ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 274/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030
ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2013; các văn bản của
UBND Thành phố: Đề án: “Đẩy mạnh xuất khẩu của Thành phố
Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo
Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 và Chương trình công tác số
314/CTr-UBND ngày 28/12/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch đẩy mạnh
xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 như sau:
I. DỰ BÁO TÌNH
HÌNH THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NĂM
2023:
1. Thuận lợi:
Nhiều chính sách hỗ trợ nhằm tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp của Thành phố, các chương trình xúc tiến xuất khẩu, mở
rộng thị trường được triển khai trong thời gian gần đây, đặc biệt là Kế hoạch số
246/KH-UBND ngày 01/11/2021 về phục hồi và phát triển kinh tế
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã và đang được
triển khai phát huy tác dụng. Việc triển khai các Hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP
TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) khiến doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong hoạt động
xuất nhập khẩu hơn. Hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, thương mại được
quan tâm đầu tư, phát triển sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp,
thương mại trên địa bàn Thành phố. Nhờ chính sách điều hành tài chính tiền tệ,
lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp; thị trường ngoại hối ổn định.
2. Khó khăn:
Xung đột về chính trị, quân sự ở một
số khu vực gây bất ổn, làm ảnh hưởng đến giá năng lượng thế giới; trong khi dịch
bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát ở một số khu vực. Kinh
tế toàn cầu đang đối mặt thách thức lớn nhất trong nhiều thập kỷ với lạm phát
cao kéo dài và khó kiểm soát. Các nền kinh tế lớn đều đang
đối mặt với nguy cơ suy thoái. Mức tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt đều được các tổ chức quốc tế điều chỉnh giảm xuống
so với các dự báo trước đó. Các yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động
kinh tế và sức mua của thị trường đầu ra. Tiềm lực, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn hạn chế; năng suất lao động còn thấp; tính tự chủ của
nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới; áp lực ngày càng tăng từ
việc thực hiện các cam kết quốc tế.
II. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ
TIÊU TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU:
1. Mục đích:
- Thích ứng an toàn, linh hoạt trong
điều kiện dịch covid-19 còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát; Góp phần tăng trưởng
kinh tế - xã hội của Thành phố; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh; Nâng cao chỉ số PCI và PAPI; Khuyến khích khởi nghiệp,
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tái cơ cấu các ngành kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn
đấu đưa hoạt động xuất nhập khẩu trở lại trạng thái bình thường trong thời gian
ngắn nhất.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức,
ứng dụng công nghệ cao, vận dụng kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động.
- Các Sở, ban, ngành coi đây là nhiệm
vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó
khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách nhiệm
cho các Sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức
thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn
Thành phố.
2. Chỉ tiêu tăng trưởng: Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 trên địa bàn
thành phố tăng 6-8% so với thực hiện năm 2022.
III. GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU:
1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
3. Xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh
sản xuất, xuất khẩu.
4. Thực hiện tốt chính sách tiền tệ
theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn.
5. Tiếp tục thực hiện kết nối cung -
cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
6. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
7. Nâng cao hiệu quả chương trình xúc
tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó tăng cường
phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, thương vụ của Việt
Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn
chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn
lực.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Nâng cao sức cạnh
tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng trong hoàn cảnh mới:
a) Giao Sở Công Thương, Cục Hải quan
Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội:
Tổ chức các chương trình tập huấn, hội
nghị đối thoại cho các doanh nghiệp về: Thông tin thị trường nước ngoài, các hiệp
định thương mại tự do, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư,
kinh doanh xuất nhập khẩu, cảnh báo về các biện pháp phòng
vệ thương mại, bảo hộ mậu dịch của các nước, khu vực cũng như các vụ điều tra đối
với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường;
phối hợp với các tập đoàn thương mại điện tử lớn như Alibaba, Amazon cập nhật kiến
thức số và tiếp cận sàn thương mại điện tử để
xuất khẩu hàng hóa qua kênh trực tuyến; nâng
cao năng lực của doanh nghiệp logistics, giải đáp vướng mắc về thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu...
