Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/2023/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu: 15/2023/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Tường Văn
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Ban hành Quy chuẩn quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 15/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

Ban hành Quy chuẩn quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật

Theo đó, yêu cầu chung tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BXD như sau:

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn nước an toàn và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Kết cấu và vật liệu xây dựng công trình cấp nước phải đảm bảo yêu cầu bền vững, ổn định trong suốt thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) dưới tác động của điều kiện tự nhiên, các tác động của môi trường xung quanh, các tác động trong quá trình vận hành. Hoá chất, vật liệu, thiết bị trong xử lý, vận chuyển và dự trữ nước sinh hoạt không được ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khoẻ của con người.

- Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu của QCVN 01-1:2018/BYT và quy chuẩn địa phương.

- Công suất của hệ thống cấp nước phái tính toán cho ngày có nhu cầu dùng nước lớn nhất trong năm; nước dùng cho sinh hoạt có tính tới hệ số dùng nước không điều hòa ngày; nước tưới đường, tưới cây, nước cho các công trình công cộng, nước cho thương mại dịch vụ, nước cho các công trình đặc biệt, cho công nghiệp, lượng nước thất thoát và lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý nước, nhà máy nước tuân thủ theo QCVN 01:2021/BXD.

Những quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BXD được áp dụng cho:

- Các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất;

- Các nhà máy xử lý nước cấp từ công trình khai thác nước tới trạm bơm nước sạch;

- Mạng lưới đường ống và trạm bơm tăng áp, các công trình phụ trợ trên mạng lưới.

Thông tư 15/2023/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư 01/2016/TT-BXD ban hành QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật.

 

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2023/TT-BXD

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QCVN 07:2023/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường và Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 07:2023/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024 và thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 ban hành QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhn:
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Các Sở: XD, GTVT, Công Thương, TN&MT, TTTT, NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
-
Lưu: VT, HTKT, KHCN&MT.V(20).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tường Văn

QCVN 07:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System

QCVN 07-1:2023/BXD

CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

QCVN 07-2:2023/BXD

CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

QCVN 07-3:2023/BXD

CÔNG TRÌNH HÀO VÀ TUY NEN KỸ THUẬT

QCVN 07-4:2023/BXD

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

QCVN 07-5:2023/BXD

CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN

QCVN 07-6:2023/BXD

CÔNG TRÌNH CẤP XĂNG DU, KHÍ ĐỐT

QCVN 07-7:2023/BXD

CÔNG TRÌNH CHIU SÁNG

QCVN 07-8:2023/BXD

CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

QCVN 07-9:2023/BXD

CÔNG TRÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHT THẢI RN VÀ NHÀ VỆ SINH CÔNG CNG

QCVN 07-10:2023/BXD

CÔNG TRÌNH NGHĨA TRANG, SỞ HỎA TÁNG VÀ NHÀ TANG L

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐU

QCVN 07-1:2023/BXD, QUY CHUN KỸ THUT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

QCVN 07-2:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

QCVN 07-3:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH HÀO VÀ TUY NEN KỸ THUẬT

QCVN 07-4:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

QCVN 07-5:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN

QCVN 07-6:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CẤP XĂNG DU, KHÍ ĐỐT

QCVN 07-7:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA V HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUT - CÔNG TRÌNH CHIU SÁNG

QCVN 07-8:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

QCVN 07-9:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG

QCVN 07-10:2023/BXD, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH NGHĨA TRANG, SỞ HỎA TÁNG VÀ NHÀ TANG LỄ

Lời nói đầu

QCVN 07:2023/BXD do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam biên soạn, Cục Hạ tầng kỹ thuật phối hợp chuyên môn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2023/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2023.

QCVN 07:2023/BXD thay thế QCVN 07:2016/BXD được ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

QCVN 07-1:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Water Supply Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

1.1.1  Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước.

1.1.2  Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng cho:

- Các công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất;

- Các nhà máy xử lý nước cấp từ công trình khai thác nước tới trạm bơm nước sạch;

- Mạng lưới đường ống và trạm bơm tăng áp, các công trình phụ trợ trên mạng lưới.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 07-3:2023/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình hào và tuynen kỹ thuật;

QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải công nghiệp;

QCVN 50:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thi từ quá trình xử lý nước;

QCVN 08-MT:2023/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước mặt;

QCVN 09-MT:2023/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước ngầm;

QCVN 01-1:2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước sinh hoạt.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Hệ thống cấp nước

Tập hợp các công trình khai thác nước, trạm bơm, trạm xử lý nước, nhà máy nước, bể chứa, đài nước, mạng lưới đường ống và các công trình phụ trợ để cung cấp nước đảm bảo chất lượng, lưu lượng và áp lực bảo đảm tới các đối tượng dùng nước.

1.4.2

Công trình khai thác nước

Công trình tiếp nhận nước từ nguồn nước vào bể thu hoặc giếng thu để đưa nước đến trạm xử lý. Trường hợp độ dao động mực nước lớn cho phép sử dụng công trình khai thác nước dạng nổi hoặc dạng ray trượt.

1.4.3

Trạm bơm nước thô

Công trình bơm nước từ công trình khai thác nước tới trạm xử lý nước.

1.4.4

Trạm xử lý nước, nhà máy nước

Tập hợp các công trình để xử lý nước đạt yêu cầu chất lượng nước sạch theo quy định.

1.4.5

B chứa nước sạch

Công trình điều hòa giữa chế độ chảy đến và chế độ vận chuyển nước đi, dự trữ lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý nước, nhà máy nước và lượng nước chữa cháy.

1.4.6

Trạm bơm nước sạch

Công trình đưa nước sạch từ bể chứa nước sạch tới mạng lưới cấp nước.

1.4.7

Mạng lưới cấp nước

Mạng lưới đường ống dẫn nước sạch từ trạm bơm nước sạch đến nơi tiêu thụ bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ liên quan.

1.4.8

Đường ống dẫn nước thô

Đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước thô đến trạm xử lý nước, nhà máy nước.

1.4.9

Mạng lưới cấp nước vòng

Mạng lưới cấp nước đến nơi sử dụng từ hai hướng, các đường ống tạo thành một vòng kín.

1.4.10

Mạng lưới cấp nước cụt

Mạng lưới cấp nước đến nơi sử dụng từ một hướng, các đường ống tạo thành hình nhánh (cành cây).

1.4.11

Mạng cấp I (mạng truyền dẫn)

Các đường ống có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước.

1.4.12

Mạng cấp II (mạng phân phối)

Các đường ống nối có chức năng điều hoà lưu lượng cho các tuyến ống của mạng lưới cấp I, bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước và tới các khách hàng có nhu cầu sử dụng nước lớn.

1.4.13

Mạng cấp III (mạng dịch vụ)

Các đường ống lấy nước từ các đường ống của tuyến ống mạng cấp II và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.

1.4.14

Đồng hồ tiểu vùng

Thiết bị theo dõi lượng nước đầu vào lượng nước tiêu thụ của tiểu vùng cấp nước.

1.4.15

Đồng hồ vùng

Thiết bị theo dõi lượng nước đầu vào và lượng nước tiêu thụ của vùng cấp nước.

1.4.16

Van giảm áp

Van để giảm áp lực cho phần mạng lưới ở phía sau van trên mạng cấp II khi áp lực trước van từ 30 m cột nước trở lên.

1.4.17

Van chống va

Van lắp đặt trên đường ống đẩy của trạm bơm và trên mạng lưới tại nơi áp lực khả năng gây nên hiện tượng nước va để giảm áp lực trên đường ống đẩy khi xảy ra hiện tượng nước va.

1.4.18

Đài nước

Công trình điều hòa lưu lượng và áp lực, ngoài ra còn dự trữ lượng nước chữa cháy khi máy bơm chữa cháy chưa làm việc và dự trữ nước để rửa bể lọc.

1.4.19

Trạm bơm tăng áp

Trạm bơm chức năng đảm bảo lưu lượng và áp lực cho phần mạng lưới phía sau hoặc nơi có độ cao địa hình thay đổi để giảm áp lực cho trạm bơm chính.

1.4.20

Bơm tăng áp trực tiếp từ đường ống

Máy bơm đặt ngay trong đường ống để tăng áp lực cho phần mạng lưới phía sau mà không cần bể chứa trước nó.

1.4.21

Công trình khai thác nước dạng tia

Công trình khai thác nước ngầm mạch nông bằng hệ thống thu nước hoặc đường hầm ngang để thu nước đến giếng tập trung nước.

1.4.22

Thiết bị biến tần

Thiết bị thay đổi tần số để thay đổi số vòng quay của máy bơm theo lưu lượng và áp lực trên mạng lưới cấp nước theo yêu cầu.

1.4.23

Lắng La-men

Thiết bị lắng bao gồm các tấm với các dạng hình học khác nhau, được sử dụng để tạo dòng chảy tầng trong bể lắng nhằm nâng cao đặc tính lắng của bể lng.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn nước an toàn và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

2.1.2  Kết cấu và vật liệu xây dựng công trình cấp nước phải đảm bảo yêu cầu bền vững, ổn định trong suốt thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) dưới tác động của điều kiện tự nhiên, các tác động của môi trường xung quanh, các tác động trong quá trình vận hành. Hoá chất, vật liệu, thiết bị trong xử lý, vận chuyển và dự trữ nước sinh hoạt không được ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khoẻ của con người.

2.1.3  Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu của QCVN 01- 1:2018/BYT và quy chuẩn địa phương.

2.1.4  Công suất của hệ thống cấp nước phi tính toán cho ngày có nhu cầu dùng nước lớn nhất trong năm; nước dùng cho sinh hoạt có tính tới hệ số dùng nước không điều hòa ngày; nước tưới đường, tưới cây, nước cho các công trình công cộng, nước cho thương mại dịch vụ, nước cho các công trình đặc biệt, cho công nghiệp, lượng nước thất thoát và lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý nước, nhà máy nước tuân thủ theo QCVN 01:2021/BXD.

2.2  Nguồn nước

2.2.1  Chất lượng nước thô phải đáp ứng theo yêu cầu của QCVN 08-MT: 2023/BTNMT và QCVN 09- MT:2023/BTNMT. Các loại nguồn nước khác như nước nhiễm mặn không áp dụng các quy chuẩn này. Trong trường hợp nguồn nước không đạt yêu cầu của QCVN 08-MT:2023/BTNMT và QCVN 09-MT:2023/BTNMT, cho phép sử dụng nguồn nước đó và phải biện pháp xử lý để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt theo quy định tại 2.1.3.

2.2.2  Nguồn nước phải có điều kiện bảo đảm vệ sinh và tổ chức vùng bảo vệ vệ sinh, bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và các nguy cơ ô nhiễm khác.

2.2.3  Nguồn nước cấp cho trạm xử lý nước cấp, nhà máy nước phải tuân thủ các quy hoạch liên quan đến sử dụng nguồn nước được cơ quan có thm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh an toàn nguồn nước, có khả năng đáp ứng đủ lượng nước yêu cầu cho các giai đoạn quy hoạch sử dụng nước và phi có giải pháp đủ để cấp đủ cho nhu cầu dùng nước cho cả mùa khô.

2.3  Công trình khai thác nước

2.3.1  Công trình khai thác nước mặt

2.3.2.1  Công trình khai thác nước mặt phải bảo đảm:

- Đủ công suất thiết kế cho các giai đoạn của dự án;

- Công trình làm việc an toàn, ổn định, bền lâu; không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của nguồn cấp nước và giao thông đường thủy;

- Phải tính đến mực nước biển dâng cao và xâm nhập mặn khu vực ven biển, việc hạ thấp mực nước do khô hạn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

2.3.1.2  Vị trí công trình khai thác nước mặt, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải đặt ở thượng lưu của dòng chảy so với khu vực dùng nước theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Trong trường hợp không xác định được hướng dòng chảy hoặc hướng dòng chảy thay đổi theo thời gian, nguồn nước bị xâm nhập mặn thì chọn vị trí công trình thu vị trí thích hợp để đảm bảo điều kiện kỹ thuật và kinh tế;

- Phải đặt nơi có điều kiện địa chất công trình tốt và tránh được ảnh hưởng của các hiện tượng thuỷ văn khác, có bờ và lòng sông ổn định, ít bị xói lở bồi đắp và thay đổi dòng nước, có đủ độ sâu cần thiết khi ở mực nước thấp nhất, đảm bảo công trình ổn định lâu dài;

- Không được phép đặt công trình thu hạ lưu gần nhà máy thuỷ điện. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép là 1 000 m.

2.3.1.3  Khi xây dựng công trình khai thác nước phải tính đến khả năng súc xả, thuận tiện nạo vét bùn cặn, vớt rác.

2.3.1.4  Cửa thu nước:

- Phải đảm bảo khi thu nước không tạo xoáy trên mặt nước; khoảng cách tối thiểu giữa mực nước thấp nhất đến đỉnh của cửa thu hoặc họng thu là 0,5 m;

- Không được xây dựng cửa thu nước trong phạm vi bảo vệ luồng chạy tàu thuyền hoặc khu vực có rong tảo phát triển.

2.3.2  Giếng khoan khai thác nước dưới đất

2.3.2.1  Giếng khoan khai thác nước dưới đất phải đảm bảo các quy định về kỹ thuật, ổn định về lưu lượng, chất lượng nước và độ hạ mực nước trong quá trình khai thác và phải tuân theo các quy định pháp luật về khai thác nước ngầm.

2.3.2.2  Số lượng giếng công tác được xác định phụ thuộc vào lưu lượng khai thác, khả năng cung cấp của tầng chứa nước và độ hạ thấp mực nước cho phép, số lượng giếng dự phòng được xác định phụ thuộc vào số lượng giếng công tác và mức độ an toàn cấp nước.

2.3.2.3  Khoảng trống giữa các ống vách, giữa ống vách và thành lỗ khoan phải được chèn bằng đất sét hoặc vật liệu tương đương, tránh xâm nhập của nước mặt gây ô nhiễm nguồn nước.

2.3.2.4  Khi giếng không sử dụng phải trám lấp giếng bằng vật liệu không thấm nước để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước. Trong trường hợp điều kiện địa chất thuận lợi, cho phép khai thác nước bằng công trình khai thác nước bằng ng lọc có khe chôn trong lòng đất.

2.4  Trạm bơm

2.4.1  Yêu cầu chung

2.4.1.1  Trạm bơm phải được thiết kế theo tính chất riêng của từng loại trạm bơm; phải tính đến việc cải tạo, mở rộng theo quy hoạch.

2.4.1.2  Kích thước trạm bơm phải đảm bảo bố trí được các máy bơm công tác, máy bơm dự phòng, máy bơm rửa bể lọc, máy gió rửa lọc, các thiết bị điều khiển, đường ống và thiết bị nâng và khoảng không gian thao tác lp đặt, sửa chữa.

2.4.1.3  Phần chìm dưới mặt đất của trạm bơm phải được xây dựng bằng vật liệu không thấm nước. Trường hợp tường của trạm bơm nằm dưới mực nước ngầm phải phủ một lớp vật liệu chống thấm sàn đáy, mặt trong và mặt ngoài tường của trạm bơm.

2.4.1.4  Bố trí ống hút của trạm bơm

ng hút của máy bơm phải có độ dc cao dần về phía máy bơm, không được phép có các điểm gây tụ khí trong bất kỳ điểm nào của ống hút.

2.4.1.5  Bố trí ống đẩy của trạm bơm

Mỗi trạm bơm ít nhất có 2 ống đẩy chung trong đó 1 ống có thể đặt chờ đấu nối cho giai đoạn sau. Cho phép b trí một ống đẩy đối với trạm có công suất nhỏ hơn 10 000 m3/d hoặc trong hệ thống có nhiều trạm bơm cùng cấp nước vào mạng lưới.

2.4.1.6  Trong gian máy phải bố trí thiết bị nâng. Loại thiết bị nâng được chọn theo trọng lượng tổ máy bơm lớn nhất đặt trong trạm bơm.

2.4.2  Trạm bơm giếng khoan

2.4.2.1  Diện tích mặt bằng của trạm bơm giếng khoan tối thiểu là 12 m2.

2.4.2.2  Mái nhà trạm phải có cửa rút ống.

2.4.2.3  Các trạm bơm giếng xây dựng vùng ngập lụt phải xây dựng có cao độ sàn gian máy cao hơn độ cao mực nước cao nhất tối thiểu 0,5 m.

2.4.2.4  Miệng giếng phải cao hơn sàn ít nhất là 0,3 m.

2.4.2.5  Phải có giếng khoan lắp đặt máy bơm với chức năng giếng dự trữ. Giếng dự trữ phải được làm việc luân phiên cùng với tổ hợp của nhóm giếng.

2.4.3  Trạm bơm nước thô (khai thác nước mặt)

2.4.3.1  Thiết kế trạm bơm nước thô phải theo chế độ làm việc điều hòa của trạm xử lý nước, nhà máy nước.

2.4.3.2  Trạm bơm nước thô cấp nước thô về trạm xử lý nước, nhà máy nước, gồm máy bơm nước sinh hoạt và các bơm dự phòng. Khi công trình thu và trạm bơm xây dựng kết hợp có phân đợt xây dựng thì phần xây dựng công trình thu và nhà trạm phải được xây dựng cho cả hai giai đoạn ngay từ đợt đầu, phần thiết bị lắp đặt phù hợp với từng giai đoạn.

2.4.4  Trạm bơm nước sạch

2.4.4.1  Trạm bơm phải đảm bảo công trình vận hành an toàn, ổn định với các trường hợp thiết kế; thuận lợi trong quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa, có sàn bố trí các thiết bị phục vụ công tác quản lý; có hệ thống thông gió và chiếu sáng; có giải pháp vận chuyển máy móc, thiết bị; có rãnh thu nước, hố tập trung nước và lắp đặt máy bơm để tiêu nước rò rỉ.

2.4.4.2  Trong trạm bơm nước sạch bố trí bơm nước sinh hoạt, sản xuất, bơm nước chữa cháy và được phép bố trí máy bơm rửa lọc và máy gió rửa lọc.

2.4.4.3  Mỗi nhóm bơm phải có bơm dự phòng. Khi bơm chữa cháy và bơm nước sinh hoạt cùng loại thì bơm dự phòng được chọn chung cho cả hai nhóm bơm.

2.4.4.4  Lưu lượng của máy bơm sinh hoạt phải đảm bảo cung cấp nước cho khu vực thiết kế cho giờ dùng nước lớn nhất. Lưu lượng của máy bơm chữa cháy phải cung cấp đủ lượng nước sinh hoạt và chữa cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất.

2.4.4.5  Áp lực của máy bơm phải xác định theo điều kiện đảm bảo áp lực tự do tại điểm bất lợi nhất của mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất và khi cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất là 10 m.

2.4.4.6  Các trạm bơm nước sạch của các trạm cấp nước, nhà máy nước có công suất từ 10 000 m3/d trở lên cần phải lắp đặt thiết bị biến tần. Việc điều khiển thiết bị biến tần phải được tự động hoá theo áp lực thực tế trên mạng lưới, lưu lượng nước bơm vào mạng lưới và mực nước trong bể chứa.

2.5  Trạm xử lý nước, nhà máy nước

2.5.1  Yêu cầu chung

2.5.1.1  Mỗi loại công trình đơn vị tối thiểu 2 đơn nguyên nhằm đảm bảo điều kiện làm việc điều hòa suốt ngày đêm với khả năng có thể ngừng từng công trình của trạm để thau rửa, sửa chữa. Đối với trạm công suất dưới 3 000 m3/d được phép ngừng làm việc một số giờ để thau rửa, sửa chữa thì cho phép xây dựng 1 đơn nguyên.

2.5.1.2  Trạm xử lý nước, nhà máy nước phải thiết kế hệ thống xử lý nước xả cặn bể lắng, rửa bể lọc hoặc xả vào hồ lắng nước rửa lọc với điều kiện phải tuân thủ các yêu cầu tại QCVN 40:2011/BTNMT và các yêu cầu bảo vệ môi trường khác.

2.5.2  Dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp

Dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt và nước dưới đất phải được lựa chọn căn cứ vào thành phần tính chất của nước thô, quy mô công suất của trạm xử lý nước, nhà máy nước, yêu cầu chất lượng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các mục đích khác theo quy định, đảm bảo yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm.

2.5.3  Ngăn tiếp nhận, ngăn tách khí

2.5.3.1  Ngăn tiếp nhận và phân phối nước thô phải đảm bảo cho giai đoạn làm việc hết công suất theo dự án được phê duyệt.

2.5.3.2  Phải bố trí ngăn tách khí khi sử dụng bể phản ứng lớp cặn lơ lửng, bể lng trong có lớp cặn lơ lửng và bể lọc tiếp xúc.

2.5.4  Bể phản ứng-tạo bông cặn

Trong dây chuyền công nghệ xử lý nước bằng hóa chất keo tụ phải bố trí b trộn, bể phản ứng. Trường hợp bắt buộc phải dùng ống dẫn nước từ bể phản ứng sang bể lắng thì vận tốc nước trong ng không được vượt quá 0,3 m/s.

2.5.5  Bể lắng

2.5.5.1  B lắng sơ bộ, hồ lắng sơ bộ

Phi xây dựng bể lắng sơ bộ, hồ lắng sơ bộ trong trường hợp nước có hàm lượng cặn lớn nhất lớn hơn 1 000 mg/L. Trong trường hợp điều kiện diện tích đất cho phép, xây dựng hồ sơ lng có khả năng dự trữ nước lớn phục vụ cấp nước an toàn khi nguồn nước có sự cố hoặc hạn hán, cho phép áp dụng khi hàm lượng cặn lớn nhất nhỏ hơn 1 000 mg/L. Thời gian lưu nước tối thiểu là 1 ngày, khi điều kiện đất đai cho phép tính thời gian lưu nước lớn hơn để phục vụ cấp nước an toàn khi nguồn nước sự cố, phải thiết kế hệ thống xả bùn cặn cho bể lắng sơ bộ và biện pháp nạo vét bùn cho hồ lắng sơ bộ.

2.5.5.2  Hàm lượng cặn sau bể lắng

2.5.5.2.1  Hàm lượng cặn sau khi ra khỏi bể lắng cho nguồn nước mặt không được lớn hơn 20 mg/L.

2.5.5.2.2  Trong công nghệ xử lý nước dưới đất, khi tổng hàm lượng cặn sau khi làm thoáng lớn hơn 20 mg/L phải tính toán bể lắng tiếp xúc chức năng lắng cặn. Bể lắng tiếp xúc phải tính toán với thời gian nước lưu lại trong bể tối thiểu là 90 phút khi không dùng chất keo tụ. Khi pH và độ kiềm của nước nguồn cao và có giải pháp trợ lắng hiệu quả hoặc khi dùng bể lắng La-men thì cho phép thời gian lưu nước tối thiểu là 60 phút.

2.5.5.2.3  Các loại bể lắng phải thiết kế hệ thống xả cặn bằng áp lực thủy tĩnh hoặc bằng máy bơm.

2.5.5.3  Bể tuyển ni áp lực

2.5.5.3.1  Cho phép sử dụng bể tuyển nổi áp lực thay cho bể lắng trong trường hợp hàm lượng cn lơ lửng trong nước nguồn nhỏ, cặn có dạng mịn, nước hồ có độ mầu cao, nguồn nước có tảo và ở những trường hợp, điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép.

2.5.5.3.2  Phải thiết kế hệ thống thu chất nổi trên bề mặt sao cho khi hệ thống này làm việc không ảnh hưởng đến chất lượng nước đưa sang bể lọc.

2.5.6  Bể lọc

2.5.6.1  Bể lọc nhanh trọng lực

2.5.6.1.1  Bể lọc nhanh trọng lực phải được tính toán theo 2 chế độ làm việc, chế độ làm việc bình thường và chế độ làm việc tăng cường. Trong các trạm xử lý có số lượng bể lọc đến 20 phải dự tính ngừng 1 bể lọc để sửa chữa, khi số lượng bể lớn hơn 20 phải dự tính ngừng 2 bể để sửa chữa đồng thời.

2.5.6.1.2  Phải thiết kế hệ thống rửa cát lọc của bể, thông số thiết kế hệ thống rửa phù hợp đảm bảo rửa sạch đều cát tại mọi vị trí của bể, tránh hao hụt cát khi rửa.

2.5.6.1.3  Kích thước ống dẫn hoặc máng của bể lọc phải tính theo chế độ làm việc tăng cường.

2.5.6.2  Lọc màng

2.5.6.2.1  Cho phép sử dụng công nghệ lọc màng để xử lý nước mặt, nước ngầm, nước lợ, làm ngọt nước biển, lọc nước tinh khiết.

2.5.6.2.2  Phải có biện pháp tiền xử lý nước nguồn trước khi lọc màng để giảm tải, kéo dài thời gian làm việc cho các màng lọc, phải sử dụng các loại màng lọc có kích thước nhỏ dần trước khi lọc thẩm thấu ngược (RO).

2.5.7  Loại bỏ sắt và mangan trong nước

2.5.7.1  Cho phép sử dụng các loại vật liệu tiếp xúc trong bể lọc loại bỏ mangan với điều kiện vật liệu tiếp xúc không gây hại cho sức khỏe con người và được các cơ quan kiểm định cho phép, thể dùng hóa chất để xử lý loại bỏ mangan trong nước.

2.5.7.2  Loại bỏ sắt bằng phương pháp làm thoáng đơn giản và lọc

Khi hàm lượng sắt tổng cộng trong nước nhỏ hơn 6 mg/L, hàm lượng Fe2+ chiếm tỷ lệ từ 80 % trở lên, nguồn nước không bị nhiễm NH4+, pH>7 và các điều kiện khác cho phép, thì được áp dụng công nghệ làm thoáng đơn gin và lọc bằng hệ thống phân phối nước trên mặt bể lọc hoặc các máng tràn trước khi vào bể lọc.

2.5.7.3  Làm thoáng bằng dàn mưa

Cho phép dùng dàn mưa trong công nghệ loại bỏ sắt và mangan bằng phương pháp làm thoáng trong điều kiện không có công trình che khuất, cản trở luồng gió.

2.5.7.4  Làm thoáng bằng thùng quạt gió

2.5.7.4.1  Thiết kế thùng quạt gió phải tính toán chiều dầy lớp vật liệu tiếp xúc, không được phép dùng các vật liệu tiếp xúc gây tắc thùng quạt gió, phải thiết kế hệ thống rửa lớp vật liệu tiếp xúc.

2.5.7.4.2  Phải tính toán chọn quạt gió có lưu lượng phù hợp, để hạn chế việc tạo thành cặn Fe(OH)3 ngay trong thùng quạt gió.

2.5.7.5  Loại bỏ Asen trong nước

2.5.7.5.1  Các vật liệu lọc, vật liệu tiếp xúc dùng trong công nghệ xử lý Asen không được chứa các thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2.5.7.5.2  Vật liệu lọc, vật liệu hấp phụ Asen sau khi thi bỏ phải được quản lý, xử lý như chất thải nguy hại.

2.5.8  Xử lý bùn cặn

2.5.8.1  Bùn cặn của trạm xử lý nước phải được thu gom, làm khô, tái sử dụng hoặc chuyên chở tới các khu xử lý chất thải để xử lý đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo qui định. Xử lý bùn cặn của quá trình xử lý nước phải đáp ứng yêu cầu của QCVN 50:2013/BTNMT.

2.5.8.2  Phải lựa chọn công nghệ xử lý bùn cặn đơn giản, đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý có thể tái sử dụng với trạm có công suất từ 5 000 m3/d đưa vào công trình đầu tiên của dây chuyền xử lý chính của trạm xử lý, nhà máy nước.

2.5.9  Bể chứa nước sạch

2.5.9.1  Dung tích của bể chứa nước sạch trong trạm xử lý, nhà máy nước phải đủ để điều hòa lưu lượng giữa lượng nước chảy vào bể và chế độ làm việc của trạm bơm nước sạch, lượng nước chữa cháy trong 3 giờ của khu vực đô thị mà bể phục vụ, lượng nước cho bản thân trạm cấp nước, nhà máy nước. Dung tích bể chứa nhỏ nhất là 20 % công suất của nhà máy. Trường hợp sử dụng nguồn nước hồ để chữa cháy thì không tính nước dự trữ chữa cháy cho bể chứa nước sạch.

2.5.9.2  Trong bể chứa phải có các vách ngăn để tạo dòng nước chảy vòng với thời gian lưu nước phải lớn hơn 30 phút, đủ thời gian tiếp xúc cần thiết cho việc khử trùng (trừ bể chứa của khu đô thị nếu không bổ sung Clo vào bể).

2.5.10  Khử trùng nước

2.5.10.1  Hoá chất được lựa chọn để khử trùng phải đảm bảo hiệu quả khử trùng cao, an toàn cho sức khỏe con người, kể cả công nhân vận hành hệ thống khử trùng.

2.5.10.2  Trong nhà chứa hóa chất phải trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, hệ thống thông gió, thiết bị báo lượng Clo rò rỉ, hệ thống trung hòa hoặc tự động hấp thụ Clo bằng hóa chất khi sự cố để đảm bảo an toàn cho người vận hành, cho toàn thể nhân viên trong trạm và dân cư xung quanh.

2.5.11  Các điều kiện khác

2.5.11.1  Đường nội bộ trong trạm cấp nước, nhà máy nước phải có chiều rộng tối thiểu là 3,5 m, đủ sức chịu tải cho xe ch thiết bị nặng nhất trong trạm và phải có chỗ quay xe.

2.5.11.2  Nguồn điện cấp cho trạm cấp nước, nhà máy nước phải là nguồn điện ưu tiên, trong nhà máy phải trang bị máy phát điện dự phòng cho trạm cấp nước, nhà máy nước có bậc tin cậy bậc I. Công suất của máy phát điện dự phòng phải đủ cho các công trình sản xuất chính nhà máy hoạt động.

2.6. Mạng lưới cấp nước

2.6.1  Đường ống truyền dẫn

2.6.1.1  Đường ống truyền dẫn nước thô từ công trình thu đến nhà máy nước và đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước đến điểm đầu của mạng lưới phân phối phải thiết kế 2 đường ống và có các đường ống nối, phải đảm bảo khi có 1 đoạn ống trong hệ thống bị hư hỏng vẫn cấp được 70 % lưu lượng tính toán.

2.6.1.2  Vật liệu làm đường ống truyền dẫn phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, chịu áp lực và tác động cơ học, không bị phá hủy trong mọi điều kiện làm việc.

2.6.1.3  Phải có mốc đánh dấu vị trí tuyến ống và hành lang an toàn để tránh làm hư hỏng ống khi thi công mở rộng đường hoặc các công trình xây dựng khác.

2.6.2  Đường ống cấp nước

2.6.2.1  Mạng lưới cấp nước của khu đô thị mới phải đặt trong hào hoặc tuy nen kỹ thuật theo quy định tại QCVN 07-3:2023/BXD.

2.6.2.2  Mạng lưới đường ống cấp nước của đô thị loại III trở lên phải chia thành 3 cấp. Nghiêm cấm việc đấu nối từ đường ống của khách hàng dùng nước với đường ống của mạng cấp I hoặc mạng cấp II. Cho phép khách hàng sử dụng nước 500 m3/d trở lên đấu nối với mạng cấp II.

2.6.2.3  Mạng lưới đường ống cấp nước phải là mạng lưới vòng. Mạng lưới cụt chỉ được phép áp dụng trong các trường hợp:

- Cơ s sản xuất được phép ngừng để sửa chữa;

- Mạng lưới cấp nước cho đô thị loại V hoặc các điểm dân cư khi số dân dưới 3 000 người;

- Theo phân đợt xây dựng trước khi đặt hoàn chỉnh mạng lưới vòng theo quy hoạch.

2.6.2.4  Đường kính tối thiểu của mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp với chữa cháy ngoài nhà trong các khu đô thị phải là 100 mm.

2.6.2.5  Vật liệu ống phải chịu được áp lực và tác động cơ học do xe trọng tải lớn chạy trên đường, lớp tráng trong phải đảm bảo độ bền về cơ học, hóa học và không ảnh hưởng đến cht lượng nước, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được cơ quan y tế cho phép. Trường hợp đặt ống trong vùng đất hoặc nước có tính ăn mòn thì phải có biện pháp chống ăn mòn cho ng.

2.6.2.6  Trên đường ống tự chảy có áp phải đặt các thiết bị hấp thụ năng lượng hay thiết bị bảo vệ khác để đường ống làm việc trong giới hạn áp lực cho phép.

2.6.2.7  Đối với đường ống dẫn tự chảy không áp phải xây dựng các giếng thăm. Nếu địa hình quá dốc phải xây dựng các giếng chuyển bậc để giảm tốc độ dòng nước.

2.6.2.8  Độ sâu đặt ống dưới đất phải được xác định theo tải trọng trên đỉnh ống, độ bền của ống, ảnh hưởng của nhiệt độ xung quanh và các điều kiện khác nhưng không nhỏ hơn 0,7 m tính từ mặt đất đến đỉnh ống đối với đường kính ống nhỏ hơn hoặc bằng 300 mm, không nhỏ hơn 1 m đối với đường kính ống lớn hơn 300 mm. Đường ống đi qua nền đất yếu phải đặt trên kết cấu đỡ ống để đảm bảo không gây chuyển vị và hư hỏng mối nối.

CHÚ THÍCH: Độ sâu đặt ống tối thiểu cho phép giảm 0,3 m so với quy định trên khi đặt ống trên vỉa hè, hoặc các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đường ống.

2.6.2.9  Sau khi lắp đặt từng phần của mạng lưới, phải thử áp lực để kiểm tra độ kín của ống và các bộ phận nối, áp lực thử bằng 1,5 lần áp lực làm việc của đường ống. Quy trình thử áp lực phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia về thử áp lực đường ống cấp nước sau khi lắp đặt.

2.6.3  Các thiết bị phục vụ kiểm soát đảm bảo cấp nước an toàn

2.6.3.1  Phải thiết kế, lắp đặt van x, thu khí tại các điểm cao của mạng lưới cấp nước.

2.6.3.2  Phải thiết kế, lắp đặt van xả cặn tại các điểm thấp nhất, trên từng phần của mạng lưới.

2.6.3.3  Phải tính toán nước va, khi cần thiết phải lắp đặt van chống nước va trong trạm bơm và mạng lưới cấp nước.

2.6.3.4  Phải lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng nước tại trạm xử lý, nhà máy nước và độ đục, Clo dư trên đường ống truyền tải, phân phối nước khi công suất từ 10 000 m3/d trở lên.

2.6.4  Phân vùng tách mạng

2.6.4.1  Mạng lưới cấp nước của đô thị loại III trở lên phải phân vùng tách mạng nhằm giảm thất thoát nước, phải lắp đặt các loại đồng hồ vùng, đồng hồ tiểu vùng.

2.6.4.2  Mỗi đồng hồ tiểu vùng cấp nước phục vụ không quá 5 000 khách hàng dùng nước, đối với đô thị loại đặc biệt và loại I cho phép phục vụ tới 8 000 khách hàng, mỗi đồng hồ vùng cấp nước gồm 3 tiểu vùng cấp nước trở lên.

2.6.5  Đường ống qua sông, đường cao tốc, đường tàu hỏa

2.6.5.1  Đường ống ngầm qua sông (Điu-ke):

- Số lượng ống qua đáy sông phải không nhỏ hơn 2; vật liệu làm ống ngầm qua sông phải có tính đàn hồi, chịu áp lực và tác động cơ học;

- Độ sâu từ đáy sông đến đỉnh ống phải xác định theo điều kiện xói lở của lòng sông và trọng tải lớn nhất của tàu qua lại trên sông khi th neo không gây hư hỏng ống qua sông. Vật liệu lấp ống phải là sỏi, đá dăm có kích thước 20 mm đến 40 mm chiều sâu lấp ống tối thiểu là 0,5 m phải có neo cố định chống đẩy nổi đường ống;

- Phải có giếng kiểm tra hai bên bờ sông và biển báo hiệu cho tàu thuyền qua lại trên sông.

2.6.5.2  Đường ống qua đường cao tốc, đường tàu hỏa phải được đặt trong ống lồng, ở hai đầu ống qua đường phải có giếng kiểm tra, van chặn và mối nối co giãn.

2.6.6  Thử áp lực, thau rửa, tẩy trùng đường ống

2.6.6.1  Đường ống lắp đặt xong phải được thử áp lực theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Trước khi đưa mạng lưới cấp nước vào sử dụng phải thau rửa mạng lưới bằng nước sạch.

2.6.6.2  Sau khi thau rửa mạng lưới phải tẩy trùng mạng lưới, sau khi tẩy trùng phải rửa sạch đường ống bằng nước sạch cho tới khi lượng Clo dư trong nước không vượt quá 1,0 mg/L.

2.6.7  Đồng hồ đo nước

2.6.7.1  Trên các đường ống dẫn nước vào nơi tiêu thụ phải đặt đồng hồ đo nước; phải có van chặn trước đồng hồ, việc đóng mở van chỉ do đơn vị quản lý mạng lưới cấp nước thực hiện.

2.6.7.2  Đồng hồ đo nước phải đặt tại trạm bơm nước sạch, tại điểm kết nối giữa các trạm cấp nước, đầu các ống mạng cấp II và mạng cấp III.

2.6.7.3  Các khách hàng sử dụng nước phải đồng hồ đo nước. Đường kính đồng hồ cho hộ gia đình không được lớn hơn 15 mm, cấp chính xác tối thiểu là cấp B, trường hợp biệt thự bể bơi, cho phép sử dụng cỡ đồng hồ 20 mm; Các khách hàng sử dụng lượng nước từ 10 m3/d trở lên phải chọn đồng hồ theo tính toán, đồng hồ đo nước phải được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường.

2.7  Bảo trì, bảo dưỡng

2.7.1  Công trình và hạng mục công trình cấp nước phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.7.2  Thời gian ngừng cấp nước để sửa chữa đường ống, bảo dưỡng, thay thế thiết bị không quá 36 giờ trong một năm (trừ trường hợp sự cố vỡ ống truyền tải).

2.7.3  Thời gian ngừng cấp nước để thau rửa đường ống từng khu vực của mạng lưới không quá 8 giờ.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-2:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Sewerage, Drainage Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thoát nước.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 05:2023/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng môi trường không khí xung quanh;

QCVN 50:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Nước thải

Nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.

1.4.2

Nước thải sinh hoạt

Nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người, bao gồm: ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân và các hoạt động tương tự.

1.4.3

Nước thải đô thị

Nước thải từ nhiều nguồn khác nhau trong đô thị.

1.4.4

Lưu vực thoát nước

Một khu vực nhất định nước mưa hoặc nước thải được thu gom vào mạng lưới thoát nước chuyển tải về nhà máy xử lý nước thải hoặc xả vào nguồn tiếp nhận.

1.4.5

Hệ thống thoát nước

Bao gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa, v.v.), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:

- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;

- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;

- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.

1.4.6

Hệ thống thoát nước mưa

Bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, giếng thu nước mưa, cửa xả và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.

1.4.7

Hệ thống thoát nước thải

Bao gồm mạng lưới cống, đường ống thu gom và chuyển tải nước thải, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả; giếng tách dòng và cống bao (nếu có) và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, tiêu thoát và xử lý nước thải.

1.4.8

Cống bao

Tuyến cống chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.

1.4.9

Mạng lưới thoát nước

- Tuyến cống cấp 1 là tuyến cống chính thu gom dẫn nước từ các lưu vực thoát nước đến nhà máy xử lý nước thải hoặc xả ra nguồn tiếp nhận;

- Tuyến cống cấp 2 là cống tiếp nhận và vận chuyển nước từ cống cấp 3 vào cống cấp 1;

- Tuyến cống cấp 3 là cống thu gom nước mưa, nước thải từ các hộ thoát nước đến cống cấp 2 hoặc cống cấp 1.

1.4.10

Nguồn tiếp nhận nước thải

Các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất.

1.4.11

Hồ điều hòa

Các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo có chức năng tiếp nhận nước mưa và điều hòa tiêu thoát nước cho hệ thống thoát nước.

1.4.12

Nước thải quy ước sạch

Nước đã tuân thủ yêu cầu về chất lượng, đáp ứng quy định của quy chuẩn hay tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. dụ, nước làm mát trong hệ thống trao đổi nhiệt, chỉ nóng lên nhưng vẫn nằm trong quy định về nhiệt độ và không bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất bẩn.

1.4.13

Nước thải tái sử dụng

Nước thải sau khi xử lý tới một mức độ nhất định, đảm bảo yêu cầu để sử dụng cho những mục đích khác nhau.

1.4.14

Bùn thải

Bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm thoát nước và nhà máy xử lý nước thải.

1.4.15

Đấu nối hệ thống thoát nước

Kết nối cng thoát nước từ hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.

1.4.16

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí

Quá trình xử lý nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện có ôxy.

1.4.17

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí hay k khí

Quá trình xử lý nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện không có ôxy.

1.4.18

Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện thiếu khí

Quá trình xử lý nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện nồng độ ôxy hòa tan trong nước dưới 0,5 mg/L.

1.4.19

Thoát nước tự chảy

Thoát nước nhờ trọng lực.

1.4.20

Thoát nước cưỡng bức hay có áp

Thoát nước cưỡng bức bằng máy bơm trong đường ống áp.

1.4.21

Trạm, nhà máy xử lý nước thải đô thị

Có nhiệm vụ xử lý nước thải của một lưu vực, một số lưu vực hay toàn bộ nước thải của đô thị đạt quy chuẩn về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

1.4.22

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Quá trình công nghệ xử lý nước thải được thực hiện bằng các quá trình cơ học trong các công trình hoặc thiết bị như: song chắn rác, lưới lọc, bể lắng cát, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc v.v. để loại bỏ các tạp cht thô kích thước lớn hay các chất rắn không tan ra khỏi nước thải.

1.4.23

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, sinh hóa

Quá trình công nghệ xử lý nước thải được thực hiện dựa vào khả năng của các vi sinh vật phân hủy các chất bẩn hay chất ô nhiễm.

1.4.24

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Quá trình công nghệ xử lý nước thải bằng hóa chất. Các chất bẩn sẽ phản ứng với hóa chất và tạo thành chất kết tủa dễ lắng hoặc tạo thành chất hòa tan nhưng không độc hại hay tạo thành khí dễ bay hơi và tách khỏi nước. Đại diện cho phương pháp hóa học là phương pháp keo tụ, kết tủa, trung hòa, ôxy hóa, khử hóa học.

1.4.25

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Quá trình xử lý nước thải, trong đó sử dụng các tác nhân hóa lý như: tuyển nổi, hấp phụ, hấp thụ, trích ly hay cốc chiết, chưng bay hơi để chất ô nhiễm bay đi cùng hơi nước v.v.

1.4.26

Công trình xử lý nước thải tại chỗ

Xử lý tại nơi phát sinh nước thải tại hộ gia đình, khuôn viên của chung cư, cơ quan, công trình thương mại, dịch vụ và các công trình khác.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Đầu tư xây dựng các công trình thoát nước phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đối với các khu đô thị mới và đô thị mới, phải áp dụng hệ thống thoát nước riêng.

2.1.2  Đường ống, giếng thăm và các công trình phụ trợ trên mạng lưới thoát nước phải đảm bo những yêu cầu kỹ thuật sau:

- Có cấu trúc chắc chắn, bền vững dưới tác động của nước thải và môi trường xung quanh;

- Có khả năng vận chuyển nước thải, nước mưa một cách bình thường với tổn thất thủy lực nhỏ nhất;

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để tránh rò rỉ nước từ trong ống ra ngoài môi trường và xâm nhập nước ngầm vào trong ống;

- Vật liệu để chế tạo ống và xây dựng giếng thăm và các công trình phụ trợ trên mạng lưới thoát nước phải có tính bền vững, chống chịu môi trường xung quanh.

2.1.3  Hồ điều hoà

2.1.3.1  Hồ điều hoà phải được xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

2.1.3.2  Hệ thống thoát nước chung có điều tiết bằng hồ điều hòa, nước mưa khi xả vào hồ điều hòa phải qua giếng tràn nước. Việc trữ nước và điều tiết mực nước của hồ điều hòa phải bảo đảm nhiệm vụ điều tiết nước mưa.

2.1.3.3  Phải đm bo tỷ lệ hợp lý giữa diện tích hồ điều hòa trên tổng diện tích lưu vực thoát nước với chiều sâu hồ phù hợp hợp để hạn chế úng ngập. Phải kiểm tra, thu thập số liệu khí tượng thủy văn, xác định lưu lượng tính toán với chu kỳ tràn cống và đảm bảo tuân thủ quy định về hồ điều hòa theo QCVN 01:2021/BXD.

2.1.3.4  Đối với những trận mưa với cường độ và lưu lượng vượt quá giá trị tính toán với chu kỳ tràn cống đã lựa chọn, phải có giải pháp phù hợp để hạn chế, giảm thiểu úng ngập, hướng tới hình thoát nước bền vững.

2.1.4  Phải bố trí hộp đấu nối nước thải từ các hộ thoát nước với mạng lưới thoát nước bên ngoài đường phố. Hộp đấu nối phải đảm bảo tiếp cận được mọi thời điểm, phục vụ cho việc kiểm tra, nạo vét, thông tắc, sửa chữa.

2.2  Mạng lưới thoát nước

2.2.1  Xác định lưu lượng nước mưa, nước thải được quy định theo QCVN 01:2021/BXD.

2.2.2  Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước mưa, cống thoát nước chung của đơn vị ở phải là 300 mm, ngoài đường phố là 400 mm. Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước thải trong đơn vị ở là 150 mm, ngoài đường phố là 200 mm.

2.2.3  Vận tốc dòng chy

2.2.3.1  Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong mạng lưới thoát nước phải đảm bảo vận tốc tự rửa trôi để tránh lắng cặn.

2.2.3.2  Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong ống áp lực dẫn bùn (cặn bùn tươi, cặn bùn đã phân huỷ, bùn hoạt tính, v.v.) đã được nén phải đm bảo vận tốc tự rửa trôi để tránh lng cặn.

2.2.3.3  Vận tốc dòng chảy lớn nhất trong mương dẫn nước mưa và nước thải sn xuất quy ước sạch được phép xả vào nguồn tiếp nhận, phải đảm bảo tránh phá vỡ và xói lở bờ mương dẫn, tùy thuộc loại vật liệu hay kiểu gia cố mương dẫn.

2.2.4  Độ dốc nhỏ nhất

2.2.4.1  Độ dốc nhỏ nhất của cống phải chọn trên cơ sở đảm bảo vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đã quy định cho từng loại cống và kích thước của cống.

2.2.4.2  Độ dốc tối thiểu của rãnh thoát nước mưa bên đường không nhỏ hơn 0,3 %.

2.2.5  Độ đầy của ống thoát nước thải phải đảm bảo không gian tối thiểu để thoát khí và dự phòng khi lưu lượng nước thải vượt ngưỡng thiết kế.

2.2.6  Độ sâu chôn ống nhỏ nhất (tính đến đỉnh ống) không nhỏ hơn quy định sau:

- Khu vực không xe cơ giới qua lại: 0,3 m;

- Khu vực có xe cơ giới qua lại: 0,5 m đối với tất cả các loại đường kính ống tính từ cao độ mặt đường. Trong trường hợp đặc biệt khi chiều sâu nhỏ hơn 0,5 m phải có biện pháp bo vệ ống.

2.2.7  Khi đường ống và công trình thoát nước đi qua khu vực nền đất yếu phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo đường ống và công trình ổn định, không bị lún và biến dạng.

2.2.8  Mối nối ống, cng kiểu miệng bát nối bằng gioăng cao su và cống hai đầu trơn nối bằng đai và chỉ sử dụng với các tuyến cống có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 300 mm. Phương pháp nối ống, cống nhựa PVC, uPVC, HDPE và ống, cống làm bằng các vật liệu khác phải theo hướng dẫn của các nhà sản xuất.

2.2.9  Giếng thu nước mưa

2.2.9.1  Phải bố trí giếng thu nước mưa trên đường phố, quảng trường nhằm đảm bảo thu hết nước mưa.

2.2.9.2  Chu kỳ lặp trận mưa tính toán được quy định trong QCVN 01:2021/BXD.

2.2.9.3  Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường cống không lớn hơn 40 m. Đường kính tối thiểu của đoạn ống nối phải xác định theo diện tích thu nước mưa tính toán trong đơn vị ở nhưng không được dưới 300 mm.

2.2.9.4  Đáy của giếng thu nước mưa phải có hố thu cặn với chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 0,3 m và cửa thu phải có song chắn rác.

2.2.9.5  Đối với hệ thống thoát nước chung trong các đơn vị ở, giếng thu phải có cu tạo ngăn mùi và phải đảm bảo không cản trở dòng chảy.

2.2.9.6  Đối với mạng lưới thoát nước mưa khi độ chênh cốt đáy ống nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 m, đường kính ống dưới 1 500 mm và tốc độ dòng chảy không quá 4 m/s, cho phép nối ng bằng giếng thăm. Khi độ chênh cốt lớn hơn phải có giếng chuyển bậc.

2.2.10  Giếng thăm

2.2.10.1  Trong mạng lưới thoát nước thải, giếng thăm phải đặt ở những chỗ:

- Ni các tuyến cống;

- Đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc thay đổi đường kính;

- Khoảng cách giữa các giếng thăm trên các đoạn cống đặt thẳng phải đm bảo thuận lợi khi vận hành, tùy thuộc kích thước ống cống và biện pháp thi công;

- Trong các giếng thăm có đấu nối với cống đường kính từ 700 mm trở lên cho phép làm sàn công tác một phía của máng. Sàn cách tường đối diện không nhỏ hơn 1 000 mm. Trong các giếng thăm có cống đường kính từ 2 000 mm trở lên cho phép đặt sàn công tác trên dầm công xôn; kích thước phần hở của máng không được nhỏ hơn (2 000 x 2 000) mm.

2.2.10.2  Kích thước trên mặt bằng của giếng thăm quy định như sau:

- Cống có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 800 mm, kích thước bên trong giếng thăm là hình tròn đường kính 1 000 mm hoặc hình vuông kích thước (1 000 x 1 000) mm;

- Cống có đường kính lớn hơn 800 mm, kích thước bên trong giếng thăm có chiều dài bằng 1 200 mm và chiều rộng lớn hơn đường kính cống là 500 mm;

- Miệng giếng hình tròn, đường kính trong nhỏ nhất là 600 mm, kích thước hình vuông hay chữ nhật chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt;

- Đối với giếng có sàn công tác, chiều cao phần công tác của giếng (tính từ sàn công tác tới dàn đỡ cổ giếng) không nhỏ hơn 1,8 m.

2.2.10.3  Phải có thang lên xuống giếng thăm để bảo trì khi độ sâu giếng thăm lớn hơn 1,2 m tính đến sàn công tác.

2.2.10.4  Trong những khu vực xây dựng đã hoàn thiện, nắp giếng đặt bằng cao độ mặt đường. Trong khu vực trồng cây, nắp giếng cao hơn mặt đất tối thiểu 100 mm, còn trong khu vực không xây dựng là 200 mm. Giếng thăm trong hệ thống thoát nước mưa có cấu tạo tương tự như đối với nước thải nhưng riêng phần đáy giếng phải có hố thu cặn. Chiều sâu hố thu cặn lấy từ 0,3 m đến 0,5 m.

2.2.10.5  Phải có biện pháp chống thấm cho thành và đáy giếng phù hợp. Nếu giếng xây gạch thì lớp chống thm phải cao hơn mực nước ngầm 0,5 m.

2.2.10.6  Nắp giếng thăm và giếng chuyển bậc phải bằng vật liệu và kết cu đảm bảo khả năng chịu tải trọng tiêu chuẩn tương ứng với đường hoặc vỉa hè.

2.2.11  Giếng chuyển bậc và các giếng khác

Giếng chuyển bậc, giếng thu nước mưa, giếng tẩy rửa, giếng kim tra, cửa xả nước thải, cửa xả nước mưa và giếng tràn tách nước phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng.

