Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 212/KH-UBND 2017 xuất khẩu sản phẩm nông sản Sơn La 2018 định hướng 2020

Số hiệu: 212/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Cầm Ngọc Minh
Ngày ban hành: 29/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA TỈNH SƠN LA NĂM 2018, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Công văn số 2503-CV/TU ngày 31/7/2017 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chế biến, tiêu thụ nông sản;

Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về thông qua đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản và chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017- 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 155/TTr-SCT ngày 29/11/2017. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La năm 2018, định hướng đến năm 2020, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh có lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng...; tăng tỷ trọng sản lượng sản phẩm có chất lượng cao, gia tăng giá trị sản phẩm; phấn đấu đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV đã đề ra, phù hợp chủ trương của Đảng về xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Làm căn cứ để các cấp, các ngành tập trung tổ chức chỉ đạo sản xuất, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm, mã vùng trồng, tem, nhãn, mác đảm bảo các điều kiện xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, đồng bộ.

- Đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn bền vững, tăng thu nhập của các doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã và người lao động, phn đấu góp phần đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của tỉnh trong giai đoạn (2018- 2020) là 10%/ năm.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đa dạng hóa được thị trường tiêu thụ, có tác dụng tương hỗ trong việc tiêu thụ hàng hóa, để tránh bị ép cấp, ép giá các sản phẩm hàng hóa nông sản trong xu hướng hội nhập.

2. Mc tiêu cthể

- Phn đấu đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm 2018, dự kiến đến năm 2020 tăng từ 7-10%/ năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh cũng không ngừng gia tăng theo từng năm và đạt từ 6- 8% năm.

- 100% doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh có sản phẩm nông sản dự kiến xuất khẩu chủ động tổ chức lại sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao slượng và chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, GlobalGAP; VietGAP... đảm bảo điều kiện tham gia xuất khẩu.

- Phấn đấu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh xuất khẩu năm 2018 đạt: 28.095 tấn với tổng giá trị ước khoảng: 13.078.000 USD; dự kiến năm 2020 sản lượng đạt: 33.970 tấn với giá trị ước đạt: 18.126.000 USD. Xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU, Brazil và các nước khu vực Nam Mỹ...

II. CÁC NỘI DUNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm Xoài

- Tổng diện tích Xoài của tỉnh Sơn La hiện nay là 5.623 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt là 11.828 tấn.

- Năm 2018 dự ước diện tích: 6.185 ha, sản lượng Xoài đạt: 13.011 tấn (trong đó: có 1.078 tấn thuộc các chuỗi sản xuất quả an toàn, có 11.932 tấn nằm ở ngoài chuỗi).

- Dự kiến năm 2020 diện tích dự ước: 7.484 ha, sản lượng ước đạt: 15.743 tấn

- Địa bàn sản xuất: Thành phố; Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ.

Hiện nay, đã cấp giấy chng nhận cho 02 mã vùng trồng để xuất khẩu sang thị trường khó tính và thị trường khác gồm: Tổ hợp tác số 1 tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu và Hợp tác xã Ngọc Lan xã Hát Lót huyện Mai Sơn với diện tích là 14,75 ha, năng suất đạt 148 tấn/năm.

1.1. Xuất khẩu sản phẩm Xoài sang thị trường Trung Quốc

- Dự kiến số lượng sẽ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2018 khoảng 300 tấn, giá trị ước đạt 340.000 USD; năm 2020 xuất khẩu 420 tn, giá trị ước đạt 545.000 USD.

- Đơn vị sản xuất, sơ chế, bảo quản và thu gom xuất khẩu: Hợp tác xã Ngọc Lan, Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm, Hợp tác xã Hương Xoài, Hưng Thịnh, Hộ kinh doanh Nguyn Đức Trung - Ngã 3 Trại Ong, các doanh nghiệp khác và các hộ tư thương ở Bắc Giang, Tiền Giang và các tỉnh Miền Tây thu gom để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Thời vụ thu hoạch: Tháng 5 đến tháng 8 năm 2018.

- Đơn vị thực hiện xuất khẩu: Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm, Hộ kinh doanh ông Nguyễn Đức Chung- Ngã 3 trại Ong Mai Sơn, hộ tư thương thu gom của Bắc Giang và các tỉnh Miền Tây, các doanh nghiệp của Lào Cai, Lạng Sơn...

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.

1.2. Xuất khẩu sản phẩm Xoài sang thị trường Úc

- Dự kiến số lượng sẽ xuất khẩu sang thị trường Úc năm 2018 là: 20 tấn, giá trị ước đạt 22.000 USD; năm 2020 xuất khẩu là 20 tấn, giá trị ước đạt 27.000 USD.

- Các đơn vị sản xuất gồm: Tổ hợp Hợp tác xã Ngọc Lan xã Hát Lót - huyện Mai Sơn; Tổ hợp tác số 01 tại xã Chiềng Hặc - huyện Yên Châu.

- Thời vụ: Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2017.

