Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 129/2004/TTLT-BTC-BKHCN Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính Người ký: Bùi Mạnh Hải, Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 29/12/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 129/2004/TTLT-BTC-BKHCN

Hà Nội , ngày 29 tháng 12 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 129/2004/TTLT.BTC-BKHCN NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/6/2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ số Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
- Căn cứ khoản 6 Điều 64 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ;
Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Mục 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giải thích thuật ngữ

Các thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1.1. “Đối tượng sở hữu công nghiệp” dùng để chỉ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác được bảo hộ theo pháp luật của Việt Nam;

1.2. “Văn bằng bảo hộ” dùng để chỉ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp được cấp theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989), Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá;

1.3. “Tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp” dùng để chỉ Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đăng ký theo Thoả ước Madrid và các loại tài liệu khác xác nhận quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp;

1.4. “Chủ sở hữu công nghiệp” dùng để chỉ “Chủ Văn bằng bảo hộ”, Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp theo Tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp và “Người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp”;

1.5. “Các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp” dùng để chỉ chung các biện pháp giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; kiểm tra và xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp đối với hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan; xử lý hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và các bên liên quan theo quy định tại Thông tư này;

1.6. “Hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” được hiểu là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có chứa yếu tố vi phạm theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp;

1.7. “Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu” là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, gồm cả bao bì, nhãn mác, đề can mang nhãn hiệu trùng hoặc về cơ bản không thể phân biệt được với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là một trường hợp đặc biệt của hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá.

1.8. “Người nộp đơn” là người nộp đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc là người nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

1.9. “Đơn” dùng để chỉ chung Đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

1.10 “Chủ lô hàng” dùng để chỉ chung người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu hoặc chủ sở hữu lô hàng.

1.11. “Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp” dùng để chỉ tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng

2.1. Thông tư này được áp dụng đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu , trừ các trường hợp quy định tại Điểm 2.2 dưới đây.

2.2. Thông tư này không áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh, gồm:

a) Hàng hóa viện trợ nhân đạo;

b) Hàng quá cảnh;

c) Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng hoá tạm xuất-tái nhập phục vụ công tác, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao;

d) Hàng hóa là quà biếu, tặng, tài sản di chuyển trong tiêu chuẩn được miễn thuế; hành lý cá nhân theo định mức quy định của Chính phủ.

Mục 2:

YÊU CẦU ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3. Quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

3.1. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu Cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp;

3.2. Trường hợp Chủ sở hữu công nghiệp là Bên nhận li-xăng, quyền quy định tại Điểm 3.1 trên đây chỉ phát sinh nếu Bên giao li-xăng đã không thực hiện quyền nộp đơn trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày được Bên nhận li-xăng đề nghị điều đó và việc người thứ ba nhập khẩu, xuất khẩu hàng sẽ gây thiệt hại cho Bên nhận li-xăng.

3.3. Quyền nộp đơn được chứng minh trong các tài liệu sau:

a) Bản sao Văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng li-xăng liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp, đang trong thời hạn hiệu lực và tài liệu khác chứng minh Người nộp đơn là Bên nhận li-xăng và Bên giao li-xăng không thực hiện việc nộp đơn theo quy định tại Điểm 3.2 Thông tư này.

3.4. Người có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn theo quy định sau:

a. Cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác của Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn;

b. Pháp nhân nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có thể uỷ quyền cho văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt nam, hoặc Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn;

Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam và không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp và không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, chỉ có thể uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn.

4. Điều kiện yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

4.1. Yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu được thực hiện khi Chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá không có thông tin chi tiết về lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể bị nghi ngờ là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu nhưng có thông tin chi tiết cho phép phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, bao gồm:

a) Mô tả chi tiết hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, ảnh hàng thật và hàng giả mạo nhãn hiệu, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng giả mạo nhãn hiệu;

b) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp; danh sách những người bị nghi ngờ có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả mạo nhãn hiệu; nguồn hàng;

c) Cách thức xuất, nhập khẩu; phương thức đóng gói; giá bán hàng thật, hàng giả;

d) Nước thường xuất khẩu, nhập khẩu và những thông tin khác liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

4.2. Yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan được thực hiện đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể bị nghi ngờ là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi Chủ sở hữu công nghiệp có thông tin cho phép xác định lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đó, bao gồm:

a) Đối tượng sở hữu công nghiệp bị nghi ngờ xâm phạm;

b) Tên, địa chỉ của người xuất khẩu, người nhập khẩu;

c) Các thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Bản mô tả chi tiết hoặc ảnh chụp hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

đ) Kết quả giám định của cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp đối với chứng cứ ban đầu (nếu có).

4.3. Chủ sở hữu công nghiệp yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp phải có đủ điều kiện bảo đảm thanh toán các chi phí và bồi thường thiệt hại phát sinh do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan theo yêu cầu của mình trong trường hợp hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan được xác định là không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Điều kiện bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính nêu trên là:

a) Chứng từ nộp tiền bảo đảm vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước với mức cụ thể bằng 20% giá trị lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu là 20 triệu đồng (trường hợp chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ vi phạm); hoặc

b. Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng để bảo đảm cam kết thanh toán mọi chi phí và thiệt hại phát sinh cho Chủ lô hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan trong trường hợp hàng tạm dừng được xác định là không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

5. Thời hạn và phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

5.1. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu Cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 1 năm đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và 3 tháng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn nói trên có thể được gia hạn thêm 01 năm đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và 02 tháng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan và người nộp đơn có trách nhiệm nộp phí gia hạn theo quy định.

5.2. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu Cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới trong phạm vi các cửa khẩu xác định thuộc địa bàn quản lý của một hoặc nhiều Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

6. Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

6.1. Đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu gồm các tài liệu sau:

a) Đơn (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này);

b) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn theo quy định tại Điểm 3 Thông tư này;

c) Giấy uỷ quyền nộp đơn (trường hợp Đơn được nộp thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc người được uỷ quyền khác theo quy định tại Điểm 3.4 Thông tư này).

d) Các thông tin hoặc ý kiến của cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp đối với chứng cứ ban đầu (nếu có) cho phép Cơ quan Hải quan xác định hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điểm 4.1 Thông tư này.

