Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Dùng tài khoản LawNet
Quên mật khẩu?   Đăng ký mới

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2025/TT-BXD bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

Số hiệu: 06/2025/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Danh Huy
Ngày ban hành: 12/05/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo trì công trình đường sắt từ 30/6/2025

Ngày 12/5/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 06/2025/TT-BXD quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo trì công trình đường sắt từ 30/6/2025

Theo đó, căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2025/TT-BXD quy định hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo trì công trình đường sắt như sau:

- Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được lập cho từng loại công trình đường sắt, bảo đảm phù hợp với phạm vi quản lý và được cập nhật thường xuyên để phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt. Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình; hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đường sắt; hồ sơ hoàn thành công trình (nếu có) và được quy định như sau: 

+ Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình: 

Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình được lập cho từng công trình trong đó thể hiện vị trí, phạm vi, quy mô; đặc tính kỹ thuật; thời gian xây dựng, sửa chữa; thời điểm kiểm tra và tình trạng kỹ thuật hiện tại của công trình; 

Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình bao gồm các tài liệu quy định tại Quy trình bảo trì, bảng tổng hợp trạng thái kỹ thuật công trình theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;  

+ Hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đường sắt được lập cho từng tuyến đường sắt trên địa giới hành chính theo phân cấp quản lý của tỉnh, thành phố, bảo đảm đồng bộ với hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Nội dung hồ sơ thể hiện thông tin chủ yếu gồm: phạm vi xây dựng công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình và phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt; 

+ Hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; 

+ Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình, hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đường sắt được cập nhật trong khoảng thời gian không quá 90 ngày kể từ khi hoàn thành bảo trì công trình hoặc phát sinh thay đổi trong thực tế. 

- Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt 

+ Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt gồm tài liệu phục vụ công tác bảo trì và hồ sơ hoàn thành bảo trì được lập cho từng công trình, nhiệm vụ theo kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được phê duyệt; 

+ Tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt gồm: kết quả điều tra trạng thái cơ bản của công trình đường sắt; kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt, phương án giá dịch vụ sự nghiệp công được phê duyệt; kết quả kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) để phục vụ công tác bảo trì; 

+ Hồ sơ hoàn thành bảo dưỡng công trình gồm: phương án tác nghiệp kỹ thuật được phê duyệt; tài liệu quản lý chất lượng bảo dưỡng công trình theo quy trình bảo trì và biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác bảo dưỡng; 

+ Hồ sơ hoàn thành sửa chữa công trình được lập theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; 

+ Hồ sơ hoàn thành công trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; ứng phó sự cố và cứu nạn trong lĩnh vực đường sắt; 

+ Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến bảo trì công trình đường sắt. 

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 06/2025/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 30/6/2025.

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2025/TT-BXD

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2025

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 10 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quản lý kết cấu hạ tầng và bảo trì công trình đường sắt quốc gia.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác quản lý kết cấu hạ tầng và bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo trì công trình đường sắt là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường sắt theo quy định của thiết kế hoặc quy trình bảo trì.

2. Bảo dưỡng công trình đường sắt là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình, tuần, gác, trực giải quyết trở ngại chạy tàu được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.

3. Sửa chữa công trình đường sắt là việc khắc phục, khôi phục, cải tạo hoặc thay thế những hư hỏng của bộ phận công trình, thiết bị, cấu kiện công trình hay toàn bộ công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt. Sửa chữa công trình đường sắt bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất:

a) Sửa chữa định kỳ công trình đường sắt là sửa chữa hư hỏng hoặc cải tạo, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì và kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được duyệt;

b) Sửa chữa đột xuất công trình đường sắt là sửa chữa được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.

4. Kiểm tra công trình đường sắt là việc quan sát bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình để có biện pháp xử lý kịp thời. Công tác kiểm tra công trình đường sắt bao gồm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

5. Công tác khác là nội dung được xác định theo kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt bao gồm các nhiệm vụ: kiểm định công trình; lập, thẩm tra quy trình bảo trì; xây dựng, thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật bảo trì công trình đường sắt; trông coi bảo quản vật tư thu hồi từ công tác bảo trì công trình đường sắt; tháo dỡ, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; lập, cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt; cắm mốc giới đất dành cho đường sắt; một số nhiệm vụ phát sinh trong quá trình vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.

6. Cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường sắt là tập hợp các thông tin về công trình và lịch sử bảo trì công trình đường sắt được cập nhật, khai thác sử dụng trên hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.

7. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chương II

QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 3. Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Lập, phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt, giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý nguồn tài chính cho công tác quản lý kết cấu hạ tầng và bảo trì công trình đường sắt.

2. Thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt và quản lý chất lượng dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt.

4. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.

5. Quản lý, theo dõi và tổ chức xử lý các vị trí công trình xung yếu, có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.

6. Tổ chức lập hồ sơ, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường sắt.

7. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Điều 4. Nội dung công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Nội dung bảo trì công trình đường sắt được lập thành kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt bao gồm các công việc sau: bảo dưỡng, quan trắc và công tác khác; quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt; sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn.

2. Công tác sửa chữa công trình được xác định theo thiết kế xây dựng hoặc phương án kỹ thuật và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

3. Công tác bảo dưỡng công trình đường sắt và quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình được xác định theo phương án tác nghiệp kỹ thuật của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia.

4. Nhiệm vụ quan trắc và công tác khác được xác định theo đề cương được phê duyệt và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 5. Yêu cầu đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt

1. Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.

2. Bảo trì công trình đường sắt được thực hiện theo kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được phê duyệt và quy trình bảo trì.

3. Bảo trì công trình đường sắt phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình; bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

4. Những công việc được thực hiện trước khi điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt gồm:

a) Công trình khắc phục bước 1 hậu quả thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra theo quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; ứng phó sự cố và cứu nạn trong lĩnh vực đường sắt;

b) Nhiệm vụ xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Điều 6. Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo trì công trình đường sắt

1. Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt được lập cho từng loại công trình đường sắt, bảo đảm phù hợp với phạm vi quản lý và được cập nhật thường xuyên để phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt. Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình; hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đường sắt; hồ sơ hoàn thành công trình (nếu có) và được quy định như sau:

a) Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình:

Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình được lập cho từng công trình trong đó thể hiện vị trí, phạm vi, quy mô; đặc tính kỹ thuật; thời gian xây dựng, sửa chữa; thời điểm kiểm tra và tình trạng kỹ thuật hiện tại của công trình;

Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình bao gồm các tài liệu quy định tại Quy trình bảo trì, bảng tổng hợp trạng thái kỹ thuật công trình theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đường sắt được lập cho từng tuyến đường sắt trên địa giới hành chính theo phân cấp quản lý của tỉnh, thành phố, bảo đảm đồng bộ với hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Nội dung hồ sơ thể hiện thông tin chủ yếu gồm: phạm vi xây dựng công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình và phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;

c) Hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

d) Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình, hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đường sắt được cập nhật trong khoảng thời gian không quá 90 ngày kể từ khi hoàn thành bảo trì công trình hoặc phát sinh thay đổi trong thực tế.

2. Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt

a) Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt gồm tài liệu phục vụ công tác bảo trì và hồ sơ hoàn thành bảo trì được lập cho từng công trình, nhiệm vụ theo kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được phê duyệt;

b) Tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt gồm: kết quả điều tra trạng thái cơ bản của công trình đường sắt; kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt, phương án giá dịch vụ sự nghiệp công được phê duyệt; kết quả kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) để phục vụ công tác bảo trì;

c) Hồ sơ hoàn thành bảo dưỡng công trình gồm: phương án tác nghiệp kỹ thuật được phê duyệt; tài liệu quản lý chất lượng bảo dưỡng công trình theo quy trình bảo trì và biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác bảo dưỡng;

d) Hồ sơ hoàn thành sửa chữa công trình được lập theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

đ) Hồ sơ hoàn thành công trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; ứng phó sự cố và cứu nạn trong lĩnh vực đường sắt;

e) Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến bảo trì công trình đường sắt.

Điều 7. Đánh giá an toàn công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Công trình đường sắt ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng phải được tổ chức đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng định kỳ hoặc đột xuất.

2. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình, nội dung đánh giá an toàn công trình đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

3. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia rà soát, xây dựng danh mục công trình đường sắt thuộc đối tượng phải đánh giá an toàn công trình theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Cục Đường sắt Việt Nam rà soát và công bố danh mục công trình làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 8. Xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng

1. Trong quá trình thực hiện bảo trì công trình đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia phải kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình đường sắt hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý theo quy định.

2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình đường sắt hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia có trách nhiệm:

a) Quyết định biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu;

b) Lập báo cáo gửi Cục Đường sắt Việt Nam kết quả thực hiện hoặc đề xuất kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết), quan trắc công trình và sửa chữa đột xuất công trình. Báo cáo của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia, Cục Đường sắt Việt Nam quyết định triển khai thực hiện kiểm định chất lượng công trình, quan trắc công trình, sửa chữa đột xuất công trình và báo cáo Bộ Xây dựng kết quả thực hiện.

4. Sau khi Cục Đường sắt Việt Nam quyết định thực hiện tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia triển khai thực hiện như sau:

a) Công tác kiểm định chất lượng công trình, quan trắc công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

b) Sửa chữa đột xuất công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

5. Kết quả thực hiện kiểm định chất lượng, quan trắc, sửa chữa đột xuất công trình được cập nhật, bổ sung vào kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt hoặc kế hoạch điều chỉnh.

Điều 9. Quan trắc, kiểm định chất lượng công trình, bộ phận công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Quan trắc công trình, kiểm định chất lượng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng được thực hiện trong các trường hợp quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

2. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia rà soát, xây dựng danh mục công trình đường sắt cần phải thực hiện quan trắc, kiểm định chất lượng gửi Cục Đường sắt Việt Nam quyết định để làm cơ sở lập kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt hằng năm.

3. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia triển khai thực hiện quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Công tác bảo trì công trình đường sắt áp dụng theo các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Đối với các công việc chưa có tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì xác định theo đơn giá xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 11. Lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt

1. Lập kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt

a) Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của công trình đường sắt, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan, doanh nghiệp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia lập kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt hằng năm hoặc theo kỳ kế hoạch thuộc phạm vi được giao nhằm đảm bảo an toàn công trình trong quá trình khai thác;

b) Kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt xây dựng đầy đủ các thông tin gồm: tên nhiệm vụ, công trình, hạng mục công trình; đơn vị tính, khối lượng, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên đối với các công trình sửa chữa định kỳ;

c) Nội dung kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt bao gồm: Bảo dưỡng công trình đường sắt;

Sửa chữa công trình;

Công tác khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đã thực hiện;

Kiểm định, quan trắc và công tác khác (nếu có);

Quản lý, giám sát thực hiện bảo dưỡng công trình đường sắt;

Các nhiệm vụ xử lý khẩn cấp sự cố công trình; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho năm tiếp theo;

Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;

d) Thành phần hồ sơ trình kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt gồm:

Thuyết minh kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt, trong đó nêu tình trạng kỹ thuật của công trình đường sắt, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và phương án phân bổ chi phí;

Kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được lập theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

Bảng tổng hợp khối lượng bảo dưỡng công trình đường sắt được lập theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

Hồ sơ trạng thái kỹ thuật công trình đường sắt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp trạng thái công trình đường sắt đã đủ thông tin trong Cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia xác nhận nội dung này trong văn bản đề nghị làm cơ sở sử dụng thay cho hồ sơ giấy;

đ) Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức lập kế hoạch nhu cầu quản lý, bảo trì công trình đường sắt của năm kế hoạch trình Bộ Xây dựng, đồng thời gửi Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 01 tháng 6 hằng năm để thẩm định; Cục Đường sắt Việt Nam hoàn thành báo cáo thẩm định trước ngày 20 tháng 6 hằng năm. Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Cục Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện trình Bộ Xây dựng xem xét, phê duyệt kế hoạch nhu cầu công tác bảo trì.

2. Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu công tác quản lý, bảo trì được phê duyệt, Bộ Xây dựng tổng hợp dự toán kinh phí quản lý, bảo trì công trình đường sắt vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Xây dựng, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hằng năm.

3. Phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt

a) Trên cơ sở số thông báo của Bộ Xây dựng về dự toán chi ngân sách nhà nước hoạt động kinh tế đường sắt, trong 05 ngày làm việc, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia rà soát, cập nhật kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt của năm kế hoạch phù hợp với nguồn kinh phí được bố trí và trình Bộ Xây dựng, đồng thời gửi Cục Đường sắt Việt Nam để thẩm định. Thành phần hồ sơ, nội dung kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này; tờ trình kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt lập theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện thẩm định và gửi kết quả thẩm định về Bộ Xây dựng và doanh nghiệp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trước ngày 15 tháng 12 hằng năm;

c) Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Cục Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện trình Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.

4. Điều chỉnh kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt:

a) Kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được điều chỉnh trong quá trình thực hiện để phù hợp với tình trạng kỹ thuật thực tế của công trình đường sắt;

b) Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia lập hồ sơ điều chỉnh kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt trình Bộ Xây dựng, đồng thời gửi Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định trước ngày 01 tháng 10 hằng năm; Cục Đường sắt Việt Nam hoàn thành báo cáo thẩm định trước ngày 10 tháng 10 hằng năm;

c) Thành phần hồ sơ, nội dung kế hoạch quản lý, bảo trì điều chỉnh thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;

d) Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Cục Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện trình Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt trước ngày 31 tháng 10 hằng năm.

Điều 12. Thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt

1. Căn cứ kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt và dự toán chi ngân sách nhà nước do Bộ Xây dựng giao, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường sắt.

2. Thực hiện công tác bảo dưỡng công trình đường sắt

a) Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia được thực hiện đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Khi thực hiện bảo dưỡng công trình đường sắt theo phương thức đặt hàng, việc lập, thẩm định, ban hành văn bản định giá dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện như sau:

Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức lập phương án giá dịch vụ sự nghiệp công trình Bộ Xây dựng, đồng thời gửi Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 01 hằng năm;

Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công và tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 05 tháng 02 hằng năm. Trên cơ sở kết quả thẩm định của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Xây dựng phê duyệt kết quả thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công và tổng hợp gửi Bộ Tài chính định giá tối đa;

Cục Đường sắt Việt Nam ban hành văn bản định giá cụ thể dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật về giá.

3. Thực hiện công tác sửa chữa công trình

a) Đối với công trình sửa chữa có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng trình Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt. Việc triển khai công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đối với sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức lập, phê duyệt phương án kỹ thuật - dự toán và triển khai thực hiện.

