BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
24/2009/TT-BTNMT
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG
THỦY VĂN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng
thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 24/CP ngày 19 tháng 3 năm
1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05
tháng 7 năm 1999 và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định
mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUY ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức diện tích xây
dựng nhà trạm dùng cho các trạm khí tượng, trạm thủy văn, trạm khí tượng nông
nghiệp, trạm khí tượng hải văn và trạm khí tượng cao không thuộc mạng lưới điều
tra cơ bản khí tượng thủy văn.
Điều 2.
Định mức diện tích xây dựng các trạm khí tượng thủy văn
được áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2010.
Điều 3.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: Nội vụ, LĐTBXH, KHĐT, Tài chính;
- Bộ trưởng, Các Thứ trưởng;
- Sở TNMT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử CP, Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, KH.DT100.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Đức
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----------
ĐỊNH MỨC
DIỆN
TÍCH XÂY DỰNG CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 24/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Hà
Nội, tháng 11 năm 2009
|
MỤC LỤC
PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG
PHẦN 2.
A. NHÀ LÀM VIỆC
I. TRẠM KHÍ TƯỢNG
1. Trạm Khí tượng hạng 1
2. Trạm Khí tượng hạng 2
3. Trạm Khí tượng hạng 3
II. TRẠM KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
1. Trạm Khí tượng nông nghiệp hạng
1
2. Trạm Khí tượng nông nghiệp hạng
2
3. Trạm Khí tượng nông nghiệp hạng
3
III. TRẠM KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN
1. Trạm Khí tượng hải văn hạng 1
2. Trạm Khí tượng hải văn hạng 2
3. Trạm Khí tượng hải văn hạng 3
IV. TRẠM THỦY VĂN
1. Trạm Thủy văn hạng 1
2. Trạm Thủy văn hạng 2
3. Trạm Thủy văn hạng 3
V. TRẠM KHÍ TƯỢNG CAO KHÔNG
1. Trạm vô tuyến thám không
2. Trạm đo gió trên cao bằng
kinh vĩ quang học
3. Trạm đo tổng lượng ô-zôn và bức
xạ cực tím
B. NHÀ CÔNG VỤ
ĐỊNH MỨC
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÁC TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
A. HƯỚNG DẪN
CHUNG
1. Nội dung định mức diện tích
xây dựng nhà trạm hướng dẫn tại quy định này là diện tích nhà làm việc của các
trạm khí tượng, trạm thủy văn, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm khí tượng hải
văn và khí tượng cao không thuộc mạng lưới điều tra cơ bản về khí tượng thủy
văn. Sau đây gọi tắt là định mức diện tích xây dựng các trạm khí tượng thủy
văn./
2. Định mức diện tích quy định
trong văn bản này là căn cứ xác định diện tích xây dựng nhà trạm tối đa đối với
từng loại trạm, hạng trạm thuộc mạng lưới điều tra cơ bản khí tượng thủy văn,
bao gồm nhà làm việc và nhà công vụ.
3. Định mức diện tích xây dựng
nhà trạm khí tượng thủy văn xác định trên cơ sở đặc thù công việc và các văn bản
quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc hiện hành của nhà nước.
4. Đối với các trạm khí tượng thủy
văn có điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt, không thuộc phạm vi áp dụng trong
định mức này và sẽ được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể.
5. Đối với các trạm thủy văn
trong ngập lụt: Quy mô nhà trạm sẽ được tính toán cụ thể cho từng trạm khi có
chủ trương đầu tư. Cách xác định định mức diện tích nhà trạm cụ thể như sau:
Svl
= Ssd x k
Trong đó:
Svl: Diện tích sử dụng
đề nghị phê duyệt đối với nhà vượt lũ
Ssd: Diện tích sử dụng
đề nghị phê duyệt đối với nhà trạm KTTV
k: Hệ số diện tích vượt lũ (phụ
thuộc vào cấp, hạng trạm).
- Hệ số k áp dụng cho việc tính
toán diện tích nhà làm việc và nhà công vụ cụ thể như sau:
+ Trạm thủy văn hạng 1: Hệ số k
= 1,2
+ Trạm thủy văn hạng 2: Hệ số k
= 1,4
+ Trạm thủy văn hạng 3: Hệ số k
= 2,0
B. QUY ĐỊNH
ÁP DỤNG
1. Định mức diện tích xây dựng
nhà trạm trong quy định này được áp dụng để tính diện tích, lập dự án đầu tư,
báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế các trạm khí tượng thủy văn thuộc mạng
lưới điều tra cơ bản của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
2. Định mức diện tích xây dựng
nhà trạm cụ thể của các loại trạm khí tượng thủy văn được quy định tại Phần II
của Bộ định mức này. Khi lập dự án đầu tư, các chủ đầu tư thuộc Trung tâm Khí
tượng Thủy văn Quốc gia phải tuân thủ quy định này.
3. Đối với các trạm ở vùng thường
xuyên bị ngập lụt, phải xây nhà vượt lũ dựa trên một số nguyên tắc cụ thể quy định
tại mục 5 Phần Hướng dẫn chung của Quy định này.
