BỘ THƯƠNG MẠI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1252/QĐ-BTM
|
Hà Nội, ngày
31 tháng 07 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ VÀ
THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ GIẢI THƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số
29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Quyết định số
253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số
259/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2005 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc
gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
250/2006/QĐ – TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm
2010 và Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2005 về việc thành lập
Hội đồng Tư vấn Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
0119/QĐ-BTM ngày 25/1/2007 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội
đồng Thương hiệu Quốc gia,
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Xúc tiến Thương mại.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quy định
trình tự và thủ tục đánh giá Giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia,
các thành viên Ban Thư ký, Ban Tư vấn chiến lược, Hội đồng các Ban chuyên gia
và các doanh nghiệp tham gia chương trình chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Lưu: VT, XTTM.
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Đình Tuyển
|
QUY CHẾ
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ GIẢI THƯỞNG
XUẤT KHẨU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1252 /QĐ-BTM ngày
31 tháng 07 năm 2007 của Bộ Thương mại)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trình tự và thủ tục đánh
giá doanh nghiệp đạt Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt
tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Xuất khẩu
của Thủ tướng Chính phủ - Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Chương II
THAM GIA GIẢI THƯỞNG XUẤT
KHẨU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Điều 3. Trình tự và thủ tục
đăng ký tham gia
Hàng năm, từ ngày 15/3 đến ngày 15/4, Ban Thư ký
Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giải thưởng Xuất
khẩu của Thủ tướng Chính phủ. Việc đăng ký tham gia và đánh giá doanh nghiệp đạt
giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo 6 bước sau
đây:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký tham
gia theo Mẫu đăng kí và gửi về Ban Thư ký của Chương trình Thương hiệu
Quốc gia.
Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Bản đăng ký tham gia theo Mẫu đăng kí
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
tương đương;
3. Bản sao giấy chứng nhận áp dụng bộ tiêu chuẩn
quản lý chất lượng ISO 9001 và/hoặc bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác tương
đương (nếu có);
4. Bản sao giấy chứng nhận đánh giá định kỳ tiêu
chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương (nếu có);
5. Bản sao chứng nhận chất lượng sản phẩm trong
nước;
6. Bản sao giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ở
nước ngoài;
7. Bản sao các giấy chứng nhận về lao động, môi
trường, thỏa ước lao động tập thể, nộp bảo hiểm xã hội, nộp thuế vào ngân sách
nhà nước, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
8. Bản sao Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp kỳ tính thuế từ tháng 1 đến tháng 12 của năm đánh giá.
Bước 2: Ban Thư ký căn cứ vào tiêu
chí sàng lọc để xác định doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đánh giá:
- Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
Đăng ký, Ban Thư ký sẽ trả lời doanh nghiệp:
+ Trường hợp doanh nghiệp chưa cung cấp đủ thông
tin và/hoặc Ban Thư ký cần làm rõ những nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh
nghiệp, Ban Thư ký sẽ yêu cầu doanh nghiệp đề nghị bổ sung tài liệu hoặc giải
thích. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung hoặc giải thích các yêu cầu của Ban
Thư ký trong 5 ngày làm việc;
+ Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện
tham gia chương trình, Ban Thư ký sẽ trả lời doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện, Ban Thư
ký sẽ tiến hành phối hợp với Ban Chuyên gia để đánh giá;
Bước 3: Ban chuyên gia Giải thưởng
Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ đánh giá các doanh nghiệp đăng ký tham gia:
1. Ban Thư ký tổng hợp và chuyển sang Ban chuyên
gia hồ sơ của các doanh nghiệp đã hoàn thiện đầy đủ. Ban Thư ký phối hợp với
Ban chuyên gia sắp xếp lịch trình đánh giá;
2. Ban Chuyên gia theo lịch trình đánh giá thực
hiện và triển khai công việc đánh giá các doanh nghiệp đăng ký căn cứ theo hệ
thống tiêu chí của Giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ;
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết quả
đánh giá, Ban chuyên gia tổng hợp kết quả đánh giá và lập báo cáo chuyển Ban
Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Bước 4: Ban Thư ký báo cáo Hội đồng
Thương hiệu Quốc gia
Trên cơ sở báo cáo đánh giá của Ban Chuyên gia,
Ban Thư ký xin ý kiến quyết định từ các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc
gia phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng
Chính phủ.