6.2. Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm các tài liệu sau:

a) Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này);

b) Giấy uỷ quyền nộp đơn (trường hợp Đơn được nộp thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc người được uỷ quyền khác theo quy định tại Điểm 3.4 Thông tư này);

c) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn theo quy định tại Điểm 3 Thông tư này;

d) Chứng cứ ban đầu về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điểm 4.2 Thông tư này.

đ) Chứng từ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại Điểm 4.3 Thông tư này (nếu có).

6.3. Đối với các trường hợp thông tin về hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đã được ghi nhận tại Cơ quan Hải quan Người nộp đơn không phải nộp các tài liệu quy định tại các đoạn b), c) Điểm 6.2 với điều kiện phải chỉ ra số ký hiệu Đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đã được chấp nhận.

7. Thẩm quyền nhận đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

7.1. Chi cục Hải quan có thẩm quyền nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát là các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan đó;

7.2. Cục Hải quan tỉnh/thành phố có thẩm quyền nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát là các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh/thành phố đó;

7.3. Tổng cục Hải quan có thẩm quyền nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát là các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của từ 2 Cục Hải quan tỉnh/thành phố trở lên.

8. Xử lý Đơn

8.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc 24 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, Cơ quan Hải quan có trách nhiệm xem xét Đơn theo quy định sau đây:

a) Thủ trưởng Cơ quan Hải quan nơi nhận đơn ra thông báo chấp nhận Đơn và ghi nhận các thông tin trong Đơn nếu Đơn không thuộc các trường hợp nêu tại đoạn b) và c) Điểm này.

b) Thủ trưởng Cơ quan Hải quan nơi nhận Đơn thông báo các thiếu sót của Đơn cho Người nộp đơn và yêu cầu Người nộp đơn sửa chữa các thiếu sót đó trong thời hạn 30 ngày đối với Đơn yêu cầu phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và 3 ngày đối với Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan tính từ ngày thông báo nếu Đơn thuộc các trường hợp sau:

(i) Đơn không đủ tài liệu theo quy định tại Điểm 6 Thông tư này;

(ii) Đơn không làm theo mẫu quy định, hoặc không có đủ thông tin theo yêu cầu;

(iii) Đơn không được nộp theo quy định tại Điểm 3.4 Thông tư này;

(iv) Đơn không có đủ thông tin chi tiết để Cơ quan Hải quan có thể phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điểm 4.1 hoặc 4.2 Thông tư này.

c) Thủ trưởng Cơ quan Hải quan nơi nhận Đơn ra thông báo từ chối chấp nhận đơn trong các trường hợp sau đây:

(i) Cơ quan nhận đơn không có thẩm quyền nhận đơn theo quy định tại Điểm 7 Thông tư này; hoặc

(ii) Có cơ sở khẳng định Người nộp đơn không có quyền nộp đơn theo quy định tại các Điểm 3.1 và 3.2 Thông tư này; hoặc

(iii) Đơn có các thiếu sót và mặc dù đã được yêu cầu sửa chữa nhưng Người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu.

8.2. Theo yêu cầu của các Chủ sở hữu công nghiệp, Cơ quan Hải quan đã chấp nhận Đơn có trách nhiệm ghi nhận bổ sung mọi thay đổi liên quan đến các thông tin đã được ghi nhận với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí theo quy định.

Mục 3:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

9. Căn cứ, thời hạn và đối tượng áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

Cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp quy định tại Mục này căn cứ vào:

9.1. Đơn yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đã được ghi nhận theo quy định tại Điểm 8 Thông tư này, trong thời hạn 1 năm tính từ ngày nộp đơn;

9.2. Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu cụ thể có các đặc điểm được nêu trong Đơn và trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn.

10. Trách nhiệm triển khai các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp

10.1. Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan đã chấp nhận Đơn cung cấp cho các Chi cục Hải quan thuộc phạm vi yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát nêu trong Đơn các thông tin đã được ghi nhận về hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và chỉ đạo việc tổ chức áp dụng các biện pháp quy định tại Chương này.

10.2. Chi cục Hải quan đã chấp nhận Đơn hoặc tiếp nhận thông tin về Đơn từ các cơ quan cấp trên tổ chức kiểm tra, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp căn cứ vào các thông tin đã được cung cấp và áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp theo thủ tục quy định tại Chương này.

11. Kiểm tra, phát hiện và tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

11.1. Căn cứ các thông tin được ghi nhận nêu trong Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đã được chấp nhận, Chi cục Hải quan có trách nhiệm triển khai việc kiểm tra, phát hiện hàng hoá nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

11.2. Khi phát hiện được lô hàng nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có quyền tạm thời dừng làm thủ tục hải quan và Thông báo ngay bằng văn bản yêu cầu Người nộp đơn nộp Chứng từ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điểm 4.3 Thông tư này (nếu chưa nộp) trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra Thông báo.

a) Trường hợp Người nộp đơn không đáp ứng yêu cầu nêu trên thì Chi cục Hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó.

b) Trường hợp Người nộp đơn đáp ứng yêu cầu nêu trên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ra Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đó và gửi ngay Quyết định này cho các bên liên quan.

Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nêu rõ lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan; tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của Chủ lô hàng và Người nộp đơn; Chủ sở hữu công nghiệp; lý do tạm dừng làm thủ tục hải quan và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan.

12. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan

12.1. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày kể từ ngày ra Quyết định.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thể ra Quyết định kéo dài thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan thêm một thời hạn tối đa là 10 ngày nếu trong thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan, Người nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp bổ sung một khoản tiền bảo đảm theo quy định tại Điểm 4.3.a) Thông tư này. Trường hợp tờ khai đã được đăng ký tiếp nhận, sau đó bị tạm dừng làm thủ tục hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra, xác minh tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp thì thời hạn nộp thuế (nếu có) tính từ ngày ra quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó.

12.2. Thời gian để Cơ quan Hải quan xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp đối với hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điểm 14.5 Thông tư này không tính vào thời hạn quy định tại Điểm 12.1 trên đây.

13. Kiểm tra, thu thập chứng cứ về hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

13.1. Trong thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan, theo yêu cầu của Người nộp đơn hoặc Chủ lô hàng, Cơ quan Hải quan tổ chức cho các bên kiểm tra lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan để thu thập chứng cứ, thông tin về về lô hàng đó.

