HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH
PHỦ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC VỀ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ LẪN NHAU TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
(1995).
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam và Chính phủ Đại hàn Dân quốc, sau đây gọi tắt là " các
bên"
Nhận thấy tầm quan trọng của việc
tính toán chính xác thuế Hải quan và các khoản thu khác từ hàng hóa xuất nhập
khẩu, cũng như việc thực hiện đứng đắn công tác quản lý ngoại thương mà cơ quan
Hải quan của mỗi bên phải thực thi;
Nhận thức rằng mọi vi phạm pháp
luật Hải quan gây phương hại đến lợi ích kinh tế, tài chính, xã hội của mỗi bên
cũng như các lợi ích thương mại chính đáng;
Nhận thấy rằng sự hợp tác và hỗ
trợ lẫn nhau giữa những nỗ lực của Hải quan nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật hải
quan và chống đối cơ quan Hải quan của hai bên góp phần phát triển quan hệ hợp
tác hữu nghị giữa hai nước và nâng cao hiệu quả công tác Hải quan của mỗi bên;
Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng
hợp tác Hải quan về Hỗ trợ Hành chính ngày 5 tháng 12 năm 1953;
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1: Các
định nghĩa
Theo Hiệp định này:
1) " Pháp luật Hải quan"
được hiểu là mọi điều khoản do luật và các văn bản dưới luật mà mỗi bên ký kết
ban hành liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, hoặc bất cứ thủ tục
hải quan nào khác liên quan đến Hải quan và các loại thuế khác; các biện pháp cấm
đoán, hạn chế hoặc kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia.
2) "Hành vi phạm pháp"
là mọi hành vi vi phạm pháp luật hải quan cũng như mọi hành vi chủ tâm vi phạm
pháp luật đó.
3) "Cơ quan Hải quan"
có thẩm quyền ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là Tổng cục Hải quan Việt
nam, ở Đại hàn Dân quốc là Tổng cục Hải quan Hàn quốc.
4) "Bên yêu cầu"
là bên đưa ra đề nghị được hỗ trợ về các vấn đề Hải quan.
5) "Bên được yêu cầu"
là bên tiếp nhận đề nghị hỗ trợ về các vấn đề Hải quan.
Điều 2: Phạm
vi hiệp định
Trong khuôn khổ hiệp định này,
việc hợp tác hỗ trợ lẫn nhau sẽ được thực hiện theo luật lệ quy định của bên được
yêu cầu và trong phạm vi khả năng và thẩm quyền của cơ quan Hải quan của bên được
yêu cầu trên các lĩnh vực sau:
1) Ngăn chặn, điều tra và trấn
áp các vi phạm pháp luật Hải quan nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật Hải
quan mỗi nước;
2) Cung cấp thông tin, theo yêu
cầu của bên kia, để phục vụ công tác quản lý và thực thi pháp luật Hải quan;
3) Nghiên cứu, phát triển và thử
nghiệm các biện pháp nghiệp vụ mới bảo đảm cải tiến thủ tục Hải quan; đào tạo
và trao đổi cán bộ (có thỏa thuận riêng)
4) Đơn giản hóa các thủ tục Hải
quan.
5) Các lĩnh
vực hợp tác theo thoả thuận của hai bên.
Điều 3: Hỗ
trợ theo yêu cầu
1. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền
của mỗi bên, căn cứ yêu cầu của bên kia sẽ cung cấp cho bên đó các thông tin có
liên quan đến:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
từ lãnh thổ của một bên sang lãnh thổ của bên kia và các thur tục Hải quan được
áp dụng để thông quan số hàng hóa đó;
b) Việc di chuyển người hàng
hóa, hành lý và phương tiện vận tải của bên này qua lãnh thổ của bên kia;
c) Về việc thu thuế Hải quan và
các khoản thu thuế khác do cơ quan Hải quan thực hiện và đặc biệt, về việc định
giá trị hàng hóa và việc phân loại theo biểu thuế;
d) Các loại hàng cấm và hạn chế
xuất nhập khẩu;
e) Việc áp dụng các quy tắc về
xuất xứ hàng hóa chưa quy định trong các Hiệp định khác mà một hoặc hai bên đã
ký.
2. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền
của một trong hai bên, căn cứ theo yêu cầu của bên kia, khi có cơ sở để tin rằng
các đối tượng dưới đây đã và / hoặc đang vi phạm pháp luật Hải quan sẽ áp dụng
các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát đối với:
a) Các pháp nhân hoặc thể nhân
b) Việc di chuyển hàng hóa
c) Các
phương tiện vận tải
Điều 4: Hỗ
trợ tự nguyện
Các cơ quan Hải quan có thẩm quyền
sẽ cung cấp cho nhau, căn cứ theo luật pháp và quy định của mình, những hỗ trợ
mà họ xét thấy cần thiết cho việc thực hiện đúng pháp luật Hải quan, đặc biệt
khi họ nhận được thông tin về:
1) Các hoạt động đã, đang hoặc sẽ
vi phạm pháp luật Hải quan và có thể xâm phạm lợi ích của bên ký kết kia;
2) Các
phương tiện hoặc phương thức mới được áp dụng trong các phạm vi này:
3) Hàng hóa
thuộc diện dễ vi phạm nghiêm trọng pháp luật Hải quan;
4) Các biện pháp kỹ thuật phục vụ
kiểm tra, giám sát Hải quan, kể cả những kinh nghiệm thu được qua áp dụng các kỹ thuật đó.
Điều 5: Hợp
tác nghiệp vụ
Cơ quan Hải quan có thẩm quyền của
các bên ký kết sẽ hợp tác với nhau trên cơ sở các bên cùng có lợi trong các
lĩnh vực Hải quan, gồm:
1) Trao đổi các chuyên gia Hải
quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Hải quan
2) Trao đổi thông tin và kinh
nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị ngăn chặn và phát hiện
3) Trao đổi
các dữ liệu nghề nghiệp, khoa học và kỹ thuật liên quan đến các luật lệ và thủ tục Hải quan;
4) Trao đổi
thông tin về các hoạt động thực hiện với các nước thứ ba trong khuôn khổ Hội đồng
hợp tác Hải quan
Điều 6: Hình
thức và nội dung các yêu cầu hỗ trợ
1. Bên yêu cầu gửi yêu cầu bằng
văn bản, kèm các tài liệu liên quan. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể yêu cầu
miệng, nhưng ngay sau đó phải khẳng định lại bằng văn bản.
2. Những thông tin cần nêu trong
bản yêu cầu đề cập ở khoản 1 của điều này bao gồm:
a) Tên cơ quan Hải quan yêu cầu;
b) Mục đích yêu cầu và diễn giả
i các hỗ trợ đang đề nghị;
c) Nhận dạng, quốc tịch và địa
chỉ của các đương sự có liên quan, nếu biết;
d) Diễn giải chủ đề và bản chất
tố tụng kể cả các vấn đề pháp lý có liên quan.
3. Các yêu cầu và tài liệu bổ trợ
sẽ gửi kèm bản dịch ra ngôn ngữ chính thức của bên được yêu cầu hoặc sang tiếng
Anh
Điều 7: Thực
hiện các yêu cầu
1. Căn cứ theo yêu cầu của bên
kia, các bên sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp để thực hiện yêu cầu bằng cách
tiến hành những điều tra cần thiết, để thu thập và xác minh các thông tin liên
quan đến những yêu cầu này. Việc điều tra này có thể gồm việc lấy lời khai hoặc
khẳng định của chuyên gia. Người làm chứng cũng như người bị nghi vấn là đã vi
phạm pháp luật Hải quan.
2. Các yêu cầu hỗ trợ được đề cập
trong điều khoản này sẽ được thực hiện theo pháp luật và quy định hiện hành của
bên được yêu cầu và trong phạm vi khẳ năng và quyền hạn của cơ quan hải quan có
thẩm quyền của bên đó.
