Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 213/2000/TT-BGTVT Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đường bộ

Số hiệu: 213/2000/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Phạm Quang Tuyến
Ngày ban hành: 31/05/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 213/2000/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 213/2000/TT-BGTVT NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 172/1999/NĐ-CP NGÀY 07/12/1999 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Ngày 7/12/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 172/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ. Thực hiện Điều 44 của Nghị định, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

I. GIỚI HẠN HÀNH LANG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:

Hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ (gọi tắt là hành lang bảo vệ đường bộ) là phạm vi hai bên, phía trên không và phía dưới mặt đất của công trình giao thông đường bộ nhằm đảm bảo sự bền vững của công trình và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải cũng như thuận lợi cho việc nâng cấp, cải tạo và quản lý khai thác đường bộ.

1/ Hành lang bảo vệ đường bộ được xác định tuỳ thuộc cấp hạng kỹ thuật của đường theo quy hoạch dài hạn do Cơ quan có thẩm quyền quyết định (gọi tắt là cấp đường quy hoạch), cụ thể bề rộng hành lang mỗi bên quy định đối với từng loại, cấp đường quy hoạch bên ngoài đô thị như sau:

- Đường cao tốc (TCVN 5729-97) rộng 20m.

- Đường cấp 1, 2 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 80 và 60 với 4-6 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 20m.

- Đường cấp 3 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 80 và 60 với 2 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 15m.

- Đường cấp 4 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 60 và 40 với 2 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 10m.

- Đường cấp 5 (TCVN 4054-85) hoặc cấp 40 và 20 với 1-2 làn xe (TCVN 4054-1998) rộng 10m.

- Đường liên thôn, liên xã do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quy định, nhưng hành lang bảo vệ mỗi bên không nhỏ hơn bề rộng một thân đường. Bề rộng một thân đường được tính bằng khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai vai đường.

- Các nhà máy, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ có những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường giao thông, độ bền vững của công trình giao thông đường bộ phải cách xa giới hạn phía ngoài hành lang bảo vệ một khoảng cách đủ đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

- Bề rộng hành lang bảo vệ cầu chỉ phụ thuộc vào vị trí, chiều dài, chiều rộng của cầu.

2/ Đường trong khu vực đô thị đã được Cơ quan có thẩm quyền duyệt quy hoạch thì bề rộng hành lang bảo vệ là bề rộng vỉa hè hoặc bề rộng chỉ giới xây dựng. Đối với đường qua khu dân cư chưa được quy hoạch thì hành lang bảo vệ được tính như đối với đường đi ngoài khu vực đô thị.

3/ Đường đi song song với sông ngòi, kênh rạch có khai thác vận tải thuỷ mà hành lang bảo vệ bị chồng lấn thì giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ được tính từ đỉnh bờ dốc (mép bờ cao) của sông, của kênh rạch trở về phía đường bộ.

4/ Đối với đường bộ song song với đường sắt mà hành lang bảo vệ bị chồng lấn thì ranh giới hành lang bảo vệ được phân định trên cơ sở đảm bảo không xâm phạm vào các bộ phận công trình của đường sắt và đường bộ, cụ thể được tính như sau:

- Trường hợp bề rộng hành lang bảo vệ chung lớn hơn 5m thì ưu tiên tính đủ bề rộng hành lang bảo vệ đường sắt, bề rộng còn lại là hành lang bảo vệ đường bộ, nhưng không được chồng lấn lên nền đường bộ.

- Trường hợp bề rộng hành lang bảo vệ chung nhỏ hơn hoặc bằng 5m thì ranh giới hành lang bảo vệ là điểm giữa bề rộng hành lang bảo vệ chung.

- Trường hợp bề rộng hành lang bảo vệ chung rất nhỏ hoặc chỉ là rãnh dọc thoát nước thì ranh giới hành lang bảo vệ là chân nền đường hoặc đường giao nhau giữa mái nền đường với đáy rãnh của nền đường cao hơn.

