|
Đơn vị tính
|
Mã số
|
Thực hiện
cùng kỳ năm trước
|
Thực hiện
trong kỳ báo cáo
|
Tỷ lệ %
thực hiện trong kỳ so với cùng kỳ
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
1. Xi măng
|
|
|
|
|
|
1.1. Số lượng doanh nghiệp
|
DN
|
01
|
|
|
|
1.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu tấn
|
02
|
|
|
|
1.3. Sản lượng xi
măng:
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu tấn
|
03
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu tấn
|
04
|
|
|
|
2. Gạch ốp lát
|
|
|
|
|
|
2.1. Số lượng
doanh nghiệp
|
DN
|
05
|
|
|
|
2.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu m2
|
06
|
|
|
|
2.3. Sản lượng
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu m2
|
07
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu m2
|
08
|
|
|
|
3. Sứ vệ sinh
|
|
|
|
|
|
3.1.Số lượng doanh
nghiệp
|
DN
|
09
|
|
|
|
3.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu sp
|
10
|
|
|
|
3.3. Sản lượng
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu sp
|
11
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu sp
|
12
|
|
|
|
4. Kính xây dựng
|
|
|
|
|
|
4.1. Số lượng doanh nghiệp
|
DN
|
13
|
|
|
|
4.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu m2
|
14
|
|
|
|
4.3. Sản lượng
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu m2
|
15
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu m2
|
16
|
|
|
|
5. Gạch xây các
loại
|
|
|
|
|
|
5.1. Gạch xây nung
|
|
|
|
|
|
5.1.1. Số lượng doanh nghiệp
|
DN
|
17
|
|
|
|
5.1.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu viên
|
18
|
|
|
|
5.1.3. Sản lượng
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu viên
|
19
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu viên
|
20
|
|
|
|
5.2. Gạch xây
không nung
|
|
|
|
|
|
5.2.1. Số lượng doanh nghiệp
|
DN
|
21
|
|
|
|
5.2.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu viên
|
22
|
|
|
|
5.2.3. Sản lượng
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu viên
|
23
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu viên
|
24
|
|
|
|
6. Tấm lợp
|
|
|
|
|
|
6.1. Số lượng
doanh nghiệp
|
DN
|
25
|
|
|
|
6.2. Công suất
thiết kế
|
Triệu
viên
|
26
|
|
|
|
6.3. Sản lượng
|
|
|
|
|
|
- Sản xuất
|
Triệu
viên
|
27
|
|
|
|
- Tiêu thụ
|
Triệu
viên
|
28
|
|
|
|
Người lập
biểu
(Ký, họ
tên)
|
|
Ngày ...
tháng ... năm...
Thủ trưởng
đơn vị
(Ký, đóng
dấu, ghi tên)
|
PHỤ LỤC II
GIẢI THÍCH CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO
(
Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BXD ngày10 tháng 10 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng)
Biểu
số 01/BCĐP: Chỉ số giá xây dựng
1. Khái niệm,
nội dung
- Chỉ số giá xây dựng
công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình
theo thời gian.
- Công trình
đại diện được lựa chọn để xác định chỉ số giá xây dựng là các công trình được
xây mới, có công năng sử dụng phù hợp với phân loại công trình, được xây dựng
theo quy trình công nghệ thi công phổ biến và sử dụng các loại vật liệu xây
dựng thông dụng.
- Loại công
trình xây dựng được công bố chỉ số giá là tập hợp các công trình xây dựng được
phân loại theo quy định hiện hành.
- Thời điểm
gốc là thời điểm được lựa chọn làm gốc để so sánh.
- Thời điểm
so sánh là thời điểm cần xác định chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc.
- Chỉ số giá
phần xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí xây dựng
của công trình theo thời gian.
- Chỉ số giá
vật liệu xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi
phí vật liệu xây dựng trong dự toán xây dựng công trình theo thời gian.
- Chỉ số giá
nhân công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần
chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo thời gian.
- Chỉ số giá
máy thi công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần
chi phí máy thi công xây dựng trong dự toán xây dựng công trình theo thời gian.
- Chỉ số giá
theo loại vật liệu xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá của từng
loại vật liệu xây dựng theo thời gian.
- Chỉ số giá
theo loại nhân công xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá của từng
loại nhân công xây dựng theo thời gian.
- Chỉ số giá
theo nhóm máy thi công xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá ca
máy theo thời gian của các loại máy có trong nhóm máy thi công xây dựng.
2. Phương
pháp tính và cách ghi biểu
2.1 Phương
pháp tính
a) Xác định
chỉ số giá xây dựng công trình
Chỉ số giá
xây dựng công trình được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân của
chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác với các Chỉ số giá phần xây dựng, phần
thiết bị, phần chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện lựa chọn.
Chỉ số giá
xây dựng công trình (I) được tính theo công thức sau:
I = PXDIXD
+ PTBITB+PCPKICPK (1)
Trong đó:
PXD,
PTB, PCPK - Tỷ trọng
bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của các công trình đại
diện lựa chọn;
Tổng các tỷ
trọng bình quân nói trên bằng 1;
IXD,
ITB, ICPK - Chỉ số giá
phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác của công trình đại diện lựa
chọn.
Cách xác định
các thành phần của công thức (1) như sau:
- Chỉ số giá
phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác (IXD, ITB,
ICPK) xác định theo hướng dẫn tại mục (b) dưới đây.
- Tỷ trọng
bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác (PXD, PTB,
PCPK) được xác định như sau:
Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng (PXD), chi phí thiết bị (PTB), chi phí khác (PCPK) được xác định bằng bình quân số học của các tỷ
trọng chi phí xây dựng, tỷ trọng chi phí thiết bị, tỷ trọng chi phí khác tương
ứng của các công trình đại diện trong loại công trình.
Tỷ trọng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác của từng công
trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác
của công trình đại diện đó so với tổng các chi phí này của công trình. Công
thức xác định như sau:
(2)
(3)
(4)
Trong đó:
PXDi,
PTBi, PCPKi - Tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết
bị, chi phí khác so với tổng các chi phí này của công trình đại diện thứ i;
GXDi,
GTBi, GCPKi - Chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí
khác của công trình đại diện thứ i;
GXDCTi
-
Tổng các chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác của công trình đại diện thứ
i.
Các số liệu
về chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác của các công trình đại
diện lựa chọn được xác định từ các số liệu thống kê thu thập.
b) Xác định
các chỉ số theo cơ cấu chi phí
b.1) Chỉ số
giá phần xây dựng (IXD) xác định bằng tích của Chỉ
số giá phần chi phí trực tiếp (trừ trực tiếp phí khác) nhân với hệ số liên quan
đến các khoản mục chi phí còn lại tính trên thành phần chi phí vật liệu, nhân
công, máy thi công trong chi phí xây dựng.
(5)
Trong đó:
ITT - Chỉ số giá
phần chi phí trực tiếp (trừ trực tiếp phí khác) trong chi phí xây dựng của công
trình đại diện;
H - Hệ số các khoản
mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm trực tiếp phí khác, chi phí
chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được tính trên chi
phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng của công trình đại
diện.
Chỉ số giá
phần chi phí trực tiếp (trừ trực tiếp phí khác) (ITT) được xác
định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu xây dựng,
nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp với các chỉ số giá vật
liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng, được xác định theo công thức
sau:
(6)
Trong đó:
PVL,
PNC, PMTC - Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của
các công trình đại diện;
Tổng các tỷ
trọng bình quân nói trên bằng 1.
KVL,
KNC, KMTC - Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình,
nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình trong chi phí
trực tiếp của các công trình đại diện.
Cách xác định
các thành phần của công thức (6) như sau:
- Chỉ số giá
vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây
dựng công trình (, ,
) xác định theo hướng dẫn tại mục (c)
dưới đây.
- Tỷ trọng
bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây
dựng trong chi phí trực tiếp (PVL, PNC, PMTC)
được xác định như sau:
Tỷ trọng bình
quân của chi phí vật liệu (PVL), nhân công (PNC),
máy thi công xây dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn.
Tỷ trọng chi
phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng so với tổng các chi phí này của công trình đại diện đó. Công thức xác
định như sau:
Trong đó:
PVLi,
PNCi, PMTCi - Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân
công, máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i;
GVLi,
GNCi, GMTCi - Chi phí vật liệu, nhân công, máy
thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện thứ i;
GTTi
-
Tổng của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng của công trình
đại diện thứ i.
Chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng được xác định căn cứ
vào khối lượng công tác xây dựng thực hiện, các định mức, đơn giá dự toán xây
dựng công trình, thông báo giá, báo giá vật liệu, công bố giá nhân công, giá ca
máy và thiết bị thi công.
Hệ số liên
quan đến các khoản mục chi phí còn lại (H) trong chi phí xây
dựng được xác định bằng tỷ số của tổng tích các hệ số khoản mục tính trên vật
liệu, nhân công, máy thi công nhân với tỷ trọng chi phí tương ứng tại thời điểm
so sánh và tổng tích của hệ số đó với tỷ trọng chi phí của chúng tại thời điểm
gốc.