Bước 5: Hội đồng Thương hiệu quốc
gia xem xét, quyết định:
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng
Thương hiệu Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia ra quyết định công
nhận danh sách các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính
phủ.
Bước 6: Ban Thư ký thông báo kết
quả cho doanh nghiệp.
Ban Thư ký thông báo kết quả cho doanh nghiệp và
hướng dẫn các thủ tục liên quan.
Điều 4. Năm công nhận:
Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ được
đánh giá cho từng năm, trên chứng nhận cho doanh nghiệp ghi rõ năm công nhận
doanh nghiệp đạt giải.
Điều 5. Quyền lợi và trách
nhiệm của doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyền lợi:
a. Được hỗ trợ tham gia các hoạt động trong
khuôn khổ Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
b. Được hỗ trợ, tham gia các hoạt động tuyên
truyền và quảng bá trong và ngoài nước trong khuôn khổ chương trình;
c. Được sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường,
sản phẩm và khách hàng của Chương trình.
2. Trách nhiệm:
a. Tuân thủ các quy định của Giải thưởng;
b. Đóng góp các chi phí (nếu có).
Điều 6. Khiếu nại và giải
quyết các khiếu nại
1. Mọi khiếu nại liên quan đến Giải thưởng phải
được gửi tới Ban Thư ký bằng văn bản;
2. Ban Thư ký chịu trách nhiệm trả lời doanh
nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7: Điều khoản thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
công bố.
2. Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia
chịu trách nhiệm xây dựng và đề xuất sửa đổi hệ thống tiêu chí và trình tự thủ
tục đánh giá Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch Hội đồng
Thương hiệu quốc gia phê duyệt.
3. Các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia,
Ban Thư ký, Hội đồng các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn Chiến lược, các doanh nghiệp
tham gia chương trình và những bên liên quan có trách nhiệm thực hiện theo các
quy định của Quy chế này.
MẪU ĐĂNG KÍ
GIẢI THƯỞNG XUẤT KHẨU
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
1. Thông tin doanh nghiệp
|
Tên doanh nghiệp:
|
Địa chỉ:
|
Loại hình doanh nghiệp:
|
Mã xuất khẩu:
|
Mã hải quan:
|
Mã số thuế:
|
Điện thoại:
|
Fax:
|
E-mail:
|
Website:
|
Giám đốc/Chủ tịch HĐQT:
|
Người liên hệ:
|
Năm thành lập:
|
Năm bắt đầu xuất khẩu:
|
Thành viên của Hiệp hội:
|
2. Mô tả về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
và sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) xuất khẩu:
|
Mô tả ngành nghề sản xuất, kinh doanh, loại
sản phẩm và mặt hàng xuất khẩu. Bản mô tả được viết tối đa không quá 1 trang
A4, không quá 1000 từ:
|
3. Chiến lược xuất khẩu
|
3.1. Chiến lược Marketing:
|
Doanh nghiệp có chiến lược marketing xuất khẩu
không (nếu có đề nghị mô tả về tầm nhìn chiến lược, mục tiêu chiến lược, định
hướng chiến lược và nội dung triển khai chiến lược):
|
3.2. Chiến lược nghiên cứu
và phát triển sản phẩm:
|
Doanh nghiệp mô tả việc
thực hiện cải tiến và đổi mới sản xuất, phát triển sản phẩm để đạt được tăng
trưởng xuất khẩu (Mô tả cụ thể):
|
3.3. Chiến lược phát triển
hệ thống kênh phân phối:
|
Doanh nghiệp mô tả việc
triển khai thực hiện phát triển hệ thống kênh phân phối trên thị trường thế
giới để đạt được tăng trưởng xuất khẩu (Mô tả cụ thể):
|
|
3.4. Chiến lược xúc tiến
thương mại
|
Doanh nghiệp mô tả việc
triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu (Mô tả cụ thể):
|
3.5. Chiến lược định giá
xuất khẩu
|
Doanh nghiệp mô tả các