5/ Hành lang bảo vệ công trình đường bộ phía dưới mặt đất về nguyên tắc không có giới hạn. Trường hợp bắt buộc phải cho phép xây dựng công trình ngầm trong hành lang bảo vệ đường bộ thì phải được Cơ quan có thẩm quyền xác định cụ thể trên cơ sở không gây mất an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý, sửa chữa, nâng cấp của ngành đường bộ cũng như không làm ảnh hưởng đến quản lý khai thác của ngành có công trình ngầm. Khi đường bộ có nhu cầu nâng cấp, mở rộng, sửa chữa gây ảnh hưởng đến bảo vệ, khai thác công trình ngầm thì Cơ quan quản lý công trình ngầm có trách nhiệm di chuyển và chịu mọi phí tổn trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

6/ Đối với các công trình đường bộ đã nâng cấp cải tạo nhưng ở giai đoạn đầu chưa đúng với cấp đường quy hoạch thì hành lang bảo vệ vẫn phải xác định trên cơ sở cấp đường quy hoạch. Phạm vi bề rộng giải phóng mặt bằng hai bên đường đã được chủ dự án thực hiện khi nâng cấp, cải tạo đường nhằm đảm bảo an toàn cho thi công, an toàn cho quản lý khai thác nếu nhỏ hơn bề rộng hành lang bảo vệ của cấp đường quy hoạch thì không coi đó là bề rộng hành lang bảo vệ của đường. Đối với các tuyến đường bộ đã xác định cắm mốc có bề rộng hành lang bảo vệ theo Nghị định 203/HĐBT rộng hơn bề rộng được xác định theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP thì vẫn giữ nguyên bề rộng như đã xác định cắm mốc. Trường hợp bề rộng hành lang bảo vệ theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP rộng hơn bề rộng hành lang bảo vệ theo Nghị định 203/HĐBT thì phải xác định, cắm mốc lại theo quy định của Nghị định 172/1999/NĐ-CP.

Trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ không được cơi nới, xây dựng mới các công trình như: công sở; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; nhà ở; đường điện.... Tất cả các công trình đã xây dựng trong hành lang bảo vệ đường bộ gây nguy hại đến an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường bộ thì phải kiên quyết dỡ bỏ ngay, trường hợp các công trình chưa ảnh hưởng nhiều, việc di chuyển gây tốn kém, lãng phí thì tạm thời chưa di chuyển nhưng chủ công trình phải có cam kết với UBND địa phương và cơ quan quản lý đường bộ nghiêm chỉnh thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông và di chuyển ngay khi có yêu cầu. Đối với các công trình đã xây dựng từ năm 1982 trở về trước nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định 203/HĐBT và xây dựng từ năm 1999 trở về trước nằm trong phần mở rộng thêm từ giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định 203/HĐBT đến giới hạn hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định 172/1999/NĐ-CP thì khi phải di chuyển theo yêu cầu để nâng cấp, mở rộng đường, sẽ được xem xét giải quyết đền bù theo luật định.

7/ Trong điều kiện đặc biệt cần quy định bề rộng hành lang khác với quy định trong Nghị định thì Cục Đường bộ Việt Nam tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định. Riêng đối với đường liên thôn, liên xã do UBND cấp tỉnh quyết định.

II. TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:

Nhằm giữ gìn an toàn trong khai thác và kéo dài tuổi thọ công trình giao thông đường bộ, tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia hoạt động trên hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ đường bộ, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo các qui định của pháp luật hiện hành.

Uỷ ban nhân các cấp; lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng Thanh tra giao thông trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình có thẩm quyền xử lý khi các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định bảo vệ công trình giao thông đường bộ.

1/ Các đường chuyên dùng, các đường BOT, BT do tổ chức, cá nhân được phép đầu tư xây dựng, khai thác phải tự chịu trách nhiệm bảo vệ trong suốt thời gian xây dựng và khai thác theo quy định của pháp luật.

2/ Các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công trên các đoạn đường theo dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa phải có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ trong suốt thời gian thi công kể từ khi nhận đường cho đến khi bàn giao lại đường cho đơn vị quản lý khai thác.