4. Thực hiện sửa chữa, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt

a) Công trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai bước 1

Trình tự thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; ứng phó sự cố và cứu nạn trong lĩnh vực đường sắt;

Sau khi khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai bước 1, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổng hợp danh mục công trình báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam để cân đối chi phí để cập nhật, bổ sung vào kế hoạch quản lý, bảo trì hoặc kế hoạch điều chỉnh;

b) Công trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai bước 2 thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Việc sử dụng vốn ngoài ngân sách thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt, cơ quan, tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 13. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia thực hiện quản lý chất lượng bảo trì công trình đường sắt theo quy định.

2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công tác bảo trì công trình đường sắt

a) Đối với bảo dưỡng công trình đường sắt: vật tư, thiết bị chủ yếu phải thực hiện thí nghiệm kiểm tra hoặc yêu cầu nhà cung cấp xuất trình đầy đủ chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ trước khi cho phép sử dụng;

b) Đối với sửa chữa công trình: việc quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

3. Nghiệm thu bảo trì công trình đường sắt

a) Đối với bảo dưỡng công trình đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia thực hiện nghiệm thu theo quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu và quy trình bảo trì;

b) Đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định Chính phủ về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

c) Đối với công tác khác theo kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt được phê duyệt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức nghiệm thu theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia có trách nhiệm tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bảo dưỡng công trình làm cơ sở để triển khai thực hiện. Hệ thống quản lý chất lượng bảo dưỡng công trình đường sắt phải bảo đảm theo quy trình bảo trì được duyệt.

Điều 14. Báo cáo định kỳ trong quá trình quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt

1. Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt.

2. Nội dung báo cáo phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau: nhiệm vụ thực hiện; khối lượng, kinh phí được Bộ Xây dựng phê duyệt hoặc điều chỉnh trong kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt; chất lượng thực hiện, kết quả nghiệm thu, thanh toán; đề xuất, kiến nghị (nếu có).

3. Đối tượng thực hiện báo cáo: doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia.

4. Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Xây dựng.

5. Phương thức gửi, nhận báo cáo: văn bản giấy và qua trục liên thông hệ thống quản lý văn bản giữa Bộ Xây dựng, Cục Đường sắt Việt Nam và doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia.

6. Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 15 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; trước ngày 15 tháng 01 của tháng tiếp theo đối với báo cáo năm.

7. Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần trong năm.

8. Thời gian chốt số liệu báo cáo: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.

9. Biểu mẫu báo cáo theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt

1. Cục Đường sắt Việt Nam

a) Tổ chức kiểm tra trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia trong việc quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt theo quy định của Thông tư này;

b) Thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đối với các công trình sửa chữa đường sắt thuộc kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt.

2. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng thực hiện tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong việc quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt.

3. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia

a) Tổ chức thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt theo quy định;

b) Thực hiện giám sát công tác bảo trì công trình đường sắt, chịu trách nhiệm toàn diện về khối lượng và chất lượng bảo trì công trình đường sắt, đảm bảo hoạt động giao thông đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức kiểm tra, theo dõi định kỳ chất lượng công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng; thực hiện sửa chữa những hư hỏng nhỏ để duy trì trạng thái kỹ thuật ổn định của công trình đường sắt, bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;

d) Chịu trách nhiệm về sự cố hoặc xuống cấp của công trình do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt theo quy định.

Chương IV

CHI PHÍ QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 16. Nguồn kinh phí, nội dung chi phí quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt

1. Kinh phí dành cho công tác quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí dành cho công tác quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

3. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt bao gồm:

a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;

b) Chi phí kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, đánh giá an toàn, sửa chữa công trình đường sắt, bảo dưỡng công trình đường sắt và quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt;

c) Chi phí lập, cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt; chi phí cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường sắt;

d) Các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

4. Việc xác định chi phí thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường sắt được thực hiện như sau:

a) Đối với sửa chữa công trình đường sắt, chi phí thực hiện được xác định theo từng công trình, dự án theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

b) Đối với bảo dưỡng công trình đường sắt và khắc phục bước 1 hậu quả thiệt hại sự cố, thiên tai, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tổ chức lập phương án giá dịch vụ sự nghiệp công, dự toán chi phí theo quy định của pháp luật về ngân sách;

c) Đối với các công việc còn lại, chi phí thực hiện được xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung và khối lượng công việc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2025 và thay thế Thông tư số 03/2021/TT-BGTVT ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Điều 18. Quy định chuyển tiếp

1. Các công trình, nhiệm vụ đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện đến ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn chưa hoàn thành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BGTVT ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Các công trình, nhiệm vụ đã phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện thì việc triển khai thực hiện theo quy định của Thông tư này.

3. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia chịu trách nhiệm cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để phục vụ công tác quản lý, bảo trì công trình đường sắt theo quy định.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý VPHC (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng;
- Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng;
- Lưu: VT, KCHTXD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Danh Huy

PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP TRẠNG THÁI KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. Đường chính tuyến

1. Tuyến đường sắt: ..........................................................................................................

2. Khổ đường: ...................................................................................................................

3. Lý trình đầu:……….; lý trình cuối:…………; chiều dài ..................................

4. Tổng chiều dài cầu: ......................................................................................................

5. Tổng chiều dài hầm: ......................................................................................................

6. Số lượng ghi trên chính tuyến: ...bộ; tổng chiều dài....................................................

7. Khối lượng đường chính:

- Loại ray..., loại tà vẹt... khối lượng ...

- Loại ray..., loại tà vẹt... khối lượng ...

....

8. Trạng thái kỹ thuật đường chính tuyến được lập cho từng khu gian theo bảng sau:

TT

Lý trình đầu

Lý trình cuối

Chiều dài

Loại nền đường

Chiều dày nền đá

Loại ray

Loại tà vẹt

Loại phụ kiện

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

II. Đường ga

1. Tuyến đường sắt: ………………………..

2. Khổ đường:…………………………

3. Khối lượng đường ga:

- Loại ray..., loại tà vẹt... khối lượng ...

- Loại ray..., loại tà vẹt... khối lượng ...

....

4. Trạng thái kỹ thuật đường ga được lập cho từng ga theo bảng sau:

4.1. Ga:….

TT

Tên đường ga

Chiều dài toàn bộ

Chiều dài đặt ray

Chiều dài sử dụng

Loại ray

Loại tà vẹt

Loại phụ kiện

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

4.2. Ga…

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

III. Ghi

1. Tuyến (đoạn tuyến) đường sắt:…………………………

2. Khổ đường: …………………………

3. Khối lượng ghi:

- Loại ghi... số lượng ...

- Loại ghi... số lượng ...

....

4. Trạng thái kỹ thuật ghi được lập cho từng ga (hoặc khu gian) theo bảng sau:

4.1. Ga:…

TT

Tên bộ ghi

Lý trình

Các yếu tố kỹ thuật của ghi

Nước sản xuất

Năm lắp đặt

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

Tang ghi

Loại ray

Chiều dài

Loại tâm

Hướng rẽ

Góc rẽ

4.2. Ga:…

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

IV. Cầu

1. Tuyến đường sắt:…………………………

2. Khổ đường: …………………………

3. Khối lượng cầu:

- Loại cầu... khối lượng ...

- Loại cầu... khối lượng ...

....

