Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 37/2014/TT-BGTVT phạm vi bảo vệ hành lang an toàn đường sắt đô thị Bộ Giao thông vận tải

Số hiệu: 37/2014/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 03/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị

Vừa qua Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 37/2014/TT-BGTVT quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị.

Theo đó từ 01/11/2014 sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể về phạm vi bảo vệ của:

- Công trình đường sắt đô thị đi trên cao;
- Công trình đường sắt đô thị đi trên mặt đất;
- Công trình đường sắt đô thị đi ngầm;
- Công trình đường sắt đô thị trong các trường hợp đặc biệt.

Ngoài ra, ban hành kèm thông tư là bản vẽ mô phỏng mặt cắt các thể hiện phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực như Dự án đường sắt đô thị TPHCM – Metro thì không phải áp dụng theo các yêu cầu tại Thông tư.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH, HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông dọc theo tuyến, tại nhà ga, đề-pô của đường sắt đô thị (không điều chỉnh đối với loại hình đường sắt một ray tự động dẫn hướng (monorail), đường xe điện bánh sắt (tramway), đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng chạy qua khu vực đô thị).

2. Đối với hệ thống thông gió, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, công trình phục vụ phòng chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, đường hầm lên, xuống nhà ga và các công trình, thiết bị phụ trợ khác, phạm vi bảo vệ công trình thực hiện theo các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đường sắt đô thị ở Việt Nam từ bước lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, bảo trì, khai thác công trình cũng như khi tham gia các hoạt động khác ở khu vực tiếp giáp với phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị, có khả năng gây mất an toàn cho công trình đường sắt đô thị.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình đường sắt đô thị là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt đô thị, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, nhà ga, đề-pô, đường hầm lên, xuống nhà ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông gió, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện, công trình phục vụ phòng chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn và các công trình thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị là khu vực bao quanh công trình đường sắt đô thị nhằm ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định, tuổi thọ của công trình và phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt đô thị.

3. Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị là khoảng trống dọc theo đường ray nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.

4. Đề-pô (depot) là nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác.

5. Nhà ga nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu.

6. Khu gian là đoạn tuyến đường sắt nối hai nhà ga liền kề.

7. Vùng không được xây dựng công trình khác là vùng đất bao quanh hầm để bảo vệ công trình đường sắt mà trong đó không được xây dựng các công trình khác ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và an toàn công trình đường sắt đô thị.

8. Vùng kiểm soát xây dựng công trình khác là vùng đất phía trên, bên ngoài vùng không được xây dựng công trình khác mà trong đó khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình hiện hữu phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và an toàn công trình đường sắt đô thị.

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Đối với đường sắt đô thị trên khu gian, phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông luôn nằm bên trong khu vực phạm vi bảo vệ đường sắt. Phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị có đường bao ngoài cùng trùng với đường bao ngoài của phạm vi bảo vệ đường sắt đô thị.

2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị được quy định khác nhau tùy thuộc đường sắt đi trên cao, đi trên mặt đất hay đi ngầm; tùy thuộc quỹ đất và do cấp quyết định đầu tư tuyến đường sắt đô thị đó phê duyệt, nhưng không nhỏ hơn trị số quy định tại Thông tư này.

3. Việc xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Đảm bảo an toàn cho công trình và an toàn chạy tàu;

b) Thuận lợi trong công tác bảo trì và thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết;

c) Tiết kiệm không gian và quỹ đất.

4. Trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị, không được tự ý xây dựng công trình hoặc lắp đặt các thiết bị sử dụng cho mục đích khác; chiếm dụng không gian; thực hiện các hành vi xâm phạm đến sự ổn định, tuổi thọ công trình và an toàn chạy tàu.

5. Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình hiện hữu nằm trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị, chủ công trình phải thỏa thuận với cơ quan chủ quản tuyến đường sắt đô thị đó và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

6. Đối với trường hợp đường sắt đô thị đi trên cao, có thể cho phép sử dụng tạm thời mặt đất và không gian phía dưới gầm cầu cạn đường sắt cho mục đích giao thông đường bộ nhưng phải đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Chương II

PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Mục 1. PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ĐI TRÊN CAO

Điều 5. Trên khu gian

1. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn 2,0 mét (m) tính từ điểm cao nhất của kết cấu cầu và không thấp hơn trị số sau đây tính từ đỉnh ray:

a) 6,3 mét (m) đối với tuyến áp dụng phương thức lấy điện trên cao;

b) 4,3 mét (m) đối với tuyến áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba.

