Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 85/1999/TT-BTC thực hiện Quy chế tổ chức huy động,quản lý,sử dụng khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng xã,thị trấn

Số hiệu: 85/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 07/07/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 85/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85/1999/TT-BTC NGÀY 7 THÁNG 07 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN

Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16-4-1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn.
Nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc dân chủ, tự nguyện trong việc huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã); huy động phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các khoản đóng góp đó, Bộ Tài chính hướng dẫn một số quy định về đối tượng huy động, hình thức đóng góp, mức huy động và quá trình tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư cho công trình cơ sở hạ tầng như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG HUY ĐỘNG, HÌNH THỨC ĐÓNG GÓP VÀ MỨC HUY ĐỘNG:

1/ Xác định đối tượng huy động:

Căn cứ vào tổng mức tối đa huy động đóng góp của nhân dân, các đối tượng được xét miễn giảm do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng của công trình, nhu cầu vốn cần huy động đóng góp cho công trình, Uỷ ban Nhân dân xã xác định các đối tượng huy động và tính toán mức huy động đối với từng đối tượng huy động. Việc tính toán mức đóng góp cho từng đối tượng theo hộ gia đình và căn cứ vào một trong các tiêu thức sau:

- Số nhân khẩu;

- Diện tích đất canh tác;

- Các tiêu thức khác.

Việc chọn ra tiêu thức hợp lý cho việc tính mức đóng góp của từng đối tượng do nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.

2/ Hình thức đóng góp:

2.1. Căn cứ vào tính chất thi công và tình hình thực tế của mỗi công trình, nhân dân có thể thực hiện việc đóng góp theo các hình thức bằng: tiền, hiện vật và ngày công lao động.

2.2. Phương thức quy đổi ra giá trị để hạch toán:

Việc xác định mức quy đổi các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động ra tiền để hạch toán phải căn cứ vào mức giá quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí.

Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động, các xã phải lập sổ kế toán để theo dõi riêng.

2.3. Trường hợp giá cả hiện vật, ngày công lao động tại thời điểm đóng góp có chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn 20% so với giá quy đổi thì Uỷ ban Nhân dân xã phải tổ chức nhân dân bàn bạc, thống nhất về giá cả để quy đổi thành tiền đối với hiện vật và ngày công lao động.

3/ Xác định mức đóng góp đối với từng đối tượng:

Xác định nhu cầu vốn cần huy động đóng góp:

a/ Việc xác định nhu cầu vốn cần huy động và mức huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân phải căn cứ vào thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân.

b/ Nhu cầu vốn cần huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã được xác định bằng tổng nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng công trình (dự toán công trình đã được nhân dân bàn và quyết định trực tiếp) trừ đi tổng các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng công trình như:

- Ngân sách nhà nước: hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên, từ ngân sách xã;

- Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng công trình;

- Các nguồn vốn khác.

3.2. Tính toán mức đóng góp của từng đối tượng: Việc tính toán, xác định mức đóng góp cho từng đối tượng cụ thể được thực hiện như sau:

a/ Tính tổng nhu cầu vốn cần huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình theo điểm b, khoản 3.1.

b/ Xác định nhu cầu vốn cần huy động trong từng giai đoạn phù hợp với tiến độ thi công và tiến độ huy động cho đầu tư xây dựng công trình. Việc xác định dựa trên các căn cứ sau:

- Tiến độ thực hiện thi công công trình (căn cứ vào dự toán thi công công trình và tình hình thực tế thi công);

- Tình hình thực tế huy động, tồn quỹ, tồn kho vật liệu và vốn cho đầu tư xây dựng công trình.

c/ Xác định mức miễn, giảm cho các đối tượng: Căn cứ vào các đối tượng được miễn, giảm theo quy định của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban Nhân dân xã tính toán mức giảm với từng đối tượng để nhân dân bàn và quyết định.

d/ Việc tính toán, xác định mức đóng góp cụ thể của từng đối tượng phải được thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo công bằng, hợp lý. Căn cứ theo tiêu thức phân bổ nêu tại Mục I, khoản 1; các đối tượng được miễn, giảm, mức giảm cho các đối tượng, các xã dự kiến cách thức tính và mức đóng góp của từng đối tượng để nhân dân bàn bạc và quyết định.

