BỘ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2024/TT-BXD
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2024
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Căn cứ Nghị quyết
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Căn cứ Nghị quyết
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số
27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn
vị hành chính.
Căn cứ Nghị định số
52/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát
triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số
35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Viện
trưởng Viện Kinh tế xây dựng và Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý một số chi phí liên quan đến
đầu tư phát triển đô thị.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng
dẫn xác định và quản lý một số chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị
gồm các công việc: lập đề án phân loại đô thị; lập chương trình phát triển đô
thị; lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị; lập báo cáo rà soát tiêu chí
phân loại đô thị; lập báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
và một số chi phí khác có liên quan.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp
dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng vốn ngân sách
nhà nước để xác định và quản lý chi phí đối với các công việc nêu tại Điều 1
Thông tư này.
2. Khuyến khích các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác áp dụng
các quy định tại Thông tư này để xác định và quản lý chi phí đối với các công
việc nêu tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3.
Nguyên tắc xác định chi phí
1. Chi phí liên quan
đến đầu tư phát triển đô thị quy định tại Thông tư này áp dụng trong quá trình
xác định và quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị phải được tính đúng, tính
đủ, phù hợp với loại đô thị, quy mô diện tích, quy mô dân số và số lượng đơn vị
hành chính cấp huyện.
2. Chi phí liên quan
đến đầu tư phát triển đô thị được xác định phù hợp với nội dung, khối lượng,
tiến độ công việc và yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định.
3. Phương pháp xác
định chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị tại Thông tư này là cơ sở
để lập dự toán chi phí phục vụ việc lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật
hiện hành có liên quan.
Chương II
XÁC
ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Điều 4.
Phương pháp xác định chi phí
1. Chi phí thực hiện
các công việc gồm: lập đề án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô
thị, lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị xác định theo định mức chi phí
quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp số
lượng đơn vị hành chính cấp huyện hoặc quy mô dân số đô thị hoặc quy mô diện
tích nằm trong khoảng giữa hai quy mô quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông
tư này, thì định mức chi phí được xác định theo công thức nội suy sau:
Trong đó:
- Nt: Định mức chi phí cần tính,
đơn vị tính: triệu đồng;
- Gt: Số lượng đơn vị hành
chính cấp huyện hoặc
quy mô dân số đô thị hoặc quy mô diện tích cần tính định mức chi phí; đơn vị
tính: giá trị;
- Ga: Số lượng đơn vị hành
chính cấp huyện hoặc
quy mô dân số đô thị hoặc quy mô diện tích cận dưới quy mô cần tính định mức
chi phí; đơn vị tính: giá trị;
- Gb: Số lượng đơn vị hành
chính cấp huyện hoặc
quy mô dân số đô thị hoặc quy mô diện tích cận trên quy mô cần tính định mức
chi phí; đơn vị tính: giá trị;
- Na: Định mức chi phí tương ứng
với Ga; đơn vị tính: triệu đồng;
- Nb: Định mức chi phí tương ứng
với Gb; đơn vị tính: triệu đồng;
3. Trường hợp đề án phân loại đô thị; chương
trình phát triển đô thị; hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị có số lượng đơn
vị hành chính cấp huyện hoặc quy mô dân số đô thị hoặc quy mô diện tích nhỏ hơn quy
mô quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này được xác định bằng định mức
có quy mô nhỏ nhất được quy định.
