ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 289/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2025
Thực hiện Kế hoạch hành động thực
hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội ban
hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/03/2023; Ủy ban nhân dân Thành
phố ban hành “Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm
2025”, như sau:
I. DỰ BÁO
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NĂM 2025
1. Thuận lợi
Nền tảng chính trị, xã hội và
kinh tế vĩ mô ổn định; Chính phủ đẩy mạnh thực hiện một số chính sách, giải
pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh. Kinh tế, thương mại
toàn cầu có dấu hiệu tiếp tục hồi phục và tăng trưởng khả quan, xuất khẩu của
Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực. Nền kinh tế Việt Nam duy
trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội sẽ tiếp tục tạo ra những thuận lợi
trong thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Cùng với quá trình hội nhập
sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác có hiệu quả các Hiệp định
FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp,
thương mại được quan tâm đầu tư, phát triển có tác động thu hút đầu tư, phát
triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn Thành phố. Lạm phát tiếp tục được kiểm
soát ở mức thấp; thị trường ngoại hối ổn định.
2. Khó khăn
Sự bất ổn, không chắc chắn của
kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, tác động đến ổn định kinh
tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam
trong thời gian tới. Căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng
gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, lãi suất USD thế
giới neo ở mức cao; rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu,
giá cước vận tải tăng cao, tình trạng ùn ứ tại một số cảng lớn khu vực châu Á
tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế có độ mở lớn của
Việt Nam. Tình hình thời tiết diễn biến cực đoan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
sinh hoạt. Xu hướng phi toàn cầu hóa đang trỗi dậy mạnh mẽ; chính sách bảo hộ của
các nước ngày một tăng, phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường vừa là cơ hội,
nhưng cũng là thách thức khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng để tạo hàng rào
nhập khẩu. Hội nhập sâu rộng hơn cũng tạo ra sức ép cạnh tranh mới.
II. MỤC ĐÍCH
VÀ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
1. Mục đích
- Góp phần tăng trưởng kinh tế
- xã hội của Thành phố; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh; Nâng cao chỉ số PCI và PAPI; Khuyến khích khởi nghiệp, khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo; Tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Nâng
cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế
tri thức, ứng dụng công nghệ cao, vận dụng kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 để nâng cao năng suất lao động.
- Các Sở, ban, ngành Thành phố
coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai
đoạn hiện nay nhằm giúp các
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách
nhiệm cho các Sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ
chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.
2. Chỉ tiêu tăng trưởng
Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa năm 2025 trên địa bàn thành phố tăng 5-5,5% so với thực hiện
năm 2024.
III. GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới.
2. Xây dựng và thực hiện cơ chế
chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, trong đó chú trọng tới chính sách tiền
tệ theo chỉ đạo của Chính phủ.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết
thủ tục hành chính.
4. Tăng cường thu hút đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp tập trung, hệ thống dịch vụ;
xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu.
5. Nâng cao hiệu quả chương
trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó
tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, thương
vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố
cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và
lãng phí nguồn lực.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Nâng cao
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng trong hoàn
cảnh mới
a) Sở Công Thương, Cục Hải
quan Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
Tổ chức các chương trình tập huấn,
hội nghị đối thoại cho các doanh nghiệp về: Thông tin thị trường nước ngoài,
các hiệp định thương mại tự do, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động
đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, cảnh báo về các biện pháp phòng vệ thương mại,
bảo hộ mậu dịch của các nước, khu vực cũng như các vụ điều tra đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường; nâng cao năng lực của doanh nghiệp
logistics; nghiệp vụ thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, hướng dẫn, hỗ
trợ, giải đáp vướng mắc về quy trình, thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.
b) Cục Thuế Thành phố
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong việc nộp thuế cho các doanh nghiệp; tập huấn, đối
thoại, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế.