13.2. Chứng cứ về hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan có thể được thu thập dưới hình thức lập bản mô tả chi tiết các dấu hiệu đặc trưng của hàng hoá, chụp ảnh hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá trong những trường hợp cần thiết và thích hợp. Chứng cứ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền giám định, giải quyết tranh chấp (tuỳ theo yêu cầu của các bên) phải được Chi cục Hải quan niêm phong.

14. Xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan

14.1. Xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là xem xét và kết luận hàng hoá đó có phải là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không, bao gồm việc xác định hàng hoá đó:

a) Có chứa yếu tố vi phạm hay không; và

b) Có phải là hàng hoá do Chủ sở hữu công nghiệp, người được phép của Chủ sở hữu công nghiệp hoặc Người có quyền sử dụng trước đã đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài hay không.

14.2. Cơ quan Hải quan tiến hành thủ tục xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu:

a) Trong thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan Người nộp đơn nộp cho Chi cục Hải quan Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp kèm theo các chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc Văn bản kết luận giám định về sở hữu công nghiệp của cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp khẳng định hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra Quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định tại Điểm 15.1.e) Thông tư này Người nộp đơn nộp cho Chi cục Hải quan Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp kèm theo các chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc Văn bản kết luận giám định về sở hữu công nghiệp của cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp khẳng định hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

14.3. Việc xác định yếu tố vi phạm của hàng hoá phải tuân theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp.

Căn cứ để xác định yếu tố vi phạm là các chứng cứ, lập luận và tài liệu do Người nộp đơn và Chủ lô hàng cung cấp.

Căn cứ để xác định hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan có phải là hàng hoá do Chủ sở hữu công nghiệp, người được phép của Chủ sở hữu công nghiệp hoặc Người có quyền sử dụng trước đã đưa ra thị trường hay không là các chứng cứ, lập luận và tài liệu chứng minh điều đó do Chủ lô hàng cung cấp.

14.4. Chi cục Hải quan có quyền yêu cầu Người nộp đơn gửi Văn bản trưng cầu giám định tại cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp để cho ý kiến kết luận nếu không tự xác định được tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan căn cứ các chứng cứ, lập luận và tài liệu đã được cung cấp.

Chứng cứ, lập luận và tài liệu được Chi cục Hải quan sử dụng để kết luận tình trạng pháp lý của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan do bất cứ bên nào cung cấp cũng đều được cho bên kia biết và có ý kiến.

14.5. Thời hạn xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày tính từ ngày nộp Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điểm 14.2 trên đây. Thời gian dành cho các Bên liên quan bổ sung chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc thời gian trưng cầu giám định tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Sở khoa học công nghệ địa phương theo yêu cầu của Chi cục Hải quan không tính vào thời hạn nói trên.

15. Tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan và xử lý các bên liên quan

15.1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ra Quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau:

a. Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan ấn định trong Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan mà Chi cục Hải quan không nhận được một trong các tài liệu sau:

(i) Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Người nộp đơn kèm theo chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc Văn bản kết luận giám định về sở hữu công nghiệp của cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp để có cơ sở xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp của lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan; hoặc

(ii) Văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án xác nhận đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan.

b) Kết quả xác định tình trạng pháp lý về sở hữu công nghiệp khẳng định rằng lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không phải là hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

c) Chi cục Hải quan nhận được Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp, trong đó khẳng định lô hàng bị tạm dừng thủ tục hải quan không phải là hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

d) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại;

đ) Người nộp đơn rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan;

e) Hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bí mật kinh doanh và Chủ lô hàng yêu cầu tiếp tục làm thủ tục hải quan (với điều kiện phải lưu mẫu hàng để làm căn cứ xử lý sau này) đồng thời nộp vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước một khoản tiền bảo đảm bằng 20% trị giá lô hàng ghi trong hợp đồng.

15.2. Cơ quan Hải quan được miễn trách nhiệm vì đã tạm dừng theo yêu cầu của người nộp đơn và áp dụng các biện pháp xử lý các bên liên quan như sau:

a) Đối với các trường hợp nêu tại các điểm từ 15.1.a) đến 15.1.đ) Thông tư này, Cơ quan Hải quan thực hiện các công việc sau:

(i) Ra Quyết định buộc Người nộp đơn phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho Chủ lô hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra. Chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hoá. Thiệt hại từ việc tạm dừng làm thủ tục hải quan do hai bên thoả thuận hoặc được xác định theo thủ tục tố tụng dân sự.

(ii) Hoàn trả các khoản tiền bảo đảm đã nộp vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan hoặc Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho Người nộp đơn sau khi Người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo Quyết định của Cơ quan Hải quan hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại về sở hữu công nghiệp liên quan đến lô hàng đó (nếu có);

(iii) Lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt Người nộp đơn về hành vi thực hiện quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại các văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

b) Đối với trường hợp nêu tại Điểm 15.1.e) Thông tư này, Cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp xử lý sau:

(i) Hoàn trả khoản tiền bảo đảm đã nộp vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan cho Chủ lô hàng nếu:

- Kết thúc thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ra Quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan mà Người nộp đơn không nộp cho Cơ quan Hải quan Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, kèm theo chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc Văn bản kết luận giám định về sở hữu công nghiệp của cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp khẳng định hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc không nộp văn bản của Toà án xác nhận đã tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến lô hàng đó.

- Hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không phải là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

(ii) Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Chủ lô hàng theo quy định tại Điểm 16.1 và 17.2 Mục 3 Thông tư này và hoàn trả khoản tiền bảo đảm, Chứng từ bảo lãnh của Tổ chức tín dụng cho Người nộp đơn trong trường hợp kết luận hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

16. Xử lý các bên liên quan trong trường hợp xác định hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trong trường hợp Chi cục Hải quan kết luận hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất giải quyết vụ việc đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố trực thuộc để Cục trưởng Cục Hải quan ra Quyết định:

16.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với Chủ lô hàng với hình thức, mức phạt tương ứng với các hành vi vi phạm theo quy định tại các văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

16.2. Hoàn trả các khoản tiền bảo đảm đã nộp vào tài khoản tạm gửi của Cơ quan Hải quan hoặc Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho Người nộp đơn.