Hệ số H có
thể được xác định như sau:
Trong đó:
- Hệ số các khoản mục chi phí còn lại
(chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá
trị gia tăng) trong chi phí xây dựng được tính trên chi phí VL, NC, MTC tại
thời điểm so sánh;
- Hệ số các khoản mục chi phí còn lại
(chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá
trị gia tăng) trong chi phí xây dựng được tính trên chi phí VL, NC, MTC tại
thời điểm gốc;
- Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân
công, máy thi công tại thời điểm so sánh.
Tỷ trọng chi
phí của từng loại chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực
tiếp tại thời điểm so sánh xác định bằng tỷ trọng chi phí tương ứng tại thời điểm
gốc nhân với chỉ số giá của nó chia cho Chỉ số giá phần chi phí trực tiếp.
Hệ số liên
quan đến các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm: trực tiếp
phí khác, chi phí chung, chi phí thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị
gia tăng tính trên chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định căn
cứ vào hướng dẫn việc lập dự toán chi phí xây dựng ban hành tại thời điểm gốc
và thời điểm so sánh và loại công trình.
b.2) Chỉ số
giá phần thiết bị công trình (ITB) được xác định bằng tổng các
tích của tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt
và thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị chủ yếu đó (nếu có) nhân với hệ số biến
động các chi phí tương ứng nói trên của các công trình đại diện lựa chọn.
Trong đó:
PSTB,
PLĐ - Tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu,
chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các
công trình đại diện lựa chọn;
KSTB,
KLĐ - Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ
số biến động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu
có) của các công trình đại diện lựa chọn.
Hệ số biến
động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi phí mua
sắm thiết bị bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
Giá thiết bị xác định theo phương pháp điều tra, thống kê số liệu giá cả
của những loại thiết bị chủ yếu có số lượng lớn, giá cả cao và biến động nhiều
trên thị trường, hoặc có thể xác định trên cơ sở tham khảo mức độ trượt giá
thiết bị, hoặc tính theo yếu tố trượt giá của cơ cấu sản xuất thiết bị.
Các loại thiết bị chủ yếu là những loại thiết bị có tỷ trọng chi phí lớn
trong chi phí mua sắm thiết bị. Ví dụ đối với các công trình xây dựng dân dụng:
hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa v.v.; đối với các công trình xây dựng
công nghiệp: dây chuyền công nghệ sản xuất chính v.v.
Hệ số biến động chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết
bị (nếu có) xác định như đối với chỉ số giá phần xây dựng. Tỷ trọng chi phí lắp
đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (nếu có) có thể tính bằng 6-10%
của chi phí mua sắm thiết bị.
b.3) Chỉ số giá phần chi phí khác
(ICPK) được xác định bằng tổng các tích của tỷ
trọng bình quân các khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của các công
trình đại diện nhân với hệ số biến động các khoản mục chi phí tương ứng, được
xác định theo công thức sau:
Trong đó:
PKMKs - Tỷ trọng
bình quân của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong tổng chi phí các khoản mục
chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;
KKMKs - Hệ số biến
động chi phí của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong chi phí khác của các
công trình đại diện;
e - Số khoản mục
chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình đại diện.
Các khoản mục chi phí
chủ yếu trong chi phí khác của công trình đại diện là những khoản mục chi phí chiếm
tỷ trọng lớn trong chi phí khác của công trình đại diện, ví dụ đối với công
trình xây dựng dân dụng, những khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác như
chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án,…
Đối với những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 1,5%
trong tổng chi phí khác của công trình đại diện thì có thể không xét tới.
Đối với một
số khoản mục chi phí khác tính trên chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị thì
các hệ số biến động của chúng được lấy bằng Chỉ số giá phần xây dựng hoặc Chỉ
số giá phần thiết bị tương ứng.
Đối với một
số khoản mục chi phí khác tính trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị
thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng bình quân của Chỉ số giá phần
xây dựng và Chỉ số giá phần thiết bị.
c) Xác định
các chỉ số theo yếu tố chi phí
c.1) Chỉ số
giá vật liệu xây dựng công trình ()
được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng chi phí từng loại vật liệu chủ
yếu nhân với chỉ số giá loại vật liệu chủ yếu tương ứng đó. Chỉ số giá vật liệu
xây dựng công trình tại thời điểm so sánh
như sau:
Trong đó:
Pvlj
-
Tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng
chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
KVji - Chỉ số giá
loại vật liệu xây dựng thứ j;
m - Số loại
vật liệu xây dựng chủ yếu.
Tỷ trọng chi
phí bình quân (Pvlj) của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong
tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại
vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.
Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật
liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.
Tỷ trọng chi
phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình đại diện
được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi
phí các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện
đó, được xác định như sau:
Trong đó:
- Tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây
dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i;
- Chi
phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i.
Các loại vật
liệu xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: Xi măng, cát xây dựng, đá xây
dựng, gỗ xây dựng, gạch xây, gạch ốp lát, thép xây dựng, vật liệu bao che, vật
liệu điện, vật liệu nước, nhựa đường, vật liệu hoàn thiện.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, loại vật
liệu xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.
Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng () được tính bằng bình quân các chỉ số giá của các loại vật liệu xây dựng
có trong nhóm vật liệu đó.
Chỉ số giá
của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá bình quân
đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời điểm so sánh so với thời
điểm gốc.
c.2) Chỉ số
giá nhân công xây dựng công trình () xác định bằng
bình quân các chỉ số giá nhân công xây dựng của các loại thợ chủ yếu của công
trình hoặc loại công trình.
Các loại nhân
công xây dựng chủ yếu được quy định như sau: Nhân công lao động phổ thông, nhân
công nề, nhân công cho công tác bê tông, nhân công làm mộc, nhân công chế tạo,
lắp dựng thép, nhân công lắp đặt điện, nhân công lắp đặt nước, nhân công xây
dựng đường.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình/loại công trình
xây dựng để lựa chọn loại nhân công chủ yếu phục vụ tính toán chỉ số giá nhân
công xây dựng công trình cho phù hợp.
Chỉ số giá
loại nhân công xây dựng xác định bằng tỷ số giữa tiền lương ngày công bậc thợ
bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
c.3) Chỉ số
giá máy thi công xây dựng công trình () được xác định
bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân chi phí nhóm máy thi công xây dựng
chủ yếu nhân với chỉ số giá của nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu này, cụ thể
như sau:
Trong đó:
PMk - Tỷ trọng
bình quân chi phí nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k trong tổng chi phí
các nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
KMk - Chỉ số giá
của nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của các công trình đại diện;
f - Số nhóm
máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện.
Tỷ trọng bình
quân chi phí nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu k trong tổng chi phí các nhóm
máy thi công xây dựng chủ yếu (PMk) bằng bình quân tỷ trọng chi phí
nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu k của các công trình đại diện.
Tổng các tỷ trọng chi phí nhóm máy thi
công xây dựng chủ yếu bằng 1.
Tỷ trọng chi
phí của từng nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu của từng công trình đại diện
được tính bằng tỷ số giữa chi phí nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu đó so với
tổng chi phí các nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu trong chi phí trực tiếp của
công trình đại diện. Công thức xác định như sau:
Trong đó:
- Tỷ trọng chi phí nhóm máy thi công
xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i;
- Chi phí nhóm máy thi công xây dựng
chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i.
Các nhóm máy
thi công xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: nhóm máy làm đất, nhóm máy vận
chuyển, nhóm máy nâng hạ, nhóm máy phục vụ công tác bê tông, nhóm máy gia công
kim loại, nhóm máy phục vụ công tác cọc, máy đào hầm, nhóm máy làm đường.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, các
nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.
Chỉ số giá nhóm máy thi công xây dựng ()
được tính bằng bình quân các chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công của các
loại máy và thiết bị thi công có trong nhóm.
Chỉ số giá ca
máy và thiết bị thi công của từng loại máy và thiết bị thi công được xác định
bằng tỷ số giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết
bị thi công đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.
d) Tổng hợp
xác định chỉ số giá cho địa phương (trường hợp có phân chia khu vực tính toán)
Trong trường
hợp địa phương có phân chia nhiều khu vực để xác định chỉ số giá xây dựng, việc
tổng hợp các chỉ số giá các khu vực của địa phương thành chỉ số giá cho địa
phương thực hiện theo công thức sau:
Trong đó:
PKVt - Tỷ trọng giá trị vốn
đầu tư xây dựng của địa phương t trong tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng của địa
phương trong năm trước năm tính toán;
IKVt - Chỉ số giá
xây dựng của khu vực t;
n - Số khu vực
thuộc địa phương.
Việc tính
toán chỉ số giá xây dựng khu vực được thực hiện như trình bày ở phần trên.
2.2. Cách ghi
biểu:
Cột 1: Ghi
các chỉ số giá tương ứng với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A.
Trong đó:
Chỉ số giá
xây dựng công trình và chỉ số giá theo cơ cấu chi phí báo cáo theo quý và năm.