cơ sở và phương pháp định giá xuất khẩu đã thực hiện nhằm mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu (Mô tả cụ thể):
|
3.6. Phát triển thương
hiệu:
|
Doanh nghiệp dùng phương
pháp nào nhằm cải thiện và nâng cao vị thế của thương hiệu trong nhận thức của
(1) người tiêu dùng nước ngoài (2) tổ chức/doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài
? (Đề nghị mô tả cụ thể):
|
3.7. Kế hoạch xuất khẩu:
|
Các hoạt động thâm nhập và phát triển thị
trường sắp tới? (Mô tả cụ thể):
|
4. Năng lực xuất khẩu
|
4.1. Nguồn nhân lực
|
Số lượng công nhân viên:
|
Độ tuổi trung bình:
|
Mức lương trung bình:
|
Số nhân viên thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu và marketing xuất khẩu:
|
Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có tạo
ra công ăn việc làm mới? Trình độ của nhân viên được nâng cao thông qua hoạt
động xuất khẩu hay không? (Nếu có, mô tả cụ thể):
|
4.2. Quản lý tài chính:
|
Quản lý nguồn vốn phục vụ
xuất khẩu, khả năng tiếp cận nguồn vốn phục vụ xuất khẩu và việc quản trị rủi
ro trong thanh toán? (Mô tả cụ thể):
|
|
|
4.3. Quy mô sản xuất kinh doanh:
|
Nếu có một đơn đặt hàng lớn, doanh nghiệp có
thể đáp ứng được yêu cầu của đối tác hay không? Nếu có đơn hàng mới thì khả
năng sản xuất đúng thời hạn hay không?(Mô tả cụ thể):
|
4.4. Công nghệ:
|
Doanh nghiệp có thường xuyên thường xuyên đầu
tư cho đổi mới và cải tiến công nghệ hay không? Có tạo ra giải pháp cải tiến
hoạt động kinh doanh xuất khẩu hay không? (Mô tả cụ thể):
|
4.5. Quản lý chất lượng:
|
ISO 9000
|
ISO 22000
|
ISO14000
|
HACCP
|
|
|
Các loại chứng nhận khác (nếu có, liệt
kê):
|
4.6. Chất lượng sản phẩm:
|
Các tiêu chuẩn do thị trường yêu cầu
(liệt kê):
|
Mô tả khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn do thị
trường yêu cầu:
|
4.7. Dịch vụ hậu mãi:
|
Doanh nghiệp có những dịch vụ hỗ trợ gì cho
khách hàng nhập khẩu, các dịch vụ gia tăng... (Mô tả cụ thể):
|
5. Các thị trường xuất
khẩu chính:
|
Thị trường
|
Kim ngạch
|
|
Năm 2003
|
Năm 2004
|
Năm 2005
|
Năm 2006
|
Năm 2007
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Tỷ trọng xuất khẩu
|
Năm
|
Tổng doanh
thu doanh nghiệp
|
Tổng doanh
thu xuất khẩu
|
Tỷ lệ tăng
trưởng XK
|
Tỷ trọng xuất
khẩu trong tổng doanh thu
|
Tỷ lệ nội địa
hoá trong mặt hàng xuất khẩu
|
….
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
7. Bảng kê doanh thu xuất
khẩu theo mặt hàng – thị trường
|
Năm thứ 3
trước năm đăng ký
|
Mặt hàng 1
|
Mặt hàng 2
|
Mặt hàng…
|
Mặt hàng…
|
Mặt hàng n
|
Thị trường 1
|
|
|
|
|
|
Thị trường 2
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Thị trường m
|
|
|
|
|
|
|
Năm thứ 2 trước
năm đăng ký
|
Mặt hàng 1
|
Mặt hàng 2
|
Mặt hàng…
|
Mặt hàng…
|
Mặt hàng n
|
Thị trường 1
|
|
|
|
|
|
Thị trường 2
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Thị trường m
|
|
|
|
|
|
|
Năm thứ 1
trước năm đăng ký
|
Mặt hàng 1
|
Mặt hàng 2
|
Mặt hàng…
|
Mặt hàng…
|
Mặt hàng n
|
Thị trường 1
|
|
|
|
|
|
Thị trường 2
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Thị trường m
|
|
|
|
|
|
|
8. Định hướng thị trường
xuất khẩu chính trong thời gian tới
|
Thị trường
|
Doanh thu XK
|
|
Năm…
|
Năm…
|
Năm….
|
Năm….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Doanh nghiệp tự đánh
giá:
|
Doanh nghiệp tự đánh giá
về hoạt động xuất khẩu, mô tả các thành tích nổi bật trong tăng trưởng xuất
khẩu dựa trên việc đổi mới và cải tiến sản phẩm, sáng tạo trong hoạt động
marketing, nâng cao chất lượng, khai thác vị thế dẫn đầu so với các doanh nghiệp
khác trong cùng ngành. (Mô tả khoảng 750-1000 từ):
|