- Đơn vị thực hiện xuất khẩu: Công ty TNHH Agricare và các doanh nghiệp khác.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.

2. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm Nhãn

- Tổng diện tích Nhãn của tỉnh hiện nay là 10.658 ha, sản lượng năm 2017 dự kiến ước đạt là 35.137 tấn,

- Năm 2018 dự ước diện tích: 11.724 ha, sản lượng: 38.651 tấn (trong đó: Có 3.027 tấn thuộc các chuỗi quả an toàn, 35.623 tấn nằm ngoài chuỗi).

- Dự kiến năm 2020 diện tích dự ước: 14.186 ha, sản lượng ước 46.767 tấn.

- Địa bàn sản xuất: Thành phố, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ.

Hiện nay đã cấp giấy chứng nhận cho 05 mã vùng trồng để xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, có yêu cầu tiêu chun chất lượng gồm: Hợp tác xã Phương Nam xã Lóng Phiêng Yên Châu; HTX Bảo Minh; HTX Hoàng Tuấn, HTX An Thịnh huyện sông Mã; HTX Dịch vụ nông nghiệp nhãn chín muộn với diện tích là 55,35 ha, sản lượng khoảng 360 tấn/ năm.

2.1. Xuất khẩu sản phẩm Nhãn sang thị trường Trung Quốc

- Số lượng dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2018 là 300 tn giá trị ước đạt 409.000 USD; dự kiến năm 2020 xuất khẩu khoảng 400 tấn, giá trị ước đạt 545.000 USD.

- Đơn vị sản xuất, sơ chế, bảo quản và thu gom và xuất khẩu: Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm, Hộ kinh doanh Nguyễn Đức Trung- Ngã 3 trại Ong, Chiềng Mung, Mai Sơn và các thương lái tại Hưng Yên, Bắc Giang và các tỉnh Min Tây, các doanh nghiệp của Lào Cai, Lạng Sơn thu gom để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Thời vụ thu hoạch: Tháng 6 đến tháng 8 năm 2018.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố.

2.2. Xuất khẩu sản phẩm Nhãn sang các thị trường Mỹ, Úc

- Số lượng dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ năm 2018 là: 20 tấn, giá trị ước đạt 27.000 USD; dự kiến năm 2020 xuất khẩu được 20 tấn, giá trị ước đạt 31.000 USD.

- Các đơn vị sản xuất đã được cấp mã vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường phát triển, có quy định về tiêu chuẩn chất lượng gồm: Hợp tác xã Bảo Minh, Hợp tác xã Hoàng Tuấn, Hợp tác xã An Thịnh ( Sông Mã); Hợp tác xã Phương Nam (Loóng Phiêng- Yên Châu).

- Đơn vị thực hiện xuất khẩu: Công ty TNHH Agricare, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vina T& T và các doanh nghiệp khác.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.

3. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm quả Chanh Leo

3.1. Địa bàn sản xuất, diện tích, sản lưng

- Tổng diện tích Chanh Leo của tỉnh hiện có là 650 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt là 3.165 tấn;

- Năm 2018 dự ước diện tích: 1.600 ha, sản lượng Chanh leo đạt: 9.000 tn, (trong đó: có 110 tấn thuộc các chuỗi quả an toàn, có 8.900 tấn ngoài chuỗi).

- Dự kiến năm 2020 diện tích dự ước: 5.000 ha, sản lượng ước đạt: 30.000 tấn.

- Địa bàn sản xuất: Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ, Sông Mã, Phù Yên.

3.2. Kế hoạch xuất khẩu

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu được 300 tấn giá trị ước đạt 163.000 USD; năm 2020 dự kiến xuất khẩu được khoảng 400 tấn, giá trị ước đạt 254.000USD.

- Các đơn vị sản xuất gồm: Hợp tác xã Chanh Leo Mộc Châu và các hộ dân của các huyện: Mộc Châu, Thuận Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Sông Mã, Phù Yên.

- Đơn vị thu mua, chế biến, bảo quản và xuất khẩu: Công ty Nafood Tây Bắc xuất khẩu sang Trung Quốc, Thụy Sỹ và các nước khu vực Châu Âu; các Hợp tác xã, các thương lái, các doanh nghiệp khác thu gom xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Thời vụ: Từ tháng 5- 12/2018.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố.

4. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm chuối

- Tổng diện tích chuối hiện có của tỉnh là 3.042 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt là 24.964 tấn

- Năm 2018 dự ước diện tích: 3.346 ha, sản lượng chuối ước đạt: 27.460 tấn.

- Dự kiến năm 2020 diện tích dự ước: 4.049 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 33.227 tấn.

- Địa bàn sản xuất: Thành phố, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ,

4.1. Xuất khẩu sản phẩm chui sang thị trường Trung Quốc

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu khoảng 1.000 tấn, giá trị ước đạt 181.000 USD; năm 2020 khoảng 1.200 tấn sang thị trường Trung Quốc, giá trị ước đạt 218.000 USD.