Chỉ số giá
xây dựng theo yếu tố chi phí và chỉ số giá theo yếu tố đầu vào báo cáo theo
tháng, quý và năm.
3.Nguồn số liệu
Số liệu các Sở
Xây dựng các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thu thập tính toán và chịu trách
nhiệm tổng hợp báo cáo.
Biểu
số 02 /BCĐP : Doanh nghiệp và lực lượng hoạt động xây dựng
1. Khái niệm,
nội dung
- Tổng số
doanh nghiệp hoạt động xây dựng là tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn xây dựng và thi công xây dựng được cấp chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) ở
địa phương tại các thời kỳ báo cáo.
- Tổng số lực
lượng lao động xây dựng là tổng số lao động tham gia hoạt động xây dựng của
doanh nghiệp.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi số liệu với các chỉ tiêu
tương ứng tại cột A cùng kỳ năm trước.
- Cột 2: Ghi số
liệu với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
- Cập nhật từ số liệu điều tra doanh
nghiệp hàng năm của các Cục thống kê địa phương.
- Số liệu được cập nhật từ Sở Kế hoạch
và đầu tư địa phương.
Biểu số 03 /BCĐP
: Tổng số công trình xây dựng trên địa bàn
1. Khái niệm, nội
dung
- Công trình xây dựng là sản phẩm được
tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình, được liên kết định vị với đất, cụ thể bao gồm phần dưới mặt
đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng
theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà
ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình
khác.
- Công trình xây dựng được cấp giấy
phép xây dựng là những công trình theo quy định phải xin phép đã được cấp phép.
- Tổng số công trình xây dựng được cấp
giấy phép xây dựng bao gồm tổng số các loại công trình, nhà ở riêng lẻ, giấy
phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn.
- Số công trình xây dựng được miễn
giấy phép xây dựng là những công trình được miễn phép theo quy định của pháp luật.
- Tổng số công trình xây dựng sai quy
định là những công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng và những công
trình xây dựng sai so với giấy phép quy định.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Công thức tính:
Tổng số
công trình xây dựng trên địa bàn
|
=
|
Tổng số công
trình.XD.được cấp phép xây dựng
|
+
|
Số công
trình được miễn giấy phép xây dựng
|
+
|
Số công
trình xây dựng không phép
|
Tỷ lệ công
trình xây dựng có giấy phép xây dựng
|
=
|
Số công trình được
cấp GPXD
|
x 100%
|
Số công
trình được cấp GPXD + Số công trình không có GPXD
|
Trong đó:
- Tỷ lệ công
trình xây dựng được cấp GPXD tạm:
Tỷ lệ công
trình XD được cấp GPXD tạm
|
=
|
Số công trình được
cấp GPXD tạm
|
x 100%
|
Tổng số
công trình được cấp GPXD
|
- Tỷ lệ nhà ở
nông thôn được cấp GPXD:
Tỷ lệ nhà ở
nông thôn được cấp GPXD
|
=
|
Số nhà ở nông thôn
được cấp GPXD
|
x 100%
|
Tổng số
công trình được cấp GPXD
|
- Tỷ lệ công
trình xây dựng sai giấy phép xây dựng:
Tỷ lệ công
trình XD sai GPXD
|
=
|
Số công
trình XD sai phép
|
x 100%
|
Tổng số
công trình được cấp GPXD
|
Cách ghi
biểu:
- Cột 1: Ghi số liệu với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A cùng kỳ năm
trước.
- Cột 2: Ghi số
liệu với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được cơ quan chuyên môn thuộc
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) tổng
hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
Biểu số 04/BCĐP:
Tổng số sự cố về chất lượng công trình xây dựng
1. Khái niệm, nội
dung
Sự cố công trình xây dựng được phân
loại tùy theo mức độ hư hỏng công trình như sau:
* Sự cố cấp I bao gồm một trong các hư
hỏng sau:
- Hư hỏng công trình cấp đặc biệt làm
ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình xây
dựng.
- Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp I
và cấp II hoặc bộ phận công trình của công trình cấp đặc biệt nhưng không gây
thiệt hại về người.
- Sập, đổ một bộ phận công trình hoặc
công trình xây dựng ở mọi cấp gây thiệt hại về người từ 3 nguời trở lên.
* Sự cố cấp II bao gồm một trong các
hư hỏng sau:
- Hư hỏng công trình cấp I và cấp II
làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình.
- Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp III
và cấp IV hoặc một bộ phận công trình của công trình cấp I và cấp II nhưng
không gây thiệt hại về người.
- Sập đổ một bộ phận công trình, hoặc
công trình mọi cấp (trừ công trình cấp đặc biệt) gây thiệt hại về nguời từ 1
đến 2 người.
* Sự cố cấp III bao gồm một trong các
hư hỏng sau:
- Hư hỏng công trình cấp III, IV làm
ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình.
- Sập, đổ một bộ phận công trình, công
trình cấp III, IV nhưng không gây thiệt hại về người.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi số
liệu với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A cùng kỳ năm trước.
- Cột 2: Ghi số liệu với các chỉ tiêu
tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được cơ quan chuyên môn cấp
huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
Biểu số 05 /BCĐP:
Tai nạn lao động trong thi công xây dựng
1. Khái niệm, nội
dung
- Tai nạn lao động là những sự cố xảy
ra do sự cố công trình, do biện pháp thi công, do người lao động, do các yếu tố
khác.
- Tổng số vụ tai nạn trong thi công
xây dựng bao gồm tổng số vụ tai nạn lao động do sự cố công trình, do biện pháp
thi công, do người lao động, do các yếu tố khác.
- Tổng số người chết do tai nạn lao
động là số người chết do sự cố công trình, do biện pháp thi công, do người lao
động, do các yếu tố khác.
- Tổng số người bị thương do tai nạn
lao động là số người bị thương trong quá trình lao động do sự cố công trình, do
biện pháp thi công, do người lao động, do các yếu tố khác.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Công thức tính:
Tỷ lệ người
chết do tai nạn lao động:
Tỷ lệ người
chết do sự cố công trình
|
=
|
Số người chết do sự
cố công trình
|
x 100%
|
Tổng số
người chết do tai nạn lao động
|
Tỷ lệ người
chết do biện pháp thi công
|
=
|
Số người chết do
biện pháp thi công
|
x 100%
|
Tổng số
người chết do tai nạn lao động
|
Tỷ lệ người
chết do người lao động
|
=
|
Số người chết do
người lao động
|
x 100%
|
Tổng số
người chết do tai nạn lao động
|
Tỷ lệ người
chết do yếu tố khác
|
=
|
Số người chết do
yếu tố khác
|
x 100%
|
Tổng số
người chết do tai nạn lao động
|
Cách ghi biểu:
-
Cột 1: Ghi số liệu với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A
cùng kỳ năm trước.
- Cột 2: Ghi số
liệu với các chỉ tiêu tương ứng tại
cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được cơ quan chuyên môn cấp
huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
Biểu số 06/BCĐP: Số lượng
và dân số đô thị
1. Khái niệm, nội
dung
- Số lượng đô thị là số lượng các đô
thị loại I đến loại V đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận trên địa bàn các
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương gồm thành phố thuộc tỉnh, thị xã và thị
trấn.
- Đô thị phân theo loại đô thị (Nghị
định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009) thành 6 loại như sau:
+ Đô thị loại đặc biệt là thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các quận nội thành và các đô thị trực
thuộc);
+ Đô thị loại I, II là thành phố trực
thuộc Trung ương (bao gồm các quận nội thành và các đô thị trực thuộc) hoặc
trực thuộc tỉnh;
+ Đô thị loại III là thành phố hoặc
thị xã thuộc tỉnh;
+ Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh,
thị trấn thuộc huyện;
+ Đô thị loại V là thị trấn thuộc
huyện, hoặc điểm dân cư tập trung được UBND tỉnh quyết định công nhận là đô thị
loại V.
- Dân số toàn đô thị là dân số tính theo ranh giới
hành chính của đô thị.
- Dân số khu vực nội thị (nội thành,
nội thị) là dân số thuộc ranh giới hành chính các quận của thành phố trực thuộc
trung ương, các phường của thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Phương pháp tính:
Dân số toàn đô thị:
N = N1 +
N2
Trong đó:
N - Dân số
toàn đô thị (người);
N1 - Dân số của
nội thị (người);
N2 - Dân số của
ngoại thị (người).
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi số lượng đô thị chia theo
loại đô thị trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
- Cột 2: Ghi dân số toàn đô thị theo
phân loại đô thị trong kỳ báo cáo.
- Cột 3: Ghi dân số khu vực nội thị
theo phân loại đô thị trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được cơ quan chuyên môn cấp
huyện phối hợp với Chi cục thống kê cấp huyện thu thập, tổng hợp báo cáo lên
tỉnh/thành phố.
Biểu số 07 /BCĐP:
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
Mục A: Báo cáo về quy
hoạch vùng tỉnh
1. Khái niệm, nội
dung
- Diện tích đất xây dựng đô thị theo
quy hoạch là diện tích đất xây dựng đô thị theo đồ án quy hoạch vùng tỉnh đã
được phê duyệt.