2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương nằm ngang không nhỏ hơn 3,0 mét (m) tính từ mép ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra hai bên.

Điều 6. Tại nhà ga

1. Phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga đường sắt đô thị theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn 2,0 mét (m) tính từ điểm cao nhất của kết cấu nhà ga.

2. Phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga đường sắt đô thị theo phương nằm ngang không nhỏ hơn 3,0 mét (m) tính từ điểm ngoài cùng của kết cấu nhà ga.

3. Trường hợp nhà ga đường sắt đô thị là một phần của tổ hợp công trình sử dụng đa năng, phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga là toàn bộ phần công trình và không gian dành cho nhà ga.

Mục 2. PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ĐI TRÊN MẶT ĐẤT

Điều 7. Trên khu gian

1. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương thẳng đứng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương nằm ngang không nhỏ hơn trị số sau:

a) Đối với đường đắp là 3,0 mét (m), tính từ chân nền đắp hoặc mép ngoài chân tường chắn đất trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 1 Phụ lục I của Thông tư này);

b) Đối với đường đào là 3,0 mét (m), tính từ mép đỉnh nền đào hoặc mép trong đỉnh tường chắn đất trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 2 Phụ lục I của Thông tư này);

c) Đối với nền đường không đắp, không đào là 6,1 mét (m), tính từ tim đường ngoài cùng trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 3 Phụ lục I của Thông tư này).

3. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương nằm ngang đối với cầu có chiều dài dưới 20,0 mét (m), thực hiện theo quy định của phạm vi bảo vệ công trình đường hai đầu cầu (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 4 Phụ lục I của Thông tư này); đối với cầu có chiều dài từ 20,0 mét (m) trở lên, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

Điều 8. Tại nhà ga

1. Phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga đường sắt đô thị khi đi trên mặt đất được quy định như quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

2. Trường hợp nhà ga có tường rào bao quanh, phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga tính từ mép ngoài tường rào trở vào.

Điều 9. Tại đề-pô

Phạm vi bảo vệ công trình của đề-pô bao gồm tường rào, mốc chỉ giới và toàn bộ vùng đất, khoảng không phía trong tường rào, mốc chỉ giới.

Mục 3. PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ĐI NGẦM

Điều 10. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị đi ngầm

1. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị đi ngầm bao gồm vùng không được xây dựng công trình khác và vùng kiểm soát xây dựng công trình khác.

2. Trong phạm vi vùng không được xây dựng công trình khác, không một công trình nào khác được phép xây dựng.

3. Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình hiện hữu trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác, chủ công trình phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Thông tư này.

4. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị đi ngầm được mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 5, Hình vẽ số 6 và Hình vẽ số 7 Phụ lục II của Thông tư này.

Điều 11. Vùng không được xây dựng công trình khác

Vùng không được xây dựng công trình khác là vùng đất bao quanh hầm, có mặt cắt hình chữ nhật, được xác định như sau:

1. Đối với hầm tròn, phía trên và phía dưới cách đỉnh hầm hoặc đáy hầm một lần đường kính vỏ hầm; hai bên cách mép ngoài của vỏ hầm một nửa đường kính ngoài vỏ hầm.

2. Đối với hầm chữ nhật, phía trên và phía dưới cách đỉnh hầm hoặc đáy hầm một khoảng bằng 6,0 mét (m); hai bên cách mép ngoài hầm một khoảng bằng 3,0 mét (m).

3. Đối với hầm có dạng mặt cắt khác, quy về hầm tròn hoặc hầm chữ nhật tùy thuộc vào mặt cắt hầm gần giống với hình nào hơn.