4. Trạng thái kỹ thuật của cầu được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

TT

Tên cầu, lý trình

Chiều dài cầu

Số nhịp

Chiều dài dầm

Loại dầm

Mặt cầu

Mố/ trụ

Tải trọng

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

V. Cống

1. Tuyến đường sắt:……………………..

2. Khổ đường: ……………………..

3. Khối lượng cống:

- Loại cống... khối lượng ...

- Loại cống... khối lượng ...

....

4. Trạng thái kỹ thuật của cống được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

TT

Lý trình

Hình dạng

Khẩu độ

Chiều dài cống

Chiều dài thân cống

Vật liệu

Chiều cao đất đắp

Tải trọng

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

VI. Hầm

1. Tuyến đường sắt:

2. Khổ đường:

3. Khối lượng hầm:

- Loại hầm... khối lượng ...

- Loại hầm... khối lượng ...

....

4. Trạng thái kỹ thuật của hầm được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

TT

Tên hầm, lý trình

Chiều dài

Bán kính cong

Độ dốc

Hướng rẽ

Vật liệu

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

Tường

Vòm

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

VII. Công trình kiến trúc

1. Trạng thái kỹ thuật công trình nhà ga, kho ga và các công trình phụ trợ được lập cho từng ga theo bảng sau:

1.1. Tuyến đường sắt: …

1.1.1. Ga: …

TT

Loại công trình

Cấp công trình

Diện tích

Kết cấu

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

1

Nhà ga (gồm Phòng chỉ huy chạy tàu; phòng đặt máy thông tin tín hiệu; phòng đợi tàu; các phòng chức năng khác).

2

Kho ga

3

Đề-pô

4

Nhà đặt thiết bị TTTH (nếu có)

5

Nhà gác ghi

6

Nhà cung cầu (nếu có)

7

Nhà cung đường (nếu có)

8

Nhà cung TTTH (nếu có)

9

Nhà đặt máy bơm, máy nổ

10

Bể nước (bao gồm cả bể nước phục vụ PCCC)

11

Nhà để xe

12

Tường rào, hệ thống cấp, thoát nước và các công trình phụ trợ khác.

1.1.2. Ga: …

2. Trạng thái kỹ thuật công trình nhà gác đường ngang, gác cầu, gác hầm được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

2.1. Tuyến đường sắt: …

TT

Loại công trình

Cấp công trình

Diện tích

Kết cấu

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

1

Nhà gác đường ngang

1.1

Đường ngang Km…

2

Nhà gác cầu

2.1

Cầu Km…

3

Nhà gác hầm

3.1

Hầm Km…

2.2. Tuyến đường sắt: …

3. Trạng thái kỹ thuật công trình ke ga, sân ga, bãi hàng, quảng trường ga, đường bộ trong ga được lập cho từng ga theo bảng sau:

3.1. Tuyến đường sắt: …

3.1.1. Ga: …

TT

Loại công trình

Diện tích

Kết cấu

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

1

Ke ga

1.1

Ke không có mái che

1.2

Ke có mái che

1.3

Giao ke

2

Bãi hàng

2.1

3

Sân ga

3.1

4

Quảng trường ga

4.1

5

Đường bộ vào ga

5.1

3.1.2. Ga: …

3.2. Tuyến đường sắt: …

3.2.1. Ga: …

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng.

IX. Đường ngang

1. Trạng thái kỹ thuật công trình đường ngang phòng vệ bằng biển báo được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

1.1. Tuyến đường sắt: …

TT

Tên, lý trình

Hệ thống phòng vệ

Tầm nhìn phía đường bộ

Tầm nhìn phía đường sắt

Góc giao

Cấp đường bộ

Chiều rộng mặt đường bộ

Độ dốc đường bộ

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

1.2. Tuyến đường sắt: …

2. Trạng thái kỹ thuật công trình đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

2.1. Tuyến đường sắt: …

TT

Tên, lý trình

Hệ thống phòng vệ

Tầm nhìn phía đường bộ

Tầm nhìn phía đường sắt

Góc giao

Cấp đường bộ

Chiều rộng mặt đường bộ

Độ dốc đường bộ

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

2.2. Tuyến đường sắt: …

3. Trạng thái kỹ thuật công trình đường ngang phòng vệ có người gác được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

3.1. Tuyến đường sắt: …

TT

Tên, lý trình

Hệ thống phòng vệ

Tầm nhìn phía đường sắt

Góc giao

Cấp đường bộ

Chiều rộng mặt đường bộ

Độ dốc đường bộ

Nhà gác đường ngang

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái công trình (*)

3.2. Tuyến đường sắt: …

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn.

X. Hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt

1. Trạng thái kỹ thuật công trình đường truyền tải được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

1.1. Tuyến đường sắt: …

Đoạn

Dây trần

Cáp thông tin, tín hiệu (km/sợi)

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái kỹ thuật công trình (*)

Cột đầu (lý trình đầu)

Cột cuối (lý trình cuối)

Loại cột

Loại xà

Số đôi dây

Cáp quang treo

Cáp quang chôn

Cáp đồng treo

Cáp đồng chôn

1.2. Tuyến đường sắt: …

2. Trạng thái kỹ thuật trạm thông tin, trung tâm giám sát đường ngang cảnh báo tự động được lập cho từng tuyến đường sắt theo bảng sau:

2.1. Tuyến đường sắt: …

TT

Tên trạm, địa điểm xây dựng

Loại hình trạm

Chức năng

Số lượng thiết bị chính

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái kỹ thuật công trình (*)

2.2. Tuyến đường sắt: …

3. Trạng thái kỹ thuật thiết bị thông, tin tín hiệu ga được lập cho từng ga đường sắt theo bảng sau:

3.1. Tuyến đường sắt: …

3.1.1. Ga: …

TT

Tên thiết bị

Loại hình thiết bị

Chức năng

Đơn vị tính

Số lượng

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái kỹ thuật công trình (*)

3.1.2. Ga: …

3.2. Tuyến đường sắt: …

3.2.1. Ga: …

4. Trạng thái kỹ thuật thiết bị thông, tin tín hiệu phòng vệ đường ngang có người gác, cầu chung, thông tin cảnh giới đường ngang được lập cho từng đường ngang, cầu chung, điểm cảnh giới trên tuyến đường sắt theo bảng sau:

4.1. Tuyến đường sắt: …

4.1.1. Đường ngang Km…

TT

Tên thiết bị

Loại hình thiết bị

Chức năng

Đơn vị tính

Số lượng

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái kỹ thuật công trình (*)

4.1.2. Đường ngang Km…

4.2. Tuyến đường sắt: …

4.2.1. Đường ngang Km…

5. Trạng thái kỹ thuật thiết bị tín hiệu đường ngang cảnh báo tự động được lập cho từng đường ngang trên tuyến đường sắt theo bảng sau:

5.1. Tuyến đường sắt: …

5.1.1. Đường ngang Km…

TT

Tên thiết bị

Loại hình thiết bị

Chức năng

Đơn vị tính

Số lượng

Năm xây dựng

Năm sửa chữa, nội dung sửa chữa

Thời điểm kiểm tra

Trạng thái kỹ thuật công trình (*)

5.1.2. Đường ngang Km…

5.2. Tuyến đường sắt: …

5.2.1. Đường ngang Km…

Ghi chú: Cột "Trạng thái công trình" ghi theo hướng dẫn của Quy trình bảo trì, trường hợp chưa đủ điều kiện để đánh giá theo hướng dẫn của quy trình bảo trì, ghi theo nội dung đánh giá trực quan về chất lượng công trình với các mức 1, 2, 3 như sau:

- Mức 1: Công trình không có dấu hiệu hư hỏng, bảo đảm điều kiện khai thác bình thường.