2.2.12  Ống lun qua sông (Điu-ke)

Về nguyên tắc, không đặt ống luồn qua sông. Trong trường hợp cần thiết, như khi ống thoát nước đi qua sông có chiều sâu lớn mới phải đặt ng luồn kiểu xi phông:

- Ít nhất phải lắp đặt hai ống luồn để bảo trì khi một đường ống bị tắc;

- Ống nằm ngang phải có độ dốc theo hướng dòng chảy phía dưới;

- Vận tốc dòng chảy của đoạn ống nằm ngang phải lớn hơn 20 % ÷ 30 % so với ống thượng nguồn để ngăn chặn sự lắng đọng cặn;

- Phía trước và phía sau các đường ống này phải đặt giếng thăm. Giếng trước ống lồng phải có hố lắng cát.

2.2.13  Cửa xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa

2.2.13.1  Ca xả nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận:

- Vị trí cng, cửa xả nước thải phải được lựa chọn phù hợp để nước thải hòa trộn với nước nguồn tiếp nhận và không gây xói lở bờ, không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, các công trình xung quanh và hoạt động giao thông trên thủy vực;

- Kết cấu cống, cửa xả nước thải phải đảm bảo việc xáo trộn nước thải đã làm sạch với nước sông hồ có hiệu quả nhất. Miệng xả phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tác động của tàu bè đi lại, điều kiện địa chất, thủy văn của sông hồ;

- Khi xả nước thải đã xử lý vào hồ chứa nước, miệng xả phải ngập sâu dưới mực nước thấp nhất của hồ không dưới 0,2 m.

2.2.13.2  Cống, cửa xả nước mưa áp dụng các kiểu:

- Khi không gia cố bờ - kiểu mương hở;

- Khi gia cố bờ - kiểu miệng xả ống kín.

CHÚ THÍCH: Khi mức nước trong nguồn tiếp nhận cao hơn mức nước trong cống, tại các miệng xả phải lắp đặt van cửa chống chảy ngược.

2.2.13.3  Giếng tràn tách nước của hệ thống thoát nước chung phải có vách tràn để ngăn nước thải. Kích thước và cu tạo vách tràn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả vào nguồn, các mức nước trong cng và nguồn tiếp nhận.

2.2.13.4  Thoát khí cho mạng lưới thoát nước

Phải đảm bảo có giải pháp thoát khí cho mạng lưới thoát nước thải.

2.2.14  Trạm bơm, bể chứa nước thải

Bảng 1 - Độ tin cậy của trạm bơm

Phân loại theo độ tin cậy

Đặc tính làm việc của trạm bơm

Loại I

Không cho phép ngừng hay giảm lưu lượng

Loại II

Cho phép ngừng bơm nước thải không quá 6 giờ

Loại III

Cho phép ngừng bơm nước thải không quá 1 ngày

2.2.14.1  Theo mức độ tin cậy, vị trí, chức năng, các trạm bơm nước thải, trạm bơm bùn phải được phân biệt thành 3 loại theo Bảng 1.

2.2.14.2  Trên tuyến ống dẫn nước thải vào trạm bơm phải có van chặn.

2.2.14.3  Số lượng đường ống áp lực đối với trạm bơm loại I không nhỏ hơn 2 và khi sự cố một đường ống ngừng làm việc thì ống dẫn còn lại phải đảm bảo tải 100 % lưu lượng tính toán. Khi đó phải xét đến việc sử dụng máy bơm dự phòng.

2.2.14.4  Đối với trạm bơm thuộc độ tin cậy loại II và loại III cho phép chỉ có một đường ống áp lực. Mỗi máy bơm phải một ống hút riêng.

2.2.14.5  Trong các trạm bơm bùn cặn phải biện pháp rửa ống hút và ống đẩy.

2.2.14.6  Trong ngăn thu nước thải phải song chắn rác. Phải biện pháp chống lắng cặn trong ngăn thu chứa nước của trạm bơm.

2.2.14.7  Kết cấu ngăn thu nước thải phải bảo đảm không để nước thải ngm vào đất; phải có các biện pháp chống ăn mòn công trình và thiết bị.

2.2.14.8  Phải có biện pháp thông gió và đảm bảo an toàn cho người vận hành bể chứa, trạm bơm.

2.2.14.9  Đối với máy bơm công suất lớn, phải xem xét khả năng cần thiết phải bố trí thiết bị nâng hạ khi lắp đặt máy bơm.

2.2.15  Trường hợp thi công cống ngầm thoát nước đặt sâu dưới lòng đất dẫn nước thải đến trạm, nhà máy xử lý nước thải khi sử dụng phương pháp khoan kích ngầm phải tuân thủ quy định riêng.

2.3  Công trình xử lý nước thải

2.3.1  Trạm, nhà máy xử lý nước thải

Phải có thiết bị thu gom và khử mùi hoặc phải các giải pháp ngăn ngừa mùi, khí thải phát tán ra môi trường xung quanh, phải đảm bo tuân thủ QCVN 05:2023/BTNMT.

2.3.2  Các công trình đơn vị trong trạm, nhà máy xử lý nước thải

2.3.2.1  Song chắn rác phải được lắp đặt ở mọi trạm xử lý nước thải với công suất bt kỳ.

2.3.2.2  Bể lắng cát phải được lắp đặt mọi trạm, nhà máy xử lý nước thải khi nguồn phát sinh cát, sỏi.

2.3.2.3  Thiết bị thu dầu mỡ phải được bố trí khi nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100 mg/L.

2.3.2.4  B điều hòa dùng để điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Thể tích bể xác định theo biểu đồ lưu lượng và biểu đồ dao động nồng độ chất bẩn trong nước thải. Trường hợp không có số liệu thì tham khảo số liệu của các trạm, nhà máy tương tự đang hoạt động.

2.3.2.5  Bể lắng sơ cấp (bể lắng đợt 1) cho phép không phải lắp đặt ở trạm, nhà máy xử lý nước thải khi nước thải đầu vào có hàm lượng chất lơ lng nhỏ hơn 150 mg/L.

2.3.2.6  Các công trình xử lý nước thải trên đất: bãi lọc trồng cây được phép đặt ở những nơi có đủ điều kiện địa cht thủy văn (cấu trúc hạt, cao độ đáy công trình phải cao hơn mực nước ngầm ít nhất 0,5 m), đáp ứng những yêu cầu vệ sinh của địa phương. Trường hợp ngược lại, phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Việc xây dựng, vận hành bãi lọc cát sỏi và hào lọc phải tuân thủ các quy định có liên quan.

2.3.2.7  Các công trình xử lý sinh học nước thải sinh trưởng, phát triển dính bám trên giá thể, vật liệu như bể lọc sinh học, hoặc sinh trưng lơ lửng công nghệ bùn hoạt tính như bể aeroten, CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, kênh ôxy hóa v.v. được sử dụng để xử lý sinh học nước thải bậc hai, bậc ba.

2.3.2.8  Xây dựng và vận hành các công trình xử lý sinh học nước thải phải căn cứ vào các yếu tố thành phần và tính chất cũng như công suất nước thải. Hàm lượng các chất độc hại trong nước thải phải nhỏ hơn ngưỡng giới hạn cho phép để đảm bảo sự hoạt động bình thường của vi sinh vật trong các công trình x lý sinh học.

2.3.2.9  Bể lắng thứ cấp (bể lắng đợt 2) phải lắp đặt trong trạm, nhà máy xử lý nước thải sau quá trình xử lý sinh học hoặc hóa học. Trường hợp sử dụng công nghệ SBR thì bể lắng thứ cấp được tích hợp trong cùng một công trình.

2.3.2.10  Thiết bị và công trình khử trùng phải được lắp đặt trong trạm, nhà máy xử lý nước thải.

2.3.2.11  Bể nén bùn phải được bố trí trong các trạm, nhà máy xử lý nước thải có các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính (trong công nghệ CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, kênh ôxy hóa, v.v.). Đối với các trạm, nhà máy xử lý nước thải dưới 1 000 m3/d tùy theo kết quả so sánh kinh tế, kỹ thuật cho phép không sử dụng bể nén bùn.

2.3.2.12  Tùy thuộc mục tiêu tái sử dụng nước sau xử lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật đảm bảo, cho phép sử dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Nếu nước thải sau xử lý đáp ứng những mục tiêu yêu cầu cụ thể.

2.3.2.13  Bể mê tan:

- B mê tan phải được xem xét như một phương án để phân huỷ cặn lắng hữu cơ có thể phân hủy sinh học của nước thải sinh hoạt và sản xuất. Cho phép đưa vào bể các cht hữu cơ khác nhau có thể phân hủy sinh học sau khi đã nghiền nhỏ (rác từ song chắn, các loại phế liệu có nguồn gốc hữu cơ);

- Phải có giải pháp phòng chống cháy nổ và an toàn cháy nổ cho bể mê tan;

- Khi tiếp nhận vật liệu, phế liệu nguồn gốc hữu cơ từ bên ngoài nhà máy xử lý nước thải, các thành phần, chất gây hại và kích thước hạt sau khi nghiền phải được xem xét cẩn thận và tiền xử lý nếu cần để không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý;

- Phi có các giải pháp tăng cường quá trình lên men để sử dụng hiệu quả khí lên men.

2.3.2.14  Các công trình, thiết bị làm khô hay tách nước khỏi bùn:

- Sân phơi bùn không cho phép bố trí trên nền đất tự nhiên, phải lắp đặt dàn ống thu nước bùn và không cho phép nước bùn thấm vào trong đất;

- Làm khô bằng các thiết bị cơ giới áp dụng để khắc phục các ảnh hưởng của tự nhiên (mưa nhiều, độ ẩm không khí cao) hay đt đai chật hẹp;

- Lò đốt bùn thể sử dụng để khử độc hoàn toàn và giảm khối lượng bùn, nhưng yêu cầu phải xử lý khí thải theo Luật Bảo vệ môi trường;

- Bùn và tro sau khi khử nước hoặc sấy khô hoặc đốt phải được kiểm soát bằng các phương pháp phù hợp và tái sử dụng hiệu quả tuân thủ QCVN 50:2013/BTNMT.

CHÚ THÍCH. Đ khắc phục nh hưởng của mưa, áp dụng kiểu sân phơi có mái che.

2.3.2.15  Trạm cấp khí:

- Trong các nhà của trạm cấp khí cho phép đặt các thiết bị lọc không khí, các máy bơm để bơm nước kỹ thuật và xả cạn bể aerôten, máy bơm bùn hoạt tính, các thiết bị điều khiển tập trung, các thiết bị phân phối, máy biến áp, các phòng sinh hoạt và các thiết bị phụ trợ khác;

- Trạm cấp khí phải có thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy.

2.3.3  Đối với khu đô thị mới, cụm dân cư, khu vực mới phát triển có mật độ dân cư thưa thớt, phải áp dụng các công trình xử lý nước thải tại chỗ hay phân tán (phi tập trung) (như bãi lọc cát sỏi, hào lọc, và bãi lọc trồng cây) trên cơ sở đánh giá được lợi thế về kinh tế - kỹ thuật so với công trình xử lý nước thải tập trung.

2.4  Bảo trì, bảo dưỡng

2.4.1  Công trình và hạng mục công trình thoát nước phải được định kỳ bo trì, bo dưỡng hoặc thay thế nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.4.2  Khi thi công xây dựng và vận hành mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải, phải tuân thủ quy định về an toàn lao động cũng như phòng chống cháy nổ và phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ, an toàn lao động.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-3:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH HÀO VÀ TUY NEN KỸ THUẬT

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Trench and Tunnel Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, ci tạo, nâng cấp các công trình hào và tuy nen kỹ thuật.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo và vận hành các công trình tuy nen và hào kỹ thuật.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bn mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 02:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 33:2019/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

QCVN 01:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Hào kỹ thuật

Công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.

1.4.2

Hố ga kỹ thuật

Công trình ngầm dạng đứng nằm trong hệ thống hào kỹ thuật, dùng để lắp đặt, đấu nối các đường dây, cáp viễn thông, điện lực, chiếu sáng công cộng, đường ống cấp nước, đường ống cấp năng lượng (nếu có) và cấp dự trữ.

1.4.3

Tuy nen kỹ thuật

Công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật.

1.4.4

Đấu nối kỹ thuật

Kết nối giữa các đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật với nhau.

1.4.5

Đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm

Các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.

1.4.6

Lối thoát khẩn cấp

Công trình bảo đảm thoát nhân viên vận hành từ tuy nen kỹ thuật lên mặt đất trong trường hợp khẩn cấp.

1.4.7

Khoang cách ly

Một phần của tuy nen kỹ thuật, có hệ thống thông gió độc lập, là nơi trú ẩn tạm thời cho nhân viên vận hành, sửa chữa, bo dưỡng thiết bị trong trường hợp khẩn cấp.

1.4.8

Trạm điều khiển

Công trình xây dựng để lắp đặt hệ thống điều khiển và kiểm soát hoạt động các thiết bị kỹ thuật của tuy nen kỹ thuật.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.2  Việc thiết kế và xây dựng công trình hào, tuy nen kỹ thuật phải xem xét đến tác động của điều kiện tự nhiên, thời hạn sử dụng của công trình, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó, phải xét đến:

- Đảm bảo kh năng chịu lực của kết cấu xây dựng;

- Tính đến điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn và điều kiện nước biển dâng tại khu vực;

- Không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và các công trình khác mà hào, tuy nen kỹ thuật cắt qua;

- Cho phép áp dụng công nghệ thi công tiên tiến;

- Thuận tiện, hiệu qu trong thi công và khai thác.

2.1.3  Vật liệu, kết cấu công trình hào và tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, an toàn cháy, chống thấm, ổn định trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) dưới tác động của tải trọng và môi trường tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.1.4  Kích thước hào và tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo công năng thiết kế, an toàn, thuận tiện trong quá trình khai thác và có kể đến sự tăng trưởng trong tương lai.

2.1.5  Độ sâu và vị trí bố trí hào, tuy nen kỹ thuật phải dựa trên đặc điểm công nghệ, điều kiện địa hình, điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn. Phải xét đến độ sâu mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác mà hào, tuy nen kỹ thuật cắt qua, cũng như các phương pháp xây dựng và tải trọng tác động lên chúng.

2.1.6  Việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với nhau và với các công trình ngầm khác phải đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khai thác và đm bảo yêu cầu kỹ thuật cho các công trình đấu nối.

2.1.7  Hệ thống an toàn cháy nổ, thoát nước, chiếu sáng, thông gió trong hào, tuy nen kỹ thuật phải đảm bo thuận tiện khi xây dựng, sửa chữa, bo trì, bảo dưỡng.

2.1.8  Tại các vùng chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ, vùng đất lún sụt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hào, tuy nen kỹ thuật.

2.1.9  Phải đm bảo khô ráo, sạch s trong hào, tuy nen kỹ thuật.

2.1.10  Hào và tuy nen kỹ thuật phải có dấu hiệu nhận biết trên mặt đất.

2.1.11  Công tác quan trắc địa kỹ thuật - môi trường, môi trường địa chất, bn thân công trình tuy nen kỹ thuật, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật ngầm, các công trình lân cận phải được thực hiện trong quá trình thi công và khai thác công trình tuy nen kỹ thuật.

2.2  Hào kỹ thuật

2.2.1  Cu tạo hào kỹ thuật

2.2.1.1  Hào kỹ thuật có cấu tạo gồm: các hố ga kỹ thuật, hệ thống giá đỡ và các ngăn riêng biệt (nếu có) để bố trí đường dây, cáp, đường ống.

2.2.1.2  Kích thước, hình dạng hào kỹ thuật phải đm bảo nhu cầu (có dự phòng 10 %) lắp đặt các chủng loại, kích cỡ đường dây, cáp, đường ống và khoảng cách an toàn giữa chúng, tuân thủ các quy định trong quy chuẩn đối với từng loại tuyến ống bố trí trong hào kỹ thuật.

2.2.1.3  Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc sau:

- Đm bảo khả năng chịu lực của kết cấu xây dựng;

- Tính đến điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn và điều kiện nước biển dâng tại khu vực;

- Không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và các công trình khác mà hào cắt qua;

- Cho phép áp dụng công nghệ thi công tiên tiến;

- Thuận tiện, hiệu quả trong thi công và khai thác.

2.2.1.4  Khi bố trí hào kỹ thuật dưới hè phố, bên ngoài tuyến xe chạy, mép hào cách tường nhà không nhỏ hơn 1,0 m.

2.2.1.5  Tại các tuyến nhánh trong các khu dân cư được phép bố trí dưới phần đường xe chạy. Khoảng cách theo chiều ngang giữa hào kỹ thuật với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong hào, tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ quy định của QCVN 01:2021/BXD.

2.2.1.6  Sơ đồ bố trí hào kỹ thuật khu vực dân cư phải dự kiến kh năng xây dựng công trình theo giai đoạn cũng như việc mở rộng và sửa chữa chúng.

2.2.1.7  Độ sâu từ đỉnh nắp hào tới mặt của hè phố không nhỏ hơn 0,3 m và tới mặt đường của xe chạy không nhỏ hơn 0,7 m.

2.2.1.8  Đáy của hào kỹ thuật phải có độ dốc dọc nhỏ nhất 0,1 % để đảm bảo thoát nước và khô ráo trong hào kỹ thuật.

2.2.1.9  Hố ga kỹ thuật phải được bố trí tại vị trí giao nhau, chuyển hướng và trên đường thẳng của hào kỹ thuật với khoảng cách tối đa 100 m.

2.2.2  Đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật

2.2.2.1  Trong hào kỹ thuật được phép bố trí các đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng. Các đường dây, cáp, đường ống bố trí trong hào kỹ thuật phải ký hiệu nhận biết theo quy định hiện hành.

2.2.2.2  Việc sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp, đường ống phải dựa trên các nguyên tắc sau:

- Bo đm sự kết nối với hệ thống đường dây, cáp, đường ống chung của đô thị;

- Khi kết hợp bố trí các đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật tới các thuê bao phải tuân thủ quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật trên địa bàn khu vực và các quy chuẩn của các chuyên ngành có liên quan;

- Vị trí đường dây, cáp, đường ống, khoảng cách giữa chúng phải được xác định rõ để không làm ảnh hưởng lẫn nhau và phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình khai thác, tuân thủ các quy định tại QCVN 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT và các quy định pháp luật khác liên quan;

- Bố trí đường dây, cáp, đường ống theo phương ngang phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng loại, thuận tiện khai thác, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cháy nổ. Khoảng cách từ đường ống đến thành hào kỹ thuật không nhỏ hơn 0,05 m.

2.2.2.3  Đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật phải đặt trên những giá đỡ hoặc trong các ngăn riêng biệt. Kết cấu giá đỡ đường ống cũng như vị trí tiếp xúc giữa ống và gối đỡ phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn và thuận tiện trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống.

2.2.2.4  Khoảng cách, kích thước, số lượng giá đỡ các loại đường ống, cấp điện phải phù hợp với thiết kế của từng công trình và đảm bảo quy định tại 2.2.1. Đối với các loại dây và cáp điện có điện áp khác nhau khi đặt trên cùng giã đỡ phải vách ngăn hoặc cách nhau 0,05 m.

2.2.2.5  Đường dây, cáp, đường ống, các mối nối liên kết trong hào kỹ thuật phải bảo đm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, các tính năng chống ẩm, chống ăn mòn và độ bền trong môi trường ngầm.

2.2.2.6  ng, vật liệu lót ống và vật liệu bọc hay phụ kiện, phụ tùng của hệ thống đường ống đều phải phù hợp với công năng sử dụng và cấp áp suất vận hành tối đa. Phải tuân thủ các quy chuẩn của các ngành có liên quan.

2.2.2.7  Phải có biện pháp chống nhiễu cho đường dây thông tin do đường dây điện lực gây ra khi bố trí chung trong hào kỹ thuật.

2.2.2.8  Khoảng cách thông thủy tối thiểu theo phương đứng giữa các công xôn đỡ đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật phải đảm bảo:

- Giữa các công xôn đỡ cấp thông tin tối thiểu 0,15 m, khoảng cách từ công xôn cấp thông tin đến giá đỡ cấp điện nằm phía trên tối thiểu 0,2 m;

- Khoảng cách từ công xôn đỡ cấp thiết bị kỹ thuật đến mái và đáy hào kỹ thuật tối thiểu 0,15 m;

- Khoảng cách từ đường ống cấp nước hoặc hệ thống kỹ thuật khác và từ công xôn đỡ cấp điện đến mái và đáy hào kỹ thuật tối thiểu 0,2 m.

2.2.3  Hố ga kỹ thuật

2.2.3.1  Kích thước thông thủy tối thiểu trên mặt bằng của hố ga kỹ thuật trong hệ thống hào kỹ thuật phải đm bảo thuận tiện trong khai thác, chiều dài không nhỏ hơn 1,5 m, độ sâu và chiều rộng hố ga phải lớn hơn độ sâu và chiều rộng hào kỹ thuật tối thiểu 10 %.

2.2.3.2  Phải đảm bo khô ráo, sạch sẽ, thuận tiện lên xuống, thao tác trong hố ga kỹ thuật.

2.2.3.3  Mặt nắp hố ga kỹ thuật:

- Phải bằng cao trình hoàn thiện đường giao thông và hè phố;

- Phải cao hơn cao độ mặt đất khu vực trồng cây xanh tối thiểu 0,05 m;

- Phải cao hơn cao độ mặt đất trong các khu vực không xây dựng tối thiểu 0,2 m;

- Nắp hố ga kỹ thuật phải đảm bảo chịu tải trọng tác động trong mọi trường hợp;

- Đảm bảo chất thải rắn không lọt xuống hố ga kỹ thuật.

2.2.3.4  Tại các vị trí bố trí thu nước phải bố trí tối thiểu 02 máy bơm chìm (một máy bơm làm việc, một máy bơm dự phòng).

2.2.3.5  Khi sử dụng hệ thống thoát nước tự chy từ hố ga hoặc hố thu nước theo đường ống hoặc rãnh, đường kính ống hoặc rãnh không được nhỏ hơn 0,2 m, trong đó độ dốc thoát nước từ hố ga hoặc hố thu nước đến hệ thống thoát nước chung tối thiểu 0,5 %.

2.3  Tuy nen kỹ thuật

2.3.1  Cấu tạo tuy nen kỹ thuật

2.3.1.1  Tuy nen kỹ thuật có cấu tạo gồm: các phòng chức năng, khoang cách ly, trạm điều khiển, các cửa lên hoặc xuống và thoát nạn, hố thu nước, các chi tiết kết cấu để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, thoát nước, các thiết bị thông gió, thông tin liên lạc, tín hiệu an ninh và thiết bị cnh báo tự động khi phát sinh sự cố cháy nổ.

2.3.1.2  Lựa chọn kích thước và hình dạng, cấu tạo của tuy nen kỹ thuật phải dựa trên nguyên tắc sau:

- Đảm bo nhu cầu lắp đặt các chng loại, kích cỡ đường dây, cáp, đường ống và khoảng cách an toàn giữa chúng, tuân thủ các quy định trong quy chuẩn đối với từng loại đường dây, cáp, đường ống b trí trong tuy nen kỹ thuật;

- Đảm bo an toàn, hiệu qu và thuận tiện trong khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, cáp, đường ống bố trí trong tuy nen kỹ thuật;

- Phải có dự phòng cho việc phát triển mở rộng trong tương lai.

2.3.1.3  Chiều cao thông thủy tối thiểu của tuy nen kỹ thuật là 1,9 m; chiều rộng thông thủy tối thiểu là 1,6 m. Chiều rộng và chiều cao thông thủy của lối đi lại trong tuy nen kỹ thuật không nhỏ hơn 0,8 m và 1,8 m.

2.3.1.4  Đáy của tuy nen kỹ thuật phải độ dốc dọc tối thiểu 0,1 % về phía hố thu nước, đảm bảo thoát nước và khô ráo trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.1.5  Mỗi khoang cách ly trong tuy nen kỹ thuật phải có một thiết bị thông gió độc lập. Chiều dài của mỗi khoang cách ly, vị trí các khoang cách ly phải được tính toán dựa trên các điều kiện xây dựng đô thị, các giải pháp kỹ thuật và quy hoạch tổng thể.

2.3.1.6  Phải bố trí cửa lên hoặc xuống tại chỗ giao nhau và trên tuyến tuy nen với khoảng cách tối đa 500 m/ca, với chiều dài thông thủy không nhỏ hơn 1,5 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1 m. Các ca phi có thang công tác xuống tuy nen kỹ thuật.

2.3.1.7  Các nắp cửa lên hoặc xuống công trình tuy nen kỹ thuật phải có cấu tạo loại trừ được khả năng tràn nước vào tuy nen với xác suất vượt mức ngập lụt dựa trên các số liệu lịch sử khí tượng thủy văn, địa chất thủy văn và các số liệu dự báo nước biển dâng.

2.3.1.8  Trong tuy nen kỹ thuật phải có hệ thống các biển báo lối đi, lối thoát hiểm.

2.3.2  Đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật

2.3.2.1  Việc bố trí đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3.2.2  Trong tuy nen kỹ thuật được phép bố trí đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước; đường ống cấp năng lượng; đường ống thoát nước (nếu có). Các đường dây, cáp, đường ống bố trí trong tuy nen kỹ thuật phải có ký hiệu nhận biết theo quy định hiện hành.

2.3.2.3  Việc sắp xếp và hạ ngầm các đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau;

- Bảo đảm an toàn cho người, bản thân công trình, các công trình lân cận và cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan;

- Bảo đảm sự kết nối với hệ thống đường dây, cáp, đường ống chung của đô thị;

- Khi kết hợp bố trí các đường dây, cáp, đường ống chung trong tuy nen kỹ thuật phải tuân thủ quy định về sử dụng chung hệ thống cống, bể kỹ thuật trên địa bàn khu vực và các quy chuẩn của các ngành có liên quan;

- Vị trí đường dây, cáp, đường ống, khoảng cách giữa chúng theo phương ngang phải được xác định rõ để không làm nh hưởng lẫn nhau và phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình khai thác, tuân thủ các quy định tại QCVN 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Khoảng cách thông thủy từ đường ống đến thành tuy nen kỹ thuật không nhỏ hơn 0,05 m.

2.3.2.4  Đường dây, cáp, đường ng trong tuy nen kỹ thuật phải đặt trên những giá đỡ hoặc trong các ngăn riêng biệt. Kết cấu giá đỡ đường ống cũng như vị trí tiếp xúc giữa ống và gối đỡ phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn và thuận tiện trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống.

2.3.2.5  Khoảng cách, kích thước, số lượng giá đỡ các loại đường ống, cấp điện phải phù hợp với thiết kế của từng công trình và đảm bảo quy định tại 2.3.1. Đối với các loại dây và cấp điện có điện áp khác nhau khi đặt trên cùng giá đỡ phải có vách ngăn hoặc cách nhau 0,05 m.

2.3.2.6 Đường dây, cáp, đường ống, các mối nối liên kết trong tuy nen kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu về cơ, lý, hóa, điện, các tính năng chống ẩm, chống ăn mòn và độ bền trong môi trường ngầm.

2.3.2.7  ng, vật liệu lót ống và vật liệu bọc hay phụ kiện, phụ tùng của hệ thống đường ống đều phải phù hợp với công năng sử dụng và cấp áp suất vận hành tối đa. Phải tuân thủ các quy chuẩn của các ngành liên quan.

2.3.2.8  Phải có biện pháp chống nhiễu cho đường dây thông tin do đường dây điện lực gây ra khi bố trí chung trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.2.9  Khoảng cách thông thủy tối thiểu theo phương đứng giữa các công xôn đỡ đường dây, cáp, đường ống trong tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo:

- Giữa các công xôn đỡ cấp thông tin tối thiểu 0,15 m, khoảng cách từ công xôn cấp thông tin đến giá đỡ cấp điện nằm phía trên tối thiểu 0,2 m;

- Khoảng cách từ công xôn đỡ cấp thiết bị kỹ thuật đến mái và đáy tuy nen kỹ thuật tối thiểu 0,15 m;

- Khoảng cách từ giá đỡ đường ống nước hoặc hệ thống kỹ thuật khác và từ công xôn đỡ cấp điện đến mái và đáy tuy nen kỹ thuật tối thiểu 0,2 m;

- Khoảng cách giữa các công xôn đỡ cấp điện điện áp tới 35 kV tối thiểu 0,25 m.

2.3.2.10  Khoảng cách tối thiểu giữa cấp quang và hệ thống đường dây điện lực bố trí trong tuy nen kỹ thuật phải được thực hiện theo quy định về khoảng cách an toàn theo QCVN 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT.

2.3.2.11  Đường ống bằng vật liệu dễ cháy trong tuy nen kỹ thuật phải đặt trong các ngăn riêng biệt.

2.3.2.12  Không được phép lắp đặt chung đường ống khí ga, đường ống vận chuyển chất cháy và dễ cháy cùng với đường cáp trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.3  Yêu cu kỹ thuật đối với tuy nen kỹ thuật

2.3.3.1  Trong mặt bằng, tuyến tuy nen kỹ thuật phải được ưu tiên đặt dọc theo tuyến phố và các trục đường giao thông chính; được phép đặt dưới hè phố hoặc dưới phần đường xe chạy.

2.3.3.2  Khoảng cách tối thiểu theo phương ngang giữa tuy nen kỹ thuật tới các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị phải tuân thủ QCVN 01:2021/BXD.

2.3.3.3  Độ sâu từ mặt đất đến mặt trên mái tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo an toàn khi chịu tác động của công trình lân cận, các tải trọng tạm thời trên mặt đất, trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 0,7 m. Khi đặt tuy nen sâu hơn móng nhà hoặc móng mạng kĩ thuật lân cận, phải biện pháp kỹ thuật đm bảo an toàn cho các công trình đó.

2.3.3.4  Góc và vị trí giao nhau trên mặt bằng của tuy nen kỹ thuật với các công trình dạng tuyến khác (metrô, đường sắt, đường ô tô, đường tàu điện, v.v.) không được nhỏ hơn 60 °. Khoảng cách từ vị trí giao nhau đến các thiết bị của các công trình nêu trên phải đảm bảo an toàn trong khai thác.

2.3.3.5  Hệ thống kỹ thuật: chiếu sáng, thông gió, cấp nước, thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và hệ thống kiểm soát khai thác vận hành trong tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo an toàn, không gây sự cố trong quá trình xây dựng, khai thác công trình và phải phù hợp với các quy định của các quy chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.3.3.6  Nguồn điện cấp cho tuy nen kỹ thuật phải từ hai nguồn độc lập, riêng biệt tuân thủ các quy định của QCVN 01:2020/BCT.

2.3.3.7  Không cho phép nối các nguồn tiêu thụ khác (chiếu sáng đường phố, công trình qung cáo, công trình thương mại, v.v.) vào lưới điện của tuy nen kỹ thuật.

2.3.3.8  Trong tuy nen kỹ thuật phải có hệ thống thu gom nước tự chảy vào các hố thu, bố trí tại các vị trí thấp của tuy nen kỹ thuật.

2.3.3.9  Khi sử dụng trạm bơm riêng của tuy nen kỹ thuật hoặc tiến hành bơm hút nước từ các hố thu phải bố trí tối thiểu 02 máy bơm chìm (một máy bơm làm việc, một máy bơm dự phòng).

2.3.3.10  Khi sử dụng hệ thống thoát nước tự chảy từ hố thu theo đường ống hoặc rãnh, đường kính ống hoặc rãnh không được nhỏ hơn 0,2 m; trong đó độ dốc thoát nước từ hố thu đến hệ thống thoát nước chung tối thiểu 0,5 %.

2.3.3.11  Phải bảo vệ chống sự xâm nhập của nước mặt, nước ngầm và các chất lỏng khác vào công trình tuy nen kỹ thuật và phải có biện pháp chống ăn mòn cho tuy nen kỹ thuật.

2.3.3.12  Các giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn cho công nhân viên trong quá trình xây dựng và khai thác, vận hành.

2.3.4  Kết cấu xây dựng

2.3.4.1  Thiết kế kết cấu công trình tuy nen kỹ thuật phải tính đến tác động của các tải trọng, các yếu tố tự nhiên theo QCVN 02:2022/BXD và tương tác của công trình với môi trường địa chất xung quanh cũng như các công trình lân cận.

2.3.4.2  Phải có biện pháp chèn kín khe hở giữa mặt ngoài kết cấu tuy nen kỹ thuật và vách hầm đào đáp ứng yêu cầu chng thấm theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt.

2.3.4.3  Khi bố trí tuy nen kỹ thuật tại vùng chịu tác động của động đất, vùng đất lún sụt hoặc các vùng chịu nh hưởng của hoạt động khai thác mỏ phải tăng cường các biện pháp ổn định, chống lún, chống thấm, phòng chống cháy, nổ cho kết cấu tuy nen kỹ thuật và các đường ống trong đó.

2.3.4.4  Khi vượt qua vật cán nước:

- Chiều sâu đặt tuy nen kỹ thuật của đoạn ngầm dưới nước phải xét đến điều kiện cụ thể của từng khu vực, trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 0,5 m tính từ cốt thiết kế của đáy sông xuống đến đỉnh (mái) tuy nen kỹ thuật; trong giới hạn lạch sông có tầu bè qua lại thì không được nhỏ hơn 1 m;

- Lớp phủ bảo vệ trên đỉnh tuy nen kỹ thuật phải được gia cố, tăng cường chống tác động xói mòn của dòng chảy;

- Mối nối giữa các đốt lắp ghép của tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo tính chống thấm. Vật liệu chng thấm cho mối nối phải làm từ vật liệu đàn hồi và có độ bền lâu dài.

2.3.5  Thông gió

2.3.5.1  Thông gió tuy nen kỹ thuật (dòng nhân tạo hoặc tự nhiên) phải xét đến ảnh hưởng của tác động biến đổi khí hậu. Điều kiện nhiệt độ và vận tốc gió trong tuy nen kỹ thuật phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về vệ sinh an toàn lao động. Khoảng cách và tiết diện ống thoát gió phải tính toán dựa vào kích thước mặt cắt tuy nen kỹ thuật, điều kiện khu vực cụ thể đảm bảo an toàn cho người sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trong tuy nen kỹ thuật khi bật thiết bị thông gió. Khoảng cách giữa các ng thoát gió trong mọi trường hợp không lớn hơn 150 m, tiết diện ống thoát gió không nhỏ hơn 0,2 m. Phải biện pháp đm bảo an toàn, an ninh và tránh nước mưa chảy vào trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.5.2  Phải trang bị hệ thống theo dõi, kiểm tra hàm lượng cacbon monoxit (CO), khí độc, khí dễ cháy nổ tại các khu vực tuyến tuy nen kỹ thuật cắt ngang các địa tầng chứa khí, các đường ống dẫn khí.

2.3.6  Tín hiệu cnh báo

2.3.6.1  Phải lắp đặt hệ thống thiết bị cảnh báo về sự làm việc của các nguồn cung cấp năng lượng, thành phần khí độc xuất hiện trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.6.2  Trong tuy nen kỹ thuật phải lắp đặt hệ thống tín hiệu báo cháy tự động.

2.3.6.3  Trong tuy nen kỹ thuật phải trang bị hệ thống tín hiệu an ninh hoặc camera theo dõi với mục đích phát hiện sự xâm nhập trái phép của các đối tượng vi phạm trong tuy nen kỹ thuật.

2.3.6.4  Các thông tin, tín hiệu cảnh báo phải được truyền đến trạm điều khiển.

2.3.7  An toàn cháy

Tuy nen kỹ thuật phải đm bảo an toàn cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các quy định pháp luật khác có liên quan.

2.4  Bảo trì, bảo dưỡng

2.4.1  Hào và tuy nen kỹ thuật phải được định kỳ bo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế trong suốt thời hạn khai thác công trình nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.4.2  Hào và tuy nen kỹ thuật phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về bo trì công trình xây dựng.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-4:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Urban Transportation Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông đô thị.

Quy chuẩn này không bao gồm các công trình giao thông như đường sắt đô thị, bến cảng biển, bến thủy nội địa, sân bay.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình giao thông đô thị.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 07-2:2023/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước;

QCVN 07-7:2023/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình chiếu sáng;

QCVN 10:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Đường đô thị

Đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn, đường xác định trong đồ án quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4.2

Quảng trường

Khu vực trong đô thị có không gian mở, một điểm nhấn của đô thị kết hợp giữa công trình kiến trúc và hệ thống giao thông; xung quanh có đường đi, đến và các công trình xây dựng quy mô lớn, có chức năng khác nhau.

1.4.3

Lưu lượng

Số lượng phương tiện (hoặc người) thông qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày đêm).

1.4.4

Lưu lượng xe thiết kế

Số xe con được quy đổi từ các loại xe khác chạy trên đường, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 đối với đường cấp đô thị và 15 năm đối với các loại đường khác được làm mới và mọi loại đường nâng cấp ci tạo trong đô thị, từ 3 năm đến 5 năm đối với các nội dung tổ chức giao thông và sửa chữa đường.

1.4.5

Kh năng thông hành

Suất dòng lớn nhất mà các phương tiện có thể thông qua một mặt cắt (làn, nhóm làn) dưới điều kiện đường, giao thông, môi trường nhất định.

1.4.6

Suất dòng lớn nhất

Số lượng phương tiện lớn nhất của giờ cao điểm được tính thông qua 15 phút cao điểm của giờ đó (lưu lượng xe 15 phút cao điểm x 4).

1.4.7

Khả năng thông hành lớn nhất

Khả năng thông hành được xác định trong điều kiện lý tưng quy ước nhất định.

1.4.8

Khả năng thông hành tính toán

Khả năng thông hành được xác định dưới điều kiện phổ biến của đường được thiết kế. Khả năng thông hành tính toán được xác định bằng cách chiết giảm khả năng thông hành lớn nhất theo các hệ số hiệu chỉnh phổ biến kể tới các thông số thiết kế không đạt như điều kiện lý tưởng.

1.4.9

Tốc độ thiết kế

Tốc độ dùng để tính toán các chỉ tiêu hình học giới hạn của đường trong trường hợp khó khăn.

1.4.10

Giao thông công cộng

Một hệ thống phục vụ vận chuyển hành khách đi lại trong đô thị bằng phương tiện giao thông công cộng như: xe buýt, xe buýt nhanh, đường sắt đô thị v.v.

1.4.11

Xe buýt nhanh

Loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt có năng lực chuyên chở hành khách lớn, có tc độ khai thác cao, chạy trên làn đường riêng, có hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

1.4.12

Công trình giao thông đô thị

Gồm đường đô thị, cầu đường bộ, hầm đường bộ trong đô thị; hệ thống báo hiệu đường bộ; hệ thống thoát nước; các công trình phục vụ giao thông công cộng và các công trình, thiết bị phụ trợ đường đô thị khác.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng được nhu cầu đi lại ở mức phục vụ lựa chọn, bình đẳng cho mọi người trong tham gia giao thông, tạo sự đa dạng trong lựa chọn phương thức di chuyển của mọi người.

2.1.2  Đầu tư xây dựng các công trình giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2.1.3  Kết cu công trình giao thông đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

2.1.4  Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận tới các công trình xây dựng, tiếp cận tới các họng cấp nước chữa cháy.

2.1.5  Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.2  Bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang đường đô thị

2.2.1  Bình đồ đường đô thị

2.2.1.1  Tầm nhìn tối thiểu trên bình đồ và mặt cắt dọc đường:

- Phải luôn đảm bảo tầm nhìn dừng xe trong mọi trường hợp;

- Không cho phép xây dựng các công trình và trồng cây cao quá 0,5 m trong phạm vi cần đảm bảo tầm nhìn;

- Với đường đô thị cải tạo và đường mới trên địa hình đặc biệt khó khăn, nếu có căn cứ kinh tế - kỹ thuật, cho phép giảm trị số tầm nhìn cho trong Bảng 1, khi đó phải có biển báo hạn chế tốc độ và kết hợp với các biện pháp kiểm soát tốc độ khác.

Bảng 1 - Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc đường

Các yếu tố

Tốc độ thiết kế, km/h

100

80

60

50

40

30

20

1. Bán kính đường cong nằm 1), m

a) Tối thiểu giới hạn

400

250

125

80

60

30

15

b) Tối thiểu thông thường

600

400

200

100

75

50

50

c) Tối thiểu không siêu cao

4 000

2 500

1 500

1 000

600

350

250

2. Tầm nhìn dừng xe2), m

150

100

75

55

40

30

20

3. Tầm nhìn vượt xe 3), m

-

550

350

275

200

150

100

4. Độ dốc dọc lớn nhất 4), %

4

5

6

6

7

8

9

5. Độ dốc siêu cao lớn nhất 5), %

8

8

7

6

6

6

6

6. Chiều dài tối thiểu đổi dốc 6), m

200

150

100

80

70

50

30

(150)

(120)

(60)

(50)

(40)

(30)

(20)

7. Bán kính đường cong đứng tối thiểu 7), m

a) Lồi:

- Thông thường

10 000

4 500

2 000

1 200

700

400

200

- Giới hạn

6 500

3 000

1 400

800

450

250

100

b) Lõm:

- Thông thường

4 500

3 000

1 500

1 000

700

400

200

- Giới hạn

3 000

2 000

1 000

700

450

250

100

8. Chiều dài đường cong đứng tối thiểu, m

85

70

50

40

35

25

20

1) Bán kính đường cong nằm ghi trong Bảng 1 chỉ áp dụng đối với các đoạn đường vòng, không áp dụng ở các nút giao nhau.

2) Tầm nhìn hai chiều lấy bằng 2 lần tầm nhìn dừng xe.

3) Tầm nhìn vượt xe không yêu cầu đối với đường cao tốc, đường có dải phân cách giữa, đường một chiều.

4) Độ dốc dọc lớn nhất ở các địa hình khó khăn (vùng núi) cho phép tăng lên 2 % so với quy định ghi trong bng đối với đường cấp khu vực, cấp nội bộ và 1 % đối với đường cấp đô thị.

5) Đối với các nút giao đơn gin cho phép không bố trí siêu cao hoặc độ dốc siêu cao bng độ dốc ngang mặt đường.

6) Đối với các đường cải tạo nâng cấp dùng trị số trong ngoặc đơn ().

7) Bán kính đường cong nằm và đường cong đứng quy định hai giá trị: bán kính giới hạn là n kính nhỏ nht và được dùng ở những địa hình khó khăn đặc biệt; bán kính thông thường là bán kính tối thiểu, khuyến cáo sử dụng trong trường hợp địa hình không quá phức tạp. Trong mọi trường hợp sử dụng bán kính càng lớn càng tốt.

2.2.1.2  Bán kính đường cong trên bình đồ

Các trị số bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường và tối thiểu không yêu cầu bố trí siêu cao được lấy theo Bảng 1.

2.2.1.3  Bán kính quay xe đối với các đường cụt:

- Bán kính quay xe dạng vòng xuyến được quy định tối thiểu là 10 m;

- Diện tích bãi quay xe dạng không phải vòng xuyến được quy định tối thiểu là 12 m x 12 m.

2.2.1.4  Bán kính quay đầu xe ở dải phân cách giữa:

- Đảm bảo các chỗ m dải phân cách trên đường đủ kích thước để xe có thể quay đầu;

- Trong trường hợp bề rộng đường không đủ quay đầu, phải có các giải pháp khác để xe có thể quay đầu an toàn và không ảnh hưởng đến dòng xe trên đường.

2.2.1.5  Nối tiếp đoạn thẳng và đoạn cong tròn:

- Đối với đường có tốc độ thiết kế lớn hơn hoặc bằng 60 km/h, giữa đoạn thẳng và đoạn cong tròn được nối tiếp bằng đường cong chuyển tiếp;

- Khi đường cong tròn có bố trí siêu cao thì đoạn nối siêu cao được bố trí trùng với đường cong chuyển tiếp. Khi không có đường cong chuyển tiếp, đoạn nối siêu cao được bố trí một nửa trên đường cong, một nửa trên đường thng.

2.2.1.6  Đối với đường cao tốc, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và các đường khác có 4 làn xe trở lên, có bố trí dải phân cách giữa thì tại các đoạn có bố trí siêu cao phải thiết kế hệ thống thu nước mưa, nước mặt bổ sung tại dải phân cách giữa và tại các nơi tập trung nước.

2.2.1.7  Phải thiết kế chi tiết quy hoạch mặt đứng của đường đô thị (phần xe chạy, dải phân cách, hè phố); khớp nối về mặt cao độ giữa đường đô thị với các khu chức năng hai bên đường đảm bảo yêu cầu về thoát nước mưa.

2.2.2  Mặt cắt dọc đường đô thị

2.2.2.1  Mặt cắt dọc thiết kế của đường biểu thị cao độ thiết kế của mặt phần xe chạy, xác định theo tim phần xe chạy hoặc mép phần xe chạy. Trong trường hợp ở giữa đường có đường xe điện thì mặt cắt dọc thiết kế được xác định theo tim đường xe điện nếu đường xe điện có cùng mức cao độ với đường bộ.

2.2.2.2  Cao độ thiết kế của đường phải phù hợp với quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt của đô thị và kiến trúc chung khu vực xây dựng hai bên đường đô thị, đồng thời phải đảm bảo khổ tĩnh không đứng theo yêu cầu khai thác.

2.2.2.3  Đối với đường vùng núi, đường đô thị cải tạo, trường hợp điều kiện địa hình khó khăn, hạn chế nếu có đủ căn cứ kinh tế - kỹ thuật thì cho phép tăng độ dốc lớn nhất ghi trong Bảng 1 thêm 1 % đối với đường cấp đô thị, 2 % đối với đường cấp khu vực và đường nội bộ. Độ dốc dọc đường trong hầm (trừ chiều dài hầm ngắn hơn 50 m) và đường lên cầu vượt không được lớn hơn 4 % trong trường hợp có xe thô sơ hoạt động. Đối với đường có mặt cắt dọc cho mỗi hướng xe chạy thì độ dốc lớn nhất của đoạn xuống dốc cho phép tăng 2 % so với độ dốc dọc lớn nhất cho trong Bảng 1.

2.2.2.4  Ở các đoạn đường cong bán kính từ 15 m đến 45 m thì độ dốc lớn nhất cho trong Bảng 1 phải giảm bớt độ dốc dọc theo trị số cho trong Bảng 2.

Bảng 2 - Giảm độ dốc trên đường cong

Bán kính đường cong, m

> 30 ÷ ≤ 45

> 25 ÷ ≤ 30

> 20 ÷ ≤ 25

> 15 ÷ ≤ 20

15

Giảm độ dốc dọc, %

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

2.2.2.5  Khi độ dốc dọc của đường đô thị nhỏ hơn 0,3 % thì phải thiết kế đan rãnh theo dạng răng cưa với độ dc rãnh tối thiểu là 0,3 % và phải bố trí giếng thu nước mưa ở nơi tập trung nước.

2.2.2.6  Khi tuyến đường giao nhau với đường st, thì tại chỗ giao dốc dọc không quá 4 %, trong phạm vi hành lang đường sắt độ dốc dọc đường không vượt quá 2,5 % (không bao gồm đoạn giữa 2 ray).

2.2.2.7  Đường cong đứng được thiết kế ở những nơi đổi độ dốc trên mặt cắt dọc khi hiệu đại số hai độ dốc kề nhau phải bằng hoặc lớn hơn quy định sau đây: đối với tốc độ thiết kế lớn hơn hoặc bằng 60 km/h là 1 % và đối với tốc độ thiết kế nhỏ hơn 60 km/h là 2 %. Dạng thức của đường cong đứng là parabol bậc 2 hoặc đường cong tròn.

2.2.2.8  Bán kính tối thiểu của đường cong đứng lấy theo Bảng 1; trường hợp đặc biệt khi có các căn cứ kinh tế - kỹ thuật, cho phép giảm bán kính tối thiểu xuống một cấp.

2.2.3  Mặt cắt ngang đường đô thị

2.2.3.1  Mặt cắt ngang đường đô thị là không gian đủ rộng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để bố trí các phương thức vận tải khác nhau theo yêu cầu khai thác thực tế hoặc tương lai, có thể bao gồm: phần đường xe cơ giới, phần đường cho giao thông công cộng, phần đường cho thô sơ, các làn xe phụ, chỗ đỗ xe dọc đường đô thị, hè phố, dự trữ quỹ đất cho cải tạo mở rộng (nếu có) và phần để bố trí các công trình, trang thiết bị đảm bảo tổ chức khai thác và điều khiển giao thông.

2.2.3.2  Phần xe chạy của đường đô thị

2.2.3.2.1  Đường cao tốc

Các yếu tố của phần xe chạy đường cao tốc (số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng an toàn, chiều rộng đường) được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 - Kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị

Cấp đường

Loại đường

Tốc độ thiết kế, km/h 1)

Số làn xe 2 chiều

Chiều rộng 1 làn xe, m

Chiều rộng dài an toàn, m2)

Chiều rộng đường tối thiểu, m

Cấp đô thị

100

4

3,75

0,75

27,50

1. Đường cao tốc đô thị

80

4

3,75

0,50

27,00

60

4

3,50

0,50

24,50

100

4

3,75

0,75

30,50

2. Đường trục chính đô thị

80

4

3,75

0,50

30,00

60

4

3,50

0,50

26,00

100

4

3,75

0,75

30,50

3. Đường chính đô thị

80

4

3,75

0,50

30,00

60

4

3,50

0,50

26,00

4. Đường liên khu vực

80

4

3,75

0,50

30,00

60

4

3,50

0,50

26,00

Cấp khu vực

5. Đường chính khu vực

60

4

3,50

0,50

24,00

50

4

3,50

0,25

23,00

6. Đường khu vực

50

2

3,50

0,25

16,50

40

2

3,50

-

16,00

Cấp nội bộ

7. Đường phân khu vực

40

2

3,50

-

13,00

8. Đường nhóm nhà ở, đường cụt

20, 30

2

3,00

-

10,00

9. Đường xe đạp

-

2

1,50

-

3,00

10. Đường đi bộ

-

2

0,75

-

1,50

1) Tốc độ thiết kế 60 km/h đối với cấp đường là cấp đô thị được sử dụng đối với địa hình vùng núi.

2) Chiều rộng tối thiểu dài an toàn cho đường cao tốc đô thị trong Bảng 3 là chiều rộng áp dụng cho dải an toàn của dải giữa. Chiều rộng tối thiểu của dài dừng xe khẩn cấp (lề gia cố) đối với đường cao tốc đô thị có tốc độ thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/h là 2,5 m, tốc độ thiết kế bằng 100 km/h là 3 m; chiều rộng phần lề trồng c là 0,75 m.

2.2.3.2.2  Đường cấp đô thị

- Chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định trong Bảng 3;

- Phải tách phần đường dùng cho trục giao thông chạy suốt đô thị và phần đường dùng cho giao thông nội bộ khu vực;

- Nếu phần đường dành cho giao thông có số làn xe lớn hơn hoặc bằng 4 thì bố trí dải phân cách giữa đ tách hai dòng xe ngược chiều, chiều rộng dải phân cách ti thiểu là 2 m. Trong trường hợp đường nâng cấp, ci tạo có khó khăn về quỹ đất, cho phép sử dụng dải phân cách cứng hoặc rào chắn.

2.2.3.2.3  Đường cấp khu vực

Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định ở Bảng 3.

2.2.3.2.4  Đường cấp nội bộ

- Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định tại Bảng 3;

- Đối vi đường nhóm nhà ở trong khu vực đô thị hiện hữu có khó khăn về điều kiện xây dựng, số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường cho phép giảm xuống cho phù hợp với điều kiện hiện trạng cụ thể.

2.2.3.2.5  Đối với các đường đô thị cải tạo, chiều rộng của các cấp đường cho phép giảm xuống cho phù hp với điều kiện hiện trạng cụ th.

2.2.3.2.6  Những quy định về các bộ phận của phần xe chạy đường đô thị:

- Các quy định hình học tối thiểu cho trong Bảng 3;

- Số làn xe thực tế của tuyến đường được xác định phụ thuộc vào lưu lượng xe thiết kế của giờ cao điểm ở năm tương lai Nh, khả năng thông hành tính toán cho một làn xe Ptt và hệ số sử dụng khả năng thông hành Z:

Số làn xe:  n = Nh/Z x Ptt (làn xe);

- Lưu lượng xe thiết kế của giờ cao điểm ở năm tương lai được xác định trên cơ sở dự báo. Trong trường hợp không có đủ số liệu thực tế thì tính gần đúng bằng 0,10 đến 0,15 lưu lượng xe trong ngày;

- Hệ số sử dụng khả năng thông hành là tỷ số giữa lưu lượng xe thiết kế với khả năng thông hành tính toán, được xác định theo Bảng 4;

- Độ dốc ngang phần xe chạy được quy định tại Bảng 5;

- Chiều rộng hè phố lấy theo Bảng 6 phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế;

- Trên các đoạn đường cong bán kính nhỏ hơn 250 m, phần xe chạy phải được bố trí phần mở rộng.