Điều 8: Trường
hợp ngoại lệ
1. Bên được yêu cầu có thể từ chối
hỗ trợ tất cả hoặc một phần các yêu cầu nếu:
a) Bên được yêu cầu cho rằng việc
thực hiện yêu cầu này sẽ phương hại đến chủ quyền an ninh, trật tự công cộng hoặc
các lợi ích quốc gia khác;
b) Bên được yêu cầu cho rằng những
yêu cầu này xâm phạm bí mật Công nghiệp, Thương mại hoặc nghề nghiệp trong lãnh
thổ của bên đó; hoặc
c) Bên được yêu cầu cho rằng những
yêu cầu này liên quan đến các quy định về tiền tệ hoặc thuế khoá hơn là liên
quan đến các quy định về thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác.
2. Trước khi từ chối các yêu cầu
này, bên được yêu cầu nên xem xét khả năng có thể hỗ trợ theo những điều kiện
hoặc yêu cầu nào đó nếu xét thấy cần thiết. Nếu bên ra yêu cầu chấp nhận sự hỗ
trợ theo những yêu cầu hoặc điều kiện này thì họ sẽ tuân thủ điều đó.
3. Nếu không thể đáp ứng yêu cầu
hỗ trợ, phải thông báo sớm cho bên ra yêu cầu và nêu lý do.
Điều 9: Các
thông tin cần thiết
Căn cứ vào quy định của pháp luật
Hải quan, một trong hai bên, theo yêu cầu sẽ cung cấp cho bên kia các báo cáo,
ghi chép về vụ việc, bản sao có xác nhận và các văn bản hoặc tài liệu khác kể cả
các thông tin đã được điện toán mà xét thấy cần thiết cho các thủ tục tố tụng ở
lãnh thổ bên kia
Điều 10: Bảo
mật
1. Mọi
thông tin và tài liệu mà một trong hai bên nhận được theo hiệp định này được
coi như các tài liệu mật và được bảo quản theo quy định pháp luật của bên đó.
2. Mọi thông tin và tài liệu mà
một trong hai bên nhận được theo hiệp định này chỉ được sử dụng vào những mục
đích đã quy định trong Hiệp định này, không được sử dụng vào các mục đích khác
nếu không có sự thỏa thuận bằng văn bản của bên kia
Điều 11:
Chi phí
1. Trong quá trình bên được yêu
cầu thực hiện yêu cầu hỗ trợ theo Hiệp định này thì mọi chi phí phát sinh sẽ do
bên đó chịu.
2. Mọi chi phí nảy sinh trong vấn
đề hợp tác nghiệp vụ đề cập trong điều 5 của Hiệp định này sẽ được giải quyết
theo thoả thuận riêng giữa hai bên
Điều 12:
Điêù khoản chung
1. Các bên ký kết sẽ cố gắng giải
quyết mọi vấn đề hoặc bất đồng phát sinh trong quá trình giải thích hoặc thực
hiện Hiệp định này với sự nhất trí chung.
2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực
sau 30 ngày kể từ ngày ký
3. Hiệp định
này có thể sửa đổi hoặc bổ sung với sự nhất trí của hai bên
4. Hiệp định này có hiệu lực
trong thời hạn 5 năm và sau sẽ mặc nhiên được gia hạn tiếp trừ phi một bên
thông báo cho bên kia bằng văn bản 06 tháng trước về ý định chấm dứt Hiệp định
của bên đó.
Để làm bằng, những người ký dưới
đây, với sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ từng nước, đã ký Hiệp định này.
Hiệp định này làm thành 2 bản tại
Hà nội ngày 10 tháng 3 năm 1995. Mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc và tiếng
Anh. Các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt về diễn
giải sẽ lấy bản tiếng Anh làm chuẩn.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
|
BỘ
NGOẠI GIAO
---------
|
SAO
Y BẢN CHÍNH
"
Để báo cáo, để thực hiện"
|
Số:
14/LPQT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 4 năm 1995
|
Nơi gửi:
- VPCP,
- Bộ Nội vụ
- Bộ Thương mại
- Bộ Tài chính
- Bộ Tư pháp
- Tổng cục Hải quan
- ĐSQ Việt nam tại Hàn quốc,
- Vụ Đông bắc á
- Vụ LPQT
- Cục lãnh sự
- LT (11B)
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Nguyễn Quý Bính
|