4. Trường hợp đề án phân loại đô thị; chương
trình phát triển đô thị; hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị có số lượng đơn
vị hành chính cấp huyện hoặc quy mô dân số đô thị hoặc quy mô diện tích lớn hơn quy
mô quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và các công việc chưa được
quy định định mức chi phí hoặc định mức chi phí quy định tại Thông tư này chưa
phù hợp thì xác định bằng dự toán chi phí. Nội dung dự toán chi phí xác định
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
Điều 5: Xác
định chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị
1. Nội dung, sản phẩm
đề án phân loại đô thị; chương trình phát triển đô thị; hồ sơ đề xuất khu vực
phát triển đô thị; báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị; báo cáo đánh giá
trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quy định tại Nghị định của Chính phủ
về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
về phân loại đô thị và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Chi phí lập đề án
phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị, lập hồ sơ đề xuất khu vực
phát triển đô thị xác định theo định mức ban hành tại Thông tư này bao gồm các
khoản chi phí để chi trả cho nhân công trực tiếp thực hiện công việc; chi phí
quản lý; chi phí khác có liên quan đến quá trình thực hiện công việc; thu nhập
chịu thuế tính trước nhưng chưa bao gồm chi phí làm phim minh họa về thực trạng
phát triển đô thị (nếu có) và thuế giá trị gia tăng. Khi lập dự toán chi phí
cần bổ sung các khoản chi phí này theo quy định pháp luật hiện hành có liên
quan.
3. Chi phí liên quan đến
đầu tư phát triển đô thị xác định cụ thể như sau:
a) Chi phí lập đề án phân loại đô thị
xác định theo định mức chi phí tại Bảng số 1 Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này
tương ứng với loại đô thị dự kiến nâng cấp.
b) Chi phí lập chương trình phát triển
đô thị toàn tỉnh xác định theo định mức chi phí tại Bảng số 2 Phụ lục số 1 kèm
theo Thông tư này nhân với với số lượng đơn vị hành chính cấp huyện.
c) Chi phí lập chương trình phát triển
từng đô thị xác định theo định mức chi phí tại Bảng số 3 Phụ lục số 1 kèm theo
Thông tư này nhân với quy mô dân số dự báo tương ứng với thời hạn quy hoạch
trong đồ án quy hoạch chung đô thị được duyệt.
d) Chi phí lập hồ sơ khu vực phát
triển đô thị xác định theo định mức chi phí tại Bảng số 4 Phụ lục số 1 kèm theo
Thông tư này nhân với quy mô diện tích của khu vực phát triển đô thị dự kiến
thành lập.
đ) Chi phí thực hiện các công việc
gồm: lập đề án phân loại đô thị loại đặc biệt; lập đề án phân loại đô thị đối
với các đô thị mở rộng địa giới hành chính; lập chương trình phát triển đô thị
của đô thị loại đặc biệt; lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị; lập
báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị xác định bằng dự toán
chi phí trên cơ sở đề cương, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nội
dung, khối lượng công việc phải thực hiện. Nội dung dự toán chi phí xác định
theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
e) Chi phí điều chỉnh chương trình
phát triển đô thị; hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị xác định theo dự
toán nhưng không vượt quá 70% chi phí xác định theo định mức chi phí tại Thông
tư này (đối với công việc đã có định mức chi phí) hoặc không quá 70% giá trị dự
toán được duyệt (đối với công việc xác định bằng dự toán).
g) Chi phí của hội đồng thẩm định hoặc
lấy ý kiến của các tổ chức, chuyên gia trong quá trình thẩm định đề án phân
loại đô thị; chương trình phát triển đô thị; hồ sơ đề xuất khu vực phát triển
đô thị; báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị; báo cáo đánh giá trình độ
phát triển cơ sở hạ tầng đô thị xác định bằng dự toán nhưng không lớn hơn 5%
chi phí lập đề án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị, lập hồ
sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị; lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô
thị; lập báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tương ứng.
h) Chi phí công bố quyết định công
nhận loại đô thị, chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị xác
định bằng dự toán nhưng không lớn hơn 2% chi phí lập đề án phân loại đô thị,
lập chương trình phát triển đô thị, lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
tương ứng.
i) Chi phí đi lại, lưu trú của đoàn
kiểm tra, đối chiếu nội dung đề án so với thực trạng phát triển đô thị tại địa
phương; chi phí đi lại, lưu trú của cơ quan quản lý địa phương để báo cáo hội
đồng thẩm định cấp trên xác định theo dự toán phù hợp với chế độ công tác phí
theo quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
k) Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu
tư vấn, chi phí thẩm tra dự toán xác định trên cơ sở vận dụng các quy định pháp
luật hiện hành có liên quan.
4. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước
trực tiếp thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Thông tư này (không thuê đơn
vị tư vấn) thì chi phí xác định bằng dự toán. Đối với các công việc đã quy định
chi phí tại Thông tư này thì dự toán chi phí khi cơ quan nhà nước trực tiếp
thực hiện công việc không vượt quá 70% mức chi phí xác định theo định mức chi
phí.
Điều 6. Quản
lý chi phí
1. Chi phí để cơ quan quản lý nhà nước
trực tiếp các công việc nêu tại Điều 1 Thông tư này (không thuê đơn vị tư vấn)
được quản lý và sử dụng theo quy định của cơ chế tài chính đối với cơ quan quản
lý nhà nước.
2. Chi phí thuê tư vấn thực hiện các
công việc nêu tại Điều 1 Thông tư này phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về hợp đồng.
3. Các chi phí nêu tại mục g, h, i
khoản 2 Điều 4 Thông tư này được quản lý theo dự toán được duyệt. Việc thanh
toán các khoản chi phí này phải phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có
liên quan.
4. Cơ quan, đơn vị được giao tổ chức
thực hiện các các công việc nêu tại Điều 1 Thông tư này được thuê tổ chức, cá
nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện việc xác định, thẩm tra chi
phí tư vấn lập đề án phân loại đô thị; lập chương trình phát triển đô thị; lập
hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị; lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại
đô thị và lập báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Điều 7.
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
1. Đối với đề án phân
loại đô thị:
a) Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập,
thẩm định đề án phân loại đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực
thuộc trung ương.
b) Ủy ban nhân dân
cấp huyện hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
lập, thẩm định đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố trực
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; đô thị loại II,
loại III, loại IV và loại V.
2. Đối với chương
trình phát triển đô thị và hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Bộ Xây dựng tổ
chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô
thị thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh trở lên và khu vực phát triển đô thị
có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng.
b) Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị đối với tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương và
hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị.
c) Ủy ban nhân dân
cấp huyện hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị đối với thành phố, thị xã, khu
vực dự kiến hình thành đô thị mới thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc
trung ương, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập thị trấn thuộc huyện.
3. Đối với báo cáo rà
soát tiêu chí phân loại đô thị và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ
tầng đô thị:
a) Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
lập, thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại
đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức thẩm định, phê
duyệt dự toán chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở
hạ tầng đô thị của khu vực dự kiến thành lập quận trong trường hợp có phạm vi
liên quan đến nhiều đơn vị hành chính cấp huyện.
b) Ủy ban nhân dân
cấp huyện hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí
lập, thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại I
là thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương,
đô thị loại II, loại III, loại IV, loại V. Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán
chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô
thị của khu vực dự kiến thành lập quận, phường.
4. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán
chi
phí lập
chương trình phát triển đô thị, chi phí lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô
thị là cấp phê duyệt dự toán chi phí điều chỉnh.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Xử
lý chuyển tiếp
1. Đối với các công việc lập đề án
phân loại đô thị; lập chương trình phát triển đô thị; lập hồ sơ đề xuất khu vực
phát triển đô thị; lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh
giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đang thực hiện theo hợp đồng thì
việc thanh toán chi phí căn cứ theo nội dung hợp đồng đã ký.
2. Đối với các công việc lập đề án
phân loại đô thị; lập chương trình phát triển đô thị; lập hồ sơ đề xuất khu vực
phát triển đô thị; lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh
giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng
chưa ký hợp đồng thì cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Thông tư này quyết
định việc áp dụng quy định tại Thông tư này để xác định giá trị hợp đồng.
