Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2009/TT-BXD nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Số hiệu: 03/2009/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành: 26/03/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 03/2009/TT-BXD

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2009

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2009/NĐ-CP NGÀY 12/02/2009 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

- Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Nghị định 12/CP) như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ XÁC ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 1. Xác định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/CP

1. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.

Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với đơn vị được giao làm chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Người được cử tham gia với chủ đầu tư là người sẽ tham gia quản lý, sử dụng công trình sau này hoặc người có chuyên môn phù hợp với tính chất của dự án.

Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý các công việc nêu trên đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án.

2. Trường hợp không xác định được đơn vị để giao làm chủ đầu tư theo quy định nêu trên thì việc xác định chủ đầu tư được thực hiện như sau:

a). Người quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư.

b) Người quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án do mình quyết định thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án hoặc người quyết định đầu tư thực hiện uỷ thác thông qua hợp đồng với một tổ chức có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.

Điều 2. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Điều 10 Nghị  định 12/CP

1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan đến dự án.

b) Đơn vị đầu mối thẩm định dự án tổng hợp các nội dung thẩm định, ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan khác có liên quan; nhận xét, đánh giá, kiến nghị và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

c) Thời gian thẩm định dự án theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 12/CP, trong đó thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan liên quan, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ là:

- Không quá 45 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia;

- Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm A;

- Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;

- Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.

Quá thời hạn nêu trên, nếu các cơ quan liên quan không có ý kiến thì được coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.

2. Đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác:

a) Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án do người quyết định đầu tư chỉ định.

b) Khi thẩm định dự án người quyết định đầu tư phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan đến dự án theo quy định của pháp luật.

c) Thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan liên quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:

 a) Đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:

- Bộ Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.

- Bộ Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.

- Bộ Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thì Sở Xây dựng nơi có dự án tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.

Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.   

b) Đối với các dự án nhóm B, C việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:

- Sở Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.

- Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.

- Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.   

c) Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng quyết định đầu tư, nếu thuộc chuyên ngành được Nhà nước giao quản lý thì được tự xem xét thiết kế cơ sở, không phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nêu tại điểm b khoản 3 Điều này.

d) Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu được Chính phủ giao quản lý nhà nước về lĩnh vực nào thì được tự xem xét thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực đó do mình quyết định đầu tư, không phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. Đối với dự án thuộc lĩnh vực khác do các Tập đoàn này quyết định đầu tư thì vẫn phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại điểm a, b khoản này.

4. Trách nhiệm của cơ quan tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:

a) Cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phải xem xét cho ý kiến và chịu trách nhiệm về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/CP.

b) Các cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở không thu phí hoặc lệ phí. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm phân bổ phí thẩm định dự án cho các cơ quan tham gia thẩm định dự án.

Điều 3. Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định 12/CP

1. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng.

Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được lập theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này. 

b) Hồ sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) do chủ đầu tư trình thẩm định, bao gồm: 

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này;

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;

c) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trước khi phê duyệt. Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.

d) Thời gian thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc.

đ) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế – xã hội.

- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

e) Phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:

- Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật có trách nhiệm gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật tới người quyết định đầu tư để phê duyệt.

Hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật bao gồm: Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này; Hồ sơ của chủ đầu tư trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.

- Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư không phải phê duyệt lại mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công.

2. Đối với công trình sử dụng các nguồn vốn khác:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật và chịu trách nhiệm về những nội dung phê duyệt của mình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng sẽ được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng. 

Chương II

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 4. Công trình không phải xin giấy phép xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/CP

Công trình không phải xin giấy phép xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/CP, bao gồm:

1. Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;

2. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; trừ công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Điều 5. Giấy phép xây dựng tạm quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/CP

1. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

2. Căn cứ tính chất, đặc điểm và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng của từng khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

3. Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian được phép tồn tại của công trình, hết thời hạn quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.

4. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tạm như quy định đối với các công trình xin cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 23 Nghị định 12/CP.

5. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường.

Điều 6. Về Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

1. Đối với các trung tâm xã, cụm xã nếu có hướng phát triển thành đô thị, nhưng chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt, thì Uỷ ban nhân dân huyện phải đưa ra các quy định để làm căn cứ cho việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo quy định.

2. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/CP được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 5 của Thông tư này.

Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó.

Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/CP

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp giấy phép xây dựng hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/CP.

Điều 8. Điều chỉnh giấy phép xây dựng quy định tại Điều 24 Nghị định 12/CP

1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp về: vị trí xây dựng công trình, cốt nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao công trình; số tầng (đối với công trình dân dụng) và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.

2. Cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” hoặc bằng phụ lục kèm theo Giấy phép xây dựng đã cấp cho chủ đầu tư.

Điều 9. Quản lý xây dựng đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 12/CP

Những công trình xây dựng thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 của Nghị định 12/CP, trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng chính công trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã biết, để theo dõi và quản lý theo quy định. Đối với công trình phải lập dự án thì ngoài các tài liệu nêu trên, còn phải gửi văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.

Điều 10. Phá dỡ công trình xây dựng quy định tại Điều 32 Nghị định 12/CP

1. Thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình:

a) Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng theo quy hoạch xây dựng và các công trình phải cưỡng chế phá dỡ theo quy định của pháp luật.

b) Chủ đầu tư dự án, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng công trình quyết định phá dỡ công trình được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/CP.

2. Phương án phá dỡ công trình:

a) Việc phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án phá dỡ. Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm phê duyệt phương án phá dỡ.

b) Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức lập phương án phá dỡ hoặc thuê tư vấn lập phương án phá dỡ công trình.

c) Phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang - thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ.

d) Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận. Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã và các chủ công trình lân cận biết.

Chương III

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.

Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng.

Điều 11. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Nghị định 12/CP

1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau:

a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án.

b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới.

- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án.

2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.

b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.

c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.

4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án.

5. Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự án cho phép.

Điều 12. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án quy định tại Điều 33 và Điều 35 của Nghị định 12/CP

1. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

2. Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu tư.

4. Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP

Điều 13. Xử lý chuyển tiếp về thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và các công việc tiếp theo

1. Trước ngày Nghị định 12/CP có hiệu lực, các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được thẩm định nhưng chưa phê duyệt, các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang thì các thủ tục đã được thẩm định không phải thẩm định lại. Các bước tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.

2. Đối với dự án đã được phê duyệt trước ngày Nghị định 12/CP có hiệu lực, trong quá trình thực hiện dự án, trường hợp có sự điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở đã được thẩm định thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án gửi hồ sơ phần điều chỉnh dự án tới cơ quan quản lý nhà nước để tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.

3. Các quy định về thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với các quy định của Nghị định 12/CP thì thực hiện theo quy định của Nghị định 12/CP.

Điều 14. Xử lý chuyển tiếp về cấp giấy phép xây dựng

Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Nghị định 12/CP có hiệu lực thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, nếu đã nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trước khi Nghị định 12/CP có hiệu lực thì không phải làm lại hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 12/CP và quy định của Thông tư này.

Điều 15. Xử lý chuyển tiếp về điều kiện năng lực đối với những người tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Những cá nhân tham gia quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 12/CP kể từ ngày 01/01/2010 phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

Điều 17. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/5/2009. Những quy định trước đây về xác định chủ đầu tư; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; phá dỡ công trình; tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trái với những quy định tại Nghị định 12/CP và Thông tư này đều bãi bỏ. 

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo),
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội,           
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP,
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Văn phòng Chính phủ
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng,            
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,      
- Toà án nhân dân tối cao,
- Các Tổng công ty nhà nước,
- Website của Chính phủ
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
- Công báo,
- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra XD,
- Lưu: VP, HĐXD.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Quân

PHỤ LỤC SỐ 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(Tên Chủ đầu tư)
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:

.........., ngày......... tháng......... năm..........

KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN

CỦA CÔNG TRÌNH ……………. …

(Đối với công trình lập Báo cáo KTKT)

Kính gửi : …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)...

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số... ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

Sau khi thẩm định, (Tên chủ đầu tư) báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ  thi công và dự toán công trình…………………….. như sau:

1. Tóm tắt các nội dung chủ yếu của công trình:

a) Công trình:

- Loại và cấp công trình:

b) Địa điểm xây dựng:

c) Diện tích sử dụng đất:

d) Nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công:

đ) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng:

e) Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu:

g) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:

h) Nội dung thiết kế:

2. Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công:

a) Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với quy mô xây dựng trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

c) Sự hợp lý của giải pháp kết cấu công trình.

d) Đánh giá mức độ an toàn của công trình.