- Đầu tư chuyển đổi số, đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, trao đổi thông tin qua phương thức điện
tử như thư trao đổi với doanh nghiệp gửi qua email, trả lời vướng mắc qua hệ thống
thuế điện tử eTax, đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh thông tin của Cục Thuế, kết
hợp với việc thường xuyên xây dựng các chương trình hướng dẫn về chính sách thuế,
các video bài giảng, các lưu ý về chính sách thuế mới trên các kênh thông tin
điện tử như website của Cục Thuế và trên các trang mạng xã hội như Facebook,
Zalo, Youtube… để giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả hơn với
chính sách pháp luật về thuế.
c) Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại, Du lịch Thành phố
- Phổ biến các quy định tại các
văn bản pháp luật mới hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...,
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới ký kết tới các doanh nghiệp và
đối tượng liên quan.
- Đẩy mạnh công tác cung cấp
thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp: thông tin về thị trường, ngành hàng,
quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu của các nước, cam kết quốc tế, các hiệp
định thương mại tự do...; nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu tư vấn cho các
doanh nghiệp trong nước vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu; chú trọng đẩy
mạnh các hoạt động xúc tiến nông nghiệp có quy mô lớn, mang tính định hướng, dẫn
dắt thị trường.
- Tăng cường phối hợp trong việc
cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục trước và sau cấp
phép cho các dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các dự án lớn,
dự án sử dụng đất đã được cấp phép nhưng chưa triển khai để đẩy mạnh tiến độ đầu
tư của các dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu
tư tại chỗ: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc đối với các Nhà đầu tư lớn được
Thành phố quan tâm, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Thành phố để xúc
tiến đầu tư các dự án theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Thành phố.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tiếp tục triển khai hiệu quả
hoạt động Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội; hỗ trợ
ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực gắn với các yếu tố có hàm lượng
đổi mới sáng tạo, công nghệ trong sản xuất và kinh doanh để có thể đảm bảo các
tiêu chuẩn và tham gia xuất khẩu.
- Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp
tiếp cận và tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn từ
các chuyên gia, tư vấn viên ngành công thương được công nhận để hỗ trợ hỗ trợ
doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường;
- Phối hợp Sở Công Thương, các
quận/huyện triển khai phổ biến các Chương trình, chính sách thúc đẩy xuất khẩu
cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh
khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, kết nối
dữ liệu bán hàng và chuyển đổi số, thúc đẩy thương mại điện tử nâng cao năng lực
doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng.
đ) Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
- Hoàn thiện, nâng cấp website
“vieclamhanoi.net” thành Cổng thông tin việc làm của Thành phố phục vụ công tác
tuyển dụng, tìm kiếm việc làm của doanh nghiệp và người lao động. Tăng cường
công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về lao động việc làm. Cung cấp đầy
đủ và phổ biến rộng rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động dưới nhiều
hình thức đa dạng như bản tin, website, phương tiện thông tin đại chúng… đến
người lao động và người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ
quan quản lý nhà nước tại Trung ương và địa phương nhằm phục vụ các giao dịch
việc làm thuận lợi, tạo cơ sở dự báo nhu cầu nhân lực gắn liền với đào tạo nghề
và nâng cao hiệu quả trong việc hoạch định chính sách phát triển thị trường lao
động.
- Phát triển công tác dự báo
cung - cầu trên thị trường lao động. Phân tích và dự báo nhu cầu tuyển dụng của
các doanh nghiệp, đồng thời đánh giá nguồn cung nhân lực, dự báo nhu cầu tìm kiếm
việc làm trên thị trường lao động Thành phố. Xây dựng các mô hình dự báo cầu
lao động, cung lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của Thành phố.