II. TỔ CHỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN ĐỂ ĐẦU TƯ CHO CÔNG TRÌNH:

1/ Tổ chức huy động:

1.1. Căn cứ chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã chỉ đạo Trưởng thôn, Trưởng bản phối hợp với Ban công tác mặt trận tại các thôn, bản để tổ chức vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở xã.

Các xã có trách nhiệm thông báo cho nhân dân về thời hạn đóng góp, địa điểm đóng góp, mức đóng góp đối với từng đối tượng trong từng lần huy động.

1.2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm thu; thực hiện công tác kế toán quá trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho xây dựng công trình theo đúng các quy định pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành và các quy định hướng dẫn quản lý ngân sách xã của Bộ Tài chính như: Thông tư số 01/1999/TT -BTC ngày 4 tháng 1 năm 1999 hướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã, thị trấn, phường; Thông tư số 76 TC/ĐTPT ngày 1 tháng 11 năm 1997 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện, xã; Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 5 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

1.3. Trường hợp Uỷ ban Nhân dân xã uỷ quyền cho các Trưởng thôn, Trưởng bản thu các khoản đóng góp của nhân dân:

- Trưởng thôn, Trưởng bản nhận biên lai thu từ Ban Tài chính xã để thực hiện thu các khoản đóng góp của nhân dân; Ban Tài chính xã có trách nhiệm hướng dẫn cho các Trưởng thôn, Trưởng bản về việc quản lý và sử dụng biên lai, chứng từ thu;

- Trưởng thôn, Trưởng bản có trách nhiệm nộp các khoản thu đóng góp của nhân dân cho Ban Tài chính xã ngay trong ngày có phát sinh số thu để Ban Tài chính xã kịp thời hạch toán các khoản đóng góp của nhân dân.

1.4. Sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận các khoản đóng góp của nhân dân, Ban Tài chính xã có trách nhiệm nộp vào kho bạc Nhà nước số tiền đóng góp của nhân dân để cấp phát kịp thời cho đầu tư xây dựng công trình.

2/ Quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thị trấn phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

3/ Các chi phí cho việc mời thầu, thuê thiết kế công trình, tổ chức thẩm định công trình, tổ chức nghiệm thu công trình và một số chi phí khác đã được nhân dân bàn và nhất trí được hạch toán vào giá trị công trình. Việc dự toán, quản lý và sử dụng các chi phí này phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành đồng thời phải được nhân dân bàn bạc và nhất trí.

4/ Bồi thường thiệt hại, đền bù giải phóng mặt bằng:

Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, nếu có phát sinh các trường hợp gây thiệt hại về tài sản của nhân dân như hoa màu, đất đai..., Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm:

4.1. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng vận động nhân dân coi những thiệt hại đó là khoản tự nguyện ủng hộ việc thi công công trình vì lợi ích chung;

4.2. Trong trường hợp mức thiệt hại lớn, Uỷ ban Nhân dân xã cần phải tính toán đền bù cho nhân dân và tính vào dự toán công trình để tính chung trong tổng nhu cầu vốn cần huy động và phân bổ cho tất cả các đối tượng đóng góp.

4.3. Đối với những công trình có thể có nguồn thu khi đưa vào sử dụng, Uỷ ban nhân dân xã xây dựng phương án sử dụng nguồn thu để bồi thường, đền bù cho những người bị thiệt hại trên cơ sở có sự thoả thuận, nhất trí của những người được đền bù.

5/ Quyết toán công trình:

5.1. Sau khi kết thúc thi công công trình, các xã có trách nhiệm tiến hành quyết toán việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình và phải tuân theo các quy định hiện hành về quyết toán vốn xây dựng cơ bản: Thông tư số 76 TC/ĐTPT ngày 1 tháng 11 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện, xã; Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 5 tháng 5 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

5.2. Trường hợp có phát sinh chênh lệch thu-chi:

a/ Nếu phát sinh số thu lớn hơn chi, thì việc sử dụng số chênh lệch thừa này do nhân dân bàn và quyết định.

b/ Nếu phát sinh số thu nhỏ hơn chi, thì phải tổ chức cho nhân dân bàn và quyết định các phương án bổ sung phần chênh lệch thiếu theo hướng:

- Huy động các nguồn kinh phí khác: ngân sách Nhà nước các cấp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước...