b) Giao Cục Thuế thành phố Hà Nội:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ
trợ, tháo gỡ khó khăn trong việc nộp thuế cho các doanh nghiệp, trong đó kết hợp
hiệu quả của phương thức truyền thống (hỗ trợ giải đáp vướng mắc trực tiếp tại
bộ phận một cửa, giải đáp qua đường dây nóng 24/7, tuyên truyền qua các kênh
truyền thông như truyền hình, báo chí, qua hệ thống đại lý thuế đồng thời thường
xuyên tổ chức các chương trình đối thoại, các buổi tập huấn...)
và áp dụng các phương thức trực tuyến trong công tác tập
huấn, đối thoại, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế.
- Đầu tư chuyển đổi số, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, trao đổi thông tin qua phương thức điện tử như thư trao đổi với doanh nghiệp gửi qua email, trả lời vướng mắc
qua hệ thống thuế điện tử etax, đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh thông tin của
Cục Thuế, kết hợp với việc thường xuyên xây dựng các chương trình hướng dẫn về
chính sách thuế, các video bài giảng, các lưu ý về chính sách thuế mới trên các
kênh thông tin điện tử như website của Cục Thuế và trên các trang mạng xã hội
như Facebook, Zalo, Youtube... để giúp doanh nghiệp tiếp cận
nhanh chóng và hiệu quả hơn với chính sách pháp luật về thuế.
c) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội:
- Phổ biến, triển khai các quy định tại
các văn bản pháp luật mới hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...,
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới ký kết tới các doanh nghiệp
và đối tượng liên quan.
- Đẩy mạnh công tác cung cấp thông
tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp: thông tin về thị trường, ngành hàng (đặc
biệt phân tích đánh giá tình hình các thị trường sau ảnh hưởng do dịch bệnh
Covid 19), quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu của các nước, cam kết quốc
tế, các hiệp định thương mại tự do...; nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp.
- Nghiên cứu tư vấn cho các doanh
nghiệp trong nước vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu; chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến nông nghiệp có quy mô lớn,
mang tính định hướng, dẫn dắt thị trường.
- Tăng cường phối hợp trong việc cung
cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục trước và sau cấp phép
cho các dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các dự án lớn, dự
án sử dụng đất đã được cấp phép nhưng chưa triển khai để đẩy mạnh tiến độ đầu
tư của các dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại
chỗ: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc đối với các Nhà đầu tư lớn được Thành phố
quan tâm, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Thành phố để xúc tiến đầu
tư các dự án theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố.
d) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động
Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội; hỗ trợ ươm tạo các
doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực gắn với các yếu tố có hàm lượng đổi
mới sáng tạo, công nghệ trong sản xuất và kinh doanh để có thể đảm
bảo các tiêu chuẩn và tham gia xuất khẩu.
- Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp tiếp
cận và tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn từ các
chuyên gia, tư vấn viên ngành công thương được công nhận để hỗ trợ hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường;
- Phối hợp Sở Công Thương, các quận/huyện
triển khai phổ biến các Chương trình, chính sách thúc đẩy xuất khẩu cho các
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh khuyến
khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, kết nối dữ liệu
bán hàng và chuyển đổi số, thúc đẩy thương mại điện tử nâng cao năng lực doanh
nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng.
đ) Giao Sở Lao động Thương binh và Xã
hội:
- Tăng cường công tác tuyên truyền
chính sách pháp luật về lao động, việc làm; cung cấp đầy đủ và phổ biến rộng
rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động dưới hình thức đa dạng như: Bản
tin, website, các phương tiện thông tin đại chúng đến người lao động, người sử
dụng lao động, các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu khai
thác.
- Tổ chức tọa đàm chuyên sâu để giải
đáp cho doanh nghiệp về vấn đề tuyển dụng, sử dụng nhân sự và giúp người lao động
tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đặc điểm ngành nghề, vị trí
việc làm nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển được lao động đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ người lao động tìm được việc làm phù hợp.