- Tổ chức các Phiên giao dịch
việc làm hàng ngày đồng bộ trên hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội thuộc
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội kết hợp các hình thức phỏng vấn tuyển dụng trực
tiếp và trực tuyến (online); tổ chức các Phiên giao dịch việc làm lưu động tại
các quận, huyện, thị xã, đồng thời nghiên cứu tổ chức các Phiên giao dịch việc
làm đặc thù (gồm phiên chuyên đề theo ngành nghề và đối tượng lao động, phiên
dành cho lao động khuyết tật, phiên online với các tỉnh trên toàn quốc) để cung
cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội; vận hành hoạt
động của hệ thống Sàn giao dịch việc làm theo hướng đồng bộ, tập trung.
e) Sở Thông tin và Truyền
thông
Tiếp tục triển khai hoạt động của
Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội, trong đó tập
trung vào các hoạt động: Hỗ trợ, ươm tạo các dự án khởi nghiệp sáng tạo trong
lĩnh vực công nghệ thông tin; hội thảo, tọa đàm hỗ trợ quảng bá các dự án khởi
nghiệp; tìm kiếm nhà đầu tư, vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp.
g) Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Tuyên truyền phổ biến về các cơ
chế chính thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối; các lớp tập huấn;
các Hội chợ tổ chức các các Hội chợ tham gia để quảng bá sản phẩm nông nghiệp.
Phối hợp các đơn vị truyền thông của Trung ương và Thành phố thường xuyên thông
tin, tuyên truyền, dự báo thị trường nhằm thực hiện tốt vai trò định hướng cho
tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất: Hệ thống chứng nhận chất lượng quốc tế (ISO, HACCP, Halal ...); xây dựng
thương hiệu, nhãn hiệu; tiêu chuẩn cơ sở; xếp hạng sản phẩm; ứng dụng công nghệ
cao; Phát triển mô hình chuỗi liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với
thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ; dự án... nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, bảo đảm chất lượng, an toàn thực
phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.
h) Sở Khoa học và Công
nghệ
Thực hiện công tác hỗ trợ doanh
nghiệp thông qua các hoạt động:
- Hướng dẫn doanh nghiệp trong
việc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm,
môi trường, …., quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin
cho doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số…; áp dụng tiêu
chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh.
- Cung cấp một số dịch vụ kiểm
định, hiệu chuẩn trên địa bàn Thành phố liên quan đến bộ tiêu chí quốc gia đánh
giá các lĩnh vực đó.
- Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về
các thủ tục đăng ký mã số mã vạch và xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, …,
tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố.
- Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp
xây dựng, triển khai, áp dụng, chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc; kết nối
với Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Thành phố. Xây dựng, hoàn
thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn phù hợp với điều kiện đặc thù của
Thành phố.
i) Hội Nông dân Thành phố
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời
các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách đối với thương mại nông thôn và các
chương trình Xúc tiến thương mại của địa phương và Thành phố để các chủ thể sản
xuất kinh doanh, nhất là nông dân biết và thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn
phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm
nhập thị trường trong và ngoài nước, tư vấn về xây dựng các dự án phát triển
kinh tế kết hợp với tư vấn pháp lý để hoàn thiện dự án. Phối hợp với các chuyên
gia, cơ quan hữu quan nhất là về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tư vấn, hướng dẫn
nông dân đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm của nông
dân, nâng cao giá trị thương mại trên thị trường.
- Tổ chức cho chuyên gia gặp gỡ,
phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp và hội viên nông dân. Tư vấn pháp
lý cho nông dân về thực hiện các hợp đồng liên kết, sản xuất, tiêu thụ nông sản
ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Đào tạo, phổ biến kiến thức
và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho hội viên và nông dân, các
doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp
tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của Thủ đô.
- Tổ chức các lớp học về khởi sự
doanh nghiệp, kỹ năng quản trị và kinh doanh cho nông dân.
2. Xây dựng,
thực hiện các cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu
a) Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam - Chi nhánh Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan
- Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng
trên địa bàn tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng đi đôi
với an toàn; dành vốn cho vay phát triển sản xuất kinh doanh nhất là các lĩnh vực
ưu tiên trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Đẩy mạnh chương trình kết nối
ngân hàng - doanh nghiệp tại một số ngân hàng, quận, huyện, thị xã; hỗ trợ tín
dụng với lãi suất hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu
trên địa bàn.
b) Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan
- Triển khai Chương trình phát triển
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025: Tổ chức Hội chợ sản
phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa năm 2025, Tổ chức Hội chợ
công nghiệp hỗ trợ năm 2025, Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ: Thuê chuyên gia trong nước tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Hà Nội triển khai mô hình nhà máy thông minh...
