UỶ
BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
09-UB/CQL
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 03 năm 1962
|
THÔNG TƯ
VỀ CÔNG TÁC BÊ-TÔNG
Kính
gửi:
|
疠࿁ꪤӐ춗瘡喠ɄⳠɄ>- Các bộ,
-
Các tổng cục
- Uỷ
ban hành chính và uỷ ban kế hoạch các khu, thành, tỉnh
|
Bê-tông và bê-tông cốt thép chiếm
một tỷ lệ rất lớn trong kiến thiết cơ bản về khối lượng cũng như giá thành công
trình. Vì vậy việc tiết kiệm vật liệu, chủ yếu là tiết kiệm xi-măng, và việc
nâng cao chất lượng công trình là mục tiêu phấn đấu rất quan trọng trong ngành
kiến thiết cơ bản.
Để thực hiện mục đích nói trên và để thống nhất một số vấn đề cụ thể trước mắt
về công tác bê-tông, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước quyết định một số điểm sau đây:
Phần thứ nhất:
VẬT LIỆU
1. Xi măng.
1 – 1. Phương pháp xác định cường độ của
xi măng.
Từ nay thống nhất áp dụng phương
pháp tiêu chuẩn của Liên-xô (OCT 310-41) để xác định cường độ của xi-măng. Cát
tiêu chuẩn cũng lấy là cát tiêu chuẩn của Liên-xô. Trong thực tế thí nghiệm, được
phép dùng các loại cát trong nước mà các tính chất cơ lý đã được công nhận là đạt
yêu cầu và tương đối ổn định.
Trong trường hợp này cần phải
xác định các hệ số tính đổi để quy các kết quả thu được ra các cường độ sẽ thu
được với cát tiêu chuẩn Liên-xô; và từng thời gian phải dùng, cát tiêu chuẩn của
Liên xô để làm thí nghiệm đối chiếu và chỉnh lý lại hệ số tính đổi nếu cần.
Các cơ sở thí nghiệm được phép
dùng các phương pháp thí nghiệm nhanh để xác định cường độ xi-măng, với điều kiện
là phải đối chiếu kết quả thí nghiệm của mình với các kết quả thu được bằng
phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn, để xác định các hệ số tính đổi.
Khi không có điều kiện tiến hành
thí nghiệm thì phải căn cứ vào phiếu chứng nhận của xí nghiệp sản xuất xi-măng
theo cảm giác, như nhìn màu sắc, sờ tay xem độ mịn v.v…
1 – 2. Xử lý khi phát hiện xi-măng
không đảm bảo tiêu chuẩn
Khi các cơ quan sử dụng phát hiện
xi-măng không đảm bảo tiêu chuẩn, thì phải báo ngay cho xí nghiệp sản xuất biết.
Trong phạm vi 10 ngày, tính từ ngày nhận được tin báo, xí nghiệp sản xuất phải
kiểm tra, tiến hành thí nghiệm đối chiếu, và kịp thời báo cho cơ quan sử dụng
biết kết quả thẩm tra của mình. Khi cần thiết cơ quan trọng tài có thể chỉ định
một cơ sở thí nghiệm thứ ba để tiến hành công tác thí nghiệm đối chiếu.
1 – 3. Sử dụng xi-măng
Về nguyên tắc tất cả các công
trình trong nước đều phải sử dụng các loại xi-măng trong nước sản xuất cho nội
địa.
Khi muốn sử dụng các loại
xi-măng trong nước sản xuất cho xuất khẩu, hoặc các loại xi-măng đặc biệt yêu cầu
sản xuất riêng cho nhu cầu của công trình, hoặc các loại xi-măng phải nhập khẩu,
thì các cơ quan thiết kế phải thuyết minh rõ ràng tính năng của công trình và
lý do phải chọn các loại xi-măng riêng đó, các cơ quan chủ quản công trình phải
trình lên Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Tổng Cục quản lý xây dựng cơ bản) xét và
quyết định.
Các công trường phải triệt để
tôn trọng các chế độ chuyên chở bảo quản và sử dụng xi-măng như đã quy định
trong quy phạm kỹ thuật về thi công và nghiệm thu công trình (điều 83 bản in lần
thứ hai năm 1961) và điều lệ bảo quản và sử dụng tiết kiệm vật liệu xây dựng số
04/UB/CQL của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã ban hành ngày 28 tháng 01 năm 1961.
Các cơ quan có thẩm quyền phải
chú trọng kiểm tra việc bảo đảm chất lượng của xi-măng trong các khâu chuyên chở,
bảo quản và sử dụng và đòi hỏi các công trình phải chấp hành nhanh chóng các ý
kiến đã đề xuất ra về phương diện này.