Điều 12. Vùng kiểm soát xây dựng công trình khác

1. Vùng kiểm soát xây dựng công trình khác là vùng đất phía trên, bên ngoài vùng không được xây dựng công trình khác, nằm trong phạm vi hình thang có đáy bé (ở phía dưới) là đoạn thẳng nằm ngang chia đôi vùng không được xây dựng công trình khác và đáy lớn là mặt đất tự nhiên (ở phía trên) với kích thước của đáy lớn được xác định như sau:

a) Trong khu gian là 30,0 mét (m), tính từ tim hầm trở ra mỗi bên;

b) Tại khu vực nhà ga ngầm là 40,0 mét (m), tính từ tim hầm trở ra mỗi bên.

2. Trường hợp nhà ga ngầm là một phần công trình nằm trong phạm vi của tổ hợp công trình sử dụng đa năng, phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga ngầm là toàn bộ phần công trình và không gian dành cho nhà ga ngầm.

Mục 4. PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 13. Trường hợp chồng lấn với hành lang an toàn đường bộ hoặc phạm vi bảo vệ công trình di tích lịch sử - văn hóa

1. Trong trường hợp phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị và hành lang an toàn đường bộ bị chồng lấn, cho phép khoảng cách giữa mép ngoài theo phương nằm ngang của hai công trình không nhỏ hơn 0,1 mét (m). Công trình nào xây dựng sau phải có các biện pháp gia cường cần thiết, đảm bảo tuyệt đối an toàn chung.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án đường sắt đô thị, gặp trường hợp công trình di tích lịch sử - văn hóa không thể di dời hoặc phải đền bù giải tỏa đặc biệt khó khăn, cho phép thu hẹp phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị tại vị trí đó, cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp đường sắt đô thị đi trên cao, khoảng cách mép ngoài của công trình đường sắt đô thị đến phạm vi bảo vệ công trình di tích lịch sử - văn hóa không nhỏ hơn 0,1 mét (m);

b) Đối với trường hợp đường sắt đô thị đi trên mặt đất, khoảng cách từ tim đường ngoài cùng đến phạm vi bảo vệ công trình di tích lịch sử - văn hóa không nhỏ hơn 3,1 mét (m);

c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, khi xây dựng công trình đường sắt đô thị ở vùng lân cận công trình di tích lịch sử - văn hóa, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình đường sắt đô thị quyết định và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt nêu ở khoản 1 và khoản 2 của Điều này; đồng thời phải có các giải pháp kỹ thuật cần thiết để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho công trình.

Chương III

QUẢN LÝ, BẢO VỆ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 14. Hoạt động bảo vệ

Hoạt động bảo vệ phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị thực hiện theo quy định của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 15. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ

Trách nhiệm quản lý, bảo vệ đối với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 36, 61 và Điều 80 của Luật Đường sắt.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.

Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại quyết định phê duyệt đó.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Trưởng ban Ban An toàn giao thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản, gửi về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 18;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (10).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Thông tư số 37/2014/TT-BGTVT ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ĐI TRÊN MẶT ĐẤT THEO PHƯƠNG NẰM NGANG

Hình vẽ số 1

Hình vẽ số 2

Hình vẽ số 3

PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TẠI VỊ TRÍ CẦU CÓ CHIỀU DÀI < 20M THEO PHƯƠNG NẰM NGANG

(Chiều dài cầu được tính từ đuôi mố bên này đến đuôi mố bên kia)

Hình vẽ số 4

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Thông tư số 37/2014/TT-BGTVT ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ĐI NGẦM

Hình vẽ số 5. Đối với hầm tròn

Hình vẽ số 6. Đối với hầm hình vuông, hình chữ nhật

PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ ĐI NGẦM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP GA NGẦM

Hình vẽ số 7

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 37/2014/TT-BGTVT

Hanoi, September 03, 2014

 

CIRCULAR

SAFE CLEARANCE DISTANCES AND SAFETY CORRIDORS OF URBAN RAILROADS

Pursuant to the Law on Railway transport No. 35/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of Director of Department of Transport Infrastructure and Director of Vietnam Railway Administration,

The Minister of Transport promulgates a Circular on safe clearance distance and corridor of urban railroads.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular provides for safe clearance distance and safety corridor along the railway, at the stations and depots of urban railway (excluding monorail, tramway, national railway and dedicated railway running through urban areas).