3. Đối với các các công việc lập đề án
phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị và lập hồ sơ đề xuất khu
vực phát triển đô thị, lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo
đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã phê duyệt dự toán chi phí
nhưng chưa tổ
chức lựa chọn nhà thầu thì cấp có thẩm quyền quy định tại
Điều 7 Thông tư này quyết định việc áp dụng quy định tại Thông tư này để điều
chỉnh chi phí, nếu cần.
Điều 9.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
từ ngày …. tháng … năm 2024
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
12/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định
và quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn kinh tế, TCT Nhà nước;
- Các Sở XD, Sở Quy hoạch và Kiến trúc;
- Công báo, Website CP, Website BXD;
- Lưu: VP, Cục PTĐT, Cục KTXD, Viện KTXD.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi
Xuân Dũng
|
Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư số …/2024/TT-BXD ngày … tháng … năm 2024 của Bộ Xây dựng
PHỤ
LỤC SỐ 1
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Bảng số 1:
Định mức chi phí lập đề án phân loại đô thị
Loại
đô thị dự kiến nâng cấp
|
Loại I
|
Loại II
|
Loại III
|
Loại IV
|
Loại V
|
Định
mức chi phí
(triệu đồng)
|
2,286
|
1,683
|
1,372
|
978
|
406
|
Ghi chú:
- Định mức chi phí
lập đề án phân loại đô thị tại Bảng số 1 áp dụng đối với đô thị loại I trực
thuộc tỉnh. Trường hợp lập đề án phân loại đô thị của đô thị loại I trực thuộc
Trung ương thì định mức chi phí được điều chỉnh với hệ số k = 1,2.
- Trường hợp lập đề
án phân loại đô thị của các đô thị ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới
quốc gia; đô thị ở hải đảo thì định mức chi phí được điều chỉnh với hệ số k =
1,3.
Bảng số 2:
Định mức chi phí lập chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh
Số
lượng đơn vị hành chính cấp huyện
|
≤ 6
|
10
|
15
|
20
|
25
|
30
|
Định
mức chi phí
(triệu
đồng/đơn vị hành chính cấp huyện )
|
210
|
177
|
151
|
136
|
126
|
118
|
Bảng số 3:
Định mức chi phí lập chương trình phát triển từng đô thị
Quy mô dân
số đô thị
(nghìn
người)
|
≤ 4
|
10
|
50
|
100
|
200
|
500
|
1.000
|
3.000
|
Định mức chi phí
(triệu đồng/nghìn
người)
|
81.88
|
45.85
|
18.34
|
12.45
|
7.60
|
4.06
|
2.62
|
1.57
|
Ghi chú: Trường hợp
lập chương trình phát triển đô thị của các đô thị ở miền núi, vùng cao, hải đảo
thì định mức chi phí được điều chỉnh với hệ số k = 1,3.
Bảng số 4:
Định mức chi phí lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
Đơn vị tính: triệu
đồng
Quy mô diện
tích
(ha)
|
≤ 75
|
100
|
200
|
300
|
500
|
750
|
1.000
|
2.000
|
3.000
|
Định mức chi phí
|
438,75
|
511,8
|
776,4
|
813,6
|
915
|
1.098
|
1.248
|
2.112
|
2.664
|
PHỤ
LỤC SỐ 2
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN
1. Nội dung dự toán chi
phí tư vấn
Dự toán chi phí tư vấn gồm các khoản
chi phí: Chi
phí chuyên gia,
chi
phí quản lý,
chi
phí khác,
thu
nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí dự
phòng.