2. Cốt liệu (cát, đá sỏi v.v…)
2 – 1. Sản xuất và phân phối.
Các cơ quan sản xuất và phân phối
cốt liệu (cát, đá, sỏi v.v…) cần phải nắm vững tính chất cơ, lý, hoá của vật liệu
một cách thường xuyên, và phải thông báo cho các cơ quan thiết kế và thi công
theo yêu cầu của các cơ quan này.
Cần phải tiến hành việc phân cấp
cốt liệu theo cường độ và cỡ hạt để đảm bảo việc cung cấp theo đúng yêu cầu kỹ
thuật và kinh tế của cơ quan thiết kế.
2 – 2. Sử dụng cốt liệu
Để thực hiện tiết kiệm xi-măng,
các cơ quan sử dụng phải có đầy đủ biện pháp để cải tiến chất lượng của cốt liệu
(rũa, cải tiến cấp phối, dùng các chất phụ giá v.v…)
Đối với các công trình thi công
trên 2.000m3 bê-tông phải tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm cốt liệu
một cách có hệ thống ngay trong giai đoạn thiết kế, trong thời kỳ chuẩn bị công
trường và trong suốt quá trình thi công, và luôn luôn phải lấy yêu cầu tiết kiệm
xi-măng để làm căn cứ quyết định việc chọn và sử dụng cốt liệu.
Đối với các công trình thi công
dưới 2.000m3 bê-tông, phải hết sức vận dụng đầy đủ các tính năng của
cốt liệu để cố gắng tiết kiệm xi-măng. Nếu cốt liệu được phân cấp rồi thì cũng
cần tiến hành thí nghiệm nhiều lần để kiểm tra tính chất đồng đều của nó. Nếu cốt
liệu chưa được phân cấp thì phải tiến hành thí nghiệm và nếu thấy dùng theo cấp
phối tự nhiên (không qua tuyển lựa) sẽ phải dùng xi-măng qua định mức thì phải
tiến hành cấp phân tại hiện trường.
Tiền phải chi thêm cho việc phân
cấp sẽ tính thêm vào giá vật liệu.
Về nguyên tắc các công trình đều
phải sử dụng vật liệu của khu vực mình (theo kế hoạch của cơ quan sản xuất và
phân phối). Nếu muốn sử dụng vật liệu ngoài khu vực của mình, do đó làm tăng khối
lượng vận tải và tăng giá vật liệu thì cơ quan chủ quản hay cơ quan thi công phải
thuyết minh đầy đủ những lý do về kỹ thuật và kinh tế của mình với Uỷ ban kế hoạch
địa phương (tỉnh, thành hay khu) và phải được cơ quan này chuẩn y.
Phần thứ hai:
LIỀU LƯỢNG PHA TRỘN BÊ
TÔNG
3 – 1. Thiết kế bê-tông:
Phải căn cứ vào tính năng cụ thể
của vật liệu để thiết kế liều lượng pha trộn bê-tông, đúc các mẫu thí nghiệm,
dùng kết quả thí nghiệm để điều chỉnh lại tính toán lý thuyết.
Chỉ các công trường nhỏ thi công
dưới 100m3 bê-tông mới được phép sử dụng các bảng tính sẵn.
Tuyệt đối không được dùng các tỷ
lệ pha trộn cố định của phép trước đây.
Trước mắt, Uỷ ban kế hoạch Nhà
nước không quy định phương pháp tính toán thống nhất, các cơ quan thiết kế và
thi công có thể dùng một trong các phương pháp tính toán thông dụng ở Liên-xô.
Nếu muốn dùng các phương pháp tính toán khác (chỉ thông dụng ở các nước khác
ngoài Liên-xô) thì phải thuyết minh các ưu khuyết điểm của phương pháp đó, và
phải thí nghiệm có hệ thống để lấy kết quả thực tế chứng minh cho lý thuyết.
Các công trường thi công trên 10.000m3 bê tông phải xác định các tỷ
lệ nước, xi-măng, cát, đá trong điều kiện cụ thể của mình để việc tính toán được
chính xác.
Mặc dù phương pháp để thiết kế,
lượng sử dụng xi-măng dùng cho 1m3 bê-tông cả hao hụt không được vượt
quá mức quy định của Nhà nước (thông tư 393 UB/CQL về định mức sử dụng vật liệu).
Nếu tính thấy phải dùng quá thì phải dùng các biện pháp cần thiết để hạ mức sử
dụng xi-măng mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng của bê-tông.