17. Xử lý hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

17.1. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được xử lý theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định và văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

b) Biện pháp xử lý hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải bảo đảm ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm, ngăn ngừa khả năng vi phạm tiếp theo đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu công nghiệp liên quan.

c) Biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm chỉ được áp dụng đối với hàng hoá có thể gỡ bỏ yếu tố vi phạm, cụ thể là hàng hoá có bộ phận chứa yếu tố vi phạm có thể tháo rời như nhãn, đề can có thể bóc ra, bao bì, bộ phận sản phẩm có thể tháo rời.

d) Biện pháp buộc tái xuất được áp dụng đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu nếu nhãn hiệu giả mạo được gỡ bỏ.

đ) Biện pháp tịch thu được áp dụng đối với hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu không thể loại bỏ được yếu tố vi phạm trên hàng hoá đó;

e) Biện pháp phân phối hàng bị tịch thu cho các đối tượng sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh (các tổ chức nhân đạo, tổ chức hoạt động vì phúc lợi xã hội, tổ chức nghiên cứu, giáo dục công cộng,v.v ) được áp dụng nếu Chủ sở hữu công nghiệp không có ý kiến phản đối xác đáng;

g) Biện pháp tiêu huỷ hàng hoá bị tịch thu được áp dụng nếu hàng hoá đó không có hoặc không còn giá trị sử dụng; hoặc là đề can, nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm chứa yếu tố vi phạm; hoặc hàng hoá không đáp ứng các điều kiện để xử lý bằng các biện pháp nêu trên.

17.2. Thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải tuân thủ quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định và văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Mục 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

18. Khiếu nại

18.1. Chủ lô hàng và Người nộp đơn có quyền khiếu nại các Quyết định, kết luận của Cơ quan Hải quan về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp.

18.2. Người khiếu nại và Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện đúng thủ tục, trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo.

19. Trách nhiệm của Chủ sở hữu công nghiệp

19.1. Chủ sở hữu công nghiệp có trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin liên quan tới hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho Cơ quan Hải quan, phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ và Tổng cục Hải quan trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan cho công chức hải quan nhằm nâng cao khả năng nhận biết, chủ động kiểm tra, ngăn chặn hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại cửa khẩu.

19.2. Chủ sở hữu công nghiệp có thể hỗ trợ kinh phí cho Cơ quan Hải quan tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu không thể thu hồi được chi phí tiêu huỷ hàng hóa từ chủ lô hàng.

20. Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền

20.1. Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

20.2. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cung cấp cho Tổng cục Hải quan các thông tin về/hoặc liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam và phối hợp với Tổng cục Hải quan chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp cho các Cơ quan Hải quan trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp.

20.3. Cục Sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ địa phương có trách nhiệm thực hiện giám định về sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của Cơ quan Hải quan và các bên liên quan theo thẩm quyền và thủ tục quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp.

21. Hiệu lực

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần báo cáo với Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Bùi Mạnh Hải

(Đã ký)

Trương Chí Trung

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 129 /2004/TTLT-BTC-BKHCNNGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2004

ĐƠN YÊU CẦU GIÁM SÁT, PHÁT HIỆN HÀNG HOÁ GIẢ MẠO NHÃN HIỆU

Kính gửi:

Người ký tên dưới đây yêu cầu giám sát, phát hiện hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.

1. Tên, địa chỉ, quốc tịch Người nộp đơn:

2. Tên, địa chỉ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có):

3. Nhãn hiệu hàng hoá bị giả mạo (Tên, Số, ngày cấp Văn bằng bảo hộ):

4. Các tài liệu kèm theo Tờ khai gồm:

[] Bản sao Văn bằng bảo hộ;

[] Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng;

[] Tài liệu khác xác nhận Bên nhận li-xăng có quyền nộp đơn;

[] Tài liệu khác chứng minh tư cách chủ sở hữu công nghiệp của Người nộp đơn;

[] Giấy uỷ quyền nộp đơn (nếu Đơn do người đại diện nộp);

[] Thông tin chi tiết về hàng hoágiả mạo nhãn hiệu;

[] Chứng từ nộp phí nộp đơn (nếu có);

[] Các tài liệu khác, cụ thể là:

5. Khai tại:

Ngày tháng năm

Họ tên, chữ ký của Người khai và con dấu (nếu có)

PHỤ LỤC 2

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 129 /2004/TTLT-BTC-BKHCN NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2004

ĐƠN YÊU CẦU TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Kính gửi:................................................................................................

Người ký tên dưới đây yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cam kết bồi thường thiệt hại trực tiếp cho Chủ lô hàng, thanh toán các chi phí phát sinh khác do việc yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra.

1. Tên, địa chỉ, quốc tịch Người nộp đơn:

2. Tên, địa chỉ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có):

3. Đối tượng sở hữu công nghiệp nghi ngờ bị xâm phạm (Tên, Số, ngày cấp Văn bằng bảo hộ):

4. Loại hàng hoá, ký mã hiệu, mô tả các dấu hiệu để nhận biết hàng hoá bị nghi ngờ là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

5. Thông tin dự doán về thời gian, địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

6. Tên, địa chỉ của Chủ lô hàng:

7. Các tài liệu kèm theo Tờ khai gồm:

[] Bản sao Văn bằng bảo hộ;

[] Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng;

[] Tài liệu khác xác nhận Bên nhận li-xăng có quyền nộp đơn;

[] Tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp;

[] Giấy uỷ quyền nộp đơn (nếu Đơn do người đại diện nộp);

[] Bản mô tả chi tiết hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

[] ảnh chụp hàng hoá xâm phạm;

[] Chứng từ nộp phí nộp đơn (nếu có);

[] Các tài liệu khác, cụ thể là:

8. Khai tại:

Ngày tháng năm

Họ tên, chữ ký của Người khai và con dấu (nếu có)

MINISTRY OF FINANCE - MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

No. 129/2004/TTLT-BTC-BKHCN

 

Hanoi, December 26th, 2004

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES ON IMPLEMENTATION OF MEASURES FOR BORDER CONTROL OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS IN IMPORT OR EXPORT GOODS

Section I. GENERAL PROVISIONS

1. INTERPRETATION OF TERMS:

The following terms in this Circular shall be construed as follows:

1.1 Object of industrial property means an invention, utility solution, industrial design, design

of arrangement of a semi-conducting integrated circuit, trademark, appellation of origin of goods or other object of industrial property which is protected by the law of Vietnam.