- Diện tích đất xây dựng đô thị tại kỳ
báo cáo được giải thích tại biểu số 08/BCĐP.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
- Cột A: Ghi chi tiết vùng tỉnh có quy
hoạch trong kỳ báo cáo;
- Cột C: Ghi năm vùng tỉnh có quy
hoạch được phê duyệt;
- Cột 1: Ghi diện tích đất đô thị
tương ứng đối với các quy hoạch vùng tỉnh tại cột A trong kỳ báo cáo;
- Cột 2: Ghi diện tích đất xây dựng đô
thị trong kỳ báo cáo tương ứng với quy hoạch vùng tỉnh tại cột A.
3. Nguồn số liệu
- Số liệu được Sở Xây dựng trực
tiếp chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo.
- Riêng đối với thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh thì Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu trách nhiệm báo cáo.
Mục B: Báo cáo về quy
hoạch xây dựng khu chức năng
1. Khái niệm, nội
dung
- Diện tích quy hoạch theo quy hoạch
chung xây dựng của một khu chức năng (khu kinh tế, khu công nghiệp, khu văn hóa
thể thao du lịch cấp quốc gia, khu bảo tồn di sản cấp quốc gia và các khu chức
năng cấp quốc gia khác) là diện tích phạm vi lập quy hoạch theo đồ án quy hoạch
chung xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Diện tích quy hoạch theo quy hoạch
chi tiết xây dựng là diện tích (hoặc tổng diện tích) phạm vi lập quy hoạch theo
các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phương pháp tính và
cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
- Cột A: Ghi cụ thể tên các khu kinh
tế, khu công nghiệp, khu văn hóa thể thao du lịch cấp quốc gia, khu bảo tồn di
sản cấp quốc gia và các khu chức năng cấp quốc gia khác có trên địa bàn tỉnh
trong kỳ báo cáo;
- Cột C: Ghi năm phê duyệt đồ án quy
hoạch chung xây dựng đối với các khu chức năng tương ứng tại cột A trong kỳ báo
cáo;
- Cột 1: Ghi diện tích quy hoạch theo
quy hoạch chung xây dựng đối với các khu chức năng tương ứng tại cột A trong kỳ
báo cáo;
- Cột 2: Ghi tổng số đồ án đã được lập
quy hoạch chi tiết đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu văn hóa, thể
thao, du lịch và khu chức năng khác tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo;
- Cột 3: Ghi diện tích quy hoạch theo
quy hoạch chi tiết xây dựng đối với các khu chức năng tương ứng tại cột A trong
kỳ báo cáo.
Lưu ý: Đối với các
khu chức năng không phải lập quy hoạch chung xây dựng (khu công nghiệp có diện
tích nhỏ hơn 500 ha; khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh
tập trung khác,...) không cần phải ghi số liệu tại cột 1 nhưng phải có số liệu
về quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được cơ quan chuyên môn thuộc
cấp huyện, Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu văn hóa, thể thao,
du lịch, các khu chức năng khác tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
Mục C: Báo cáo về quy
hoạch phân khu (quy hoạch chi tiết 1/2000), quy hoạch chi tiết 1/500
1. Khái niệm, nội
dung
- Diện tích quy hoạch đối với quy
hoạch chi tiết (QHCT) là tổng diện tích phạm vi lập quy hoạch của các đồ án quy
hoạch chi tiết 1/500 trong phạm vi đô thị tương ứng đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Diện tích quy hoạch đối với quy
hoạch phân khu (QHPK) là tổng diện tích phạm vi lập quy hoạch của các đồ án
QHPK (QHCT tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt trước khi Luật quy hoạch đô thị có hiệu
lực) trong phạm vi đô thị tương ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Phương pháp tính:
Tỷ lệ phủ
kín QHCT (QHPK) đô thị
|
=
|
Tổng diện
tích các khu vực đã có QHCT (QHPK) được duyệt
|
x 100%
|
Diện tích
đất xây dựng đô thị theo quy hoạch chung xây dựng đô thị được phê duyệt
|
Cách ghi
biểu:
- Cột A: Ghi
cụ thể từng đô thị có quy hoạch phân khu (và quy hoạch chi tiết 1/2000 trước
khi Luật quy hoạch có hiệu lực), quy hoạch chi tiết 1/500;
- Cột 1: Ghi
số lượng đồ án QHPK, QHCT đối với các đô thị tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo;
- Cột 2: Ghi
tổng diện tích QHPK, QHCT đối với các đô thị tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số
liệu
- Số liệu được
cơ quan chuyên môn cấp huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
- Riêng đối
với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu
trách nhiệm báo cáo.
Mục D: Báo
cáo về quy hoạch xây dựng nông thôn
1. Khái niệm,
nội dung
- Số xã có
quy hoạch là: số lượng xã đã được lập quy hoạch xã nông thôn mới theo Thông tư
số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT về Quy định việc lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
2. Phương
pháp tính và cách ghi biểu
Phương pháp
tính:
Tỷ lệ xã có
quy hoạch xây dựng nông thôn mới
|
=
|
Số xã đã có quy
hoạch nông thôn mới
|
x 100%
|
Tổng số xã
|
Cách ghi
biểu:
- Cột 1: Ghi
tổng số xã trên địa bàn tỉnh, thành phố trong kỳ báo cáo;
- Cột 2: Ghi
số lượng xã đã được lập quy hoạch xã nông thôn mới theo Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT.
3. Nguồn số
liệu
- Số liệu
được cơ quan chuyên môn cấp huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
- Riêng đối
với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu
trách nhiệm báo cáo.
Biểu số 08/BCĐP:
Diện tích Đất đô thị
1. Khái niệm, nội
dung
-
Diện tích đất toàn đô thị là diện tích thuộc ranh giới hành chính của đô thị,
bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn.
- Đất nội thị là diện tích đất thuộc ranh giới hành chính
các quận của thành phố trực thuộc trung ương, các phường của thành phố, thị xã
thuộc.
-
Diện
tích đất xây dựng đô thị theo quy hoạch chung được duyệt là diện tích đất xây
dựng đô thị được xác định tại đồ án quy hoạch chung đô thị được duyệt.
- Diện tích
đất xây dựng đô thị tại kỳ báo cáo là đất xây dựng các khu chức năng đô thị
(bao gồm cả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị). Đất dự phòng phát triển, đất
nông lâm nghiệp trong đô thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt động của
các chức năng đô thị không phải là đất xây dựng đô thị.
-
Diện tích đất cây xanh công cộng cấp đô thị (quảng trường công viên, vườn hoa,
vườn dạo,… bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công trình
này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi
cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập, thể dục
thể thao, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn…).
- Diện tích đất
giao thông đô thị bao gồm diện tích đường đô thị; diện tích các công trình đầu
mối giao thông; diện tích đường giao thông đối ngoại và diện tích bến, bãi đỗ
xe.
- Diện tích
bến, bãi đỗ xe trong đô thị bao gồm bến bãi ô tô khách, hàng hoá; Bãi đỗ xe
trong đô thị.
2. Phương
pháp tính, cách ghi biểu
Cách ghi
biểu:
- Cột C: Ghi năm phê duyệt quy hoạch
chung của từng loại đô thị tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo;
- Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: Ghi diện
tích đất của từng loại đô thị tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được cơ quan chuyên môn cấp
huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
Biểu số 09/BCĐP:
Dự án đầu tư phát triển đô thị
1. Khái niệm, nội
dung
- Dự án đầu
tư phát triển đô thị là dự án đầu tư xây dựng một công trình hay tổ hợp công
trình trong khu vực phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Dự án khu
đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công
trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ
khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách
biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô
thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô thị mới có địa
giới hành chính thuộc một tỉnh.
- Dự án cải tạo, tái thiết đô thị là
dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị theo tuyến phố, ô phố hoặc một khu vực trong
đô thị đã có quyết định phê duyệt, đã và đang triển khai thực hiện.
2. Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi số lượng dự án khu đô thị
mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị trên địa bàn thành phố thuộc tỉnh có trong
kỳ báo cáo;
- Cột 2: Ghi số lượng dự án khu đô thị
mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị đã và đang hoạt động trong giai đoạn 5 năm
gần đây trên địa bàn thành phố thuộc tỉnh có trong kỳ báo cáo;
- Cột 3,4: Ghi quy mô đất dự kiến, quy
mô dân số dự kiến của dự án khu đô thị mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị
trên địa bàn thành phố thuộc tỉnh có trong kỳ báo cáo;
- Cột 5: Ghi số lượng dự án khu đô thị
mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị trên địa bàn thị xã, thị trấn thuộc tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương có trong kỳ báo cáo;
- Cột 6: Ghi số lượng dự án khu đô thị
mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị đã và đang hoạt động trong giai đoạn 5 năm
gần đây trên địa bàn thị xã, thị trấn thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương có trong kỳ báo cáo.
- Cột 7, 8: Ghi quy mô đất dự kiến,
quy mô dân số dự kiến của dự án khu đô thị mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị
trên địa bàn địa bàn thị xã, thị trấn thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương có trong kỳ báo cáo.