Bảng 4 - Hệ số sử dụng khả năng thông hành thiết kế của đường đô thị

Cấp đường

Tốc độ thiết kế, km/h

Z

Đường cấp đô thị

100

0,6 ÷ 0,7

80

0,7 ÷ 0,8

60

0,8

Đường cấp khu vực

60

0,8

50

0,8 ÷ 0,9

40

0,8 ÷ 0,9

Đường cấp nội bộ

40

0,8 ÷ 0,9

30

0,9

20

0,9

Bảng 5 - Độ dốc ngang phần xe chạy

Loại mặt đường

Độ dốc ngang phần xe chạy, %

Đường đô thị

Qung trường, bến xe

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Lớn nhất

1. Bê tông asphalt, bê tông ximăng

1,5

2,5

1,5

2,5

2. Bê tông xi măng lắp ghép

2,0

3,0

1,5

2,5

3. Các loại mặt đường nhựa khác

2,0

3,0

2,0

3,0

4. Mặt đường lát đá tốt, phẳng

2,0

3,0

2.0

3,0

5. Đá dăm, cấp phối

2,5

3,5

-

-

2.2.3.3  Hè phố

2.2.3.3.1  Hè phố là bộ phận thuộc đường đô thị có nhiều chức năng: bố trí phần đường dành cho đi bộ, đi xe đạp, cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gian công cộng, dự trữ đất.

2.2.3.3.2  Chiều rộng hè phố lấy theo Bảng 6 phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế.

2.2.3.3.3  Phần hè phố dành cho người đi bộ phải được phủ mặt bằng vật liệu cứng để bộ hành đi lại thuận lợi, thoát nước tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp kiến trúc cnh quan.

2.2.3.3.4  Trường hợp trên hè phố có bố trí mương thoát nước mưa dạng hở phải có các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

2.2.3.3.5  Chiều rộng 1 làn người đi bộ trên hè phố được quy định tối thiểu là 0,75 m.

2.2.3.3.6  Đối với các đoạn hè phố bị xén một phần để mở rộng mặt đường ở các điểm dừng xe buýt, bề rộng hè phố còn lại không được nhỏ hơn 2 m và phải tính toán đủ chiều rộng để đáp ứng nhu cầu bộ hành.

Bảng 6 - Chiều rộng tối thiểu của hè phố dọc theo loại đường đô thị

Loại đường đô thị

Chiều rộng hè phố mỗi bên đường, m

1. Đường cấp đô thị, đường đô thị tiếp xúc với lối vào trung tâm thương mại, chợ, trung tâm văn hóa...

6,0 (4,0)

2. Đường cấp khu vực

4,5 (3,0)

3. Đường đô thị cấp nội bộ

3,0 (2,0)

CHÚ THÍCH: Trị số ghi trong dấu ngoặc () áp dụng đối với trường hợp đặc biệt khó khăn về điều kiện xây dựng.

2.2.3.3.7  Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ cho ở Bảng 7.

Bảng 7 - Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ

Điều kiện đi bộ

Khả năng thông hành, người/h

1. Dọc hè phố có cửa hàng, nhà cửa

700

2. Hè tách xa nhà và cửa hàng

800

3. Hè trong dải cây xanh

1 000

4. Đường dạo chơi

600

5. Dải đi bộ qua đường

1 200

2.2.3.3.8  Dốc ngang của hè phố

Độ dốc ngang hè phố được quy định tối thiểu là 1 % và tối đa là 3 %.

2.2.3.3.9  Bó vỉa

- Đỉnh bó vỉa ở hè phố phải cao hơn mép phần xe chạy tối thiểu là 12,5 cm và ti đa không quá 30 cm, ở các dải phân cách và đảo giao thông tối thiểu là 30 cm;

- Tại các lối rẽ vào khu ở chiều cao bó vỉa là 5 cm đến 8 cm và dùng bó vỉa dạng vát;

- Đối với đường nội bộ, đường cải tạo, nâng cấp cho phép giảm chiều cao bó vỉa hè phố khi xét đến cao trình nền khu vực dân cư hiện hữu nhưng không nhỏ hơn 8 cm.

2.2.3.3.10  Hè phố phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.2.3.4  Đường đi bộ (thuộc phạm vi hè phố)

2.2.3.4.1  Số làn đi bộ, chiều rộng làn và chiều rộng đường đi bộ tối thiểu được quy định tại Bảng 3.

2.2.3.4.2  Độ dốc ngang mặt đường đi bộ tối thiểu là 1 % và tối đa là 3 %.

2.2.3.4.3  Độ dốc dọc của đường đi bộ và hè phố trong trường hợp vượt quá 40 % và chiều dài đường lớn hơn 200 m thì phải làm đường dạng bậc lên xuống. Đường bộ hành qua đường xe chạy loại cùng mức phải đảm bảo có chiều rộng lớn hơn 6 (4) m đối với đường cấp đô thị và lớn hơn 4 (3) m đối với đường cấp khu vực; Khoảng cách giữa 2 đường bộ hành qua đường ngoài phạm vi nút giao thông phải đảm bảo lớn hơn 300 m đối với đường cấp đô thị và lớn hơn 200 m đối với đường cấp khu vực.

CHÚ THÍCH: Trị số trong dấu () dùng trong điều kiện hạn chế và lượng người qua đường không lớn.

2.2.3.4.4  Trong trường hợp không thể tổ chức an toàn cho người đi bộ qua đường trên mt đt bằng các hình thức điều khiển bằng tín hiệu đèn thì phải bố trí cầu vượt hoặc hầm chui cho người đi bộ tại nút giao, tại vị trí vượt qua đường có lưu lượng xe lớn hơn 2 000 xeqđ/h và lưu lượng bộ hành lớn hơn 100 người/h (tính ở giờ cao điểm).

2.2.3.4.5  Bề rộng của cầu vượt và hầm chui dành cho đi bộ qua đường được xác định theo lưu lượng bộ hành giờ cao điểm tính toán, nhưng phải lớn hơn 3 m.

2.2.3.4.6  Đường đi bộ phải đm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.2.3.4.7  Đường đi bộ phải đảm bảo các yêu cầu về mỹ học và phải được thiết kế đ tăng tính kết nối người đi bộ với các điểm dừng hoặc ga giao thông công cộng.

2.2.3.5  Đường xe đạp

2.2.3.5.1  Đường xe đạp là đường phục vụ giao thông xe đạp, có thể được thiết kế dưới dạng đường xe đạp có tuyến độc lập, dành riêng cho xe đạp (có thể dùng chung với người đi bộ, xe thô sơ khác) hoặc phần đường xe đạp thuộc phạm vi phần xe chạy của đường đô thị.

2.2.3.5.2  Đối với phần đường xe đạp phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật hình học, độ bằng phng, độ dốc ngang tương đương với làn ôtô kế bên.

2.2.3.5.3  Đường xe đạp dạng tuyến độc lập phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật hình học không kém hơn yêu cầu đối với đường đô thị có cấp kỹ thuật 20 km/h.

2.2.3.5.4  Độ dốc dọc đường xe đạp tối đa 4 %.

2.2.3.5.5  Số làn xe đạp, chiều rộng 1 làn và chiều rộng đường xe đạp tối thiểu được quy định tại Bảng 3. Trong trường hợp lưu lượng xe đạp thấp, chiều rộng tối thiểu của đường xe đạp là 2,5 m. Trường hợp có xe chuyên dùng định kỳ đi trong đường xe đạp, hoặc đường xe đạp được chia sẻ với người đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ khác, thì chiều rộng tối thiểu của đường xe đạp là 4,0 m.

2.2.3.5.6  Đối với đường đô thị có tốc độ thiết kế lớn hơn hoặc bằng 80 km/h, phải có dải phân cách cứng phân tách giữa phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe đạp.

2.2.3.5.7  Đường xe đạp phải đảm bảo các yêu cầu về mỹ học.

2.2  Nút giao thông

2.3.1  Tổ chức nút giao thông

2.3.1.1  Nguyên tắc tổ chức nút giao thông đường đô thị cho ở Bảng 8.

2.3.1.2  Loại hình nút giao căn cứ vào nguyên tắc tổ chức giao thông cho trong Bảng 8, đồng thời có xét tới điều kiện sử dụng đất, kh năng đầu tư và khả năng cải tạo nâng cấp sau này.

2.3.1.3  Đường đô thị giao nhau cùng mức với đường sắt

2.3.1.3.1  Góc giao tối thiểu 60 °.

2.3.1.3.2  Đường đô thị trong phạm vi tối thiểu 16 m tính từ mép ray ngoài cùng phải có độ dốc dọc là 0 % hoc theo độ dốc siêu cao của đường sắt, trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10 m. Đoạn đường đô th tiếp theo có độ dốc không quá 3 % trên chiều dài tối thiểu 20 m; trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc các đoạn này không được quá 6 %.

2.3.1.3.3  Chỗ giao nhau phải nằm ngoài phạm vi ga đường sắt, cửa hầm đường sắt, các cột tín hiệu vào ga.

2.3.1.3.4  Phải có các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại chỗ giao nhau giữa đường đô thị và đường sắt. Trong trường hợp không đảm bảo thì phải làm nút giao khác mức.

Bảng 8 - Loại hình giao nhau tại các đô thị đặc biệt và loại I

Các loại đường đô thị

Đường cao tốc đô thị

Đường trục chính, đường chính đô thị, đường liên khu vực

Đường cấp khu vực

Đường cấp nội bộ

Đường cao tốc đô thị

Khác mức

Khác mức

Khác mức

Khác mức không liên thông

Đường trục chính, đường chính đô thị, đường liên khu vực

Khác mức

Khác mức hoặc cùng mức có đèn tín hiệu

Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức

Khác mức

Đường cấp khu vực

Khác mức

Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức

Cùng mức có đèn tín hiệu hoặc khác mức.

Cùng mức

Đường cấp nội

Khác mức không liên thông

Khác mức

Cùng mức

Cùng mức

CHÚ THÍCH 1: Giao nhau khác mức có thể có hoặc không có các nhánh nối liên thông tùy theo cách tổ chức giao thông.

CHÚ THÍCH 2: Với các đô thị loại II trở xuống và khu đô thị cải tạo, tùy theo điều kiện giao thông và điều kin xây dựng để chọn loại hình giao nhau phù hợp.

2.3.2  Các yêu cầu đối với nút giao cùng mức

2.3.2.1  Yêu cầu chung

2.3.2.1.1  Góc giao giữa các đường dẫn vào nút tối thiểu 60 °.

2.3.2.1.2  Phải đặt nút giao ở các đoạn đường thẳng, trường hợp cá biệt phải đặt trên đường cong thì bán kính đường cong phải lớn hơn bán kính tối thiểu thông thường.

2.3.2.1.3  Nút giao đặt ở các đoạn đường có độ dốc dọc không lớn hơn 4 %. Nếu không đảm bảo điều kiện này, thì phải có các biện pháp thiết kế để đảm bảo an toàn giao thông.

2.3.2.1.4  Không đặt ngay sau đỉnh đường cong đứng lồi nếu bị hạn chế tầm nhìn khi vào nút.

2.3.2.1.5  Phạm vi nút giao thông phải đảm bảo thoát nước mưa phù hợp với tần suất mưa thiết kế.

2.3.2.2  Tầm nhìn

2.3.2.2.1  Phải đảm bảo cho người lái xe đi trên tất cả các nhánh đường dẫn vào nút nhận biết rõ sự hiện diện của nút và hệ thống báo hiệu đường bộ có liên quan tới nút từ cự ly quy định của thiết kế nút giao hiện hành.

2.3.2.2.2  Tầm nhìn dừng xe quy định phụ thuộc vào tốc độ thiết kế của các đường dẫn vào nút, lấy theo Bảng 1.

2.3.2.2.3  Trong trường hợp không thể đảm bảo tầm nhìn tính toán, phải có các biện pháp kiểm soát tốc độ.

2.3.2.3  Tốc độ thiết kế nút giao cùng mức

2.3.2.3.1  Với luồng xe đi thẳng, tốc độ thiết kế bằng tốc độ thiết kế của đoạn ngoài nút. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, có thể xem xét giảm tốc độ thiết kế nhưng phải có biện pháp đảm bo an toàn giao thông trong nút.

2.3.2.3.2  Với luồng xe rẽ phải, rẽ trái tốc độ thiết kế phụ thuộc vào điều kiện không gian xây dựng nút, điều kiện giao thông, nhưng trong mọi trường hợp là:

- Với luồng xe rẽ phải, tốc độ thiết kế không vượt quá 0,6 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút; Với luồng xe rẽ trái, tốc độ thiết kế không vượt quá 0,4 tốc độ thiết kế của đoạn đường ngoài nút và không quá 25 km/h;

- Trong mọi trường hợp tốc độ thiết kế tối thiểu không nhỏ hơn 15 km/h cho các luồng rẽ (trái và phải).

2.3.2.4  Bán kính bó vỉa

2.3.2.4.1  Khi thiết kế mới, bán kính bó vỉa trong nút giao thông tuân thủ theo quy định trong QCVN 01:2021/BXD.

2.3.2.4.2  Ở các đô thị cải tạo bán kính đường cong ở các nút giao cho phép giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 5 m.

2.3.2.4.3  Ở các đường nội bộ trong khu nhà ở cho phép giảm bán kính tối thiểu theo bó vỉa, nhưng không nhỏ hơn 3 m.

2.3.2.5  Đảo giao thông

2.3.2.5.1  Đảo giao thông là một cu tạo nhằm mục đích xóa các diện tích thừa giữa các làn dành cho xe rẽ, phân định rõ luồng xe rẽ, cố định các điểm xung đột, tạo khu vực bảo vệ cho các xe ch rẽ, chờ nhập luồng, tạo chỗ trú chân cho bộ hành qua đường và bố trí các thiết bị điều khiển giao thông.

2.3.2.5.2  Đảo giao thông phải bố trí thuận lợi cho các hướng xe ưu tiên, tạo ra một nút giao thông có tổ chức rõ ràng.

2.3.2.5.3  Hình dạng các đảo phải theo dạng quỹ đạo xe chạy khi rẽ.

2.3.2.5.4  Đảo giao thông có kích thước tối thiểu của một cạnh là 2 m để cho người đi xe đạp, đi bộ trú chân khi qua đường.

2.3.2.5.4  Đảo giao thông phải được nhìn thấy rõ cả về ban ngày và ban đêm.

2.3.2.6  Làn chuyển tốc

2.3.2.6.1  Làn chuyển tốc được bố trí ở các chỗ xe rẽ phải hoặc rẽ trái.

2.3.2.6.2  Làn chuyển tốc được gọi là làn tăng tốc nếu xe từ đường có tốc độ thấp vào đường có tốc độ cao và làn giảm tốc được bố trí nếu xe từ đường có tốc độ cao vào đường có tốc độ thấp.

2.3.2.6.3  Các quy định kỹ thuật thiết kế đường đối với làn chuyển tốc phải tuân thủ các quy định hiện hành về thiết kế đường đô thị tùy thuộc vào vận tốc thiết kế.

2.3.3  Nút giao khác mức

2.3.3.1  Nút giao nhau khác mức được lựa chọn qua phân tích kinh tế kỹ thuật. Loại hình nút giao được thực hiện theo các chỉ dẫn trong Bảng 8.

2.3.3.2  Tiêu chuẩn kỹ thuật các nhánh rẽ trong nút giao khác mức phụ thuộc vào tốc độ thiết kế các nhánh nối (nhánh rẽ); bán kính tối thiểu, độ dốc siêu cao, chiều dài đoạn chuyển tiếp, kích thước mặt cắt ngang, độ dốc tối đa của các đường nhánh rẽ phải tuân thủ theo các giới hạn quy định ở Bảng 1.

2.4  Quảng trường

2.4.1  Quảng trường được phân chia theo chức năng thành 3 loại: Quảng trường trung tâm, quảng trường trước công trình công cộng và quảng trường giao thông.

2.4.1.1  Quảng trường trung tâm là không gian trước các công trình kiến trúc cấp đô thị, nơi tổ chức các cuộc mít tinh, kỷ niệm, duyệt binh trong các ngày lễ v.v.

2.4.1.2  Quảng trường trước các công trình công cộng là không gian phía trước các công trình công cộng lớn của đô thị (sân vận động, cung văn hóa, nhà hát, triển lãm và các công trình công cộng khác), có thể là một đầu mối hội tụ của các trục đường chính, hoặc cạnh các trục đường chính.

2.4.1.3  Quảng trường giao thông là không gian phía trước các công trình giao thông như cầu, hầm, nhà ga, cảng hàng không, cng đường thuỷ, nút giao thông quy mô lớn.

2.4.2  Quảng trường được thiết kế phù hợp với chức năng và đặc điểm của mỗi loại quảng trường, phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế đô thị, các quy định về kiến trúc cảnh quan của khu vực. Giao thông khu vực quảng trường phải được tổ chức đơn gin, rõ ràng, bảo đảm thông thoát nhanh.

2.4.3  Quảng trường phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.5  Nền đường

2.5.1  Nền đường đô thị phải được thiết kế cho toàn bộ chiều rộng của đường phố, bao gồm phần xe chạy, dải phân cách, hè phố, dải cây xanh trong phạm vi ch giới đường đỏ.

2.5.2  Cao độ thiết kế nền đường đô thị phải đảm bảo cao độ khống chế của quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đảm bảo thoát nước đường đô thị phù hợp với tần suất mưa thiết kế công trình và đảm bảo giao thông thuận tiện từ đường đô thị vào khu dân cư hai bên đường.

2.5.3  Nền đường phải đảm bảo ổn định, có đủ cường độ để chịu được các tác động của xe cộ và các yếu t tự nhiên, đảm bảo yêu cầu cảnh quan, sinh thái và môi trường của khu vực vùng theo các quy định kỹ thuật đối với nền đường.

2.5.4  Phải điều tra xác định được mực nước ngập cao nhất hai bên taluy nền đắp cũng như thời gian ngập trong mùa bất lợi nhất, phải điều tra xác định được các mực nước ngầm cao nhất dưới nền đào và nền đắp phục vụ cho việc dự báo độ ẩm tính toán (độ ẩm bất lợi nhất) trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường và để phục vụ cho việc chọn giải pháp thiết kế nhằm hạn chế sự xâm nhập của các nguồn ẩm và giải pháp thoát nước nhanh cho các lớp áo đường, giải pháp gia cố nền đất của lớp đáy áo đường để hạn chế nước ngầm thm thấu vào các lớp vật liệu của áo đường.

2.5.5  Khi diện tích lưu vực sườn núi đổ về đường lớn hoặc khi chiều cao mái dốc (taluy) đường đào lớn hơn hoặc bằng 12 m.

2.5.5.1  Phải bố trí rãnh đỉnh để ngăn chặn nước chảy về đường và dẫn nước về công trình thoát nước, về sông suối hay chỗ trũng cạnh đường, không để nước đổ trực tiếp vào rãnh biên.

2.5.5.2  Ở các đoạn đường có khả năng sụt trượt, sạt lở taluy đường thì phải sử dụng các loại rãnh đỉnh bằng bê tông hoặc đá xây để đảm bảo thoát nước nhanh và ngăn chặn không cho nước thấm xuống đất, đảm bảo đất trên sườn núi và mái dốc đường không bị ẩm ướt.

2.5.6  Nền đường đắp và đường đào có chiều cao mái dốc lớn hơn 12 m thì bắt buộc phải tính toán ổn định chống trượt mái dốc nền đường.

2.5.7  Đối với nền đường đắp trên nền đất yếu, nền đường đắp qua bãi sông, thung lũng, nền đường chịu nh hưởng của mực nước biển dâng và thủy triều và nền đường chạy dọc theo sông suối mái dốc, đường bị ngập thì bắt buộc phải tính toán ổn định mái dốc nền đường chống sạt lở có xét thêm tác động của lực thủy động khi nước rút.

2.6  Kết cấu áo đường

2.6.1  Phần xe chạy, các làn chuyển tốc, dải an toàn, dải dừng xe khẩn cấp, quảng trường, bãi đỗ xe phải có kết cấu áo đường.

2.6.2  Kết cu áo đường phải phù hợp với lưu lượng giao thông, thành phần dòng xe, cấp hạng đường, đặc tính sử dụng của công trình và yêu cầu vệ sinh đô thị. Kết cấu áo đường phải đủ cường độ, đảm bảo độ ổn định về cường độ, không phát sinh bụi, đảm bảo độ bằng phẳng, độ nhám, dễ thoát nước theo các quy định kỹ thuật đối với thiết kế áo đường.

2.7  Đường ô tô chuyên dụng phục vụ việc vận chuyển cho khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, bến cảng (thành phần xe chạy trên đường chủ yếu là các xe tải nặng, xe tải kéo móc, xe công ten nơ) được quy định như sau:

- Độ dốc dọc lớn nhất của đường thiết kế là 4 %;

- Độ dốc siêu cao lớn nhất là 6 %;

- Bán kính tối thiểu đường cong nằm tính toán cho trường hợp trên đường có nhiều xe rơ-moóc phải phù hợp với loại xe có kích thước lớn nhất;

- Phải có biện pháp giảm tiếng ồn (tường chắn ồn, dải cây xanh cách ly,...) và giảm ô nhiễm môi trường không khí khi đường chuyên dụng đi qua các khu vực đông dân cư.

2.8  Công trình phục vụ giao thông công cộng

2.8.1  Yêu cầu chung

2.8.1.1  Mạng lưới tuyến xe buýt, số lượng tuyến xe buýt phải được xác định trong đồ án quy hoạch chung đô thị.

2.8.1.2  Chiều dài tối thiểu của một tuyến xe buýt là 5 km.

2.8.1.3  Các loại hình giao thông công cộng bằng đường sắt đô thị có năng lực vận chuyển hành khách từ trung bình tới rất cao, do có suất đầu tư lớn và thi công phức tạp phải được nghiên cứu từ giai đoạn quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

2.8.1.4  Việc xây dựng mạng lưới giao thông công cộng phải được xem xét một cách toàn diện, tích hợp hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thiết kế cho phép tiếp cận an toàn thuận tiện với các dịch vụ đa phương thức của mạng lưới, đồng thời dễ dàng tiếp cận giữa các loại hình giao thông công cộng và cá nhân khác.

2.8.1.5  Phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng với dịch vụ giao thông công cộng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.8.2  Điểm dừng xe buýt

2.8.2.1  Không được bố trí điểm dừng trên các đoạn đường cong có bán kính nhỏ hơn bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường và trên các đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn.

2.8.2.2  Khoảng cách điểm dừng xe buýt theo một chiều xe chạy tối thiểu là 300 m. Điểm dừng xe buýt không được bố trí đối xứng trong trường hợp đường không có dải phân cách giữa.

2.8.2.3  Điểm dừng xe buýt phải có thiết kế thân thiện với người khuyết tật và dễ dàng tiếp cận cũng như tiện lợi, an toàn cho người đi bộ.

2.8.3  Điểm đầu cuối xe buýt

2.8.3.1  Ưu tiên kết hợp điểm đầu cuối xe buýt với bến xe đô thị hoặc các điểm đầu cuối của các loại hình phương tiện giao thông công cộng khác như xe buýt nhanh, tàu điện đô thị để tăng tính kết nối và giảm chi phí.

2.8.3.2  Điểm đầu cuối xe buýt được tích hợp đầy đủ hoặc một phần các chức năng cần thiết sau: bãi đỗ xe buýt, bãi đỗ kết nối, đường đi lại trong bãi đỗ, nhà chờ, trạm bán và soát vé, bộ phận bảo vệ an toàn, cảnh quan và các tiện ích phục vụ khác.

2.8.3.3  Tốc độ thiết kế của xe buýt bên trong điểm đầu cuối xe buýt phải nhỏ hơn tốc độ của đường nhánh rẽ vào, trung bình khoảng dưới 20 km/h.

2.8.3.4  Chiều rộng và diện tích của khu vực đỗ xe buýt thay đổi tùy thuộc vào cách thức đỗ xe (45°, 60°, 90°). Chiều rộng một khoang đỗ là 3 m bao gồm chiều rộng xe buýt và khoảng trống hai bên thân xe. Bán kính rẽ phải của xe buýt trong bãi đỗ tối thiểu là 15 m. Lối vào điểm đầu cuối xe buýt tối thiểu 7,5 m với đường 2 làn và 15 m với đường 4 làn.

2.8.4  Đường và làn xe buýt nhanh

2.8.4.1  Đường xe buýt nhanh có thể được bố trí theo các hình thức sau: chạy trên làn đường riêng khu vực phân cách giữa; chạy theo làn đường đường riêng khu vực sát hè; chạy theo tuyến riêng.

2.8.4.2  Phải thiết kế làn riêng cho xe buýt nhanh trong mọi trường hợp và có giải pháp phân cách làn xe buýt nhanh với các làn xe khác cùng hoạt động trên tuyến đường đô thị.

2.8.4.3  Tại các nút giao, phải ưu tiên xe buýt nhanh vận hành bằng hệ thống đèn tín hiệu tự động và kiểm soát các luồng giao thông khác cắt ngang qua.

2.8.4.4  Chiều rộng tối thiu của một làn xe buýt nhanh là 3,5 m, chiều rộng tối thiểu của dài an toàn là 0,5 m.

2.8.5  Trạm dừng xe buýt nhanh

2.8.5.1  Khoảng cách giữa các trạm dừng trên tuyến xe buýt nhanh tối thiểu là 500 m.

2.8.5.2  Khoảng cách từ trạm dừng đến nút giao thông phải đảm bảo tối thiểu 30 m tính từ mép vạch sơn cho người đi bộ qua đường tới đuôi xe buýt nhanh tại điểm dừng gần nút giao thông nhất (đối với trạm đặt sau nút) và từ vạch dừng xe tới đầu xe buýt nhanh tại điểm dừng gần nút nhất (đối với trạm đặt trước nút).

2.8.5.3  Chiều dài trạm dừng xe buýt nhanh tối thiểu là 23 m.

2.8.5.4  Thiết kế nhà chờ xe buýt nhanh phải đảm bảo không bị cn tầm nhìn từ hai phía trong và ngoài trạm. Phải bố trí các tiện nghi cho hành khách bao gồm chỗ ngồi, mỗi điểm tối thiểu từ 6 đến 8 chỗ; hệ thống thông tin về hành trình của tuyến xe buýt nhanh theo thời gian thực, bn đồ hệ thống xe buýt nhanh, bn đồ hệ thống giao thông công cộng khác kết nối xe buýt nhanh, hệ thống bán vé tự động, hệ thống an ninh.

2.8.5.5  Tại khu vực điểm đừng của xe buýt nhanh phải sử dụng kết cấu áo đường cứng với chiều rộng bằng chiều rộng đường xe buýt nhanh, chiều dài bằng tổng chiều dài điểm dừng đỗ và chiều dài gia cố 30 m theo hai hướng.

2.8.6  Ga trung chuyển, ga đầu cuối xe buýt nhanh

2.8.6.1  Ga trung chuyển xe buýt nhanh phải thiết kế ở dạng tích hợp với các loại hình vận tải công cộng khác. Trong trường hợp bố trí ga trung chuyển độc lập phải đảm bảo cự ly di chuyển giữa hai loại hình vận chuyển nhỏ hơn 500 m.

2.8.6.2  Ga đầu cuối xe buýt nhanh phải đảm bảo không gian cho xe buýt nhanh quay đầu và số lượng xe buýt nhanh đỗ trong giờ thấp điểm.

2.8.6.3  Phải bố trí các tiện ích dịch vụ công cộng, nhà vệ sinh cho hành khách.

2.8.7  Các yêu cầu kết ni giao thông

2.8.7.1  Điểm đỗ xe kết nối

2.8.7.1.1  Là điểm đỗ xe kết nối các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, ô tô với phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe buýt nhanh, tàu điện đô thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới giao thông công cộng đô thị.

2.8.7.1.2  Ưu tiên kết hợp cùng với bãi đỗ xe công cộng, điểm dừng đầu, cuối xe buýt và xe buýt nhanh, nhà ga đường sắt đô thị.

2.8.7.1.3  Các khu vực chức năng của điểm đỗ xe kết nối bao gồm: khu vực đỗ phương tiện cá nhân, khu vực tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, các tiện ích giao thông như biển chỉ dẫn, bảng thông tin, các thiết bị ánh sáng và vệ sinh.

2.8.7.1.4  Khoảng cách đi bộ giữa vị trí xa nhất trong điểm đỗ xe kết nối với cửa tiếp cận phương tiện giao thông công cộng tối đa không quá 500 m.

2.8.7.2  Điểm đón tr khách kết nối

2.8.7.2.1  Là khu vực được thiết kế cho việc đón/trả khách khi tiếp cận với các dịch vụ giao thông công cộng như bến xe buýt, bến xe buýt nhanh, ga đường sắt đô thị, sân bay, cảng đường thủy... Đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với các dịch vụ đón, trả khách như taxi.

2.8.7.2.2  Ưu tiên thiết kế như 1 làn đường riêng biệt đi thẳng hoặc đi vòng và lưu thông một chiều nhằm mục đích tối đa hóa chiều dài và tối thiểu hóa diện tích, bảo đảm luồng giao thông thông suốt và tránh các xung đột gây tắc nghẽn.

2.8.7.2.3  Thiết kế kết nối trực tiếp với lối vào, ra của nhà ga để thuận tiện cho hành khách và người lái xe có thể gặp nhau một cách nhanh nhất. Khoảng cách đi bộ xa nht từ ca ra vào nhà ga tới điểm kết nối đón tr khách không vượt quá 500 m.

2.9  Cầu trong đô thị

2.9.1  Phải đảm bảo an toàn giao thông trên và dưới cầu.

2.9.2  Vị trí, kiến trúc cầu phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.9.3  Mặt đường trên cầu phải có độ nhám, dốc thoát nước, mui luyện, siêu cao v.v. phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.9.4  Mố trụ phải được bảo vệ chống va chạm do xe cộ, tu thuyền đi lại dưới gầm cầu.

2.9.5  Đối với cầu vượt sông (biển) khổ giới hạn theo chiều đứng từ mực nước cao nhất (mực nước thiết kế) tới điểm thấp nhất ở đáy kết cấu nhịp được quy định tối thiểu là 0,5 m (nếu có cây trôi thì tối thiểu là 1,0 m); tới mặt tm kê gối cầu được quy định tối thiểu là 0,25 m, đồng thời phải đảm bảo thông thuyền (nếu có) với khổ giới hạn tùy theo cấp sông quy định tính từ mức nước thông thuyền thiết kế theo quy định hiện hành về giao thông đường thủy.

2.9.6  Đối với cầu vượt qua đường bộ

2.9.6.1  Khổ tĩnh không tối thiểu tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo chiều cao là 5 m đối với đường cao tốc; 4,75 m đối với đường cấp đô thị và khu vực; 4,50 m đối với đường cấp nội bộ.

2.9.6.2  Trường hợp phần giao thông dành cho xe đạp, đi bộ được tách riêng khỏi phần xe chạy của đường ô tô, tĩnh không tối thiểu cao 2,5 m.

2.9.7  Đối với đường đô thị vượt qua đường sắt, đường xe điện khổ tĩnh không lấy theo quy định của khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt hoặc đường xe điện.

2.9.8  Hai bên lề cầu phải có lan can, rào chắn đảm bảo an toàn xe chạy, người đi bộ trên cầu.

2.9.9  Đối với cầu có thiết kế đường cho người đi bộ phải đảm bảo trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.9.10  Độ cao phần đường bộ hành trên cầu phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 m tính từ mặt đường xe chạy. Chiều cao tay vịn lan can trên cầu tối thiểu là 1 070 mm.

2.9.11  Hệ thống thoát nước trên mặt cầu phải bảo đảm thu nước mưa vào ống thoát nhanh chóng nhất và chảy vào hệ thống thoát nước mưa của đô thị.

2.9.11.1  Độ dốc ngang mặt cầu (trên các đoạn không có siêu cao) là 2 %.

2.9.11.2  Diện tích mặt cắt ngang tối thiểu của ống thoát nước phải là 1,0 cm2/1 m2 mặt cầu.

2.9.11.3  Đường kính thông thủy của ống thoát nước không được nhỏ hơn 150 mm.

2.9.11.4  Miệng hố ga thu nước phải có nắp đậy, có lưới chống rác.

2.9.11.5  Tại những nơi có đường chui dưới cầu phải bố trí máng thu và ống thoát nước ra bên ngoài phạm vi của đường chui.

2.9.12  Công trình cầu phải chịu được các loại tải trọng và tổ hợp bất lợi nhất các tác động trong suốt tuổi thọ của công trình.

2.9.13  Phải đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng và an toàn giao thông trên cầu.

2.10  Công trình giao thông ngầm đô thị

2.10.1  Yêu cầu đối với công trình giao thông ngầm đô thị

2.10.1.1  Công trình giao thông ngầm đô thị phải đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; kết nối hợp lý và đồng bộ với các công trình ngầm và giữa các công trình giao thông ngầm với các công trình trên mặt đất; bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, yêu cầu về bảo vệ môi trường; yêu cầu an toàn đối với các công trình lân cận trên mặt đất.

2.10.1.2  Các công trình giao thông ngầm đô thị phải được ưu tiên xây dựng tại các trung tâm đô thị, những nơi hạn chế đất đai dành cho giao thông, hoặc tại các nút giao có lưu lượng xe lớn thường gây ùn tắc.

2.10.1.3  Xây dựng các công trình giao thông ngầm đô thị phải căn cứ vào đặc điểm của địa hình, địa mạo; vị trí của những công trình xây dựng hiện hữu bên trên mặt đất, cũng như mạng lưới các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật bên dưới; điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn.

2.10.2  Không gian xây dựng công trình hầm đường bộ đô thị

2.10.2.1  Khi thiết kế và xây dựng hầm đường bộ trong đô thị phải sử dụng không gian ngầm tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế-kỹ thuật.

2.10.2.2  Không gian trong hầm được bố trí đủ yêu cầu khổ giới hạn thông xe trên đường cũng như xét đến nhu cầu mở rộng trong tương lai, bố trí hệ thống thiết bị phụ trợ và hệ thống vận hành, bảo dưỡng hầm.

2.10.2.3  Đối với hầm cho người đi bộ trong đô thị, phải xét đến việc sử dụng không gian trong hầm cho các chức năng kết hợp khác. Phải đảm bảo trợ giúp người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.10.2.4  Đối với các hầm đường bộ đô thị: cho phép xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng như công viên, bãi đỗ xe và các công trình công cộng khác trên mặt đất, nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn và sử dụng của các công trình liền kề.

2.10.3  Quy định về thiết kế hình học hầm đường bộ đô thị

2.10.3.1  Mặt bằng hm đường bộ phải tuân thủ các quy định tại 2.2.1 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về tầm nhìn, về bán kính đường cong nằm tối thiểu.

2.10.3.2  Mặt cắt dọc hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định tại 2.2.2 và các giá trị giới hạn trong Bảng 1 về bán kính tối thiểu đường cong nằm, chiều dài tối thiểu đổi dốc, bán kính tối thiểu đường cong đứng lồi, đường cong đứng lõm, chiều dài đường cong đứng tối thiểu, độ dốc dọc tối thiểu đảm bảo thoát nước tự nhiên của các rãnh biên.

2.10.3.3  Mặt cắt ngang hầm đường bộ

2.10.3.3.1  Mặt cắt ngang hầm đường bộ phải tuân thủ các quy định tại 2.2.3 và các quy định kích thước tối thiểu trong Bảng 3 về số làn xe của phần xe chạy, chiều rộng 1 làn xe, chiều rộng dải an toàn và Bảng 5 về độ dốc ngang phần xe chạy.

2.10.3.3.2  Kích thước mặt cắt ngang bên trong hầm giao thông phải được xác định trên cơ sở đảm bảo lưu lượng giao thông quy định đối với cấp đường thiết kế có xét thêm không gian đặt các thiết bị thông gió, chiếu sáng, cấp cứu, biển báo.

2.10.4  Yêu cầu về hệ thống công trình phụ trợ trong hầm đường bộ

2.10.4.1  Hệ thống hầm thoát hiểm

2.10.4.1.1  Đối với hầm đường bộ đô thị có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 500 m, phải xây dựng hầm thoát hiểm.

2.10.4.1.2  Trường hợp xây dựng 2 hầm trên tuyến thì không yêu cầu xây dựng hầm thoát hiểm riêng mà sử dụng hầm này làm chức năng thoát hiểm cho hầm kia.

2.10.4.1.3  Hầm ngang nối từ hầm chính sang hầm thoát hiểm được xây dựng với khoảng cách tối đa 400 m cho người và tối đa 1 600 m cho xe ô tô.

2.10.4.2  Điểm dừng xe khẩn cấp trong hầm

Phải xây dựng các điểm dừng xe khẩn cấp với khoảng cách tối đa 400 m cho mỗi chiều xe chạy.

2.10.5  An toàn cháy

Hầm giao thông phải đảm bảo an toàn cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các pháp luật có liên quan khác.

2.10.6  Hệ thống thông gió

2.10.6.1  Việc thông gió phải đảm bảo hạ tỷ lệ khí độc thấp hơn nồng độ cho phép theo Bảng 9.

Bảng 9 - Nồng độ khí độc tối đa cho phép

Tên chất khí

Nồng độ

1. Oxýt Các bon (CO)

0,020

2. Oxýt Ni tơ (N2O5)

0,005

3. Oxýt Lưu huỳnh (SO2)

0,020

4. Sunfua Hydro (H2S)

0,010

5. Mê tan (CH4)

0,002

6. Cacbonic (CO2)

5,000

2.10.6.2  Trong trường hợp hầm thông gió tự nhiên không đảm bảo các yêu cầu về tỷ lệ khí độc thấp hơn nồng độ cho phép thì phải bố trí hệ thống thông gió nhân tạo.

2.10.6.3  Lượng khói hạn chế tầm nhìn và lượng khí thi phải được kiểm soát, đáp ứng các quy định về xây dựng các công trình giao thông.

2.10.7  Hệ thống chiếu sáng

Phải bố trí hệ thống chiếu sáng trong hầm đường bộ, đảm bảo giao thông thông suốt cũng như các yêu cầu an toàn cho các phương tiện và cho người khi qua hầm. Hệ thống chiếu sáng cho hầm giao thông phải tuân thủ QCVN 07-7:2023/BXD.

2.10.8  Hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, biển báo

Phải bố trí hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, biển báo trong hầm đường bộ, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông khi qua hầm. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống này phải phù hợp với tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

2.10.9  Hệ thống cấp nước và thoát nước

2.10.9.1  Phải bố trí hệ thống cấp thoát nước cho hầm đường bộ, đảm bảo yêu cầu khai thác vận hành hầm an toàn.

2.10.9.2  Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thoát hết nước mặt chảy vào từ cửa hầm và nước rửa hầm. Hệ thống thoát nước trong hầm phải tuân thủ QCVN 07-2:2023/BXD.

2.10.9.3  Hệ thống cấp nước phải đảm bảo đủ lưu lượng và áp lực cho các yêu cầu về khai thác sử dụng, vệ sinh công nghiệp và cho công tác phòng chống cháy trong hầm.

2.11  Trạm giám sát giao thông

2.11.1  Mục đích thu thập dữ liệu giao thông để phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống giám sát quản lý giao thông hiệu quả và đồng bộ, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu về dữ liệu giao thông ở cấp quốc gia và địa phương.

2.11.2  Các thiết bị giám sát giao thông được đặt tại một vị trí cụ thể trên đường hoặc các nút giao thông (đặc biệt là các nút giao có lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên bị ùn tắc). Vị trí này thường đại diện cho các đặc điểm của một đoạn đường nhất định. Dữ liệu thu được tại điểm này sẽ sử dụng để ngoại suy cho toàn bộ tuyến đường.

2.11.3  Các thiết bị giám sát giao thông phải được tích hợp trong Hệ thống giao thông thông minh của đô thị, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành toàn bộ giao thông trong thành phố.

2.11.4  Hệ thống phát hiện video hay còn gọi là hệ thống camera giao thông CCTV bao gồm một hoặc nhiều camera, một máy tính dựa trên bộ vi x lý để số hóa và phân tích hình nh cũng như phần mềm để diễn giải hình nh và chuyển đổi chúng thành dữ liệu luồng giao thông.

2.11.5  Vị trí camera giao thông phải lựa chọn dựa trên mức độ bao phủ quan sát và yêu cầu bảo trì bảo dưỡng.

2.11.6  Các trạm giám sát giao thông trực thuộc một trung tâm điều hành quản lý giao thông là đơn vị sử dụng công nghệ để kiểm soát mạng lưới giao thông, giám sát tín hiệu giao thông, chủ động triển khai các chiến lược quản lý giao thông để giảm tắc nghẽn và điều phối các đơn vị quản lý giao thông khác trong các sự kiện đặc biệt, trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong giao thông đi lại hàng ngày.

2.11.7  Các đường đô thị nếu có thu phí phải áp dụng công nghệ thu phí không dừng.

2.12  Bảo trì, bảo dưỡng

2.12.1  Bảo trì công trình giao thông phải thực hiện theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.

2.12.2  Các hạng mục công trình giao thông phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất trong suốt thời hạn sử dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình để làm cơ sở cho việc bảo trì công trình đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.12.3  Khi phát hiện thấy chất lượng công trình giao thông có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng cần được kiểm định chất lượng để đưa ra đánh giá chất lượng, nguyên nhân hư hỏng để có kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp thời khắc phục tình trạng hư hỏng các hạng mục công trình giao thông.

2.12.4  Bảo dưỡng, bảo trì công trình đường giao thông được thực hiện theo kế hoạch hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.

2.12.5  Tăng cường ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì đường bộ, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác theo dõi, kiểm định chất lượng thường xuyên trên các công trình giao thông.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân th quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-5:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Electricity Supply Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp điện.

Các quy định trong quy chuẩn này áp dụng cho các công trình cấp điện, bao gồm công trình trạm phát điện, trạm biến áp truyền tải và phân phối, lưới điện truyền tải và phân phối.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp điện.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bn mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn xây dựng quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 02:2022/BXD, Quy chuẩn xây dựng quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 07-3:2023/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình hào và tuynen kỹ thuật;

QCVN QTĐ-5:2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Tập 5: Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;

QCVN QTĐ-6:2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Tập 6: Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;

QCVN QTĐ-7:2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Tập 7: Thi công các công trình điện;

QCVN QTĐ-8:2010/BCT, Quy chun kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp;

QCVN 01:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Trạm điện

Một phần tử trong hệ thống cung cấp điện, có thể là trạm phát điện, trạm biến áp, trạm đóng cắt hoặc trạm bù công suất phn kháng.

1.4.2

Lưới truyền tải và phân phối điện

Các tuyến đường dây điện lắp đặt nổi hoặc ngầm có cấp điện áp từ 0,4 kV đến 500 kV, cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện sinh hoạt, khu nhà ở trong Tuy nen kỹ thuật, công trình công cộng, cơ sở sản xuất, công trình khai thác mỏ và khoáng sản, công trình giao thông, phụ tải điện khu cây xanh - công viên, phụ ti điện chiếu sáng công cộng.

1.4.3

Hệ thống điện

Tập hợp các các phần tử nhà máy điện, trạm điện và lưới điện được kết nối liên tục với nhau trong quá trình sản xuất, biến đổi và phân phối điện năng.

1.4.4

Công trình cấp điện

Công trình xây dựng các phần tử của hệ thống điện để cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện, khu nhà ở, công trình công cộng, cơ sở sản xuất, công trình khai thác mỏ và khoáng sn, công trình giao thông, phụ tải điện khu cây xanh - công viên, phụ tải điện chiếu sáng công cộng.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Đầu tư xây dựng công trình cấp điện phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại QCVN 01:2021/BXD.

2.1.2  Kết cấu xây dựng nhà cửa, cột, trụ của hệ thống cấp điện phải đảm bảo ổn định, bền vững dưới tác động của tải trọng, điều kiện tự nhiên trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình. Số liệu điều kiện tự nhiên dùng cho xây dựng công trình phải phù hợp với quy chuẩn QCVN 02: 2022/BXD.

2.1.3  Các công trình cấp điện khi xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại QCVN QTĐ-05:2009/BCT, QCVN QTĐ-07:2009/BCT và QCVN QTĐ-08:2010/BCT.

2.1.4  Lưới điện

Yêu cầu kỹ thuật đối với lưới điện phân phối và truyền tải, phải tuân thủ các quy định tại Quy phạm trang bị điện.

2.1.5  Trạm biến áp truyền tải và trạm biến áp phân phối

2.1.5.1  Các trạm biến áp 500 kV, 220 kV phải được quy hoạch ở khu vực ngoại thị. Trường hợp bắt buộc phải đưa vào khu vực nội thị thì không được quy hoạch tại các trung tâm đô thị, vị trí lắp đặt trạm biến áp phải có đủ các hành lang an toàn để lắp đặt các ngăn lộ xuất tuyến đến và xuất tuyến đi trong trạm biến áp.

2.1.5.2  Các trạm biến áp 110 kV, 220 kV đặt trong khu vực nội thị thuộc các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phi xây dựng trạm trong nhà. Đối với khu vực có không gian nhỏ và hẹp, ưu tiên sử dụng các trạm GIS kín, hoặc nửa kín nửa hở.

2.1.5.3  Các trạm biến áp phân phối được xây dựng trong khu vực nội thị có thể sử dụng trạm trong nhà hoặc trạm ngoài trời tùy thuộc vào quy mô thực tế.

2.1.5.4  Các lộ xuất tuyến đến và đi của các trạm biến áp phân phối (các trạm trong nhà và ngoài trời) được xây dựng trong khu vực nội thị, phải sử dụng cáp ngầm đối với đường dây trung áp và hạ áp. Đồng thời các lộ xuất tuyến đến và đi phải hạn chế bố trí tại các trục đường giao thông chính, trục đường giao thông đã được quy hoạch như các tuyến đường sắt đô thị.

2.1.6  Phụ kiện đường dây

2.1.6.1  Đối với mạng điện trung áp trở lên, dây dẫn phải có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của lưới điện khu vực và quốc gia.

2.1.6.2  Cáp điện cấp tới các trung tâm đô thị phải sử dụng cáp ngầm có đặc tính kỹ thuật đáp ứng theo quy định hiện hành của điện lực.

2.1.6.3  Cáp điện cấp cho các khu nhà ở, công trình ngầm phải được đi ngầm và đảm bảo quy định tại QCVN 07-3:2023/BXD.

2.1.6.4  Đối với cấp điện áp 110kV trở lên, cáp đi ngầm phải được đi trong hào kỹ thuật hoặc tuy nen, và phải đảm bảo theo quy định tại Quy phạm trang bị điện và QCVN 07-3:2023/BXD.

2.1.6.5  Đối với mạng trung áp và hạ áp, cáp đi trong đô thị phải sử dụng cáp ngầm. Dọc tuyến cáp ngầm phải có sứ báo cáp ngầm ghi rõ cấp điện áp.

2.1.6.6  Cáp ngầm trung thế và hạ thế trong đô thị phải đi ngầm, cáp ngầm phải đặt trong hào kỹ thuật hoặc tuy nen kỹ thuật và đảm bảo quy định tại QCVN 07-3:2023/BXD và Quy phạm trang bị điện.

2.1.6.7  Phi có biển báo tại các vị trí giao nhau giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa.

2.1.6.8  Trường hợp cáp ngầm đi trong đất, nằm trong công trình khác hoặc hướng tuyến đi chung với công trình hạ tầng kỹ thuật khác, hoặc giao nhau với công trình hạ tầng kỹ thuật khác, phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại Quy phạm trang bị điện. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đường dây cấp điện với các đường dây hạ tầng kỹ thuật khác theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD.

2.1.6.9  Các loại dây và cáp điện có cấp điện áp khác nhau khi đặt trên cùng giá đỡ trong hào kỹ thuật phải có vách ngăn hoặc cách nhau 50 mm.

2.1.6.10  Các đường dây trên không phải đảm bảo chiều cao tĩnh không theo các quy định hiện hành.

2.1.6.11  Cột, móng cột, néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối của đường dây trên không:

- Kết cấu cột điện và móng phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, ổn định và tuổi thọ dưới tác động của tải trọng, địa chất, điều kiện tự nhiên;

- Néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của điện lực;

- Rãnh cáp, đầu nối của đường cáp ngầm phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của điện lực.

2.1.7  Đo đếm điện năng

2.1.7.1  Trong các trạm biến áp, trên các đường dây truyền tải và phân phối cho các hộ dùng điện phải đặt thiết bị đo đếm công suất tác dụng và công suất phản kháng.

2.1.7.2  Thiết bị đo đếm điện năng phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật về đo lường và được kiểm định, niêm phong theo quy định.

2.1.7.3  Thiết bị đo đếm điện năng phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.2  Yêu cầu về kỹ thuật và an toàn điện

2.2.1  Yêu cầu cung cấp điện và an toàn kỹ thuật điện đối với công trình cấp điện phải tuân thủ các quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN QTĐ-5:2009/BCT, QCVN QTĐ-6:2009/BCT, QCVN QTĐ-7:2009/BCT, QCVN QTĐ-8:2010/BCT và QCVN 01:2020/BCT.

2.2.2  Bảo vệ tự động

2.2.2.1  Các thiết bị bảo vệ tự động trong công trình hạ tầng cấp điện phải có chức năng kết nối điều khiển từ xa, phải phát hiện đúng sự cố và kịp thời loại trừ các phần tử bị sự c ra khỏi hệ thống, nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống điện làm việc an toàn, đáp ứng các quy định hiện hành liên quan khác.

2.2.2.2  Thiết bị bảo vệ tự phải tin cậy và đáp ứng được các chế độ làm việc của thiết bị điện, có tính chọn lọc, tác động nhanh và nhạy, đảm bảo sai số trong phạm vi cho phép, đáp ứng các yêu cầu của các quy chuẩn hiện hành liên quan khác.

2.2.2.3  Cho phép dùng cầu chì hoặc áptomat để bảo vệ quá ti và ngắn mạch cho thiết bị điện và lưới điện hạ áp. Cầu chì và máy cắt cao áp được dùng để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho đường dây và máy biến áp có cấp điện áp 110 kV trở xuống. Đối với các máy cắt có cấp điện áp từ 22 kV trở lên, phải có chức năng tích hợp giám sát và điều khiển từ xa. Phải đặt các thiết bị rơle để bảo vệ các phần tử quan trọng hệ thống điện có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống, như máy biến áp điện lực, các hệ thống thanh cái, các phụ tải hộ loại I và hộ loại II.

2.2.2.4  Phải đặt thiết bị tự động đóng lặp lại khi nguồn điện làm việc bị mất điện thoáng qua và thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng khi mất nguồn điện lưới. Các thiết bị này phải có chức năng kết nối giám sát và điều từ xa, đáp ứng các các yêu cầu của các quy chuẩn hiện hành.

CHÚ THÍCH: Hộ loại I và hộ loại II được quy định theo Quy phạm trang bị điện.

2.2.3  Hệ thống nối đất công trình cấp điện

2.2.3.1  Các thiết bị điện kết nối với mạng trung áp có trung tính nối đất trực tiếp phải được nối đất an toàn. Điện trở nối đất phải đạt trị số theo yêu cầu tại Quy phạm trang bị điện. Đối với mạng điện trung áp có trung tính cách ly, các thiết bị kết nối phải thực hiện theo quy định riêng của ngành (nếu có).

2.2.3.2  Trung tính phía hạ áp của các máy biến áp phân phối phải được nối đất trực tiếp và nối đất lặp lại. Yêu cầu nối đất và giá trị điện trở nối đất phải đáp ứng yêu cầu.

2.2.3.3  Vỏ các thiết bị điện mạng hạ áp phải được nối đất an toàn, phù hợp với thiết bị bảo vệ. Điện trở nối đất phải đáp ứng yêu cầu tại Quy phạm trang bị điện.