- Các đơn vị trồng, chế biến, thu gom sản phẩm chuối và xuất khẩu: Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm, Công ty cổ phần Việt Pháp, các doanh nghiệp khác và các hộ dân và hộ tư thương thu gom để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Thời vụ: Cả năm.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố.

4.2. Xuất khẩu chuối sang thị trường Hàn Quốc

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu được 200 tấn, giá trị ước đạt 36.000 USD; năm 2020 dự kiến xuất khẩu là 240 tấn sang thị trường Hàn Quốc, giá trị ước đạt 43.000 USD.

- Các đơn vị sản xuất gồm: Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm, Công ty cổ phần Việt Pháp, HTX Hưng Thịnh và các hộ gia đình.

- Đơn vị thực hiện xuất khẩu: Công ty Tân Đông Food- HCM City, Công ty Asimco - Hà Nội, Công ty Nafood Company và các doanh nghiệp khác.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương;

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.

5. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm quả Mận Hậu

- Tổng diện tích Mận Hậu của tỉnh hiện nay là 4.808 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt 25.395 tấn.

- Năm 2018 dự ước diện tích: 5.289 ha, sản lượng Mận đạt: 27.935 tấn.

- Dự kiến năm 2020 diện tích dự ước: 6.399 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 33,801 tấn;

- Địa bàn sản xuất: Thành phố, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ, trong đó: Có 846 tấn nằm trong các chuỗi quả an toàn, 27.088 tấn nằm ngoài các chuỗi.

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu 300 tấn, giá trị ước đạt 95.000 USD; năm 2020 dự kiến xuất khẩu khoảng 4.00 tấn Mận, sang thị trường Trung Quốc giá trị ước đạt 145.000 USD.

- Đơn vị trồng và thu gom chính: Tổ hợp tác sản xuất và Tiêu dùng Mận an toàn Mộc Châu, Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm, các hộ gia đình trồng và các thương lái thu gom để xuất khu.

- Thời vụ: Tháng 5 - 7 năm 2018.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố.

6. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm cà phê

- Tổng diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh hiện nay là 12.801 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt là 11.967 tấn.

- Năm 2018 dự ước diện tích: 14.081 ha, sản lượng cà phê đạt: 15.900 tấn cà phê nhân;

- Năm 2020 diện tích dự ước: 17.038 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 19.239 tấn;

- Địa bàn sản xuất: Các đơn vị trồng cà phê chủ yếu là các hộ gia đình tập trung tại xã Chiềng Ban và các xã của huyện Mai Sơn; Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La của thành phố Sơn La; các xã của huyện Thuận Châu và một số hộ tại các huyện Mộc Châu, Mường La, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp.

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu 5.000 tấn, giá trị ước đạt 9.090.000 USD; năm 2020 dự kiến xuất khẩu được khoảng 6.000 tấn sang thị trường các nước như: Đức, Mỹ, Brazil và các nước khu vực Nam Mỹ, giá trị ước đạt 12.272 USD.

- Các đơn vị thu gom chính để xuất khẩu gồm: Công ty TNNH Cà phê Minh Tiến, Công ty TNHH cà phê Sơn La, Tập đoàn Olam, Công ty TNHH Cát Quế - Hoài Đức - Hà Nội, Công ty cổ phần cà phê Phúc Sinh Sơn La và các doanh nghiệp khác.

- Các đơn vị chế biến tiêu thụ nội địa: Cà phê Minh Châu; Công ty TNHH Cà phê Sơn La; HTX Tân Thảo và một số đơn vị khác.

- Thời vụ: Từ tháng 8- 12 năm 2018.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND cách huyện, thành phố.

7. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm Chè

7.1. Địa bàn sản xuất, dự kiến diện tích, sản lượng

- Tổng diện tích chè của tỉnh hiện nay là 4.397 ha, năng suất năm 2017 ước đạt 39.622 tấn chè búp.

- Năm 2018 dự ước diện tích: 4.837 ha; sản lượng chè đạt: 43.584 tấn,

- Năm 2020 diện tích dự ước: 5.852 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 52.737 tấn;

- Địa bàn sản xuất: Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Vân Hồ.

7.2. Kế hoạch xuất khẩu

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu: 5.000 tấn chè búp, giá trị ước đạt 1.136.000 USD; dự kiến năm 2020 xuất khẩu được 7.000 tấn sang thị trường các nước: Đài Loan, Apganistan, Pakistan, Nhật Bản..., giá trị ước đạt 1.909.000 USD.

- Thời vụ: Cả năm.

- Các đơn vị sản xuất và tiêu thụ xuất khẩu chính gồm: Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ Mộc Châu, Công ty chè Mộc Châu, Công ty chè Mộc Sương, Công ty cổ phn chè Chiềng Ve, HTX Chè Tân Lập, HTX dịch vụ Nông nghiệp Đoàn kết và các doanh nghiệp khác.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố.

8. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm Sắn

8.1. Địa bàn sản xuất, dự kiến diện tích, sản lượng

- Tổng diện tích sắn trên địa bàn tỉnh Sơn La là 32.558 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt 382.614 tấn (Khoảng 95.653 tấn tinh bột sắn/năm)

- Năm 2018 dự ước diện tích: 35.814 ha, sản lượng sắn đạt: 420.875 tấn,

- Năm 2020 diện tích dự ước: 43.335 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 509.259 tấn;

- Địa bàn sản xuất: Các huyện trong tỉnh

8.2. Kế hoạch xuất khẩu

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu 16.000 tấn (tương đương khoảng 4.000 tấn tinh bột sắn), giá trị ước đạt 1.022.000 USD; năm 2020 là sản lượng 17.000 tn, giá trị ước đạt 1.136.000 USD.

- Các đơn vị thu gom, chế biến, bảo quản chính để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gồm: Nhà máy chế biến tinh bột sắn, Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La, Công ty TNHH Kiên Sơn...

- Thời vụ: Tháng 11- 12 năm 2018.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố.

9. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm quả Bơ

9.1. Địa bàn sản xuất, dự kiến diện tích, sản lượng

- Tổng diện tích cây Bơ năm 2017 ước đạt 373 ha, sản lượng quả Bơ dự kiến đạt 2018 tấn/ năm (trong đó: Mộc Châu 2.104 tấn, Thành phố 04 tấn).

- Năm 2018 dự kiến diện tích Bơ khoảng 420 ha, năng suất ước đạt khoảng 2.220 tấn/ năm (tập trung chủ yếu tại huyện Mộc Châu).

- Năm 2020 diện tích dự ước: 496 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 2,806 tấn;

9.2. Kế hoạch xuất khẩu

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu khoảng 50 tấn, giá trị ước đạt 56.000 USD; năm 2020 khoảng 60 tấn, sang thị trường Trung Quốc, giá trị ước đạt 81.000 USD.

- Đơn vị thu gom, chính gồm: Tổ hợp tác sản xuất và tiêu dùng Mận Mộc Châu; Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm và các doanh nghiệp khác.

- Thời vụ: Tháng 7-9

- Đơn vị chủ trì xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố.

10. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm đường

10.1. Địa bàn sản xuất, dự kiến diện tích, sản lượng

- Tổng diện tích mía của tỉnh năm 2017 ước đạt là 8.039 ha, sản lượng đường đạt 38.383 tấn đường/năm

- Năm 2018 dự ước diện tích: 8.843 ha, sản lượng đường đạt: 42.221 tấn.

- Năm 2020 diện tích dự ước: 10.700 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 46.443 tấn;

- Địa bàn sản xuất: Tập trung tại xã của huyện Mai Sơn; Yên Châu.

10.2. Kế hoạch xuất khẩu

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu khoảng 500 tấn, giá trị ước đạt 386.000 USD; năm 2020 dự kiến xuất khẩu được 600 tấn sang thị trường Trung Quốc, giá trị ước đạt 572.000 USD.

- Doanh nghiệp thu mua, chế biến chính là: Công ty cổ phần Mía đường Sơn La và các doanh nghiệp khác.

- Thời gian: Tháng 9-12 năm 2018.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.

11. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm Mật Ong

Sản lượng mật ong năm 2017 ước đạt 3.200 tấn/ năm; năm 2018 đạt 3.500 tấn; năm 2020 đạt 4.260 tấn/ năm.

- Dự kiến năm 2018 xuất khẩu được khoảng 05 tấn, giá trị ước đạt 45.000 USD; dự kiến năm 2020 xuất khẩu được khoảng 10 tấn sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu, giá trị ước đạt 113.000 USD.

- Đơn vị nuôi và thu gom: Trung tâm Ong Sơn La và các doanh nghiệp khác.

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.

12. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm rau

12.1. Địa bàn sản xuất, dự kiến diện tích, sản lượng

- Tổng diện tích rau của tỉnh hiện nay là 6.770 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt 87.949 tấn.

- Năm 2018 diện tích dự ước 7.447 ha, sản lượng rau đạt: 96.743 tấn.

- Năm 2020 diện tích dự ước: 9.011 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt: 117.060 tấn;

- Địa bàn sản xuất: Thành phố, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ.

12.2. Kế hoạch xuất khẩu

- Năm 2018 dự kiến xuất khẩu khoảng 100 tấn, giá trị ước đạt 68.000 USD- năm 2020 dự kiến xuất khẩu được khoảng 120 tấn gồm bắp cải, cà rốt, xà lách và các loại rau an toàn khác, sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản giá trị ước đạt 92.000 USD.

- Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu gồm: Tập đoàn SI, Công ty TNHH Fine Industry And Trade, Công ty Tân Đông Food- HCM City, Công ty Asimco- Hà Nội, Công ty TNHH AEON Việt Nam, Công ty IFood Hàn Quốc, Công ty cổ phn khoa học hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc...

- Đơn vị chủ trì hỗ trợ xuất khẩu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố.

III. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU

1. Giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản để đủ các điều kiện tham gia xuất khẩu

Tiếp tục mời các doanh nghiệp đến Sơn La đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm rau, củ, quả của Sơn La để chế biến sâu các sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu; duy trì bảo quản để kéo dài thời gian thu hoạch, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khu.

2. Giải pháp quản lý, kỹ thuật, quy trình hỗ trợ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo đủ điều kiện tham gia xuất khẩu

- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hình thành vùng nguyên liệu tập trung, lựa chọn các loại cây trồng có tiềm năng, lợi thế đủ điều kiện đtham gia xuất khẩu.

- Tổ chức tập huấn cho các thành viên hợp tác xã, các doanh nghiệp đã được cấp mã vùng trng sản xuất theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.

- Tổ chức xây dựng cấp các mã vùng trồng mới để đủ điều kiện cấp mã vùng trồng để sản xuất phục vụ xuất khẩu; quản lý các mã vùng trồng đã được cấp mã vùng trồng sản xuất quả đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình sản xuất quả Nhãn, Xoài đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường trường phát triển, có quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

- Hỗ trợ kỹ thuật, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, quản lý chất lượng nông sản phục vụ xây dựng, phát triển và hoàn thiện các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cà phê Sơn La, Nhãn hiệu chứng nhận “Bơ Mộc Châu”, cho sản phẩm Bơ Mộc Châu, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Mận Mộc Châu” cho sản phẩm quả mận Mộc Châu, Chanh leo...

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã thiết kế mẫu mã, bao bì để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài...

3. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu

- Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát thị trường tại tỉnh Vân Nam, Đông Hưng- Quảng Tây - Trung Quốc để tìm kiếm đối tác liên kết xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2018 và định hướng đến năm 2020.

- Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát thị trường Châu Âu và Úc để tìm kiếm đối tác kết nối xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Tổ chức các hội nghị xúc tiến xuất khẩu, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, HTX của Sơn La với các doanh nghiệp của tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang Quảng Ninh và doanh nghiệp của 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây - Trung Quốc.

- Tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm với các doanh nghiệp của Việt Nam có chức năng thu gom để xuất khẩu, các siêu thị của nước ngoài tại Việt Nam.

- Hỗ trợ quảng bá, gửi mẫu sản phẩm chào hàng sang thị trường nước ngoài có tiềm năng nhập khẩu (các sản phẩm như: xoài, nhãn, cà phê, chè...)

- Xây dựng ấn phẩm để quảng bá, giới thiệu tại thị trường nước ngoài.

- Tham gia các gian hàng hội trợ triển lãm thương mại tại Côn Minh - Trung Quốc.

IV. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, THỜI GIAN, KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Cơ chế chính sách

Thực hiện Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài chính sách theo Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị bổ sung thêm nội dung hỗ trợ mua một số mẫu sản phẩm gửi đi giới thiệu, chào hàng tại thị trường các nước phát triển dự kiến từ 30 - 35 tương đương với 01 tấn sản phẩm và cước vận chuyển đến Hà Nội)/ 01 đơn vị mới hỗ trợ tham gia xuất khẩu; mua một số mẫu sản phẩm gửi đi giới thiệu, chào hàng tại thị trường Trung Quốc và các nước trong khu vực dự kiến từ 15 - 20 tương đương với 01 tấn sản phẩm và cước vận chuyển đến Hà Nội hoặc cửa khẩu Trung quốc)/ 01 đơn vị mới hỗ trợ tham gia xuất khẩu, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ.

2. Thời gian thực hiện kế hoạch: Giai đoạn 2018 - 2020.

3. Kinh phí thực hiện

3.1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được huy động từ nguồn vốn: Sự nghiệp Công thương, vốn sự nghiệp kinh tế giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ...vn huy động xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các nguồn vốn hp pháp khác.

3.2. Căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, lập dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, theo đúng quy định của pháp luật.

3.3. Kinh phí dự kiến thực hiện một số nhiệm vụ của Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Năm 2018: 1.160 triệu đồng (ngoài các nhiệm vụ đã được phê duyệt trong kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2018).

- Nguồn sự nghiệp Công Thương bố trí trong kế hoạch hàng năm giao cho Sở Công Thương; Nguồn sự nghiệp kinh tế bố trí trong Kế hoạch hàng năm giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.4. Kinh phí xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm cho các sản phẩm nông sản và thực hiện các nhiệm vụ khác do các ngành, các huyện, thành phố thực hiện (do Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành liên quan và các huyện, thành phố sẽ lập dự toán và nhiệm vụ cụ thể riêng trình cấp có thm quyền phê duyệt).

3.5. Kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, do Ngân sách tỉnh đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở nội dung kế hoạch xuất khẩu nông sản chủ lực của Tỉnh Sơn La năm 2018, định hướng đến năm 2020, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm để tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Sở Công Thương

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố thực hiện các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xuất khẩu các sản phẩm nông sản ngoài chuỗi sang thị trường dễ tính như: Trung Quốc, Lào.... Định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tổ chức các hội nghị kết nối xuất khẩu.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch Đầu tư thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản để tham gia xuất khẩu.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các huyện, các doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng từng vùng sản xuất, các địa bàn đã được cấp mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý... để đảm bảo các điều kiện tham gia xuất khẩu theo yêu cầu của từng thị trường như: thị trường các nước phát triển có yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và thị trường các nước giáp ranh như: Trung Quốc, Lào...