- Mức 2: Công trình có dấu hiệu hư hỏng nhỏ nhưng vẫn bảo đảm điều kiện khai thác, cần phải sửa chữa nhỏ lẻ trong quá trình bảo dưỡng, về lâu dài cần lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

- Mức 3: Công trình hư hỏng cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp và tổ chức xử lý để bảo đảm an toàn chạy tàu.

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT CÓ DẤU HIỆU NGUY HIỂM, KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO KHAI THÁC, SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/BC-…

V/v …

Hà Nội, ngày … tháng ... năm 20…

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Thực hiện quy định về bảo trì công trình đường sắt, …(1)… báo cáo xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng như sau:

1. Tình hình khai thác, sử dụng công trình:

…(2)…

2. Mô tả dấu hiệu nguy hiểm công trình:

…(3)…

3. Biện pháp xử lý đang thực hiện:

…(4)…

4. Đề xuất, kiến nghị:

…(5)…


Nơi nhận:

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

Hướng dẫn ghi báo cáo

(1) Ghi tên doanh nghiệp báo cáo.

(2) Ghi tên công trình, hạng mục công trình, địa điểm và tình hình khai thác sử dụng công trình trong thời gian gần đây.

(3) Mô tả mức độ hư hỏng, dấu hiệu nguy hiểm công trình kèm theo ảnh chụp hiện trạng, kết quả theo dõi, kiểm tra (nếu có).

(4) Nêu rõ các biện pháp xử lý đang được áp dụng để bảo đảm khai thác chạy tàu an toàn.

(5) Đề xuất biện pháp xử lý, dự kiến phạm vi, quy mô sửa chữa công trình (nếu cần thiết).

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. Biểu 01: Bảng tổng hợp kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt

TT

Nhiệm vụ

Kinh phí
(nghìn đồng)

TỔNG SỐ (I+II+III+IV)

I

Bảo dưỡng, quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt

1

Sản phẩm…

1.1

Tuyến đường sắt… từ Km… đến Km…

1.2

Tuyến đường sắt… từ Km… đến Km…

2

Sản phẩm…

2.1

Tuyến đường sắt… từ Km… đến Km…

2.2

Tuyến đường sắt… từ Km… đến Km…

n

Quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt

II

Sửa chữa công trình đường sắt

1

Sửa chữa định kỳ

1.1

Công trình < 500 triệu đồng

1.2

Công trình ≥ 500 triệu đồng

2

Sửa chữa đột xuất

III

Quan trắc và công tác khác

1

Quan trắc

2

Công tác …

IV

Các nhiệm vụ xử lý khẩn cấp sự cố công trình; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai

1

Trả nợ công tác xử lý khẩn cấp sự cố công trình; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đã thực hiện

2

Dự phòng các nhiệm vụ xử lý khẩn cấp sự cố công trình; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai xảy ra trong năm

II. Biểu 02: Bảng chi tiết bảo dưỡng công trình đường sắt

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

1

Sản phẩm thứ 1

1.1

Tuyến đường sắt (từ Km... đến Km...)

- Đường chính tuyến

km

- Đường ga

km

- Ghi

bộ

….

1.2

Tuyến đường sắt (từ Km... đến Km...)

- Đường chính tuyến

km

- Đường ga

km

- Ghi

bộ

….

III. Biểu 03: Danh mục sửa chữa công trình đường sắt

TT

Tên công trình

Kinh phí

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

1

Tuyến đường sắt…

1.1

Công trình…

2

Tuyến đường sắt…

2.1

Công trình…

IV. Biểu 04: Danh mục quan trắc và công tác khác

TT

Tên nhiệm vụ

Kinh phí

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

1

Kiểm định

1.1

Nhiệm vụ…

2

Quan trắc

2.1

Nhiệm vụ…

3

Công tác …

3.1

Nhiệm vụ…

V. Biểu 05: Danh mục công công trình xử lý khẩn cấp sự cố; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai

TT

Tên công trình

Kinh phí

1

Công trình…

2

Công trình…

PHỤ LỤC IV

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng năm trước

Khối lượng năm nay

Tăng / giảm

Lý do tăng / giảm

1

Tuyến đường sắt (từ Km... đến Km...)

- Đường chính tuyến

km

- Đường ga

km

- Ghi

bộ

- Cầu

km

- Cống

km

- Hầm

km

- ………………………

- ………………………

2

Tuyến đường sắt (từ Km... đến Km...)

- ………………………

PHỤ LỤC V

MẪU TỜ TRÌNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/TTr-…

Hà Nội, ngày … tháng ... năm 20…

TỜ TRÌNH

Về việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia năm …(1)…

Kính gửi:

- Bộ Xây dựng;
- Cục Đường sắt Việt Nam.

Thực hiện quy định về bảo trì công trình đường sắt, …(2)… trình thẩm định, phê duyệt quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia năm …(1)… như sau:

1. Căn cứ

…(3)…

2. Kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì năm trước

…(4)…

3. Mục tiêu và cơ cấu bố trí kinh phí kế hoạch

…(5)…

4. Nội dung kế hoạch

…(6)…

5. Đề xuất, kiến nghị

…(7)…


Nơi nhận:
….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

Hướng dẫn ghi tờ trình

(1) Ghi năm kế hoạch.

(2) Ghi tên doanh nghiệp trình kế hoạch bảo trì.

(3) Ghi đầy đủ các căn cứ làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bảo trì bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; các văn bản chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện bảo trì có liên quan.

(4) Tóm tắt kết quả thực hiện đối với các nội dung đã và đang thực hiện kế hoạch bảo trì của năm trước.

(5) Thuyết minh mục tiêu hướng tới và nguyên tắc cơ cấu bố trí kinh phí trong kế hoạch để bảo đảm phù hợp với tình trạng kỹ thuật của công trình đường sắt và nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt; quá trình điều tra, xác nhận khối lượng nhu cầu bảo trì.

(6) Thuyết minh làm rõ từng nội dung trong kế hoạch bảo trì gồm: bảo dưỡng công trình đường sắt; sửa chữa công trình; công tác khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đã thực hiện; kiểm định, quan trắc và công tác khác (nếu có); quản lý, giám sát thực hiện bảo dưỡng công trình đường sắt; các nhiệm vụ xử lý khẩn cấp sự cố công trình; khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho năm tiếp theo; quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

(7) Nêu rõ đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp trình kế hoạch bảo trì. (Tài liệu gửi kèm theo tờ trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư này).

PHỤ LỤC VI

BIỂU MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-………

Hà Nội, ngày … tháng ... năm 20…

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO TRÌ KẾT
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

(Kỳ báo cáo: 6 tháng đầu năm /năm...)

Kính gửi:

- Bộ Xây dựng;
- Cục Đường sắt Việt Nam.