đ) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ

e) Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng.

3. Kết quả thẩm định dự toán:

a) Tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán     

b) Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng trong dự toán

c) Kết quả thẩm định dự toán được tổng hợp như sau:

Chi phí xây dựng:

Chi phí thiết bị:

Chi phí quản lý dự án:

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

Chi phí khác:

Chi phí dự phòng:

Tổng cộng:

4. Kết luận:

a) Đánh giá, nhận xét:

b) Những kiến nghị:

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…

Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(Tên Chủ đầu tư)
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:

.........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH

THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
……….

Kính gửi: …(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)…

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số.. .ngày … tháng … năm .. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan).

(Tên Chủ đầu tư) trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình với các nội dung chính sau:

1. Tên công trình:

2. Tên chủ đầu tư:        

3. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:

4. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

5. Địa điểm xây dựng:

6. Diện tích sử dụng đất:

7. Tổng mức đầu tư:

8. Nguồn vốn đầu tư:

9. Hình thức quản lý dự án:

10. Thời gian thực hiện:

11. Những kiến nghị:

(Gửi kèm theo Tờ trình này là toàn bộ hồ sơ Báo cáo KTKT và kết quả thẩm  định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán)

Nơi nhận:
- Như trên,
- Lưu:…

Đại diện chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(Tên Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật)
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: …………………

.........., ngày......... tháng......... năm..........

TỜ TRÌNH

PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH …….

Kính gửi: ………(Người có thẩm quyền quyết định đầu tư)……………

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số ... ngày …tháng ... năm … của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Căn cứ (pháp lý khác có liên quan);

Sau khi thẩm định, (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình ………như sau:

1. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:

a. Tên công trình:

b. Tên chủ đầu tư;        

c. Mục tiêu đầu tư:

d. Nội dung và quy mô đầu tư:

đ. Địa điểm xây dựng:

e. Diện tích sử dụng đất:

g. Loại, cấp công trình:

h. Thiết bị công nghệ (nếu có):

i. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)

k. Tổng mức đầu tư:

- Trong đó:       

+ Chi phí xây dựng:

+ Chi phí thiết bị:

+ Chi phí quản lý dự án:

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có):

+ Chi phí khác:

+ Chi phí dự phòng:

l. Nguồn vốn đầu tư:

m. Hình thức quản lý dự án:

n. Thời gian thực hiện dự án:

0. Các nội dung khác:   

2. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:

3. Nhận xét, đánh giá về nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật:

a. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư; hiệu quả về kinh tế – xã hội.

b. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất; khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng tới công trình như an ninh, quốc phòng, môi trường và các quy định khác của pháp luật; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

4. Kết luận:      

a. Đề nghị phê duyệt hay không phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật

b. Những kiến nghị:

Nơi nhận: 
- Như trên;
- Lưu:...

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thẩm định BCKTKT
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

(Cơ quan quyết định đầu tư)
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:

.........., ngày......... tháng......... năm.........

QUYẾT ĐỊNH CỦA.......

Về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình
………………..

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số… . ngày… tháng ... năm …của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)...;

Xét đề nghị của…(Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình số.…. ngày..... ..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình.……… với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên công trình:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT:

4. Chủ nhiệm lập BCKTKT:

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

7. Địa điểm xây dựng:

8. Diện tích sử dụng đất:

9. Phương án xây dựng :

10. Loại, cấp công trình:

11. Thiết bị công nghệ (nếu có):

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

13. Tổng mức đầu tư:

Trong đó:         

- Chi phí xây dựng:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

14. Nguồn vốn đầu tư:

15. Hình thức quản lý dự án:

16. Thời gian thực hiện:

17. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu:…

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)


THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 03/2009/TT-BXD

Hanoi, March 26, 2009

 

CIRCULAR

DETAILING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE GOVERNMENT'S DECREE No. 12/2009/ND-CP OF FEBRUARY 12, 2009, ON MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS

Pursuant to the Government's Decree No. 17/2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/2009/ ND-CP of February 12, 2009, on management of investment projects on the construction of works;
The Ministry of Construction details a number of provisions of the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP of February 12, 2009, on management of investment projects on the construction of works (below referred to as Decree 12/CP), as follows:

Chapter I

DETAILED PROVISIONS ON THE IDENTIFICATION OF INVESTORS; AND EVALUATION AND APPROVAL OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS

Article 1. Identification of investors of state budget-funded projects under Points b and c. Article 3 of Decree 12/CP

1. For projects in which investment is decided by ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of People's Committees at all levels, investment deciders shall assign managers or users of works to act as investors.