- Cột 9: Ghi số lượng dự án khu đô thị
mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị thuộc phạm vi ngoài ranh giới thành phố,
thị xã, thị trấn có trong kỳ báo cáo.
- Cột 10: Ghi số lượng dự án khu đô
thị mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị đã và đang hoạt động trong giai đoạn 5
năm gần đây thuộc phạm vi ngoài ranh giới thành phố, thị xã, thị trấn có trong
kỳ báo cáo.
- Cột 11, 12: Ghi quy mô đất dự kiến,
quy mô dân số dự kiến của dự án khu đô thị mới, dự án cải tạo, tái thiết đô thị
trên địa bàn thành phố thuộc tỉnh có trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được các Sở Xây dựng
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm tổng hợp
báo cáo.
Biểu số 10 /BCĐF:
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Khái niệm, nội
dung
- Nước sạch là nước được cung cấp từ
hệ thống cấp nước tập trung đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng.
- Nước thải là vật chất ở thể lỏng
được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác.
- Chất thải rắn là vật chất ở thể rắn
được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt
động khác.
* Tổng công suất cấp nước thiết kế của
nhà máy nước là
tổng công suất thiết kế của các nhà máy nước đã hoàn thành đưa vào sử dụng trên
địa bàn.
* Tổng công suất khai thác của nhà máy
nước là tổng công suất cấp nước thực tế cung cấp vào mạng lưới đường ống qua
đồng hồ tổng của các nhà máy nước.
* Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch
là
tỷ lệ giữa tổng lượng nước không thu được tiền trên tổng lượng nước thực tế cấp
cho địa bàn đo qua đồng hồ tổng.
- Tổng lượng nước thực tế cấp cho địa
bàn qua đồng hồ tổng là lượng nước thực tế phát vào mạng lưới đường ống cấp
nước được xác định qua đồng hồ đo nước tại nhà máy nước.
- Tổng lượng
nước đã thu được tiền từ người sử dụng là tổng lượng nước thực tế khách hàng đã
dùng nước và đã trả tiền nước.
- Tổng lượng
nước không thu được tiền từ người sử dụng bao gồm lượng nước khách hàng đã sử
dụng nhưng không trả tiền nước và lượng nước bị thất thoát trên mạng lưới đường
ống.
* Tỷ lệ dân
số thành thị được cung cấp nước sạch (%) là tỷ lệ phần trăm số dân trong khu
vực thành thị được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung trong tổng
số dân thành thị.
* Mức cấp
nước bình quân đầu người là lượng nước sạch bình quân cấp cho một người dân đô
thị trong một ngày đêm (l/ng.ngđ).
- Tổng lượng
nước cấp cho sinh hoạt là tổng lượng nước cấp cho khách hàng là hộ gia đình sử
dụng nước trên địa bàn (m3/ngđ).
* Tổng công suất các nhà máy xử lý
nước thải là tổng công suất các nhà máy, trạm xử lý nước thải đã hoàn thành đưa
vào sử dụng trên địa bàn.
* Tỷ lệ dân cư thành thị được hưởng dich
vụ thoát nước là tỷ lệ phần trăm số dân cư thành thị được hưởng dịch vụ thoát
nước trong tổng số dân cư thành thị.
- Tổng số dân
thành thị được hưởng dịch vụ thoát nước là số dân trong lưu vực có hệ thống
thoát nước đô thị hoặc số dân được đấu nối từ hệ thống thoát nước của hộ gia
đình vào hệ thống thoát nước đô thị.
* Tổng lượng chất thải rắn thông
thường phát sinh là tổng khối lượng chất thải rắn thông thường phát thải trong
sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ và các hoạt động khác.
- Xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn
hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật (bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh, công nghệ trong nước được cấp giấy
chứng nhận,…) làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có
ích trong chất thải rắn; thu hồi tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích
trong chất thải rắn bảo đảm không ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Tổng lượng chất thải rắn đã được xử
lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng là tổng lượng chất
thải rắn đã được đưa về các khu xử lý và được xử lý, tái chế với công nghệ phù
hợp, đạt quy chuẩn hiện hành.
- Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử
lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng là tỷ lệ phần trăm
chất thải rắn đã được xử lý, tái chế đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam cho
phép trong tổng số chất thải rắn thông thường được thu gom.
- Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại trong nước thải, bảo
đảm nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Phương pháp tính:
- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp
nước sạch:
Tỷ lệ dân số thành
thị được cung cấp nước sạch
|
=
|
Dân số thành thị
được cung cấp nước sạch
|
x 100%
|
Tổng dân số
thành thị
|
- Tỷ lệ thất
thoát, thất thu nước sạch là hiệu số của 100% trừ đi thương số của tổng lượng
nước đã thu được tiền từ người sử dụng chia cho tổng lượng nước thực tế cấp cho
địa bàn đo qua đồng hồ tổng.
Tỷ lệ thất
thoát, thất thu nước
|
= 100% -
|
Tổng lượng
nước đã thu được tiền từ người sử dụng
|
x 100%
|
Tổng lượng
nước thực tế cấp cho địa bàn đo qua đồng hồ tổng
|
- Mức cấp
nước bình quân đầu người:
Mức cấp
nước bình quân đầu người (l/ng.ngđ)
|
=
|
Tổng lượng
nước cấp cho sinh hoạt (l/ngđ)
|
x 100%
|
Tổng dân số
thành thị
|
- Tỷ lệ dân
số thành thị được hưởng dịch vụ thoát nước:
Tỷ lệ dân
số thành thị được hưởng dịch vụ thoát nước
|
=
|
Tổng số dân
cư thành thị được hưởng dịch vụ thoát nước
|
x 100%
|
Tổng số dân
cư thành thị
|
- Tỷ lệ chất
thải rắn thông thường thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia tương ứng:
Tỷ lệ chất
thải rắn thông thường thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia tương ứng
|
=
|
Tổng lượng
chất thải rắn đã được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương
ứng
|
x 100%
|
Tổng lượng
chất thải rắn đã được thu gom ở các đô thị
|
- Tỷ lệ đô
thị có công trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia:
Tỷ
lệ đô thị từ loại V trở lên có công trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn
hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
=
|
Số lượng đô
thị từ loại V trở lên có công trình xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hoặc
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
x 100%
|
Tổng số
các đô thị
|
- Tỷ lệ đô
thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia:
Tỷ lệ đô thị từ
loại V trở lên có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
|
=
|
Số lượng đô
thị từ loại V trở lên có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
x 100%
|
Tổng số các
đô thị
|
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi tổng số (hoặc tỷ lệ hoặc
số liệu bình quân) tương ứng với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo;
- Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7: Ghi chi tiết
với từng loại đô thị đối với các chỉ tiêu tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
- Các số liệu về dân số thành thị: lấy
thông tin dân số từ Cục thống kê địa phương;
- Các chỉ tiêu,
số liệu về cấp, thoát nước đô thị đối với các tỉnh sẽ được thu thập thông qua
các đơn vị cấp nước, thoát nước trên địa bàn;
- Số liệu về chất thải rắn phát sinh
trên địa bàn được thu thập từ các công ty vệ sinh môi trường đô thị đóng trên
địa bàn;
- Số liệu về lượng chất thải rắn đã
được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được Sở Xây
dựng thu thập từ các nhà máy xử lý đóng trên địa bàn.
Biểu số 11/BCĐP:
Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xử lý
chất thải rắn và nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương
ứng
1. Khái niệm, nội
dung
- Khu công nghiệp là khu tập trung các
doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khu công nghiệp
có thể có Doanh nghiệp chế xuất.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp tập
trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập.
- Khu kinh tế là khu vực có không gian
kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho
các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Phương pháp tính:
Tỷ lệ khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xử lý chất thải rắn
và nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
=
|
Số lượng
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xử lý chất
thải rắn và nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
|
x 100%
|
Tổng số các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao
|
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi tổng số các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và chia theo từng loại
tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo;
- Cột 2: Ghi tổng số các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xử lý chất thải rắn và
nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chia theo từng
loại tương ứng tại cột A trong kỳ báo
cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập trực tiếp từ các
công ty vệ sinh môi trường đóng trên địa bàn và các doanh nghiệp dịch vụ môi
trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Biểu số 12/BCĐP:
Tổng số nhà ở đã được xây dựng mới và tổng diện tích nhà ở đã được xây dựng mới
1. Khái niệm, nội
dung
- Tổng số nhà ở đã được xây dựng mới
là tổng số căn hộ trong các nhà chung cư và những ngôi nhà ở riêng lẻ do các tổ
chức, cá nhân đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên địa bàn.
- Nhà chung cư là nhà ở có từ 2 tầng
trở lên được xây dựng dùng để ở, trong đó có nhiều căn hộ riêng biệt, có lối
đi, cầu thang và hệ thống công trình sử dụng chung.
- Căn hộ là nhà ở của hộ gia
đình, cá nhân trong nhà chung cư.
