Các dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận
chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại
tệ; dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo
quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và các dịch vụ hỗ trợ khác
theo quy định.
4. Hoạt động phối hợp với chính quyền
địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của bạn Campuchia (nước có chung biên
giới).
Điều 5. Cơ chế phối
hợp hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, lối mở
1. Bộ đội Biên phòng, Hải quan và các
lực lượng chức năng khác tại cửa khẩu, lối mở thực hiện hoạt động quản lý
chuyên ngành theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan
quản lý cấp trên của mình về hoạt động quản lý chuyên ngành.
2. Ban Quản lý cửa khẩu điều hành việc
phối hợp thống nhất các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại
cửa khẩu, lối mở đảm bảo sự đồng bộ, trật tự, nề nếp theo hướng đơn giản hóa thủ
tục hành chính.
Điều 6. Quản lý
các hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia các hoạt động tại cửa khẩu liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập
cảnh người, phương tiện giao thông vận tải và các hoạt động khác thực hiện theo
quy định của pháp luật.
2. Khi tham gia các hoạt động tại cửa
khẩu, lối mở liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người,
phương tiện giao thông vận tải và các hoạt động khác, các cơ quan, tổ chức, cá
nhân phải chấp hành Nội quy cửa khẩu,
lối mở và các quy định khác của Ban Quản lý cửa khẩu.
Điều 7. Quản lý
hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu, lối mở
1. Ban Quản lý cửa khẩu quản lý công
tác xây dựng, sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, các công trình công cộng phù hợp
với bản sắc văn hóa dân tộc của quốc gia, của tỉnh theo
quy hoạch, kế hoạch, tiến độ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,
bảo đảm thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng, đi
lại, làm việc của tổ chức, cá nhân và sự phát triển thương mại biên giới trong
phạm vi cửa khẩu, lối mở.
2. Ban Quản lý cửa khẩu tổ chức cung
cấp và khai thác thu phí các dịch vụ tại khu vực cửa khẩu phù hợp với quy định
pháp luật hiện hành.
3. Ban Quản lý cửa khẩu tạo điều kiện
việc thực hiện dự án sau cấp chứng nhận đầu tư vào các dịch vụ bãi kiểm hóa, bến
bãi giao nhận vận tải, kho tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ
logistics khác tại cửa khẩu, lối mở.
Điều 8. Phối hợp
với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên
giới
1. Ban Quản lý cửa khẩu phối hợp với
UBND huyện nơi có cửa khẩu, lối mở và Đồn Biên phòng Tà Vát, Đồn biên phòng Tà Nốt
để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của cửa khẩu, lối mở như:
đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ
sinh, đảm bảo mỹ quan, môi trường sinh thái khu vực cửa khẩu, lối mở và các vấn
đề phát sinh khác.
2. Ban Quản lý cửa khẩu phối hợp với
cơ quan quản lý cửa khẩu, lối mở và các lực lượng chức năng có liên quan của cửa
khẩu, lối mở nước có chung biên giới:
2.1. Tổ chức giao ban định kỳ hoặc đột
xuất giữa Ban Quản lý cửa khẩu của Việt Nam và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước
có chung biên giới;
2.2. Trao đổi thống nhất công tác quản
lý cửa khẩu và quản lý các thủ tục của hai bên;
2.3. Kịp thời xử lý những vướng mắc
phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và
phương tiện giao thông vận tải qua biên giới hoặc khi xảy ra ách tắc tại cửa khẩu, lối mở;
2.4. Đảm bảo cơ quan quản lý cửa khẩu
và các lực lượng chức năng của cửa khẩu nước có chung biên giới tuân thủ các điều
ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam và nước có chung biên giới tham gia ký kết
hoặc gia nhập.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ BAN
QUẢN LÝ CỬA KHẨU VÀ TRƯỞNG CỬA KHẨU
Điều 9. Thành lập
Ban Quản lý cửa khẩu
Ban Quản lý cửa khẩu do Chủ tịch UBND
tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Vị trí,
chức năng của Ban Quản lý cửa khẩu
1. Vị trí
1.1. Ban Quản lý
cửa khẩu là đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của
UBND tỉnh, Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo thương mại biên
giới Trung ương và cấp tỉnh.
1.2. Ban Quản lý cửa khẩu có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí quản lý hành chính, kinh
phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển theo quy định.
2. Chức năng
Ban Quản lý cửa
khẩu có chức năng điều hành việc phối hợp thống nhất các hoạt động chuyên ngành
của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu chính Lộc Thịnh và lối mở Lộc Tấn đảm bảo sự đồng bộ, trật tự, nề nếp theo hướng đơn giản hóa thủ
tục hành chính; quản lý các dịch vụ hỗ trợ thương mại cửa khẩu; chủ trì phối hợp
với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu nước
bạn Campuchia để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của cửa khẩu như: đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, cấp điện, cấp nước,
thoát nước, đảm bảo mỹ quan, môi trường sinh thái khu vực cửa khẩu và các vấn đề
khác có liên quan phát sinh.