- Huy động đóng góp bổ sung của nhân dân.

6/ Thực hiện báo cáo và công khai tài chính:

6.1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết toán công trình được duyệt, Uỷ ban Nhân dân xã lập báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân gửi cho Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, đồng thời trình ra Hội đồng nhân dân xã trong kỳ họp gần nhất. Các báo cáo gồm:

a/ Báo cáo tài chính về tình hình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho công trình (theo Biểu số 1, phụ lục đính kèm).

b/ Báo cáo tình hình chấp hành dự toán thiết kế và dự toán thi công của công trình;

c/ Biên bản nghiệm thu và báo cáo đánh giá chất lượng của công trình;

d/ Báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động của công trình.

6.2. Trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho đầu tư xây dựng công trình, các xã phải thực hiện công khai tài chính theo các quy định tại Thông tư số 29/1999/TT-BTC ngày 19 tháng 3 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân và các quy định khác của pháp luật hiện hành về thực hiện công khai tài chính.

7/ Đối với trường hợp nhân dân trong phạm vi một thôn, xóm, ấp bản hoặc một cộng đồng dân cư (theo tôn giáo, dòng họ) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản lý việc đầu tư xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư đó, Uỷ ban Nhân dân xã có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán công trình, thanh quyết toán công trình, thực hiện công khai tài chính; lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

2/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện các quy định của Thông tư này.

3/ Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

BIỂU SỐ 1:

- Xã:......

- Tên công trình:.....

- Thời gian: Thực hiện từ ngày......tháng......năm..... đến ngày .....tháng.... năm....

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CHO CÔNG TRÌNH.

(Đơn vị tính: .........đồng)

Các khoản thu

Số tiền

Sử dụng nguồn thu

Số tiền

Phản ánh theo từng mục đích thu cụ thể:
1- Thu các khoản hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước các cấp cho đầu tư xây dựng công trình;
2- Thu các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng công trình;
3- Thu các khoản huy động đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình;
4- Thu khác.
_____________
Tổng thu:

 

Phản ánh theo từng mục đích chi cụ thể:
1- Các khoản chi cho đầu tư xây dựng công trình (ghi theo từng mục đích chi cụ thể)
2- Chi khác (nếu có).
_____________
Tổng chi:

 

Chênh lệch

 

Chênh lệch

 

Ngày..... tháng...... năm...
TM. Uỷ ban Nhân dân xã

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 85/1999/TT-BTC

Hanoi, July 7, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON ORGANIZATION OF THE MOBILIZATION, MANAGEMENT AND USE OF THE PEOPLE�S VOLUNTARY CONTRIBUTIONS FOR THE CONSTRUCTION OF INFRASTRUCTURE OF COMMUNES AND DISTRICT TOWNSHIPS

Pursuant to the Government’s Decree No. 24/1999/ND-CP of April 16, 1999 promulgating the Regulation on organization of the mobilization, management and use of the peoples voluntary contributions for the construction of infrastructure of communes and district townships.
In order to ensure the principle of democracy and voluntarism in the mobilization of the peoples contributions for investment in the construction of infrastructure projects in communes and district townships (hereafter collectively referred to as communes); and that the mobilization is carried out in suitability with the peoples contribution capability, and the mobilized contributions are managed and used in an effective and transparent manner, the Ministry of Finance hereby guides a number of regulations on mobilization target objects, contribution forms, mobilization levels and organizing process, management and use of the peoples contributions for investment in infrastructure projects, as follows:

I. MOBILIZATION TARGET OBJECTS, CONTRIBUTION FORMS AND MOBILIZATION LEVELS:

1. Determination of mobilization target objects:

Basing themselves on the total maximum level of mobilization of the peoples contributions, the objects considered for contribution reduction or exemption as defined by the Peoples Councils of the provinces and centrally-run cities, the characteristics and use purposes of projects to be invested, and the demand for capital to be mobilized for such projects, the commune Peoples Committees shall determine the mobilization target objects and calculate contribution level for each mobilization target object. The contribution level shall be calculated for each family household and based on one of the following criteria:

- The number of family members;

- The acreage of cultivation land;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The selection of rational criteria for the calculation of contribution level for each object shall be directly discussed and decided by the people.