- Nhà ở riêng lẻ là ngôi nhà (1 tầng
hoặc nhiều tầng) được xây dựng trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của hộ
gia đình, cá nhân (bao gồm cả nhà biệt thự).
- Nhà ở cải tạo xây dựng lại là nhà ở
cũ hoặc đã hư hỏng nay được phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới.
- Tổng diện tích nhà ở đã được xây
dựng mới là tổng diện tích sàn căn hộ trong các nhà chung cư và diện tích sàn
các nhà ở riêng lẻ tăng thêm trong kỳ báo cáo tính theo m2 do các tổ
chức, cá nhân xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên địa bàn.
2. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Phương pháp tính:
Tổng diện tích sàn ngôi nhà/căn hộ
được tính như sau:
- Đối với căn hộ chung cư là tổng diện
tích sử dụng cho mục đích để ở và sinh hoạt của hộ gia đình. Không tính diện
tích sử dụng chung như: cầu thang hành lang chung, nhà bếp, nhà vệ sinh sử dụng
chung, phòng bảo vệ, phòng văn hóa,...
- Đối với nhà ở riêng lẻ là diện tích
sàn xây dựng để sử dụng cho mục đích để ở của hộ gia đình, cá nhân bao gồm diện
tích các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí,... và diện tích
hành lang, cầu thang, tiền sảnh ngôi nhà. Không tính diện tích của những ngôi
nhà riêng lẻ không dùng cho mục đích để ở của hộ gia đình như: nhà chăn nuôi,
nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho.
Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và
không được sử dụng để ở, thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà
cao từ 2,1m trở lên, có bao che và được sử dụng để ở, thì được tính diện tích.
Chú ý: Ở nông thôn,
thường người dân không biết diện tích nhà ở của mình. Khi đó, người thống kê
phải ước lượng diện tích để ghi. Có thể ước lượng bằng cách đếm số hàng gạch
(nếu sàn nhà lát gạch vuông), của chiều dài và chiều rộng rồi tính chuyển ra
mét để nhân chiều dài với chiều rộng. Trường hợp sàn nhà không lát gạch, thì có
thể ước lượng bằng cách đo bước chân hoặc sử dụng dây hay cây/que để đo.
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi tổng số nhà ở đã được xây
dựng mới và tổng diện tích nhà ở đã được xây dựng mới trong kỳ báo cáo chia
theo nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư trên địa bàn;
- Cột 2: Ghi số nhà ở đã được cải tạo
xây dựng lại và diện tích nhà ở đã được cải tạo xây dựng lại trong kỳ báo cáo
chia theo nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư trên địa bàn;
- Cột 3: Ghi tổng số nhà ở đã được xây
dựng mới và tổng diện tích nhà ở đã được xây dựng mới trong kỳ báo cáo chia
theo nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư trên địa bàn tại khu vực đô thị;
- Cột 4: Ghi số nhà ở đã được cải tạo
xây dựng lại và diện tích nhà ở đã được cải tạo xây dựng lại trong kỳ báo cáo
chia theo nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư trên địa bàn tại khu vực đô thị;
- Cột 5: Ghi tổng số nhà ở đã được xây
dựng mới và tổng diện tích nhà ở đã được xây dựng mới trong kỳ báo cáo chia
theo nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư trên địa bàn tại khu vực nông thôn;
- Cột 6: Ghi số nhà ở đã được cải tạo
xây dựng lại và diện tích nhà ở đã được cải tạo xây dựng lại trong kỳ báo cáo
chia theo nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư trên địa bàn tại khu vực nông thôn;
3. Nguồn số liệu
- Số liệu được cơ quan có chức năng
quản lý nhà cấp xã tổng hợp báo cáo cấp huyện, cấp huyện tổng hợp báo cáo lên
tỉnh/thành phố.
- Tổng điều tra nhà ở tiến hành 5 năm
và 10 năm một lần.
Để thu thập chỉ tiêu
Tổng số căn hộ nhà ở, diện tích nhà ở được xây dựng theo các chương trình phát
triển nhà gồm 2 biểu :
Biểu số 13a/BCĐP:
Tổng
số nhà ở và tổng diện tích nhà ở công vụ đã được xây dựng mới (hoặc mua nhà ở
làm nhà ở công vụ).
Biểu số 13b/BCĐP: Tổng số nhà
ở và tổng diện tích nhà ở xã hội đã được xây dựng mới.
* Biểu số 13a/BCĐP : Tổng số nhà ở
và tổng diện tích nhà ở công vụ đã được xây dựng mới (hoặc mua nhà ở làm nhà ở
công vụ).
1. Khái niệm, nội
dung
- Nhà ở công
vụ là nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng cho một số đối tượng thuê trong thời
gian đảm nhiệm công tác theo cơ chế do Nhà nước quy định (Luật Nhà ở 2005, Nghị
định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ).
- Các đối
tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định gồm:
+ Cán bộ lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức
vụ;
+ Cán bộ,
công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được
luân chuyển hoặc điều động có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền từ địa phương về trung ương, từ trung ương về địa phương hoặc từ địa
phương này sang địa phương khác mà có đủ điều kiện phải là người chưa có nhà thuộc
sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương
nơi đến công tác thì được thuê nhà ở công vụ trong thời gian thực
hiện công vụ;
+ Sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, phục
vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh;
+ Giáo viên
được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu
vực biên giới, hải đảo;
+ Bác sĩ,
nhân viên y tế được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo hoặc được cử luân phiên có thời hạn xuống
công tác tại các bệnh viện, các trung tâm y tế tuyến dưới.
- Tổng số nhà
ở công vụ xây mới (hoặc mua) là tổng số các căn hộ/nhà ở công vụ đã được xây
dựng mới (hoặc mua) tăng thêm được đưa vào sử dụng trên địa bàn tại thời kỳ báo
cáo.
- Tổng diện tích nhà ở
công vụ xây dựng mới (hoặc mua) là tổng diện tích căn hộ/nhà ở tăng thêm trong
kỳ báo cáo tính theo m2 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên địa
bàn.
2. Phương
pháp tính và cách ghi biểu
Phương pháp
tính:
- Mỗi căn hộ/nhà
ở công vụ xây dựng mới (hoặc mua) trên địa bàn tại thời kỳ báo cáo được tính là
một đơn vị;
- Tổng diện
tích nhà ở công vụ xây dựng mới (hoặc mua) cách tính tương tự như cách tính
diện tích nhà ở tại Biểu số 12/BCĐP: Tổng số nhà ở đã được xây
dựng mới và tổng diện tích nhà ở đã được xây dựng mới.
Cách ghi
biểu:
- Cột 1: Ghi
tổng số nhà ở công vụ đã được xây dựng mới (hoặc mua) và diện tích nhà ở công
vụ đã được xây dựng mới (hoặc mua) có trong kỳ báo cáo trên địa bàn;
- Cột 2: Ghi
số lượng nhà ở và diện tích nhà ở công vụ xây dựng mới (hoặc mua) là căn hộ
trong các nhà chung cư;
- Cột 3: Ghi
số lượng nhà ở và diện tích nhà ở công vụ xây dựng mới (hoặc mua) là nhà ở
khác.
3. Nguồn số
liệu
- Số liệu
được cơ quan có chức năng quản lý nhà cấp xã tổng hợp báo cáo cấp huyện, cấp
huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
- Tổng điều
tra nhà ở tiến hành 5 năm và 10 năm một lần.
* Biểu số 13b/BCĐP: Tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở
xã hội đã được xây dựng mới.
1. Khái niệm,
nội dung
- Nhà ở xã
hội là
nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng để bán, cho thuê, thuê mua cho các đối tượng theo quy định (Điều 37 Nghị
định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
nhà ở)
- Đối tượng
được thuê, thuê mua nhà ở xã hội (theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP
ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở) gồm:
+ Cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên
chức;
+ Sỹ quan,
quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân
sách nhà nước;
+ Công nhân
làm việc tại các khu công nghiệp;
+ Các đối
tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 30 của Nghị
định số 71/2010/NĐ-CP ;
+ Học sinh,
sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề,
trung cấp nghề không phân biệt công lập hay dân lập được thuê nhà ở trong thời
gian học tập;
+ Người thu
nhập thấp tại khu vực đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổng số nhà
ở xã hội đã được xây dựng mới là tổng số căn hộ/nhà ở xã hội đã được hoàn thành
và đưa vào sử dụng trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
- Tổng diện tích nhà ở xã
hội đã được xây dựng mới là tổng diện tích căn hộ/nhà ở đã được hoàn thành và
đưa vào sử dụng tính theo m2 trên địa bàn trong kỳ báo cáo.
2. Phương
pháp tính và cách ghi biểu
Phương pháp
tính:
- Mỗi căn hộ/nhà
ở xã hội đã được xây dựng mới trên địa bàn trong kỳ báo cáo được tính là một
đơn vị.
- Tổng diện tích nhà ở xã hội đã được
xây dựng mới cách tính tương tự như cách tính diện tích nhà ở tại Biểu số 12/BCĐP:
Tổng số nhà ở đã được xây dựng mới và tổng diện tích nhà ở đã được
xây dựng mới.