2. Relevant laws shall apply to ventilation, power supply, water supply and drainage, communication, signalling systems, fire safety works, rescue equipment, subway entrance and exit, auxiliary works and devices, safe clearance distances.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations and individuals involved in urban railway transport in Vietnam, including planning, investment preparation, investment, management, maintenance, operation and other activities in the vicinity of the safe clearance distance and safety corridor of urban railway that may threaten the safety of urban railway transport.

Article 3. Definitions

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “urban railway work” means a work serving urban railway transport, including bridges, drains, tunnels, embankments, stations, depots, entrances and exits, water drainage, ventilation, communication, signaling, power supply systems, fire safety works, rescue equipment and other auxiliary railway works.  

2. “safe clearance distance” means a mandatory distance from the urban railway work meant to prevent infringement that may affect the stability, lifespan of the works and serve maintenance of urban railway.

3. “safety corridor” means the empty area along the rail meant to ensure safety of train operation and facility rescue.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. “station” means the place where the train stops to load or unload passengers; where essential services are provided for passengers and where machinery and equipment serving train operation are installed.

6. “block” means the rail that connects two stations.

7. “forbidden area” means the area around the tunnel in which other works must not be built in order to avoid affecting stability and lifespan of the urban railway work.

8. “restricted area” means the area above or outside the forbidden area in which other construction of new or repair of works must be strictly controlled in order to avoid affecting stability and lifespan of the urban railway work.

Article 4. General rules

1. The safety corridor within a block between two stations is always within the safe clearance distance from the rail. The outer most boundary of the safety corridor is the same as the safe clearance distance.

2. The scope of the safe clearance distance varies according to the level of the rail (elevated, underground or surface rails); according to available land area approved by the authority that permits the construction of the railway line, but shall not fall below the values specified in this Circular.

3. The safe clearance distance shall:

a) ensure safety of the railway work and train operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) minimize land use.

4. New constructions and installation of equipment serving other purposes are not permitted within the urban railway safe clearance distance; intrusion and other acts that affect stability and lifespan of urban railway works and train operation safety are prohibited.

5. When building, renovating or upgrading a construction work within the safe clearance distance, the owner must reach an agreement with its supervisory body and obtain a construction license as prescribed by law.

6. The land area below elevated urban rail and rail bridge may be used for road traffic provided road safety and urban landscape are ensured and permission is granted by a competent authority.

Chapter II

SAFE CLEARANCE DISTANCE OF URBAN RAILWAY WORKS

Section 1. SAFE CLEARANCE DISTANCES OF ELEVATED URBAN RAILWAY WORKS

Article 5. Safe clearance distance at blocks

1.  The minimum vertical safe clearance distance is 2 m from the highest point of the bridge and:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) 4.3 m from the top of the rail if power is supplied by a third rail.

2.  The minimum horizontal safe clearance distance is 3 m from the outer most edge of the bridge to the sides.

Article 6. Safe clearance distance at stations

1.  The minimum vertical safe clearance distance is 2 m from the highest point of the station.

2.  The minimum horizontal safe clearance distance is 3 m from the outer most boundary of the station.

3. In the cases where a station is part of a multi-purpose complex, the safe clearance distance of the station is the boundary of the entire work and space of the station.

Section 2. SAFE CLEARANCE DISTANCES OF URBAN RAILWAY WORKS AT GROUND LEVEL

Article 7. Safe clearance distance at blocks

1. The vertical safe clearance distance is the same as that specified in Clause 1 Article 5 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For rail embankment: 3 m from the bottom of the embankment or outer edge of the wall to the sides (see Figure 1 in Appendix I hereof);

b) For rail trench: 3 m from the top of the trench or the wall to the sides (see Figure 2 in Appendix I hereof);

c) For surface rail: 6.1 m from the centerline to the sides (see Figure 3 in Appendix I hereof).

3. The vertical safe clearance distance of bridges shorter than 20 m is specified in Figure 4 in Appendix I hereof; vertical safe clearance distance of bridges of ≥ 20 m is the same as that specified in Clause 2 Article 5 of this Circular.