1.2 Certificate of protection means a Patent to an invention; a Certificate of exclusive right to

a utility solution; a Certificate of exclusive right to an industrial design (a Certificate for an industrial design issued pursuant to the 1989 Ordinance on Protection of Industrial Designs); a Certificate of registration of design of arrangement of a semi-conducting integrated circuit; a Certificate of registration of trademark; and a Certificate of right to use an appellation of origin of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4 Owner of industrial property rights means an "Owner of a Certificate of protection", Owner of industrial property rights pursuant to a document proving industrial property ownership, and "Legal assignee of industrial property rights".

1.5 Measures for border control of industrial property means measures for checking whether goods have a counterfeit trademark and if so detecting same; temporary suspension of customs clearance procedures for goods where there is an indication that such goods infringe industrial property rights; measures for checking and confirming the legal status of industrial property rights in goods for which customs clearance procedures have been temporarily suspended; and measures for dealing with goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended and which infringe industrial property rights and for dealing with the related parties in accordance with the provisions in this Circular.

1.6 Goods which infringe industrial property rights means import or export goods with a factor in breach of the law on industrial property.

1.7 Goods with a counterfeit trademark means import or export goods, including packaging, labels and stickers carrying a trademark which overlaps with or which is fundamentally indistinguishable from a protected trademark for goods of the same type without permission from the owner of the trademark. Goods with a counterfeit trademark are a special example of goods which infringe industrial property rights to a trademark.

1.8 Applicant means any person lodging a request for a check and detection of goods with a counterfeit trademark, or any person lodging a request for temporary suspension of customs clearance procedures in respect of import or export goods suspected of infringing industrial property rights.

1.9 Application means both an application requesting a check and detection of goods with a counterfeit trademark, and an application requesting temporary suspension of customs clearance procedures in respect of import or export goods suspected of infringing industrial property rights.

1.10 Owner of the consignment of goods means an importer of goods, an exporter of goods, and the owner of a consignment of goods.

1.11 Services organization representing an owner of industrial property rights means an organization which satisfies all the conditions to conduct the business of providing services representing an owner of industrial property rights in accordance with the law on industrial property.

2. Applicable entities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2 This Circular shall not apply to goods imported or exported other than for business purposes, including:

(a) Humanitarian aid goods;

(b) Goods in transit;

(c) Goods temporarily imported for re-export, and goods temporarily exported for re- import servicing work or living conditions of Vietnamese organizations and individuals or foreign organizations and individuals within the criteria for diplomatic immunity;

(d) Goods being gifts or goods being moved within the criteria for duty-free, and personal luggage within the criteria stipulated by regulations of the Government.

Section 2 REQUEST FOR APPLICATION OF MEASURES FOR BORDER CONTROL OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

3. Right to lodge an Application requesting application of measures for border control of industrial property rights:

3.1 An owner of industrial property rights shall have the right to lodge an Application requesting the customs office to apply measures for border control of industrial property rights.

3.2 Where an owner of industrial property rights is a licensee, the right stipulated in clause

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3 The right to lodge an Application shall be proven by the following documents:

(a) Copy Certificate of protection or other document proving that the industrial property right is currently protected in Vietnam;

(b) Copy Certificate of registration of licence contract relating to the object of industrial property and within the period of effectiveness or other document proving that the applicant is the licensee and that the licensor has not exercised his right to lodge an application as stipulated in clause 3.2 of this Circular.

3.4 Any person who has the right to lodge an Application requesting the customs office to apply measures for border control of industrial property rights shall lodge an Application in accordance with the following provisions:

(a) A Vietnamese individual, legal entity or other subject and a foreign individual residing in Vietnam may directly lodge an Application or may authorize a services organization representing the owner of industrial property rights to lodge the Application;

(b) A foreign legal entity with a representative office in Vietnam, or a foreign individual

or foreign legal entity with a production and business establishment in Vietnam may authorize its representative office, or its production and business establishment in Vietnam, or a services organization representing the owner of industrial property rights to lodge the Application;

A foreign individual not resident in Vietnam and who does not have a production and business establishment in Vietnam, or a foreign legal entity which does not have a representative office in Vietnam may only authorize a services organization representing the owner of industrial property rights to lodge the Application.

4. Conditions for a request for application of measures for border control of industrial property rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) A detailed description of the goods with the counterfeit trademark, a photo of the genuine goods and a photo of the goods with the counterfeit trademark, and the points distinguishing the genuine goods from the goods with the counterfeit trademark;

(b) A list of legal importers and exporters; a list of people suspected to have the capability to import or export goods with a counterfeit trademark; the sources of goods;

(c) Methods of import and export; packaging methods; selling price of the genuine goods and selling price of the goods with a counterfeit trademark;

(d) The country from which the goods are usually imported or to which the goods are usually exported, and other information relating to the import or export of the goods with a counterfeit trademark.

4.2 A request for temporary suspension of customs clearance procedures shall be made for a specific consignment of import or export goods suspected of infringing industrial property rights when the owner of the industrial property rights has information permitting confirmation of the consignment of import or export goods, including:

(a) The object of industrial property which is suspected to be infringed;

(b) Name and address of the importer or exporter of goods;

(c) Information about the proposed date and location for conducting customs clearance procedures;

(d) A detailed description or a photo of the goods suspected of infringing industrial property rights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The above-mentioned guarantee of discharge of financial obligations shall be:

(a) Receipt for payment of a security sum into the temporary custody account of the customs office at the State Treasury in an amount equal to twenty (20) per cent of the value of the consignment of goods as stated in the contract or in a minimum amount of twenty (20) million dong (if the value of the consignment suspected of infringing industrial property rights is unknown); or

(b) Letter of guarantee from a credit institution or other organization authorized to conduct banking operations guaranteeing the undertaking to pay to the owner of the consignment all expenses and damages arising as the result of the temporary suspension of customs clearance procedures if the subject goods are confirmed as not infringing industrial property rights.