Điều 11. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban Quản lý cửa khẩu
1. Thực hiện thống nhất quản lý các
hoạt động tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Chương
II, Quy chế này.
2. Xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành Nội quy cửa khẩu, Nội quy lối mở và tổ chức thực hiện Nội quy cửa khẩu,
lối mở sau khi được ban hành.
3. Tổ chức thực hiện điều hành, phối
hợp hoạt động của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong hoạt động kiểm
tra, kiểm soát đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập
cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua cửa khẩu, lối mở.
4. Bố trí địa điểm kiểm tra, kiểm
soát của các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu thống nhất,
hợp lý, thông suốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các lực
lượng chức năng tại cửa khẩu, lối mở
theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức phối hợp và giải quyết những
vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức
năng tại cửa khẩu, lối mở. Thông báo cơ chế, chính sách và
những chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có liên quan đến các lực lượng chức
năng.
6. Đảm bảo thời gian làm việc của các
lực lượng chức năng tại cửa khẩu, lối mở theo đúng quy định
tại Nội quy cửa khẩu, Nội quy lối mở; phối hợp kiểm tra, kiểm soát trong cùng một
thời gian đã được thống nhất giữa Ban Quản lý cửa khẩu với
cơ quan quản lý cửa khẩu, lối mở của nước có chung biên giới.
7. Tổng hợp ý kiến của các tổ chức,
cá nhân có liên quan về các giải pháp điều hành hoạt động tại cửa khẩu, lối mở báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc kiến nghị với các
ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với cơ quan có liên quan
thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho
UBND tỉnh trong việc quản lý các hoạt động và thực hiện các cơ chế, chính sách
về thương mại tại khu vực cửa khẩu, lối mở.
9. Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý,
sáu tháng và một năm hoặc báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động tại cửa khẩu,
lối mở cho UBND tỉnh.
10. Báo cáo tình hình chấp hành về hành
chính và công tác phối hợp đối với công chức, viên chức thuộc các lực lượng chức
năng tại cửa khẩu đến các cơ quan có liên quan, kiến nghị khen thưởng hoặc xử
lý đối với những cá nhân hay lực lượng chức năng vi phạm hành chính hoặc không
chấp hành Nội quy cửa khẩu, Nội quy lối mở.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Cơ cấu
tổ chức của Ban Quản lý cửa khẩu
1. Lãnh đạo Ban Quản lý cửa khẩu
1.1. Ban Quản lý cửa khẩu có Trưởng
Ban điều hành (sau đây viết tắt là Trưởng cửa khẩu) do Chủ tịch UBND tỉnh
bổ nhiệm và có hai (02) Phó Trưởng Ban Quản lý cửa khẩu (sau đây viết tắt là Phó cửa khẩu).
1.2. Trưởng cửa khẩu do một (01)
Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm nhiệm và hai (02) Phó cửa khẩu là Đồn
trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Tà Vát và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu
Lộc Thịnh kiêm nhiệm.
2. Các thành viên khác của Ban Quản
lý gồm những người đứng đầu các lực lượng chức năng tại cửa khẩu như: Trạm kiểm
dịch động vật, Trạm kiểm dịch thực vật, kiểm dịch y tế cửa khẩu và công chức của
Sở Công Thương ... kiêm nhiệm.
3. Danh sách các thành viên tham gia
Ban Quản lý cửa khẩu do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tùy theo từng giai đoạn
có thêm lực lượng chức năng tham gia tại cửa khẩu và theo yêu cầu cần thiết,
Trưởng cửa khẩu chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt thay đổi, bổ sung thành viên tham gia Ban Quản lý cửa khẩu theo
quy định của pháp luật.
Điều 13. Nhiệm vụ
và quyền hạn của Trưởng cửa khẩu
1. Trưởng cửa khẩu là người đứng đầu,
chịu trách nhiệm chính tại cửa khẩu, ra các quyết định về
điều hành hoạt động và phối hợp hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức
năng tại cửa khẩu, lối mở; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực
tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Trưởng cửa khẩu thay mặt Ban Quản
lý cửa khẩu ký các văn bản với danh nghĩa Ban Quản lý cửa khẩu trong hoạt động
điều hành cửa khẩu, lối mở. Mối quan hệ giữa Trưởng cửa khẩu với Thủ trưởng các
sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh là mối quan hệ phối hợp.
3. Trưởng cửa khẩu triệu tập, tổ chức
và chủ trì các cuộc họp giao ban định kỳ hoặc đột xuất giữa các lực lượng chức
năng tại cửa khẩu, lối mở; quyết định các vấn đề liên quan phát sinh khi có các
ý kiến khác nhau trong Ban Quản lý cửa khẩu.