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ:

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí (đồng)

Thời gian thực hiện

Mức độ hoàn thành (%)

1

Bảo dưỡng công trình đường sắt

1.1

Tuyến đường sắt … (từ Km… đến Km…)

2

Sửa chữa công trình đường sắt

2.1

Công trình…

3

Nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt

3.1

Nhiệm vụ…

4

Công tác khác

4.1

Công tác…

2. Đề xuất, kiến nghị:

a) Đề xuất: ……………………………………………………………

b) Kiến nghị: …………………………………………………………

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 06/2025/TT-BXD

Hanoi, May 12, 2025

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR MANAGEMENT AND MAINTENANCE OF NATIONAL RAILWAY INFRASTRUCTURE

Pursuant to the Law on Construction 2014 dated October 18, 2014; Law on Amendments to some Articles of the Law on Construction 2020 dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Railway Transport dated June 16, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 56/2018/ND-CP dated April 16, 2018 providing for management and protection of railway infrastructure;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 on assignment, order placement or bidding for product and public service provision using state budget from recurrent expenditure;

Pursuant to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 elaborating on the implementation of several regulations on quality management, construction and maintenance of construction works;

Pursuant to the Government’s Decree No. 35/2023/ND-CP dated June 20, 2023 on amendments to some Articles of Decrees in the field of state management of the Ministry of Construction;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Pursuant to the Government’s Decree No. 175/2024/ND-CP dated December 30, 2024 elaborating and providing measures for implementation of the Law on Construction regarding management of construction activities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2025/ND-CP dated February 03, 2025 ON management, use and operation of railway infrastructure assets;

Pursuant to the Government’s Decree No. 33/2025/ND-CP dated February 25, 2025 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

At the request of the Director General of the Transport Infrastructure Department and the Director General of the Vietnam Railway Authority;

The Minister of Transport hereby promulgates a Circular providing for management and maintenance of national railway infrastructure.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides for management and maintenance of national railway infrastructure.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “maintenance of a railway work” means a collection of activities aimed at ensuring and maintaining the applicability and safety of the work in accordance with the design requirements or maintenance procedures.

2. “servicing of a railway work” means the supervision, caring and repair of minor defects of the work or equipment installed in the work, patrolling or watchstanding for handling of barriers to train operation which are carried out in a regular or periodic manner to maintain the normal operation and usage status of the work and restrict any possible defect of the work.

3. “repair of a railway work” means the correction, restoration, improvement or replacement of any defect of a part, equipment or structural component of the work or the entire work that is discovered during its operation and use in order to ensure applicability and safety of the work and rail transport safety. The railway work repairs include periodic and unscheduled repairs:

a) Periodic repair of a railway work means the repair of any defect or improvement or replacement of a damaged part or equipment installed in this work which is carried out in a periodic manner in accordance with the railway work maintenance procedures or railway work management and maintenance plan which has been already approved;

b) Unscheduled repair of a railway work means the repair of part or whole of the work that is damaged due to unexpected effects such as wind, storm, flood, earthquake, collision, fire and others, or of part or whole of the work that shows any sign of degradation to the extent of adverse effect on safe use, operation and exploitation of the work.

4. “inspection of a railway work” means the observation being conducted visually or using specialized equipment to assess the current condition of the work in order to promptly detect signs of deterioration or damage to the work or equipment installed therein, thereby taking timely corrective actions. The railway work inspections include regular, periodic and unscheduled inspections.

5. “other tasks” mean those determined under the railway work management and maintenance plan, including work inspection; formulation and verification of railway work maintenance procedures; formulation and verification of techno-economic norms for maintenance of railway works; supervision and preservation of materials recovered from railway work maintenance; dismantling and handling of railway infrastructure assets; formulation and updating of dossiers on railway infrastructure management and maintenance; planting of boundary markers for land area for rail transport; several tasks arising during the operation and exploitation of railway infrastructure.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



7. “national railway infrastructure asset managing enterprise” means an enterprise 100% of charter capital of which is held by the State and to which national railway infrastructure assets are assigned to manage the national railroad infrastructure assets that are not recorded as state capital in enterprises.

Chapter II

MANAGEMENT OF RAILWAY INFRASTRUCTURE AND MAINTENANCE OF RAILWAY WORKS

Article 3. Contents of management of railway infrastructure

1. Formulating and approving railway work management and maintenance plans, setting and approving prices for public services for railway work management and maintenance; managing financial resources for management of infrastructure and maintenance of railway works.

2. Implementing railway work management and maintenance plans and managing quality of public services for management and maintenance of railway infrastructure.

3. Preventing, combating and recovering from consequences of incidents and natural disasters affecting railway infrastructure.

4. Protecting railway infrastructure as prescribed.

5. Managing, supervising and organizing handling of important works that pose a risk of danger to safety during their use.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



7. Submitting periodic and unscheduled reports as prescribed.

Article 4. Contents of maintenance of railway works

1. Contents of railway work maintenance shall be made into a railway work management and maintenance plan, including the following tasks: servicing, monitoring and other tasks; management and supervision of railway work maintenance; repair of works; addition and replacement of items and equipment of works to ensure safe exploitation and use of works.

2. The construction repair task shall be determined according to construction design or technical plan and implemented according to regulations of law on quality management, construction and maintenance of construction works.

3. Tasks of railway work servicing and management and supervision of railway work servicing tasks; addition and replacement of items and equipment of works shall be determined according to the technical operation plan of the national railway asset managing enterprise.

4. Monitoring tasks and other tasks shall be determined according to the approved outline and implemented in accordance with regulations of law on quality management, construction and maintenance of construction works.

Article 5. Requirements for management of railway infrastructure and maintenance of railway works

1. Management of railway infrastructure shall be uniformly performed in a manner that clearly decentralizes power and responsibility to each authority and organization and responsibility for cooperation between authorities and units.

2. Railway work maintenance shall be carried out according to the approved railway work management and maintenance plan, and maintenance procedures.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Tasks performed prior to their revisions under the railway work management and maintenance plan consist of:

a) Works for step 1 recovery from damage caused by incidents and natural disasters according to regulations of law on natural disaster management; incident response and rescue in the railway sector;

b) Task of handling of railway works that pose a risk of danger to safety during their exploitation and use as prescribed in Article 8 of this Circular.

Article 6. Dossiers on management of railway infrastructure and maintenance of railway works

1. Dossiers on management of railway infrastructure shall be prepared for each type of railway work in a manner that is appropriate to the scope of management and shall be regularly updated to serve the maintenance of railway works.  Dossiers on management of railway infrastructure include dossier on engineering of works; dossier on management of work protection perimeters and railway safety corridors; dossier on completion of works (if any) and are regulated as follows:

a) Dossier on technical status of a work:

A technical status dossier shall be prepared for each work, showing the location, perimeter, scale; technical specifications; construction and repair time; inspection time and current technical status of the work;

The technical status dossier includes the documents specified under the maintenance procedures and a table showing technical status of the work as specified in the Appendix I to this Circular;

b) A dossier on management of railway work protection perimeter and railway safety corridor shall be prepared for each railway line in administrative divisions within each province or city, ensuring its consistency with dossier on boundary markers for land area for rail transport according to Government’s regulations on management and protection of railway infrastructure. The dossier is mainly composed of railway work construction perimeter, railway work protection perimeter and railway safety corridor;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) The dossier on technical status of a work and dossier on management of work protection perimeters and railway safety corridor shall be updated within 90 days from the date on which the work maintenance is completed or any change is made in reality.