2.2.4  Hệ thống bảo vệ chống sét

2.2.4.1  Trạm biến áp, đường dây và thiết bị phân phối ngoài trời có cấp điện áp 500 kV, 220 kV, 110 kV và 22 kV phải được bảo vệ chống sét.

2.2.4.2  Các thiết bị, hệ thống chống sét và nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải đảm bảo yêu cầu của các quy định hiện hành. Tất cả các kết cấu kim loại trong công trình phải được kết nối với hệ thống nối đất chống sét.

2.2.4.3  Tất cả các đai và vỏ kim loại của cáp tại những chỗ giao nhau và đi sát nhau, vỏ dẫn điện của các thiết bị trong công trình phải được nối với hệ thống nối đất an toàn.

2.2.4.4  Đường dây dẫn điện vào công trình có điện áp dưới 1 kV, phải sử dụng cáp bọc cách điện. Tại hộp đầu cáp trạm biến áp phải đặt thiết bị chống sét hạ áp. Đai và vỏ kim loại của cáp ở đầu vào công trình xây dựng phải được nối với bộ phận nối đất của các bộ chống sét hạ áp.

2.2.5  An toàn hệ thống cung cấp điện

2.2.5.1  Phải đảm bảo an toàn trong thi công lắp đặt, đấu nối và vận hành.

2.2.5.2  Phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo hoặc đặt biển báo an toàn cho từng loại thiết bị. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định từ lưới bảo vệ, vách ngăn tới thiết bị, và không nhỏ hơn khoảng cách quy định tùy theo đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại thiết bị.

2.2.5.3  Phải đặt biển báo vị trí cáp điện lực trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim hào hoặc tuy nen kỹ thuật, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m.

2.2.5.4  Tại các khu vực có chất dễ cháy nổ, các thiết bị điện, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ. Trong công trình cấp điện, chỉ được sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ chuyên dùng và đảm bảo theo các quy định hiện hành.

2.2.5.5  Trạm biến áp, trạm phát điện, trang thiết bị điện và đường dây cao áp, trung áp, hạ áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành đảm bảo yêu cầu và quy định hiện hành.

2.2.5.6  Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải đảm bảo an toàn, không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.

2.2.6  An toàn cháy

Công trình cấp điện phải có phương án cắt điện khẩn cấp tại chỗ và từ xa cho từng khu vực hay hộ tiêu thụ điện khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn, nhưng vẫn phải đảm bảo cấp điện liên tục cho chiếu sáng an ninh ngoài nhà, cho các thiết bị chữa cháy, thoát nạn và cứu nạn bên trong nhà khi xảy ra hỏa hoạn.

2.3  Bảo trì, bảo dưỡng

Công trình và hạng mục công trình cấp điện phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-6:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CẤP XĂNG DẦU, KHÍ ĐỐT

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Petroleum and Gas Supply Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cấp xăng dầu, khí đốt.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo và vận hành công trình cấp xăng dầu, khí đốt.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 02:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 29:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu;

QCVN 01:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu;

QCVN 02:2020/BCT, Quy chun kỹ thuật quốc gia về An toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng;

QCVN 10:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trạm cp khí dầu mỏ hóa lỏng;

QCVN 01:2019/BCA, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống phòng cháy và chữa cháy kho khí đốt.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Cửa hàng xăng dầu

Nơi có hoạt động bán lẻ xăng dầu qua cột bơm cho các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy. Cửa hàng xăng dầu có thể kết hợp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai, các loại dầu mỡ nhờn, cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông.

1.4.2

Khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquified Petroleum Gas - LPG)

Sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquified Petroleum Gas (viết tắt LPG). Tại nhiệt độ, áp suất bình thường các hydrocacbon này ở thể khí và khi được nén đến một áp suất nhất định hoặc làm lạnh đến nhiệt độ phù hợp thì chúng chuyển sang thể lỏng.

1.4.3

Khí thiên nhiên nén (Compressed Natural Gas - CNG)

Sản phm hydrocacbon ở thể khí được nén ở áp suất cao, có thành phần chủ yếu là metan (công thức hóa học CH4).

1.4.4

Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquified Natural Gas - LNG)

Sản phẩm hydrocacbon ở th lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4), tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.

1.4.5

Chai chứa khí

Thiết bị tồn chứa LPG (nhỏ hơn 150 L), CNG, LNG có thể tích nhỏ có thể di chuyển được.

1.4.6

Bồn chứa khí

Bồn cố định dùng để tồn chứa các loại khí đốt (LPG, CNG, LNG).

1.4.7

Bồn chứa nhiên liệu (LPG, CNG, LNG) trên phương tiện giao thông (xe chứa LPG, CNG, LNG)

Bồn dùng để chứa nhiên liệu (LPG, CNG, LNG) trên phương tiện giao thông.

1.4.8

Áp suất làm việc tối đa cho phép

Áp suất lớn nhất mà tại giá trị này thiết bị hay bồn chứa có thể chịu được và không vượt quá ứng suất

…………..........

1.4.14

Mức rủi ro chấp nhận được

Mức rủi ro chấp nhận được là mức độ rủi ro cho phép đối với đối tượng được bảo vệ.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Công trình cấp xăng dầu và khí đốt phải được xác định ngay từ giai đoạn lập quy hoạch đảm bảo cung cấp xăng dầu, khí đốt ổn định, an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của dự án phù hợp với yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật quy định tại QCVN 01:2021/BXD. Yêu cu về quỹ đất, vị trí của cửa hàng xăng dầu xây dựng cố định, vị trí trạm cấp khí phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2021/BXD. Việc lựa chọn các công nghệ, vật liệu, thiết bị, phụ kiện phải đảm bảo sử dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, chống sét, chống tĩnh điện và bảo vệ môi trường.

2.1.2  Các số liệu lựa chọn làm cơ sở thiết kế các công trình cấp xăng dầu và khí đốt phải được cập nhật, có tính tới kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo nhu cầu trong thời gian hoạt động của dự án và tuân theo quy định tại QCVN 02:2022/BXD.

2.1.3  Kết cấu và vật liệu của công trình cấp xăng dầu và khí đốt phải đảm bảo khả năng chịu lực, ổn định và an toàn cháy nổ trong suốt thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình dưới tác động của tải trọng, điều kiện tự nhiên và các tác động ăn mòn của môi trường xung quanh, tác động của quá trình vận hành. Số liệu về điều kiện tự nhiên phải tuân thủ quy định tại QCVN 02:2022/BXD.

2.2  Cửa hàng xăng dầu

2.2.1  Vị trí của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2021/BXD, QCVN 01:2020/BCT.

2.2.2  Công nghệ và các thiết bị của cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2020/BCT.

2.2.3  Cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng các yêu cầu chung về an toàn phòng cháy, nổ và phải có phương án phòng cháy chữa cháy được thẩm duyệt theo quy định.

2.2.4  Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp đ chữa cháy theo quy định. Bố trí trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cố định phải tuân thủ QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5  Nhà của cửa hàng xăng dầu

2.2.5.1  Khoảng cách xây dựng nhà của cửa hàng đối với các hạng mục khác, bậc chịu la của kết cấu của khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác tuân thủ theo QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5.2  Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín tuân thủ theo QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5.3  Đối với cửa hàng xăng dầu có kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ các quy định về an toàn.

2.2.6  Bể chứa xăng dầu

2.2.6.1  Vị trí, khoảng cách, quy cách vật liệu bể chứa tuân thủ theo QCVN 01:2020/BCT.

2.2.6.2  Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.

2.2.7  Hệ thống cấp thoát nước của cửa hàng xăng dầu

2.2.7.1  Cửa hàng xăng dầu phải được cung cấp đủ nước sinh hoạt và nước chữa cháy. Nguồn cung và đường ống cấp nước theo quy định tại QCVN 01:2020/BCT.

2.2.7.2  Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo quy định tại QCVN 01:2020/BCT và được xử lý tuân thủ theo QCVN 29:2010/BTNMT.

2.2.7.3  Các công cụ, chất thải đã nhiễm dầu phải được phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thi nguy hại.

2.2.8  Cửa hàng xăng dầu có bố trí trạm sạc điện cho xe điện phải tuân thủ quy định về phân vùng nguy hiểm theo QCVN 01:2020/BCT và quy chuẩn về an toàn điện có liên quan.

2.3  Công trình cấp khí đốt

2.3.1  Nhu cầu cấp khí đốt đô thị

Hệ thống cấp khí đốt đô thị phải đảm bảo cung cấp liên tục đáp ứng nhu cầu và áp suất của các đối tượng sử dụng trong điều kiện hoạt động bình thường và vào giờ cao điểm, có tính đến các nhu cầu của từng loại hình đối tượng sử dụng (dân cư, thương mại, công nghiệp) và nhu cầu có thể phát triển sau này.

2.3.2  Quy định thiết kế hệ thống phân phối khí đốt từ ngoài trạm cấp khí đến các công trình sử dụng khí

2.3.2.1  Đường ống phân phối khí tính từ ranh giới bên ngoài trạm cấp khí đến chân công trình sử dụng khí, không bao gồm đường ống bên trong tòa nhà hay bên trong công trình sử dụng khí. Áp suất làm việc của đường ống phân phối không được lớn hơn 7 bar. Các đường ống và các công trình khác trên đường ống cấp khí đốt có áp suất lớn hơn 7 bar phải tuân theo quy định hiện hành về An toàn công trình dầu khí trên đất liền.

2.3.2.2  Cho phép thiết kế hệ thống phân phối theo các cấp áp suất dưới đây:

- Áp suất thấp nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 bar;

- Áp suất trung bình từ lớn hơn 0,1 bar đến nhỏ hơn hoặc bằng 2 bar;

- Áp suất trên trung bình từ lớn hơn 2 bar đến nhỏ hơn hoặc bằng 7 bar.

2.3.2.3  Quy định thiết kế mạng cung cấp khí đốt

2.3.2.3.1  Cho phép thiết kế hệ thống phân phối khi dạng mạng cấp vòng hoặc mạng cấp song song.

2.3.2.3.2  Hệ thống cấp khí phải được phân vùng, phân khu có khả năng cách ly lẫn nhau bng các cụm van cách ly và cụm van chờ đảm bảo khả năng cách ly một khu vực mà vẫn có thể cung cấp liên tục cho các khu vực khác khi một khu vực phải tạm dừng để bảo dưỡng sửa chữa, kiểm định hoặc do sự cố cháy nổ.

2.3.2  Trạm cấp khí được phân loại theo các nguồn khí sử dụng:

- Trạm cấp LPG;

- Trạm cấp CNG;

- Trạm cấp LNG;

- Trạm giảm áp (nếu nguồn cung cấp lấy từ đường ống vận chuyển khí cao áp).

2.3.4  Khoảng cách an toàn từ các trạm cấp khí đốt tới các đối tượng được bảo vệ bên ngoài phải tuân thủ quy định quy chuẩn chuyên ngành liên quan phù hợp với từng loại hình tồn chứa khí. Trong mọi trường hợp, bố trí vị trí trạm cấp khí phải được sự thỏa thuận của Công an phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy.

2.3.5  Trạm cấp LPG

2.3.5.1  Tồn chứa bằng chai: trạm cấp LPG bằng chai chứa phải tuân thủ yêu cầu đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa quy định tại QCVN 10:2012/BCT.

2.3.5.2  Tồn chứa bằng bồn: trạm cấp LPG bằng bồn chứa phải tuân thủ yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa quy định tại QCVN 10:2012/BCT.

2.3.5.3  Quy định về khoảng cách an toàn của trạm cấp LPG tới các đối tượng được bảo vệ phải tuân thủ quy định tại QCVN 10:2012/BCT.

2.3.6  Trạm cấp CNG

2.3.6.1  Trạm cấp CNG phải được bố trí đủ khoảng cách an toàn tới các đối tượng được bảo vệ theo các tiêu chuẩn chuyên ngành tùy theo sức chứa. Trong mọi trường hợp, khoảng cách từ bồn chứa CNG tới đường đi bộ không nhỏ hơn 15 m, tới tòa nhà dân dụng không nhỏ hơn 25 m, tới công trình công cộng quan trọng không nhỏ hơn 50 m.

2.3.6.2  Trạm cấp CNG phải bố trí khu vực cách ly để đỗ xe chứa CNG phục vụ cung cấp CNG cho trạm. Khu vực cách ly xe chứa CNG phải đảm bảo thuận tiện ra vào, đảm bảo an toàn cho người và các hạng mục khác của trạm.

2.3.6.3  Trạm cấp CNG tồn chứa bằng nhiều chai chứa cố định

2.3.6.3.1  Khi sử dụng nhiều cụm tồn chứa đặt cạnh nhau, khoảng cách giữa các cụm tồn chứa không được nhỏ hơn 2 m; nếu sử dụng cụm chai chứa CNG đặt thẳng đứng, cụm chai chứa phải được giới hạn kích thước không lớn hơn 1,1 m chiều rộng, 5,5 m chiều dài và 1,6 m chiều cao; nếu sử dụng cụm chai chứa CNG đặt thẳng nằm ngang, cụm chai chứa phải được giới hạn kích thước không lớn hơn 1,8 m chiều cao, 7 m chiều dài và chiều rộng bằng một chai chứa nhưng không lớn hơn 2 m.

2.3.6.3.2  Các chai cha phải đặt theo một hướng để đảm bảo tiếp cận dễ dàng.

2.3.6.3.3  Khi các cụm tồn chứa nằm ngang đặt song song với nhau thì các thiết bị phụ trợ chai chứa phi được bố trí để chúng không hướng vào các thiết bị phụ trợ của chai chứa khác.

2.3.6.3.4  Khoảng cách giữa các chai chứa đặt nằm ngang trong mỗi cụm không nhỏ hơn 30 mm.

2.3.6.3.5  Yêu cầu về đường ống, phụ kiện, bồn và chai chứa khí đường ống và phụ kiện đường ống, bồn chứa và chai chứa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn được áp dụng.

2.3.7  Trạm cấp LNG

2.3.7.1  Việc bố trí mặt bằng các tòa nhà, thiết bị công nghệ và các hạng mục, bộ phận khác phải đảm bảo đủ điều kiện cho việc vận hành, theo dõi giám sát an ninh, an toàn, bảo dưỡng và xử lý sự cố của kho LNG. Các tòa nhà, thiết bị và các hạng mục, bộ phận khác phải được xem xét bố trí phù hợp với hướng gió chính trong khu vực và vị trí các nguồn phát tia lửa.

2.3.7.2  Vị trí trạm cấp LNG phải được bố trí đủ khoảng cách an toàn tới các đối tượng được bảo vệ, tuân thủ theo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Khoảng cách an toàn từ bồn chứa LNG đến các đối tượng được bảo vệ và khoảng cách giữa các bồn chứa

Dung tích bồn chứa (V), m3

Khoảng cách an toàn tính từ mép ngoài khu vực ngăn tràn của bồn chứa đến đối tượng được bảo vệ, m

Khoảng cách giữa các bồn chứa, m

Bồn chứa đặt chim

Bồn chứa đặt nổi

Bồn chứa đặt chìm

Bồn chứa đặt nổi

V ≤ 0,5

4,6

0

4,6

0

0,5 < V ≤ 1

4,6

3,0

4,6

1.0

1 < V ≤ 1,9

4,6

4,6

4,6

1,0

1,9 < V < 3,8

4,6

4,6

4,6

1,5

3,8 V < 7,6

4,6

4,6

4,6

1.5

7,6 V < 68,1

4,6

7,6

4,6

1,5

68,1 V < 114

7,6

15,0

4,6

1,5

114 V < 265

12,2

23,0

4,6

1/4 tổng đường kính hai bồn lân cận nhưng không nhỏ hơn 1,5 m

265 V < 379

12,2

30,5

4,6

379 V < 454

20,0

38,0

4,6

454 V < 757

30,5

61,0

4,6

757 V ≤ 4 000

45,7

91,4

4,6

V > 4 000

0,7 đường kính bồn nhưng không nhỏ hơn 30 m

4,6

2.3.8  Trạm giảm áp (nếu nguồn cung cấp lấy từ đường ống khí đốt cao áp)

2.3.8.1  Áp suất thiết kế của hệ thống phía trước trạm giảm áp phải lớn hơn hoặc bằng áp suất vận hành tối đa của hệ thống đặt trước trạm. Áp suất thiết kế của hệ thống phía sau trạm giảm áp phải lớn hơn hoặc bằng áp suất vận hành tối đa của hệ thống đặt sau trạm.

2.3.8.2  Nhà xưởng và thiết bị phải được bố trí đảm bảo cách ly an toàn, kiểm tra, bảo dưỡng và thử. Hệ thống phải được trang bị đủ van cách ly, van làm sạch và vị trí xả khí để có thể giảm áp hệ thống hoặc kiểm tra khi cần.

2.3.8.3  Bố trí hệ thống an toàn để bảo vệ các thiết bị phía hạ nguồn trạm giảm áp trong trường hợp thiết bị giảm áp không hoạt động.

2.3.8.4  Đảm bảo hệ thống đạt yêu cầu v độ tin cậy và tính năng vận hành có tính đến các yêu cầu về an toàn vận hành, khả năng đấu nối với hệ thống cung cấp tạm thời đảm bảo cung cấp liên tục, khả năng hỏng hóc và dự phòng của thiết bị.

2.3.8.5  Phải giảm thiểu khả năng xả khí thông qua hệ thống kiểm soát vận hành ra môi trường bên ngoài. Điểm phát thải khí ra bên ngoài phải được đặt tại nơi thông thoáng đáp ứng quy định về khoảng cách an toàn tới các đường điện, thông tin, các nguồn phát tia lửa điện.

2.3.9  Quy định đối với đường ống

2.3.9.1  Quy định chung:

- Phải quy hoạch và bố trí quỹ đất cho các trạm cấp khí đốt và tuyến ống phân phối khí đốt theo nhu cầu của đô thị;

- Không quy hoạch tuyến ống dẫn khí có áp suất làm việc tối đa lớn hơn 7 bar đi xuyên qua khu vực nội thị các đô thị;

- Quy hoạch tuyến ống phân phối khí đốt phải tính đến việc tích hợp sử dụng chung trong các hào hoặc tuy nen kỹ thuật;

- Đối với đường ống có áp suất làm việc tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 7 bar vận tốc khí lưu chuyển trong đường ống tối đa không vượt quá 30 m/s;

- Đường ống dẫn khí đốt phải được đặt ngầm; đường ống đặt nổi (lộ thiên) chỉ thực hiện trong trường hợp cá biệt khi qua sông, hồ, khe, suối, hoặc các công trình nhân tạo khác. Đối với ống thép đi ngầm phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Đoạn ống dẫn khí đốt đi ngầm qua đường có xe cơ giới chạy qua phải được đặt trong ống lồng bảo vệ;

- Kết cu của đường ống phải đảm bảo chịu được tải trọng của áp suất khí trong đường ống, trọng lượng ống, trọng lượng các phụ kiện đường ống, áp lực đất, áp lực nước, tải trọng tàu hỏa, ôtô, lực đẩy nổi, các tải trọng chính khác; ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, rung động hoặc động đất, các chấn động của sóng, thủy triều, các tải trọng của công trình do các hạng mục khác tác động lên đường ống và các ứng suất gây ra bởi các tải trọng thứ cấp;

- Dọc theo đường ống dẫn khí đốt đi ngầm phải đặt các cột mốc và du hiệu nhận biết về cấp áp suất, số điện thoại liên lạc trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường với đường ống.

2.3.9.2  Đường ống đi ngầm trong khu đô thị

2.3.9.2.1  Phải bố trí van chặn trên đường ống tại vị trí sau: trước khi kết nối với đường ống cấp vào tòa nhà; trước và sau van giảm áp; trước và sau đoạn ống vượt sông, vượt đường sắt hoặc đoạn ống giao cắt với các hạng mục công trình khác mà hoạt động của hạng mục, công trình này có khả năng tác động gây ảnh hưng đến sự bền vững của đoạn ống giao cắt. Bố trí van chặn phải đảm bảo khả năng cô lập từng khu vực phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa (xả khí, lắp đặt và thử kín) hoặc xử lý khi có sự cố xảy ra.

2.3.9.2.2  Đường ống đi ngầm dưới đường đi bộ thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống dẫn đến mặt đường không được nhỏ hơn 0,6 m.

2.3.9.2.3  Đường ống đi ngầm dưới đường phố hoặc băng ngầm ngang qua đường có xe cơ giới chạy qua thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống đến mặt đường không được nhỏ hơn 0,8 m.

2.3.9.2.4  Trường hợp không đáp ứng được độ sâu chôn ống cần thiết phải tăng cường bảo vệ bằng cách đặt trong ống lồng hoặc các kết cấu bảo vệ bên ngoài.

2.3.9.2.5  Đường ống khí đốt đi ngầm phải đảm bảo khoảng cách tới đường ống cấp nước sinh hoạt, cấp điện, cấp thông tin gần nhất không nhỏ hơn 0,3 m.

2.3.9.3  Đối với đường ống song song với đường sắt

2.3.9.3.1  Khoảng cách từ mặt ngoài ống tới tim đường ray không nhỏ hơn 4 m.

2.3.9.3.2  Không bắt buộc phải áp dụng quy định khoảng cách nêu trên khi đường tàu hỏa đặt liền kề đường bộ trong trường hợp:

- Đường ống đặt tại vị trí không bị ảnh hưởng bi tải trọng của tàu;

- Đường ống được bảo vệ bởi các kết cấu bảo vệ thích hợp để tránh bị ảnh hưởng bởi tải trọng của tàu hỏa;

- Tải trọng của đường sắt đã được xem xét và đưa vào tính toán kết cấu đường ống.

2.3.9.4  Đường ống giao cắt với đường sắt

2.3.9.4.1  Cho phép đường ống cấp khí đốt đi ngầm cắt ngang đường sắt hoặc bố trí đường ống trên cầu vượt.

2.3.9.4.2  Khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của đường ống được bảo vệ bằng ống lồng đến đường ray tàu hỏa không được nhỏ hơn 1,7 m.

2.3.9.5  Đường ống đi qua sông

2.3.9.5.1  Khi đường ống đi qua sông, cho phép đặt ống trên cầu. Trường hợp không thể đặt ống trên cầu thì cho phép đặt ống ngay bên dưới cầu đảm bảo khoảng cách từ bề mặt ngoài của đường ống tới độ sâu lòng sông quy định không nhỏ hơn 4 m. Khoảng cách này không nhỏ hơn 2,5 m khi đi ống qua đường thủy.

2.3.9.5.2  Khi đường ống đi qua sông hoặc đường thủy, ống phải được lồng trong ống bảo vệ hoặc kết cấu bảo vệ phù hợp cấp áp suất khí sử dụng và có biện pháp chống phá hủy do tác động của lực đẩy nổi do ống lồng/kết cấu bảo vệ hoặc do neo đậu của tàu thuyền gây ra.

2.3.9.6  Đường ống đi chung với công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải tuân thủ QCVN 7-3:2023/BXD và các quy định chuyên ngành có liên quan.

2.4  Hệ thống cấp điện và chống sét

2.4.1  Cấp điện

2.4.1.1  Hệ thống dây, cáp điện và trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt phải phù hợp với QCVN 01:2012/BCT và QCVN 01:2020/BCT.

2.4.1.2  Được phép sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ làm nguồn điện dự phòng. Ống khói của máy phát điện phải có bộ phận dập tàn lửa và bọc cách nhiệt.

2.4.1.3  Cáp điện lắp đặt trong cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ phù hợp với phân vùng nguy hiểm cháy nổ; không đặt cáp điện chung trong hào đặt ống dẫn xăng dầu.

2.4.1.4  Hệ thống nối đất của cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt phải có điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω. Tất cả phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với hệ thống nối đất an toàn.

2.4.2  Chống sét

2.4.2.1  Cụm bể chứa phải được thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng, khi các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng cột thu sét được nối đẳng thế, đầu kim thu sét phải cách van th ít nhất là 5 m.

2.4.2.2  Các hạng mục xây dựng khác của cửa hàng xăng dầu và trạm khí đốt đều phải có hệ thống chống sét đánh thẳng.

2.4.2.3  Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không vượt quá 10 Ω.

2.4.2.4  Tại vị trí nạp xăng dầu, khí đốt vào bồn chứa, chai chứa của trạm xăng dầu, khí đốt phải nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện cấp.

2.4.2.5  Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện. Điện trở nối đt của hệ thống này không vượt quá 10 Ω.

2.4.2.6  Hệ thống nối đất an toàn phải có trị số điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω. Tất cả các phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối đất an toàn.

2.4.2.7  Hệ thống nối đất cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng là 5 m (khoảng cách trong đất).

2.4.2.8  Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu trị số điện trở nối đất không vượt quá 1 Ω.

2.5  Bảo trì, bảo dưỡng

Công trình và hạng mục công trình cấp xăng dầu, khí đốt phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-7:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH CHIẾU SÁNG

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Lighting Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

1.1.1  Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình chiếu sáng đường giao thông đô thị, đường hầm, đường ngầm, các vùng xung đột giao thông, đường trong khu dân cư, trong công viên và vườn hoa, nơi đón trả khách của các sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời.

1.1.2  Các qui định trong quy chuẩn này không áp dụng trong các trường hợp: đường giao thông trong các khu công nghiệp; chiếu sáng toàn bộ diện tích quảng trường, nhà ga hoặc cảng hàng không; sân thể thao trong nhà hoặc ngoài trời.

1.1.3  Các thiết bị của công trình chiếu sáng bao gồm: trạm biến áp, cột đèn, hệ thống đường dây, tủ điều khiển và thiết bị chiếu sáng không thuộc quy chuẩn này.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý vận hành các công trình chiếu sáng.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 02:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Chiếu sáng dự phòng (emergency lighting)

Chiếu sáng duy trì trong điều kiện khẩn cấp, ví dụ khi có sự cố của nguồn cấp điện.

1.4.2

Cường độ sáng (luminous intensity)

Tỷ số giữa quang thông của nguồn sáng truyền đi trong góc khối chứa hướng đã cho (hướng α) và phần tử góc khối đó.

1.4.3

Độ chói (luminance)

Tỷ số giữa cường độ sáng phát ra từ một điểm trên bề mặt nguồn sáng (hoặc mặt phát sáng thứ cấp) và diện tích mặt bao của góc khối nhìn vào điểm đó theo hướng đánh giá.

1.4.4

Độ chói mặt đường trung bình (average road surface luminance)

Độ chói tính trung bình trên bề mặt đường.

1.4.5

Độ đồng đều độ chói chung (overall luminance uniformity)

Tỷ số giữa độ chói cực tiểu (Lmin) và độ chói trung bình (Ltb) của toàn bộ mặt đường.

1.4.6

Độ đồng đều độ chói dọc (longitudinal luminance uniformity)

Tỷ số giữa độ chói cực tiểu (Lmin) và độ chói cực đại (Lmax) theo chiu dọc của bề mặt làn đường.

1.4.7

Độ rọi (illuminance)

Tỷ số giữa quang thông của đèn tới phần bề mặt được chiếu sáng và diện tích bề mặt đó.

1.4.8

Độ đồng đều độ rọi mặt đường (illuminance uniformity of the road surface)

Tỷ số giữa độ rọi cực tiểu (Emin) và độ rọi trung bình (Etb) mặt đường.

1.4.9

Độ rọi đứng bán trụ hay độ rọi bán trụ (vertical hemicylindrical illuminance or hemicylindrical illuminance)

Độ rọi trung bình trên bề mặt một hình bán trụ đứng. Đối với đường đi bộ, độ rọi đứng quy định ở độ cao 1,5 m từ mặt đường.

1.4.10

Độ rọi mặt đường trung bình (average illuminance of the road surface)

Độ rọi tính trung bình trên bề mặt đường.

1.4.11

Độ tăng ngưỡng (threshold increment)

Tỷ lệ phần trăm cần tăng thêm độ tương phản cần thiết giữa vật và nền để nhìn thấy rõ vật ngang bằng như trước khi có nguồn gây lóa.

1.4.12

Giao thông cơ giới (motorized traffic)

Giao thông dành riêng cho xe có động cơ (ô tô, xe máy).

1.4.13

Giao thông hỗn hợp (mixed traffic)

Giao thông có cả xe cơ giới và người đi bộ, đi xe đạp.

1.4.14

Hiệu suất sáng (luminous efficacy)

Tỷ số giữa quang thông phát ra của nguồn sáng và công suất tiêu thụ bởi nguồn.

1.4.15

Khoảng cách dừng (stopping distance)

Khoảng cách cần thiết để một chiếc xe di chuyển ở tốc độ thiết kế đến lúc dừng lại hoàn toàn trước cửa hầm. Khoảng cách dừng là chiều dài vùng tiếp cận hầm.

1.4.16

Lóa khó chịu (discomfort glare)

Lóa gây khó chịu mà không nhất thiết làm giảm sự nhìn rõ vật thể, do trong trường nhìn xuất hiện những tương phản độ chói cao.

1.4.17

Lưu lượng giao thông (traffic flow)

Số lượng phương tiện giao thông đi qua một vị trí cụ thể trong một giờ được chọn theo một chiều của đường.

1.4.18

Quang thông (luminous flux)

Đại lượng đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn phát sáng trong không gian.

1.4.19

Sự thích ứng thị giác (visual adaptation)

Hiện tượng cảm nhận ánh sáng của mắt người thay đổi khi di chuyển trong các không gian có độ chói khác nhau. Sự thích ứng sáng xẩy ra khi di chuyển từ nơi có độ chói thấp sang nơi có độ chói cao. Sự thích ứng tối khi di chuyển từ nơi độ chói cao sang nơi độ chói thấp.

1.4.20

Tốc độ giới hạn (speed limit)

Tốc độ tối đa của dòng xe được phép lưu thông trên đoạn đường chỉ định.

1.4.21

Tốc độ thiết kế (design speed)

Tốc độ được chọn theo mục đích cụ thể khi thiết kế một con đường.

1.4.22

Tỷ số độ rọi hè đường (surround illuminance ratio)

Tỷ số giữa độ rọi trung bình trên hè (bề rộng tới 5m) hai bên đường với độ rọi trung bình của các làn đường liền kề.

1.4.23

Vùng xung đột giao thông (conflict areas)

Nơi các luồng xe cơ giới giao nhau (nút giao thông) hoặc nơi có xe cơ giới chạy vào khu vực có người đi bộ, người đi xe đạp hoặc những người tham gia giao thông khác đang có mặt (trên quảng trường, khu hoạt động vui chơi công cộng trong đô thị).

1.5  Ký hiệu

Iα

cường độ sáng, cd

L

độ chói, cd/m2

Ltb

độ chói mặt đường trung bình, cd/m2

Uo

độ đồng đều độ chói chung

Ud

độ đồng đều độ chói dọc

Uo(E)

độ đồng đều độ rọi mặt đường

E

độ rọi, lx

Ebt

độ rọi đứng bán trụ hay độ rọi bán trụ, lx

En

độ rọi mặt đường trung bình, lx

TI

độ tăng ngưỡng, %

Φ

quang thông, lm

SD

khoảng cách dừng, m

SR

tỷ số độ rọi hè đường

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Công trình chiếu sáng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị hoặc khu dân cư được phê duyệt; đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia giao thông, an ninh trong đô thị, khu dân cư; thuận tiện trong quản lý, vận hành hệ thống công trình chiếu sáng; bảo đảm an toàn cháy nổ và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2.1.2  Các thiết bị và vật liệu sử dụng trong các công trình chiếu sáng phải đạt được các giá trị tiêu chuẩn định tính và định lượng quy định trong quy chuẩn, tương ứng với đối tượng được chiếu sáng.

2.1.3  Các công trình chiếu sáng phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong suốt quá trình làm việc của chúng dưới tác động của điều kiện tự nhiên theo QCVN 02:2022/BXD.

2.2  Chiếu sáng đường, phố cho xe cơ giới ban đêm

2.2.1  Yêu cầu chiếu sáng đường, phố

2.2.1.1  Chiếu sáng đường, phố phải bảo đảm làm lộ rõ tất cả các đặc điểm của đường và của dòng giao thông, giúp người điều khiển phương tiện giao thông tiếp nhận đầy đủ thông tin từ các quang cảnh luôn thay đổi phía trước để có thể điều khiển phương tiện giao thông an toàn với tốc độ thiết kế.

2.2.1.2  Hệ thống chiếu sáng ngoài việc đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định, phải tạo được tính định hướng giúp người điều khiển phương tiện giao thông nhận biết rõ ràng hướng di chuyển.

2.2.2  Các tiêu chí của hệ thống chiếu chiếu sáng đường, phố

2.2.2.1  Yêu cầu chiếu sáng các loại đường cho xe cơ giới quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu chiếu sáng các loại đường cho xe cơ giới

Cấp đường

Đặc điểm

Độ chói trung bình (Ltb), cd/m2

Độ đồng đều độ chói chung, (Uo)

Độ đồng đều độ chói dọc (Ud)

Độ tăng ngưỡng tối đa (TI), %

Tỷ số độ rọi hè đường (SR)

A. Đường cao tốc đô thị

Tốc độ cao, lưu lượng lớn, không có phương tiện thô sơ

2,0

0,4

0,7

10

0,5

B. Đường trục chính, đường chính, đường liên khu vực đô thị

Có dải phân cách

1,5

0,4

0,7

10

0,5

Không dải phân cách

2,0

0,4

0,7

10

0,5

C. Đường cấp khu vực có hoạt động buôn bán

Có dải phân cách

1,0

0,4

0,6

15

0,5

Không dải phân cách

1,5

0,4

0,6

15

0,5

D. Đường cấp khu vực

Môi trường ánh sáng hai bên hè đường:

- sáng

0,7

0,3

0,4

20

0,5

- tối

0,5

0,3

0,4

20

0,5

E. Đường cấp nội bộ

0,3

0,3

0,4

20

0,5

2.2.2.2  Để tránh lóa khó chịu do ánh sáng phản xạ từ mặt nước khi đường ướt, hệ thống chiếu sáng chỉ sử dụng kiểu đèn có cường độ sáng theo hướng cực đại (Imax) nằm trong giới hạn góc từ 0° đến 65° để chiếu sáng đường phố.

2.3  Chiếu sáng đường hầm cho giao thông cơ giới và hỗn hợp

2.3.1  Chiếu sáng các đường hầm có chiều dài khác nhau

2.3.1.1  Yêu cầu chiếu sáng cho các đường hầm dài và ngắn là khác nhau phụ thuộc khả năng người lái xe có thể nhìn xuyên qua đường hầm đến cửa ra từ một điểm ở khoảng cách phía trước cửa vào hầm.

2.3.1.2  Các đường hầm ngắn hơn 25 m không cần chiếu sáng nhân tạo ban ngày.

2.3.1.3  Các đường hầm có chiều dài từ 25 m đến 75 m chiếu sáng ban ngày ngang mức 50 % tại vùng cửa vào hầm (xem 2.3.4.2);

2.3.1.4  Các đường hầm dài hơn 75 m phải luôn chiếu sáng nhân tạo ban ngày. Yêu cầu chiếu sáng đường hầm ban ngày quy định tại 2.3.2, 2.3.3 và 2.3.4.

2.3.2  Phân cấp chiếu sáng đường hầm ban ngày

Yêu cầu chiếu sáng đường hầm ban ngày được quy định theo 4 cấp chiếu sáng, phụ thuộc đặc điểm giao thông (chỉ có xe cơ giới hay hỗn hợp) và lưu lượng giao thông trong Bảng 2. Lưu lượng giao thông được tính theo số lượng xe mỗi giờ trên mỗi làn trong giờ cao điểm và được phân loại là cao, trung bình hoặc thấp trong Bảng 3.

Bảng 2 - Phân loại cấp chiếu sáng đường hầm

Cấp chiếu sáng

Lưu lượng giao thông

Cao

Trung bình

Thấp

Giao thông hỗn hợp

Giao thông riêng cơ giới

Giao thông hỗn hợp

Giao thông riêng cơ giới

Giao thông hỗn hợp

Giao thông riêng cơ giới

1

x

2

x

x

3

x

x

4

x

CHÚ THÍCH: Dấu (x) thể hiện cấp chiếu sáng tương ứng với đặc điểm và lưu lượng giao thông.

Bảng 3 - Phân loại lưu lượng giao thông

Loại lưu lượng giao thông

Số lượng xe/giờ 1)

Đường một làn

Đường hai làn

Cao

> 1 500

> 400

Trung bình

≥ 500; ≤ 1 500

≥ 100; ≤ 400

Thấp

< 500

< 100

1) Số lượng xe theo giờ trên mỗi làn trong giờ cao điểm.

CHÚ THÍCH: Trên các đường không phân làn, số lượng phương tiện mỗi giờ trên mỗi làn có thể được tính bằng cách chia giá trị giờ cao điểm cho tổng số làn. Nếu phân chia hướng giao thông thực tế không được biết trên các tuyến đường hai chiều, có thể giả định rằng trường hợp xấu nhất, chiu lớn chiếm hai phần ba lưu lượng giao thông. Lưu lượng xe sau đó được chia cho số làn đường của con đường này.

2.3.3  Phân vùng chiếu sáng đường hầm ban ngày

2.3.3.1  Để phù hợp với sự thích ứng thị giác của người lái xe khi di chuyển trong hầm, hệ thống chiếu sáng đường hầm được chia thành sáu vùng có yêu cầu chiếu sáng khác nhau, gồm bốn vùng trong hầm và hai vùng ngoài hầm (Hình 1).

Hình 1 - Sáu vùng ánh sáng của đường hầm

2.3.3.2  Vùng tiếp cận hầm nằm phía trước hầm, có chiều dài bằng khoảng cách dừng phụ thuộc tốc độ thiết kế của dòng xe trong Bảng 4.

Bảng 4 - Khoảng cách dừng (SD) theo các tốc độ thiết kế khác nhau

Tốc độ thiết kế, km/h

Khoảng cách dừng, m

120

215

100

160

85

120

70

90

60

70

50

50

CHÚ THÍCH 1: Tốc độ thiết kế là tốc độ khi đường hầm sử dụng bình thường. Trong trường hợp bất thường, ví dụ khi ùn tắc giao thông, tốc độ thiết kế không áp dụng.

CHÚ THÍCH 2: Trường hợp tốc độ thiết kế dưới 50 km/h, lấy SD = 50 m.

2.3.3.3  Vùng cửa vào hầm là phần đường hầm đầu tiên sau cửa vào hầm, quy định có chiều dài bằng khoảng cách dừng. Chiều dài các vùng khác của hầm quy định phụ thuộc yêu cầu độ chói theo 2.3.4.3 và 2.3.4.4.

2.3.4  Yêu cầu độ chói của các vùng đường hầm ban ngày

Yêu cầu chiếu sáng đường hầm quy định theo các giá trị độ chói cho các vùng và trên tường đường hầm (L). Riêng vùng trong hầm quy định thêm độ đồng đều độ chói chung (Uo) và độ đồng đều độ chói dọc (Ud) của mặt đường. Các tiêu chí này không cố định mà thay đổi phụ thuộc đặc điểm giao thông của đường hầm và môi trường ánh sáng bên ngoài.

2.3.4.1  Độ chói vùng tiếp cận hầm (L20)

Độ chói vùng tiếp cận hầm phải được đo ở điều kiện tự nhiên trong thời gian có giá trị lớn nhất của năm, trong trường nhìn hình nón góc 20° có đỉnh ở vị trí mắt của người lái xe tại điểm đầu vùng tiếp cận hầm khi nhìn vào trung tâm của cửa vào hầm.

2.3.4.2  Độ chói vùng cửa vào hầm (LCV)

2.3.4.2.1  Độ chói vùng cửa vào hầm phải có tỷ lệ hợp lý so với độ chói vùng tiếp cận hầm nhằm đạt được sự thích ứng thị giác của người lái xe khi mới qua cửa vào hầm, được xác định từ độ chói của vùng tiếp cận hầm theo công thức (1).

LCV = k x L20

(1)

trong đó: k lấy theo 2.3.4.2.2.

2.3.4.2.2  Giá trị k lấy theo Bảng 5 theo cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe trong hầm.

Bảng 5 - Giá trị k theo cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe

Cấp chiếu sáng đường hầm

Giá trị k cho tốc độ giới hạn, km/h

50 ÷ 70

80 ÷ 100

110 ÷ 120

4

0,05

0,06

0,10

3

0,04

0,05

0,07

2

0,03

0,04

0,05

1

0,02

0,03

0,04

CHÚ THÍCH: Trường hợp tốc độ giới hạn dưới 50 km/h lấy giá trị k như tốc độ (50 ÷ 70) km/h

2.3.4.2.3  Độ chói vùng cửa vào hầm phải được cung cấp vào ban ngày trên suốt chiều dài 0,5 SD kể từ cửa vào hầm như trên Hình 2. Từ một nửa khoảng cách SD trở đi, độ chói sẽ giảm dần tuyến tính xuống tới giá trị ở cuối vùng cửa hầm, bằng 0,4 LCV. Sự giảm dần trong nửa cuối của vùng cửa vào hầm cũng có thể theo từng bậc. Tuy nhiên, độ chói không được giảm thấp hơn các giá trị tương ứng với đường cong giảm dần trên Hình 2.

2.3.4.3  Độ chói vùng chuyển tiếp (LCT)

Từ đầu vùng chuyển tiếp ánh sáng sẽ giảm dần tới vùng trong hầm theo quy luật phù hợp với sự thích ứng tối của mắt người. Độ chói mặt đường trung bình tại bất kỳ vị trí nào trong vùng chuyển tiếp, không được nhỏ hơn độ chói trên Hình 2.

CHÚ THÍCH: Vùng chuyển tiếp bắt đầu ngay sau vùng cửa vào hầm.

CHÚ DẪN

1) Đoạn 50% chiều dài vùng cửa vào hầm, bằng 0,5 SD

2) Toàn bộ chiều dài vùng cửa vào hầm, bằng SD

3) Chiều dài vùng chuyển tiếp

Hình 2 - Đường cong giảm độ chói mặt đường vùng cửa vào hầm và vùng chuyển tiếp

2.3.4.4  Độ chói vùng trong hầm (Ltr) và độ đồng đều độ chói (Uo và Ud) vùng trong hầm.

2.3.4.4.1  Giá trị trung bình của độ chói mặt đường vùng trong hầm không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 6 tương ứng với cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe.

Bảng 6 - Độ chói mặt đường vùng trong hầm (Ltr)

Cấp chiếu sáng đường hầm

Độ chói trung bình, cd/m2 theo tốc độ giới hạn, km/h

50 ÷ 70

80 ÷ 100

110 ÷ 120

4

3

6

10

3

2

4

6

2

1,5

2

4

1

-

0,5

1,5

CHÚ THÍCH: Trường hợp tốc độ giới hạn dưới 50 km/h lấy giá trị Ltr như tốc độ (50 ÷ 70) km/h

2.3.4.4.2  Độ đồng đều độ chói vùng trong hầm (Uovà Ud) không được nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng 7 tương ứng với các cấp chiếu sáng đường hầm.

Bảng 7 - Độ đồng đều độ chói mặt đường vùng trong hầm

Cấp chiếu sáng hầm

Độ đồng đều chung, Uo

Độ đồng đều dọc, Ud

4

≥ 0,4

≥ 0,7

3

≥ 0,4

≥ 0,6

2

≥ 0,4

≥ 0,6

1

-

-

2.3.4.4.3  Độ đồng đều độ chói chung (Uo) phải được tính cho toàn bộ chiều rộng đường có các làn đường theo một chiều xe chạy và làn đường khẩn cấp nếu chúng có mặt trong đường hầm.

2.3.4.4.4  Độ đồng đều độ chói dọc (Ud) phải được tính riêng cho từng làn, bao gồm cả làn đường khẩn cấp.

2.3.4.5  Độ chói vùng cửa ra hầm (Lcr)

Ở vùng cửa ra hầm, sự thích ứng thị giác với độ chói cao hơn (sự thích ứng sáng) xẩy ra rất nhanh nên không cần bổ sung thêm ánh sáng hỗ trợ.

2.3.4.6  Yêu cầu chiếu sáng tường đường hầm

2.3.4.6.1  Đối với đường hầm cấp chiếu sáng 4, độ chói trung bình của phần tường hầm đến độ cao 2 m không nhỏ hơn độ chói mặt đường trung bình tại vị trí tương ứng.

2.3.4.6.2  Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 2 và 3, độ chói trung bình của phần tường hầm lên đến độ cao 2 m không nhỏ hơn 60 % độ chói mặt đường trung bình tại vị trí tương ứng.

2.3.4.6.3  Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 1, không quy định độ chói cho tường hầm. Tuy nhiên, đối với các đường hầm này yêu cầu độ rọi trung bình của phần tường hầm lên tới độ cao 2 m không được nhỏ hơn 25 % độ rọi trung bình của mặt đường tương ứng.

2.3.5  Độ chói yêu cầu đường hầm ban đêm

Ban đêm môi trường ánh sáng trong và ngoài hầm như nhau, chiếu sáng yêu cầu trong hầm thấp hơn ban ngày, và tất cả các vùng trong hầm được chiếu sáng như nhau. Độ chói mặt đường ban đêm trong đường hầm phải ít nhất bằng độ chói của đường tiếp cận hầm trong Bảng 1.

2.4  Chiếu sáng đường đi bộ và xe đạp ngoài trời

2.4.1  Chiếu sáng đường đi bộ và xe đạp xét đến tốc độ, lưu lượng, đặc điểm của đường tại các vị trí khác nhau trong đô thị hoặc khu dân cư.

2.4.2  Yêu cầu chiếu sáng quy định theo độ rọi mặt đường trung bình và tối thiểu (En,tb và En,min) và độ rọi bán trụ (Ebt) theo Bảng 8.

Bảng 8 - Yêu cầu chiếu sáng đường đi bộ, xe đạp

Loại đường

Độ rọi mặt đường, lx

Độ rọi bán trụ (Ebt), lx

Trung bình, En,tb

Tối thiểu, En,min

1. Phố buôn bán có giao thông hỗn hợp

- Đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II

25

10

10

- Đô thị loại III, loại IV và loại V

20

8

8

2. Phố buôn bán dành riêng đi bộ

- Đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II

15

5

5

- Đô thị loại III, loại IV và loại V

10

3

4

3. Đường đi bộ, xe đạp ở công viên, vườn hoa và các khu vực khác với lưu lượng người:

- Cao (> 6 người/10 m2 đường)

15

5

5

- Trung bình (3 ÷ 6 người/10 m2 đường)

8

4

3

- Thấp (≤ 2 người/10 m2 đường)

5

2

2

4. Cầu thang bộ, cầu vượt

40

20

10

2.5  Chiếu sáng đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp

2.5.1  Đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp quy định riêng cho môi trường ánh sáng ban ngày và ban đêm.

2.5.2  Yêu cầu chiếu sáng quy định theo độ rọi mặt đường trung bình và tối thiểu (En,tb và En,min) và độ rọi bán trụ (Ebt) theo Bảng 9.

Bảng 9 - Yêu cầu độ rọi đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp

Ban ngày

Ban đêm

En,tb, lx

En,min, lx

Ebt, lx

En,tb, lx

En,min, lx

Ebt, lx

100

50

25

40

20

10

2.6  Chiếu sáng các vùng xung đột giao thông

2.6.1  Vùng xung đột giao thông trong quy chuẩn cung cấp yêu cầu chiếu sáng đối với các nút giao thông, các lối đi trên quảng trường và những khu vui chơi công cộng trong đô thị.

2.6.2  Yêu cầu chiếu sáng quy định các tiêu chí độ chói, độ rọi mặt đường, độ đồng đều độ rọi và độ rọi bán trụ theo phân loại cấp đường trong Bảng 1.

2.6.3  Độ chói vùng xung đột giao thông phải có mức cao hơn một cấp (thêm 0,5 cd/m2) so với mức độ chói cao nhất của các đường dẫn đến khu vực này.

2.6.4  Độ rọi vùng xung đột giao thông quy định theo độ rọi mặt đường trung bình (En,tb), độ đồng đều độ rọi, Uo(E) và độ rọi bán trụ (Ebt) theo Bảng 10.

2.6.5.  Không quy định yêu cầu chiếu sáng cho toàn bộ diện tích quảng trường và khu vực vui chơi công cộng, đặc biệt trong những ngày lễ, hội, ngày tụ tập đông người.

Bảng 10 - Yêu cầu độ rọi mặt đường vùng xung đột giao thông

Vị trí vùng xung đột giao thông theo cấp đường

Độ rọi trung bình (En,tb), lx

Độ đồng đều độ rọi, Uo(E)

Độ rọi bán trụ (Ebt), lx

- Đường cấp A

- Đường cấp B

- Đường cấp C

30

0,4

10

- Đường cấp D

- Đường cấp E

20

0,4

5

2.7  Chiếu sáng các đường gần sân bay, nút giao với đường sắt

2.7.1  Tại các khu vực gần sân bay, chiếu sáng đường không được gây nhầm lẫn với hệ thống đèn tín hiệu cất, hạ cánh của sân bay.

2.7.2  Chiếu sáng đường tại nút giao với đường sắt

2.7.2.1  Phải đảm bảo cho người lái xe khi dừng lại đủ tầm nhìn để phân biệt rõ xe cộ, lối đi, chướng ngại vật và người bộ hành.

2.7.2.2  Phải đảm bảo độ rọi đứng để phân biệt rõ các bảng thông tin tín hiệu theo Bảng 10. Màu của ánh sáng đèn giao thông không được lẫn lộn với màu của đèn tín hiệu đường sắt.

2.7.2.3  Trong phạm vi 30 m về hai phía của nút giao, mặt đường phải có độ chói và hệ số đồng đều độ chói cao hơn phần mặt đường kế cận 10 % theo Bảng 1.

2.8  Chiếu sáng đường trong công viên, vườn hoa

2.8.1  Chiếu sáng đường trong các công viên, vườn hoa phải đảm bảo an toàn và an ninh đô thị, ngăn ngừa tội phạm.

2.8.2  Các đường đi bộ và đi xe đạp trong công viên, vườn hoa phải được chiếu sáng theo độ rọi mặt đường trung bình (En,tb), tối thiểu (En) và độ rọi bán trụ (Ebt) quy định trong Bảng 8 phụ thuộc lưu lượng người là cao, trung bình hay thấp.

2.9  Chiếu sáng sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời

Chiếu sáng các sân ga, bến cảng, bến xe phải đạt được trị số độ rọi trung bình và tối thiểu trên mặt đường (En) và độ rọi bán trụ (Ebt) để bảo đảm an toàn và an ninh cho hành khách theo Bảng 11.

Bảng 11 - Yêu cầu chiếu sáng sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời

Đối tượng chiếu sáng

Độ rọi mặt đường (En), lx

Độ rọi bán trụ (Ebt), lx

Trung bình

Tối thiểu

1. Trong đô thị

30

10

10

2. Ngoài đô thị

20

5

5

2.10  Chiếu sáng ga tầu điện ngầm, ga tàu điện trên cao

Yêu cầu chiếu sáng nơi hành khách chờ và lên tàu quy định theo độ rọi mặt ngang trung bình và tối thiểu cho hai trường hợp ban ngày và ban đêm khi vỏ nhà đóng kín hoặc mở lấy ánh sáng ban ngày theo Bảng 12.

Bảng 12 - Yêu cầu độ rọi mặt ngang trung bình và tối thiểu của ga tàu điện

Đặc điểm vỏ bao che nhà ga

Ban ngày

Ban đêm

En,tb, lx

En,min, lx

En,tb, lx

En,min, lx

1. Mở lấy ánh sáng ban ngày

-

-

50

30

2. Đóng kín

200

100

100

50

2.11  Hiệu quả năng lượng và môi trường

Phải sử dụng các đèn chiếu sáng có hiệu suất phát sáng cao, được dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo quy định; ưu tiên áp dụng các thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời, gió.

2.12  Bảo trì, bảo dưỡng

Công trình và hạng mục công trình chiếu sáng phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo quy định.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-8:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Telecommunication Works

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình viễn thông.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các công trình viễn thông.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 02:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 06:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình:

QCVN 07-3:2023/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình hào và tuy nen kỹ thuật;

QCVN 08:2010/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng;

QCVN 09:2016/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếp đất cho các trạm viễn thông;

QCVN 32:2020/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông;

QCVN 33:2019/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

QCVN 78:2014/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phơi nhiễm trường điện từ của các đài phát thanh, truyền hình.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Bể cáp

Tên gọi chung chỉ một khoang ngầm dưới mặt đất dùng để lắp đặt cáp, chứa các măng sông và dự trữ cáp.