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi tổng số nhà ở và
tổng diện tích nhà ở xã hội đã được xây dựng mới trên cả địa bàn và của từng
khu vực đô thị, nông thôn trong kỳ báo cáo.
Cột 1 = Cột (2+3) = Cột (4+5)
- Cột 2: Ghi số nhà ở và diện tích nhà
ở xã hội đã được xây dựng mới là nhà chung cư của cả địa bàn và của từng khu
vực đô thị, nông thôn trong kỳ báo cáo .
- Cột 3: Ghi số nhà ở và diện tích nhà
ở xã hội đã được xây dựng mới là nhà ở riêng lẻ của cả địa bàn và của từng khu
vực đô thị, nông thôn trong kỳ báo cáo.
- Cột 4: Ghi số nhà ở và diện tích nhà
ở xã hội đã được xây dựng mới của cả địa bàn và của từng khu vực đô thị, nông
thôn do Nhà nước đầu tư trong kỳ báo cáo.
- Cột 5: Ghi số nhà ở và diện tích nhà
ở xã hội đã được xây dựng mới của cả địa bàn và của từng khu vực đô thị, nông
thôn do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
- Báo cáo của
chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
- Tổng điều tra nhà ở tiến hành 5 năm
và 10 năm một lần.
Biểu số 14/BCĐP:
Số lượng Sàn giao dịch bất động sản
1. Khái niệm, nội
dung
- Sàn giao dịch bất động sản là nơi
diễn ra các giao dịch bất động sản và cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh bất
động sản.
- Số lượng sàn giao dịch bất động sản
là số lượng sàn giao dịch bất động sản đủ điều kiện được hoạt động theo quy
định của pháp luật.
2. Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
Cột 1: Ghi tổng số lượng sàn giao dịch
bất động sản (sàn đã được đăng tải thông tin trên Website Mạng các sàn giao
dịch bất động sản Việt Nam) thực hiện trong kỳ báo cáo có trên địa bàn.
3. Nguồn số liệu
- Hồ sơ đăng ký thành lập Sàn giao
dịch bất động sản gửi đến Sở Xây dựng.
- Danh sách các Sàn giao dịch đủ điều
kiện hoạt động được đăng tải trên Website của Mạng các Sàn giao dịch bất động
sản Việt Nam.
- Từ việc điều tra, khảo sát thị
trường.
Biểu số 15/BCĐP:
Số lượng và giá trị giao dịch kinh doanh bất động sản qua sàn
1. Khái niệm, nội
dung
- Kinh doanh bất động sản là việc bỏ
vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để
bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh
lợi.
- Sàn giao dịch bất động sản là nơi
diễn ra các giao dịch bất động sản và cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh bất
động sản.
- Số lượng giao dịch kinh doanh bất
động sản qua sàn là số lần giao dịch về căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất
nền, văn phòng cho thuê được thực hiện mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê
thông qua sàn giao dịch bất động sản hoặc thông qua hoạt động môi giới của sàn.
- Giá trị giao dịch là tổng giá trị
được tính bằng tổng giá trị các hợp đồng (đơn vị tính bằng VNĐ) về giao dịch
(mua bán, cho thuê) bất động sản được thực hiện thông qua sàn giao dịch bất
động sản.
2. Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Cách ghi biểu:
- Cột 1: Ghi tổng số lượng giao dịch
thông qua Sàn của bất động sản để bán, chuyển nhượng và tổng giá trị giao dịch
kinh doanh kinh bất động sản qua Sàn của bất động sản để bán, chuyển nhượng
thực hiện trong kỳ báo cáo.
Cột 1 = Cột (2 + 3 + 4)
- Cột 2, 3, 4: Ghi số lượng giao dịch
thông qua Sàn và giá trị giao dịch kinh doanh bất động sản qua Sàn của căn hộ
chung cư để bán, nhà ở riêng lẻ để bán và đất nền chuyển nhượng thực hiện trong
kỳ báo cáo.
- Cột 5: Ghi số lượng giao dịch thông
qua Sàn và giá trị giao dịch kinh doanh bất động sản qua Sàn của bất động sản
để cho thuê (văn phòng cho thuê) thực hiện trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số liệu
- Từ các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương thông qua các hợp đồng công chứng
về giao dịch bất động sản, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản,
nghĩa vụ nộp thuế giao dịch bất động sản.
- Từ các sàn giao
dịch bất động sản; từ việc điều tra, khảo sát thị trường
Biểu số 16/BCĐP:
Chỉ số giá bất động sản
1. Khái niệm, nội
dung
- Chỉ số bất
động sản là chỉ số phản ánh mức độ biến động về giá của bất động sản thông qua
các giao dịch thành công theo thời gian.
- Các loại
bất động sản được lựa chọn tính chỉ số bất động sản gồm:
+ Bất động
sản để bán, chuyển nhượng: Căn hộ chung cư; Nhà ở riêng lẻ; Đất nền.
+ Bất động
sản để cho thuê: Văn phòng.
- Căn hộ
chung cư là căn hộ thuộc các chung cư được phân hạng theo quy định hiện hành
(gồm chung cư hạng 1, hạng 2, hạng 3 và hạng 4).
- Nhà ở riêng
lẻ là loại nhà ở (không phải là căn hộ chung cư) được hình thành tại các khu
phố, các khu dân cư hiện hữu, các khu đô thị mới và các dự án nhà ở.
- Đất nền là
đất dùng cho mục đích ở, được hình thành trong các khu đô thị mới, các dự án
nhà ở và đất hiện hữu trong các khu phố, khu dân cư.
- Văn phòng
là diện tích sàn của công trình sử dụng cho mục đích làm việc.
- Giá giao
dịch bất động sản là giá của bất động sản được giao dịch thành công trên thị
trường trong giai đoạn tính toán, không phải là giá giao dịch lần đầu của bất
động sản mới được hình thành hay mới được tạo lập.
- Thời điểm
gốc là thời điểm được chọn làm gốc để so sánh, được lựa chọn là năm 2010 (theo
thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04/4/2012 quy định năm 2010 làm năm gốc thay
cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh).
- Thời điểm
so sánh là thời điểm cần xác định các chỉ số để so với thời điểm gốc hoặc so
với thời điểm so sánh khác. Thời điểm so sánh: Từng quý và hàng năm so với thời điểm gốc; Quý trước so với quý sau; 6
tháng và hàng năm so với cùng kỳ năm trước.
- Bất động
sản đại diện là bất động sản được lựa chọn có tính chất phổ biến, đại diện cho
một khu vực trong quá trình tính toán chỉ số giá giao dịch bất động sản.
Bảng phân loại bất
động sản để tính Chỉ số bất động sản:
Loại
|
Phân loại
|
I. Căn hộ chung cư
để bán (*)
|
I.1. Căn hộ chung
cư hạng 1
|
I.2. Căn hộ chung
cư hạng 2
|
I.3. Căn hộ chung
cư hạng 3
|
I.4. Căn hộ chung
cư hạng 4
|
|
|
II. Nhà ở riêng lẻ
để bán
|
II.1. Nhà ở trong
khu phố, khu dân cư hiện hữu
|
II.2. Nhà ở trong
các khu đô thị
|
II.3. Nhà ở tại các
dự án nhà ở
|
|
|
III. Đất nền chuyển
nhượng
|
III.1. Đất nền
trong khu phố, khu dân cư hiện hữu
|
III.2. Đất nền
trong các khu đô thị
|
III.3. Đất nền tại
các dự án nhà ở
|
|
|
IV. Văn phòng cho
thuê
|
IV.1. Văn phòng
hạng A
|
IV.2. Văn phòng
hạng B
|
IV.3. Văn phòng
hạng C
|
(*) Phân hạng
chung cư theo Thông tư số 14/2008/TT-BXD ngày 02/6/2008 về hướng dẫn phân hạng
nhà chung cư.
2. Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Phương pháp
tính:
Việc tính
toán chỉ số giá bất động sản được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Phân chia khu vực và lựa chọn bất động sản làm đại diện
- Việc phân chia khu vực của địa phương dựa trên tiêu chí về địa giới
hành chính là chủ yếu. Các địa phương quyết định việc phân chia khu vực tính
toán tùy theo đặc điểm về địa giới hành chính và đặc điểm địa hình của địa
phương (không nhất thiết giới hạn theo địa giới quận, huyện);
- Căn cứ vào vị trí địa lý, quy mô, trạng thái của bất động sản có khả
năng giao dịch phổ biến trên thị trường để xác định bất động sản làm đại diện
trong từng phân loại bất động sản.
Bước 2: Xây dựng các dữ liệu gốc
- Giá bất động sản đại diện được xác định trên cơ sở giá bình quân của
bất động sản đại diện trong quý I/2011;
- Lượng giao dịch bất động sản được xác định trên cơ sở tổng toàn bộ số
lượng bất động sản (tính theo m2 hoặc số lượng bất động sản) đã giao
dịch thành công trong quý I/2011.
Bước 3: Xây
dựng các dữ liệu so sánh
Thu thập, xử lý các thông tin về giá, giá trị giao dịch, khối lượng giao
dịch theo loại, phân loại bất động sản.