2. Contribution forms:

2.1. Based on the construction characteristics and actual conditions of each project, the people may make their contributions in the following forms: in cash, in kind or workdays.

2.2. The mode of converting contributions into accountable value for accounting:

The determination of rates applicable to the conversion of contributions in kind or workdays into cash for accounting purpose shall be based on the conversion rates discussed and unanimously agreed upon by the people.

For contributions in kind or workdays, the communes shall have to set accounting books for separate monitoring.

2.3. In cases where the prices of contributions in kind or workdays at the time such contributions are made are 20% higher or lower than the conversion rates, the commune Peoples Committees shall have to rally the people to discuss and reach a unanimity on prices for conversion of contributions in kind and workdays into cash.

3. Determination of contribution level for each object:

3.1. Determination of the demand for capital to be mobilized:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The demand for capital to be mobilized as the voluntary contributions of the people in a commune shall be determined equal to the total capital demanded for investment in the construction of projects in such commune (provided that the projects cost estimates have already been directly discussed and decided by the people) minus the total of other capital sources available for investment in the construction of such projects, such as:

- The State budget: supports from the higher-level budget or from the commune budget;

- Financial aids or direct assistance of organizations and individuals at home and abroad for investment in projects construction;

- Other capital sources.

3.2. Calculation of contribution level for each object: The contribution level for each object shall be calculated and determined as follows:

a/ Calculation of the total capital demanded to be mobilized from the peoples contributions for investment in projects construction shall comply with Point b, Clause 3.1.

b/ Determination of the capital demanded to be mobilized in each period shall conform with the construction tempo and the schedule for mobilizing capital for investment in projects construction. The determination shall be based on the following:

- The tempo of the projects construction (on the basis of projects construction schedule and actual construction situation);

- The actual situation of mobilization, cash balance and stock of materials and capital for investment in projects construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The calculation and determination of specific contribution level for each object must be conducted in an open and democratic manner ensuring the equality and reasonability. Basing themselves on the contribution assignment criteria specified in Section I, Clause 1; and the objects eligible for reduction or exemption as well as the reduction levels for such objects, the communes shall predetermine the calculation method and contribution level for each object, to be discussed and decided by the people.

II. ORGANIZING THE MOBILIZATION, MANAGEMENT AND USE OF THE PEOPLES CONTRIBUTIONS FOR INVESTMENT IN PROJECTS:

1. Organizing the mobilization:

1.1. Basing themselves on the mobilization guidelines and levels already approved, the presidents of the commune Peoples Committees shall direct the village or hamlet chiefs to coordinate with the Front Working Committees in their villages or hamlets in organizing the mobilization of the peoples contributions for the construction of infrastructure projects in their communes.

The communes shall have to notify their inhabitants of the contribution time limit, places and levels applicable to each object in each mobilization.

1.2. The commune finance committees shall have to collect and conduct the accounting of the collection, management and use of the peoples contributions for the construction of local projects according to the provisions of the legislation on the current regime of commune budget accounting and the Ministry of Finances regulations guiding the management of commune budgets, such as: Circular No. 01/1999/TT-BTC of January 4, 1999 guiding the management of budget revenues and expenditures in communes, district townships and wards; Circular No. 76-TC/DTPT of November 1st, 1997 guiding the management and allocation of capital construction investment funds included in district and commune budgets; and Circular No. 47/1999/TT-BTC of May 5, 1999 guiding the management and allocation of investment capital for infrastructure projects in mountainous, deep-lying and remote communes meeting with great difficulties.