In case managers or users of works cannot yet be identified or managers or users of works are ineligible for organizing the implementation of projects, investment deciders shall assign eligible units to act as investors. Managers or users of works shall appoint their employees to join units assigned to act as investors in formulating projects, designing, monitoring, managing, testing, receiving and putting works into operation or use. The employees appointed to join investors are those who will later participate in managing and using works or have professional qualifications relevant to the nature of projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If it is impossible to identify units to be assigned to act as investors according to the above provisions, investors shall be identified as follows:

a/ Investment deciders may concurrently act as investors.

b/ Investment deciders may assign project management units set up under their decisions to act as investors if these project management units have the legal entity status and are fully eligible for implementing projects, or investment deciders may contract eligible organizations to act as investors.

Article 2. Evaluation of investment projects on the construction of works under Article 10 of Decree 12/CP

1. For state budget-funded projects:

a/ After receiving investors' project dossiers, units in charge of project evaluation shall seek opinions of agencies managing specialized construction works defined in Clause 3 of this Article on basic designs and seek opinions of other agencies related to projects.

b/ Units in charge of project evaluation shall sum up evaluation contents and opinions on basic designs and opinions of relevant agencies: make remarks, assessments and recommendations and submit them to investment deciders for approval of projects.

c/ The time limit for evaluating a project is specified in Clause 7, Article 10 of Decree 12/CP, of which the time limit for examining and giving opinions on basic designs and seeking opinions of relevant agencies thereon, counting from the date of receipt of a complete dossier, is:

- 45 working days, for projects of national importance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- 15 working days, for group-B projects;

- 10 working days, for group-C projects.

Past the above time limit, if relevant agencies give no opinions, they will be deemed to have agreed with the dossier and shall take responsibility for the fields under their management.

2. For projects funded with capital of other sources:

a/ Investment deciders shall themselves organize the evaluation of projects and may designate units in charge of project evaluation.

b/ When evaluating a project, the investment decider shall seek opinions of the agency managing specialized construction works defined in Clause 3 of this Article on its basic design and opinions of agencies related to the project in accordance with law.

c/ The time limit for examining and giving opinions on basic designs and seeking opinions of relevant agencies thereon is specified at Point c, Clause 1 of this Article.

3. Competence of agencies managing specialized construction works to give opinions on basic designs:

a/ For projects of national importance and group-A projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Ministry of Agriculture and Rural Development may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of irrigation works, dikes and other specialized agricultural works.

- The Ministry of Transport may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of transport works.

- The Ministry of Construction may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of civil works, industrial works on construction materials and urban technical infrastructure facilities, and other investment projects on the construction of works at the request of the Prime Minister. Particularly for investment projects on the construction of civil works of less than 20 stories, provincial-level Construction Services of localities where projects exist may give opinions on their basic designs.

For a project involving works of different types, the Ministry in charge of giving opinions on its basic design is one of the above Ministries having the function of managing works which arc decisive to the nature and purposes of the project.

b/ For group-B and group-C projects:

- Provincial-level Industry and Trade Services may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of mines, oil and gas works, power plants, power transmission lines, transformer stations, works on chemicals, industrial explosive materials, machine manufacture, metallurgy, and other specialized industrial projects, except industrial works on construction materials.

- Provincial-level Agriculture and Rural Development Services may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of irrigation works, dikes and other specialized agricultural works.

- Provincial-level Transport Services may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of transport works.

- Provincial-level Construction Services may give opinions on basic designs of investment projects on the construction of civil works, industrial works on construction materials and urban technical infrastructure facilities, and other investment projects on the construction of works at the request of presidents of provincial-level People's Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For group-B and group-C projects in which investment is decided by the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Transport or the Ministry of Construction and which are in the specialized fields assigned to them for management, these Ministries may themselves examine basic designs without having to seek opinions of provincial-level Services managing specialized construction works defined at Point b. Clause 3 of this Article, on their basic designs.

d/ State economic groups which are assigned by the Government to perform state management of certain fields may themselves examine basic-designs of investment projects on the construction of works in those fields in which investment is decided by themselves without having to seek opinions of agencies managing specialized construction works on basic designs. For projects in other fields in which investment is decided by these groups, opinions of agencies managing specialized construction works defined at Point a or b of this Clause, must be sought on their basic designs.