- Triển khai Chương trình phát
triển sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025: Tổ
chức hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2025; Tổ chức hội nghị kết nối
doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực với các đơn vị: ngân hàng, quỹ đầu tư, các
doanh nghiệp đầu chuỗi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc
gia, chủ đầu tư các cụm công nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công
nghiệp chủ lực sản xuất thử nghiệm, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại
vào sản xuất: Thuê chuyên gia trong nước tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp
chủ lực Hà Nội triển khai mô hình nhà máy thông minh...
- Tham gia các hội nghị, hội thảo
chuyên đề của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh,
thành nhằm phối hợp xây dựng chính sách pháp luật, trao đổi kinh nghiệm về quản
lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập quốc tế.
c) Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Rà soát các cơ chế, chính sách
liên quan, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ
sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập
trung, quy mô lớn, mở rộng và phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp an
toàn. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Hệ thống chứng nhận chất lượng
quốc tế (ISO, HACCP, Halal...); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu; tiêu chuẩn cơ
sở; xếp hạng sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao; phát triển mô hình chuỗi liên kết
chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu
trí tuệ; dự án;... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao,
bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất
khẩu.
3. Đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết thủ tục hành chính
a) Cục Thuế thành phố Hà
Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số trong tất cả các khâu, các bước của quy trình quản lý
thuế và giải quyết thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo
công bằng, công khai, minh bạch, giảm chi phí, thời gian tuân thủ cho các doanh
nghiệp thực hiện chính sách thuế. Thực hiện đa dạng hóa tuyên truyền qua phương
thức điện tử; hướng tới và sử dụng ứng dụng eTax Mobile trong tra cứu nghĩa vụ,
nộp thuế không dùng tiền mặt. Đẩy mạnh việc sử dụng biên lai - hóa đơn điện tử,
kê khai - nộp - hoàn thuế điện tử...
b) Cục Hải quan Hà Nội chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan
- Triển khai một số thủ tục hải
quan cấp Cục trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình của Tổng cục Hải
quan nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Vận hành Hệ thống thông quan
tự động và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS; Đề án nộp thuế xuất nhập khẩu
điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7; nộp lệ phí hải quan điện
tử.
4. Tăng cường
thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp tập trung, hệ
thống dịch vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh,
xuất khẩu
a) Sở Công Thương
- Chủ trì xây dựng nội dung bản
tin: “Thị trường các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của Hà Nội” phát
hành 12 số.
b) Ban Quản lý các Khu
công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
- Hướng dẫn, giám sát tiến độ
xây dựng các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; hoàn thiện đồng bộ hạ tầng
các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; tiếp tục triển khai các thủ tục chuẩn
bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng mở rộng và xây dựng hạ tầng
các khu công nghiệp mới. Phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương thực
hiện kiểm tra, giám sát, rà soát các dự án thứ phát; tháo gỡ những vướng mắc,
khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đầu tư.
- In các ấn phẩm có nội dung
tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người lao động trong khu công
nghiệp để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
c) Cục Hải quan Hà Nội
Khai thác hiệu quả kho bãi, địa
điểm đang hoạt động gắn với địa điểm làm thủ tục hải quan. Hỗ trợ, phát triển đại
lý hải quan, doanh nghiệp logistics trên địa bàn. Phối hợp với các Sở, ban,
ngành của thành phố và chủ đầu tư để thúc đẩy tiến độ xây dựng kho bãi, địa điểm
kiểm tra theo Đề án “Địa điểm kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại của Cục Hải quan thành phố Hà Nội”.
d) Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Tiếp tục phát triển, duy trì Hệ
thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội
(check.hanoi.gov.vn), hỗ trợ ít nhất 100 cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin điện
tử sử dụng mã trong truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập
trung vào sản phẩm nông lâm thủy sản có tiềm năng xuất khẩu để quảng bá, giới
thiệu đến người tiêu dùng. Duy trì và phát triển Hệ thống phần mềm ứng dụng nền
tảng công nghệ GIS ứng dụng quản lý an toàn thực phẩm nông lâm sản
(gis.chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn).