1.4.2

Công trình viễn thông

Công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng được lắp đặt vào đó.

1.4.3

Cống cáp

Những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất để bảo vệ và dẫn cáp.

1.4.4

Cột ăng ten

Cột được xây dựng để lắp đặt ăng ten thu, phát sóng vô tuyến điện (không bao gồm ăng ten máy thu thanh, thu hình của các hộ gia đình).

1.4.5

Hào kỹ thuật

Công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.

1.4.6

Hầm cáp

Bể cáp có kích thước đủ lớn để nhân viên có thể xuống lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng (thường có phần thu hẹp bên trên gồm có vai, cổ và nắp đậy).

1.4.7

Hố cáp

Bể cáp có kích thước nhỏ không có phần thu hẹp bên trên đỉnh, thường xây dựng trên tuyến nhánh để kết nối tới tủ cáp, hộp cáp và nhà thuê bao.

1.4.8

Nhà, trạm viễn thông

Nhà hoặc công trình xây dựng tương tự khác được sử dụng để lắp đặt thiết bị thông tin.

1.4.9  Tuy nen kỹ thuật

Công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Công trình viễn thông phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.2  Công trình tuy nen, hào kỹ thuật dùng bố trí hệ thống mạng viễn thông phải tuân thủ các quy định tại QCVN 07-3:2023/BXD.

2.1.3  Khoảng cách của tuyến cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật bố trí hệ thống mạng viễn thông với các công trình ngầm khác phải đáp ứng các yêu cầu của QCVN 33:2019/BTTTT.

2.1.4  Kết cấu và vật liệu các công trình viễn thông phải đảm bảo độ bền, ổn định trong suốt tuổi thọ công trình dưới tác động của điều kiện tự nhiên và tải trọng trên công trình. Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong thiết kế, xây dựng phải tuân thủ QCVN 02:2022/BXD.

2.1.5  Công trình viễn thông phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định hiện hành.

2.2  Nhà, trạm viễn thông

2.2.1  Công trình nhà, trạm viễn thông phải đảm bảo độ bền, ổn định theo các quy định hiện hành.

2.2.2  Kết cấu công trình và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên công trình, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian.

2.2.3  Bậc chịu lửa tối thiểu của nhà, trạm viễn thông là bậc II theo QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 01:2023 QCVN 06:2022/BXD.

2.2.4  Yêu cầu chống sét, tiếp đất phải tuân theo QCVN 09:2016/BTTTT, QCVN 32:2020/BTTTT.

2.3  Cột ăng ten

2.3.1  Kết cấu công trình cột ăng ten và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên công trình, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian.

2.3.2  Độ cao cột ăng ten phải đáp ứng yêu cầu an toàn hàng không theo quy định của pháp luật có liên quan.

2.3.3  Khoảng cách, vị trí giữa các cột ăng ten tuân thủ theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh, thành phố.

2.3.4  Các cột ăng ten trên vỉa hè, khu vực công viên, quảng trường, khu vui chơi, khu vực có yêu cầu cao về cảnh quan môi trường v.v. dưới dạng ngụy trang (mô phỏng cây xanh, tháp đồng hồ) hoặc các cột đa năng (cột đèn, cột, biển quảng cáo) phù hợp với cảnh quan và thân thiện với môi trường.

2.3.5  Hệ thống thu phát sóng lắp đặt trên cột ăng ten phải bảo đảm yêu cầu về phơi nhiễm điện từ theo QCVN 08:2010/BTTTT, QCVN 78:2014/BTTTT.

2.3.6  Yêu cầu chống sét phải tuân theo QCVN 32:2020/BTTTT.

2.4  Cống, bể, hầm, hố cáp

2.4.1  Độ chôn sâu tối thiểu từ mặt đường, vỉa hè, dải phân cách đường đến lớp ống nhựa trên cùng phải tuân theo QCVN 33:2019/BTTTT.

2.4.2  Khoảng cách tối thiểu từ đáy bể cáp đến mép dưới ống nhựa dưới cùng là 200 mm.

2.4.3  Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mép ống nhựa liền kề là 30 mm.

2.4.4  Nắp bể phải ngang bằng với mặt đường hoặc vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông.

2.5  Mạng cáp trong khu đô thị

2.5.1  Việc thiết kế, xây dựng mạng cáp trong khu đô thị phải đảm bảo hạ tầng cung cấp thông tin liên lạc và truyền hình.

2.5.2  Hệ thống mạng cáp phải được ngầm hóa. Cống, bể, hầm, hố cáp ngầm đảm bảo sử dụng chung hạ tầng. Phải có ít nhất 02 lộ cáp từ ngoài vào khu đô thị và đến tủ phân phối cáp thông tin (viễn thông và truyền hình) và phải được tính toán đảm bảo cung cấp tốt dịch vụ.

2.5.3  Mạng cáp phải đảm bảo có sẵn tối thiểu 01 đường cáp quang chờ tới mỗi hộ dân (cáp được kéo tới vị trí chờ trong phòng khách và để thừa tối thiểu 3 m, hoặc để thừa tối thiểu 20 m tại vị trí thuận lợi trong căn hộ), được đấu nối tập trung tại tủ, hộp, phòng kỹ thuật của toà nhà/chung cư (tùy theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của hộ dân sẽ đấu nối với nhà mạng Internet tương ứng) trong trường hợp hộ dân ở toà nhà, chung cư hoặc được đấu nối tập trung tại tủ, hộp cáp của doanh nghiệp viễn thông tại khu dân cư, khu đô thị, tuyến đường trong trường hợp hộ dân ở khu dân cư, khu đô thị mới.

2.5.4  Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp, có khả năng thay thế, sửa chữa và đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.

2.6  Bảo trì, bảo dưỡng

2.6.1  Công trình và hạng mục công trình viễn thông phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

2.6.2  Kịp thời thực hiện các quy trình, biện pháp xử lý các công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng hoặc có nguy cơ sụp đổ theo quy định pháp luật có liên quan.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-9:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Solid Waste Collection, Treatment Works and Public Toilet

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thu gom, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thu gom, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 10:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;

QCVN 07:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại;

QCVN 25:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;

QCVN 61-MT:2016/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt;

QCVN 01:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo vệ sinh.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

Tập hợp các công trình dùng cho hoạt động tập kết, trung chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn.

1.4.2

Trạm trung chuyển kết hợp thu hồi vật liệu (MRF)

Trạm trung chuyển cố định thực hiện chức năng nhận chất thải, phân loại, thu hồi các thành phần tái chế trong chất thải và vận chuyển phần còn lại tới khu xử lý hoặc bãi chôn lấp.

1.4.3

Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Cơ sở tại đó chất thải rắn sinh hoạt được đổ trực tiếp vào xe vận chuyển tải trọng lớn hoặc thiết bị nén để nén chất thải vào xe lớn hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến khu xử lý hoặc bãi chôn lấp.

1.4.4

Cơ sở xử lý chất thải rắn

Cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải rắn.

1.4.5

Khu xử lý chất thải tập trung

Khu vực được quy hoạch để xử lý tập trung một hoặc nhiều loại chất thải bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải rắn khác, trừ hoạt động đồng xử lý chất thải và xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm. Khu xử lý chất thải tập trung là một hoặc nhiều cơ sở xử lý chất thải, bãi chôn lấp.

1.4.6

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

Khu vực được quy hoạch, thiết kế, xây dựng đúng với quy định và công năng để chôn lấp các chất thải rắn thông thường. Bãi chôn lấp gồm các ô để chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như: trạm xử lý nước thải, trạm cung cấp điện và nước, trạm cân, văn phòng điều hành và các hạng mục khác.

1.4.7

Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại

Khu vực được quy hoạch, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải nguy hại được thải bỏ hoặc sau khi được xử lý sơ bộ phù hợp cho chôn lấp.

1.4.8

Nhà vệ sinh công cộng

Công trình cố định hoặc di động, tối thiểu gồm có phòng vệ sinh và khu vực rửa tay.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý chất thải rắn được phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2.1.2  Nhà vệ sinh công cộng phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cảnh quan chung của khu vực. Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất hạn chế được phép xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn cố định, nhà vệ sinh công cộng ngầm.

2.1.3  Các công trình xử lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng công trình và các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong suốt thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) theo quy định pháp luật hiện hành.

2.1.4  Vị trí nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thông hút.

2.1.5  Hệ thống giao thông trong cơ sở xử lý chất thải rắn phải đảm bảo cho các loại xe trong các khu vực xử lý hoạt động thuận tiện, dễ dàng quay xe, tránh nhau, liên hệ giữa các khu chức năng trong cơ sở xử lý và đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy theo quy định.

2.1.6  Hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong các trạm trung chuyển chất thải rắn, cơ sở xử lý chất thải rắn, khu xử lý chất thải rắn tập trung phải đáp ứng quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình.

2.1.7  Các công trình phục vụ thu gom, xử lý chất thải rắn phải tuân thủ các yêu cầu về chống sét theo các quy định hiện hành.

2.1.8  Các hạng mục công trình trong cơ sở xử lý chất thải rắn, khu xử lý chất thải tập trung phải được bố trí đảm bảo các yêu cầu về công năng và an toàn trong quá trình hoạt động.

2.2  Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

2.2.1  Trạm trung chuyển tại các đô thị phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải. Khu vực tiếp nhận phải bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng.

2.2.2  Trạm trung chuyển không cố định phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải và bảo đảm hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm và mùi.

2.2.3  Trạm trung chuyển cố định đầu tư mới tại các khu vực nội thành đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I nếu bắt buộc phải đặt tại khu vực các quận trung tâm cho phép đầu tư, xây dựng ngầm hoặc bán ngầm một số hạng mục công trình (khu vực nén ép và lưu chứa container đã ép đặt dưới tầng ngầm, khu vực sàn công tác đặt trên mặt đất v.v.).

2.2.4  Trạm trung chuyển cố định phải có tối thiểu các hạng mục cơ bản sau:

- Cầu cân;

- Hạ tầng kỹ thuật: mái, tường chắn, sân bãi, đường nội bộ, chỗ rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, hệ thống cấp điện và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

- Khu vực phân loại, lưu giữ vật liệu tái chế;

- Khu lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải cồng kềnh, chất thải nguy hại (nếu có);

- Khu nhà điều hành, phòng hành chính và các công trình phụ trợ khác.

2.2.5  Các trạm trung chuyển kết hợp thu hồi vật liệu phải được thiết kế, lắp đặt hệ thống khử mùi, xử lý bụi thải.

2.2.6  Chiều cao công trình của trạm trung chuyển cố định không được nhỏ hơn chiều cao của thiết bị lớn nhất. Khoảng cách giữa đáy của cầu trục với đỉnh vật thể, thiết bị không được nhỏ hơn 0,5 m.

2.2.7  Vật liệu kiến trúc bên trong trạm trung chuyển cố định cũng như kết cấu và bố trí phải phù hợp với các quy định về vệ sinh môi trường và các yêu cầu về an toàn về phòng cháy chữa cháy.

2.3  Cơ sở xử lý chất thải rắn

2.3.1  Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn được xác định theo Bảng 1.

Bảng 1 - Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn

Loại hình - hạng mục

Tỷ lệ diện tích đất, %

1. Cơ sở tái chế chất thải rắn

100

1.1. Khu chứa + phân loại chất thải rắn trước khi tái chế

≤ 30

1.2. Khu tái chế chất thải rắn

≤ 20

1.3. Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác

≤ 20

1.4. Đất giao thông

≥ 15

1.5. Đất cây xanh, mặt nước

≥ 15

2. Cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học

100

2.1. Khu xử lý + bãi ủ + kho chứa sản phẩm

≤ 60

2.2. Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác

≤ 15

2.3. Đất giao thông

≥ 10

2.4. Đất cây xanh, mặt nước

≥ 15

3. Cơ sở đốt chất thải rắn

100

3.1. Khu lò đốt và các công trình BVMT

≤ 50

3.2. Khu chôn lấp tro, xỉ

≤ 10

3.3. Khu nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác

≤ 15

3.4. Đất giao thông

≥ 10

3.5. Đất cây xanh, mặt nước

≥ 15

4. Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

100

4.1. Các ô chôn lấp chất thải rắn

≤ 40

4.2. Khu xử lý nước rỉ rác.

≤ 15

4.3. Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác

≤ 15

4.4. Đất giao thông

≥ 10

4.5. Đất cây xanh, mặt nước

≥ 20

5. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại

100

5.1. Các ô chôn lấp chất thải rắn

≤ 40

5.2. Khu xử lý nước rỉ rác

≤ 10

5.3. Khu nhà điều hành và công trình phụ trợ khác

≤ 20

5.4. Đất giao thông

≥ 15

5.5. Đất cây xanh, mặt nước

≥ 15

6. Khu xử lý chất thải rắn tập trung

100

6.1. Nhóm các công trình chức năng:

- Cơ sở tái chế chất thải rắn;

- Cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học;

- Cơ sở đốt chất thải rắn;

- Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh;

- Bãi chôn lấp chất thải nguy hại;

- Cơ sở xử lý khác.

≤ 65

6.2. Nhà điều hành và công trình phụ trợ khác

≤ 10

6.3. Đất giao thông

≥ 10

6.4. Đất cây xanh, mặt nước

≥ 15

CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu tại Bảng 1 được áp dụng đối với các dự án đầu tư, xây dựng mới. Đối với các dự án cải tạo, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng tại các cơ sở xử lý hiện hữu có thể sử dụng để tham khảo, áp dụng.

CHÚ THÍCH 2: Không yêu cầu bố trí dải cây xanh cách ly như quy định tại QCVN 01:2021/BXD giữa các cơ sở xử lý bãi chôn lấp trong khu xử lý chất thải rắn tập trung.

2.3.2  Việc lựa chọn loại công nghệ xử lý chất thải rắn phải được dựa trên cơ sở phân tích thành phần vật lý và hóa học của chất thải rắn. Các số liệu phân tích phải được cập nhật không quá một năm tính đến thời điểm lập dự án đầu tư.

2.3.3  Cơ sở tái chế đặt trong các khu xử lý chất thải rắn tập trung phải tuân thủ theo các quy định đối với khu xử lý chất thải rắn tập trung.

2.3.4  Cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học

2.3.4.1  Quy mô, công suất cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học được xác định dựa trên khối lượng và tỷ lệ thành phần hữu cơ trong chất thải.

2.3.4.2  Các khu chức năng chủ yếu bao gồm:

- Trạm cân rác: cầu cân, bộ phận xử lý số liệu;

- Khu nhà điều hành: văn phòng, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh;

- Khu xử lý: Nhà tập kết rác thô, thiết bị cắt, nghiền, phân loại, đảo trộn, lên men, ủ chín, tính chế mùn, đóng bao, kho chứa các sản phẩm thu hồi hoặc tái chế từ chất thải rắn;

- Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, xưởng sửa chữa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải và nước rỉ rác, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

2.3.4.3  Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn theo công nghệ sinh học được xác định theo Bảng 1.

2.3.5  Cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường

2.3.5.1  Quy mô, công suất của cơ sở đốt chất thải rắn được xác định theo chế độ đốt liên tục.

2.3.5.2  Cơ sở đốt chất thải rắn phải được thiết kế và vận hành dựa trên cơ sở của khối lượng, thành phần và tính chất của chất thải rắn, tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường và tính thích ứng của kỹ thuật đốt.

2.3.5.3  Các khu chức năng chủ yếu:

- Trạm cân rác và khu vực tiếp nhận. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển;

- Khu nhà điều hành: văn phòng, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh, nhà nghỉ của công nhân;

- Khu vực lắp đặt hệ thống lò đốt và các công trình bảo vệ môi trường: xử lý khói, bụi, kho chứa tro, xỉ;

- Khu tái chế tro, xỉ;

- Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, nhà bảo dưỡng xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

2.3.5.4  Số lượng lò đốt được tính toán theo quy mô, loại hình lò, trình độ kỹ thuật vận hành và được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 - Phân loại quy mô cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường

Quy mô

Công suất, tấn/ngày

Số lượng lò hoạt động thường xuyên

Cơ sở đốt rác qui mô rất lớn

> 1 000

≥ 3

Cơ sở đốt rác qui mô lớn

> 500; ≤ 1 000

≥ 2

Cơ sở đốt rác qui mô trung bình

> 100; ≤ 500

≥ 1

Cơ sở đốt rác qui mô nhỏ

≥ 7,0; ≤ 100

≥ 1

2.3.5.5  Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT.

2.3.5.6  Tro xỉ từ quá trình đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải thông thường đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường được phép tái chế, hóa rắn và sử dụng.

2.3.5.7  Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở đốt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường được xác định theo Bảng 1.

2.3.6. Cơ sở đốt chất thải rắn khác (chất thải y tế nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại)

2.3.6.1  Cơ sở đốt chất thải rắn phải được thiết kế và vận hành dựa trên cơ sở của khối lượng, thành phần và tính chất của chất thải, tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường và tính thích ứng của kỹ thuật đốt.

2.3.6.2  Các khu chức năng chủ yếu:

- Trạm cân rác và khu vực tiếp nhận. Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển;

- Khu nhà điều hành: văn phòng, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh, nhà nghỉ của công nhân;

- Khu vực lắp đặt hệ thống lò đốt và các công trình bảo vệ môi trường: xử lý khói, bụi, kho chứa tro, xỉ;

- Khu chôn lấp tro, xỉ;

- Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, nhà bảo dưỡng xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác

2.3.6.3  Các yêu cầu đối với lò đốt:

- Lò đốt chất thải y tế nguy hại và lò đốt chất thải công nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành;

- Tro, xỉ và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt phải được phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định hiện hành.

2.3.6.4  Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở đốt chất thải rắn khác (chất thải y tế nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại) được xác định theo Bảng 1.

2.3.7  Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

2.3.7.1  Quy mô của bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được xác định theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2.3.7.2  Các khu chức năng chủ yếu:

- Trạm cân rác bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển;

- Khu điều hành: văn phòng làm việc, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh;

- Khu chôn lấp: khu tiếp nhận, các ô chôn lấp;

- Hạ tầng kỹ thuật: trạm cân xưởng cơ điện, cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

2.3.7.3  Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh phải được thiết kế và xây dựng theo yêu cầu của các văn bản hiện hành.

2.3.7.4  Nước rỉ rác từ các ô chôn lấp sau xử lý phải đảm bảo các quy định về môi trường theo QCVN 25:2009/BTNMT.

2.3.7.5  Phải lắp đặt hệ thống thu khí bãi rác tại các ô chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn hữu cơ hoặc hỗn hợp vô cơ và hữu cơ.

2.3.7.6  Tỷ lệ sử dụng đất trong bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường được xác định theo Bảng 1.

2.3.8  Bãi chôn lấp chất thải nguy hại

2.3.8.1  Quy mô của bãi chôn lấp chất thải nguy hại được xác định theo quy hoạch.

2.3.8.2  Các khu chức năng chủ yếu:

- Trạm cân rác: Hệ thống cân rác phải bao gồm cầu cân, bộ phận xử lý số liệu, công năng vận chuyển;

- Khu điều hành: văn phòng làm việc, kho, phòng hóa nghiệm, phòng khách, khu vệ sinh;

- Khu xử lý: khu tiếp nhận, các ô chôn lấp;

- Hạ tầng kỹ thuật: trạm cân, xưởng cơ điện, cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

CHÚ THÍCH: Cho phép bố trí các ô chôn lấp chất thải nguy hại kết hợp trong bãi chôn lp chất thải rắn thông thường.

2.3.8.3  Bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải được thiết kế và xây dựng theo yêu cầu của các quy định hiện hành.

2.3.8.4  Nước rỉ rác từ các ô chôn lấp sau xử lý phải đảm bảo các quy định về môi trường theo QCVN 25:2009/BTNMT.

2.3.8.5  Tỷ lệ sử dụng đất trong bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại được xác định theo Bảng 1.

2.3.9  Khu xử lý chất thải tập trung

2.3.9.1  Quy mô của khu xử lý chất thải tập trung được xác định theo quy hoạch đã được phê duyệt dựa trên cơ sở khối lượng của các loại chất thải rắn cần được xử lý, công nghệ áp dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải rắn.

2.3.9.2  Các khu chức năng chủ yếu:

- Trạm cân rác được lắp đặt theo từng cơ sở xử lý bao gồm: cầu cân, bộ phận xử lý số liệu;

- Khu điều hành: văn phòng làm việc, phòng hóa nghiệm, phòng khách, nhà ăn, khu vệ sinh;

- Khu xử lý: tiếp nhận, phân loại, xử lý sinh học, tái chế, kho, đốt, bãi chôn lấp;

- Hạ tầng kỹ thuật: cổng, hàng rào, trạm cân, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe, cấp năng lượng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, xưởng cơ điện, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

2.3.9.3  Tỷ lệ sử dụng đất trong khu xử lý chất thải tập trung được xác định theo Bảng 1.

2.4  Nhà vệ sinh công cộng

2.4.1  Yêu cầu đối với nhà vệ sinh công cộng cố định

2.4.1.1  Tỷ lệ diện tích của các cửa sổ so với diện tích sàn xây dựng không được nhỏ hơn 1:8.

2.4.1.2  Vật liệu và kết cấu nhà phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, ổn định trong quá trình vận hành, sử dụng. Sàn nhà và tường bao phải được thiết kế bằng loại vật liệu chống thấm nước. Nhà vệ sinh công cộng phải có bể tự hoại trước khi được nối ra hệ thống thoát nước bên ngoài công trình.

2.4.1.3  Nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo yêu cầu của QCVN 10:2014/BXD.

2.4.1.4  Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà vệ sinh công cộng được phép xây dựng ngầm dưới đất.

2.4.2  Yêu cầu đối với nhà vệ sinh công cộng di động

2.4.2.1  Vật liệu và kết cấu nhà phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng.

2.4.2.2  Chiều cao thông thủy buồng vệ sinh không nhỏ hơn 2,1 m.

2.4.2.3  Phải có hệ thng cấp nước liên tục và đầy đủ.

2.4.2.4  Phải có đầy đủ trang thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng đảm bảo yêu cầu sử dụng, vệ sinh môi trường.

2.4.2.5  Đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo yêu cầu tại QCVN 10:2014/BXD.

2.4.2.6  Đảm bảo các yêu cầu tại QCVN 01:2011/BYT.

2.4.3  Quản lý bùn cặn từ nhà vệ sinh công cộng

Chu kỳ thông hút, thu gom phân bùn từ các bể tự hoại nhà vệ sinh công công không quá 1 năm. Bùn cặn từ nhà vệ sinh công cộng phải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

2.5  Bảo trì, bảo dưỡng

Công trình và hạng mục công trình thu gom, xử lý thải rắn, nhà vệ sinh công cộng phải được bảo trì, sửa chữa định kỳ trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1 Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

QCVN 07-10:2023/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT - CÔNG TRÌNH NGHĨA TRANG, CƠ SỞ HỎA TÁNG VÀ NHÀ TANG LỄ

National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Cemetery, Crematory and Funeral Home

1  QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ.

1.3  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn dưới đây là cần thiết trong việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung và thay thế thì áp dụng theo phiên bản mới nhất.

QCVN 01:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

QCVN 07-4:2023/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình giao thông;

QCVN 10:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;

QCVN 02:2012/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Lò đốt chất thải rắn y tế;

QCVN 07:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải nguy hại;

QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải sinh hoạt;

QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn;

QCVN 28:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải y tế;

QCVN 50:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

1.4  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Nghĩa trang

Nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.

1.4.2

Táng

Lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.

1.4.3

Mai táng

Lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.

1.4.4

Chôn cất một lần

Mai táng vĩnh viễn thi hài của người chết.

1.4.5

Hung táng

Mai táng thi hài của người chết trong một khoảng thời gian sau đó sẽ được cải táng.

1.4.6

Cải táng

Chuyển hài cốt của người chết từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.

1.4.7

Cát táng

Mai táng hài cốt của người chết sau khi cải táng hoặc tro cốt sau khi hỏa táng.

1.4.8

Phần mộ

Nơi mai táng thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.

1.4.9

Hỏa táng

Thiêu đốt (ở nhiệt độ cao) thi hài hoặc hài cốt của người chết tại các cơ sở hỏa táng.

1.4.10

Tro cốt

Các chất còn lại sau khi hỏa táng thi hài hoặc hài cốt của người chết.

CHÚ THÍCH: Tro cốt sẽ được mai táng hoặc đưa vào khu vực lưu giữ tro cốt.

1.4.11

Cơ sở hỏa táng

Cơ sở vật chất bao gồm lò hỏa táng và các công trình phụ trợ khác (khu văn phòng, khu kỹ thuật, khu lưu giữ tro cốt, nhà tang lễ, các công trình hạ tầng kỹ thuật).

CHÚ THÍCH: Cơ sở hỏa táng bố trí độc lập hoặc bố trí gắn với các công trình đặc thù như nghĩa trang, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường theo quy định.

1.4.12

Lò hỏa táng

Công trình, thiết bị để hỏa táng thi hài, hài cốt của người chết.

1.4.13

Nhà tang lễ

Nơi tổ chức lễ tang được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.

CHÚ THÍCH: Nhà tang lễ bố trí độc lập hoặc bố trí gắn với các công trình đặc thù như nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, cơ sở y tế, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường theo quy định.

2  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2.1.2  Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.

2.1.3  Khoảng cách an toàn về môi trường của nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải tuân thủ quy định tại QCVN 01:2021/BXD.

CHÚ THÍCH: Cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ xây dựng mới trong các nghĩa trang hiện hữu (đã được quy hoạch tiếp tục sử dụng) cho phép dùng công cụ đánh giá tác động môi trường để xác định khoảng cách an toàn về môi trường.

2.2  Nghĩa trang

2.2.1  Nghĩa trang bao gồm: nghĩa trang một hình thức táng và nghĩa trang hỗn hợp nhiều hình thức táng.

CHÚ THÍCH: Bên cạnh mai táng, nghĩa trang có thể dùng các hình thức táng khác như lưu tro cốt trong các công trình lưu tro cốt lâu dài (nổi, ngầm, nhiều tầng).

2.2.2  Các khu chức năng chủ yếu

2.2.2.1  Khu vực mai táng tùy theo loại nghĩa trang có thể gồm một khu hoặc nhiều hơn trong các khu sau đây:

- Khu hung táng;

- Khu chôn cất một lần;

- Khu cát táng.

2.2.2.2  Các khu chức năng khác gồm:

- Khu tổ chức tang lễ hoặc nhà tang lễ trong nghĩa trang;

- Khu cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang (nếu có);

- Khu công trình lưu tro cốt lâu dài;

- Khu kỹ thuật: bảo quản thi hài, rửa hài cốt;

- Khu dành riêng cho các hoạt động tưởng niệm, thờ cúng (nếu có);

- Công trình phụ trợ: văn phòng làm việc, nhà chờ, nhà kho, nhà thường trực;

- Khu vệ sinh và các công trình dịch vụ khác;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, công trình thoát nước mặt, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng, âm thanh, thông tin.

CHÚ THÍCH: Các công trình chức năng có thể được hợp khối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về môi trường và an toàn cháy theo quy định.

2.2.3  Yêu cầu về sử dụng đất trong nghĩa trang

2.2.3.1  Tỷ lệ sử dụng đất các khu chức năng trong nghĩa trang (tính trên tổng diện tích đất nghĩa trang):

- Diện tích khu vực mai táng tối thiểu 50 %, trong đó khu vực mai táng bằng hình thức hung táng không quá 5 %;

- Diện tích đất khu công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ tối thiểu 40 %, trong đó cây xanh, mặt nước tối thiểu 25 %, giao thông chính tối thiểu 10 %.

2.2.3.2  Diện tích đất sử dụng cho mỗi phần mộ đơn (không tính diện tích đường đi xung quanh mộ) tối đa 3 m2/mộ.

CHÚ THÍCH: Đối với phần mộ ghép (mộ đôi, mộ gia đình) diện tích tối đa bằng diện tích cho từng phần mộ đơn nhân với số lượng thi hài, hài cốt hoặc tro cốt của người chết trong mộ ghép. Tỷ lệ đất dành cho các phần mộ ghép không vượt quá 50 % diện tích đất dành cho mai táng. Phần diện tích cây xanh, mặt nước, sân, đường nội bộ và công trình phụ trợ gắn với từng phần mộ trong các nghĩa trang cho phép không tính vào diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ.

2.2.3.3  Thể tích ô để lọ tro cốt sau hỏa táng trong công trình lưu tro cốt tối đa là 0,125 m3/ô.

2.2.4  Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan

2.2.4.1  Tùy thuộc quy mô diện tích, nghĩa trang được chia thành các khu mộ hoặc lô mộ được giới hạn bởi đường giao thông. Trong mỗi khu mộ chia thành các lô mộ, mỗi lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ, mỗi nhóm mộ có các hàng mộ. Các biển, bảng hướng dẫn người đi thăm mộ phải bố trí tại mỗi nhóm mộ, lô mộ, khu mộ.

2.2.4.2  Hình thức mộ, bia mộ, hàng rào trong các khu mộ (nếu có), hướng mộ của nghĩa trang phải được xây dựng thống nhất theo thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.

2.2.5  Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường

2.2.5.1  Tổ chức giao thông trong nghĩa trang:

- Hệ thống giao thông chính, giao thông kết nối nghĩa trang với giao thông bên ngoài tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:2023/BXD;

- Chiều rộng đường giữa các khu mộ (đường phân khu mộ) tối thiểu là 7 m;

- Chiều rộng đường giữa các lô mộ (đường phân lô mộ) tối thiểu là 3,5 m;

- Chiều rộng lối đi bộ bên trong các lô mộ (đường phân nhóm) tối thiểu là 1,2 m;

- Khoảng cách giữa hai hàng mộ liên tiếp tối thiểu là 0,8 m;

- Khoảng cách giữa 2 phần mộ liên tiếp cùng hàng (nếu có) tối thiểu là 0,6 m;

- Phải bố trí bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu sử dụng của nghĩa trang.

2.2.5.2  Thu gom và xử lý chất thải rắn:

- Trong nghĩa trang phải bố trí các thùng rác công cộng và bố trí điểm tập kết chất thải rắn để thu gom toàn bộ chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn thu gom phải định kỳ vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo môi trường;

- Các chất thải có liên quan đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc thi hài đã bị thối rữa phải được xử lý theo các quy định của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải y tế.

2.2.5.3  Thu gom và xử lý nước thải:

- Nghĩa trang phải có hệ thống thoát nước riêng cho nước mặt và nước thải phát sinh từ hoạt động trong nghĩa trang;

- Khu vực bố trí nghĩa trang có cấu tạo địa chất không bảo đảm chống thấm nước (hệ số thấm lớn hơn 10-6 cm/s và chiều dày lớp đất chống thấm nhỏ hơn 5 m) thì phải có giải pháp kỹ thuật chống thấm và thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh, trước khi thải xả ra môi trường. Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang;

- Nước thải từ nghĩa trang phải được thu gom, xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải.

2.2.6  Yêu cầu cảnh quan và môi trường đối với nghĩa trang trong đô thị đã đóng cửa

2.2.6.1  Nghĩa trang trong đô thị đã đóng cửa nhưng không có kế hoạch di dời phải cải tạo, chỉnh trang nhằm tăng chỉ tiêu cây xanh tiệm cận các quy định đối với công viên.

2.2.6.2  Khu vực tổ chức tang lễ; khu kỹ thuật: khu rửa hài cốt, khu bảo quản thi hài; cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang (nếu có) phải chuyển đổi thành các chức năng khác.

2.2.6.3  Phải tổ chức hàng rào và hệ thống cây xanh xung quanh nghĩa trang để đảm bảo mỹ quan đô thị.

2.3  Cơ sở hỏa táng

2.3.1  Cơ sở hỏa táng bao gồm: cơ sở hỏa táng độc lập và cơ sở hỏa táng trong khuôn viên các công trình khác (nghĩa trang, công trình tôn giáo, tín ngưỡng).

2.3.2  Các khu chức năng chủ yếu:

- Khu hỏa táng: lò hỏa táng, khu bảo quản thi hài, khu tổ chức tang lễ;

- Khu công trình lưu tro cốt sau hỏa táng (nếu có);

- Khu dành riêng cho các hoạt động tưởng niệm, thờ cúng (nếu có);

- Công trình phụ trợ: văn phòng làm việc, nhà chờ, nhà kho, nhà thường trực, khu vệ sinh và các công trình dịch vụ khác;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, công trình thoát nước mặt, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng, âm thanh, thông tin.

CHÚ THÍCH: Các công trình chức năng có thể được hợp khối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định.

2.3.3  Yêu cầu về sử dụng đất trong cơ sở hỏa táng

Tỷ lệ diện tích khu công trình hạ tầng kỹ thuật: tối thiểu 35 %, trong đó diện tích cây xanh, mặt nước tối thiểu 20 %, giao thông (bao gồm bãi đỗ xe) tối thiểu 10 % (tính trên tổng diện tích đất cơ sở hỏa táng).

CHÚ THÍCH: Trường hợp cơ sở hỏa táng nằm trong khuôn viên của công trình khác cho phép sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ khác của công trình nhưng phải tính toán để đảm bảo các chỉ tiêu như trên.

2.3.4  Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan

Kiến trúc cảnh quan cơ sở hỏa táng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán của địa phương; mặt bằng hợp lý, thuận tiện với quy trình tổ chức hỏa táng; đảm bảo thông thoáng tự nhiên.

2.3.5  Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường

2.3.5.1  Tổ chức giao thông cho cơ sở hỏa táng:

- Hệ thống giao thông chính, giao thông kết nối nhà cơ sở hỏa táng với giao thông bên ngoài tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:2023/BXD;

- Cơ sở hỏa táng xây dựng mới phải có đường ra, vào riêng biệt; phải bố trí bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ sở hỏa táng.

2.3.5.2  Thu gom và xử lý khí thải của lò hỏa táng

Lò hỏa táng phải có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường đảm bảo yêu cầu tại QCVN 02:2012/BTNMT.

2.3.5.3  Thu gom và xử lý chất thải rắn:

- Tro xỉ, bụi, bùn thải và các chất thải rắn khác phát sinh từ quá trình vận hành lò hỏa táng phải được phân loại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định hiện hành;

- Chất thải rắn phải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.3.5.4  Thu gom và xử lý nước thải:

- Nước thải phải được thu gom, xử lý riêng đạt yêu cầu tại QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải;

- Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo QCVN 50:2013/BTNMT và thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.4  Nhà tang lễ

2.4.1  Nhà tang lễ bao gồm: nhà tang lễ độc lập và nhà tang lễ gắn với các công trình khác (nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, bệnh viện).

2.4.2  Các khu chức năng chủ yếu:

- Khu tổ chức tang lễ: hành lang, phòng chờ, phòng tang lễ, phòng lạnh bảo quản thi hài, chỗ đặt quan tài, phòng khâm liệm;

- Công trình phụ trợ: văn phòng làm việc, nhà chờ, nhà kho, nhà thường trực, khu vệ sinh và các công trình dịch vụ khác;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh, cổng, hàng rào, sân, đường, bãi đỗ xe, công trình thoát nước mặt, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng, âm thanh, thông tin.

CHÚ THÍCH: Các công trình chức năng có thể được hợp khối nhưng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định.

2.4.3  Yêu cầu về sử dụng đất trong nhà tang lễ

Tỷ lệ diện tích đất khu công trình hạ tầng kỹ thuật tối thiểu là 60 %, trong đó đất giao thông (bao gồm bãi đỗ xe): tối thiểu 30 % (tính trên tổng diện tích đất nhà tang lễ).

CHÚ THÍCH: Trường hợp nhà tang lễ nằm trong khuôn viên của các công trình khác cho phép sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ của công trình nhưng phải tính toán để đảm bảo các chỉ tiêu như trên.

2.4.4  Yêu cầu về tổ chức không gian và cảnh quan

2.4.4.1  Kiến trúc nhà tang lễ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của địa phương và cảnh quan xung quanh; mặt bằng hợp lý, thuận tiện với quy trình tổ chức lễ tang; đảm bảo thông thoáng tự nhiên.

2.4.4.2  Nhà tang lễ gắn với bệnh viện phải được bố trí độc lập với các chức năng khác của bệnh viện, có đường giao thông tiếp cận riêng và có giải pháp chống ồn cho bệnh viện.

2.4.5  Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường

2.4.5.1  Tổ chức giao thông của nhà tang lễ:

- Hệ thống giao thông chính, giao thông kết nối nhà tang lễ với giao thông bên ngoài tuân thủ các quy định tại QCVN 07-4:2023/BXD;

- Nhà tang lễ xây dựng mới phải có đường ra, vào riêng biệt;

- Phải bố trí bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà tang lễ.

2.4.5.2  Thu gom và xử lý chất thải:

- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Nước thải phải được thu gom, xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/ BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải.

2.4.5.3  Tiếng ồn trong hoạt động tang lễ

Nhà tang lễ phải bố trí các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn do các hoạt động tang lễ đảm bảo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT.

2.5  Bảo trì, bảo dưỡng

Công trình và hạng mục công trình nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.

3  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Quy định chuyển tiếp

3.1.1  Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm được phê duyệt; người quyết định đầu tư được quyền lựa chọn quyết định áp dụng quy chuẩn này.

3.1.2  Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt kể từ thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn này.

3.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại các địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thiết kế xây dựng công trình.

3.3  Bộ Xây dựng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

MINISTRY OF CONSTRUCTION OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 15/2023/TT-BXD

Hanoi, December 29, 2023

 

CIRCULAR

ISSUING THE QCVN 07:2023/BXD ON NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;

Pursuant to No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 of the Government elaborating the implementation of the Law on Technical Regulations and Standards and Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government on amendment to the Decree No. 127/2007/ND-CP;

Pursuant to Decree No. 52/2022/ND-CP dated August 8, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structures of Ministry of Construction;

At request of Director of Science Technology and Environment Department and Director of Technical Infrastructure Agency,

The Minister of Construction promulgates Circular on National Technical Regulation on Technical Infrastructure System.

Article 1. The QCVN 07:2023/BXD National Technical Regulation on Technical Infrastructure System is attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations, individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Tuong Van

 

QCVN 07:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM

QCVN 07-1:2023/BXD

WATER SUPPLY WORKS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



SEWERAGE, DRAINAGE WORKS

QCVN 07-3:2023/BXD

TRENCH AND TUNNEL WORKS

QCVN 07-4:2023/BXD

URBAN TRANSPORTATION WORKS

QCVN 07-5:2023/BXD

ELECTRICITY SUPPLY WORKS

QCVN 07-6:2023/BXD

PETROLEUM AND GAS SUPPLY WORKS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIGHTING WORKS

QCVN 07-8:2023/BXD

TELECOMMUNICATION WORKS

QCVN 07-9:2023/BXD

SOLID WASTE COLLECTION, TREATMENT WORKS AND PUBLIC TOILET

QCVN 07-10:2023/BXD

CEMETERY, CREMATORY AND FUNERAL HOME

 

TABLE OF CONTENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 07-1:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - WATER SUPPLY WORKS

QCVN 07-2:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - SEWERAGE, DRAINAGE WORKS

QCVN 07-3:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - TRENCH AND TUNNEL WORKS

QCVN 07-4:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - URBAN TRANSPORTATION WORKS

QCVN 07-5:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - ELECTRICITY SUPPLY WORKS

QCVN 07-6:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - PETROLEUM AND GAS SUPPLY WORKS

QCVN 07-7:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - LIGHTING WORKS

QCVN 07-8:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - TELECOMMUNICATION WORKS

QCVN 07-9:2023/BXD, NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE WORKS - SOLID WASTE COLLECTION, TREATMENT WORKS AND PUBLIC TOILET

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Foreword

The QCVN 07:2023/BXD is compiled by Vietnam Association of Civil Engineering Environment with professional cooperation of Technical Infrastructure Agency, proposed by Technical Science and Environment Agency, appraised by Ministry of Science and Technology, and promulgated by the Ministry of Construction under Circular No. 15/2023/TT-BXD dated December 29, 2023.

The QCVN 07:2023/BXD replaces the QCVN 07:2016/BXD attached under Circular No. 01/2016/TT-BXD dated February 1, 2016 of the Minister of Construction.

 

QCVN 07-1:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - WATER SUPPLY WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1.2 This Regulation applies to:

- Surface water, groundwater extraction works;

- Water treatment plants for water from water extraction works to clean water pump stations;

- Pipeline network and booster pump stations, auxiliary works on the network.

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to all organizations and individuals engaging in operations related to investment, construction, renovation, and upgrade of water supply works.

1.3 Reference documents

Reference documents below are integral to the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 40:2011/BTNMT, National Technical Regulation on Industrial Wastewater;

QCVN 50:2013/BTNMT, National Technical Regulation on Hazardous Thresholds for Sludges from Water Treatment Process;

QCVN 08-MT:2023/BTNMT, National Technical Regulation on Surface Water Quality;

QCVN 09-MT:2023/BTNMT, National Technical Regulation on Groundwater Quality;

QCVN 01-1:2018/BYT, National Technical Regulation on Domestic Water Quality.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Water supply system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.2

Water extraction works

Refer to works for receiving water from sources to tanks or wells for transportation to treatment plants. Where difference in water level is significant enough, floating or rail-mounted water extraction works are allowed.

1.4.3

Raw water pump station

Refers to works for pumping water from water extraction works to water treatment stations.

1.4.4

Water treatment station, water plant

Refer to a combination of works for treating water in a manner satisfactory to clean water quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Clean water tank

Refers to works for regulating water intake and outtake, water reservation for water treatment stations, water plants, and firefighting.

1.4.6

Clean water pump station

Refers to works for transporting clean water from clean water tanks to water supply network.

1.4.7

Water supply network

Refers to a network of pipelines carrying clean water from clean water pump stations to point of consumption and consists of tier I network, tier II network, tier III network, and related auxiliary works.

1.4.8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refer to pipes carrying water from raw water pump stations to water treatment stations, water plants.

1.4.9

Looped water supply network

Refers to a water supply network where water is delivered from two directions and the pipes form a closed loop.

1.4.10

Tree-type water supply network

Refers to a water supply network where water is delivered from one direction and the pipes from a branching shape.

1.4.11

Tier I supply network (transmission network)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.12

Tier II supply network (distribution network)

Refers to pipes regulating flow rate of tier I supply pipelines, ensuring safe operation of water supply system, and carrying water to users with great water consumption demand.

1.4.13

Tier III supply network (service network)

Refer to pipes carrying water from tier II pipelines and other water pipes to water users.

1.4.14

Subregional meter

Refers to an instrument for measuring amount of water intake and amount of water consumed in a subregion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regional meter

Refers to an instrument for measuring amount of water intake and amount of water consumed in a region.

1.4.16

Pressure relief valve

Refers to a valve for reducing pressure of tier II pipeline segments after the valve when pressure in pipeline segments before the valve reaches 30 m of water gauge or more.

1.4.17

Surge anticipation valve

Refers to a valve installed on booster pipes of pump stations and on pipeline network where pressure build-up may lead to water collision in order to relieve pressure in booster pipes.

1.4.18

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to works for regulating water flow rate and pressure, accommodating firefighting when fire pumps have not been started, and reserving water for cleaning filter tanks.

1.4.19

Booster pump station

Refers to a pump station for providing sufficient flow rate and pressure for network after it or areas with varying elevations in order to reduce stress of main pump stations.

1.4.20

Inline booster pump

Refers to a pump installed onto pipeline to increase pressure of the network after the pump without necessitating a tank before it.

1.4.21

Drain-based water extraction works

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.22

Frequency converter

Refers to a device for changing frequency in order to adjust revolution per minute of pumps depending on flow rate and pressure on water supply network.

1.4.23

Lamella clarifier

Refers to a device consisting of plates with varying shapes used to generate layered flow in clarifiers in order to further improve characteristics of the clarifiers.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1 Investment in construction of water supply system must conform to planning approved by competent authority and ensure reasonable, safe, and sustainable use of water sources in climate change.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.3 Clean water quality for domestic purposes must meet requirements under the QCVN 01-1:2018/BYT and local regulations.

2.1.4 Capacity of water supply system shall be calculated in order to accommodate days with peak water consumption in a year; domestic water calculation shall take into account daily water demand variation coefficient; water for road washing, plant watering, public structures, commercial and service purposes, special structures, industrial activities, runoff, and water used by water treatment stations, water plants shall conform to the QCVN 01:2021/BXD.

2.2 Water sources

2.2.1 Raw water quality shall meet requirements under the QCVN 08-MT:2023/BTNMT and QCVN 09-MT:2023/BTNMT. This Regulation does not apply to other water sources such as water affected by saltwater intrusion. Where a water source does not meet requirements under the QCVN 08-MT:2023/BTNMT and QCVN 09-MT:2023/BTNMT and treatment solutions have been taken to achieve post-treatment water quality defined under 2.1.3, this water source is allowed for use.

2.2.2 Measures must be taken to ensure sanitary conditions of water sources; zoning measures must be taken to protect hygiene, prevent contamination by domestic wastewater, production wastewater, and other risks of contamination.

2.2.3 Water sources from which water is provided for water treatment stations and water plants must conform to planning relevant to the use of water sources and approved by competent authority, ensure water source safety and security, be capable of providing sufficient water for phases of water use planning, and be capable of meeting water demand during dry seasons.

2.3 Water extraction works

2.3.1 Surface water extraction works

2.3.2.1 Surface water extraction works must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Be operated safely, stably, sustainably and without affecting hydrograph of water sources or waterway traffic;

- Take into account rising sea level and saltwater intrusion in coastal areas, lowering water level during dry seasons, and impacts of climate change.

2.3.1.2 In respect of location, surface water extraction works must:

- Be located upstream relative to water consumption areas according to approved planning. If direction of flow cannot be determined or changes from time to time or water sources suffer from saltwater intrusion, the collecting works shall be located at appropriate positions in order to ensure technical and economic norms;

- Be located in areas with good geology construction conditions where the works are protected from other hydrograph events, river banks and beds are stable, less prone to erosion and/or deposition and/or change in current, sufficient depth is always provided even when water level is at the lowest, and the works are maintained stable over long periods of time;

- Not be located downstream and close to hydroelectricity plants. Minimum separation distance is 1 000 m.

2.3.1.3 Construction of water extraction works must take into account sludge cleaning, drafting, dredging, and garbage removal capabilities.

2.3.1.4 Water intake:

- Water intake process must not create surface swirl; the highest point of intake must be at least 0,5 m away from the lowest water level;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2 Groundwater extraction wells

2.3.2.1 Groundwater extraction wells must meet technical regulations, have stable flow rate, quality, and water level decrease during extraction, and conform to groundwater extraction laws.

2.3.2.2 Quantity of primary wells shall be determined on the basis of extraction quantity, supply availability of aquifers and permissible decrease in water level; quantity of backup wells shall be determined on the basis of quantity of primary wells and level of water supply safety.

2.3.2.3 Gaps between casings, between casings and tubes shall be filled with clay or similar materials in order to prevent intrusion of surface water thereby contaminating the water sources.

2.3.2.4 Where a well is unused, the well must be sealed by watertight materials so as to prevent contamination of water sources. Where geological conditions are favorable, water extraction via filter drains buried underground is allowed.

2.4 Pump station

2.4.1 General requirements

2.4.1.1 Pump stations must be designed in a manner that takes into account characteristics of each type of pump station and facilitates renovation and expansion according to planning.

2.4.1.2 Dimensions of pump stations must be able to accommodate primary pumps, backup pumps, pumps for washing filter tanks, blowers, control equipment, pipes, lifting equipment, and installation, repair work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.1.4 Placement of suction pipes of pump stations

Suction pipes of pumps shall be inclined towards the pumps and designed in a way that gas buildup does not occur at any point in the suction pipes.

2.4.1.5 Placement of booster pipes

Each pump station shall consist of 2 general booster pipes of which 1 pipe is installed in advance for the next phase. Where a pump station with total capacity below 10 000 m3/d or multiple pump stations supply water in the same network, it is permissible to install just 1 booster pipe.

2.4.1.6 Machine compartment must contain lifting equipment. The type of lifting equipment shall be selected depending on weight of the largest pump group in the pump stations.

2.4.2 Well pump station

2.4.2.1 Minimum area of well pump station is 12 m2.

2.4.2.2 Roof of the stations shall be fitted with openings for pipe removal.

2.4.2.3 Where a station is built in an area prone to flood and/or inundation, elevation of the floor on which machine compartment is located shall be at least 0,5 m above the highest water level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.2.5 Wells fitted with pumps shall be required as backup wells. Operation shall alternate between backup wells and well groups.

2.4.3 Raw water pump stations (for surface water extraction)

2.4.3.1 Design of raw water pump stations shall adhere to operating mode of water treatment stations and water plants.

2.4.3.2 Raw water pump stations shall transmit raw water to water treatment stations, water plants, including domestic water pumps and backup pumps. Where construction of collecting works and integrated pump stations takes place in phases, construction of collecting works and station facilities of two stages shall be built in the first phase whereas equipment shall be built in appropriate stage.

2.4.4 Clean water pump station

2.4.4.1 Pump stations shall ensure safe and stable operation regardless of design; be convenient for management, operation, maintenance, and repair; accommodate equipment serving management purposes; be fitted with ventilation and lighting systems; be fitted with machinery and equipment transport solutions; be fitted with gutters, water collector pits, and pumps to drain leakage.

2.4.4.2 Clean water pump stations may accommodate water pumps serving domestic purposes, production purposes, fire pumps, water blowers and air blowers.

2.4.4.3 Each pump group shall include backup pumps. If fire pumps and pumps serving domestic purposes are of the same type, backup pumps shall be selected for both pump groups.

2.4.4.4 Flow rate of pumps serving domestic purposes shall be sufficient to provide water for design areas in peak hours. Flow rate of fire pumps shall be sufficient to provide water for domestic purposes and firefighting during peak hours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.4.6 Clean water pump stations of water supply stations and water plants of minimum capacity of 10 000 m3/d are required to be fitted with frequency converters. Control of frequency converters shall be automated depending on actual pressure on the network, water entering the network, and water level in tanks.

2.5 Water treatment plans, water plants

2.5.1 General requirements

2.5.1.1 Each structure shall contain a minimum of 2 units in order to ensure working conditions around the rock where each work of the station can be halted for cleaning and/or repair. Where a station‘s capacity is less than 3 000 m3/day and the station is allowed to be halted for specific hours for cleaning and/or repair, it is permissible to build a single unit.

2.5.1.2 Water treatment stations and water plants shall include water treatment system for removing sludges from clarifiers, cleaning clarifiers, or discharging into clarifiers while adhering to requirements under the QCVN 40:2011/BTNMT and other environmental protection requirements.

2.5.2 Water treatment technology

Treatment technology of surface water and groundwater shall be selected depending on compositions and characteristics of raw water, capacity of water treatment stations, water plants, clean water quality requirements serving domestic, production purposes, and other purposes as per the law in order to meet effective, efficient energy use requirements.

2.5.3 Intake chamber, aeration chamber

2.5.3.1 Raw water intake and distribution chambers must be able to facilitate full utilization of capacity according to approved projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.4 Flocculation reactors

Water treatment technology that utilizes coagulation chemicals, mixing tanks and reactors shall be required. If water pipes are required from reactors to sedimentation tanks, water velocity in the pipes shall not exceed 0,3 m/s.

2.5.5 Clarifier

2.5.5.1 Preliminary clarifiers, preliminary sedimentation ponds

Preliminary clarifiers, preliminary sedimentation ponds shall be required where the highest particle density exceeds 1 000 mg/L. Where land area permits and the highest particle density is less than 1 000 mg/L, clarifiers capable of storing large quantities of water shall be built and provide water supply in case water sources are incapable of providing water. The minimum duration of water retention is 1 day; where land conditions permit a higher water retention period for the purpose of water supply in case water sources are incapable of providing water, sludge removal system for preliminary clarifiers and sludge dredging solutions for preliminary sedimentation ponds shall be required.