- Tiếp tục gây dựng, duy trì và phát triển chuỗi sản xuất nông sản an toàn để đủ điều kiện tham gia xuất khẩu.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xuất khẩu các sản phẩm nông sản an toàn trong chuỗi, sang các thị trường phát triển, có yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt như: Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Đông...

- Lựa chọn các doanh nghiệp lớn, có đủ điều kiện để xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La sang các thị trường phát triển, có yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt và thị trường các nước giáp ranh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và các Sở ngành liên quan thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản để tham gia xuất khẩu.

3. SKế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tham gia xuất khẩu.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản để tham gia xuất khẩu.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Nông nghiệp và PTNT quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường nước ngoài; các hội nghị kết nối giao thương; hội chợ triển lãm thương mại tại Côn Minh - Trung Quốc.

4. Sở Khoa học và Công Nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển chuỗi nông sản, thủy sản an toàn; chủ trì thực hiện hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản an toàn, tạo tiền đề từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm của tỉnh.

5. Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh

- Xây dựng các phóng sự, tin bài để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tham gia xuất khẩu.

- Xây dựng các phóng sự, tin bài để phổ biến về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nông sản an toàn VietGAP, GlobalGAP theo quy định của các nước có nhu cầu nhập khẩu.

6. Liên Minh hợp tác xã tỉnh

- Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch củng cố, phát triển các Hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh; xây dựng các HTX nông nghiệp đảm bảo quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn VietGAP, GlobalGAP...

- Tiếp tục nghiên cứu mô hình thành lập Liên hiệp hợp tác xã để tích tụ thành vùng nguyên liệu tập trung, có số lượng đủ lớn, cùng áp dụng quy trình sản xuất an toàn để đủ điều kiện tham gia xuất khẩu.

- Tiếp tục hỗ trợ các huyện, thành phố phát triển hệ thống các hợp tác xã sản xuất, chế biến bảo quản và làm dịch vụ thu gom xuất khẩu.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch xuất khẩu chi tiết của huyện, thành phố để tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2018 như: hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã áp dụng các quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ cấp các loại chứng chỉ, chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobGAP, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cá nhân, nhãn hiệu tập thể để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa để tham gia xuất khẩu.

8. Các doanh nghiệp, Hợp tác xã

- Chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để các sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp, HTX sản xuất ra đủ điều kiện để tham gia xuất khẩu.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ để cấp các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện để tham gia xuất khẩu nông sản, nhất là 12 mặt hàng nông sản trong Kế hoạch xuất khẩu của tỉnh gồm (Xoài, Chuối, Nhãn, Chanh leo, Bơ, Mận Hậu, Cà phê, Chè, Sắn, Đường, Mật Ong, Rau).

- Chủ động tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm của đơn vị tại thị trường nước ngoài; tham dự các hội nghị kết nối giao thương để gặp gỡ, trao đổi, ký kết các hợp đồng xuất khẩu nông sản.

(Các nhiệm vụ chi tiết tại phụ lục kèm theo)

9. Các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện các nội dung hoạt động đảm bảo đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐ
ND tnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở,
ban, ngành;
- Các huyện ủy, thành ủy (ph
i hp chỉ đạo);
- Thường trực HĐND các huyện, thành phố;
- UBND các h
uyện, thành phố;
- Liên minh HTX t
nh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp t
nh;
-
Báo Sơn La, Đài PTTH tnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đ/c CVP;
- Lưu: VT, Bi
ên KT. 100 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Cầm Ngọc Minh

 

PHỤ LỤC SỐ 01:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA TỈNH NĂM 2017

Stt

Tên sản phẩm

Diện tích (ha)

Sn lượng ước đạt năm 2017 (Tấn)

Địa bàn sản xuất (tấn)

Chuỗi sn xuất

Tình hình tiêu thụ (tn )

TP

QN

TC

Mla

BY

PY

MC

YC

MS

SMã

SC

VH

Trong chuỗi

Ngoài chuỗi

Trong nước

Xuất khẩu

1

Xoài

5.623

11.828

95

196

747

3.270

110

680

1.647

2.242

1.250

1.330

278

256

980

10.848

11.428

400

2

Nhãn

10.658

35.137

400

133

245

1200

450

728

3291

1975

2145

24150

345

75

2.752

32.385

34.937

200

3

Chanh Leo

650

3.165

 

0

38

 

 

 

2.375

102

 

 

 