1.3. In cases where the commune Peoples Committees authorize the village or hamlet chiefs to collect the peoples contributions:

- The village or hamlet chiefs shall get receipts from the commune finance committees to effect the collection of the peoples contributions; the commune committees shall have to guide the village or hamlet chiefs in the management and use of collection receipts and vouchers;

- The village or hamlet chiefs shall have to remit the collected amounts of peoples contributions to the commune finance committees right on the date such contributions are collected, so that the latter can promptly account such peoples contributions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Management and use of the peoples contributions for investment in the construction of infrastructure projects in communes and district townships must strictly comply with the provisions of the current legislation on budget and capital construction investment management.

3. Expenses for bidding solicitation, hiring of project designing and organization of project appraisal, pre-acceptance inspection and a number of other expenses already discussed and unanimously agreed upon by the people shall be accounted into the projects value. The estimating, management and use of such expenses must comply with the current law provisions, and at the same time be discussed and unanimously agreed upon by the people.

4. Compensations for damage and site clearance:

In the course of construction of projects, if damage is caused to such peoples property as cultivation crops, land..., the commune Peoples Committees shall have to:

4.1. Coordinate with the local Fatherland Front Committees and mass organizations in persuading the people to reckon such damage as voluntary contributions to the construction of projects for the common interest;

4.2. In cases of heavy damage, the commune Peoples Committees shall have to calculate and pay compensation therefor to people, and account them into the cost estimates of projects for subsequent incorporation into the total capital demanded to be mobilized and assigned to all contribution objects.

4.3. For projects that might yield revenues when they are put into use, the commune Peoples Committees shall work out plans for use of such revenues to pay compensations to the damage-suffering people on the basis of agreement and unanimity of the compensation recipients.

5. Project final settlement:

5.1. Upon the completion of construction of projects, the concerned communes shall have to make the final settlement of collection and use of the peoples contributions for investment in the construction of such projects according to the following current regulations on final settlement of capital construction funds: Circular No.76-TC/DTPT of November 1st, 1997 of the Ministry of Finance guiding the management and allocation of capital construction funds included in commune and district budgets, Circular No.47/1999/TT-BTC of May 5, 1999 of the Ministry of Finance guiding the management and allocation of investment capital to infrastructure projects in mountainous, deep-lying and remote communes meeting with great difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If the revenue amount is larger than expenditure amount, the use of the difference therebetween shall be discussed and decided by the people.

b/ If the revenue amount is smaller than the expenditure amount, the people shall discuss and decide plans for offsetting the deficit along the following direction:

- Mobilization of other funding sources: the State budget of all levels, assistance from domestic and overseas organizations, ...

- Mobilization of additional contributions of the people.

6. Effecting the financial reporting and publicity:

6.1. Fifteen days after the project final settlement is approved, the commune Peoples Committee shall make and send reports on the collection, management and use of the peoples contributions to the district Peoples Committee, and at the same time present them at the nearest meeting of the commune Peoples Council. The reports shall include:

a/ Financial report on the mobilization, management and use of contributions for the project;

b/ Report on the implementation of the projects designing and construction cost estimates;

c/ Minutes on pre-acceptance inspection, and report on the projects quality assessment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.2. In the course of mobilizing, managing and using contributions for investment in the construction of projects, the communes shall have to implement the regime of financial publicity according to Circular No. 29/1999/TT-BTC of March 19, 1999 of the Ministry of Finance guiding the implementation of financial publicity with regard to funds having revenues from the peoples contributions, and other provisions of the current legislation on implementation of financial publicity.

7. In cases where the people in a village, hamlet, mountainous village or population community (following the same religion or belonging to a family lineage) of a commune voluntarily organize the mobilization of contributions and manage by themselves the investment of such contributions in the construction of a project in direct service of such population communitys interest, the commune Peoples Committee shall have to guide the elaboration of the projects cost estimate and final settlement, as well as the implementation of financial publicity; then make and send report to the higher-level administration in acknowledgment of the peoples contributions for investment in the construction of infrastructure in its locality.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation.

2. The presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide and implement the provisions of this Circular.

3. Any problem arising in the course of implementation shall be reported to the Ministry of Finance for study and solution.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 85/1999/TT-BTC ngày 07/07/1999 thực hiện Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.249

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.234.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!