Article 8. Protection area at stations

1. The safe clearance distance of a surface station is the same as that specified in Article 5 of this Circular.

2. Walls or fences (if any) of the station indicate its safe clearance distance.

Article 9. At depots

The safe clearance distance of a depot is indicated by its fences and landmarks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Safe clearance distances of underground urban railway works

1. The safe clearance distance of an underground urban railway work covers its forbidden area and restricted area.

2. No other construction works are allowed within the forbidden area.

3. When building, renovating or upgrading a construction work within the restricted area, the owner comply with provisions of Clause 5 Article 4 of this Circular.

4. Safe clearance distances of underground urban railway works are specified in Figure 5, Figure 6 and Figure 7 in Appendix II hereof.

Article 11. Forbidden area

The forbidden area is the land area around the tunnel, has a rectangle cross-section and is determined as follows:

1. For round tunnel, the distance between the edges of the forbidden area and the top and bottom of the tunnel is the same as the diameter of the tunnel; the distance between the edges of the forbidden area and the sides of the tunnel is half the diameter of the tunnel.

2. For rectangle tunnel, the distance between the edges of the forbidden area and the top and bottom of the tunnel is 6 m; the distance between the edges of the forbidden area and the sides of the tunnel is 3 m.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Restricted area

1. The restricted area is the land area above and outside the forbidden area, has the shape of a trapezium whose bottom edge divides the restricted area and top edge is the natural surface. Dimension of the top edge:

a) Within a block: 30 m from the centerline of the tunnel to the sides;

b) At underground station: 40 m from the centerline of the tunnel to the sides.

2. If the underground station is part of a multi-purpose complex, its safe clearance distance is the boundary of the entire work and space of the station.

Section 4. SAFE CLEARANCE DISTANCES OF URBAN RAILWAY WORKS IN SPECIAL CASES

Article 13.

1. In the cases where the safe clearance distance of an urban railway work and road safety corridor overlap, the minimum distance between the edges of two works is 0.1 m. The works that are built afterwards must be reinforced to ensure public safety.

2. In case of a historic site that cannot be relocated or extreme difficulties in land clearance, the safe clearance distance of the urban railway work at such location may be decreased. To be specific:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For surface railway: the minimum distance between the edge of the railway work to the safety perimeter of the historic site is 3.1 m;

c) Notwithstanding provisions of Clause 2a and Clause 2b of this Article, the construction of an urban railway work that is adjacent to a historic site must comply with regulations of law on cultural heritage.

3. The person that decided the investment in the urban railway project shall assume responsibility for the cases mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article and shall take technical measures to avoid affecting the stability and lifespan of the work.

Chapter III

MANAGEMENT AND PROTECTION OF URBAN RAILWAY WORKS

Article 14. Protection

Protection of urban railway works shall comply with the Law on Railway transport and relevant regulations of law.

Article 15. Responsibility for management and protection

Responsibility for management and protection of urban railway works shall comply with Articles 7, 8, 36, 61, 80 of the Law on Railway transport.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 16. Effect

This Circular comes into force from November 01, 2014.

Article 17. Transition clauses

Safe clearance distances of urban railway works that are granted approval before the effective date of this Circular shall comply with provisions of the decision on approval.

Article 18. Implementation

1. Chief of the Ministry Office, the Ministerial Chief Inspector, Directors of Departments, Director of Vietnam Railway Administration, Director of Vietnam Railways Corporation, Chief of Traffic Safety Board, Director of Departments of Transport of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for implementation of this Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Transport for consideration./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MINISTER




Dinh La Thang

 

APPENDIX I

HORIZONTAL SAFE CLEARANCE DISTANCE OF SURFACE URBAN RAILWAY WORKS

 

Figure 1: Rail embankment

 

Rail

Rail

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Figure 2: Rail trench

 

Figure 3: Flat rail

 

HORIZONTAL SAFE CLEARANCE DISTANCEs OF BRIDGES SHORTER THAN 20 METERS

(from the end of one abutment to another)

Safe clearance distance

Figure 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPENDIX II

SAFE CLEARANCE DISTANCES OF UNDERGROUND URBAN RAILWAY WORKS

Figure 5: Round tunnel

 

Figure 6: Rectangle or square tunnel

 

SAFE CLEARANCE DISTANCES OF UNDERGROUND STATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Figure 7

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 37/2014/TT-BGTVT ngày 03/09/2014 quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.747

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.186.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!