5. Time-limit [for application], and scope of a request for application of measures for border control of industrial property rights:

5.1 An owner of industrial property rights shall have the right to request the customs office to apply measures for lodging the Application. These time-limits may be extended by a further one year in the case of goods with a counterfeit trademark and a further two months in the case of goods suspected of infringing industrial property rights, but not beyond the duration of protection of the relevant object of industrial property, and the applicant must pay fees for extension as stipulated by regulations.

5.2 An owner of industrial property rights shall have the right to request a customs office to apply measures for border control of industrial property rights within the scope of all bordergates determined to be within the geographical area of management of one or more Customs Divisions [and/or] municipal or provincial Customs Departments

6. Application requesting application of measures for border control of industrial property rights:

6.1 An application requesting a check of whether goods have a counterfeit trademark and if so detection of same, shall comprise the following documents:

(a) Application in the Form in Appendix 1 to this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Power of attorney (if the Application is lodged by a services organization representing the owner of industrial property rights or by another representative pursuant to clause 3.4 of this Circular);

(d) Information or opinion from the body administering industrial property rights1 in the case of initial evidence (if any) permitting the customs office to confirm whether the goods have a counterfeit trademark pursuant to clause 4.1 of this Circular.

6.2 An application requesting temporary suspension of customs clearance procedures for import or export goods suspected of infringing industrial property rights, shall comprise the following documents:

(a) Application requesting temporary suspension of customs clearance procedures in the Form in Appendix 2 to this Circular;

(b) Power of attorney (if the Application is lodged by a services organization representing the owner of industrial property rights or by another representative pursuant to clause 3.4 of this Circular);

(c) Document proving the right to lodge the Application as stipulated in clause 3 of this Circular;

(d) Initial evidence about the import or export goods suspected of infringing industrial property rights pursuant to clause 4.2 of this Circular;

(dd) Letter guaranteeing discharge of financial obligations as stipulated in clause 4.3 of this Circular (if any).

6.3 If information about goods with a counterfeit trademark has already been recognized at the customs office, then the applicant need not lodge the documents prescribed in sub- clauses (b) and (c) of clause 6.2 on condition that the serial number of the Application requesting a check of whether goods have a counterfeit trademark and if so detecting same, is specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.1 A Customs Division shall have jurisdiction to receive Applications if the scope of the request for application of measures for control is bordergates within the scope of management of such Customs Division.

7.2 A municipal or provincial Customs Department shall have jurisdiction to receive Applications if the scope of the request for application of measures for control is bordergates within the scope of management of such municipal or provincial Customs Department.

7.3 The General Department of Customs shall have jurisdiction to receive Applications if the scope of the request for application of measures for control is bordergates within the scope of management of two or more municipal or provincial Customs Departments.

8. Dealing with Applications:

8.1 Within a period of thirty (30) days from the date of receipt of an Application requesting a check of whether goods have a counterfeit trademark and if so detection of same, or within twenty-four (24) working hours of receipt of an Application requesting temporary suspension of customs clearance procedures, the customs office shall be responsible to consider the Application as follows:

(a) The head of the customs office receiving the Application shall issue a notice accepting the Application and recognizing the information in the Application, if the Application does not belong to the cases stipulated in sub-clauses (b) and (c) of this clause.

(b) The head of the customs office receiving the Application shall issue to the applicant a notice of deficiencies in the Application and shall request the applicant to amend same within a period of thirty (30) days from the receipt of such notice in the case of an Application requesting a check of whether goods have a counterfeit trademark, or within three days in the case of an Application requesting temporary suspension of customs clearance procedures, if the Application falls within the following cases:

(i) The application file does not contain all the documents prescribed in clause 6 of this Circular;

(ii) The Application was not prepared on the prescribed Form or does not contain all the information required;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(iv) The Application has insufficient detailed information for the customs office to be able to detect a counterfeit trademark or goods suspected of infringing industrial property rights as stipulated in clauses 4.1 or 4.2 of this Circular.

(c) The head of the customs office receiving the Application shall issue a notice refusing to accept the Application in the following cases:

(i) The customs office receiving the Application does not have jurisdiction pursuant to clause 7 of this Circular;

(ii) There are grounds for affirming that the applicant does not have the right to lodge an Application as stipulated in clauses 3.1 and 3.2 of this Circular; or

(iii) The Application contains deficiencies which, despite a request for amendment, have not been amended by the applicant.

8.2 On request by an owner of industrial property rights, any customs office which has already accepted an Application shall be responsible to additionally recognize all changes relevant to information already recognized on condition that the person making the request pays fees stipulated by the regulations.

Section 3. APPLICATION OF MEASURES FOR BORDER CONTROL OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

9. Grounds for, period for, and entities subject to application of measures for border control of industrial property rights:

A customs office shall apply the measures prescribed in this Section on the following bases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9.2 An application requesting temporary suspension of customs clearance procedures for a specific consignment of import or export goods which has the special characteristics set out in the Application, during a period of three months calculated from the date of lodging the Application.

10. Responsibility to carry out the measures for border control of industrial property rights:

10.1 The General Department of Customs and the Customs Department which has accepted an Application shall provide to all Customs Divisions within the scope of the request in the Application all information which has already been recognized about goods with a counterfeit trademark and goods with indications of infringing industrial property rights, and shall give directions on organizing application of the measures prescribed in this

Section

10.2 The Customs Division which has accepted an Application or received information about an Application from higher level bodies shall organize a check and detection of goods with a counterfeit trademark or of goods with indications of infringing industrial property rights, on the basis of information provided and shall then apply measures for border control of industrial property rights in accordance with the procedures prescribed in this Section.

11. Check and detection, and temporary suspension of customs clearance procedures for goods with a counterfeit trademark and goods suspected of infringing industrial property rights:

11.1 Based on the information which has already been recognized [and as] set out in an Application requesting application of measures for border control of industrial property rights and which Application has been accepted, the Customs Division shall be responsible to carry out a check and detection of goods suspected of having a counterfeit trademark and of infringing industrial property rights.