4. Responsibilities of agencies giving opinions on basic designs:

a/ Agencies managing specialized construction works shall examine, give opinions and take accountability for the contents specified in Clause 3, Article 11 of Decree 12/CP.

b/ When giving opinions on basic designs, agencies managing specialized construction works will not collect charges or fees. Units in charge of project evaluation shall divide project evaluation charges to agencies participating in project evaluation.

Article 3. Evaluation and approval of econo-technical reports on the construction of works under Article 13 of Decree 12/CP

1. For state budget-funded works:

a/ Investors shall evaluate working drawing designs and estimates of works and submit them to persons with investment-deciding competence for approval. When necessary, investors may hire consultants to conduct verification as a basis for evaluation of working drawing designs and cost estimates of the construction of works. Construction state management shall be performed through the grant of construction permits.

The results of evaluation of working drawing designs and estimates shall be presented in the form provided in Appendix 1 to this Circular (not printed herein).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A report on the econo-technical report for evaluation, made according to a form provided in Appendix 2 to this Circular (not printed herein);

- The econo-technical report:

- A report on the results of evaluation of the working drawing design and cost estimates.

c/ Investment deciders shall evaluate econo-technical reports before approving them. Units in charge of evaluation of econo-technical reports are specialized units of investment deciders.

d/ The time limit for evaluation of an econo-technical report is 15 working days.

e/ The evaluation of an econo-technical report covers:

- Examination of efficiency assurance elements: necessity of investment; size; implementation period; total investment capital and socio-economic benefits.

- Examination of feasibility assurance elements: land use demand and ground clearance capability; elements affecting the work, such as those related to defense, security, environment and relevant regulations.

- Examination of the results of evaluation of the working drawing design and estimate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Units in charge of evaluation of econo-technical reports shall send dossiers of econo-technical reports to investment deciders for approval.

A dossier of an econo-technical report submitted for approval comprises a report on the econo-technical report for approval, made according to a form provided in Appendix 3 to this Circular (not printed herein); and the investor's dossier of the econo-technical report submitted for evaluation as mentioned at Point b. Clause 1 of this Article.

- A decision approving the econo-technical report, made according to a form provided in Appendix 4 to this Circular (not printed herein).

An approved econo-technical report means that the person with investment-deciding competence has approved the working drawing design and estimate; the investor is not required to re-approve but only needs to sign for certification and append a seal "approved" in the working drawing design before commencing construction.

2. For works funded with capital of other sources:

Persons with investment-deciding competence shall evaluate and approve econo-technical reports by themselves and take responsibility for their approval. Construction state management shall be performed through the grant of construction permits.

Chapter II

DETAILED PROVISIONS ON CONSTRUCTION PERMITS

Article 4. Works not subject to construction permits under Point b. Clause 1, Article 19 of Decree 12/CP

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Works to be constructed in lines not running through urban centers but conformable with approved construction plannings.

2. Works under construction investment projects in which investment has been decided by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of People's Committees at all levels, except works only subject to formulation of econo-technical reports.

Article 5. Temporary construction permits under Clause 2. Article 19 of Decree 12/CP

1. Temporary construction permits are only required in areas for which approved construction plannings have been publicized but not yet implemented.

2. Based on the nature, characteristics and period of implementation of a construction planning in each region, the provincial-level People's Committee shall specify the size of works to be granted temporary construction permits to suit the local practical situation.

3. A temporary construction permit must indicate the duration of existence of a work. Upon the expiration of the duration indicated in the permit, if the ground has not yet been cleared, such work is allowed to exist until the State clears the ground for planning implementation. Then the investor shall voluntarily dismantle the work or be coerced to do so and bear all expenses for dismantlement.

4. The competence to grant temporary construction permits is similar to that for works subject to construction permits under Article 23 of Decree 12/CP.

5. The compensation for ground clearance for planning implementation must comply with current regulations; particularly, compensation will not be paid for works constructed under temporary construction permits.