4. Định mức diện tích xây dựng
nhà trạm được điều chỉnh trong trường hợp diện tích khu đất không đủ bố trí
theo diện tích như quy định. Trong khi lập quy mô dự án, diện tích có thể tăng
hoặc giảm, nhưng mức điều chỉnh tăng hoặc giảm không được vượt quá 10% giá trị
định mức quy định.
5. Định mức này áp dụng cho tất
cả các trạm khí tượng thủy văn khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mở rộng.
Phần 2.
A. NHÀ LÀM VIỆC
I. TRẠM KHÍ
TƯỢNG
Trạm khí tượng được phân thành 3
hạng (hạng 1, hạng 2 và hạng 3). Các trạm khí tượng dù vị trí xây dựng ở đâu,
vùng miền nào (núi cao, đồng bằng hoặc ven biển…) thì cùng một hạng trạm biên
chế là như nhau.
1. Trạm Khí tượng hạng 1
(KT-1)
1.1. Biên chế: Trạm Khí tượng hạng
1 biên chế tối đa 08 cán bộ và viên chức.
1.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KT-1:
- Phòng đặt máy đo:
15.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
60.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
42.00 m2
Cộng:
196.00 m2
2. Trạm Khí tượng hạng 2
(KT-2)
2.1. Biên chế: Biên chế tối đa
04 cán bộ và viên chức.
2.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KT-2:
- Phòng đặt máy đo:
15.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách kiêm
phòng họp:
20.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
20.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
22.00 m2
Cộng:
126.00 m2
3. Trạm Khí tượng hạng 3
(KT-3)
3.1. Biên chế: Biên chế tối đa
03 cán bộ và viên chức.
3.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KT-3:
- Phòng đặt máy đo:
10.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách kiêm
phòng họp:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
20.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
16.00 m2
Cộng:
98.00 m2
II. TRẠM
KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
Trạm khí tượng nông nghiệp ngoài
nhiệm vụ quan trắc các yếu tố như một trạm khí tượng, còn quan trắc các yếu tố
vật lý và sinh lý cây trồng. Riêng về mặt quan trắc này được phân thành 3 hạng.
1. Trạm Khí tượng nông nghiệp
hạng 1 (KTNN-1)
1.1. Biên chế: Biên chế tối đa
15 cán bộ và viên chức.
1.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KTNN-1:
- Phòng đặt máy đo:
15.00 m2
- Phòng đặt trạm thời tiết tự động
KTNN:
15.00 m2
- Phòng thí nghiệm, phân tích độ
ẩm, xử lý mẫu thông tin: 15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng đặt máy dự phòng và kho
dữ liệu:
10.00 m2
- Phòng trực ca và bảo vệ:
15.00 m2
- Phòng tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
130.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
77.00 m2
Cộng:
326.00 m2
2. Trạm Khí tượng nông nghiệp
hạng 2 (KTNN-2)
2.1. Biên chế: Biên chế tối đa
08 cán bộ và viên chức.
2.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KTNN-2:
- Phòng đặt máy đo:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng đặt máy dự phòng và kho
dữ liệu:
10.00 m2
- Phòng trực ca và bảo vệ:
15.00 m2
- Phòng tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
60.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
42.00 m2
Cộng:
191.00 m2
3. Trạm Khí tượng nông nghiệp
hạng 3 (KTNN-3)
3.1. Biên chế: Biên chế tối đa
05 cán bộ và viên chức.
3.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KTNN-3:
- Phòng đặt máy đo:
10.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca và bảo vệ:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
30.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
27.00 m2
Cộng:
116.00 m2
III. TRẠM
KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN BIỂN
Trạm khí tượng hải văn biển
ngoài nhiệm vụ quan trắc các yếu tố như một trạm khí tượng, còn quan trắc, đo đạc
các yếu tố hải văn. Riêng về mặt quan trắc này được phân thành 3 hạng.
1. Trạm Khí tượng hải văn hạng
1 (KTHV-1)
1.1. Biên chế: Biên chế tối đa
07 cán bộ và viên chức.
1.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KTHV-1:
- Phòng đặt máy đo:
15.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
10.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
10.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực
ca:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
50.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
37.00 m2
Cộng:
171.00 m2
2. Trạm Khí tượng hải văn hạng
2 (KTHV-2)
2.1. Biên chế: Biên chế tối đa
05 cán bộ và viên chức.
2.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KTHV-2:
- Phòng đặt máy đo:
15.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách kiêm
phòng họp:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
30.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
27.00 m2
Cộng:
136.00 m2
3. Trạm Khí tượng hải văn hạng
3 (KTHV-3)
3.1. Biên chế: Biên chế tối đa
03 cán bộ và viên chức.