650

100

3.065

2.965

200

4

Chuối

3.042

24.964

1.420

777

3.055

4.725

1.800

3.056

2.573

4.114

520

2.050

172

702

240

24.724

23.964

1.000

5

Mận Hậu

4.808

25.395

3.140

26

450

15

13

114

13.842

5.856

77

70

72

1.450

769

24.626

25.095

300

6

Rau các loại

6.770

87.949

3.560

2.210

9.010

8.458

3.887

6.074

21.922

14.610

7.722

3.179

1.924

5.393

5.225

82.724

87.929

20

7

Cà phê

12.801

11.967

6.420

20

2.591

3

1

0

1

147

2.560

24

200

0

 

 

3.967

8.000

8

Chè (Chè Búp)

4.397

39.622

 

 

3.818

 

64

1.200

24.350

1.615

125

 

 

8.450

 

 

19.622

20.000

9

373

2.108

4

 

 

 

 

 

2.104

 

 

 

 

 

 

 

2.104

0

10

Mật Ong

 

3.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.200

0

11

Sắn

32.558

382.614

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

358.614

24.000

12

Mía đường

8.039

38.383

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38.383

0

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN ( 2018 - 2020)

Stt

Tên sản phẩm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Địa bàn sản xuất (tấn)

TP

QN

TC

Mla

BY

PY

MC

YC

MS

SMã

SC

VH

I

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xoài

6.185

13.011

105

216

822

3.597

121

748

1.812

2.466

1.375

1.463

306

282

2

Nhãn

11.724

38.651

440

146

270

1.320

495

801

3.620

2.173

2.360

26.565

380

83

3

Chanh Leo

650

3.482

0

0

42

0

0

0

2.613

112

 

 

 

715

4

Chuối

3.346

27.460

1.562

855

3.361

5.198

1.980

3.362

2.830

4.525

572

2.255

189

772

5

Mận Hậu

5.289

27.935

3.454

29

495

17

14

125

15.226

6.442

85

77

79

1.595

6

Rau các loại

7.447

96.744

3.916

2.431

9.911

9.304

4.276

6.681

24.114

16.071

8.494

3.497

2.116

5.932

7

Cà phê

14.081

15.900

7.062

22

2.850

3

1

 

1

162

2.816

26

220

0

8

Chè (Chè Búp)

4.837

43.584

 

 

4.200

 

70

1.320

26.785

1.777

138

 

 

9.295

9

410

2.319

4

 

 

 

 

 

2.314

 

 

 

 

 

10

Mật Ong

 

3.520

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Sn

35.814

420.875

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Mía đường

8.843

42.221

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Năm 2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xoài

6.804

14.312

115

237

904

3.957

133

823

1.993

2.713

1.513

1.609

336

310

2

Nhãn

12.896

42.516

484

161

296

1.452

545

881

3.982

2.390

2.595

29.222

417

91

3

Chanh Leo

2.000

3.830

0

0

46

0

0

0

2.874

123

0

0

0

787

4

Chuối

3.681

30.206

1.718

940

3.697

5.717

2.178

3.698

3.113

4.978

629

2.481

208

849

5

Mận Hậu

5.818

30.728

3.799

31

545

18

16

138

16.749

7.086

93

85

87

1.755

6

Rau các loại

8.192

106.418

4.308

2.674

10.902

10.234

4.703

7.350

26.526

17.678

9.344

3.847

2.328

6.526

7

Cà phê

15.489

17.490

7.768

24

3.135

4

1

 

1

178

3.098

29

242

0

8

Chè (Chè Búp)

5.320

47.943

 

 

4.620

 

77

1.452

29.464

1.954

151

 

 

10.225

9

451

2.551

 

 

 

 

 

 

2.546

 

 

 

 

 

10

Mật Ong

 

3.872

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Sắn

39.395

462.963

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Mía đường

9.727

46.443

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xoài

7.484

15.743

126

261

994

4.352

146

905

2.192

2.984

1.664

1.770

370

341

2

Nhãn

14.186

46.767

532

177

326

1.597

599

969

4.380

2.629

2.855

32.144

459

100

3

Chanh Leo

5.000

4.213

 

 

51

 

 

 

3.161

136

 

 

 

865

4

Chuối

4.049

33.227

1.890

1.034

4.066

6.289

2.396

4.068

3.425

5.476

692

2.729

229

934

5

Mận Hậu

6.399

33.801

4.179

35

599

20

17

152

18.424

7.794

102

93

96

1.930

6

Rau các loại

9.011

117.060

4.738

2.942

11.992

11.258

5.174

8.084

29.178

19.446

10.278

4.231

2.561

7.178

7

Cà phê

17.038

19.239

8.545

27

3.449

4

1

 

1

196

3.407

32

266

 

8

Chè (Chè Búp)

5.852

52.737

 

 

5.082

 

85

1.597

32.410

2.150

166

 

 

11.247

9

496

2.806

 

 

 

 

 

 

2.800

 

 

 

 

 

10

Mật Ong

 

4.259

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Sắn

43.335

509.259

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Mía đường

10.700

51.088

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03:

DỰ KIẾN XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC NĂM 2018, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Stt