3 – 2. Các cơ quan thi công đối với
các hướng dẫn của cơ quan thiết kế trong vấn đề thiết kế bê-tông.
Các cơ quan thi công phải căn cứ
vào các hướng dẫn của cơ quan thiết kế tiến hành thiết kế bê-tông.
Các điều tuyệt đối phải tuân
theo cơ quan thiết kế là các yêu cầu về chất lượng, nhất là cường độ bê-tông, độ
chống thấm, lượng phát nhiệt tối đa, lượng nước tối đa khống chế …
Còn đối với độ sụt và cỡ hạt thì
cơ quan thi công được phép căn cứ vào điều kiện thi công cụ thể (khả năng thi
công; khả năng phán đoán công trình trong quá trình thi công v.v…) mà điều chỉnh,
nhằm tăng thêm khả năng tiết kiệm xi-măng đồng thời vẫn bảo đảm chất lượng
bê-tông.
Phẩn thứ ba:
THI CÔNG BÊ-TÔNG
4 – 1. Sản xuất bê-tông.
Liều lượng pha trộn bê-tông do
phòng kỹ thuật của công trường hay chỉ huy công trường quy định. Mọi sự thay đổi
tức thời về liều lượng pha trộn phải do chỉ huy công trường quyết định, ngoài
chỉ huy công trường ra không ai có quyền tự ý định đoạt.
Việc trộn bê-tông phải tiến hành
ở các nơi đã quy định. Vật liệu phải cân hoặc đong trong các hộc đóng theo kích
thước của phòng kỹ thuật và đã được ban kiến thiết chấp thuận. Tuyệt đối không
được đong vật liệu bằng: ky, sọt, cân cũng phải được thường xuyên hiệu chỉnh, đọ
với các cân chính xác trong khu vực. Phải luôn luôn theo dõi hàm lượng nước
trong cát, sỏi, đá để điều chỉnh lượng nước cho vào bê-tông được chính xác như
thiết kế, cũng như để điều chỉnh lại các hộc đong cát.
Ở các chỗ đổ (đúc) bê-tông tuyệt
đối không được bỏ thêm nước hoặc xi-măng vào bê-tông.
Ở các công trường lớn phải tập
trung việc sản xuất bê-tông ở các trung tâm sản xuất bê-tông.
4 – 2. Sử dụng cơ giới thi công
bê-tông.
Phải triệt để sử dụng mọi khả
năng cơ giới để thi công bê-tông (máy nhào trộn, vận chuyển, đổ đầm) để giảm độ
sụt đến mức tối thiểu cho từng loại kết cấu.
Trong trường hợp đầm bằng tay phải
dùng những dụng cụ đúng tiêu chuẩn ghi trong quy phạm kỹ thuật. Không được dùng
thanh nứa, than gỗ nhẹ để đầm bê-tông.
4 – 3. Bảo dưỡng bê-tông.
Phải dựa vào điều kiện thực tế của
công trình (như khí hậu, vị trí, cấu trúc) mà xác định thời gian bảo dưỡng số lần
tưới nước trong một ngày v.v…
Nước dùng để bảo dưỡng bê-tông
phải là nước sạch (như nước đã dùng trộn bê-tông); tuyệt đối không được dùng nước
có lẫn bùn, nước đục để bảo dưỡng bê-tông.
Phần thứ tư:
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
5 – 1. Cơ quan trọng tài.
Trong mọi trường hợp vướng mắc
giữa bên A và bên B, giữa nhà máy với công trình, nếu không tự giải quyết được
sẽ đề nghị Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (Tổng cục quản lý xây dựng cơ bản) đứng ra
làm trọng tài phân xử.
Các bên hữu quan có trách nhiệm
trình bày rõ ràng và cụ thể tình hình và nguyện vọng của mình đối với cơ quan
trọng tài. Cơ quan trọng tài có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc của các
bên hữu quan một cách thỏa đáng.
Các bên hữu quan có trách nhiệm
thi hành quyết định cơ quan trọng tài, trong trường hợp không đồng ý với cơ
quan trọng tài, các bên hữu quan vẫn cứ phải thi hành quyết định, và có quyền
khiếu nại sau.
5 – 2. Phạm vi và thời gian áp dụng
thông tư này.
Thông tư này áp dụng cho tất cả
mọi công tác xây dựng trong nước, đối với công trình thiết kế trong nước cũng
như công trình thiết kế ngoài nước.
Thông tư này áp dụng kể từ ngày
ban hành. Các cơ quan, các công trình cần có kế hoạch cụ thể để trong một thời
gian ngắn thực hiện đầy đủ.
|
K.T CHỦ NHIỆM
UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Côn
|