- Tổ chức 262 phiên giao dịch việc
làm hàng ngày tại các điểm, sàn giao dịch thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
(trong đó kết hợp các hình thức truyền thống, lưu động và trực tuyến; có 06
phiên giao dịch chuyên đề) để cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của
các doanh nghiệp. Đổi mới hoạt động các sàn, điểm giao dịch
việc làm vệ tinh; vận hành hoạt động của hệ thống Sàn giao
dịch việc làm theo hướng đồng bộ, tập trung.
e) Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
Tiếp tục triển khai hoạt động của Vườn
ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội,
trong đó tập trung vào các hoạt động: Hỗ trợ, ươm tạo các dự án khởi nghiệp
sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin; hội thảo, tọa đàm hỗ trợ quảng bá
các dự án khởi nghiệp; tìm kiếm nhà đầu tư, vốn đầu tư cho
các dự án khởi nghiệp.
g) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Tuyên truyền phổ biến về các cơ chế chính thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối;
các lớp tập huấn; tổ chức các Hội chợ để quảng bá sản phẩm
nông nghiệp. Phối hợp các đơn vị của Trung ương và Thành phố: Đài truyền hình,
Báo... thường xuyên thông tin, tuyên truyền, dự báo thị trường nhằm thực hiện tốt
vai trò định hướng cho tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hỗ trợ có
hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Hệ thống chứng nhận chất lượng
quốc tế (ISO, HACCP, Halal ...); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu; tiêu chuẩn cơ
sở; xếp hạng sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao; Phát triển mô hình chuỗi liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu
trí tuệ; dự án... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao,
bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và xuất
khẩu.
h) Giao Hội Nông dân Thành phố:
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách đối với thương mại
nông thôn và các chương trình Xúc tiến thương mại của địa phương và Thành phố để
các chủ thể sản xuất kinh doanh, nhất là
nông dân biết và thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn
phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất
khẩu, thâm nhập thị trường trong và ngoài nước, tư vấn về xây dựng các dự án
phát triển kinh tế kết hợp với tư vấn pháp lý để hoàn thiện
dự án. Phối hợp với các chuyên gia, cơ quan hữu quan nhất là về lĩnh vực sở hữu
trí tuệ để tư vấn, hướng dẫn nông dân đăng
ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm của nông dân, nâng cao
giá trị thương mại trên thị trường.
- Tổ chức cho chuyên gia gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp và hội viên nông dân.
Tư vấn pháp lý cho nông dân về thực hiện các hợp đồng liên
kết, sản xuất, tiêu thụ nông sản ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho hội viên và
nông dân, các doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong
các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào
trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ
lực, mặt hàng mới của Thủ đô.
- Tổ chức các lớp học về khởi sự
doanh nghiệp, kỹ năng quản trị và kinh doanh cho nông dân.
2. Xây dựng, thực
hiện các cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu:
a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -
Chi nhánh Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng trên địa
bàn tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín
dụng đi đôi với an toàn; dành vốn cho vay phát triển sản xuất kinh doanh nhất
là các lĩnh vực ưu tiên trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu; nâng cao chất lượng,
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng
- doanh nghiệp tại một số ngân hàng, quận, huyện, thị xã; hỗ trợ tín dụng với
lãi suất hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh
xuất khẩu trên địa bàn.
b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối
hợp các đơn vị liên quan:
- Triển khai Chương trình phát triển
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023: Hỗ trợ nghiên cứu,
phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm
linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; kết nối, hỗ
trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và
ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ:
tổ chức hội chợ công nghiệp hỗ trợ.
- Triển khai Chương trình sản phẩm
công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023: Tổ chức 03 hội nghị: kết nối
doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực với ngân hàng, Quỹ đầu tư; với các doanh nghiệp
đầu chuỗi, doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia và với chủ đầu tư các cụm
công nghiệp; tổ chức hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2023 để xúc tiến
đầu tư và thương mại.
- Tham gia các hội nghị, hội thảo
chuyên đề của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, các Sở Công Thương các tỉnh,
thành nhằm phối hợp xây dựng chính sách pháp luật, trao đổi
kinh nghiệm về quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh
xuất khẩu, hội nhập quốc tế.