4. Trưởng cửa khẩu là người chịu trách nhiệm phối hợp với UBND huyện biên giới và các cơ
quan có liên quan trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cửa khẩu, lối mở
và chịu trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về hoạt động điều hành tại cửa
khẩu, lối mở.
5. Trưởng cửa khẩu
là người đứng đầu cửa khẩu về công tác phối hợp với cơ quan quản lý cửa khẩu
của nước có chung biên giới; chủ trì các cuộc
họp giao ban cặp cửa khẩu của Việt Nam với nước có chung biên giới theo định kỳ
hoặc đột xuất.
6. Trưởng cửa khẩu
có quyền yêu cầu các lực lượng chức năng tại cửa khẩu thông báo biện pháp và kết
quả giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải và các hoạt động
khác tại cửa khẩu, lối mở.
7. Trưởng cửa khẩu có thể ủy quyền
cho Phó cửa khẩu điều hành tại cửa khẩu khi vắng mặt.
8. Trưởng cửa khẩu thực hiện các nhiệm
vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Văn
phòng Ban Quản lý cửa khẩu
1. Ban Quản lý cửa
khẩu có Văn phòng Ban Quản lý cửa khẩu (gọi tắt là Văn phòng) là đơn vị giúp việc cho Trưởng
cửa khẩu.
2. Biên chế chuyên trách và số lượng
nhân viên hợp đồng của Văn phòng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định
tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí
việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trước mắt, phân công công chức của
Sở Công Thương kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban Quản lý cửa
khẩu.
Điều 15. Nội quy
cửa khẩu
1. Trên cơ sở Hiệp định về cửa khẩu (nếu
có), Quy chế quản lý cửa khẩu và các quy định về chế độ làm việc của từng bộ
phận chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở, Ban Quản lý cửa khẩu
xây dựng Nội quy cửa khẩu, Nội quy lối mở trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, ban hành.
2. Nội quy cửa khẩu, Nội quy lối mở
phải được niêm yết công khai ở nơi dễ nhận biết tại cửa khẩu,
lối mở và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại khu vực cửa
khẩu, lối mở.
3. Nội quy cửa khẩu,
Nội quy lối mở bao gồm các nội dung cơ bản sau:
3.1. Thời gian làm việc;
3.2. Chế độ trực ngoài giờ của các lực
lượng chức năng;
3.3. Địa điểm làm việc;
3.4. Trình tự làm việc và thủ tục
hành chính;
3.5. Tác phong, trang phục, phù hiệu
và thái độ làm việc;
3.6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân ra, vào và hoạt động tại khu vực cửa khẩu, lối mở
Điều 16. Kinh
phí hoạt động
1. Ban Quản lý cửa khẩu là đơn vị sự
nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được Ngân sách Nhà nước cấp theo
khoản 1, Điều 16, Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/07/2013 của Thủ tướng
Chính phủ
2. Ban Quản lý cửa khẩu thực hiện quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
Điều 17. Về các
loại phí, lệ phí
1. Ban Quản lý cửa khẩu được phép thu
các loại phí, lệ phí đối với các dịch vụ hoặc công việc quản lý Nhà nước do Ban
Quản lý cửa khẩu cung cấp và được quy định bởi pháp luật hiện hành về phí và lệ
phí.
2. Ban Quản lý cửa khẩu công bố công
khai và niêm yết các dịch vụ có thu phí, lệ phí và mức phí, lệ phí của mỗi dịch
vụ tại trụ sở Văn phòng Ban Quản lý cửa khẩu.
Điều 18. Chế độ
thông tin, báo cáo
1. Ban Quản lý cửa khẩu thực hiện chế
độ thông tin, báo cáo về các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; xuất nhập cảnh
người, phương tiện giao thông vận tải; hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại;
công tác phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước
có chung biên giới và các hoạt động khác tại cửa khẩu, lối mở theo định kỳ hàng
tháng; quý, sáu tháng và một năm hoặc đột xuất; các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất
được gửi về Sở Công Thương, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thương mại biên giới Trung
ương và cấp tỉnh, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan.
2. Ban Quản lý cửa khẩu có trách nhiệm
và nghĩa vụ cung cấp thông tin, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách
nhiệm thi hành
1. Ban Quản lý cửa khẩu có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng, các sở, ban, ngành, UBND huyện biên giới và các cơ quan liên quan hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
phát sinh khó khăn vướng mắc, vượt quá thẩm quyền hoặc có vấn đề không phù hợp,
các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan báo cáo UBND tỉnh (qua Ban Quản lý cửa
khẩu) để tổng hợp,
đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.