2.5.5.2 Particle density after clarifier

2.5.5.2.1 Particle density of surface water after clarifiers shall not exceed 20 mg/L.

2.5.5.2.2 In respect of groundwater treatment technology, where total particle density after aeration exceeds 20 mg/L, contact clarifiers shall incorporate sedimentation function. Contact clarifiers shall be designed on the basis that minimum duration of water retention in the tanks is 90 minutes without the use of coagulants. Where pH and alkalinity of water is high and effective sedimentation solutions are employed or where Lamella clarifiers are used, minimum duration of water retention is 60 minutes.

2.5.5.2.3 Clarifiers of all types shall be fitted with sludge removal system that utilizes hydrostatic pressure or pumps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.5.3.1 Dissolved gas flotation unit is allowed as an alternative for clarifiers if suspended solid in water is insignificant in content, solid is fine in size, water has high color quality, water contains algae, or economic and technical conditions allow so.

2.5.5.3.2 A system for surface collection shall be required and designed in a way that quality of water transmitted to filters is not affected when the system is operating.

2.5.6 Filter

2.5.6.1 Rapid gravity filter

2.5.6.1.1 Rapid gravity filter shall be calculated in order to facilitate 2 working modes, a normal working mode and intensive working mode. Where number of filters in a station is at most 20, 1 filter shall be expected to be temporarily suspended for repair; where number of filters in a station exceeds 20, 2 filters shall be expected to be simultaneously and temporarily suspended for repair.

2.5.6.1.2 A system for cleaning sand filter of the tanks shall be design in a manner where system specification allows sand in all positions to be cleaned without losses.

2.5.6.1.3 Dimensions of pipes or gutters of filters shall be calculated so as to facilitate enhanced working mode.

2.5.6.2 Membrane filter

2.5.6.2.1 Membrane filtration technology is allowed for the purpose of treatment of surface water, groundwater, brackish water, desalination of seawater, and filtration of purified water.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.7 Iron and Manganese Removal

2.5.7.1 Contact materials shall be allowed inside of tanks to remove Manganese where contact materials do not harm human health and are allowed by inspecting bodies; Manganese removal via chemicals is also allowed.

2.5.7.2 Iron removal via simple aeration and filtration

Where total content of iron in water is less than 6 mg/L, content of Fe2+ accounts for at least 80%, water sources are not contaminated by NH4+, pH is greater than 7, and other conditions permit, simple aeration technology and filtration technology via water distribution system on top of filters or overflowing grates prior to the filters shall be allowed.

2.5.7.3 Aeration by aeration tubes

It is permissible to use aeration tubes for the purpose of Iron and Manganese removal as long as no structures obstruct and/or affect the wind.

2.5.7.4 Aeration by air blowers

2.5.7.4.1 Design of air blowers shall incorporate calculation of thickness of contact materials; contact materials that jam air blowers must not be used; system for cleaning contact materials shall be required.

2.5.7.4.2 Air blowers of appropriate capacity shall be selected to restrict the formation of Fe(OH)3 residue in the air blowers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.7.5.1 Filter materials and contact materials used for the purpose of Arsenic treatment shall not contain components that affect human health.

2.5.7.5.2 Filter materials and Arsenic adsorbents shall, upon being discarded, shall be managed and treated as hazardous wastes.

2.5.8 Sludge treatment

2.5.8.1 Sludge of water treatment stations shall be collected, dried, reused or transported to waste treatment facilities for treatment compliant with environmental hygiene and safety as per the law. Sludge treatment of water treatment process shall meet requirements under the QCVN 50:2013/BTNMT.

2.5.8.2 Sludge treatment technology shall be simple, effective and ensure that treated water is available for reuse; stations of minimum capacity of 5 000 m3/d shall be included in the first works of primary treatment sequence of water treatment stations, water plants.

2.5.9 Clean water tank

2.5.9.1 Volume of clean water tanks in treatment stations and water plants shall be sufficient to regulate water entering the tanks and working modes of clean water pump stations, water for 3 hours of firefighting in urban areas served by the tanks, water used by the water supply station and water plants. Minimum tank volume shall equal 20% of water plant's capacity. Where natural water is drafted for firefighting, water reservation for firefighting shall not be calculated for clean water tanks.

2.5.9.2 Tanks shall contain partitions to create circular current with retention duration greater than 30 minutes and with sufficient contact duration for sterilization (except for tanks serving urban areas if Chlorine is not added to the tanks).

2.5.10 Water sterilization

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.10.2 Chemical storage shall contain PPE, ventilation system, Chlorine leak detectors, Chlorine neutralizers or absorption systems that utilize chemicals in case of emergencies to ensure safety of operators, staff members of the stations, and the locals.

2.5.11 Other conditions

2.5.11.1 Internal roads of a water supply station or water plant shall have minimum width of 3,5 m, be capable of supporting load of a vehicle transporting the heaviest equipment in the station, and contain turning heads.

2.5.11.2 Power supply of water supply stations and water plants shall be top priority power supply; water supply stations and water plants of level 1 reliability shall be outfitted with backup generators. Backup generators shall have sufficient power to energize primary production works of water supply stations and water plants.

2.6 Water supply network

2.6.1 Transmission pipelines

2.6.1.1 Each of the pipelines carrying raw water from collecting works to water plants and pipelines carrying clean water from water plants to the beginning of distribution network shall consist of 2 pipes with connectors so that if either pipe is damaged, the system still manages to deliver 70% of calculated flow.

2.6.1.2 Materials of transmission pipes shall have mechanical, chemical strength, be resistant to stress and mechanical impact, and ensure that the pipes are not destroyed in all working conditions.

2.6.1.3 Markers of pipelines and safety corridors shall be required to avoid damage to the pipes in case of road expansion or construction of other works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.6.2.1 Water supply network of new urban areas shall be placed in trench or tunnel works in accordance with the QCVN 07-3:2023/BXD.

2.6.2.2 Water supply pipe network of class III urban areas or higher shall be divided into 3 levels. Connection between pipes of end users and pipes of level I or level II network shall be prohibited. Users of minimum usage of 500 m3/d are allowed to be connected to level II network.

2.6.2.3 Water supply network shall be of a looped type. Branch type network is only allowed when:

- Manufacturing facilities are allowed to suspend operation for repair;

- Water supply network serves level V urban areas or residential areas when population is below 3 000 people;

- Construction phase dictates so prior to compete installment of looped network according to planning.

2.6.2.4 Minimum diameter of water supply network serving domestic purposes and outdoor firefighting in urban areas shall be 100 mm.

2.6.2.5 Pipe materials shall be able to resist pressure and mechanical force caused by vehicles of massive load, inner coatings shall have sufficient mechanical and chemical strength, shall not affect water quality, shall not affect human health, and shall be authorized by health authority. Where pipes are installed in corrosive ground or water, anti-corrosive measures must be applied to the pipes.

2.6.2.6 Pressurized gravity-flow pipes shall be outfitted with energy absorption devices or other protective devices so that the pipes operate within permissible pressure limit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.6.2.8 Depth of underground pipe installation shall be determined by load applied at the top of the pipe, pipe strength, ambient temperature, and other conditions and shall not be less than 0,7 m from ground level where pipe diameter is less than or equal to 300 mm or not be less than 1 m from ground level where pipe diameter is greater than 300 mm. Pipe segments installed in poor soil conditions shall be braced by supporting elements to prevent displacement and damage to connectors.

NOTE: Minimum depth of underground pipe installation may be reduced by 0,3 m if the pipes are installed below sidewalks or technical measures are taken to protect the pipes.

2.6.2.9 Following installation of each section of the network, pressure test shall be conducted to examine airtightness of pipes and connectors where test pressure equals 1,5 times the working pressure of the pipes. Pressure test procedures shall adhere to national standards on pressure test for water supply pipes following installation.

2.6.3 Equipment serving safe water supply

2.6.3.1 Relief valves and air intake valves shall be outfitted at the highest points of water supply network.

2.6.3.2 Bottom discharge valves shall be outfitted at the lowest points in each section of the network.

2.6.3.3 Calculation of hydraulic shock shall be required and where necessary, surge anticipation valves shall be outfitted to pump stations and water supply network.

2.6.3.4 Monitoring devices shall be installed in water treatment stations to monitor water quality and on transmission, distribution pipes to monitor murkiness and residual Chlorine where minimum capacity is 10 000 m3/d.

2.6.4 Network zoning

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.6.4.2 Each sub-zone meter shall not serve more than 5 000 users or 8 000 users in case of special urban areas and class I urban areas; each zone meter shall consist of at least 3 sub-zones.

2.6.5 Pipes crossing rivers, expressways, railways

2.6.5.1 Inverted siphon pipe for water crossing:

- The minimum number of siphons for water crossing shall be 2; siphon materials shall be ductile, resistant to pressure and mechanical force;

- Depth measured from river bed to the top of the siphons, when determined in accordance with erosion of river basins and the greatest load of anchoring vessels on the water shall not damage the siphons. Siphon bedding materials shall be gravels and chippings with dimensions ranging from 20 mm to 40 mm; minimum bedding depth shall be 0,5 m; anchorage shall be required to prevent flotation;

- Inspection shafts on both sides of rivers and warning signs for watercrafts traversing the rivers shall be required.

2.6.5.2 Pipes crossing expressways and railways shall be placed in casings; inspection shafts, valves, and expansion connectors shall be required on both sides of pipe crossing.

2.6.6 Pressure test, cleaning, disinfection of pipelines

2.6.6.1 Installed pipelines shall undergo pressure test according to technical standards. Water supply network shall, prior to use, shall be cleaned with clean water.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.6.7 Water meter

2.6.7.1 Pipes carrying water to location of use shall be outfitted with water meters; valves shall be outfitted before the meters and the opening, closing of which shall only be implemented by water network authority.

2.6.7.2 Water meters shall be outfitted at clean water pump stations, connection between water supply stations, and at the beginning of pipes of level II and level III network.

2.6.7.3 Water users shall be equipped with water meters. Meters of household shall have a maximum diameter of 15 mm and minimum accuracy level of B; in case of villas with swimming pools, meters of a diameter of 20 mm shall be allowed; Users with minimum water usage of 10 m3/d shall choose meters depending on calculation and water meters shall be inspected in accordance with metrology laws.

2.7 Maintenance

2.7.1 Water supply works and work items shall be periodically maintained and/or replaced in order to perform design functionalities.

2.7.2 Duration of water cut in a year for pipeline and equipment repair, maintenance, replacement shall not exceed 36 hours (except for bursting of transmission pipes).

2.7.3 Duration of water cut for pipe cleaning of each region in a network shall not exceed 8 hours.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

 

QCVN 07-2:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - SEWERAGE, DRAINAGE WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals relevant to investment, construction, renovation, and upgrade of rainwater, wastewater drainage works and wastewater treatment works.

1.3 Reference documents

Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

QCVN 05:2023/BTNMT, National Technical Regulation on Ambient Air Quality;

QCVN 50:2013/BTNMT, National Technical Regulation on Hazardous Thresholds for Sludges from Water Treatment Process.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Wastewater

Refers to water with properties and characteristics altered by usage or human activities and released into water drainage system or the environment.

1.4.2

Domestic wastewater

Refers to wastewater produced by human activities such as: eating, drinking, cleaning, washing, personal hygiene, and similar activities.

1.4.3

Urban wastewater

Refers to wastewater created by various sources in urban areas.

1.4.4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers a specific location where rainwater and/or wastewater is collected to drainage system and transported to wastewater treatment plants or released into receiving waters.

1.4.5

Drainage system

Refers to drainage network (pipes, sewers, channels, canals, detention basins, etc.), drainage pump stations of rainwater and wastewater, wastewater treatment works, and other auxiliary works serving collection, transmission, drainage of rainwater, wastewater, flood prevention, and wastewater treatment. Drainage system shall be divided into levels below:

- Combined drainage system where wastewater and rainwater are collected in the same system;

- Separate drainage system where wastewater drainage system is separate from rainwater drainage system;

- Semi-separate drainage system where combined drainage system is outfitted with combined sewers for separating and transmitting wastewater to treatment plants.

1.4.6

Rainwater drainage system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.7

Wastewater drainage system

Refers to a network of sewers and pipes for wastewater collection and transmission, wastewater pump stations, wastewater treatment plants, outlets; diversion chambers and combined sewers (if any) and other auxiliary works serving wastewater collection, drainage, and treatment.

1.4.8

Combined sewer

Refers to sewer that collects and transports wastewater in absence of rainwater and parts of rainwater mixed with wastewater in combined drainage system from difference basins to pump stations and wastewater treatment plants.

1.4.9

Drainage network

- Level 1 sewers are primary sewers for collecting and carrying water from drainage basins to wastewater treatment plants or releasing into receiving waters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Level 3 sewers are sewers for collecting and carrying rainwater and wastewater from households to level 2 or level 1 sewers.

1.4.10

Receiving waters of wastewater

Refers to regular or periodic moving waters such as rivers, streams, channels, lakes, lagoons, ocean, and aquifers.

1.4.11

Detention basins

Refers to natural or artificial bodies of water capable of receiving rainwater and regulating drainage of water drainage system.

1.4.12

Greywater

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.13

Reclaimed water

Refers to wastewater that has been treated to a certain extent and suitable for use in various purposes.

1.4.14

Sludge

Refers to organic or inorganic slurry dredged and collected from septic tanks, drainage network, detention basins, drainage pump stations, and wastewater treatment plants.

1.4.15

Drainage system connection

Refers to connection of drainage sewers of households to drainage system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Aerobic treatment of wastewater

Refers to wastewater treatment process that utilizes microorganisms in the presence of oxygen.

1.4.17

Anaerobic treatment of wastewater

Refers to wastewater treatment process that utilizes microorganisms in the absence of oxygen.

1.4.18

Semi-aerobic treatment of wastewater

Refers to wastewater treatment process that utilizes microorganisms where the content of dissolved oxygen in water is less than 0,5 mg/L.

1.4.19

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to a drainage mechanism that relies on gravity.

1.4.20

Mechanical or pressure drainage

Refers to a drainage mechanism that relies on pumps and pressurized pipelines.

1.4.21

Municipal wastewater treatment station, plant

Refers to facilities that are tasked with the treatment of wastewater of a basin, basins or the entirety of wastewater of urban areas to meet environmental regulations prior to releasing into receiving waters.

1.4.22

Mechanical treatment of wastewater

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.23

Biological and biochemical treatment of wastewater

Refers to a wastewater treatment process that utilizes microorganisms to decompose contaminants and/or filth.

1.4.24

Chemical treatment of wastewater

Refers to a wastewater treatment process that utilizes chemicals. Filth shall react with chemicals, solidify and sink to the bottom or form non-toxic soluble or volatile gas and then be separated from water. Examples of chemical treatment are coagulation, flocculation, neutralization, oxidation.

1.4.25

Physicochemical treatment of wastewater

Refers to a wastewater treatment process that utilizes physiochemical factors such as: flotation, adsorption, absorption, extraction, distillation, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Onsite wastewater treatment works

Refers to treatment works located at households, grounds of apartment buildings, offices, service and mercantile buildings, and other structures.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1 Investment and construction of drainage works shall conform to planning approved by competent authority and take into account the impact of climate change and rising sea level. Separate drainage system shall be required for new urban complexes and urban areas.

2.1.2 Pipelines, inspection shafts, and auxiliary works on drainage network shall meet technical requirements below:

- They have rigid and strong structure to withstand the effect of wastewater and the environment;

- They are capable of carrying wastewater and rainwater regularly with minimum pressure loss;

- Appropriate technical measures are taken to prevent leak and groundwater infiltration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.3 Detention basin

2.1.3.1 Detention basins shall be built in accordance with approved planning.

2.1.3.2 Where combined drainage system is regulated by detention basin, rainwater shall, prior to entering detention basins, go through combined sewer overflows. Water storage and regulation in detention basins shall be tasked with regulating rainwater.

2.1.3.3 Appropriate ration between area of detention basins over total area of drainage basins and depth shall be required to prevent flooding and inundation. Examination and collection of meteorology and hydrology parameters, determination of calculated flow shall be done in accordance with sewer spill frequency and compliance with regulations on detention basins under QCVN 01:2021/BXD.

2.1.3.4 Where rain intensity and flow rate exceed calculated value in regard to selected sewer spill frequency, appropriate measures for limiting, reducing inundation and moving towards sustainable drainage model shall be required.

2.1.4 Connectors for wastewater shall be required to connect household drainage to drainage network. Connectors shall be easily accessibly at all time and facilitate inspection, dredging, clearing, and repair.

2.2 Drainage network

2.2.1 Flow rate of rainwater and wastewater shall be determined in accordance with QCVN 01:2021/BXD.

2.2.2 Minimum diameter of rainwater drainage pipes, sewers, combined sewers in dwelling units shall be 300 mm; in the streets shall be 400 mm. Minimum diameter of wastewater drainage pipes and sewers in residential units shall be 150 mm; in the streets shall be 200 mm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3.1 Minimum flow velocity in a drainage network shall be sufficient to avoid sedimentation.

2.2.3.2 Minimum flow velocity in compressed sludge pressure pipes (fresh sludge, decomposed sludge, activated sludge, etc.) shall be sufficient to avoid sedimentation.

2.2.3.3 Maximum flow velocity in gutters of rainwater and production greywater allowed to be released into receiving waters shall be sufficient to avoid failure, damage, and erosion of gutters depending on gutter materials or type of gutter reinforcement.

2.2.4 Minimum slope

2.2.4.1 Minimum slope of sewers shall be selected on the basis of minimum flow velocity intended for each type of sewers and sewer dimensions.

2.2.4.2 Minimum slope of street gutters shall be 0,3 %.

2.2.5 Fullness of drainage pipes shall guarantee minimum space for ventilation and reserve for situations where wastewater level exceeds the design threshold.

2.2.6 Minimum installation depth (from the top of the pipes) shall be:

- In case of areas not occupied by motor vehicles: 0,3 m;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.7 Where pipes and drainage works travel through soil with poor conditions, appropriate technical measures shall be taken to ensure that the pipes and works are stable and not prone to depression, deformation.

2.2.8 Connectors of pipes and socket sewers shall be in form of rubber washers whereas connectors of smooth pipes shall be in form of belts. Such forms of connection are only applicable to sewers whose diameter is equal to or smaller than 300 mm. Connection of pipes and sewers of PVC, uPVC, HDPE, and other materials shall conform to manufacturers’ instructions.

2.2.9 Storm drain

2.2.9.1 Storm drains shall be situated along streets and squares to drain all storm water.

2.2.9.2 Rainfall frequency shall be calculated in accordance with QCVN 01:2021/BXD.

2.2.9.3 Pipes connecting inspection shafts and storm drains shall not exceed 40 m in length. diameter of the connecting pipes shall be determined depending on area of rainwater collection in dwelling units and shall not be less than 300 mm.

2.2.9.4 Storm drains shall contain sedimentation basins with minimum depth of 0,3 m and inlets shall be outfitted with garbage grates.

2.2.9.5 In respect of combined drainage system in dwelling units, storm drains shall be outfitted in a way that prevents odor and allow uninterrupted flow.

2.2.9.6 In respect of rainwater drainage network where difference in height between grade plane of pipes is equal to or less than 0,5 m, pipe diameter is less than 1 500 mm and flow velocity does not exceed 4 m/s, connection in form of inspection shafts shall be allowed. Where height difference in grade plane is greater than 0,5 m, backdrop manholes shall be required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.10.1 In respect of wastewater drainage network, inspection shafts shall be located:

- Where different pipelines are connected;

- Where sewers change direction, slope, or diameter;

- Spaces between inspection shafts along straight pipe segments shall facilitate convenient operation and vary depending on pipe dimensions and installation methods;

- Inspection shafts that are connected to pipes of a minimum diameter of 700 mm may have working platforms installed to one side of the drain. The platforms shall not be les than 1 000 mm away from the opposite wall. Where inspection shafts contain sewers of a minimum diameter of 2 000 m, working platforms may be supported by outrigger beams; dimension of clear section of the drain shall not be less than (2 000 x 2 000) mm.

2.2.10.2 Dimensions of inspection shafts:

- Where a sewer's diameter is equal to or less than 800 mm, circular inspection shafts have diameter of 1 000 mm whereas square inspection shafts have dimensions of (1 000 x 1 000) mm;

- Where sewer’s diameter is greater than 800 mm, inspection shafts shall be 1 200 mm in length and 500 mm greater than pipe diameter in width;

- Shaft openings shall be circular in shape where the smallest inner diameter is 600 mm; shaft openings of square or rectangular in shape shall only be used in special circumstances;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.10.3 Ladders for traversal of the shaft shall be required for maintenance purposes where depth of inspection shafts exceeds 1,2 m.

2.2.10.4 In respect of areas where construction has complete, shaft opening shall be located at street elevation. In respect of areas where trees are planted, shaft opening shall be at least 100 mm above ground elevation; in respect of areas where construction is not implemented, shaft opening shall be at least 200 mm above ground elevation. Inspection shafts of rainwater drainage system shall share a similar structure to those of wastewater. The bottom of inspection shafts of rainwater drainage system shall include sedimentation basins. Sedimentation basins shall be 0,3 m to 0,5 m in depth.

2.2.10.5 Anti-damp solutions shall be applied to shaft walls and floor appropriately. Where bricks are used as shaft construction materials, anti-damp layers shall be 0,5 m higher than groundwater level.

2.2.10.6 Cover of inspection shafts and backdrop manholes shall be made of materials and structures that are capable of withstanding loads in a similar fashion as roads or sidewalks.

2.2.11 Backdrop manholes and other wells

Backdrop manholes, rainwater collection wells, cleaning shafts, inspection shafts, wastewater outlets, rainwater outlets, and combined sewer overflows shall conform to technical requirements of selected and applied technical standards.

2.2.12 Inverted siphon pipes for water crossing

As a general principle, water crossing is not implemented. Inverted siphon pipes shall only be used where necessary, such as when crossing rivers of great depth. If this is the case:

- A minimum of two siphons shall be installed for maintenance purposes where one pipe is congested;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Flow velocity of horizontal pipe segments shall be 20 % ÷ 30 % greater than that of upstream pipes to prevent sedimentation;

- Inspection shafts shall be located before and after these pipe segments. Inspection shafts before the inverted siphons shall include sedimentation basins.

2.2.13 Wastewater and rainwater outlets, combined sewer overflows

2.2.13.1 Treated wastewater outlets discharging into receiving waters:

- Positioning of sewers and wastewater outlets shall be selected so that discharged wastewater combines with receiving waters, does not cause bank erosion, and does not affect scenery, environment, nearby structures, and waterway traffic in the area;

- Structure of sewers and outlets shall facilitate the most effective mixing of treated water and receiving waters. Outlets shall not affect operation of nearby watercrafts, geological and hydrographic conditions of receiving waters;

- Where treated wastewater is discharged into lakes, the outlets shall be at least 0,2 m below the lowest water level of the lakes.

2.2.13.2 Rainwater sewers and outlets can be:

- An open type where embankment is not implemented;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: Where water level of receiving waters is higher than that of sewers, backflow prevention devices shall be installed in outlets.

2.2.13.3 Combined sewer overflows of combined drainage system shall include sewer regulators. Dimension and design of sewer regulators shall depend on flow rate of discharged water and water level in sewers, receiving waters.

2.2.13.4 Gas extraction in water drainage network

Wastewater drainage network shall be outfitted with gas extraction solutions.

2.2.14 Wastewater pump stations and tanks

Schedule 1 - Pump station reliability

Reliability level

Operational characteristics of pump station

Level I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Level II

Wastewater pumps are allowed to be suspended for up to 6 hours

Level III

Wastewater pumps are allowed to be suspended for up to 1 day

2.2.14.1 Depending on level of reliability, positions, and functions, wastewater and sludge pump stations shall be classified in accordance with Schedule 1.

2.2.14.2 Gate valves shall be installed on pipes carrying wastewater to pump stations.

2.2.14.3 The minimum number of pressure pipes in level I pump stations shall be 2. Where emergency occurs and results in the suspension of one pipe, the other pipe shall be able to work at 100% calculated capacity. In this situation, backup pumps shall be used.

2.2.14.4 It is permissible to install one pressure pipe in level II and level III pump stations. Each pump must have a separate suction pipe.

2.2.14.5 In respect of sludge pump stations, solutions for cleaning suctions and booster pipes shall be required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.14.7 Water intake chambers shall be designed in a way that they prevent wastewater from seeping into the ground; solutions for preventing corrosion of structures and equipment shall be required.

2.2.14.8 Solutions for ventilation and ensuring safety for tank, pump station operators shall be required.

2.2.14.9 In respect of high capacity pumps, installation of overhead lifting equipment shall be taken into consideration for the purpose of installing the pumps.

2.2.15 Construction of underground drainage pipes carrying wastewater to wastewater treatment stations and treatment plants utilizing pipe jacking method shall conform to separate regulations.

2.3 Wastewater treatment works

2.3.1 Wastewater treatment stations, treatment plants

Equipment for collecting odor and deodorizing or solutions for preventing odor and emission from escaping to the environment shall be required and compliant with QCVN 05:2023/BTNMT.

2.3.2 Unit work items in wastewater treatment stations, treatment plants

2.3.2.1 Garbage grates shall be installed in all wastewater treatment stations regardless of treatment capacity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.3 Grease collectors shall be required where grease content exceeds 100 mg/L.

2.3.2.4 Detention basins shall be required to control flow rate and content of contaminants in wastewater. Basin volume shall be determined by graphs illustrating flow rates and graphs illustrating changes to contaminant contents in wastewater. Where data is not available, data of other active similar stations and plants shall be used as reference.

2.3.2.5 Preliminary clarifiers are not required not be installed in wastewater treatment stations and treatment plants where content of suspended matters of input wastewater is less than 150 mg/L.

2.3.2.6 Above-ground wastewater treatment works such as constructed wetlands may be located in areas with sufficient hydrogeology conditions (particle compositions, elevation of bottom of the works which must be at least 0,5 m above ground water level) and must meet local hygiene requirements. In other situations, appropriate technical solutions shall be required. Construction and operation of gravel filter and filter trenches shall adhere to relevant regulations.

2.3.2.7 Biological wastewater treatment works that utilize attached growth methods such as biological filtration tanks or suspended growth of activated carbon such as aerotanks, CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, etc. may be used as secondary or tertiary wastewater treatment.

2.3.2.8 Construction and operation of works for biological treatment of wastewater shall depend on components, characteristics, and capacity of wastewater. Contents of toxic substances in wastewater shall be below the permissible threshold so as to ensure normal operation of microorganisms in biological treatment works.

2.3.2.9 Secondary clarifiers shall be installed in wastewater treatment stations and treatment plants after biological or chemical treatment process. Where SBR technology is used, secondary clarifiers shall be incorporated in the same structure.

2.3.2.10 Disinfectant equipment and works shall be installed in wastewater treatment stations.

2.3.2.11 Sludge gravity thickeners shall be located in wastewater treatment stations and treatment plants that utilize sludge activated wastewater treatment (in CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, etc.). Where capacity of wastewater treatment stations and treatment plants is below 1 000 m3/d, sludge gravity thickeners shall not be required depending on technical and economic comparison results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.13 Methane fermenters:

- Methane fermenters shall be considered as a solution for disposing biodegradable organic sediments of domestic and manufacturing wastewater. It is permissible to introduce grinded and biodegradable organic matters to methane fermenters (garbage collected by grates, and wastes of organic origin);

- Fire prevention and fire safety solutions for methane fermenters shall be required;

- Upon receiving materials and wastes of organic origin from outside of wastewater treatment plants, components, harmful substances, and size of grinded particles shall be carefully taken into consideration and pre-treated where needed so as to not affect treatment efficiency;

- Solutions for strengthening fermentation process shall be required so as to effectively utilize fermentation gas.

2.3.2.14 Sludge drying or separating works and equipment:

- Sludge drying surface shall not be located on natural soil; sludge liquid collecting pipes shall be required and installed in a way that sludge liquid does not seep into the ground;

- Drying process shall utilize mechanical equipment so as to negate natural phenomena (heavy rain, high humidity) or poor land conditions;

- Sludge incinerators may be used for total decontamination and reduction of sludge quantity as long as emission treatment is implemented in accordance with the Law on Environmental Protection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE. In order to negate the effect of precipitation, drying grounds shall be outfitted with roofs.

2.3.2.15 Gas supply stations:

- Buildings of gas supply stations may be outfitted with air filters, pumps for technical water pump and aerotank drainage, activated sludge pumps, central control equipment, distribution equipment, transformers, common rooms, and other auxiliary equipment;

- Gas supply stations shall be outfitted with fire safety and prevention equipment in accordance with fire prevention and firefighting laws.

2.3.3 In respect of new residential areas, residential clusters, new development areas with low population density, it is necessary to adopt on-site or distributed (non-centralized) wastewater treatment works (such as gravel filters, filter trenches, constructed wetlands) on the basis of technical-economic advantages over centralized wastewater treatment.

2.4 Maintenance

2.4.1 Water drainage works and work items shall be periodically maintained and/or replaced in order to perform design functionalities.

2.4.2 Construction and operation of water drainage network and wastewater treatment network shall adhere to occupational safety and fire safety laws; employees constructing and operating water drainage network and wastewater treatment network shall be adequately equipped with PPE.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

 

QCVN 07-3:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - TRENCH AND TUNNEL WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals relevant to investment in construction, renovation, and operation of trench and tunnel works.

1.3 Reference documents

Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

QCVN 02:2022/BXD, National Technical Regulation on Physical Natural and Climatic data for Construction;

QCVN 33:2019/BTTTT, National Technical Regulation on Installation of outside telecommunication cable network;

QCVN 01:2020/BCT, National technical regulation on Electric safety.

1.4 Definitions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.1

Trench

Refers to an underground line works with small dimensions for installations of cables, wires, and ducts.

1.4.2

Manhole

Refers to a vertical underground work within trench system for installation and connection of wires, telecommunication cables, electric cables, public lighting cables, water supply pipes, energy supply pipes (if any) and backup supply pipes.

1.4.3

Tunnel

Refers to an underground line works with sufficiently large dimensions to allow humans to perform installation, repair, and maintenance of equipment and pipelines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Technical connection

Refers to connection between wires, cables, underground pipes, trenches, and tunnels.

1.4.5

Underground wires, cables, pipelines

Refers to water supply pipes, energy supply pipes, water drainage pipes, electric wires, communication wires constructed underground.

1.4.6

Emergency exit

Refers to works that allow employees to exit from tunnels to ground level in case of emergencies.

1.4.7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to a part of tunnel that is outfitted with independent ventilation system and serves as temporary refuge for employees in case of emergencies.

1.4.8

Control station

Refers to works built for installation of control system and control of operation of technical equipment in tunnels.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1 Trench and tunnel works shall adhere to construction planning, urban planning, and specialized planning approved by a competent authority.

2.1.2 Design and construction of trench and tunnel works shall take into account effects of natural conditions, useful life, climate change, and rising sea level. Including:

- Load-bearing capability of construction elements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- No impact on adjacent structures and other works which the trench and tunnel works intersect with;

- Advanced construction technologies (if any);

- Convenience and effectiveness in construction and operation.

2.1.3 Materials and design of trench and tunnel works shall meet requirements regarding strength, fire safety, antidamping, and stability during useful life while under the effect of load and natural conditions, and technical requirements under selected and applied regulations.

2.1.4 Dimensions of trench and tunnel works shall meet design functionalities, safety, and convenience in operation and reserve for future growth.

2.1.5 Depth and position of trench and tunnel works shall rely on technological, terrain, geographic, and hydrographic geological conditions. It is also necessary to take into account depth of technical infrastructure network and other works which the trench, tunnel works intersect as well as construction methods and load applied.

2.1.6 Connection between underground technical infrastructures and other underground works shall ensure safety and convenience in operation and ensure that connecting elements meet technical requirements.

2.1.7 Fire safety, water drainage, lighting, and ventilation systems in trench and tunnel works shall facilitate convenient construction, repair, and maintenance.

2.1.8 Technical solutions ensuring safety for trench and tunnel works shall be required in areas where mining activities take place and areas prone to depression.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.10 Trench and tunnel works shall be marked on the ground.

2.1.11 Geotechnical - environmental monitoring, geological environment monitoring, trench and tunnel work monitoring, monitoring of connecting works of underground technical infrastructures, monitoring of adjacent works shall be implemented during construction and operation of tunnel works.

2.2 Trench

2.2.1 Structure of trench

2.2.1.1 Trench works consist of: manholes, brackets, and separate chambers (if any) for installation of wires, cables, pipes.

2.2.1.2 Dimensions and shapes of trenches shall meet demands (with 10% reservation) for installation of wires, cables, pipes of all types and sizes and separation distances between them in accordance with regulations applicable to specific type of pipes situated in trenches.

2.2.1.3 Depth of trenches shall be determined depending on:

- Load-bearing capability of construction elements;

- Terrain, hydrographic geology conditions, and rising sea level of local area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Advanced construction technologies (if any);

- Convenience and effectiveness in construction and operation.

2.2.1.4 Where trenches are situated below sidewalks and outside of carriageways, edges of trenches shall not be less than 1,0 m away from building walls.

2.2.1.5 Trench branches in residential areas may be located below carriageway. Horizontal distance between trenches and urban underground technical infrastructures outside of trench and tunnel works shall adhere to the QCVN 01:2021/BXD.

2.2.1.6 Layout of trenches in residential areas shall anticipate construction process in phases and expansion, repair thereof.

2.2.1.7 Depth measured from the top of trenches to the surface of sidewalks shall not be less than 0,3 m and to the surface of carriageways shall not be less than 0,7 m.

2.2.1.8 The bottom of trenches shall have minimum slope of 0,1% to facilitate drainage.

2.2.1.9 Manholes shall be located where trenches intersect, change direction, and travel on a straight line where manholes shall be situated at most every 100 m.

2.2.2 Wires, cables, and pipes in trenches

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2.2 Arrangement and underground installation of wires, cables, and pipes shall be implemented on the following basis:

- Connection to general wires, cables, and pipes of urban areas must be guaranteed;

- Where wires, cables, and pipes are placed together in trenches to subscribers, regulations on common use of sewers and tanks in the area and other relevant professional regulations must be adhered to;

- Positioning of wires, cables, pipes and spacing thereof must be clearly defined so as to prevent interference and maintain safety throughout operation in a manner compliant with QCVN 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT, and relevant law provisions;

- Horizontal arrangement of wires, cables, and pipes must adhere to type-specific technical requirements, facilitate operation, maintenance, and ensure fire safety. Separation distance from pipes to the edge of trenches shall not be less than 0,05 m.

2.2.2.3 Wires, cables, and pipes in trenches shall be placed on brackets or separate channels. Supporting brackets of pipes and contact points between pipes and supporting pads shall meet strength, stability, safety, and convenience requirements in management and operation of the system.

2.2.2.4 Spacing, dimensions, and quantity of brackets of electric pipes and cables shall conform to design of each works and adhere to 2.2.1. Where electric wires and cables with varying voltages are placed on the same brackets, these wires and cable shall be physically separated or 0,05 m away from one another.

2.2.2.5 Wires, cables, pipes, connections in trenches shall meet mechanical, physical, chemical, electrical, anti-damping, anti-corrosive, and strength requirements.

2.2.2.6 Pipes, lining materials, coating materials, accessories, and parts of pipes must conform to use purposes and maximum operating pressure. Regulations of relevant industries shall be adhered to.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2.8 Minimum vertical clearance between beams supporting wires, cables, and pipes in trenches shall be:

- At least 0,15 m between the beams supporting communication lines; at least 0,2 m between beams supporting communication lines to overhead beams supporting electric lines;

- At least 0,15 m between beams supporting technical equipment lines to the top and bottom of the trenches;

- At least 0,2 m from water supply pipes or other technical system and beams supporting electric supply lines to the top and bottom of the trenches.

2.2.3 Manholes

2.2.3.1 Minimum clearance of manholes in trench system shall be sufficient to facilitate operation. Minimum length of manholes shall be 1,5 m where depth and width of manholes shall be at least 10% greater than depth and width of trenches.

2.2.3.2 Manholes shall be kept clear, dry, and convenient for access and operation.

2.2.3.3 Manhole cover shall:

- Be on the same elevation as finished surfaces of streets and sidewalks;‘

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Be at least 0,2 m higher than elevation of areas where no construction activities take place;

- Be able to withstand load under any circumstances;

- Be able to prevent solid matters from falling in the manholes.

2.2.3.4 Areas where water collection is positioned, a minimum of 2 submersible pumps shall be required (where one pump acts as primary pump and the other acts as backup pump).

2.2.3.5 Where gravity drainage system is used from manholes or water intake along pipes or channels, diameter of pipes or channels shall not be less than 0,2 m where minimum slope from manholes or water intake to combined drainage system shall be 0,5%.

2.3 Tunnel

2.3.1 Structure of tunnel

2.3.1.1 Tunnels consist of: specialized rooms, refuge chambers, control stations, entry doors, egress doors, water intake, structural elements for installation of lighting fixtures, drainage, ventilation, communication, signaling, security, automatic alarm equipment in case of emergencies.

2.3.1.2 Dimensions, shapes, and structures of tunnels shall be determined on the following basis:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ensure safety, effectiveness, and convenience in operation, maintenance, and repair of wires, cables, and pipes in tunnels;

- Reservation for future expansion shall be made.

2.3.1.3 Minimum clear height of tunnels shall be 1,9 m; minimum clear width of tunnels shall be 1,6 m. Minimum clear width and height of walkway in tunnels shall be 0,8 m and 1,8 m respectively.

2.3.1.4 The bottom of tunnels shall have minimum longitudinal slope of 0,1% towards water intake. Tunnels shall be kept dry at all time.

2.3.1.5 Each refuge chamber in tunnels shall be outfitted with independent ventilation equipment. Length of each refuge chamber and positioning of refuge chamber shall be calculated on the basis of urban construction conditions, technical solutions, and general planning.

2.3.1.6 Doors shall be situated where tunnels intersect and at most every 500 m if tunnels travel in a straight line where minimum clear length shall be 1,5 m and minimum clear width shall be 1 m. Doors shall be accompanied by ladders leading to the tunnels.

2.3.1.7 Doors leading to and from tunnels shall be designed in a way that they can keep water out of tunnels with flood data based on historical data of meteorology, hydrology, hydrogeology, and rising sea level forecast.

2.3.1.8 Tunnels shall be outfitted with signs indicating direction and egress.

2.3.2 Wires, cables, pipes in tunnels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.2 Tunnels may contain telecommunication, electricity, public lighting wires and cables, water supply pipes, energy supply pipes, water drainage pipes (if any). Wires, cables, and pipes contained in tunnels shall be marked as per applicable laws.

2.3.2.3 Arrangement and installation of wires, cables, pipes in tunnels shall meet all requirements below:

- Safety for humans, installed structures, adjacent structures, and relevant infrastructure system must be guaranteed;

- Connection to general wires, cables, and pipes of urban areas must be guaranteed;

- Where wires, cables, and pipes are placed together in tunnels to subscribers, regulations on common use of sewers and tanks in the area and other relevant professional regulations must be adhered to;

- Positioning of wires, cables, pipes and horizontal spacing thereof must be clearly defined so as to prevent interference and maintain safety throughout operation in a manner compliant with QCVN 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT, and relevant law provisions. Minimum clearance from pipes to walls of tunnels shall be 0,05 m.

2.3.2.4 Wires, cables, and pipes in tunnels shall be placed on brackets or separate channels. Supporting brackets of pipes and contact points between pipes and supporting pads shall meet strength, stability, safety, and convenience requirements in management and operation of the system.

2.3.2.5 Spacing, dimensions, and quantity of brackets of electric pipes and cables shall conform to design of each works and adhere to 2.3.1. Where electric wires and cables with varying voltages are placed on the same brackets, these wires and cable shall be physically separated or 0,05 m away from one another.

2.3.2.6 Wires, cables, pipes, connections in tunnels shall meet mechanical, physical, chemical, electrical, anti-damping, anti-corrosive, and strength requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.8 Anti-interference solutions shall be taken where communication wires are placed in the same tunnel as electric wires.

2.3.2.9 Minimum vertical clearance between beams supporting wires, cables, and pipes in tunnels shall be:

- At least 0,15 m between the beams supporting communication lines; at least 0,2 m between beams supporting communication lines to overhead beams supporting electric lines;

- At least 0,15 m between beams supporting technical equipment lines to the top and bottom of the trenches;

- At least 0,2 m from water supply pipes or other technical system and beams supporting electric supply lines to the top and bottom of the tunnels.

- At least 0,25 m between beams supporting electric supply lines of a voltage of up to 35 kV.

2.3.2.10 Minimum separation distance between optical cables and electric wires in tunnels shall adhere to regulations on separation distance under QCVN 01:2020/BCT, QCVN 33:2019/BTTTT.

2.3.2.11 Pipes made of combustible materials in tunnels shall be contained in separate compartments.

2.3.2.12 Gas pipes and pipes carrying combustible and flammable materials must not be placed in the same space as cables in tunnels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.3.1 Tunnels should be placed along road strips and main roads when possible; tunnels may be placed under sidewalks or carriageways.

2.3.3.2 Minimum horizontal clearance from tunnels to urban underground infrastructures shall adhere to QCVN 01:2021/BXD.

2.3.3.3 Depth measured from ground elevation to the top of tunnels shall be sufficient so as to withstand force imposed by adjacent structures and temporary load on the ground and shall not be less than 0,7 m under all circumstances. Where tunnels are deeper than foundation of buildings or foundation of adjacent technical network, technical solutions shall be taken to ensure safety for these structures.

2.3.3.4 Tunnels shall not intersect other line-type works (metro lines, railways, carriageways, tramways, etc.) at an angle lower than 60o. Separation distance between the intersection to equipment of aforementioned works shall maintain safety in operation.

2.3.3.5 Technical system: lighting, ventilation, water supply, water drainage, electricity supply, fire prevention and firefighting, egress, and operation control in tunnels shall meet safety requirements, not cause accidents during structure construction and operation, and adhere to selected and applied regulations.

2.3.3.6 Electricity of tunnels shall be provided by two separate sources in a manner complaint with QCVN 01:2020/BCT.

2.3.3.7 Other appliances (street lighting, advertising works, mercantile works, etc.) shall not be connected to electrical grid of tunnels.

2.3.3.8 Tunnels shall be outfitted with gravity-flow water collection system which direct water to water intakes at low positions in tunnels.

2.3.3.9 Where separate pump stations of tunnels are used or water is pumped from water intakes, a minimum of 2 submersible pumps (where one pump acts as primary pump whereas the other acts as backup pump).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.3.11 Protection from infiltration of saltwater, groundwater, and other liquid into tunnels shall be implemented; anti-corrosive measures for tunnels shall be required.

2.3.3.12 Technical solutions shall be implemented to ensure hygiene and safety for employees during construction and operation.

2.3.4 Construction elements

2.3.4.1 Design of tunnel elements shall take into account impact of load, natural factors according to QCVN 02:2022/BXD and interaction of the works and surrounding geological environment and adjacent works.

2.3.4.2 Solutions for sealing gaps on exterior of tunnels and tunnel walls in order to meet anti-damping requirements according selected and applied standards or approved design tasks.

2.3.4.3 Where tunnels are situated in areas prone to earthquakes, depression, or mining activities, additional solutions for improving stability, preventing depression, damping, and ensuring fire safety for tunnels and pipes therein shall be required.

2.3.4.4 Where tunnels cross submerged obstacles:

- Installation depth of submerged tunnel segments shall take into account specific conditions of each area and shall not be less than 0,5 m in all circumstances from design grade plane of the river bed to the top of the tunnels; or not be less than 1 m in navigation channels;

- Protective coatings on top of tunnels shall be reinforced and protected against corrosive effect of the flow;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.5 Ventilation

2.3.5.1 Ventilation of tunnels (whether artificial or natural) shall take into account climate change. Conditions regarding temperature and wind velocity in tunnels shall adhere to applicable occupational safety and hygiene laws. Spacing and dimensions of air outlets shall be calculated depending on cross-sectional area of tunnels, specific local conditions to ensure safety for repair and maintenance personnel in tunnels when ventilation equipment is turned on. Spacing between air outlets in all circumstances shall not exceed 150 m, cross-sectional area of air outlets shall not be less than 0,2 m. Solutions for maintaining safety, security and preventing infiltration of rainwater into tunnels shall be required.

2.3.5.2 System for monitoring and examining content of carbon monoxide (CO), toxic gas. combustible gas in areas where tunnels intersect underground gas pockets and gas pipes.

2.3.6 Warning signs

2.3.6.1 Equipment system for issuing warnings regarding operation of energy supply sources and contents of toxic gases in tunnels.

2.3.6.2 Automatic fire alarm system shall be required in tunnels.

2.3.6.3 Security or CCTV system shall be required in tunnels for the purpose of detecting trespassers in tunnels.

2.3.6.4 Warning information and signals shall be transmitted to control stations.

2.3.7 Fire safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4 Maintenance

2.4.1 Trenches and tunnels shall be periodically maintained or replaced throughout operation so as to maintain design functionalities.

2.4.2 Trenches and tunnels shall be maintained in accordance with construction maintenance laws.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 07-4:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - URBAN TRANSPORTATION WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

This Regulation prescribes technical requirements and mandatory management requirements in investment, construction, renovation, and upgrade of urban transportation works.

This Regulation does not apply to transportation works such as municipal railway, sea ports, inland waterway ports, airports.

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals relevant to investment, construction, renovation, and upgrade of urban transportation works.

1.3 Reference documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

QCVN 07-2:2023/BXD, National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Sewerage, Drainage Works;

QCVN 07-7:2023/BXD, National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Lighting Works;

QCVN 10:2014/BXD, National Technical Regulation on Construction for Accessibility for persons with disabilities.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Urban road

Refers to a road within an administrative division of a city, town, commune and is determined under urban planning approved by competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Square

Refers to an urban area with open space serving as an urban landscape and combination between architectural works and traffic system; is accessed by roads, pathways and surrounded by large-scale structures with varying functions.

1.4.3

Flow rate

Refers to the number of vehicles (or people) moving through a cross-section area of the road in a unit of time (hour or 24 hours).

1.4.4

Design vehicle flow rate

Refers to number of cars converted from number of other vehicles moving through a cross-section area of the road in a unit of time for a future year. The future year is the 20th year in respect of city-level roads, 15th year in respect of reconstructed roads and upgraded, renovated roads in an urban area, and from the 3rd year to the 5th year in respect of repaired roads and roads subject to traffic rearrangement.

1.4.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to the peak vehicle count moving through a cross-section (a lane, lanes) under specific road, traffic, and environment conditions.

1.4.6

Peak vehicle count

Refers to the peak vehicle count of a rush hour which is counted every 15-minute interval of the hour (vehicle flow rate of 15 minutes of a rush hour x 4).

1.4.7

Maximum capacity

Refers to traffic capacity determined under defined ideal conditions.

1.4.8

Possible capacity

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.9

Design speed

Refers to speed that is used to calculate geometry limitations of road in unfavorable conditions.

1.4.10

Public transportation

Refers to a transport system serving urban transportation via the use of public means of transport such as: buses, rapid buses, urban railway, etc.

1.4.11

Rapid bus

Refers to public transportation model that uses buses that have high transport capacity, high service speed, operate on separate lane, have modern and synchronized infrastructure system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Urban transportation works

Consists of urban roads, overpasses, underpasses in cities; road warning systems; water drainage system; works serving public transportation, and other auxiliary works, equipment of urban roads.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1 Urban transportation works shall meet traffic safety requirements, fulfill travel demands appropriate to the selected service level, ensure equality for all traffic participants, and create diversity in choice of modes of transport.

2.1.2 Investment and construction of urban transportation works shall adhere to planning approved by competent authority and regulations on road traffic infrastructure management.

2.1.3 Urban transportation works shall maintain stability and integrity requirements, conform to natural conditions, and adapt to climate change and rising sea level.

2.1.4 Urban transportation works shall allow fire engines to access constructions and fire department connections.

2.1.5 Urban transportation works shall facilitate access by persons with disabilities in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.1 Contour map of urban roads

2.2.1.1 Minimum visibility depicted on contour map and longitudinal section of roads:

- Stopping sight distance is guaranteed under all circumstances;

- Structures and trees taller than 0,5 m shall not be allowed in areas where visibility is required;

- Visibility values in Schedule 1 may be reduced where urban roads are renovated or new roads are built on disadvantageous terrain and technical - economic basis is provided as long as speed limit signs and other measures for speed control are implemented.

Schedule 1 - Limit design parameters of contour maps and longitudinal section of roads

Factors

Design speed, km/h

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



60

50

40

30

20

1. Radius of horizontal curve 1), m

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

a) Limit minimum

400

250

125

80

60

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

b) Regular minimum

600

400

200

100

75

50

50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4 000

2 500

1 500

1 000

600

350

250

2. Stopping sight distance2), m

150

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



75

55

40

30

20

3. Overtaking sight distance 3), m

-

550

350

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



200

150

100

4. Maximum longitudinal gradient 4), %

4

5

6

6

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9

5. Maximum superelevation rate 5),%

8

8

7

6

6

6

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



200

150

100

80

70

50

30

 

(150)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(60)

(50)

(40)

(30)

(20)

7. Minimum radius of vertical curve 7), m

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

a) Summit type:

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Regular

10 000

4 500

2 000

1 200

700

400

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6 500

3 000

1 400

800

450

250

100

b) Valley type:

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

- Regular

4 500

3 000

1 500

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



700

400

200

- Limit

3 000

2 000

1 000

700

450

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



100

8. Minimum length of vertical curve, m

85

70

50

40

35

25

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2) Two-way sight distance equals twice the stopping sight distance.

3) Overtaking sight distance is not required in respect of expressways, roads with medians, and one-way roads.

4) Maximum longitudinal gradient in areas with disadvantageous terrain (mountainous regions) may be increased by 2 % in respect of regional roads, internal roads and by 1 % in respect of urban roads.

5) In respect of simple junctions, superelevation is not required or superelevation gradient may equal road gradient.

6) Where roads are renovated and/or upgraded, values contained in brackets shall apply.

7) Radius of horizontal curve and vertical curve dictate 2 values: limit radius refers to the minimum radius applied in areas with disadvantageous terrain; regular radius refers to minimum and recommended radius applied in areas with non-disadvantageous terrain. In all circumstances, the greater the radius the better.

2.2.1.2 Curve radius on contour map

Limit minimum, regular minimum, and non-superelevation minimum radius of curves shall adhere to Schedule 1.

2.2.1.3 Turning radius for dead-end roads:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Area of turning facilities other than turn arounds shall be at least 12 m x 12 m.

2.2.1.4 Turning radius of medians:

- All openings along medians shall be of sufficient dimensions to facilitate turn-around of vehicles;

- Where road width is insufficient for turning around, other measures must be taken to enable vehicles to safely turn around without affecting other vehicles on the road.

2.2.1.5 Transition curve:

- Where design speed of road is equal to or greater than 60 km/h, a transition curve shall be required between a straightaway and a curve;

- Where the curve includes superelevation, the transition curve may also act as transition for the superelevation segment. Where transition curve is not used, the superelevation transition shall be situated half on the straightaway and half on the curve.

2.2.1.6 In respect of expressways, urban arterial roads, urban collectors, and other roads with at least 4 lanes and medians, superelevation segment shall be outfitted with rainwater and runoff collection system at the medians and where water ponding occurs.

2.2.1.7 Verticality planning of urban roads (carriageways, medians, sidewalks); connection between verticality of urban roads and roadside functionalities shall be designed so as to fulfill rainwater drainage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2.1 Longitudinal section of roads depicts design elevation of carriageway surface based on the center or edge of carriageways. Where tramways are situated in the middle of the road, longitudinal section shall be determined along the center of tramways where the tramways share the same elevation as the roads.

2.2.2.2 Design elevation of roads shall conform to planning for grade plane elevation and surface runoff drainage of urban areas and general architecture of urban roadside constructions while maintaining vertical clearance in accordance with use demands.

2.2.2.3 In respect of roads in mountainous regions, renovated urban roads and roads in areas with disadvantageous and/or restrictive terrain, where technical - economic basis is sufficient, it is permissible to increase maximum gradient under Schedule 1 by an extra 1% in case of urban roads and 2 % in case of regional roads and internal roads. Longitudinal gradient of roads in tunnels (except for tunnels that are less than 50 m in length) and roads leading up to overpasses shall not exceed 4 % where non-motorized vehicles operate on such roads. Where each direction of a road has a separate longitudinal section, the maximum gradient of downslope segment may be increased by 2 % compared to the maximum longitudinal gradient under Schedule 1.