- Tổ chức Đoàn cán bộ đi học tập,
trao đổi kinh nghiệm về Hội nhập kinh tế quốc tế tại Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Qua đó, trao đổi kinh
nghiệm về quản lý nhà nước và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng
được lợi thế của các FTA thế hệ mới để tăng cường xuất khẩu
sang thị trường các nước trong các FTA.
- Thực hiện điều tra, khảo sát các
doanh nghiệp đối với hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Qua đó, nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong
quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường
các nước trong các FTA thế hệ mới.
Đưa ra những giải pháp và đề xuất giải
pháp thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
c) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Rà soát các cơ chế,
chính sách liên quan, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
hình thành và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập
trung, quy mô lớn, mở rộng và phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp an toàn. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Hệ thống chứng nhận chất lượng quốc tế
(ISO, HACCP, Halal...); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu; tiêu chuẩn cơ sở; xếp hạng sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao;
Phát triển mô hình chuỗi liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ; dự án;... nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, tạo giá trị gia tăng cao, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp
với nhu cầu thị trường và xuất khẩu.
3. Công tác cải
cách hành chính:
a) Giao Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ
trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin, chuyển đổi số trong tất cả các khâu, các bước của quy
trình quản lý thuế và giải quyết thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi,
đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, giảm chi phí, thời
gian tuân thủ cho các doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế. Thực hiện đa dạng
hóa tuyên truyền qua phương thức điện tử; hướng tới và sử
dụng ứng dụng eTax Mobile trong tra cứu nghĩa vụ, nộp thuế không dùng tiền mặt.
Đẩy mạnh việc sử dụng biên lai - hóa đơn điện tử, kê khai
- nộp - hoàn thuế điện tử...
b) Giao Cục Hải quan Hà Nội chủ trì,
phối hợp các đơn vị liên quan:
- Triển khai một số thủ tục hải quan
cấp Cục trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình của Tổng cục Hải
quan nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.
- Vận hành Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia
VNACCS/VCIS; Đề án nộp thuế xuất nhập khẩu điện tử qua
ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7; nộp lệ phí hải
quan điện tử.
c) Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp
và Chế xuất Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi theo thẩm quyền qua hệ thống điện tử cấp
độ 3, cấp độ 4. Tham gia và tuân thủ quy định Cơ chế cấp
C/O một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN theo cam kết
của Chính phủ Việt Nam với các nước ASEAN.
4. Tăng cường thu
hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp tập trung, hệ thống
dịch vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu:
a) Giao Sở Công Thương:
- Chủ trì xây dựng nội dung bản tin: “Thị trường các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tiềm
năng của Hà Nội” phát hành 13 số.
- Biên soạn nội dung, thiết kế, in ấn
cẩm nang doanh nghiệp Hà Nội thực thi Hiệp định RCEP.
b) Giao Ban quản lý các Khu công nghiệp
và Chế xuất Hà Nội:
- Hướng dẫn, giám sát tiến độ xây dựng
các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động; tiếp tục triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu
tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng mở rộng và xây dựng
hạ tầng các khu công nghiệp mới. Phối hợp với các cơ quan trung ương và địa
phương thực hiện kiểm tra, giám sát, rà soát các dự án thứ phát; tháo gỡ
những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện đầu tư.
- In các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp
luật đến người lao động trong khu công nghiệp để thực hiện
đúng quy định của pháp luật.
c) Giao Cục Hải quan Hà Nội:
Khai thác hiệu quả kho bãi, địa điểm đang
hoạt động gắn với địa điểm làm thủ tục hải
quan. Hỗ trợ, phát triển đại lý hải quan, doanh nghiệp logistics trên địa bàn.