Article 6. Permits for the construction of rural houses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The plan of the work construction ground under Clause 3. Article 21 of Decree 12/CP shall be made according to a form provided in Appendix 5 to this Circular (not printed herein).

Such a plan must indicate sizes and land-occupying area of the house, works on the land lot. distances to surrounding works, and points for connecting electricity, communication, water supply and drainage to outside public technical infrastructure facilities (if any). The drawing must indicate the name of the house owner, address of residence and construction location, and the name and address of the drawer.

Article 7. Competence to grant construction permits under Clause 1. Article 23 of Decree 12/CP

Provincial-level People's Committees may grant or authorize directors of provincial-level Construction Services to grant construction permits for construction works mentioned in Clause 1, Article 23 of Decree 12/CP.

Article 8. Adjustment of construction permits under Article 24 of Decree 12/CP

1. When wishing to adjust construction designs under granted construction permits regarding construction location of the work or foundation level for construction of the work; red marking lines or construction marking lines; construction area; total floor area; height of the work; number of stories (for civil works) or other details, investors shall apply for the modification of construction permits before constructing works according to adjusted designs. For other changes, investors are not required to apply for the modification of granted construction permits.

2. Agencies which have granted construction permits have the competence to modify construction permits and shall take responsibility for modifications. Modification of a construction permit shall be written in the "extension, modification" section or in an appendix to the construction permit already granted to the investor.

Article 9. Construction management for works exempt from construction permits under Clause 1, Article 19 of Decree 12/CP

Before starting the construction of works exempt from construction permits under Points b. c and d. Clause 1. Article 19 of Decree 12/CP. investors shall notify in writing the dates of starting construction, enclosed with drawings of construction plans, base plans and main vertical sections of works, to agencies competent to grant construction permits as decentralized and commune-level People's Committees for information, monitoring and management under regulations. For works subject to project formulation, apart from the above documents, written opinions of agencies managing specialized construction works on their basic designs are required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Competence to decide on the dismantlement of works:

a/ People's Committees at all levels may decide to dismantle works for ground clearance under construction plannings and works subject to coercive dismantlement under law.

b/ Investors of projects or owners, managers or users of works may decide to dismantle works mentioned in Clause 1 Article 32 of Decree 12/ CP.

2. Work dismantlement plans:

a/ The dismantlement of a work must have a dismantlement plan. The person deciding to dismantle a work shall approve the dismantlement plan.

b/ The person deciding to dismantle a work shall draw up the dismantlement plan or hire a consultant to do so.

c/ A work dismantlement plan must indicate dismantlement measures and process; dismantlement equipment and shielding measures to ensure safety for people, property, security, order and environmental sanitation, and dismantlement order, progress and funds.

d/ A work must be dismantled by a capable and experienced unit under an approved dismantlement plan, ensuring safety for people, property and adjacent works. Before dismantling a work, it shall notify the commune-level People's Committee and owners of adjacent works of the dismantlement.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For state budget-funded projects, investors shall, based on the size and nature of projects and their practical conditions and circumstances, select the forms and models of project management below as appropriate.

Projects funded with capital of other sources are encouraged to refer to and apply these forms and models of project management.

Article 11. Direct management of projects by investors under Articles 33 and 34 of Decree 12/ CP

1. Investors' direct management of projects means that investors use their apparatuses to directly manage project implementation or assign project management units established by them to manage project implementation. Specifically:

a/ Model 1: Investors do not establish project management units but use their existing apparatuses to directly manage project implementation. This model is applicable to small projects capitalized at under VND 7 billion each when investors' apparatuses are capable of managing project implementation.

b/ Model 2: Investors set up project management units to assist them in managing project implementation. Specifically:

- Investors shall assign existing project management units to concurrently manage new projects.

- If existing project management units are ineligible for managing new projects, investors shall set up new project management units to manage project implementation.