Tên sản phẩm

Dự kiến xuất khẩu năm 2018

Dự kiến xuất khẩu năm 2020

Thị trường tiêu thụ

Tổng sản lượng (Tn)

Số lượng xuất khẩu (tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Tổng sản lượng (Tn)

Số lượng xuất khẩu (tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

1

Xoài

13.001

320

363

15.731

420

572

Trong đó:

300

400

Thị trường Trung Quốc

20

20

Thị trường Úc

2

Nhãn

38.651

320

436

436

420

668

Trong đó:

20

20

Thị trường Úc, Mỹ

300

400

Thị trường Trung Quốc

3

Chanh Leo

3.482

300

163

4.213

400

254

Trung Quốc

4

Chuối

27.460

1.200

218

33.227

1.440

294

Trong đó:

1.000

1.200

Trung Quốc

200

240

Hàn Quốc

5

Mận Hậu

27.935

300

95

33.801

400

145

Trung Quốc

6

Rau các loại

96.744

100

68

117.060

120

92

Hàn Quốc, Nhật Bản

7

Cà phê

15.900

5.000

9.090

19.239

6.000

12.272

Đức, Mỹ các nước Nam Mỹ

8

Chè (Chè Búp)

43.584

5.000

1.136

52.737

7.000

1.909

Đài Loan, Nhật Bản, Pakistan, Apganistan...

9

2.319

50

56

2.806

60

81

Trung Quốc

10

Mật Ong

3.520

5

45

4.259

10

113

Hàn Quốc, Nhật Bản

11

Sắn

420.875

15.000

1.022

509.259

17.000

1.136

Trung Quốc

12

Mía đường

42.221

500

386

51.087

700

572

Trung Quốc

 

Tổng cộng:

28.095

13.078

 

33.970

18.108

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ: 04

CÁC NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC NĂM 2018

Stt

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện

Cơ chế chính sách

Ghi chú

1

Tổ chức sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đảm bảo các điều kiện tham gia xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

Do Sở NN và PTNT trình

Theo Nghị quyết số 57/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh.

 

2

Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

Do Sở KH và CN trình

 

 

3

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản để xuất khẩu

Sở Công Thương

Các Sở, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

500

Theo Nghị quyết số 57/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh

 

4

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

4.1

Hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường khó tính như: Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH Agricare, Công ty TNHH XNH Vina T&T, Tập đoàn TH, Nafood...

Tháng 4- 7

456

Đề nghị bổ sung kinh phí mua mẫu sản phẩm

 

4.1.1

Tập huấn cho các hợp tác xã đã được cấp mã vùng trồng sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, TP

Cả năm

107

Theo chế độ Hội nghị

 

4.1.2

Xây dựng mô hình sản xuất quả Nhãn, Xoài đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường khó tính

Sở NN và PTNT

UBND các huyện, TP

Cả năm

126,94

Theo Nghị quyết số 57/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh

 

4.1.3

Quản lý và duy trì mã vùng trồng Nhãn, Xoài

Sở NN và PTNT

UBND các huyện, TP, các DN, HTX

Cả năm

147,6

 

 

4.1.4

Tổ chức hội nghị thu hút các doanh nghiệp, Công ty xuất khẩu quả trong và Ngoài nước (đối với thị trường khó tính)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, UBND các huyện, TP

Tháng 3 năm 2018

73,95

Theo chế độ Hội nghị

 

4.2

Hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường dễ tính như: Lào, Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

4.2.1

Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát tại Tỉnh Vân Nam, Đông Hưng, Quảng Tây- Trung Quốc tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2018

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Quý I, II năm 2018

200

Theo chế độ đi công tác tại nước ngoài

KP đã có trong KH XTTM năm 2018

4.2.2

Tổ chức 02 hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, HTX của Sơn La với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố

Quý II, III năm 2018

400

Theo chế độ Hội nghị

KP đã có trong KHXTTM năm 2018

4.2.3

Hỗ trợ quảng bá, gửi mẫu sản phẩm chào hàng sang thị trường nước ngoài có tiềm năng nhập khẩu (xoài, nhãn, cà phê, chè...)

Sở Công Thương (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc UBND các huyện, thành phố)

Sở NN và PTNT (Công Thương, UBND các huyện, TP)

Quý II, III năm 2018

80

Đề nghị bổ sung chính sách (dự kiến khoảng 20 triệu/ 1 đơn vị xuất khẩu )

KP đã có trong KH XTTM

4.2.4

Xây dựng ấn phẩm để quảng bá, giới thiệu tại thị trường nước ngoài

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Quý II, III năm 2018

120

Theo Nghị quyết số 57/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh

Kinh phí đã có trong KHXTTM

4.2.5

Tham gia các gian hàng hội trợ triển lãm thương mại tại Côn Minh- Trung Quốc

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- SKHĐT, Sở NN và PTNT

Quý II, III năm 2018

150

Theo Nghị quyết số 57/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 212/KH-UBND ngày 29/12/2017 về xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La năm 2018, định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.139

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.108.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!