11.2 On discovery of a consignment of goods suspected of having a counterfeit trademark or of infringing industrial property rights, the director of the Customs Division shall have the right to temporarily suspend customs clearance procedures and shall immediately provide written notice to the Applicant to lodge a letter guaranteeing discharge of financial obligations as prescribed in clause 4.3 of this Circular (if not yet lodged) within a time-limit of three working days from the date of issuance of the notice.

(a) If the applicant fails to comply with the above request, the Customs Division shall continue to conduct customs clearance procedures for such consignment of goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A decision temporarily suspending customs clearance procedures must specify the effected consignment of goods; and the name, address and contact details (telephone number and fax number) of the owner of the consignment of goods and of the applicant; the owner of industrial property rights; and the reason for and duration of the temporary suspension of customs clearance procedures.

12. Duration of temporary suspension of customs clearance procedures:

12.1 The duration of temporary suspension of customs clearance procedures shall be ten (10) days as from the date of issuance of the temporary suspension decision.

The director of the Customs Division may issue a decision extending the duration of temporary suspension of customs clearance procedures for an additional maximum ten

(10) days if within the [original] duration of temporary suspension the applicant requests an extension and pays an additional security sum pursuant to clause 4.3(a) of this Circular. If a customs declaration has already been registered and accepted but thereafter customs clearance procedures are temporarily suspended to enable the customs office to inspect and verify the legal status of industrial property rights, then the time-limit for payment of duty (if any) shall be calculated from the date of issuance of the decision to continue to conduct customs clearance procedures for such consignment of goods.

12.2 The time-limit to enable the customs office to confirm the legal status of industrial property rights in goods for which customs clearance procedures have been temporarily suspended pursuant to clause 14.5 of this Circular shall not be included when calculating the duration stipulated in clause 12.1 above.

13. Inspection and collation of evidence that goods infringe industrial property rights:

13.1 During the period of temporary suspension of customs clearance procedures, [and] at the request of the applicant or owner of the consignment of goods, the customs office shall arrange for all parties to inspect the consignment of goods for which customs clearance procedures have been temporarily suspended in order to collate evidence and information about such consignment of goods.

13.2 Evidence about goods for which customs clearance procedures have been temporarily suspended may be collated in the form of a detailed descriptive statement of special signs, photos of the goods, and samples of the goods or goods packaging in necessary and appropriate cases. The Customs Division must seal up any evidence which is to be sent to an agency competent to provide an evaluation [and/or] to resolve the dispute (in accordance with the request of the parties).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14.1 Confirmation of legal status of industrial property rights in respect of goods for which customs clearance procedures have been temporarily suspended means considering and concluding whether or not such goods are goods which infringe industrial property rights, and includes confirmation of the following about the goods:

(a) Do the goods contain an illegal factor, and

(b) Has the owner of industrial property rights, a person authorized by the owner of industrial property rights or a person with a previous use right already put the goods onto the Vietnamese market or an overseas market?

14.2 A customs office shall carry out the procedures for confirmation of legal status of industrial property rights in respect of goods for which customs clearance procedures have been temporarily suspended, if

(a) During the period of temporary suspension of customs clearance procedures, the applicant lodges with the Customs Division a [further] Application requesting that the conduct infringing industrial property rights be dealt with and also enclosing evidence, argument and data or the written conclusion on evaluation of industrial property rights from the body administering industrial property rights and affirming that the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are goods which infringe industrial property rights;

(b) Within a period of thirty (30) days from the date of issuance of a decision to continue to conduct customs clearance procedures for a consignment of goods pursuant to clause 15.1(e) of this Circular, the applicant lodges with the Customs Division a [further] Application requesting that the conduct infringing industrial property rights be dealt with and also enclosing evidence, argument and data or the written conclusion on evaluation of industrial property rights from the body administering industrial property rights and affirming that the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are goods which infringe industrial property rights.

14.3 Confirmation of whether goods contain an illegal factor must comply with the law on industrial property.

The basis for confirming an illegal factor shall be evidence, argument and data provided by the applicant and by the owner of the consignment of goods.

The basis for confirming whether the owner of industrial property rights, a person authorized by the owner of industrial property rights or a person with a previous use right already put the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended onto the market shall be evidence, argument and data proving such fact and provided by the owner of the consignment of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The evidence, argument and data which the Customs Division uses to reach a conclusion about the legal status of [industrial property rights in] the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended, may be provided by any one of the parties but must also be provided to the other parties who may give their opinion thereon.

14.5 The time-limit for confirmation of the legal status of industrial property rights in respect of the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended, shall be ten (10) days calculated from the date of lodging the Application requesting that the conduct infringing industrial property rights be dealt with pursuant to clause 14.2 of this Circular. Any period reserved for the related parties to supplement evidence, argument and data or the time-limit for seeking an evaluation from the Department of Industrial Property or local Department of Science & Technology shall not be included in the above- mentioned time-limit.

15. Continuing to conduct customs clearance procedures for a consignment of goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended, and dealing with the related parties:

15.1 The director of the Customs Division shall issue a decision to continue customs clearance procedures for a consignment of goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended, in the following cases:

(a) If on expiry of the period for temporary suspension of customs clearance procedures as fixed in the decision on temporary suspension, the Customs Division has not received one of the following documents:

(i) A [further] Application from the applicant requesting that the conduct infringing industrial property rights be dealt with and enclosing evidence, argument and data or the written conclusion on evaluation of industrial property rights from the body administering industrial property rights so that there are grounds for confirming the legal status of industrial property rights in the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended; or

(ii) A document from a competent State body or court confirming it has received an application requesting resolution of the dispute about infringement of industrial property rights relating to the consignment of goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended.

(b) When there is a conclusion on confirmation of legal status of industrial property rights affirming that the consignment of goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended does not infringe industrial property rights;

(c) When the Customs Division receives a decision from any competent body resolving the dispute about industrial property rights and affirming that the consignment of goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended does not infringe industrial property rights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(dd) When the applicant withdraws the Application requesting temporary suspension of customs clearance procedures;

(e) When the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are goods suspected of infringing industrial property rights in an invention, utility solution, industrial design, design of arrangement of a semi- conducting integrated circuit or business secret and the owner of the consignment of goods requests continuation of customs clearance procedures (on condition that a sample of the goods is retained to provide a basis for dealing with them afterwards) and at the same time pays a security sum into the temporary custody account of the customs office at the State Treasury in an amount equal to twenty (20) per cent of the value of the consignment of goods as stated in the contract.

