BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/CT-BCT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 02
năm 2020
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG
BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
Thời gian qua, trong bối cảnh dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho
hoạt động xuất khẩu nói chung, nông sản qua biên giới nói
riêng và bước đầu đã đạt được kết quả tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu, dịch Covid-19 còn có tác động
tiêu cực tới nguồn cung nguyên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu.
Để chủ động nguồn
cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu theo mục tiêu đã được giao. Bộ
trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thực hiện các nhiệm
vụ sau:
I. Phát triển xuất khẩu
1. Cục Xuất nhập
khẩu
- Chủ động làm việc với các Hiệp hội
ngành hàng, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp FDI để đánh giá hoạt động
sản xuất, xuất khẩu; đề xuất các giải pháp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành
liên quan để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất
khẩu; khai thông dòng lưu chuyển hàng hóa.
- Phối hợp với Vụ Thị trường châu Á -
châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đánh giá nhu cầu nhập khẩu của từng mặt
hàng cụ thể ở các nước, thị hiếu tiêu dùng, dung lượng, tỷ
trọng..., những khó khăn vướng mắc của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng
kịch bản tăng trưởng xuất khẩu theo từng
quý và có giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường này. Báo
cáo Bộ trưởng trước ngày 10 tháng 3 năm 2020.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thực thi các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai
thác có hiệu quả cơ hội do Hiệp định này mang lại.
2. Vụ Thị trường
châu Âu - châu Mỹ
- Chủ trì, chỉ đạo các Thương vụ và
Chi nhánh Thương vụ đánh giá nhu cầu tiêu thụ, dung lượng thị trường, thị hiếu,
tỷ trọng, các khó khăn vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
các thị trường sở tại.
- Nghiên cứu, đánh giá khả năng tăng
trưởng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam để bù đắp sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, đặc biệt lưu ý tận dụng hiệu quả ưu đãi mang lại của Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
- Rà soát các quy định tại Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - Cuba, đề xuất các biện pháp tiếp cận và cơ chế đàm phán đối với từng thị trường cụ thể.
- Trên cơ sở nội dung nêu trên, xây dựng
kịch bản tăng trưởng xuất khẩu đối với khu vực thị trường phụ trách (trong đó
nêu rõ từng thị trường cụ thể). Báo cáo Bộ trưởng và gửi Cục Xuất nhập khẩu tổng hợp trước ngày 05 tháng 3 năm
2020.
3. Vụ Thị trường
châu Á - châu Phi
- Chủ trì, chỉ đạo các Thương vụ và
chi nhánh Thương vụ đánh giá nhu cầu tiêu thụ, dung lượng thị trường, thị hiếu,
tỷ trọng, các khó khăn vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường sở tại.
- Theo dõi, cập nhật thông tin thường
xuyên liên quan đến tình hình dịch bệnh, hoạt động sản xuất, thương mại tại thị
trường Trung Quốc, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản.
- Rà soát, đánh giá tình hình xuất khẩu,
nhập khẩu sang các nước có Hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia ký kết trong khu vực thị trường phụ trách. Từ
đó, đề xuất các thị trường có thể tăng cường xuất khẩu, những khó khăn cần tháo
gỡ và các biện pháp tiếp tục tận dụng khai thác hiệu quả các ưu đãi từ các Hiệp định để bù đắp sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của quý I/2020.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan làm việc với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp
tục đẩy mạnh hoạt động đàm phán mở cửa
thị trường đối với các mặt hàng nông sản.
- Trên cơ sở nội dung nêu trên, xây dựng
kịch bản tăng trưởng xuất khẩu đối với
khu vực thị trường phụ trách (trong đó nêu rõ từng thị trường
cụ thể). Báo cáo Bộ trưởng và gửi Cục Xuất nhập khẩu tổng hợp trước ngày 05 tháng 3 năm 2020.
4. Cục Xúc tiến
thương mại
Chủ trì rà soát
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; cân đối nguồn lực, ưu tiên đẩy mạnh
xúc tiến thương mại cho các mặt hàng nông, thủy sản đối với các thị trường thay thế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
II. Tìm kiếm nguồn
cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất
1. Cục Công nghiệp, Cục Hóa chất
- Chủ trì, phối
hợp với Cục Xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, hóa chất... để nắm bắt thông tin về khả
năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, nhu cầu nhập khẩu, vướng mắc trong hoạt
động sản xuất kinh doanh; đề xuất các
giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong bối cảnh nhập khẩu từ thị
trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Báo cáo Bộ trưởng và gửi các đơn vị
trước ngày 05 tháng 3 năm 2020.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp
phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu,
tránh phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu vào một thị trường.
2. Vụ Thị trường châu Á - châu
Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ
- Chỉ đạo Thương vụ và Chi nhánh
Thương vụ:
(i) Tìm kiếm,
cung cấp và cập nhật thường xuyên danh sách các nhà phân
phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, máy tính và các
nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất của ngành hóa chất, đồ gỗ, sắt thép...
(ii) Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng,
các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài khi
được yêu cầu.
- Trên cơ sở thông tin của các Thương
vụ và Chi nhánh Thương vụ, tổng hợp chung tình hình nguồn cung nguyên vật liệu
cho các ngành nêu trên, gửi lại Cục Xuất nhập khẩu và Vụ Kế
hoạch.
3. Cục Xúc tiến thương mại
Nghiên cứu, xúc tiến nhập khẩu nguyên
vật liệu thiết yếu phục vụ các ngành sản xuất sử dụng nhiều
lao động như dệt may, da giày, điện tử..., đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch nhập khẩu.
4. Cục Xuất nhập khẩu
Đầu mối tổng hợp
các thông tin về tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất
khẩu, kịp thời cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong
nước.
III. Thiết bị, vật
tư y tế
1. Vụ
Thị trường châu Á -
châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ
- Chỉ đạo các Thương vụ tiếp tục tìm
kiếm các doanh nghiệp có khả năng cung cấp thiết bị, vật tư y tế, gửi Cục Xuất
nhập khẩu và Cục Công nghiệp để gửi Bộ
Y tế thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
- Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có nhu
cầu nhập thiết bị, vật tư y tế trong việc kết nối với các doanh nghiệp nước
ngoài có khả năng cung cấp.
- Tìm kiếm thông
tin về đối tác nước ngoài đang nghiên cứu, thử nghiệm các
vật liệu mới trong sản xuất thiết bị, vật tư y tế; tổng hợp thông tin gửi Cục Công nghiệp và Cục Xuất nhập khẩu để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu khả năng
thay thế các loại vật liệu hiện đang dùng.
2. Cục Xuất nhập khẩu
Đầu mối tổng hợp
các thông tin về nguồn thiết bị, vật tư y tế nhập khẩu, cung cấp cho các đơn vị,
doanh nghiệp trong nước.
Thủ trưởng các đơn vị phải xác định
đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai
thực hiện quyết liệt, thường xuyên, liên tục; đồng thời phải
chủ động triển khai thực hiện hoặc đề xuất kịp thời với Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện
pháp mới nhằm ứng phó có hiệu quả với Covid-19.
Cục Xuất nhập khẩu làm đầu mối tổng hợp, thường xuyên báo cáo Bộ trưởng, các Thứ trưởng
và gửi Lãnh đạo các Đơn vị liên quan thuộc Bộ về tình hình và kết quả triển
khai thực hiện Chỉ thị này để thống nhất chỉ đạo và triển
khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng
Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- BCĐ QG phòng, chống dịch bệnh nCoV;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở Công Thương các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Lưu: VT, XNK.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|