2. Railway work maintenance dossiers

a) A railway work maintenance dossier shall include the documents serving the maintenance and the dossier on completed maintenance shall be prepared for each work or task according to the approved railway work management and maintenance plan;

b) Documents serving the railway work maintenance shall comprise results of investigation of basic status of railway works; railway work management and maintenance plan and public service price plan approved; results of inspection, monitoring, and assessment of quality of works (if any) in service of maintenance;

c) A dossier on completed servicing of a work shall include the approved technical operation plan; documents about management of quality of work servicing according to maintenance procedures and records on acceptance of maintenance task;

d) A dossier on completed repair of a work be prepared according to the Government’s regulations on quality management, construction and maintenance of construction works;

dd) Dossiers on completion of works for recovery from incidents and natural disasters with regard to railway works shall be prepared according to regulations of the Minister of Construction on natural disaster management; incident response and rescue in the railway sector;

e) Other dossiers and documents relating to maintenance of railway works.

Article 7. Assessment of safety of railway works during their exploitation and use

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Procedures for conducting work safety assessment and contents of railway work safety assessment shall comply with regulations of law on quality management, construction and maintenance of construction works.

3. The national railway asset managing enterprise shall conduct review and compile a list of railway works subject to work safety assessment according to regulations of law on quality management, construction and maintenance of construction works; the Vietnam Railway Authority shall conduct review and publish the list of works as a basis for implementation according to regulations.

Article 8. Handling of railway works that pose a risk of danger to safety during their exploitation and use

1. In the course of carrying out railway maintenance, the national railway asset managing enterprise must promptly detect damaged or quality degraded railway works, parts of works and equipment installed in railway works, thereby failing to ensure safety upon their exploitation and use in order to handle them according to regulations.

2. Upon discovering or receiving information about a work or part of a work or equipment installed in a railway work that are damaged or degraded in terms of quality, and unsafe for exploitation and use, the national railway asset managing enterprise shall:

a) Decide emergency measures and organize handling to ensure train operation safety;

b) Submit to the Vietnam Railway Authority a report on handling result or recommend the inspection of work quality (if necessary), monitoring and unscheduled repair of the work. The report shall be prepared using the form in the Appendix II to this Circular.

3. Upon receiving the report from the national railway asset managing enterprise, the Vietnam Railway Authority shall decide to carry out work quality inspection, monitoring and unscheduled repair of the work and report the result thereof to the Ministry of Construction.

4. After the Vietnam Railway Authority decides to so implement as specified in clause 3 of this Article, the national railway asset managing enterprise shall comply with the following regulations:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) Conduct unscheduled repair of the work as prescribed in clause 3 Article 12 of this Circular.

5. The results of quality inspection, monitoring and unscheduled repair shall be updated and added to the railway work management and maintenance plan or adjusted plan.

Article 9. Monitoring and inspection of quality of railway works and their parts during their exploitation and use

1. Monitoring of works and inspection of quality of works during their exploitation and use shall be carried out in the cases as per Government’s regulations on quality management, construction and maintenance of construction works.

2. The national railway asset managing enterprise shall conduct review, compile a list of railway works subject to monitoring and quality inspection assessment and send it to the Vietnam Railway Authority to form a basis for formulation of an annual railway work management and maintenance plan.

3. The national railway asset managing enterprise shall monitor and inspect quality of railway works in accordance with Government’s regulations on quality management, construction and maintenance of construction works.

Article 10. Application of standards and techno-economic norms to maintenance of railway works

1. Standards, techno-economic norms and cost norms issued by competent authorities shall apply to the maintenance of railway works.

2. For the tasks for which standards, techno-economic norms, or cost norms issued by competent authorities are not available, they shall be determined at the construction unit price announced by the provincial People's Committee or determined based on market prices or similar prices applicable completed works.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



ORGANIZING MANAGEMENT OF RAILWAY INFRASTRUCTURE AND MAINTENANCE OF RAILWAY WORKS

Article 11. Formulation, approval and modification of railway work management and maintenance plans

1. Formulation of a railway work management and maintenance plan

a) According to technical conditions of railway works, transportation demands of each railway line currently in operation, maintenance procedures, techno-economic norms, related technical regulations and standards, every national railway infrastructure asset managing enterprise shall formulate a railway work management and maintenance plan on an annual basis or over the plan period within the assigned scope in order to ensure safety of works during their operation;

b) The railway work management and maintenance plan shall sufficiently include the following information: name of each railway work and work item; unit, quantities and estimated budget for implementation of that plan; implementation time; implementation approaches and priority degree with regard to works subject to periodic repair.

c) Contents of the railway work management and maintenance plan include:

Railway work servicing;

Work repair;

Performed task of recovery from incidents or natural disasters;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Management and supervision of railway work servicing;

Tasks of emergency handling of work incidents; recovery from incidents and natural disasters for the following year;

Management and protection of railway infrastructure;

d) Composition of a dossier on railway work management and maintenance plan submitted for approval:

An explanatory note to the railway work management and maintenance plan, which states conditions of railway works, transportation demands of each railway line currently in operation, maintenance procedures, techno-economic norms, applicable technical regulations and standards and plan for budget allocation;

The railway work management and maintenance plan shall be prepared using the form in the Appendix III to this Circular;

The bill of quantities for railway work servicing shall be made using the form in the Appendix IV to this Circular;

Technical status dossier prescribed in point a clause 1 Article 6 of this Circular. In case adequate information about status of railway works is available in the railway work maintenance database, the national railway asset managing enterprise shall confirm this in the written request as a substitute for physical documents;

dd) The national railway asset managing enterprise shall organize the formulation of the annual railway work management and maintenance plan and submit it to the Ministry of Construction and the Vietnam Railway Authority before every June 01 for appraisal; the Vietnam Railway Authority shall complete the appraisal report before every June 20. According to the appraisal report of the Vietnam Railway Authority, the national railway infrastructure asset managing enterprise shall receive appraisal opinions, complete the maintenance demand plan and submit it to the Ministry of Construction for consideration and approval.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Approval of the railway work management and maintenance plan

a) On the basis of the Ministry of Construction’s notification of the estimate of state budget expenditures on railroad business activities, the national railway asset managing enterprise shall conduct review and update the railway work management and maintenance plan of the planning year in a manner that is appropriate to the allocated budget and submit it to the Ministry of Construction and the Vietnam Railway Authority for appraisal. The composition of dossier on and contents of the railway work management and maintenance plan are specified under points b, c and d clause 1 of this Article; the railway work management and maintenance plan submission shall be prepared using the form in the Appendix V hereto;

b) The Vietnam Railway Authority shall carry out appraisal and send the appraisal result to the Ministry of Construction and the national railway infrastructure asset managing enterprise before every December 15;

c) According to the appraisal report of the Vietnam Railway Authority, the national railway infrastructure asset managing enterprise shall receive appraisal opinions, complete the railway work management and maintenance plan and submit it to the Ministry of Construction for approval before every December 25.

4. Adjustment of a railway work management and maintenance plan:

a) The railway work management and maintenance plan shall be adjusted during its implementation to make it compatible with actual technical conditions of railway works;

b) The national railway asset managing shall prepare a dossier on adjustment of the plan and submit it to the Ministry of Construction and the Vietnam Railway Authority for appraisal before every October 01. The Vietnam Railway Authority shall complete the appraisal report before every October 10;

c) The composition of dossier on and contents of the railway work management and maintenance plan are specified under points b, c and d clause 1 of this Article;

d) According to the appraisal report of the Vietnam Railway Authority, the national railway infrastructure asset managing enterprise shall receive appraisal opinions, complete the railway work management and maintenance plan and submit it to the Ministry of Construction for approval before every October 31.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. Based on the railway work management and maintenance plan and state budget expenditure estimate assigned by the Ministry of Construction, the national railway asset managing enterprise shall organize maintenance of railway works.