đ) Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
Thu thập thông tin thị trường
lao động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; thống nhất các chỉ tiêu thị trường
lao động, đồng bộ cơ sở dữ liệu, nâng cao chất lượng thông tin đáp ứng mục tiêu
thiết lập mạng lưới thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
Nghiên cứu dự báo cung - cầu trên thị trường lao động từ đó xây dựng cơ sở dữ
liệu về nguồn cung nhân lực để cung ứng cho các doanh nghiệp.
e) Sở Giao thông vận tải
- Tập trung nguồn lực đầu tư
công trình kết nối hạ tầng giao thông quốc gia quan trọng, thiết yếu, có tính
chất kết nối vùng miền, khu vực có tiềm năng phát triển và kết nối các phương
thức vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
- Chủ trì triển khai đồng bộ
các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm
thời gian vận chuyển hàng hóa.
- Rà soát, công khai vị trí, chức
năng, dịch vụ chính, tuyến vận tải, cảng thủy nội địa; ga đường sắt đầu mối;
trung tâm tiếp vận; bến, bãi tập kết hàng hóa của các hình thức vận tải đường bộ,
đường thủy, đường sắt.
- Phát triển, kết nối các
phương thức vận tải hàng hóa nhằm tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa, container
để hạn chế tình trạng xe chạy rỗng, hình thành sàn giao dịch chung cho các
phương thức vận tải, thúc đẩy phát triển sàn giao dịch logistics và các loại
hình dịch vụ logistics.
g) Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan
- Chủ động cập nhật cơ sở dữ liệu
trong cả 4 lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, du lịch và nông nghiệp. Tập trung cho
công tác thu thập, xây dựng thông tin, dữ liệu ngành hàng, dữ liệu về các doanh
nghiệp, các thông tin hữu ích doanh nghiệp quan tâm. Trên cơ sở đó tổ chức kết
nối cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nắm được các thông tin, tìm
hiểu các đối tác, thị trường, ngành hàng quan tâm.
- Thực hiện công tác thu thập,
cung cấp thông tin, hình ảnh của các sự kiện; liên quan tới các chủ trương,
chính sách; thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin hữu ích khác để hỗ
trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tiếp cận thông tin tập trung, hiệu quả.
- Triển khai xây dựng các thông
tin, bài viết phổ biến các thông tin liên quan đến các chính sách, hỗ trợ của
Thành phố với doanh nghiệp, thông tin về hoạt động xúc tiến; số hóa, đăng tải
lên Cổng thông tin Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội.
h) Hội Nông dân Thành phố
Xây dựng và hình thành hệ thống
các phòng Trưng bầy, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của nông dân hoặc chuỗi
cung cấp hàng nông sản chất lượng cao, từng bước xây dựng, hoàn thiện bộ máy
cung cấp thông tin chuyên nghiệp của Hội Nông dân nhằm thu thập, phân tích, dự
báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách
và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp hội viên, nông dân và doanh
nghiệp có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh
tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả. Thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp
thời thông tin về giá cả thị trường, thăm quan các mô hình sản xuất kinh doanh
giỏi.
5. Đổi mới,
nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư:
a) Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại, Du lịch Thành phố chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan
* Thực hiện công tác xúc tiến
đầu tư:
- Tăng cường phối hợp với các Bộ,
ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, các Thương vụ của Việt Nam tại nước
ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt
động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực.