Bước 4: Tính toán xác
định chỉ số đánh giá thị trường bất động sản
Tính chỉ số giá của từng phân loại bất động sản ()
Chỉ số giá từng
phân loại bất động sản () được tính theo công thức:
(1)
Trong đó:
- Giá giao dịch bình quân của phân
loại bất động sản thứ z tại thời điểm so sánh (đồng/m2);
- Giá giao dịch bình quân của phân
loại bất động sản thứ z tại thời điểm gốc (đồng/m2).
- Giá giao
dịch bình quân của phân loại bất động sản thứ z tại thời điểm gốc () xác định theo số liệu thống kê về
giá giao dịch của phân loại bất động sản đại diện tại thời điểm gốc.
- Giá giao
dịch bình quân của phân loại bất động sản thứ z tại thời điểm so sánh () xác định
trên cơ sở số liệu về giá giao dịch thành công thu thập được của các bất động
sản thuộc cùng phân loại bất động sản tại thời điểm so sánh sau khi được quy về
dạng bất động sản có các đặc điểm tương tự với dạng bất động sản được lựa chọn
làm đại diện. Phương pháp quy đổi về dạng bất động sản có đặc điểm tương tự với
bất động sản được lựa chọn làm đại diện trong phân loại bất động sản thực hiện
trên cơ sở kết quả hiệu chỉnh về giá sau khi phân tích các khác biệt về đặc điểm.
Các đặc điểm đưa vào phân tích là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến giá giao
dịch bất động sản như vị trí bất động sản, quy mô, trạng thái bất động sản,...
Việc hiệu
chỉnh có thể thực hiện theo hình thức tỷ lệ phần trăm hoặc theo giá trị tuyệt
đối của giá giao dịch bất động sản. Trên cơ sở các đặc điểm làm tăng hay giảm
giá giao dịch của bất động sản so với bất động sản lựa chọn làm đại diện trong
cùng phân loại bất động sản, sử dụng kinh nghiệm chuyên gia để xác định mức độ
hiệu chỉnh.
Đối với
trường hợp xác định chỉ số công bố hàng quý, giá giao dịch bình quân của phân
loại bất động sản là giá giao dịch bình quân trong quý. Đối với trường hợp xác
định chỉ số công bố hàng năm, giá giao dịch bình quân của phân loại bất động
sản là giá giao dịch bình quân trong năm.
Tính chỉ số
giá giao dịch của từng loại bất động sản () (là chỉ số giá giao
dịch của căn hộ chung cư để bán, nhà ở riêng lẻ để bán, đất nền chuyển nhượng
và văn phòng cho thuê)
Chỉ số giá
giao dịch của từng loại bất động sản ()
được xác định theo công thức sau:
(2)
Trong đó:
: Chỉ số giá giao dịch của phân loại
bất động sản thứ z trong loại bất động sản thứ j (ví dụ: chỉ số giá của căn hộ
chung cư hạng 1 trong căn hộ chung cư để bán). Được xác định theo công thức
(1);
e : Số lượng
phân loại bất động sản trong loại bất động sản thứ j (ví dụ: trong căn hộ chung
cư để bán gồm 4 phân loại: căn hộ chung cư hạng 1,hạng 2, hạng 3, hạng 4: thì e
= 4;
: Tỷ trọng giá trị giao dịch bất động
sản của phân loại bất động sản thứ z trong loại bất động sản thứ j; được xác
định theo công thức:
Trong đó:
- Giá trị giao dịch bất động sản của
phân loại bất động sản thứ z trong loại bất động sản thứ j.
Giá trị giao
dịch bất động sản của phân loại bất động sản được xác định trên cơ sở các số
liệu thu thập tại thời điểm so sánh. Đối với trường hợp xác định chỉ số để công
bố hàng quý thì giá trị giao dịch bất động sản của phân loại bất động sản là
tổng giá trị giao dịch của phân loại bất động sản đó trong quý. Đối với trường
hợp xác định chỉ số để công bố hàng năm thì giá trị giao dịch bất động sản là
tổng giá trị giao dịch của phân loại bất động sản đó trong năm.
Tính chỉ số
giá giao dịch bất động sản ở từng khu vực của địa phương ()
Chỉ số giá giao dịch bất động sản của từng khu vực ()
được xác định theo công thức sau:
(4)
Trong đó:
: Chỉ
số giá giao dịch của loại bất động sản thứ j trong khu vực thứ i, được xác định
theo công thức (2);
m: Số loại bất
động sản (m=1÷4);
- Tỷ trọng giá trị giao dịch bất động
sản của loại bất động sản thứ j trong khu vực thứ i, được xác định theo công thức sau:
(5)
Trong đó: - Giá trị giao
dịch bất động sản của loại bất động sản thứ j trong khu vực thứ i.
Giá trị giao
dịch bất động sản của loại bất động sản được xác định trên cơ sở các số liệu
thu thập tại thời điểm so sánh. Đối với trường hợp xác định chỉ số để công bố
hàng quý thì giá trị giao dịch bất động sản của loại bất động sản là tổng giá
trị giao dịch của loại bất động sản đó trong quý. Đối với trường hợp xác định
chỉ số để công bố hàng năm thì giá trị giao dịch bất động sản là tổng giá trị
giao dịch của loại bất động sản đó trong năm.
Tính chỉ số giá
giao dịch bất động sản chung của địa phương (I)
Chỉ số giá
giao dịch bất động sản chung của địa phương (I) được xác định theo công thức
sau:
(6)
Trong đó:
: Chỉ số giá giao dịch bất động sản
tại khu vực thứ i của địa phương, được xác định theo công thức (4);
n : Số
lượng khu vực của địa phương được phân chia;
: Tỷ trọng giá trị giao dịch bất động
sản của khu vực thứ i; được xác định theo công
thức sau:
(7)
Trong đó:
PKVi - Giá trị
giao dịch bất động sản của khu vực thứ i.
Giá trị giao
dịch bất động sản của các khu vực được xác định trên cơ sở các số liệu thu thập
tại thời điểm so sánh. Đối với trường hợp xác định chỉ số để công bố hàng quý
thì giá trị giao dịch của các khu vực là tổng giá trị giao dịch trong quý. Đối
với trường hợp xác định chỉ số để công bố hàng năm thì giá trị giao dịch bất
động sản của các khu vực là tổng giá trị giao dịch trong năm.
Cách ghi biểu:
- Cột A: Ghi
chi tiết tên từng khu vực được phân chia để tính chỉ số giá bất động sản tại
địa phương;
- Cột 1: Ghi
chỉ số giá bất động sản chung của địa phương (I) và của từng khu vực ();
- Cột 2, 3,
4, 5: Ghi chỉ số giá bất động sản của từng loại bất động sản () tương ứng là căn hộ chung cư để bán,
nhà ở riêng lẻ để bán, đất nền chuyển nhượng và văn phòng cho thuê chung cho
địa phương và tại từng khu vực của địa phương.
3. Nguồn số liệu
- Từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương thông qua
các hợp đồng công chứng về giao dịch bất động sản, đăng ký quyền sở hữu, quyền
sử dụng bất động sản, nghĩa vụ nộp thuế giao dịch bất động sản.
- Từ các sàn giao dịch bất động sản; từ việc điều tra, khảo sát thị
trường.
Biểu số 17 /BCĐP : Một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ
yếu
1. Khái niệm,
nội dung
- Công suất
thiết kế là tổng công suất tối đa đạt được theo thiết kế.
- Sản lượng
sản xuất là quá trình kết hợp các nguồn lực để tạo ra sản phẩm.
- Sản lượng
tiêu thụ là sản phẩm được bán ra trên thị trường.
2. Phương
pháp tính và cách ghi biểu
Phương pháp
tính:
Sản phẩm xi
măng:
- Công suất
thiết kế là tổng công suất của tất cả các cơ sở sản xuất xi măng thuộc mọi loại
hình kinh tế trên địa bàn. Đây là năng lực sản xuất xi măng của địa phương.
- Sản lượng
sản xuất là tổng sản lượng xi măng sản xuất của tất cả các cơ sở sản xuất xi măng
thuộc mọi loại hình kinh tế trên địa bàn.
- Sản lượng
tiêu thụ là tổng sản lượng tiêu thụ xi măng của tất cả các cơ sở sản xuất xi
măng thuộc mọi loại hình kinh tế trên địa.
Đối với các
sản phẩm khác cũng tương tự như trên.
Cách ghi
biểu:
- Cột 1: Ghi
số lượng doanh nghiệp, tổng công suất thiết kế, sản xuất và tiêu thụ với các
chỉ tiêu tương ứng tại cột A cùng kỳ năm trước.
- Cột 2: Ghi
số lượng doanh nghiệp, tổng công suất thiết kế, sản xuất và tiêu thụ với các
chỉ tiêu tương ứng tại cột A trong kỳ báo cáo.
3. Nguồn số
liệu
- Số liệu
được cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện tổng hợp báo cáo lên tỉnh/thành phố.
- Số liệu về sản phẩm
vật liệu xây dựng của các Cục thống kê địa phương.