Dự toán chi phí được tổng hợp như sau:
TT
|
Khoản mục
chi phí
|
Diễn giải
|
Giá trị (đồng)
|
Ký hiệu
|
1
|
Chi phí chuyên gia
|
|
|
Ccg
|
2
|
Chi phí quản lý
|
(45% ÷ 55%)
x Ccg
|
|
Cql
|
3
|
Chi phí khác
|
|
|
Ck
|
4
|
Thu nhập chịu thuế
tính trước
|
6% x (Ccg+Cql+Ck)
|
|
TN
|
5
|
Thuế giá trị gia
tăng
|
% x (Ccg+Cql+TN+Ck)
|
|
VAT
|
6
|
Chi phí dự phòng
|
% x (Ccg+Cql+Ck+TN+VAT)
|
|
Cdp
|
|
Tổng cộng:
|
Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp
|
|
Ctv
|
2. Hướng dẫn chi
tiết xác
định dự
toán chi phí
tư vấn
2.1. Chi phí chuyên gia (Ccg): Xác
định theo số
lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia (số lượng tháng - người,
ngày - người hoặc giờ - người) và tiền lương của chuyên gia.
a) Số lượng chuyên gia, thời gian làm
việc của chuyên gia (gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, chuyên gia, kỹ thuật viên) được
xác định theo yêu cầu cụ thể về nội dung, khối lượng công việc, tiến độ thực
hiện của từng loại công việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng
loại chuyên gia. Việc dự kiến số lượng, loại chuyên gia và thời gian thực hiện
của từng loại chuyên gia phải được thể hiện trong đề cương thực hiện công việc
tư vấn. Đề cương thực hiện công việc phải phù hợp với phạm vi, khối lượng
công việc, nội dung, tiến độ thực hiện của công việc cần lập dự toán.
b) Tiền lương chuyên gia được xác định
trên
cơ sở mức
tiền lương chuyên gia trên thị trường hoặc tham khảo mức tiền lương chuyên gia
tư vấn xây dựng do Bộ Xây dựng công bố tương ứng với trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm của chuyên
gia thực hiện công việc.
2.2. Chi phí quản lý (Cql): là khoản chi
phí liên quan đến hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn gồm: Tiền lương của bộ
phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tư vấn, chi phí văn phòng
làm việc, các khoản chi phí đóng bảo hiểm thuộc trách nhiệm của tổ chức tư
vấn... Chi phí quản lý xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) chi phí chuyên gia, cụ
thể như sau:
Chi phí chuyên gia
(tỷ đồng)
|
< 1
|
1÷ < 3
|
≥ 3
|
Tỷ lệ %
|
55
|
50
|
45
|
2.3. Chi phí khác (Ck): gồm chi phí
mua tài liệu, số liệu, bản đồ các loại, chi phí văn phòng phẩm; chi phí khấu
hao thiết bị; chi phí đi lại của chuyên gia; chí phí hội nghị, hội thảo, làm
phim minh họa thực trạng phát triển đô thị và các khoản chi phí khác (nếu
có).
- Chi phí mua tài liệu, số liệu, bản
đồ các loại, chi phí văn phòng phẩm: Xác định trên cơ sở dự kiến nhu cầu cần
thiết của từng loại công việc tư vấn.
- Chi phí khấu hao thiết bị: Xác định
trên cơ sở dự kiến nhu cầu, số lượng thiết bị, thời gian sử dụng thiết bị để
thực hiện công việc. Giá thiết bị là mức giá phổ biến trên thị trường, tỷ lệ
khấu hao thiết bị xác định theo quy định hiện hành.
- Chí phí hội nghị, hội thảo, làm phim
minh họa thực trạng phát triển đô thị: Xác định trên cơ sở dự kiến nhu cầu cần
thiết của từng loại công việc tư vấn.
- Các khoản chi phí khác (nếu có): Xác
định theo dự kiến nhu cầu cần thực hiện của từng loại công việc tư vấn.
2.4. Thu nhập chịu thuế tính trước
(TN): Xác
định bằng 6% của (Chi phí chuyên gia + chi phí quản lý + chi phí khác).
2.5. Thuế giá trị gia tăng (VAT): Xác định
theo quy định hiện hành.
2.6. Chi phí dự
phòng (Cdp): Là khoản chi phí cho những phát sinh trong quá trình
thực hiện công việc tư vấn. Chi phí dự phòng xác định tối đa không quá 10% so
với toàn bộ các khoản chi phí nói trên.