2.2.2.4 Where curve radius ranges from 15 m to 45 m, longitudinal gradient under Schedule 1 shall be reduced in accordance with Schedule 2.

Schedule 2 - Gradient reduction on curves

Curve radius, m

> 30 ÷ ≤ 45

> 25 ÷ ≤ 30

> 20 ÷ ≤ 25

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

Longitudinal gradient reduction, %

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

2.2.2.5 Where longitudinal gradient of urban roads is less than 0,3 %, grating of minimum gradient of 0,3 % shall be required and rainwater collectors shall be required where water ponding occurs.

2.2.2.6 Where roads intersect with railways, longitudinal gradient of the crossing shall not exceed 4%; longitudinal gradient of roads within railway safety corridor shall not exceed 2,5 % (exceeding sections between 2 railways).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2.8 Minimum radius of vertical curves shall conform to Schedule 1; in special circumstances where technical - economic basis is present, it is permissible to lower minimum radius by one level.

2.2.3 Cross section of urban roads

2.2.3.1 Cross section of urban roads shall be sufficient and meet all technical requirements in order to facilitate different modes of transport according to current or future demand which may include: sections for motorized vehicles, sections for public transportation, sections for non-motorized vehicles, auxiliary lanes, parking spaces, reserved land fund for renovation and expansion (if any) and sections for structures, equipment serving traffic operation.

2.2.3.2 Carriageways of urban roads

2.2.3.2.1 Expressway

Factors of carriageway of expressways (number of lanes, lane width, safety width, road width) are specified under Schedule 3.

Schedule 3 - Minimum dimensions of cross section of urban roads

Road level

Road level

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Number of two-way lanes

Width of one lane, m

Median width, m2)

Minimum road width, m

Urban-level

 

100

4

3,75

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



27,50

1. Urban expressway

80

4

3,75

0,50

27,00

 

60

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,50

0,50

24,50

 

100

4

3,75

0,75

30,50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



80

4

3,75

0,50

30,00

 

60

4

3,50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



26,00

 

100

4

3,75

0,75

30,50

3. Urban collector road

80

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,75

0,50

30,00

 

60

4

3,50

0,50

26,00

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



80

4

3,75

0,50

30,00

60

4

3,50

0,50

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regional-level

5. Regional collector road

60

4

3,50

0,50

24,00

50

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,25

23,00

6. Regional road

50

2

3,50

0,25

16,50

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,50

-

16,00

Internal -level

7. Sub-regional road

40

2

3,50

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Residential road, dead-end road

20, 30

2

3,00

-

10,00

9. Bicycle path

-

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



-

3,00

10. Footpath

-

2

0,75

-

1,50

1) Design speed of 60 km/h in respect of urban-level road shall be applied to mountainous regions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3.2.2 Urban-level road

- Width of lane and road is specified under Schedule 3;

- Section of roads that runs throughout an urban area shall be separated from section of roads that serve a localized area;

- Where road section serving traffic purpose has at least 4 lanes, medians of minimum width of 2 m for separating lanes of opposing directions shall be required. In respect of upgraded and/or renovated roads with difficulty regarding land fund, it is permissible to use medians or barriers.

2.2.3.2.3 Regional-level road

Number of lanes, width of lane, and width of road are specified under Schedule 3.

2.2.3.2.4 Internal road

- Number of lanes, width of lane, and width of road are specified under Schedule 3.

- In respect of roads in residential areas of existing urban areas that face difficulty regarding construction conditions, number of lanes, width of lane, width of road may be reduced to meet current conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3.2.6 Regulations on parts of carriageway of urban roads:

- Minimum geometry regulations are specified under Schedule 3;

- Actual number of lanes shall be determined by design vehicle flow rate of rush hour in the future year Nh, possible capacity of a lane Ptt and use coefficient of possible capacity Z:

Number of lane: n = Nh/Z x Ptt (lane);

- Design vehicle flow rate in rush hour of future year shall be determined on the basis of forecast. Where actual data is insufficient, take approximation equaling 0,10 to 0,15 of daily vehicle flow rate;

- Use coefficient of possible capacity is determined by dividing design vehicle flow rate by possible capacity in accordance with Schedule 4;

- Lateral gradient of carriageway is specified under Schedule 5;

- Sidewalk width is specified under Schedule 6 depending on the type of road and level of road;

- Where curve radius is less than 250 m, expansion section shall be incorporated in carriageway.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Road level

Design speed, km/h

Z

Urban-level road

100

0,6 ÷ 0,7

80

0,7 ÷ 0,8

60

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regional-level road

60

0,8

50

0,8 ÷ 0,9

40

0,8 ÷ 0,9

Internal road

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



30

0,9

20

0,9

Schedule 5 - Lateral gradient of carriageway

Type of road surface

Lateral gradient of carriageway, %

Urban road

Square, coach station

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Maximum

Minimum

Maximum

1. Asphalt concrete, cement concrete

1,5

2,5

1,5

2,5

2. Prefabricated cement concrete

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,0

1,5

2,5

3. Other asphalt surface

2,0

3,0

2,0

3,0

4. Stone paved and flat surface

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3,0

2.0

3,0

5. Chippings, aggregates

2,5

3,5

-

-

2.2.3.3 Sidewalk

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3.3.2 Sidewalk width is specified under Schedule 6 depending on the type of road and level of road.

2.2.3.3.3 Sidewalk sections to be used by pedestrians shall be layered with hard materials to accommodate travel on foot, drainage, ensure environmental hygiene, and adhere to general aesthetic.

2.2.3.3.4 Where open rainwater gutters are installed on sidewalks, safety measures shall be taken to protect humans and means of transport.

2.2.3.3.5 Minimum width of a pedestrian lane on sidewalks shall be 0,75 m.

2.2.3.3.6 Where sidewalk sections are indented to accommodate bus lay-bys, width of the remaining sidewalk section shall be at least 2 m and sufficient to accommodate foot travel.

Schedule 6 - Minimum width of roadside sidewalk by type of urban road

Type of urban road

Roadside sidewalk width, m

1. Urban-level road, urban road adjacent to entrance to shopping malls, markets, cultural centers, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Regional-level road

4,5 (3,0)

3. Urban internal road

3,0 (2,0)

NOTE: Values contained in brackets shall apply to circumstances where construction conditions are difficult.

2.2.3.3.7 Traffic capacity of a pedestrian lane is specified under Schedule 7.

Schedule 7 - Traffic capacity of a pedestrian lane

Foot travel conditions

Traffic capacity, person/h

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



700

2. Stores and houses are distant from sidewalk

800

3. Sidewalk in vegetation strip

1 000

4. Scenic route

600

5. Crosswalk

1 200

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Lateral gradient of sidewalk shall be at least 1 % and at most 3 %.

2.2.3.3.9 Curb

- Top of curb shall be at least 12,5 cm and at most 30 cm above carriageway; top of curb shall be at least 30 cm above carriageway in respect of medians and traffic islands;

- Slant curbs of a height ranging from 5 cm to 8 cm shall be used turns leading to residential areas;

- Curb height on internal roads, renovated and upgraded roads may be reduced to a minimum of 8 cm when taking to account elevation of existing residential areas.

2.2.3.3.10 Sidewalks shall accommodate accessibility of persons with disabilities in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.2.3.4 Footpath (on sidewalk)

2.2.3.4.1 Minimum number of pedestrian lanes, width of lane, and width of footpaths are specified under Schedule 3.

2.2.3.4.2 Lateral gradient of footpaths shall be at least 1 % and at most 3 %.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: Values contained in brackets only apply in limited conditions where number of crossing pedestrians is insignificant.

2.2.3.4.4 Where safe crossing of pedestrians on level grounds via means of traffic lights cannot be implemented, overpasses or underpasses shall be built to accommodate pedestrian crossing where traffic density exceeds 2 000 equivalent cars/h and pedestrian density exceeds 100 people/h (during rush hours).

2.2.3.4.5 Width of pedestrian overpasses and underpasses shall depend on calculated pedestrian density during rush hours and shall be greater than 3 m.

2.2.3.4.6 Footpaths shall accommodate accessibility of persons with disabilities in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.2.3.4.7 Footpaths shall meet aesthetic requirements and be designed to increase connectivity of pedestrians with destinations or public transportation hubs.

2.2.3.5 Bicycle paths

2.2.3.5.1 Bicycle paths are paths serving bicycle traffic which may be designed as stand-alone bicycle paths intended to be used solely by cyclists (possibly shared with pedestrians and other non-motorized vehicles) or as sections on carriageways of urban roads serving bicycle traffic.

2.2.3.5.2 Bicycle lanes shall meet criteria regarding geometry, level, and lateral gradient similar to that of adjacent carriageways.

2.2.3.5.3 Independent bicycle paths shall meet geometry criteria that are at least equivalent to those of urban roads rated for design speed of 20 km/h.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3.5.5 Minimum number of bicycle lanes, width of a bicycle lane, and width of bicycle paths are specified under Schedule 3. Where density of bicycle traffic is low, minimum width of bicycle paths shall be 2,5 m. Where specialized vehicles periodically use bicycle paths or bicycle paths are shared with pedestrians or other non-motorized vehicles, minimum width of bicycle paths shall be 4,0 m.

2.2.3.5.6 Where design speed of urban roads is equal to or greater than 80 km/h, medians shall be required to separate roads for motorized vehicles and roads for bicycles.

2.2.3.5.7 Bicycle paths shall meet aesthetic requirements.

2.2 Junction

2.3.1 Junction arrangement

2.3.1.1 Arrangement of junctions consisting of urban roads is specified under Schedule 8.

2.3.1.2 The type of junction depends on traffic arrangement specified under Schedule 8 while takes into account land use conditions, investment possibility, and upgrade, renovation possibility.

2.3.1.3 Level crossing of urban roads

2.3.1.3.1 Minimum angle of crossing shall be 60 o.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.1.3.3 Crossings shall be located outside the vicinity of railway stations, railway tunnels, and railway station signal posts.

2.3.1.3.4 Traffic safety measures shall be in place at crossings. Where safety at crossing is not guaranteed, grade-separated crossing shall be required.

Schedule 8 - Type of junctions in special urban areas and level I urban areas

Types of urban roads

Urban expressway

Arterial roads, urban collector roads, inter-regional roads

Regional-level road

Internal road

Urban expressway

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Grade-separated

Grade-separated

Grade-separated and disconnected

Arterial roads, urban collector roads, inter-regional roads

Grade-separated

Grade-separated or at-grade with signal lights

At-grade with signal lights or grade-separated

Grade-separated

Regional-level road

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At-grade with signal lights or grade-separated

At-grade with signal lights or grade-separated

At-grade

Internal road

Grade-separated and disconnected

Grade-separated

At-grade

At-grade

NOTE 1: Grade-separated junctions may or may not include connection routes depending on traffic arrangement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2 Requirements of at-grade junction

2.3.2.1 General requirements

2.3.2.1.1 Minimum angle created by roads leading to junctions shall be 60 o.

2.3.2.1.2 Junctions shall be located on straightaway. Where junctions must be located on curves, curve radius shall be greater than the regular minimum radius.

2.3.2.1.3 Junctions shall be situated on roads where longitudinal gradient does not exceed 4 %. Where this requirement cannot be fulfilled, design solutions shall be taken in order to maintain traffic safety.

2.3.2.1.4 Junctions shall not be located immediately after summit-type vertical curve where visibility of vehicles entering the junctions is limited.

2.3.2.1.5 Rainwater drainage system appropriate to the design precipitation frequency shall be incorporated in junctions.

2.3.2.2 Visibility

2.3.2.2.1 Vehicle operators on all roads entering the junctions shall have clear sight of the junctions and road signs relevant to the junctions from a stipulated distance according to applicable junction design.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.2.3 Where calculated visibility cannot be guaranteed, speed control measures shall be taken.

2.3.2.3 Design speed of at-grade junctions

2.3.2.3.1 In respect of straightaway, design speed shall match that of respective road sections outside of junctions However, in special circumstances, it is permissible to consider reduction in design speed as long as measures are taken to ensure traffic safety of the junctions.

2.3.2.3.2 Where roads turn either left or right, design speed depends on spatial conditions and traffic conditions but in all circumstances:

- Where roads turn right, design speed shall not exceeds 0,6 times the design speed of road sections outside of the junctions; where roads turn left, design speed shall not exceed 0,4 times the design speed of road sections outside of the junctions and shall not exceed 25 km/h;

- In all circumstances, minimum design speed of all turning roads (either left or right) shall be 15 km/h.

2.3.2.4 Curb radius

2.3.2.4.1 In respect of new design, curb radius in junctions shall conform to QCVN 01:2021/BXD.

2.3.2.4.2 In respect of renovated urban areas, curve radius of junctions may be reduced where applicable to a minimum of 5 m.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.5 Traffic island

2.3.2.5.1 Traffic island is a structure intended to remove excess area between turning lanes, define turning lanes, stabilize conflict areas, create dedicated turning lane, create merging lanes, serve as refuge island, and accommodate traffic control equipment.

2.3.2.5.2 Traffic islands shall be positioned in a way that is convenient for priority traffic and facilitate coherent traffic arrangement.

2.3.2.5.3 Shapes of islands shall conform to vehicle motion in the turns.

2.3.2.5.4 Minimum dimensions of a side of a traffic island shall be 2 m to serve as refuge for cyclists and pedestrians.

2.3.2.5.4 Traffic islands shall be visible regardless of time of day.

2.3.2.6 Speed-change lane

2.3.2.6.1 Speed-change lane shall be situated where vehicles turn left or right.

2.3.2.6.2 A speed-change lane is called an acceleration lane through which vehicles enter a higher speed road from a lower speed road; a deceleration lane through which vehicles enter a lower speed road from a higher speed road.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.3 Grade-separated junctions

2.3.3.1 Grade-separated shall be selected via technical economic analysis. Type of junctions shall conform to Schedule 8.

2.3.3.2 Technical regulations on turns of grade-separated junctions depend on design speed of turns; minimum radius, superelevation gradient, length of transition, cross-sectional dimension, maximum gradient of turns shall conform to limits set forth under Schedule 1.

2.4 Square

2.4.1 Squares shall be divided in 3 categories by functions: Central square, public structure square, and transportation square.

2.4.1.1 Central squares refer to spaces in front of urban architectures where meetings, ceremonies, holiday parades, etc. are held.

2.4.1.2 Public structure squares refer to spaces in front of major public structures of urban areas (stadiums, cultural hubs, theaters, galleries, and other public structures), possibly acting as hubs of arterial roads or adjacent to arterial roads.

2.4.1.3 Transportation squares refer to spaces in front of transportation works such as bridges, tunnels, stations, airports, waterports, large-scale junctions.

2.4.2 Squares shall be designed appropriate to functionalities and characteristics of each category and meet urban design requirements, scenery architecture regulations of the area. Traffic in square vicinity must be simple, coherent, and fast-moving.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5 Road base

2.5.1 Urban road base shall be designed for the entirety of road width, including carriageways, medians, sidewalks, and trees and within property line.

2.5.2 Design elevation of urban road base shall guarantee minimum elevation of construction planning, urban planning, ensure drainage of urban roads appropriate to precipitation frequency in construction design, and facilitate convenient traffic from urban roads to roadside residential areas.

2.5.3 Road base shall meet stability and strength requirements to withstand vehicles, impact of natural factors, meet scenic, ecology, and environmental requirements of each region according to technical regulations applicable to road base.

2.5.4 Investigations shall be carried out to determined the highest inundation level on both sides of fill slope, duration of inundation in the most unfavorable season, the highest groundwater level below cut slope and fill slope for the purpose of forecasting humidity (the most unfavorable humidity) within area affected by road base and select design solutions so as to limit infiltration of humid sources and implement rapid drainage for layers of pavements, reinforce the bottom layer of pavements to prevent groundwater from permeating pavements.

2.5.5 Where area of hill or mountain slopes leading down to major roads or where height of fill slope is equal to or greater than 12 m.

2.5.51 Elevated gutters shall be required to prevent water from flowing over roads, direct water to drainage works, rivers, roadside ponds, and keep water out of roadside gutters.

2.5.5.2 Where risks of slope barrier collapse or slip are present, elevated gutters in form of concrete or stones to facilitate rapid drainage, prevent ground seepage, and keep roadside slopes dry.

2.5.6 Where height of cut and fill slopes leading to and from road bases exceeds 12 m, calculation shall be made to prevent slope failure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.6 Pavement structures

2.5.1 Carriageways, speed-change lanes, safety lanes, breakdown lanes, squares, and parking lots shall be layered with pavements.

2.6.2 Pavement structure shall be appropriate to traffic flow rate, traffic compositions, road level, use characteristics of works, and urban hygiene requirements. Pavement structures shall have sufficient strength, stability, shall not produce dusts, shall meet level, grip, drainage requirements in accordance with technical regulations on pavement design.

2.7 In respect of specialized carriageways accommodating transportation to industrial parks, factories, storage facilities, ports (vehicle composition includes heavy-duty vehicles, hauling units, container trucks):

- Maximum longitudinal gradient shall be 4 %;

- Maximum superelevation gradient shall be 6 %;

- Minimum horizontal curve radius where multiple trailer-trucks shall be determined depending on vehicles with the largest dimensions;

- Solutions for damping noise (walls, tree strips, etc.) and reducing environmental pollution shall be required where specialized roads cross densely populated areas.

2.8 Works serving public transportation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.8.1.1 Bus network and number of buses shall be determined under scheme for general urban planning.

2.8.1.2 Minimum length of a bus line shall be 5 km.

2.8.1.3 Public transportation that utilizes urban railways with moderate to high passenger transportation capacity shall, as a result of large investment and complicated construction process, be studied from regional planning and provincial planning phases.

2.8.1.4 Construction of public transportation networks shall be considered in a comprehensive manner, incorporate support for infrastructures, accommodate safe, convenient access to multimodal services of the network, and facilitate easy access from other public transportation modes and individuals.

2.8.1.5 Accessibility to public transportation for persons with disabilities shall be guaranteed in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.8.2 Bus stop

2.8.2.1 Bus stops shall not be located on curves with a radius smaller than the regular minimum radius of horizontal curve or road sections with poor visibility.

2.8.2.2 Minimum distance between two bus stops on the same traffic direction shall be 300 m. A bus stop shall not be placed opposite from another bus stop where medians are not installed.

2.8.2.3 Bus stop design shall be friendly for persons with disabilities and accessible, convenient, and safe for pedestrians.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.8.3.1 It is recommended to incorporate bus terminals with urban coach stations or terminals of other public transportation such as rapid buses, urban trams to increase connectivity and reduce costs.

2.8.3.2 The following functions shall be integrated in bus terminals in parts or in whole: bus parking lots, connected parking lots, walkways within parking lots, waiting terminals, ticket booths and checks, departments responsible for safety, security, scenery, and other amenities.

2.8.3.3 Design speed of buses in bus terminals shall be less than design speed of roads turning into the bus terminals and generally below 20 km/h.

2.8.3.4 Width and area of bus parking lots shall vary depending on parking arrangement (45°, 60°, 90°). Width of a parking space shall be 3 m which include width of a bus and empty spaces on both sides. Minimum right-turning radius of buses in parking lots shall be 15 m. Entrance to bus terminals shall be at least 7,5 m in respect of two-lane roads and 15 m in respect of four-lane roads.

2.8.4 Rapid bus road and lane

2.8.4.1 Roads for rapid buses shall be arranged in form of: separate lanes along medians; separate lanes along sidewalks; separate routes.

2.8.4.2 Separate lanes for rapid buses shall be required for all circumstances and shall be physically separated from lanes used by other vehicles on urban roads.

2.8.4.3 Rapid buses shall be prioritized in junctions via automatic system for signaling and controlling other intersecting traffic.

2.8.4.4 Minimum width of a rapid bus lane shall be 3,5 m; minimum width of safety separators shall be 0,5 m.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.8.5.1 Maximum distance between two stops on a rapid bus line shall be 500 m.

2.8.5.2 Minimum distance from a stop to a junction shall be 30 m from the edge of crosswalk to the rear of rapid bus at the nearest stop (where the stop is placed after the junction) or from stop line to the front of rapid bus at the nearest stop (where the stop is placed before the junction).

2.8.5.3 Minimum length of rapid bus stop shall be 23 m.

2.8.5.4 Design of waiting area in rapid bus stop shall ensure unobstructed vision from and to the rapid bus stop. Passenger amenities such as seats with 6 to 8 seats at the minimum in each bus stop; rapid bus line schedule in real time; map of rapid bus system; map of other public transportations connected to the rapid bus system; automatic ticketing system; security system.

2.8.5.5 Areas where rapid bus stops are built shall utilize rigid pavement whose width equals that of rapid bus road and length equals total length of stopping places and 30 m of reinforced pavement in both directions.

2.8.6 Transit stations and terminal station of rapid bus system

2.8.6.1 Rapid bus transition stations shall be design to incorporate other forms of public transportation. Where independent transit stations are built, travel distance between two modes of transport shall be less than 500 m.

2.8.6.2 Terminal stations of rapid bus system shall ensure turning radius and number of parking rapid buses in off-peak hours.

2.8.6.3 Public service utilities and restrooms shall be required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.8.7.1 Park-and-ride facilities

2.8.7.1.1 Refer to parking lots that connect personal vehicles such as bicycles, motorcycles, automobiles with public transportation such as buses, rapid buses, urban trams to improve service of urban public transportation network.

2.8.7.1.2 Park-and-ride facilities shall be prioritized for integration in public parking lots, bus terminals, rapid bus terminals, and urban railway stations.

2.8.7.1.3 Areas of park-and-ride facilities include: parking lots for personal vehicles, access to public transportation, traffic amenities such as direction signs, information panels, lighting and sanitary fixtures.

2.8.7.1.4 Maximum walking distance from the furthest point in a park-and-ride facility to gateways leading to public transportation shall be 500 m.

2.8.7.2 Connected passenger pick-up and drop-off points

2.8.7.2.1 Refer to areas designed to accommodate passenger pick-up/drop-off in public transportation such as bus stations, rapid bus stations, urban railway stations, airports, water ports, etc. It is especially effective where passenger transport services such as taxi are incorporated.

2.8.7.2.2 It is recommended to design in form of a separate one-way straightaway or curve lane in order to maximum length and minimize occupied area, ensure coherent traffic, and avoid congestion.

2.8.7.2.3 Direct connection to entrance and exit of terminals and station shall be required to allow passengers to meet drivers as fast as possible. Maximum walking distance from entrance of terminal and station to connected passenger pick-up and drop-off points shall be 500 m.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.9.1 Traffic safety on and under bridges shall be guaranteed.

2.9.2 Location and architecture of bridges shall conform to construction planning, urban planning, and urban design approved by competent authority.

2.9.3 Road surfaces on bridges shall have grip, gradient, camber, superelevation, etc. conforming to selected and applied standards.

2.9.4 Abutments shall be protected against collision caused by vehicles and watercrafts travelling below the bridge.

2.9.5 In respect of bridges that cross a river or a sea, the minimum vertical clearance from the highest water level (design water level) to the lowest point of span elements shall be 0,5 m (where drifting trees are possible, this minimum value shall be 1 m); to support of bearing pads shall be 0, 25 m; and shall be sufficient for navigation of water crafts with appropriate dimensional limits depending on river category in accordance with waterway traffic laws.

2.9.6 In respect of overpass

2.9.6.1 Minimum vertical clearance from the tallest position of carriageways shall be 5 m in case of expressways, 4,75 m in case of urban roads and regional roads, and 4,50 m in case of internal roads.

2.9.6.2 Where paths intended to be used by cyclists and pedestrians are physically separated from carriageways of automobiles, the minimum vertical clearance shall be 2,5 m.

2.9.7 Where urban roads cross railways and/or tramways, vertical clearance shall conform to dimensional limits of railway and tramways.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.9.9 Bridges that are designed to accommodate pedestrians shall also accommodate accessibility for persons with disabilities in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.9.10 Pedestrian paths on bridges shall be at least 0,3 m higher than the carriageways. Minimum height of guardrails on bridges shall be 1 070 mm.

2.9.11 Drainage system on bridges shall facilitate rapid collection of rainwater in drainage pipes and transmission to rainwater drainage system of urban areas.

2.9.11.1 Lateral gradient (on non-superelevation sections) shall be 2 %.

2.9.11.2 Minimum cross sectional area of drainage pipes shall be 1,0 cm2/1 m2 of bridge surface.

2.9.11.3 Minimum clear diameter of drainage pipes shall be 150 mm.

2.9.11.4 Manholes for drainage purposes shall be outfitted with covers and garbage grates.

2.9.11.5 Where roads are located below bridges, gutters and drainage pipes directing water away from the roads.

2.9.12 Bridge structures shall be able to withstand all types of load and the most disadvantageous load combinations throughout structure useful life.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.10 Underground urban transportation works

2.10.1 Requirements of underground urban transportation works

2.10.11 Underground urban transportation works shall ensure reasonable, efficient, and effective land use; ensure reasonable and synchronous connectivity with underground works and connection between underground transportation works and above-ground works; meet traffic safety and environmentally friendly requirements; meet safety requirements for adjacent above-ground works.

2.10.1.2 Underground urban transportation works shall be prioritized in city centers, areas with limited land fund for transportation, or junctions with large traffic density and regularly prone to congestion.

2.10.1.3 Construction of underground urban transportation works shall rely on geography and geomorphology characteristics; location of existing above-ground works, network of underground technical infrastructures; geology and hydrogeology conditions.

2.10.2 Construction space of urban tunnels

2.10.2.1 Design and construction of tunnels in urban areas shall utilize underground space in an efficient and economically-technically effective.

2.10.2.2 Dimensions of the tunnel shall retain dimensional limits of roads while facilitate future expansion, installation of auxiliary equipment and underpass operating and maintenance system.

2.10.2.3 In respect of urban pedestrian underpasses, underpass spaces shall be considered for integration with other functions. Accessibility for persons with disabilities shall be required in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.10.3 Regulations on geometric design of urban tunnels

2.10.3.1 Tunnel layout shall conform to 2.2.1 and limits under Schedule 1 regarding visibility and minimum radius of horizontal curve.

2.10.3.2 Longitudinal section of tunnels shall adhere to 2.2.2 and limits under Schedule 1 regarding minimum radius of horizontal curve, minimum length of change in grade line slope, minimum radius of summit-type vertical curve and valley-type vertical curve, minimum length of vertical curve, minimum longitudinal gradient for natural drainage of roadside gutters.

2.10.3.3 Cross section of tunnel

2.10.3.3.1 Cross section of tunnels shall adhere to 2.2.3 and regulations on minimum dimensions under Schedule 3 regarding number of carriageways, width of a lane, width of medians, and Schedule 5 regarding lateral gradient of carriageways.

2.10.3.3.2 Cross-sectional dimensions in tunnels shall be determined so as to guarantee traffic flow rate appropriate to design road level and placement of ventilation, lighting, emergency aid, and signaling fixtures.

2.10.4 Requirements for auxiliary system in tunnels

2.10.4.1 Emergency exit system

2.10.4.1.1 Urban tunnels that are equal to or greater than 500 m in length, emergency exit tunnels shall be required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.10.4.1.3 Lateral tunnels connecting main tunnels and emergency exit tunnels shall be at most 400 m in length for pedestrians and 1 600 m for automobiles.

2.10.4.2 Emergency stops in tunnels

A minimum of one emergency stop shall be required for every 400 m of carriageway in each direction.

2.10.5 Fire safety

Tunnels shall meet fire safety requirements in accordance with regulations on fire prevention and firefighting and other relevant law provisions.

2.10.6. Ventilation system

2.10.6.1 Ventilation shall maintain the content of noxious gases below values under Schedule 9.

Schedule 9 - Maximum content of noxious gases

Gas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Carbon Oxides (CO)

0,020

2. Dinitrogen pentoxide (N2O5)

0,005

3. Sulfur dioxide (SO2)

0,020

4. Hydrogen sulfide (H2S)

0,010

5. Methane (CH4)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Carbonic (CO2)

5,000

2.10.6.2 Where natural ventilation of a tunnel does not fulfill noxious gas content requirements, mechanical ventilation shall be required.

2.10.6.3 Smoke volume that obstructs visibility and emission shall be controlled to adhere to transportation works construction laws.

2.10.7. Lighting system

Lighting system shall be required in tunnels to maintain coherent traffic and safety for vehicles and people. Lighting system of tunnels shall adhere to QCVN 07-7:2023/BXD.

2.10.8 Communication, signaling system, and signs

Communication, signally system and signs shall be required in tunnels to maintain safety for people and vehicles. Technical requirements of such systems shall conform to selected and applied standards.

2.10.9 Water supply and drainage system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.10.9.2 Water drainage system shall be able to fully drain surface runoff and water used for tunnel cleaning. Water drainage system in tunnels shall conform to QCVN 07-2:2023/BXD.

2.10.9.3 Water supply system shall provide sufficient flow rate and pressure to meet use, industrial sanitation, and firefighting demands in tunnels.

2.11 Traffic supervision stations

2.11.1 Refer to works collecting traffic data to serve research and design of effective and synchronous traffic control management system while satisfy national and local traffic data demands.

2.11.2 Traffic supervision equipment shall be located at specific locations on roads or junctions (especially junctions with large traffic capacity and frequent congestions). These positions usually represent characteristics of specific routes. Collected data under this Point shall be extrapolated for the entire roads.

2.11.3 Traffic supervision equipment shall be integrated in smart traffic system of urban areas, assist in improving management and operation of city traffic.

2.11.4 Video surveillance system or traffic CCTV system consists of a camera or cameras, a computer for digitalizing and analyzing images, a software for processing images and converting images to traffic data.

2.11.5 Location of traffic cameras shall be selected based on coverage and maintenance demands.

2.11.6 Traffic supervision stations are affiliated to a traffic management coordination center which uses technology to control traffic network, supervise traffic signal, deploy traffic management strategies to reduce congestion, and coordinate other traffic managing entities during special events, emergencies, or daily traffic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.12 Maintenance

2.12.1 Maintenance of traffic works shall conform to regulations, standards on road works selected and applied by competent authority.

2.12.2 Transportation works shall be regularly, periodically, and irregularly inspected throughout use in order to facilitate maintenance and guarantee design functionalities.

2.12.3 Where transportation works show sign of damage, danger, or loss of safety in operation and/or use, quality inspection shall be required to produce evaluation regarding quality and causes of damage in order to develop timely maintenance and repair plans.

2.12.4 Maintenance of transportation roadworks shall conform to annual plans and approved maintenance procedures.

2.12.5 Promote application of new technologies and materials to improve effectiveness, efficiency of maintenance costs, application of science technology in regular quality monitoring and inspection in transportation works.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

 

QCVN 07-5:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - ELECTRICITY SUPPLY WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

This Regulation prescribes technical requirements and mandatory management requirements in investment, construction, renovation, and upgrade of electricity supply works.

Provisions under this document apply to electricity supply works, including power stations, transmission and distribution substation, transmission and distribution grid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Regulation applies to all organizations and individuals engaging in operations related to investment, construction, renovation, and upgrade of electricity supply works.

1.3 Reference documents

Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 01:2021/BXD, National Construction Regulations on Construction Planning;

QCVN 02:2022/BXD, National Technical Regulation on Physical Natural and Climatic data for Construction;

QCVN 07-3:2023/BXD, National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Trench and Tunnel Works;

QCVN QTD QTD-5:2009/BCT, National technical regulation on electrical engineering. Volume 5: National Technical Codes for Testing, Acceptance Test for Power Facility;

QCVN QTD QTD-6:2009/BCT, National technical regulation on electrical engineering. Volume 6: Operating and Maintenance Power system facilities;

QCVN QTD QTD-7:2009/BCT, National technical regulation on electrical engineering. Volume 7: Installation Power Network;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 01:2020/BCT, National technical regulation on Electric safety.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Electrical station

Refers to an element in electricity supply system and can be a supply station, an electrical substation, a switching station, or reactive power compensation station.

1.4.2

Electrical transmission and distribution grid

Refers to above-ground or underground electrical wires with voltage ranging from 0,4 kV to 500 kV, providing electricity to households and residential areas in tunnels, public structures, manufacturing facilities, mining facilities, transportation works, parks - tree parks, public lighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Electrical system

Refers to a combination of elements of power plants, electrical stations, and electrical grids continuously connected throughout electricity production, transformation, and distribution process.

1.4.4

Electricity supply works

Refers to elements of electrical system that provide electricity to households, residential areas, public structures, manufacturing facilities, mining facilities, transportation works, parks - tree parks, and public lighting works.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements        

2.1.1 Investment and construction of electricity supply works shall adhere to planning approved by competent authority and meet requirements defined under QCVN 01:2021/BXD.

2.1.2 Construction elements such as buildings, doors, pillars, girders of electricity supply system shall meet stability and integrity requirements under load and natural conditions throughout useful life of the works. Data on natural conditions used in construction shall conform to QCVN 02:2022/BXD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.4 Electrical grid

Technical requirements for electrical distribution and transmission grid shall adhere to Regulation on Electrical Equipment.

2.1.5 Transmission substation and distribution substation

2.1.5.1 Electrical substations of 500 kV and 220 kV shall be planned for in the outskirts. Where such electrical substations must be built in cities, they must not be built in city centers and be accompanied by adequate safety perimeters for installation of incoming and outgoing feeder bays in the substations.

2.1.5.2 Electrical substations of 110 kV and 220 kV located inside level II to special urban areas shall be placed indoors. In respect of small and confined spaces, it is advised to use enclosed or semi-enclosed GIS stations.

2.1.5.3 Distribution substations in cities can be placed either indoors or outdoors depending on actual scales.

2.1.5.4 Medium-voltage and low-voltage lines of Incoming and outgoing feeder bays of (indoors and outdoors) distribution substations in cities shall utilize underground cables. Incoming and outgoing feeder bays should not be located along arterial roads and planned transportation route such as urban railways.

2.1.6 Line accessories

2.1.6.1 In respect of electrical grids of at least medium voltage, their lines shall have technical specifications conforming to those of regional and national electrical grids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.6.3 Electric cables leading to residential areas and underground works shall be placed underground and compliant with QCVN 07-3:2023/BXD.

2.1.6.4 Where minimum voltage is 110 kV, underground cables shall be contained in trench or tunnel works and compliant with Regulations on Electrical Equipment and QCVN 07-3:2023/BXD.

2.1.6.5 Cables of medium-voltage and low-voltage network in cities shall be underground cables. Underground cable markers made of ceramic and indicating voltage values shall be required along underground cable lines.

2.1.6.6 Underground medium-voltage and low-voltage cables in cities shall be placed underground, contained in trench or tunnel works, and compliant with QCVN 07-3:2023/BXD and Regulations on Electrical Equipment.

2.1.6.7 Warning signs shall be required where overhead high-voltage transmission lines, underground cables intersect railways, roads, inland waterways.

2.1.6.8 Where underground cables are placed underground, contained in other works, or sharing the same direction as other technical infrastructures, or intersecting other technical infrastructures, separation distance under Regulation on Electrical Equipment must be guaranteed. Separation distance between electricity supply lines and other technical infrastructure lines must be fulfilled in accordance with QCVN 01:2021/BXD.

2.1.6.9 Electrical wires and cables of varying voltage values shall, upon being placed on the same brackets in tunnel works, be physically separated or 50 mm away from one another.

2.1.6.10 Overhead lines shall meet vertical clearance requirements according to applicable laws.

2.1.6.11 Poles, pole foundation, pole stay wires, girders, ceramics, meter boxes, distribution panels of overhead lines:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Pole stay wire, girders, ceramics, meter boxes, and distribution panels shall meet technical requirements in accordance with applicable electricity laws;

- Channels and connectors of underground cables shall meet technical requirements as per applicable electricity laws.

2.1.7 Electricity meter

2.1.7.1 Instruments for measuring active power and reactive power shall be required in electrical substations, transmission and distribution lines delivering electricity to households.

2.1.7.2 Electricity measuring instruments shall conform to technical requirements regarding metrology and be inspected, sealed as per the law.

2.1.7.3 Electricity measuring instruments shall be installed in management areas of the buyers, unless otherwise agreed upon.

2.2 Electricity engineering and safety requirements

2.2.1 Electricity engineering safety and supply requirements of electricity supply works shall adhere to QCVN QTD-5:2009/BCT, QCVN QTD-6:2009/BCT, QCVN QTD-7:2009/BCT, QCVN QTD-8:2010/BCT, and QCVN 01:2020/BCT.

2.2.2 Automatic protection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2.2 Automatic protection devices shall be reliable, capable of fulfilling working modes of electrical equipment, fast, sensitive, accurate within permissible tolerance, and compliant with other relevant applicable regulations.

2.2.2.3 It is permissible to utilize fuses or circuit breakers to protect electrical equipment and low-voltage electrical grid from overloading and short circuit. High-voltage fuses and circuit breakers shall only be used to protect lines and transformers of a voltage of 110 kV or lower. Circuit breakers of a minimum voltage of 22 kV shall be integrated with monitoring and remote control functions. Protective relays shall be required to protect important elements of electrical system of a voltage of 110 kV or lower such as transformers, busbars, and loads serving type I and type II households.

2.2.2.4 Reclosers shall be required where active electricity supply experiences short interruption; devices for automatically activation of back-up supply shall be required where electric grid experiences blackout. These devices shall support remote monitoring and control functions and be compliant with applicable regulations.

NOTE: Type I and type II households are defined under Regulation on Electrical Equipment.

2.2.3 Grounding system of electricity supply works

2.2.3.1 Electrical equipment connected to directly earthed neutral medium-voltage grids shall be safely grounded. Grounding resistance shall meet requirement defined under Regulation on Electrical Equipment. In respect of isolation terre medium-voltage electrical network, connectors shall adhere to specialized regulations of the industry (if any).

2.2.3.2 Neutral on low-voltage side of distribution transformers shall be directly and repeatedly grounded. Grounding requirements and grounding resistance shall meet requirements.

2.2.3.3 Casing of low-voltage electrical equipment shall be safely grounded and appropriate to protective equipment. Grounding resistance shall meet requirements defined under Regulation Electrical Equipment.

2.2.4 Lightning protection system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.4.2 Lightning protection and grounding equipment, system of transmission and distribution grids shall meet requirements defined under applicable laws. All metal elements in the works shall be connected to grounding system for lightning protection.

2.2.4.3 Where cables intersect each other or are close to one another, metal belts and cases of said cables and conductive cases of equipment in the works shall be connected to grounding system.

2.2.4.4 Transmission lines with a voltage below 1 kV shall be contained in insulated cables. Cable boxes of electrical substations shall be outfitted with low-voltage lightning protective devices. Metal belts and cases of cable ends that are connected to the works shall be connected to grounding elements of low-voltage lightning protective devices.

2.2.5 Electricity supply system safety

2.2.5.1 Safety must be guaranteed in installation, connection, and operation.

2.2.5.2 Protective mesh, partitions and hanging safety warning signs shall be installed for each type of equipment. Separation distance from protective mesh, partitions to equipment shall be maintained and not be lower than distance determined by technical characteristics and protection requirements of each equipment type.

2.2.5.3 Signs indicating location of electric cables shall be placed on the ground or markers, centerlines of trench or tunnel works in a way that is visible and allows identification of cable direction from all positions; signs shall be mandatory where there is change in direction; two adjacent signs shall be at most 30 m away from one another.

2.2.5.4 Where combustible substances are present, all electrical equipment and systems shall be designed and installed in accordance with fire safety laws. Only specialized fire safety and firefighting equipment compliant with applicable laws shall be used in electricity supply works.

2.2.5.5 Internal electrical substations, power stations, electrical equipment, high-voltage and medium-voltage and low-voltage lines shall be installed and managed in a manner compliant with requirements and applicable laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.6 Fire safety

Electricity supply works shall be outfitted with on-site and remote emergency shutdown plans for regions and households when necessary to maintain safety for firefighting and rescue efforts while maintaining continuous electricity supply for outdoor lighting, indoor firefighting and rescue facilities in case of fire.

2.3 Maintenance

Electricity supply works and work items shall be periodically maintained or replaced throughout useful life in order to perform design functionalities.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

QCVN 07-6:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - PETROLEUM AND GAS SUPPLY WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

This Regulation prescribes technical requirements and mandatory management requirements in investment, construction, renovation, and upgrade of petroleum and gas supply works.

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals related to investment, construction, renovation, and operation of petroleum and gas supply works.

1.3 Reference documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

QCVN 02:2022/BXD, National Technical Regulation on Physical Natural and Climatic data for Construction;

QCVN 29:2010/BTNMT, National Technical Regulation on Effluent of Petroleum Terminal and Stations;

QCVN 01:2020/BCT, National Technical Regulation on Design Requirements of Petroleum Stations;

QCVN 02:2020/BCT, National Technical Regulation on Safety of Liquefied Petroleum Tanks;

QCVN 10:2012/BCT, National Technical Regulation on Safety for Liquefied Petroleum Gas Filling Plants;

QCVN 01:2019/BCA, National Technical Regulation on Firefighting and Fire Suppression System for Gas Storage.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Petroleum station

Where petroleum retail is implemented via pumps to road and waterway vehicles. Petroleum stations may also accommodate sale of bottled liquefied petroleum gas, lubricants, and utility services for traffic participants and vehicles.

1.4.2

Liquefied Petroleum Gas (LPG)

Refers to a hydrocarbon product of petroleum origin where primary components are propane (C3H8) or butane (C4H10) or a mixture of both, is abbreviated as LPG. At normal temperature and pressure, these hydrocarbons stay in gas form; when compressed to a defined pressure or cooled to an appropriate temperature, these hydrocarbons will change to liquid form.

1.4.3

Compressed Natural Gas (CNG)

Refers to a hydrocarbon product in gas form and compressed at a high pressure where primary component is methane (CH4).

1.4.4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to a hydrocarbon product in liquid form, of a natural gas origin where primary component is methane (CH4) and is abbreviated as LNG; at normal temperature and pressure, LNG stays in gas form and when cooled to a definite temperature, LNG changes to liquid form.

1.4.5

Gas cylinder

Refers to a movable storage unit of LPG (with a volume below 150 L), CNG, LNG with a low volume.

1.4.6

Gas tank

Refers to a stationary storage unit for flammable gases (LPG, CNG, LNG).

1.4.7

Fuel tank (LPG, CNG, LNG) on transportation (LPG, CNG, LNG tank truck)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.8

Maximum permissible working pressure

Refers to the highest pressure at which a tank or equipment can sustain without failure.

…………..........

1.4.14

Acceptable risk

Refers to an acceptable level of risks in respect to protected entities.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.2 Data selected as the basis for designing petroleum and gas supply works shall be up to date, taking into account climate change forecast and demand outlook during project operation, and compliant with QCVN 02:2022/BXD.

2.1.3 Structure and materials of petroleum and gas supply works shall meet load-bearing capacity, stability, and fire safety requirements throughout their useful life under the effect of load, natural conditions, and operation process. Data on natural conditions shall conform to QCVN 02:2022/BXD.

2.2 Petroleum station

2.2.1 Location of petroleum station shall conform to QCVN 01:2021/BXD, QCVN 01:2020/BCT.

2.2.2 Technologies and equipment in petroleum stations shall conform to QCVN 01:2020/BCT.

2.2.3 Petroleum stations shall meet general requirements regarding fire safety and be outfitted with firefighting plans approved by competent authority.

2.2.4 Petroleum stations shall be adequately outfitted with initial firefighting equipment as per the law. Placement of stationary firefighting equipment shall conform to QCVN 01:2020/BCT.

2.2.5 Buildings of petroleum stations

2.2.5.1 Separation distance of buildings of petroleum stations to other work items, fire resistance categories of structures of point-of-sale and other work items shall conform to QCVN 01:2020/BCT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.5.3 Where petrol stations also accommodate sale of bottled LPG within the stations, safety regulations must be adhered to.

2.2.6 Petroleum tank

2.2.6.1 Location, separation distance, and materials of tanks shall conform to QCVN 01:2020/BCT.

2.2.6.2 Petroleum tanks must not be above-ground.

2.2.7 Water supply and drainage system of petroleum stations

2.2.7.1 Petroleum stations shall be provided with adequate water for domestic and firefighting purposes. Water sources and supply pipes shall conform to QCVN 01:2020/BCT.

2.2.7.2 Oil-contaminated wastewater of petroleum stations shall be collected in a manner compliant with QCVN 01:2020/BCT and treated in a manner compliant with QCVN 29:2010/BTNMT.

2.2.7.3 Oil-contaminated tools and wastes shall be segregated, stored, collected, delivered, and treated in accordance with hazardous waste management laws.

2.2.8 Petroleum stations outfitted with charging stations for electric vehicles shall adhere to regulations on danger zoning under QCVN 01:2020/BCT and relevant electricity safety regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.1 Urban gas supply demand

Urban gas supply system shall continuously satisfy demand and pressure of users in normal operating conditions and during peak hours considering specific demand type (residential, commercial, industrial) and future development demand.

2.3.2 Regulation on design of gas distribution system from outside of gas supply works to structures using gas

2.3.2.1 Gas distribution pipes start from the boundary outside of gas supply works to the exterior of structures using gas and do not include pipes inside buildings or works using gas. Working pressure of distribution pipes shall not exceed 7 bar. Other pipes and works along gas supply works that have working pressure above 7 bar shall adhere to applicable regulations on Safety of Petroleum Works on Land.

2.3.2.2 Distribution systems may be designed for pressure categories below:

- Low pressure where pressure is less than or equal to 0,1 bar;

- Moderate pressure where pressure is greater than 0,1 bar and less than or equal to 2 bar;

- Moderate-high pressure where pressure is greater than 2 bar and less than or equal to 7 bar.

2.3.2.3 Regulations on design of gas supply network

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.3.2 Gas supply system shall be divided into zones and sections that can be isolated from one another by gauge valves and standby valves so that an area can be isolated while constant supply to other areas is maintained where an area must be suspended for repair, inspection, or fire safety purposes.

2.3.2 Gas supply stations shall be categorized by the type of gas involved:

- LPG supply station;

- CNG supply station;

- CNG supply station;

- Depressurization station (where supply is provided by high-pressure gas pipelines).

2.3.4 Separation distance from gas supply stations to protected entities shall adhere to relevant field-specific regulations appropriate to the type of gas storage. Regardless of situation, placement of gas supply station requires approval of firefighting police department in accordance with the Law on Fire Prevention and Firefighting departments.

2.3.5 LPG supply station

2.3.5.1 Storage by cylinders: LPG supply stations that utilize cylinders shall meet requirements applicable to LPG supply stations with cylinder storage system under QCVN 10:2012/BCT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.5.3 Regulations on separation distance of LPG supply stations to protected entities shall adhere to QCVN 10:2012/BCT.

2.3.6 CNG supply station

2.3.6.1 CNG supply stations shall meet separation distance to protected entities under field-specific regulations depending on storage capacity. Regardless of situation, CNG tanks shall be at least 15 m away from footpaths, at least 25 m away from civil buildings, at least 50 m away from important public structures.

2.3.6.2 CNG supply stations shall accommodate isolated areas to allow CNG tank trucks to park and resupply CNG. Isolated areas accommodated to CNG tank trucks shall be easy to access while maintaining safety for people and other work items in the stations.

2.3.6.3 CNG supply stations that utilize stationary cylinders for storage

2.3.6.3.1 Where multiple adjacent storage clusters are used, minimum distance between storage clusters shall be 2 m; where vertically stacked CNG cylinder clusters are used, the cylinder clusters shall be limited to a maximum space of 1,1 m in width, 5,5 m in length, and 1,6 m in height; where horizontally stacked cylinder clusters are used, the cylinder clusters shall be limited to a maximum space of 1,8 m in height, 7 m in length, and width of that of a cylinder up to 2 m.

2.3.6.3.2 Cylinders shall be arranged in the same direction to allow easy access.

2.3.6.3.3 Where horizontally stacked cylinder clusters are parallel to one another, cylinder accessories shall be arranged in a way that they are not interfering with accessories of other cylinders.

2.3.6.3.4 Minimum separation distance between horizontally stacked cylinders in a cluster shall be 30 mm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.7 LNG supply station

2.3.7.1 Arrangement of building premise, technology equipment, other work items and parts shall accommodate operation, security and safety monitoring, supervision, maintenance, and incident handling within LNG storage. Buildings, equipment, work items, and other parts shall be arranged in a manner dependent on prevailing wind direction in the area and sources of sparks.

2.3.7.2 Location of LNG supply stations shall maintain separation distance to protected entities and be compliant with Schedule 1.

Schedule 1 - Minimum separation distance from LNG tanks to protected entities and between tanks

Tank volume, V (m3)

Separation distance from outer edge of overflowing barrier of tanks to protected entities, m

Separation distance between tanks m

Underground tank

Above ground tank

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Above ground tank

V ≤ 0,5

4,6

0

4,6

0

0,5 < V ≤ 1

4,6

3,0

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.0

1 < V ≤ 1,9

4,6

4,6

4,6

1,0

1,9 < V < 3,8

4,6

4,6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,5

3,8 V < 7,6

4,6

4,6

4,6

1.5

7,6 V < 68,1

4,6

7,6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,5

68,1 V < 114

7,6

15,0

4,6

1,5

114 V < 265

12,2

23,0

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1/4 the sum of diameter of two adjacent tanks and not lower than 1,5 m

265 ≤ V < 379

12,2

30,5

4,6

379 V < 454

20,0

38,0

4,6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



30,5

61,0

4,6

 

757 V ≤ 4 000

45,7

91,4

4,6

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,7 times the tank diameter and not lower than 30 m

4,6

 

2.3.8 Depressurization station (where supply is delivered through high-pressure gas pipeline)

2.3.8.1 Design pressure of system before depressurization stations shall be greater than or equal to maximum operating pressure of the system before depressurization stations. Design pressure of system after depressurization stations shall be greater than or equal to maximum operating pressure of the system after depressurization stations.

2.3.8.2 Factories and equipment shall be arranged in a way that guarantee safe separation, inspection, maintenance, and testing. Systems shall be adequately outfitted with gauge valves, purge valves, and discharge outlets to depressurize the system or carry out inspection where needed.

2.3.8.3 Safety system shall be required to protect equipment on low-pressure side in the event where depressurizing equipment is not functioning.

2.3.8.4 The system must meet reliability and functionality requirements, including requirements regarding operation safety, connection to temporary supply system to maintain constant supply, possibility of defects and backup of equipment.

2.3.8.5 Possibility of gas discharge via operation control system to the environment must be minimized. Gas outlets must be located in clear area that meets regulations on separation distance to power, communication lines and sources of sparks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.9.1 General provisions:

- Land fun planning and allocation shall be required for gas supply stations and gas distribution pipelines depending on urban demands;

- Gas transmission pipelines with a maximum working pressure above 7 bar must not be planned to travel through centers of urban areas;

- Planning for gas distribution pipelines shall take into account shared placement in trench or tunnel works;

- Where maximum working pressure of a pipeline is equal to or lower than 7 bar, velocity of gas moving in the pipeline must not exceed 30 m/s;

- Gas transmission pipes shall be placed underground; above-ground pipe placement is only allowed to cross water bodies or other man-made structures. Underground steel pipes must be protected from corrosion. Underground gas transmission pipe segments that cross roads on which motorized vehicles operate shall be contained in protective casings;

- Pipeline structures must be able to withstand load imposed by pressure of contained gas, pipe weight, accessory weight, ground pressure, water pressure, load of trains, automobiles, buoyancy, other primary loads; temperature change, ground vibration or earthquake, impact of waves, tides, load imposed by other work items onto pipelines and stresses caused by other loads;

- Posts and markers signifying pressure and contact phone number shall be installed along underground gas transmission pipes.

2.3.9.2 Underground pipes in urban areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.9.2.2 Where underground pipes are placed below footpaths, the minimum spacing from the topmost point of pipes to footpath surface shall be 0,6 m.

2.3.9.2.3 Where underground pipes are placed below roads or intersecting with roads on which motorized vehicles operate, the minimum distance from the topmost point of pipes to road surface shall be 0,8 m.

2.3.9.2.4 Where the required depth of pipe placement is not met, extra protection measures shall be taken in form of placing pipes in casings or other external protective structures.

2.3.9.2.5 Underground gas pipes shall be at least 0,3 m away from domestic water supply pipes, electricity pipes, and communication pipes.