3.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm KTHV-3:
- Phòng đặt máy đo:
10.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách kiêm
phòng họp:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
10.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
17.00 m2
Cộng:
101.00 m2
IV. TRẠM THỦY
VĂN
Trạm Thủy văn được phân thành 3
hạng (hạng 1, hạng 2, hạng 3). Mỗi hạng đều được phân theo các vùng (vùng núi
cao, đồng bằng, ven biển). Tại mỗi vùng do điều kiện địa hình khác nhau dẫn đến
chế độ dòng chảy khác nhau, do đó đối với các trạm thủy văn ngoài việc phân
theo hạng trạm đề án còn xét đến yếu tố địa lý tại vị trí trạm đang hoạt động.
1. Trạm thủy văn hạng 1
(TV-1)
1.1. Biên chế:
a. Trạm TV hạng 1 vùng sông
không ảnh hưởng triều: Biên chế tối đa 08 cán bộ và viên chức.
b. Trạm TV hạng 1 vùng sông ảnh
hưởng triều: Biên chế tối đa 11 cán bộ và viên chức.
1.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm TV-1:
a. Trạm TV hạng 1 vùng sông
không ảnh hưởng triều (TV-1N)
- Phòng chứa dụng cụ thí nghiệm
mẫu nước:
15.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
60.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
42.00 m2
Cộng:
196.00 m2
b. Trạm TV hạng 1 vùng sông ảnh
hưởng triều (Tv-1T)
- Phòng chứa dụng cụ thí nghiệm
mẫu nước:
15.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
90.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
57.00 m2
Cộng:
241.00 m2
2. Trạm thủy văn hạng 2
(TV-2)
2.1. Biên chế:
a. Trạm Thủy văn vùng sông không
ảnh hưởng triều: Biên chế tối đa 07 cán bộ và viên chức.
b. Trạm Thủy văn vùng đồng bằng,
ven biển: Biên chế tối đa 10 cán bộ và viên chức.
2.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm TV-2:
a. Trạm TV hạng 2 vùng sông
không ảnh hưởng triều (TV-2N)
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
50.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
37.00 m2
Cộng:
171.00 m2
b. Trạm TV hạng 2 vùng sông ảnh
hưởng triều (TV-2T)
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm phó:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
80.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
52.00 m2
Cộng:
211.00 m2
3. Trạm Thủy văn hạng 3
(TV-3)
3.1. Biên chế: Biên chế tối đa
03 cán bộ và viên chức.
3.2. Diện tích Trạm thủy văn hạng
3 vùng ảnh hưởng triều và không ảnh hưởng triều (TV-3)
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca:
10.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
12.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
20.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
16.00 m2
Cộng:
83.00 m2
V. TRẠM KHÍ
TƯỢNG CAO KHÔNG
Hạng mục Khí tượng Cao không có
4 loại trạm: Trạm Thám không vô tuyến; Trạm ra đa thời tiết; Trạm đo gió trên
cao bằng kinh vĩ quang học; Trạm đo tổng lượng ôzôn và bức xạ cực tím. Trong phạm
vi bộ định mức này không đề cập đến Trạm ra đa thời tiết do đây là công trình
mang tính đặc thù cao nên sẽ thỏa thuận diện tích với các cơ quan chức năng
theo từng công trình cụ thể:
1. Trạm vô tuyến thám không
1.1. Biên chế: Biên chế tối đa
05 cán bộ và viên chức.
1.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm vô tuyến thám không:
- Phòng đặt máy đo:
10.00 m2
- Phòng thông tin và xử lý số liệu:
15.00 m2
- Phòng máy dự phòng và lưu trữ
tài liệu:
15.00 m2
- Phòng kho và máy nổ:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
10.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
30.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
27.00 m2
Cộng:
146.00 m2
2. Trạm đo gió trên cao bằng
kinh vĩ quang học (PILOT)
Hầu hết biên chế tại các trạm loại
này đều thuộc biên chế của các trạm Khí tượng cao không hoặc khí tượng bề mặt
do đó khi xét các Trạm có thêm nhiệm vụ đo gió trên cao bằng kinh vĩ quang học
ta chỉ cộng thêm biên chế theo quy định.
3. Trạm đo tổng lượng ô-zôn
và bức xạ cực tím
3.1. Biên chế: Biên chế tối đa
02 cán bộ và viên chức.
3.2. Diện tích nhà trạm cho loại
trạm đo tổng lượng ô-zôn và bức xạ cực tím:
- Phòng đặt máy đo:
10.00 m2
- Phòng trực ca, tiếp khách:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Trạm trưởng:
15.00 m2
- Phòng làm việc cho Viên chức:
10.00 m2
- Diện tích phụ trợ:
11.00 m2
Cộng:
58.00 m2
B. NHÀ CÔNG VỤ
Định mức diện tích nhà công vụ
các trạm khí tượng, thủy văn tại vùng sâu, vùng xa, miền núi để thực hiện luân
chuyển cán bộ là:
- Trạm có 01 người ở nhà công vụ
thì diện tích công vụ là 20m2.
- Trạm có từ 02 người ở nhà công
vụ trở lên thì người đầu tiên tính diện tích nhà công vụ là 20m2,
còn lại (từ người thứ 02) tính cộng thêm 10m2/01 người.