Phối hợp với các Sở, ban, ngành của thành phố và chủ đầu tư để thúc đẩy tiến độ xây dựng kho bãi, địa điểm kiểm tra theo Đề án “Địa điểm
kiểm tra tập trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng
yêu cầu quản lý hải quan hiện đại của Cục Hải quan thành phố Hà Nội”.
d) Giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tiếp tục phát triển, duy trì Hệ thống
truy xuất nguồn sốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội
(check.hanoi.gov.vn), hỗ trợ ít nhất 100 cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin điện
tử sử dụng mã trong truy xuất nguồn sốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập trung vào sản phẩm nông lâm thủy sản có tiềm năng xuất khẩu để
quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng. Duy trì và phát triển Hệ
thống phần mềm ứng dụng nền tảng công nghệ GIS ứng dụng quản lý an toàn thực phẩm
nông lâm sản (gis.chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn).
đ) Giao Sở Lao động Thương binh Xã hội:
Thu thập thông tin thị trường lao động
trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; thống nhất các chỉ
tiêu thị trường lao động, đồng bộ cơ sở dữ liệu, nâng cao
chất lượng thông tin đáp ứng mục tiêu thiết lập mạng lưới
thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
Nghiên cứu dự báo cung - cầu trên thị trường lao động từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cung nhân lực để cung ứng cho các doanh nghiệp.
e) Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan:
- Tập trung hoàn thiện hệ thống
cơ sở dữ liệu trong cả 4 lĩnh vực: Đầu tư, thương mại, du lịch và
nông nghiệp. Tập trung cho công tác thu thập, xây dựng thông tin, dữ liệu ngành
hàng, dữ liệu về các doanh nghiệp, các thông tin hữu ích doanh nghiệp quan tâm.
Trên cơ sở đó tổ chức kết nối cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nắm
được các thông tin, tìm hiểu các đối tác, thị trường,
ngành hàng quan tâm.
- Thực hiện công tác thu thập, cung cấp
thông tin, hình ảnh của các sự kiện; liên quan tới các chủ trương, chính sách;
thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin hữu ích khác để hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin, tiếp cận thông tin tập trung, hiệu
quả.
- Triển khai xây dựng các thông tin,
bài viết phổ biến các thông tin liên quan đến các chính
sách, hỗ trợ của Thành phố với doanh nghiệp, thông tin về hoạt động xúc tiến; số hóa, đăng tải lên Cổng thông
tin Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội.
g) Giao Hội Nông dân thành phố:
Xây dựng và hình thành hệ thống các
phòng Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của nông
dân hoặc chuỗi cung cấp hàng nông sản chất lượng cao, từng bước xây dựng, hoàn
thiện bộ máy cung cấp thông tin chuyên nghiệp của Hội Nông dân nhằm thu thập,
phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật
pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp hội viên, nông dân và doanh nghiệp có nguồn thông tin chuyên sâu,
chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu
quả. Thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời thông tin về giá cả thị trường,
thăm quan các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.
5. Đổi mới, nâng
cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư:
5.1. Giao Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan:
a. Thực hiện công tác xúc tiến đầu
tư:
- Tăng cường phối hợp với các Bộ,
ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài
và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn
lẻ nhằm tránh sự chồng chéo,
trùng lặp và lãng phí nguồn lực.
- Tăng cường phối hợp trong việc cung
cấp thông tin cho nhà đầu tư và giải quyết các thủ tục trước và sau cấp phép
cho các dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các dự án lớn, dự
án sử dụng đất đã được cấp phép nhưng chưa triển khai để đẩy
mạnh tiến độ đầu tư của các dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại
chỗ: Tăng cường các hoạt động tiếp xúc đối với các Nhà đầu tư lớn được Thành phố
quan tâm, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Thành phố để xúc tiến đầu tư các dự án theo định hướng thu hút FDI của Thành phố.
b. Tổ chức các đoàn công tác xúc
tiến đầu tư, thương mại trong và ngoài nước:
- Tổ chức các Đoàn xúc tiến đầu tư,
thương mại, du lịch tại một số thị trường chủ yếu như: Pháp, Bỉ, Hà Lan; Anh,
Italia; Úc - New Zealand, Singapore, Canada, Nhật Bản...
- Tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thông qua các kênh xuất khẩu trực
tiếp vào hệ thống phân phối tại các thị trường lớn của thế giới: Phối hợp với Bộ
Công Thương, Tập đoàn AEON (Nhật Bản) tổ chức Tuần hàng Việt Nam-Hà Nội tại hệ
thống siêu thị Aeon, kết hợp quảng bá du lịch tại Nhật Bản; phối hợp với Bộ
Công Thương và Tập đoàn Central Group tổ chức tham gia Chương trình "Tuần
lễ hàng Việt Nam" tại Thái Lan...
- Tổ chức tham gia các Hội chợ quốc tế,
các sự kiện xúc tiến thương mại lớn ở nước ngoài như: Hội chợ hàng trang trí nội
thất và quà tặng Ambiente tại Frankfurt, Đức; tuần lễ Công nghệ thông tin mùa
thu tại Nhật Bản...
- Tham gia các hội chợ, triển lãm
trong nước định hướng xuất khẩu: Hội chợ quốc tế thương mại và đầu tư Hành lang
kinh tế Đông Tây Đà Nẵng tại Đà Nẵng;
triển lãm Vietnam Foodexpo tại thành phố Hồ Chí Minh; triển lãm Da- Giầy quốc tế
- The International Shoe and Leather Exhibition Viet Nam tại thành phố Hồ Chí
Minh; hội chợ Vietnam Expo tại Hà Nội...
5.2. Giao Sở Công Thương chủ
trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
- Tổ chức Hội chợ vàng xuất khẩu Việt
Nam nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm có tiềm năng
xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các
doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong cả nước.
- Tổ chức Hội chợ quà tặng hàng Thủ
công mỹ nghệ Hà Nội 2023 (Hanoi Giftshow 2023); hỗ trợ các nhà nhập khẩu nước
ngoài, khách quốc tế giao dịch thương mại với các doanh nghiệp cơ sở sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội và giao dịch tại Hội chợ.
- Tổ chức đoàn doanh nghiệp xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ tham gia hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ và
trang trí nội thất tại Thành phố Hồ Chí Minh (Lifestyle Vietnăm 2023).
- Tổ chức chương trình Tuần hàng OCOP
- Nông sản thực phẩm - hàng tiêu dùng tại Thái Lan.
- Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham dự Hội
chợ/giao dịch thương mại, xúc tiến xuất khẩu tại các thị trường Các Tiểu vương
quốc Ả rập thống nhất (UAE), Úc và New Zealand.
- Tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở
công nghiệp nông thôn tham gia các Hội chợ nước ngoài: Hội chợ quốc tế thủ công
mỹ nghệ tại Tokyo - Nhật Bản (Tokyo Giftshow 2023) và Hội chợ quốc tế thủ công
mỹ nghệ tại Hồng Kông năm 2023 (Mega show part 1).
6. Các giải pháp
khác:
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
trên địa bàn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh
tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng
tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo do các Sở, ngành Thành phố tổ chức nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
V. CHẾ ĐỘ THÔNG
TIN, BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị căn cứ
chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết triển
khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ; xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn chi
nghiệp vụ hàng năm của Sở, ngành, đơn vị.
2. Sở Tài chính bố trí kinh phí, đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
3. Các Sở, ngành, đơn vị báo cáo UBND
Thành phố đột xuất hoặc định kỳ kết quả thực hiện (gửi Sở Công Thương để
tổng hợp chung trước ngày 10/12/2023). Sở Công Thương đôn đốc,
theo dõi các Sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo
cáo của các Sở, ngành đơn vị gửi UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố
(để b/c);
- Bộ Công Thương (để b/c);
- PCT UBND TP - Nguyễn Mạnh Quyền;
- Các Sở: CT, TT &TT; KH&ĐT; LĐTB&XH TC, NN&PTNT;
- Cục: Thuế, Hải quan TP Hà Nội;
- Ban Quản lý các KCN và CX HN;
- NH Nhà nước Việt Nam - CN Hà Nội;
- Trung tâm XTĐ, TM, DL Thành phố;
- Hội Nông dân Thành phố;
- VPUBTP: CVP, PVP N.M.Quân; các phòng: KTNTH;
- Lưu: VT, KTNQuyết.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|