2.3.9.3 Pipes parallel to railroad

2.3.9.3.1 Minimum separation distance from the outermost point of pipes to the centerline of railroad shall be 4 m.

2.3.9.3.2 The separation distance requirement above is not mandatory where railroads are adjacent to roads if:

- The pipes are located where they are not affected by train load;

- The pipes are protected by appropriate protective structures to minimize the effect caused by train load;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.9.4 Pipes intersecting with railroad

2.3.9.4.1 Gas supply pipes can be placed underground or on overpass for the purpose of intersecting railroad.

2.3.9.4.2 Minimum separation distance from the topmost point of pipe segments protected by casings to railroads shall be 1,7 m.

2.3.9.5 Pipes crossing rivers

2.3.9.5.1 For the purpose of crossing rivers, pipes can be placed on bridges. Where placement of pipes on bridges is in possible, pipes can be placed below bridges in a manner that minimum separation distance from the outermost point of pipes to depth of river bed shall be 4 m. the aforementioned separation distance shall be at least 2,5 m where pipes cross waterways.

2.3.9.5.2 Where pipes cross rivers or waterways, the pipes must be placed in casings or appropriate protective structures depending on gas pressure and protected from destruction caused by buoyancy of casings/protective structures or anchoring of watercrafts.

2.3.9.6 Pipes installed in the same space as other technical infrastructures must adhere to QCVN 7-3:2023/BXD and relevant field-specific regulations.

2.4 Electricity supply and lightning protection system

2.4.1 Electricity supply

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.1.2 Mini generators are allowed as backup power supply. Exhausts of generators must be outfitted with spark arrestor and insulated coatings.

2.4.1.3 Electric cables installed in petroleum and gas stations shall meet fire safety requirements appropriate to fire risk zoning; electric cables must not be placed in the same trenches where petroleum and gas transmission pipes are installed.

2.4.1.4 Grounding system of petroleum and gas stations shall have maximum grounding resistance of 4 Ω. All metal non-charged components of electrical equipment and pump columns shall be connected to safe grounding system.

2.4.2 Lightning protection

2.4.2 Tank clusters shall be protected against direct lightning strikes. Where breather valves are installed at a defined elevation and beyond coverage of lightning protection of adjacent works, breather valves shall be protected from direct lightning strikes by equipotentially connected lightning arresters where lightning rods are at least 5 m away from breather valves.

2.4.2.2 Other work items of petroleum and gas stations must also be protected by direct lightning strike protection system.

2.4.2.3 Maximum grounding resistance of direct lightning strike protection system shall be 10 Ω.

2.4.2.4 Where petroleum and gas are transferred to tanks, cylinders in petroleum and gas stations, grounding and station protection shall be provided for all equipment involved in the transfer process.

2.4.2.5 For the purpose of protection against lightning-induced surge and static, grounding system shall be outfitted with protection against lightning-induced surge and static. Grounding resistance of said system shall not exceed 10 Ω.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.2.7 Grounding system shall be at least 5 m away from direct lightning strike protection system.

2.4.2.8 Where safe grounding system is connected to direct lightning strike system, grounding resistance shall not exceed 1 Ω.

2.5 Maintenance

Petroleum and gas supply works and work items shall be periodically maintained or replaced throughout useful life in order to perform design functionalities.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

QCVN 07-7:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - LIGHTING WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

1.1.1 This Regulation prescribes technical requirements and management requirements that must be adhered to in investment, construction, renovation, and upgrade of lighting works of urban roads, tunnels, underpasses, conflict areas, roads in residential areas, parkways, gardens, passenger pick-up and drop-off points in stations, ports, coach stations, outdoor parking lots.

1.1.2 Provisions under this Regulation do not apply to: roads in industrial parks; total lighting for squares, stations, airports; indoor and outdoor sports yards.

1.1.3 Equipment of lighting works include: electrical substations, lamp poles, wires, control cabinets, and other lighting works not regulated by this document.

1.2 Regulated entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.3 Reference documents

Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 02:2022/BXD, National Technical Regulation on Physical Natural and Climatic data for Construction.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Emergency lighting

Refers to lighting that is maintained during an emergency, such as failure of electricity supply.

1.4.2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to a ratio of luminous flux of a light source transmitting in a solid angle containing a given direction (α direction) to function of the solid angle.

1.4.3

Luminance

Refers to a ratio of luminous intensity emitted from a point on the surface of a light source (or secondary light source) to area projected perpendicular to the direction of observation.

1.4.4

Average road surface luminance

Refers to the average luminance calculated on road surface.

1.4.5

Overall luminance uniformity

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.6

Longitudinal luminance uniformity

Refers to a ratio of minimum luminance (Lmin) to maximum luminance (Lmax) along the length of road surface.

1.4.7

Illuminance

Refers to a ratio of luminous flux of the light falling toward a surface to area of the surface.

1.4.8

Illuminance uniformity of the road surface

Refers to a ratio of minimum illuminance (Emin) to average illuminance (Etb) of road surface.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vertical hemicylindrical illuminance or hemicylindrical illuminance

Refers to the average illuminance on the surface of a vertical semicylinder. In respect of footpaths, vertical illuminance is measured at a height of 1,5 m from the surface.

1.4.10

Average illuminance of the road surface

Refers to the average illuminance calculated on road surface.

1.4.11

Threshold increment

Refers to percentage increase in contrast required between an object and its background for the object to be seen equally well with a source of glare present.

1.4.12

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to traffic consisting solely of motorized vehicles (automobiles, motorbikes).

1.4.13

Mixed traffic

Refers to traffic consisting of motorized vehicles, pedestrians, and cyclists.

1.4.14

Luminous efficacy

Refers to a ratio of luminous flux emitted by a light source to electrical power consumed by the source.

1.4.15

Stopping distance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.16

Discomfort glare

Refers to glare that causes discomfort without necessarily impairing the vision of objects due to appearance of high brightness in field of view.

1.4.17

Traffic flow

Refers to number of vehicles passing a specific position in a single direction in a selected hour.

1.4.18

Luminous flux

Refers to a measure of the total amount of light a light source puts out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Visual adaptation

Refers to a change in light sensitivity or perception of the human eyes when moving in spaces with varying luminance. Light adaptation occurs when moving to places with higher luminance. Dark adaptation occurs when moving to places with lower luminance.

1.4.20

Speed limit

Refers to maximum speed allowed on a definite road segments.

1.4.21

Design speed

Refers to speed selected for a specific purpose when designing a road.

1.4.22

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to a ratio of average illuminance on sidewalks (up to 5m in width) to average illuminance of neighboring lanes.

1.4.23

Conflict area

Refer to an area where flows of motorized vehicles intersect (junctions) or an area where motorized vehicles meet pedestrians, cyclists, or other road users (squares, public playgrounds in urban areas).

1.5 Symbol

Iα

luminous intensity, cd

L

luminance, cd/m2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



average road surface luminance, cd/m2

Uo

overall luminance uniformity

Ud

longitudinal luminance uniformity

Uo(E)

illuminance uniformity of the road surface

E

illuminance, lx

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



vertical hemicylindrical illuminance or hemicylindrical illuminance, lx

En

average illuminance of the road surface, lx

TI

threshold increment, %

Φ

luminous flux, lm

SD

stopping distance, m

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



surround illuminance ratio

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1 Lighting works shall conform to approved construction planning, urban planning, urban or residential design; ensure safety for traffic and security in urban and residential areas, convenient in management and operation of lighting works, fire safety and efficient energy consumption.

2.1.2 Equipment and materials used in lighting works shall meet quantitative and qualitative standard parameters defined in regulations depending on subjects of lighting.

2.1.3 Lighting works shall meet strength, stability, and safety requirements throughout useful life under the effect of natural conditions in accordance with QCVN 02:2022/BXD.

2.2 Road lighting for motorized vehicles at night

2.2.1 Road lighting requirements

2.2.1.1 Road lighting must reveal all characteristics of roads and traffic and enable vehicle operators to visually perceive information from constantly changing scenery and safety operate vehicles at design speed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.2 Criteria of road lighting system

2.2.2.1 Lighting requirements for roads for motorized vehicles are specified under Schedule 1.

Schedule 1 - Lighting requirements for road types for motorized vehicles

Road level

Properties

Average luminance (Ltb), cd/m2

Overall luminance uniformity (Uo)

Longitudinal luminance uniformity (Ud)

Maximum threshold increment (TI), %

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A. Urban expressway

High speed, high traffic flow, no non-motorized vehicles

2,0

0,4

0,7

10

0,5

B. Arterial roads, urban collector roads, inter-regional roads

With medians

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,4

0,7

10

0,5

Without medians

2,0

0,4

0,7

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



C. Regional roads accompanied by mercantile activities

With medians

1,0

0,4

0,6

15

0,5

Without medians

1,5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,6

15

0,5

D. Regional-level roads

Lighting conditions on sidewalks:

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- light

0,7

0,3

0,4

20

0,5

- dark

0,5

0,3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20

0,5

E. Internal roads

 

0,3

0,3

0,4

20

0,5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3 Tunnel lighting for motorized vehicles and mixed traffic

2.3.1 Lighting for tunnels of varying lengths

2.3.1.1 Lighting demands for long and short tunnels are different and dependent on whether vehicle operators can see tunnel exits through the tunnels from tunnel access zones.

2.3.1.2 Artificial lighting during daytime is not required where tunnels are shorter than 25 m in length.

2.3.1.3 Lighting during daytime equivalent to 50 % of the lighting at tunnel threshold zone (see 2.3.4.2) shall be required where tunnels are 25 m to 75 m in length.

2.3.1.4 Artificial lighting during daytime shall always be required where tunnels are greater than 75 m in length. Requirements for daytime lighting of tunnels are specified under 2.3.2, 2.3.3 and 2.3.4.

2.3.2 Classification of daytime lighting in tunnels

Daytime lighting demands in tunnels are classified into 4 levels dependent on traffic characteristics (only motorized vehicles or mixed traffic) and traffic flow in Schedule 2. Traffic flow is determined by number of vehicles per hour per lane during rush hours and is categorized into high, moderate, or low according to Schedule 3.

Schedule 2 - Daytime lighting levels in tunnels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Traffic flow

High

Moderate

Low

Mixed traffic

Motorized vehicle traffic

Mixed traffic

Motorized vehicle traffic

Mixed traffic

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

 

 

 

 

 

x

2

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

x

x

 

3

 

x

x

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

4

x

 

 

 

 

 

NOTE: The symbol (x) indicates lighting level corresponding to traffic characteristics and flow.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Traffic flow level

Vehicle/hour 1)

One-lane road

Two-lane road

High

> 1 500

> 400

Moderate

≥ 500; ≤ 1 500

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Low

< 500

< 100

1) Number of vehicles per hour per lane in rush hours.

NOTE: Where lanes on a road are not physically separated, number of vehicles per hour per lane can be determined by dividing number of vehicles during rush hours by total number of lanes. Where actual traffic distribution of a direction on two-way roads cannot be defined, it is possible to assume the worst situation where the direction with more traffic accounts for two-thirds of the total traffic flow. The traffic flow is then divided by number of lanes in these roads.

2.3.3 Zoning for daytime lighting in tunnels

2.3.3.1 To better suit visual adaptation of vehicle operators while driving in tunnels, lighting system in tunnels is divided into 6 zones with different lighting demands consisting of 4 zones in tunnels and 2 zones outside of tunnels (Figure 1).

Figure 1 - Six lighting zones in tunnels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Schedule 4 - Stopping distance (SD) by design speed

Design speed, km/h

Stopping distance, m

120

215

100

160

85

120

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



90

60

70

50

50

NOTE 1: Design speed means speed that is in effect while the tunnel is used normally. In respect of irregular situation, such as congestion, design speed does not apply.

NOTE 2: Where design speed is below 50 km/h, SD equals 50 m.

2.3.3.3 Tunnel threshold zone refers to the first tunnel segment after entering the tunnel and equals stopping distance in length. Length of other zones in a tunnel shall be determined depending in luminance requirements under 2.3.4.3 and 2.3.4.4.

2.3.4 Luminance requirements of tunnel zones during daytime

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.4.1 Luminance of tunnel access zones (L20)

Luminance of tunnel access zones must be measured during the time of the year in which it is at the highest and in a field of view in cone shape with 20o of apex angle originating from vehicle operator’s eyes while the operator is looking at the center of tunnel entrance at the beginning of tunnel access zone.

2.3.4.2 Luminance of tunnel threshold zone (LCV)

2.3.4.2.1 Luminance of tunnel entrance shall be reasonably proportionate to luminance of tunnel access zone in order to match visual adaptation of vehicle operators passing through tunnel entrance and determined by luminance of tunnel access zone and by using formula (1).

LCV = k x L20

(1)

in which: k is determined by 2.3.4.2.2.

2.3.4.2.2 Value of k conforms to Schedule 5 depending on lighting level in tunnels and speed limit of traffic in tunnels.

Schedule 5 - Value of k depending on lighting level in tunnels and speed limit of traffic

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k corresponding to speed limit, km/h

50 ÷ 70

80 ÷ 100

110 ÷ 120

4

0,05

0,06

0,10

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,05

0,07

2

0,03

0,04

0,05

1

0,02

0,03

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: If speed limit is below 50 km/h, value of k is determined by speed limit of (50 ÷ 70) km/h

2.3.4.2.3 Luminance of tunnel threshold zone shall be maintained during daytime throughout a length equal to 0,5 SD from tunnel entrance as depicted in Figure 2. From a distance equal to half of SD, luminance will reduce in a linear fashion to the value at the end of tunnel threshold zone which is 0,4 LCV. Reduction of luminance in the later half of tunnel threshold zone can be done in steps. However, luminance must not be lower than values corresponding to the curve in Figure 2.

2.3.4.3 Luminance of transition zone (LCT)

Light will gradually reduce from the beginning of transition zone to the interior zone in a manner that matches dark adaptation of humans. Average road surface luminance at any point in transition zone shall not be lower than luminance in Figure 2.

NOTE: Transition zone immediately follows tunnel threshold zone.

LEGEND

1) 50% the length of tunnel threshold zone equal to 0,5 SD

2) Entirety of length of tunnel threshold zone equal to SD

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Figure 2 - Luminance distribution curve on road surface of threshold zone and transition zone

2.3.4.4 Luminance (LTR) and luminance uniformity (Uo and Ud) of interior zone.

2.3.4.4.1 Average value of road surface luminance in interior zone must not be lower than values under Schedule 6 corresponding to lighting level of tunnels and speed limit of traffic.

Schedule 6 - Road surface luminance in interior zone (LTR)

Lighting level in tunnel

Average luminace, cd/m2 by speed limit, km/h

50 ÷ 70

80 ÷ 100

110 ÷ 120

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

6

10

3

2

4

6

2

1,5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

1

-

0,5

1,5

NOTE: If speed limit is below 50 km/h, value of LTR is determined by speed limit of (50 ÷ 70) km/h

2.3.4.4.2 Luminance uniformity of tunnel interior zone (Uo and Ud) must not be lower than values in Schedule 7 corresponding to lighting level of tunnels.

Schedule 7 - Luminance uniformity of road surface in tunnel interior zone

Tunnel lighting level

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Longitudinal uniformity, Ud

4

≥ 0,4

≥ 0,7

3

≥ 0,4

≥ 0,6

2

≥ 0,4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

-

-

2.3.4.4.3 Overall luminance uniformity (Uo) must be calculated for the entire width of road in the direction of traffic and emergency lanes (if any).

2.3.4.4.4 Longitudinal luminance uniformity (Ud) must be calculated for each lane, including emergency lane.

2.3.4.5 Luminance of exit zone (LCR)

At the exit zone, visual adaptation to higher luminance (light adaptation) occurs at a rapid pace thus additional lighting is not required.

2.3.4.6 Lighting demands for walls of tunnels

2.3.4.6.1 In respect of tunnels with lighting level 4, average luminance of tunnel walls at a height of 2 m or lower must not be lower than average road surface luminance at the same position.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.4.6.3 In respect of tunnels with lighting level 1, luminance requirement for tunnel wall is not imposed. However, average illuminance requirement of tunnel walls at a height of 2 m or lower must not be lower than 25 % of the average road surface illuminance at the same position.

2.3.5 Required luminance in tunnels at nighttime

During nighttime, lighting conditions are the same inside and outside of tunnels; the required lighting in tunnels during nighttime is lower than that during nighttime and all zones must be equally lit. Road surface luminance during nighttime in tunnels must at least equal luminance of tunnel access in Schedule 1.

2.4 Lighting for outdoor footpaths and bicycle paths

2.4.1 Lighting for footpaths and bicycle paths shall take into account speed, flow, characteristics of the paths in different positions in urban areas or residential areas.

2.4.2 Required lighting is depends on average and minimum road surface illuminance (En,tb and En,min) and hemicylindrical illuminance (Ebt) under Schedule 8.

Schedule 8 - Required lighting for footpaths and bicycle paths

Road type

Road surface illuminance, lx

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Average, En,tb

Minimum, En,min

1. Mercantile street with mixed traffic

 

 

 

- Special urban areas and type I and type II urban areas

25

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Type III, type IV, and type V urban areas

20

8

8

2. Mercantile street for foot travel

 

 

 

- Special urban areas and type I and type II urban areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

5

- Type III, type IV, and type V urban areas

10

3

4

3. Footpaths and bicycle paths in parks, gardens, other areas with crowd density:

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- High (> 6 people/10 m2 of road surface)

15

5

5

- Average (3 ÷ 6 people/10 m2 of road surface)

8

4

3

- Low (≤ 2 people/10 m2 of road surface)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

2

4. Stairs and overpasses

40

20

10

2.5 Tunnel lighting for pedestrians and cyclists

2.5.1 Tunnels for pedestrians and cyclists shall have separate lighting regulations for daytime and nighttime.

2.5.2 Required lighting is depends on average and minimum road surface illuminance (En,tb and En,min) and hemicylindrical illuminance (Ebt) under Schedule 9.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Daytime

Nighttime

En,tb, lx

En,min, lx

Ebt, lx

En,tb, lx

En,min, lx

Ebt, lx

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



25

40

20

10

2.6 Lighting in conflict areas

2.6.1 Conflict areas under this regulation where lighting is required include junctions, walkways in squares, and public playgrounds in urban areas.

2.6.2 Lighting requirements include criteria regarding luminance, illuminance of road surface, uniformity of illuminance and hemicylindrical illuminance depending on road level under Schedule 1.

2.6.3 Luminance of conflict areas must be one level higher (0,5 cd/m2 more) than the highest luminance of roads leading to the conflict areas.

2.6.4 Illuminance of conflict areas is determined by average road surface illuminance (En,tb), illuminance uniformity, Uo(E) and hemicylindrical (Ebt) under Schedule 10.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Schedule 10 - Required road surface illuminance in conflict areas

Location of conflict area by road level

Average illuminance (En,tb), lx

Illuminance uniformity, Uo(E)

Hemicylindrical luminance (Ebt), lx

- Road of level A

- Road of level B

- Road of level C

30

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

- Road of level D

- Road of level E

20

0,4

5

2.7 Lighting for roads near airports and railway crossings

2.7.1 Lighting in areas close to airports must not be mistaken as take-off and landing signals of airports.

2.7.2 Lighting at railway crossings

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.7.2.2 Vertical illuminance must be adequate to enable identification of signs according to Schedule 10. Color of traffic lights must not be mistaken as that of railway signals.

2.7.2.3 Within 30 m to both sides of crossings, luminance and luminance uniformity of road surface must be 10 % higher than those of adjacent road surfaces according to Schedule 1.

2.8 Lighting of parkways and gardens

2.8.1 Lighting in parkways and gardens must serve urban security and safety and crime prevention.

2.8.2 Footpaths and bicycle paths in parks and gardens must receive lighting with average road surface illuminance (En,tb), minimum road surface illuminance (En), and hemicylindrical illuminance (Ebt) under Schedule 8 depending on people density.

2.9 Lighting for station platforms, ports, coach stations, and outdoor parking lots

Lighting for station platforms, ports, and coach stations shall be provided with average and minimum illuminance on road surface (En) and hemicylindrical illuminance (Ebt) to ensure passenger safety and security in accordance with Schedule 11.

Schedule 11 - Lighting requirements in station platforms, ports, coach stations, and outdoor parking lots

Lighting subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Hemicylindrical luminance (Ebt), lx

Average

Minimum

1. Inside of urban areas

30

10

10

2. Outside of urban areas

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

2.10 Lighting for subway stations and elevated tram stations

Lighting requirements where passengers wait and board trains depend on average and minimum horizontal surface illuminance for both daytime and nighttime when station building is closed or open to daylight according to Schedule 12.

Schedule 12 - Average and minimum horizontal surface illuminance in tram stations

Characteristics of station building

Daytime

Nighttime

En,tb, lx

En,min, lx

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



En,min, lx

1. Open to daylight

-

-

50

30

2. Closed

200

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



50

2.11 Energy effectiveness and environment

Lights must have high luminous efficacy and bear energy rating label as per the law. Lighting fixtures that use solar power or wind power are recommended.

2.12 Maintenance

Lighting works and work items must be periodically maintained throughout use period in order to perform design functionalities.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

 

QCVN 07-8:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - TELECOMMUNICATION WORKS

1 GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

This Regulation prescribes technical requirements and mandatory management requirements in investment, construction, renovation, and upgrade of telecommunication works.

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals relevant to investment, construction, renovation, and upgrade of telecommunication works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 02:2022/BXD, National Technical Regulation on Physical Natural and Climatic data for Construction;

QCVN 06:2022/BXD, National Technical Regulations - Fire safety for buildings and structures;

Amendment 1:2023 of QCVN 06:2022/BXD, National Technical Regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions;

QCVN 07-3:2023/BXD, National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Trench and Tunnel Works;

QCVN 08:2010/BTTTT, National Technical Regulation on Electromagnetic Exposure from Public Land Mobile Base Stations;

QCVN 09:2016/BTTTT, National Technical Regulation on Earthling for Telecommunications Stations;

QCVN 32:2020/BTTTT, National Technical Regulations on Lightning Protection for Telecommunication Stations and Outside Cable Network;

QCVN 33:2019/BTTTT, National Technical Regulation on Installation of outside telecommunication cable network;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Cable jointing chamber

Refers to an underground chamber serving installation of cables, storage of sleeves, and cable reserve.

1.4.2

Telecommunication works

Refer to structures consisting of passive telecommunication infrastructures (building, station, mast, duct, chamber) and network equipment installed thereto.

1.4.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to pipe segments connected to one another and buried underground to protect and carry cables.

1.4.4

Antenna mast

Refers to a pole structure built to accommodate antennae for transmission and reception of radio frequency (not including antennae for radio and television signal reception of households).

1.4.5

Trench

Refers to an underground line works with small dimensions for installations of cables, wires, and ducts.

1.4.6

Cable vault

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.7

Cable manhole

Refers to a chamber with smaller dimensions and without tapered top section and is usually built on branching lines to accommodate connection to cable cabinets, cable boxes, and subscribers.

1.4.8

Telecommunication station

Refers to a building or a similar structure built to accommodate installation of communication equipment.

1.4.9 Tunnel

Refers to an underground line works with sufficiently large dimensions to allow humans to perform installation, repair, and maintenance of equipment and pipelines.

2 TECHNICAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.1 Telecommunication works must adhere to planning approved by competent authority.

2.1.2 Tunnel and trench works accommodating telecommunication network system must adhere to QCVN 07-3:2023/BXD.

2.1.3 Distance from ducts, chambers, manholes, vaults, trenches accommodating telecommunication network to other underground works must meet requirements under QCVN 33:2019/BTTTT.

2.1.4 Structure and materials of telecommunication works must maintain sufficient strength and stability throughout their useful life under the effect of natural conditions and load applied. Natural data used in design and construction must adhere to QCVN 02:2022/BXD.

2.1.5 Telecommunication works must be identifiable as per applicable laws.

2.2 Telecommunication buildings and stations

2.2.1 Telecommunication buildings and stations must meet strength and stability requirements under applicable laws.

2.2.2 Facility and foundation structures must be calculated using the most unfavorable load and load combinations, including prolonged destructive load.

2.2.3 Telecommunication buildings and stations must have at least fire resistance category II in accordance with QCVN 06:2022/BXD and Amendment 01:2023 of QCVN 06:2022/BXD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3 Antenna mast

2.3.1 Antenna structures must be calculated using the most unfavorable load and load combinations, including prolonged destructive load.

2.3.2 Height of antenna masts must meet aviation safety requirements in accordance with relevant laws.

2.3.3 Distance and positioning between antenna masts shall adhere to passive telecommunication planning of provinces and cities.

2.3.4 Antenna masts on sidewalks, in parks, squares, playgrounds, areas with high environmental and scenery requirements, etc. must be decorated (as trees, clock towers) or integrated in multipurpose poles (lamp poles, advertising poles) in a manner appropriate to scenery and environmentally friendly.

2.3.5 Signal transmission and reception system installed on antenna masts must meet electromagnetic exposure requirements under QCVN 08:2010/BTTTT, QCVN 78:2014/BTTTT.

2.3.6 Lightning protection requirements must conform to QCVN 32:2020/BTTTT.

2.4 Cable chambers, ducts, vaults

2.4.1 Minimum depth from surface of roads, sidewalks, medians to the topmost plastic pipe must conform to QCVN 33:2019/BTTTT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.3 Minimum separation distance between adjacent plastic pipes must be 30 mm.

2.4.4 Chamber covers must be at the same elevation as roads and sidewalks and safe for humans and transportation.

2.5 Cable network in urban areas

2.5.1 The design and construction of cable network in urban areas must accommodate communication and television infrastructures.

2.5.2 Cable network system must be undergrounding. Underground cable ducts, chambers, vaults, manholes shall share infrastructures. A minimum of 2 cable feeder bays entering urban areas and communication (telecommunication and television) cable distribution panels must be installed and calculated to adequately provide services.

2.5.3 Cable networks must accommodate a minimum of 1 standby optic cable in each household (cables are installed at standby position in living room with an excess of 3 m or a minimum excess of 20 m at a convenient position in a dwelling unit), be connected to panels, cabinets, boxes, technical rooms of apartment building (and connected to internet service providers depending on use demand of the household) in case of households in apartment buildings or connected to cable cabinets, boxes of telecommunication enterprises in residential areas, urban areas, and roads in case of households in new residential areas, urban areas.

2.5.4 Design and installation of communication, telecommunication system must ensure safety and convenience for use, connection with services of service providers, facilitate replacement, repair, and separation distance to other technical ducts.

2.6 Maintenance

2.6.1 Telecommunication works and work items must be periodically maintained and repaired during useful life in order to perform design functionalities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

 

QCVN 07-9:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - SOLID WASTE COLLECTION, TREATMENT WORKS AND PUBLIC TOILET

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1 Scope

This Regulation prescribes mandatory technical requirements and management requirements to be met in investment, construction, renovation, and upgrade of solid waste collection, treatment works and public toilet.

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals relevant to investment, construction, renovation, and upgrade of solid waste collection, treatment works and public toilet.

1.3 Reference documents

Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 10:2014/BXD, National Technical Regulation on Construction for Accessibility for persons with disabilities;

QCVN 07:2009/BTNMT, National Technical Regulation on Hazardous Waste Limit;

QCVN 25:2009/BTNMT, National Technical Regulation on Wastewater of Solid Waste Landfills;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 01:2011/BYT, National technical regulation on Hygienic conditions for Latrines.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Solid waste collection and treatment system

Refers to a combination of works serving consolidation, transportation, recycling, treatment, and burial of solid wastes.

1.4.2

Material Recovery Facility (MRF)

Refers to a stationary transfer station capable of receiving wastes, segregating, retrieving recycled components of wastes, and transferring the remaining parts to treatment areas or landfills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Municipal solid waste transfer station

Refers to a facility where municipal solid wastes are directly loaded onto oversized vehicles or pressed by compressing equipment to be loaded on large vehicles or into parcels for transportation to treatment areas or landfills.

1.4.4

Solid waste treatment facility

Refers to a combination of land, factory, technology line, equipment, and auxiliary works serving solid waste treatment and recycling.

1.4.5

Concentrated waste treatment site

Refers to an area where concentrated treatment of waste type or types occurs, including municipal solid wastes, regular industrial solid wastes, hazardous wastes, and other solid wastes except for co-incineration of waste and grouping treatment of biomedical wastes. Concentrated waste treatment sites can be waste treatment facility or facilities, landfill or landfills.

1.4.6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to an area that is planned, designed, and built in accordance with regulations and functionalities in order to bury regular solid wastes. Landfills consist of burial sites, buffer zones, and auxiliary works such as: wastewater treatment stations, electricity and water supply stations, weighing stations, coordinating offices, and other work items.

1.4.7

Hazardous solid waste landfill

Refers to an area planned, design, and built to bury hazardous wastes that are discarded or preliminarily treated to fit burial purposes.

1.4.8

Public toilet

Refers to a stationary or mobile work consisting at least a restroom and hand washing area.

2 TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.2 Public toilet must conform to planning approved by competent authority and general scenery of the area. Where areas have special urban aesthetic value or limited land fund, stationary transfer station for solid wastes and underground public toilet are allowed.

2.1.3 Solid waste treatment works and public toilets must meet quality requirements and environmental protection requirements throughout useful life as per applicable laws.

2.1.4 Location of public toilets must facilitate septic tank emptying.

2.1.5 Traffic system in solid waste treatment facilities must allow vehicles in treatment sites to operate conveniently, turn around easily, avoid collision, reach functioning areas in treatment facilities and meet fire safety requirements as per the law.

2.1.6 Firefighting and fire suppression system in solid waste transfer station, solid waste treatment facilities, concentrated solid waste treatment sites must meet regulations on fire safety for buildings and constructions.

2.1.7 Works serving solid waste collection and treatment must adhere to lightning protection requirements in accordance with applicable laws.

2.1.8 Work items in solid waste treatment facilities, concentrated waste treatment sites must be positioned in a way that meets functionality and safety requirements in operation process.

2.2 Municipal solid waste transfer station

2.2.1 Transfer stations in urban areas must accommodate waste reception areas with sufficient space to allow vehicles to park and unload wastes. Reception areas must be enclosed to minimize contamination, odors, and insects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3 New stationary transfer stations in inner city of special urban areas and urban areas of type I must be placed in central districts that allow subterranean or semi-subterranean investment and construction of work items (compressing and storage areas below basements, work platforms above-ground, etc.).

2.2.4 Stationary transfer stations must have the following basic work items:

- Weighbridges;

- Technical infrastructures: roofs, walls, yards, internal roads, vehicle washing areas, water supply, wastewater collection and treatment; electricity supply, and other technical infrastructures.

- Segregation and storage areas for recycled materials;

- Storage areas for solid wastes, bulk wastes, hazardous wastes (if any);

- Coordinating buildings, administrative buildings, and other auxiliary works.

2.2.5 MRFs must be incorporated with dust deodorizing and processing system.

2.2.6 Height of stationary transfer stations must not be lower than that of the tallest equipment. Minimum distance from the bottom of bridge crane to the top of objects, equipment shall be 0,5 m.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3 Solid waste treatment facilities

2.3.1 Land use ratio in a solid waste treatment facility is determined under Schedule 1.

Schedule 1 - Land use area in solid waste treatment facility

Type - work item

Land percentage, %

1. Solid waste recycling facility

100

1.1. Solid waste storage + segregation area before recycling

≤ 30

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≤ 20

1.3. Coordinating building and other auxiliary works

≤ 20

1.4. Traffic land

≥ 15

1.5. Tree land and water surface

≥ 15

2. Solid waste treatment facility utilizing biological technology

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≤ 60

2.2. Coordinating building and other auxiliary works

≤ 15

2.3. Traffic land

≥ 10

2.4. Tree land and water surface

≥ 15

3. Solid waste incinerator

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≤ 50

3.2. Ash, slag landfill

≤ 10

3.3. Coordinating building and other auxiliary works

≤ 15

3.4. Traffic land

≥ 10

3.5. Tree land and water surface

≥ 15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



100

4.1. Solid waste burial spots

≤ 40

4.2. Garbage leechate treatment areas.

≤ 15

4.3. Coordinating building and other auxiliary works

≤ 15

4.4. Traffic land

≥ 10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≥ 20

5. Hazardous waste landfill

100

5.1. Solid waste burial spots

≤ 40

5.2. Garbage leechate treatment areas.

≤ 10

5.3. Coordinating building and other auxiliary works

≤ 20

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≥ 15

5.5. Tree land and water surface

≥ 15

6. Concentrated solid waste treatment site

100

6.1. Functioning works:

- Solid waste recycling facility;

- Solid waste treatment facility utilizing biological technology;

- Solid waste incinerator;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Hazardous waste landfill;

- Other treatment facilities.

≤ 65

6.2. Coordinating building and other auxiliary works

≤ 10

6.3. Traffic land

≥ 10

6.4. Tree land and water surface

≥ 15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE 2: Buffer tree strips are not required according to QCVN 01:2021/BXD between landfill treatment facilities in concentrated solid waste treatment sites.

2.3.2 Selection of solid waste treatment technologies shall rely on analysis of physical and chemical components of solid wastes. Analysis data must be updated within a year until the date on which investment project is produced.

2.3.3 Recycling facilities in concentrated solid waste treatment sites must adhere to regulations applicable to concentrated solid wastes treatment sites.

2.3.4 Solid waste treatment facility utilizing biological technology

2.3.4.1 Scale and capacity of solid waste treatment facilities utilizing biological technology are determined by weight and percentage of organic components in wastes.

2.3.4.2 Main functioning areas include:

- Weighing stations: weighbridges, data processing departments;

- Administrative buildings: office, storage, chemical laboratories, guest rooms, sanitary areas;

- Treatment areas: Dry garbage storage, cutting, grinding, segregating, mixing, fermenting, composting, packaging equipment, storage of products retrieved or recycled from solid wastes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.4.3 Land use percentage in solid waste treatment facilities utilizing biological technology is determined under Schedule 1.

2.3.5 Municipal solid waste and regular solid waste incinerators

2.3.5.1 Scale and capacity of solid waste incinerators are determined in continuous incineration mode.

2.3.5.2 Solid waste incinerators must be designed and operating on the basis of weight, components, and nature of solid waste, compliant with requirements regarding environmental protection and adaptability of incineration technology.

2.3.5.3 Main functioning areas:

- Garbage weighing stations and reception areas. Garbage weighing system must include weighbridges, data processing departments, transportation mechanisms;

- Coordinating buildings: offices, storage, chemical laboratories, guest rooms, sanitary areas, resting lounges;

- Areas where incinerator system and environmental protection works are installed: smoke, dust processing facilities, ash and slag storage;

- Ash and slag recycling areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.5.4 Number of incinerators are calculated depending on scale, type of incinerators, and technical level of operators and specified under Schedule 2.

Schedule 2 - Classification of municipal solid waste, regular solid waste incinerators

Scale

Capacity, tonne/day

Number of regularly operating incinerators

Very large scale

> 1 000

≥ 3

Large scale

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



≥ 2

Moderate scale

> 100; ≤ 500

≥ 1

Small scale

≥ 7,0; ≤ 100

≥ 1

2.3.5.5 Municipal solid waste incinerators must meet requirements regarding the environment under QCVN 61-MT:2016/BTNMT.

2.3.5.6 Ashes and slags produced by incineration of municipal solid waste and regular wastes that meet requirements regarding environmental protection can be recycled, solidified, and reused.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.6 Other solid waste incinerators (hazardous biomedical wastes and hazardous industrial wastes)

2.3.6.1 Solid waste incinerators must be designed and operating on the basis of weight, components, and nature of solid waste, compliant with requirements regarding environmental protection and adaptability of incineration technology.

2.3.6.2 Main functioning areas:

- Garbage weighing stations and reception areas. Garbage weighing system must include weighbridges, data processing departments, transportation mechanisms;

- Coordinating buildings: offices, storage, chemical laboratories, guest rooms, sanitary areas, resting lounges;

- Areas where incinerator system and environmental protection works are installed: smoke, dust processing facilities, ash and slag storage;

- Ash and slag landfills;

- Technical infrastructures: gates, fences, roads, yards, parking lots, wash racks, water supply, wastewater collection and treatment, lighting, trees, water surface, scenery, vehicle maintenance facilities, other technical infrastructures.

2.3.6.3 Requirements for incinerators:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ashes, slags, and other solid wastes produced by incinerator operation must be segregated in accordance with QCVN 07:2009/BTNMT in order to managed by appropriate measures as per applicable laws.

2.3.6.4 Land use percentage in other solid waste incinerators (hazardous biomedical wastes and hazardous industrial wastes) is determined under Schedule 1.

2.3.7 Hygienic solid waste landfill

2.3.7.1 Scale of hygienic solid waste landfills is determined under approved planning.

2.3.7.2 Main functioning areas:

- Garbage weighing stations including weighbridges, data processing departments, transportation;

- Administrative buildings: office, storage, chemical laboratories, guest rooms, sanitary areas;

- Landfill sites: reception and burial spots;

- Technical infrastructures: weighing stations, electromechanic workshops, gates, fences, roads, yards, parking lots, wash racks, water supply, wastewater collection and treatment, lighting, trees, water surface, scenery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.7.4 Garbage leechate from treated burial spots must meet environmental regulations under QCVN 25:2009/BTNMT.

2.3.7.5 Emission collection system must be installed at hygienic burial spots of organic solid wastes or both organic and inorganic solid wastes.

2.3.7.6 Land use percentage in regular solid waste landfills is determined in accordance with Schedule 1.

2.3.8 Hazardous waste landfill

2.3.8.1 Scale of hazardous waste landfill is determined in accordance with planning.

2.3.8.2 Main functioning areas:

- Weighing stations: Garbage weighing system must include weighbridges, data processing departments, transportation mechanisms;

- Administrative buildings: office, storage, chemical laboratories, guest rooms, sanitary areas;

- Treatment areas: reception areas, burial spots;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: Burial spots for hazardous wastes can be incorporated in regular solid waste landfills.

2.3.8.3 Hazardous waste landfills must be designed and built in accordance with applicable regulations.

2.3.8.4 Garbage leechate from treated burial spots must meet environmental regulations under QCVN 25:2009/BTNMT.

2.3.8.5 Land use percentage in hazardous solid waste landfills is determined under Schedule 1.

2.3.9 Concentrated solid waste treatment site

2.3.9.1 Scale of concentrated waste treatment sites is determined in accordance with approved planning based on weight of solid wastes to be processed, technology employed to process and dispose solid wastes.

2.3.9.2 Main functioning areas:

- Weighing stations installed in each treatment site include: weighbridges, data processing departments;

- Administrative buildings: office, storage, chemical laboratories, guest rooms, sanitary areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Technical infrastructures: weighing stations, electromechanic workshops, gates, fences, roads, yards, parking lots, wash racks, water supply, wastewater collection and treatment, lighting, trees, water surface, scenery.

2.3.9.3 Land use percentage in concentrated waste treatment sites is determined under Schedule 1.

2.4 Public toilet

2.4.1 Stationary public toilet requirements

2.4.1.1 Ratio of window area to floor area must not be lower than 1:8.

2.4.1.2 Materials and structure must meet strength and stability requirements during operation and use. Floor and walls must be made from anti-absorbent materials. Public toilet must be outfitted with septic tanks prior to being connected to external drainage system.

2.4.1.3 Public toilet must allow accessibility for persons with disabilities in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.4.1.4 In special circumstances, public toilet can be built underground.

2.4.2 Mobile public toilet requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.2.2 Minimum clear height of toilet stall must be 2,1 m.

2.4.2.3 Continuous and adequate water supply system is required.

2.4.2.4 Adequate sanitary, ventilation, and lighting equipment satisfactory to use demand and environmental hygiene is required.

2.4.2.5 Accessibility for persons with disabilities is required in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.4.2.6 Requirements under QCVN01:2011/BYT must be met.

2.4.3 Management of sludge from public toilet

Septic tanks of public toilets must be emptied and collected at least once per year. Sludge collected from public toilets must be collected and transported to treatment sites as per the law.

2.5 Maintenance

Solid waste collection and treatment works, work items, and public toilets must be periodically maintained and repair throughout useful life in order to perform design functionalities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

 

QCVN 07-10:2023/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TECHNICAL INFRASTRUCTURE SYSTEM - CEMETERY, CREMATORY AND FUNERAL HOME

1 GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Regulation provides for limits of technical specifications and mandatory management requirements to be adhered to in construction, renovation, and upgrade of cemeteries, crematories, and funeral homes.

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individual relevant to investment, construction, renovation, and upgrade of cemeteries, crematories, and funeral homes.

1.3 Reference documents

Reference documents below are necessary for the application of this Regulation. If reference documents are amended or replaced, the new versions shall prevail.

QCVN 01:2021/BXD, National Technical Regulation on Construction Planning;

QCVN 07-4:2023/BXD, National Technical Regulation on Technical Infrastructure System - Urban Transportation Works;

QCVN 10:2014/BXD, National Technical Regulation on Construction for Accessibility for persons with disabilities;

QCVN 02:2012/BTNMT, National Technical Regulation on Solid Health Care Waste Incinerator;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



QCVN 14:2008/BTNMT, National Technical Regulation on Municipal Wastewater;

QCVN 26:2010/BTNMT, National Technical Regulation on Noise;

QCVN 28:2010/BTNMT, National Technical Regulation on Biomedical Wastewater;

QCVN 50:2013/BTNMT, National Technical Regulation on Hazardous Thresholds for Sludges from Water Treatment Process.

1.4 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.4.1

Cemetery

Refers to a place where the remains of dead people are buried or otherwise interred and is managed, built as per planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Final disposition

Refers to the process of storing remains or cremains of the dead.

1.4.3

Burial

Refers to the process of storing remains or cremains of the dead underground.

1.4.4

Permanent burial

Refers to permanent burial of the dead.

1.4.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Refers to burial of the dead for a period of time after which the dead body is exhumed.

1.4.6

Exhumation

Refers to a removal of remains from a temporary burial grave for another forms of final dispositions.

1.4.7

Interment of ashes

Refers to burial of bone remains of the dead following exhumation or cremains following cremation.

1.4.8

Grave

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4.9

Cremation

Refers to the process of incinerating (at a high temperature) the remains or bone remains of the dead at crematoriums.

1.4.10

Cremains

Refers to what remains of the dead following cremation of remains or bone remains.

NOTE: Cremains will then be buried or stored in cremains storage area.

1.4.11

Crematorium

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: Crematoriums are situated independently or as attachment to works such as cemeteries, religion establishments as long as environmental separation distance is maintained as per the law.

1.4.12

Cremator

Refers to works, equipment cremating remains and bone remains of the dead.

1.4.13

Funeral home

Refers to an establishment where funeral is organized and is managed, built as per planning.

NOTE: Funeral homes are situated independently or as attachment to works such as cemeteries, crematoriums, religion establishments as long as environmental separation distance is maintained as per the law.

2 TECHNICAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1.1 Investment and construction of cemeteries, crematoriums, and funeral homes must adhere to planning approved by competent authority and take into account the impact of climate change and rising sea level.

2.1.2 Cemeteries, crematoriums, and funeral homes must enable accessibility for persons with disabilities in accordance with QCVN 10:2014/BXD.

2.1.3 Environmental separation distance of cemeteries, crematoriums, and funeral homes must adhere to QCVN 01:2021/BXD.

NOTE: New crematoriums and funeral homes in existing cemeteries (planning for continuous use) may have environmental separation distance determined by the use of environmental impact assessment tools.

2.2 Cemetery

2.2.1 Cemeteries include: cemeteries for burial and cemeteries for multiple forms of final disposition.

NOTE: In addition to burial, cemeteries can accommodate other forms of final disposition such as cremains storage in prolonged cremains storage facilities (underground, aboveground, multi-storey).

2.2.2 Main functioning areas

2.2.2.1 Burial sites may, depending on the type of cemeteries, include one or multiple of the following areas:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Areas for permanent burial;

- Areas for interment of ashes.

2.2.2.2 Other functioning areas include:

- Funeral sites or funeral homes in cemeteries;

- Crematoriums in cemeteries (if any);

- Long-term cremains storage facilities;

- Technical areas: corpse preservation and cleaning;

- Ceremonial and worshipping areas (if any);

- Auxiliary works: offices, waiting lounges, storage units, main buildings;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Technical infrastructures: trees, water, scenery, gates, fences, yards, roads, parking lots, runoff drainage works, water supply works, wastewater collection and treatment works, solid waste collection and treatment works, electricity supply works, lighting works, audio works, communication works.

NOTE: Functioning structures can be situated in a single building as long as environmental and fire safety requirements are met.

2.2.3 Requirements regarding land use in cemeteries

2.2.3.1 Percentage of land use of functioning areas in a cemetery (over total land area of a cemetery):

- Minimum area for burial is 50 %, in which, maximum area for temporary burial is 5 %;

- Minimum area for technical infrastructures and auxiliary works is 40 %, in which, minimum area for trees and surface water is 25 % and minimum area for primary traffic is 10 %.

2.2.3.2 Maximum land area for each single grave (excluding area for surrounding paths) is 3 m2/grave.

NOTE: In respect of grave vault (double graves or family graves), maximum area equals area of each single grave multiplied by the number of remains, bone remains, or cremains therein. Percentage of land dedicated to grave vault must not exceed 50 % of total land area for burial. Area for trees, surface water, internal roads, and auxiliary works attached to each grave in a cemeteries can be excluded from land use area of corresponding grave.

2.2.3.3 Maximum volume of plot for placement of urns in cremains storage facilities is 0,125 m3/plot.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.4.1 Depending on area scale, cemeteries are divided into grave sections or grave lots limited by roads. Each grave section is further divided into grave lots each of which is divided into grave groups each of which contain grave rows. Signs providing instructions for visitors are required in each grave group, grave lot, and grave section.

2.2.4.2 Forms of graves, headstones, fences in grave sections (if any), and grave orientation in a cemetery must be consistent in design under approved construction investment projects.

2.2.5 Technical infrastructure and environment requirements

2.2.5.1 Traffic arrangement in cemeteries:

- Primary traffic and traffic connecting cemeteries to outside traffic shall adhere to QCVN 07-4:2023/BXD;

- Minimum width of roads between grave sections is 7 m;

- Minimum width of roads between grave lots is 3,5 m;

- Minimum width of footpaths in grave lots is 1,2 m;

- Minimum spacing between two grave rows is 0,8 m;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Parking lots matching demands of cemeteries are required.

2.2.5.2 Solid waste collection and treatment:

- Cemeteries must be outfitted with public trash bins and solid waste consolidation grounds to collect all solid wastes that emerge. Collected solid wastes must be periodically transported to treatment sites;

- Wastes related to the dead whose cause of death is infectious diseases or decayed remains must be treated in accordance with regulations of the Ministry of Health and Ministry of Natural Resources and Environment on biomedical waste management.

2.2.5.3 Wastewater collection and treatment:

- Cemeteries must have separate drainage systems for surface water and wastewater generated by other activities in cemeteries.

- Where grounds of cemeteries are not sufficiently anti-absorbent (absorption coefficient exceeds 10-6 cm/s and thickness of anti-absorbent ground layer is less than 5 m), solutions for anti-absorption and collecting leechate from temporary burial graves for concentrated treatment before discharging to the environment. Wastewater treatment areas in temporary burial grave sections must be located downstream from wastewater receiving bodies and in the lowest part of cemeteries;

- Wastewater from cemeteries must be collected and treated to QCVN 28:2010/BTNMT before discharging into receiving system.

2.2.6 Scenery and environmental requirements for closed cemeteries in urban areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.6.2 Funeral service areas; technical areas: remains cleaning areas, remains preservation areas; crematoriums in cemeteries (if any) must be repurposed.

2.2.6.3 Fences and trees are required around cemeteries to maintain urban aesthetics.

2.3 Crematorium

2.3.1 Crematoriums include: independent crematoriums and crematoriums incorporated with other works (cemeteries, religion establishments).

2.3.2 Main functioning areas:

- Cremation areas: cremators, remains preservation areas, funeral service areas;

- Cremains storage facilities (if any);

- Ceremonial and worshipping areas (if any);

- Auxiliary works: offices, waiting lounges, storage units, main buildings, sanitary areas, and other service establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NOTE: Functioning structures can be situated in a single building as long as environmental and fire safety requirements are met.

2.3.3 Land use requirements in crematorium

Percentage of area of technical infrastructure: at least 35 %, in which, minimum area for trees and surface water is 20 %, minimum area for traffic (including parking lots) is 10 % (on total land area of a crematorium).

NOTE: Where crematoriums are incorporated with other structures, it is permissible to share technical infrastructures and auxiliary works of said structures as long as aforementioned indicators are met.

2.3.4 Spatial and scenery requirements

Scenery of crematoriums must fit natural conditions and local customs; have reasonable spatial arrangement, be convenient for cremation process, and have natural ventilation.

2.3.5 Technical infrastructure and environment requirements

2.3.5.1 Traffic arrangement in crematoriums:

- Primary traffic and traffic connecting crematoriums with outside traffic must conform to QCVN 07-4:2023/BXD;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.5.2 Crematorium emission collection and treatment

Crematoriums must be outfitted with emission treatment system prior to releasing emission to the environment in accordance with QCVN 02:2012/BTNMT.

2.3.5.3 Solid waste collection and treatment:

- Ashes, slags, sludges, and other solid wastes produced by incinerator operation must be segregated in accordance with QCVN 07:2009/BTNMT in order to managed by appropriate measures as per applicable laws;

- Solid wastes must be collected and transported to treatment sites in a manner compliant with environmental hygiene standards.

2.3.5.4 Wastewater collection and treatment:

- Wastewater must be separately collected and treated to meet requirements under QCVN 14:2008/BTNMT before being released to receiving system;

- Sludges produced by wastewater treatment system must be managed in accordance with QCVN 50:2013/BTNMT and collected, transported to treatment sites in a manner complaint with environmental hygiene standards.

2.4 Funeral home

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.2 Main functioning areas:

- Funeral areas: walkways, waiting lounges, funeral rooms, cold storage for body preservation, casket placement, embalming rooms;

- Auxiliary works: offices, waiting lounges, storage units, main buildings, sanitary areas, and other service establishments;

- Technical infrastructures: trees, water, scenery, gates, fences, yards, roads, parking lots, runoff drainage works, water supply works, wastewater collection and treatment works, solid waste collection and treatment works, electricity supply works, lighting works, audio works, communication works.

NOTE: Functioning structures can be situated in a single building as long as environmental and fire safety requirements are met.

2.4.3 Land use requirements in funeral homes

Minimum percentage of land area for technical infrastructure is 60 %, in which minimum land area for traffic (including parking lots) is 30 % (on total land area of funeral homes).

NOTE: Where funeral homes are incorporated with other structures, it is permissible to share technical infrastructures and auxiliary works of said structures as long as aforementioned indicators are met.

2.4.4 Spatial and scenery requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.4.2 Funeral homes incorporated with hospitals must be separate from other functions in the hospitals, have separate access, and be outfitted with noise-dampening solutions.

2.4.5 Technical infrastructure and environment requirements

2.4.5.1 Traffic arrangement in funeral homes:

- Primary traffic and traffic connecting funeral homes with outside traffic must conform to QCVN 07-4:2023/BXD;

- New funeral homes must have separate entrances and exits;

- Parking lots appropriate to demands for funeral homes are required.

2.4.5.2 Waste collection and treatment:

- Solid wastes must be collected on a daily basis and transported to treatment sites in a manner compliant with environmental hygiene standards;

- Wastewater must be collected and treated to meet QCVN 14:2008/BTNMT before being discharged to receiving system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Funeral homes must be outfitted with noise-dampening solutions in accordance with QCVN 26:2010/BTNMT.

2.5 Maintenance

Cemeteries, crematoriums, and funeral homes must be periodically maintained and repaired throughout their useful life in order to perform design functionalities.

3 ORGANIZING IMPLEMENTATION

3.1 Transition clauses

3.1.1 Investment projects approved prior to the effective period of this Regulation shall adhere to regulations applicable as of the date on which said projects are approved; individuals deciding on investment reserve the right to apply this Regulation.

3.1.2 Investment construction projects that are approved from the effective date hereof shall conform to this Regulation.

3.2 Local construction authorities are responsible for inspecting compliance with this Regulation in production, appraisal, approval, and management of building design and construction.

3.3 Ministry of Construction is responsible for publicizing and providing guidelines on application of this Regulation for relevant entities. Difficulties that arise during implementation of this Regulation shall be submitted to the Technical Infrastructure Department, Ministry of Construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.155

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:512::
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!