2. Railway work servicing

a) The national railway asset managing enterprise shall place orders for supply of public products and services as per the Government’s regulations on management, use and exploitation of national railway infrastructure assets;

b) Upon servicing of railway works in the form of order placement, the formulation, appraisal and promulgation of a document on pricing public services shall be carried out as follows:

The national railway asset managing enterprise shall organize the formulation of a public service pricing plan and submit it to the Ministry of Construction and the Vietnam Railway Authority before every January 15;

The Vietnam Railway Authority shall appraise the public service pricing plan and send a consolidated report thereon to the Ministry of Construction before every February 05. Based on the appraisal opinions of the Vietnam Railway Authority, the Ministry of Construction shall approve results of public service pricing plan appraisal, consolidate and send them to the Ministry of Finance for maximum pricing;

The Vietnam Railway Authority shall promulgate a document on specific prices of public services for national railway infrastructure asset management and maintenance in accordance with the law on prices.

3. Railway work repair

a) For a work to be repaired costing VND 500 million or more, the national railway asset managing enterprise shall prepare a techno-economic report or set up a construction investment project and submit it to the Vietnam Railway Authority for appraisal and approval. The work repair shall comply with regulations of law on construction investment and relevant regulations of law;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Repair and recovery from incidents or natural disasters with regard to railway works

a) Works for step 1 recovery from incidents or natural disasters

Procedures shall comply with regulations of the Minister of Construction on natural disaster recovery; incident response and rescue in the railway sector;

After the step 1 recovery from incidents or natural disasters, the national railway asset managing enterprise shall make a list of works and report it to the Vietnam Railway Authority for budget balancing for any update or addition to the management and maintenance plan or adjusted plan;

b) Works for step 2 recovery from incidents or natural disasters shall comply with clause 3 of this Article.

5. Upon the use of non-state budget capital for railway work management and maintenance, authorities and organizations in charge of railway work management and maintenance shall comply with regulations of law on management and use of public property and relevant laws.

Article 13. Management of quality of maintenance of railway works

1. Every national railway asset managing enterprise shall manage quality of maintenance of railway works as prescribed.

2. Management of materials, products, structural components and equipment used for railway work maintenance

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) For repair of works: materials, products, structural components and equipment used in the works shall be managed in accordance with regulations on quality management, construction and maintenance of construction works.

3. Acceptance of railway work maintenance

a) For railway work servicing, the national railway asset managing enterprise shall conduct acceptance according to supervision and acceptance criteria and maintenance procedures;

b) For railway work repair; recovery from incidents or disasters affecting railway works, the national railway asset managing enterprise shall accept the construction task, accept the construction period or part of a work, accept a work item or construction work to be put into use according to the Government’s regulations on management of quality of construction and maintenance of construction works;

c) For other tasks under the approved railway work management and maintenance plan, the national railway asset managing enterprise shall organize the acceptance thereof in accordance with relevant laws.

4. The national railway asset managing enterprise shall organize the creation of a work servicing quality management system as the basis for management. The work servicing quality management system must follow the approved maintenance procedures.

Article 14. Periodic reporting during management of railway infrastructure and maintenance of railway works

1. Title of the report: Báo cáo định kỳ kết quả thực hiện công tác quản lý kết cấu hạ tầng, bảo trì công trình đường sắt (“Periodic report on management of railway infrastructure and maintenance of railway works”).

2. The report shall fully specify the following: tasks to be performed; quantities and funding approved by the Ministry of Transport or adjusted in the railway work management and maintenance plan; quality of performance of tasks, results of acceptance and payment; proposals and recommendations (if any).

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



4. Receiving authority: Vietnam Railway Authority, Ministry of Construction.

5. Report submission and receipt methods: the report is in physical form and submitted via the document exchange platform among the Ministry of Construction, Vietnam Railway Authority and national railway asset managing enterprises.

6. Submission deadline: before July 15 every year for a first-half year report; before January 15 of the next month for an annual report.

7. Reporting frequency: twice a year.

8. Data cutoff period: from January 01 to June 30 for a first-half year report; from January 01 to December 31 for an annual report.

9. Report form: using the form in the Appendix VI hereto.

Article 15. Responsibility for management of railway infrastructure and maintenance of railway works

1. The Vietnam Railway Authority shall:

a) Inspect the fulfillment of responsibilities and obligations of national railway asset managing enterprises for their management of railway infrastructure and maintenance of railway works as prescribed in this Circular;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. According to their functions and tasks, Departments affiliated to the Ministry of Construction shall advise the Minister of Construction on state management of railway infrastructure and maintenance of railway works.

3. Every national railway asset managing enterprise shall:

a) Organize management of railway infrastructure and maintenance of railway works as prescribed;

b) Supervise the maintenance of railway works and take total responsibility for quantities and quality of maintenance of railway works, ensure smooth, orderly, safe, and accurate rail transport operations in accordance with law;

c) Organize periodic inspection and monitoring of the quality of railway works during their exploitation and use; repair minor damage to maintain stable technical status of railway works, and ensure safety of works and rail transport safety;

d) Assume responsibility for incidents or deterioration of works due to its failure to implement or incompletely implement contents of railway infrastructure management and railway work maintenance as prescribed.

Chapter IV

COSTS OF MANAGEMENT OF RAILWAY INFRASTRUCTURE AND MAINTENANCE OF RAILWAY WORKS

Article 16. Sources of funding for and details of costs of management of railway infrastructure and maintenance of railway works

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) State budget;

b) Other legitimate sources of funding as prescribed by law.

2. The management and use of funding for management of railway infrastructure and maintenance of railway works shall comply with applicable regulations.

3. Details of costs incurred in connection with the management of railway infrastructure and maintenance of railway works include:

a) Cost of formulation and verification of maintenance procedures and techno-economic norms for maintenance of railway works;

b) Costs of inspection, monitoring, quality inspection, safety assessment and repair of railway works, servicing of railway works and management and supervision of servicing of railway works;

c) Costs of compilation and updating of dossiers on management of railway infrastructure; costs of updating of data on maintenance of railway works;

d) Other necessary costs for maintenance of railway works in compliance with regulations of law on management of quality, construction and maintenance of construction works.

4. Costs of management of railway infrastructure and maintenance of railway works shall be determined as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



b) For servicing of railway works and step 1 recovery from incidents and natural disasters, the national railway asset managing enterprise shall organize the formulation of a public service pricing plan and cost estimate in accordance with the law on budget;

c) For other tasks, the costs thereof equal those in the estimates on the basis of contents and quantities of jobs performed in accordance with applicable regulations.

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 17. Effect

1. This Circular comes into force from June 30, 2025 and supersedes the Circular No. 03/2021/TT-BGTVT dated February 08, 2021 of the Minister of Transport on management and maintenance of national railway infrastructure.

2. During the implementation of this Circular, if any of the legislative documents referred to in this Circular is amended, supplemented or superseded, the newest one shall apply.

Article 18. Transitional clause

1. Any work or task that has been approved and is being implemented until the effective date of this Circular but has not been completed shall continue to be implemented as prescribed in the Circular No. 03/2021/TT-BGTVT dated February 08, 2021 of the Minister of Transport.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Every national railway asset managing enterprise shall update and supplement dossiers on management of railway infrastructure as prescribed in clause 1 Article 6 of this Circular to serve the management and maintenance of railway works as per regulations.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Danh Huy

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2025/TT-BXD ngày 12/05/2025 quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


389

DMCA.com Protection Status
IP: 34.91.225.168