- Tăng cường phối hợp với các Sở,
ban, ngành trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục
trước và sau cấp phép dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các
dự án sử dụng đất đã được cấp phép nhưng còn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu
tư, giải ngân các dự án. Đặt ra các mục tiêu, lộ trình cụ thể để hỗ trợ hiệu quả
việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư; chú trọng xây dựng nội
dung tuyên truyền về hoạt động xúc tiến đầu tư, phát huy công tác thông tin đối
ngoại nhân dân trong trung hạn và dài hạn.
- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu
tư tại chỗ: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc đối với các Nhà đầu tư lớn được
Thành phố quan tâm, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Thành phố để xúc
tiến đầu tư các dự án theo định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Thành phố.
- Chủ động gắn kết, tăng cường
nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến tổng hợp, gắn kết đồng bộ các ngành, lĩnh
vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hợp tác với các Hội, Hiệp hội doanh
nghiệp nhiều lĩnh vực để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Đẩy mạnh khai thác đặc điểm vị
thế chính trị - kinh tế, hướng tới một điểm đến hấp dẫn để thiết lập môi trường
đầu tư, kinh doanh bền vững, lâu dài thông qua việc tăng cường quảng bá, giới
thiệu về vị thế chính trị - kinh tế của Thủ đô, tích cực quảng bá những hình ảnh
đẹp, lợi thế về văn hoá, du lịch, tiềm năng đặc biệt về các làng nghề truyền thống
Hà Nội gắn với các kế hoạch, chương trình hành động của Thủ đô khi được công nhận
là thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.
* Tổ chức các chương trình
xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong và ngoài nước:
- Tổ chức các Chương trình xúc
tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại một số thị trường trọng điểm gắn với chủ
trương, kế hoạch các hoạt động đối ngoại và đoàn ra của Thành phố.
- Tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa thông qua các kênh xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối
tại các thị trường lớn của thế giới.
- Tham gia các hội chợ, triển
lãm trong nước định hướng xuất khẩu.
b) Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
- Tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng
hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2025 (Hanoi Giftshow 2025); hỗ trợ các nhà nhập
khẩu nước ngoài, khách quốc tế giao dịch thương mại với các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội và giao dịch tại Hội chợ.
- Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ
sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ tại
Tokyo Nhật Bản năm 2025 (Tokyo Giftshow 2025).
- Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ
sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ tại Hồng
Kông năm 2025 (Mega show part 1)
- Tổ chức mạng lưới liên kết hợp
tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi theo các ngành; Chương trình
liên kết hợp tác bền vững giữa các cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng
về sản phẩm thân thiện môi trường.
- Tổ chức các Hội chợ triển lãm
quốc tế tại Hà Nội:
+ Hội chợ triển lãm quốc tế
“Công nghệ năng lượng - Môi trường Hà Nội năm 2025” (ENTECH HANOI 2025).
+ Hội chợ triển lãm quốc tế thiết
bị công nghệ xanh, thân thiện với môi trường.
- Tổ chức các Hội chợ triển lãm
quốc tế tại Hà Nội:
+ Hội chợ quốc tế hàng xuất khẩu
Việt Nam năm 2025.
+ Hội chợ thương hiệu hàng xuất
khẩu Việt Nam năm 2025.
6. Các giải
pháp khác
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất
khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng
tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo do các Sở, ngành Thành phố tổ chức nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
V. CHẾ ĐỘ
THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết
triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, tổng hợp chung trong dự toán
ngân sách năm 2025 của các cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính theo quy định; đồng
thời gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Tài chính tham mưu báo
cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Các Sở, ban, ngành, đơn vị
báo cáo UBND Thành phố định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện (gửi Sở Công
Thương để tổng hợp chung trước ngày 10/12/2025). Sở Công Thương đôn đốc, theo
dõi các Sở, ban, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo
cáo của các Sở, ngành đơn vị gửi UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương; (để báo cáo
- Chủ tịch UBND TP;) (để báo cáo
- PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các đơn vị có tên tại mục IV;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.Q.Hùng, KTN, TH;
- Lưu VT, KTNLinh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|