Các chủ đầu tư khi bàn giao đường đã hoàn công cho đơn vị quản lý phải bàn giao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, mốc giải phóng mặt bằng và mốc chỉ giới hành lang đường bộ (mốc lộ giới) nếu có.

3/ Tất cả các quy hoạch đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp và các công trình khác có liên quan, ảnh hưởng đến an toàn đường bộ đều phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tham gia ngay từ giai đoạn điều tra lập dự án và chuẩn bị trình duyệt.

4/ Các công trình bắt buộc phải xây dựng nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ hoặc nằm ngoài hành lang bảo vệ đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, chủ dự án phải xin ý kiến thoả thuận của Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền ngay từ khi lập dự án và chỉ được phép thi công các hạng mục ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ khi được các cơ quan Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với đường địa phương) cấp phép thi công.

5/ UBND các cấp phải tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ công trình giao thông đường bộ và hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc thực hiện quản lý khai thác, sửa chữa đường bộ, thanh tra, kiểm tra hư hỏng; chống vi phạm lấn chiếm và bảo vệ đường bộ.

6/ Các Khu quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc chủ trì phối hợp với cơ quan địa chính và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện), UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) đo đạc, cắm mốc lộ giới đường bộ và bàn giao các mốc lộ giới đã cắm cho UBND cấp huyện, cấp xã làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất hành lang bảo vệ đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật. Quy cách mốc lộ giới, cách cắm mốc lộ giới theo quy định trong Điều 71, 72 và 73 của "Điều lệ báo hiệu đường bộ" được ban hành kèm theo Quyết định số 5058 QĐ/KH-KT ngày 25/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7/ UBND cấp xã chủ trì theo chỉ đạo, kiểm tra của UBND cấp huyện với sự phối hợp của các đơn vị quản lý đường bộ cơ sở để chống lấn chiếm xây dựng trái phép và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn xã. UBND cấp huyện tổ chức việc giải toả các vi phạm và quản lý việc sử dụng đất đai trong hành lang bảo vệ đường bộ phù hợp với pháp luật về đất đai, về xây dựng và về bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện.

Để triển khai tốt công tác bảo vệ công trình giao thông đường bộ, Cục đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Khu quản lý đường bộ và các đơn vị quản lý đường bộ cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, với các ngành liên quan như Công an, Quốc phòng, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Địa chính, Tài chính để căn cứ theo nhiệm vụ đã được Chính phủ giao thực hiện tốt Nghị định 172/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Phạm Quang Tuyến

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 213/2000/TT-BGTVT

Hanoi, May 31, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 172/1999/ND-CP OF DECEMBER 7, 1999 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON PROTECTION OF TRAFFIC WORKS WITH REGARD TO LAND ROAD TRAFFIC WORKS

The Government issued Decree No. 172/1999/ND-CP on December 7, 1999, detailing the implementation of the Ordinance on protection of traffic works with regard to land road traffic works. In furtherance of Article 44 of this Decree, the Ministry of Communications and Transport hereby issues a Circular, guiding in detail a number of points as follows:

I. LAND ROAD TRAFFIC WORK PROTECTION CORRIDOR LIMITS

The land road traffic work protection corridor (called land road protection corridor for short) shall cover sections on both sides, in the air and underground of the land road traffic works, which are prescribed to ensure the durability of the works, the safety of communications and transport activities as well as to create favorable conditions for the upgrading, improvement and exploitation management of land roads.

1. The land road protection corridor shall be determined depending on the roads technical grades, under the long-term planning decided by the competent agencies (called planned road grades for short), the width of the corridor to each side of roads outside urban areas shall be specified for each road type and grade as follows:

- 20m for expressway (TCVN 5729-97).

- 20m for roads of grades 1 and 2 (TCVN 4054-85) or of grades 80 and 60 with 4-6 lanes (TCVN 4054-1998).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 10m for roads of grade 4 (TCVN 4054-85) or of grades 60 and 40 with 2 lanes (TCVN 4054-1998).