15.2 The customs office shall not be liable for any temporary suspension at the request of the applicant and shall take measures to deal with the related parties as follows:

(a) In the cases prescribed in clauses 15.1(a) to 15.1(dd) inclusive, the customs office shall carry out the following work:

(i) Issue a decision compelling the applicant to pay all expenses incurred by the owner of the consignment of goods and arising from the improper temporary suspension of customs clearance procedures. Expenses arising shall include storage, loading and unloading, and preservation of the goods. Damages arising from temporary suspension shall be agreed by the two parties or shall be fixed in accordance with civil litigation procedures;

(ii) Refund any security sum paid into the temporary custody account of the customs office or return the guarantee from a credit institution to the applicant after the applicant has discharged the obligation to pay the expenses and damages arising pursuant to a decision of the customs office or a competent body resolving the dispute or complaint about industrial property rights relating to the consignment of goods (if any);

(iii) Prepare minutes of administrative breach and request the competent body to issue a decision fining the applicant for exercising industrial property rights for the purpose of unfair competition according to provisions in guidelines on dealing with administrative offences in the industrial property sector.

(b) In the case prescribed in clauses 15.1(e) above, the customs office shall take the following measures to deal with the issue:

(i) Refund to the owner of the consignment of goods any security sum paid into the temporary custody account of the customs office, if

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are not goods which infringe industrial property rights;

(ii) Issue a decision imposing a penalty on the owner of the consignment of goods for an administrative breach pursuant to the provisions in clause 16.1 and 17.2 of Section 3 of this Circular and refunding the security sum and returning the guarantee from the credit institution to the applicant if the conclusion is that the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are goods which infringe industrial property rights.

16. Dealing with the related parties where there is confirmation that the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are goods which infringe industrial property rights:

In a case where the Customs Division concludes that the goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended are goods which infringe industrial property rights, the director of the Customs Division shall transfer the file together with his recommendation on resolution to the municipal or provincial Customs Department in order for the director of the Customs Department to issue a decision:

16.1 Imposing a penalty for an administrative offence on the owner of the consignment of goods in the amount prescribed in guidelines on dealing with administrative offences in the industrial property sector;

16.2 Refunding the security sum paid into the temporary custody account of the customs office or returning the guarantee from the credit institution to the applicant.

17. Dealing with import or export goods which infringe industrial property rights:

17.1 The application of measures dealing with goods which infringe industrial property rights must comply with the following principles:

(a) Goods which infringe industrial property rights shall be dealt with in accordance with the Ordinance on Dealing with Administrative Offences dated 2 July 2002, Decree No. 134-2003-ND-CP of the Government dated 14 November 2003 providing detailed regulations for implementation of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences, and the Decree and guidelines on dealing with administrative offences in the industrial property sector;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Compulsory measures to eliminate the illegal factor may only be applied to goods from which such illegal factor can be detached, namely goods with an illegal factor which is removable such as a label, sticker, packaging or removable section of the goods;

(d) Compulsory measures to re-export goods may only be applied to goods with a counterfeit trademark if such trademark is removable;

(dd) The measure of confiscation of goods may only be applied to goods which infringe industrial property rights if it is impossible to detach the illegal factor from the goods;

(e) The measure of distribution of confiscated goods to entities for use for non- business purposes (humanitarian organizations, social welfare organizations, research establishments, public educational institutions and so forth) may be applied unless the owner of industrial property rights has a reasonable objection;

(g) The measure of destruction of confiscated goods shall be applied if the goods have no use value or residual use value; to any label, sticker or packaging constituting an illegal factor; or to goods which fail to satisfy the conditions in order to be dealt with by the measures mentioned above.

17.2 Authority, procedures and forms of dealing with goods for which customs clearance procedures were temporarily suspended being goods which infringe industrial property rights must comply with the Ordinance on Dealing with Administrative Offences dated 2 July 2002, Decree No. 134-2003-ND-CP of the Government dated 14 November 2003 providing detailed regulations for implementation of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences, and the Decree and guidelines on dealing with administrative offences in the industrial property sector.

Section 4 IMPLEMENTING PROVISIONS

18. Complaints:

18.1 The owner of the consignment of goods and the applicant shall have the right to lodge a complaint about any decision [and/or] conclusion of the customs office regarding application of measures for border control of industrial property rights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19. Responsibilities of the owner of industrial property rights:

19.1 The owner of industrial property rights shall be responsible to take the initiative in supplying information relevant to goods which infringe industrial property rights to the customs office, and to co-operate with the Department of Industrial Property and the General Department of Customs in fostering professional expertise of customs staff aimed at raising their knowledge and at their taking the initiative in checking whether goods infringe industrial property rights at bordergates and at preventing such infringements.

19.2 The owner of industrial property rights may assist the customs office by paying the expenses of destruction of goods which infringe industrial property rights if such expenses are not recoverable from the owner of the consignment of goods.

20. Responsibilities of competent bodies:

20.1 The General Department of Customs under the Ministry of Finance shall be responsible to organize implementation of measures for border control of industrial property rights pursuant to the provisions in this Circular.

20.2 The Department of Industrial Property under the Ministry of Science & Technology shall be responsible to provide to the General Department of Customs information about or relating to objects of industrial property which are currently protected by the law of Vietnam, and to co-ordinate with the General Department of Customs to provide professional training on industrial property rights to all customs offices directly implementing measures for border control of industrial property rights.

20.3 The Department of Industrial Property and local bodies administering industrial property shall be responsible to conduct evaluations of industrial property rights at the request of customs offices and related parties in accordance with the authority and procedures stipulated in the law on industrial property.

21. Effectiveness:

This Circular shall be of full force and effect fifteen days after the date of its publication in the Official Gazette. If any problems arise during implementation of this Circular, they should be reported to the Ministry of Finance and to the Ministry of Science & Technology for resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF SCIENCE & TECHNOLOGY
DEPUTY MINISTER
 
 
 
Bui Manh Hai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint circular No. 129 /2004/TTLT-BTC-BKHCN of December 26th, 2004, providing guidelines on implementation of measures for border control of industrial property rights in import or export goods.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.994

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.12.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!