2. In model 1, investors shall use their legal persons to directly manage project implementation. Investors shall issue decisions appointing their persons to participate in project management with specific tasks, including persons directly in charge of project management. Persons appointed to participate in project management may work on a part-time or full-time basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Project management units are set up and managed by investors, and have their powers and tasks assigned by investors.

b/ Project management units have the legal entity status or use the investor's legal entity status to manage project implementation.

c/ The organizational structure of a project management unit is composed of the director (or head), deputy directors (or deputy heads) and professional staff members. This organizational structure must suit assigned tasks and ensure the progress, quality and efficiency of the project. Project management unit members may work on a full-time or part-time basis.

d/ A project management unit may be assigned to manage different projects provided that each project is separately monitored and finalized in time in accordance with law.

e/ Project management units shall operate under regulations promulgated by investors and take accountability before investors and law for their assigned tasks and powers.

f/ Investors shall appoint responsible persons to direct, urge and inspect project management units in exercising their powers and performing their tasks in order to ensure that projects are implemented according to approved contents and progress. Investors shall take full responsibility for the jobs under their tasks and powers in accordance with law, including jobs already assigned to project management units.

4. Investors (in model 1) or project management units (in model 2), if having full capabilities as specified in Decree 12/CP and relevant legal documents, may themselves perform such project jobs as formulation and evaluation of designs and estimates; contractor selection; construction supervision or quality inspection of construction works. Investors and project management units may hire consultants to manage the project implementation.

5. Project management units with the legal entity status and professional capability may be assigned to manage the implementation of projects of other investors in case agencies establishing their project management units also decide on investment in those projects. In this case, these agencies shall issue decisions assigning specific tasks and promulgating mechanisms for coordination between investors and project management units to ensure the progress, quality and efficiency of projects. After the construction is completed, project management units shall hand over the works to investors for operation or use. Those project management units may be contracted to act as project management consultants for other investors if they fully satisfy conditions specified by law and are so permitted by agencies deciding on their establishment.

Article 12. Investors' hiring of project management consultants under Articles 33 and 35 of Decree 12/CP

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Project management consultants must have full capabilities relevant to jobs they perform under Decree 12/CP.

3. Project management consultants shall perform project implementation management under contracts signed with investors. Contracts on hiring project management consultants must indicate the scope of jobs and management contents as well as powers and responsibilities of consultants and investors.

4. Project management consultants shall organize apparatuses and appoint persons in charge to directly manage project implementation under contracts signed with investors. Project management consultants shall notify in writing the tasks and powers of their persons in charge and apparatuses directly managing projects to investors, other contractors and concerned organizations and individuals.

5. Project management consultants may hire other organizations or individuals to participate in some jobs of project implementation management as approved by investors.

Chapter IV

TRANSITION PROVISIONS

Article 13. Transition provisions on procedures for evaluating and approving investment projects on the construction of works and subsequent jobs

1. Before the effective date of Decree 12/CP. for investment projects on the construction of works which have been evaluated but not yet approved, or which have been approved but not yet implemented or are being implemented, evaluated procedures need not to be re-evaluated. Subsequent jobs must comply with Decree 12/ CP and this Circular.

2. For projects approved before the effective date of Decree 12/CP, in the course of their implementation,   investors   shall   report adjustments to the projects which result in changes in evaluated basic designs, if any, to investment deciders for decision. Units in charge of project evaluation shall send dossiers of project adjustments to state management agencies for opinions on basic designs under Decree 12/CP and this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14. Transition provisions on the grant of construction permits

For works under investment projects on the construction of works approved before the effective date of Decree 12/CP which are subject to construction permits and for which dossiers of application for construction permits had been submitted before the effective date of Decree 12/ CP. dossiers of application for construction permits need not to be made again under Decree 12/CP and this Circular.

Article 15. Transition provisions on capability conditions for persons participating in managing investment projects on the construction of works

Individuals who will participate in project management under Clause 4. Article 36 of Decree 12/CP from January 1, 2010, shall obtain certificates of skills of managing investment projects on the construction of works according to regulations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16. This Circular replaces the Construction Ministry's Circular No. 02/2007/TT-BXD of February 14, 2007, guiding a number of provisions on the formulation, evaluation and approval of investment projects on the construction of works: construction permits and management of investment projects on the construction of works under the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7,2005, and Decree No. 112/2006/ND-CP of September 29, 2006.

Article 17. Effect

1. This Circular takes effect on May 11,2009. To annul previous regulations on identification of investors: evaluation and approval of investment projects on the construction of works: grant of construction permits: dismantlement of works: and management of investment projects on the construction of works which are contrary to Decree 12/CP and this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE MINISTER OF CONSTRUCTION




Nguyen Hong Quan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


67.894

DMCA.com Protection Status
IP: 213.180.203.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!