- 10m for roads of grade 5 (TCVN 4054-85) or of grades 40 and 20 with 1-2 lanes (TCVN 4054-1998).

- For the inter-village and inter-commune roads, such corridors shall be stipulated by the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial Peoples Committees), based on the specific conditions of the localities, but the protection corridor to each side must not be smaller than the width of the road. The width of a road is calculated as being equal to the horizontal distance between two edges of the road.

- Those plants, factories, schools and service establishments, whose operations cause adverse impacts on the traffic environment and the durability of the land road traffic works must be located away from the outer limits of the protection corridors for distance long enough to ensure such works safety as prescribed by law.

- The width of the protection corridors for bridges shall depend only on such bridges location, length and width.

2. For urban thoroughfares, of which the planning has already been approved by the competent agencies, the width of the protection corridors shall be the width of the pavements or the width of the construction boundary. For roads running across population areas, which have not yet been planned, such corridors shall be calculated as for the roads outside the urban areas.

3. For roads running in parallel with rivers and/or canals which have been exploited for waterway transport of which the protection corridors are overlapping, the land road protection corridor limits shall be calculated from top of the banks (upper edges) of such rivers or canals to the roads.

4. For roads running in parallel with railways, of which the corridors are overlapping, the boundary between two protection corridors shall be determined on the basis of non-encroachment upon each others structures of railway and land road works, more concretely as follows:

- In cases where the width of the common protection corridor is larger than 5m, priority shall be given to the full calculation of the protection corridor of the railway and the remaining width shall be land road protection corridor, which, however must not overlap such road bed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In cases where the width of the common protection corridor is very small or it is the ditch for water drainage only, the boundary between the two corridors shall be the foot of the road floor or the line overlapped by the roof of the road talus and the foot of the higher road floor.

5. In principle, the underground protection corridors for land road works are unlimited. In cases where it is compulsory to allow the construction of underground works in the land road protection corridors, it must be particularly determined by the competent agencies on the basis of not causing traffic unsafety and affecting the management, repair and upgrading activities of the land road sector as well as the exploitation management of the underground work-possessing branch. When the land road sector has the need to upgrade, expand and/or repair the road, which affect the protection and exploitation of the underground works, the underground work-managing agencies shall have to remove such works within 15 days as from the date of receiving the notice thereon and bear all costs thereof.

6. For the land road traffic works which have been already upgraded and improved but fail to meet their planned grades in the initial phrase, the protection corridors shall still be determined on the basis of the planned grades. If the width of the areas to both sides of the roads already cleared by the project owner when upgrading and improving such roads in order to ensure safety for construction and exploitation management is smaller than the width of the protection corridor for roads of the planned grade, it shall not be considered the width of road protection corridor. For land roads with their boundary already marked, of which the width of the protection corridors determined under Decree No. 203/HDBT is larger than the width determined under Decree No. 172/1999/ND-CP, the marked width shall be kept in tact. In cases where the width of the protection corridors determined under Decree No. 172/1999/ND-CP is larger than the width determined under Decree No. 203/HDBT, such corridors shall be re-determined and the boundary remarked according to the provisions of Decree No. 172/1999/ND-CP.

Inside the land road protection corridors, it is not allowed to expand or build constructions such as offices; production, business and service establishments; houses; electricity transmission lines All the constructions already built within the land road protection corridors, which cause harms to the safety of such roads as well as the safety for land road communications and transport activities, must be dismantled immediately; in cases where such constructions have not yet exerted much impacts, and their removal is costly and wasteful, they shall be temporarily kept in tact, but the constructions owners must make commitments with the local Peoples Committees and the land road-managing agencies that they shall strictly abide by the Ordinance on Protection of Traffic Works and remove them immediately when so requested. For the constructions built before 1982 and located within the land road protection corridors under Decree No. 203/HDBT as well as those built before 1999 and located in the additionally expanded areas between the land road protection corridors under Decree No. 203/HDBT and the land road protection corridors under Decree No. 172/1999/ND-CP, when they are removed for the road upgrading and expansion as requested, the compensation shall be considered and settled according to law.

7. In special circumstances where the width of the protection corridors need to be stipulated differently from the prescriptions of the Decree, Vietnam Land Road Administration shall suggest its opinions to the Minister of Communications and Transport for the latter to report it to the Prime Minister before making decision thereon. Particularly for inter-village and inter-commune roads, they shall be decided by the provincial Peoples Committees.

II. LAND ROAD TRAFFIC WORK PROTECTION RESPONSIBILITIES

In order to maintain safety in exploitation and extend the durability of land road traffic works, all domestic and foreign organizations and individuals shall, when operating on Vietnams land roads, have to protect them. If any organizations and/or individuals violate the regulations on land road protection, they shall, depending on the seriousness of their violations, be handled according to the current law provisions.

The Peoples Committees of all levels; the peoples police forces and the traffic inspection forces shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, be competent to handle violations of regulations on land road traffic work protection, committed by organizations and/or individuals.

1. Organizations and/or individuals licensed to invest in the construction of and exploit specialized roads, roads in form of BOT and BT, shall have to protect such roads throughout the construction and exploitation duration as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The investors shall, when handing over the completed roads to the management units, have to hand over all the dossiers on ground clearance, ground clearance markers and land road corridor limit marks (road boundary markers), if any.

3. All planning of urban areas, export processing zones, industrial parks and other projects, which relate and affect the safety of land roads must be participated by the competent land road-managing agencies right at the stage of survey for project elaboration and preparation for approval.

4. For the projects which must be built inside the land road protection corridors, or which are built outside the land road protection corridors but affect the safety of such land roads, the project owners must obtain consents of the competent land road-managing agencies right when elaborating such projects and be allowed to construct the projects items which affect the safety of land road traffic only when being granted construction permits by Vietnam Land Road Administration (with regard to national highways) or the provincial/municipal Communications and Transport Services (with regard to local roads).

5. The Peoples Committees at various levels shall have to perform the function of State management over the protection of land road traffic works, guide and direct their attached land road-managing units to perform the management over the exploitation and repair of land roads, inspect and check damage; fight the encroachment and grabbing of and protect land roads.

6. The Land Road Management Departments, the provincial/municipal Communications and Transport Services and Communications and Public Works Services shall have to direct their attached land road-managing units to assume the prime responsibility and coordinate with land administration agencies and Peoples Committees of the districts, towns and provincial cities (referred collectively to as district-level Peoples Committees), as well as Peoples Committees of communes, wards and townships (referred collectively to as commune-level Peoples Committees) in measuring and fixing the land road boundary markers and handing over such markers to the district- and commune-level Peoples Committees, which shall serve as basis for the management and use of land in the land road protection corridors in accordance with the provisions of law. The road boundary markers specifications and methods of fixing road boundary markers shall comply with the provisions in Articles 71, 72 and 73 of the "Regulation on Land Road Signs", issued together with Decision No. 5058/QD/KH-KT of December 25, 1997 of the Minister of Communications and Transport.

7. The commune-level Peoples Committees shall assume the prime responsibility, under the direction and inspection of district-level Peoples Committees, and with the coordination of the grassroots land road-managing units in combating the unlawful encroachment thereupon and the implementation of the law provisions on the protection of the land road traffic works in their commune territories. The district-level Peoples Committees shall handle violations and manage the use of land in the land road protection corridors in their district territories according to the legislation on land, construction and land road traffic works protection.

In order to well implement the work of land road traffic works protection, the Vietnam Land Road Administration, the provincial/municipal Communications and Transport Services, the Communications and Public Works Services, the Land Road Management Departments and the land road-managing agencies should closely coordinate with the local administrations at all levels and concerned branches such as public security, defense, construction, agriculture and rural development, land administration and finance, based on their tasks assigned by the Government, to well implement the Governments Decree No. 172/1999/ND-CP.

This Circular takes effect 15 days after its signing.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE-MINISTER




Pham Quang Tuyen

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 213/2000/TT-BGTVT ngày 31/05/2000 hướng dẫn Nghị định 172/1999/NĐ-CP quy định thi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.391

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.34.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!