BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 997/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “KẾ HOẠCH RÀ SOÁT
VĂN BẢN QPPL LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn
cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một
số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách
một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch rà soát văn bản
QPPL liên quan đến đầu tư xây dựng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
các cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Cục KTrVB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
|
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 997/QĐ-BTP ngày 30/05/2008 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU RÀ SOÁT
-
Đánh giá một cách toàn diện hệ thống văn bản QPPL liên quan đến đầu tư, xây dựng
thuộc phạm vi rà soát;
- Lập
và công bố các danh mục: văn bản QPPL đã hết hiệu lực thi hành; văn bản QPPL
đang còn hiệu lực thi hành; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban
hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền
các văn bản QPPL không còn phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn, không còn
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI RÀ SOÁT.
1.
Đối tượng rà soát
Toàn
bộ văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành,
bao gồm:
- Luật;
-
Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội;
- Lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước;
-
Nghị định, nghị quyết của Chính phủ;
-
Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
-
Quyết định, chỉ thị của Tổng Kiểm toán nhà nước;
-
Quyết định, chỉ thị, thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ;
-
Văn bản liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ
với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương
của các Tổ chức chính trị xã hội.
2.
Phạm vi rà soát
Phạm
vi rà soát là các văn bản QPPL liên quan đến đầu tư xây dựng bao gồm:
-
Các văn bản QPPL liên quan đến đất đai, thăm dò, khai thác khoáng sản như: điều
kiện giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư; cấp phép trong hoạt động
thăm dò, khai thác khoáng sản;
-
Các văn bản QPPL liên quan đến thủ tục đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình như: việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thủ tục về phòng
cháy, chữa cháy; về nội dung, thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở; cấp giấy chứng
nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước;
-
Các văn bản QPPL liên quan đến chỉ định thầu;
-
Các văn bản QPPL liên quan đến quản lý chi phí xây dựng công trình.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN
THUỘC CHÍNH PHỦ.
Để triển
khai ra soát văn bản QPPL liên quan đến đầu tư xây dựng, các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
1.
Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ rà soát
Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ rà soát: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ rà soát bao gồm các nội
dung chính sau: đối tượng, phạm vi rà soát, trách nhiệm của đơn vị chủ trì, của
đơn vị phối hợp trong khi rà soát, nguồn lực, kinh phí, tiến độ thực hiện…
2.
Tập hợp, phân loại văn bản
Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tập hợp toàn bộ văn bản QPPL liên
quan đến đầu tư, xây dựng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan mình (bao
gồm cả văn bản do cấp trên ban hành); phân loại theo hình thức văn bản, sắp xếp
theo thứ tự thời gian ban hành;
3.
Đối chiếu, so sánh văn bản
Đối
chiếu, so sánh các quy định trong các văn bản đã được tập hợp với các văn bản
có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm rà soát; đánh giá sự
phù hợp của văn bản với điều kiện kinh tế - xã hội, qua đó kiến nghị (hoặc thực
hiện theo thẩm quyền) đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ,
bãi bỏ, ban hành mới văn bản.
4.
Lập các Danh mục văn bản
-
Danh mục chung (bao gồm toàn bộ các văn bản được rà soát, được sắp xếp theo những
tiêu chí nhất định như hình thức văn bản, thời gian ban hành, thứ bậc hiệu lực
…);
-
Danh mục văn bản còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần;
-
Danh mục văn bản hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ (thông qua rà soát xác định
được hết hiệu lực, trong đó nêu rõ thời điểm hết hiệu lực, lý do hết hiệu lực);
-
Danh mục văn bản đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy
bỏ, bãi bỏ (trong đó cần nêu rõ điều, khoản nào cần đình chỉ việc thi hành, sửa
đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ toàn bộ văn bản và nêu rõ lý do);
-
Danh mục văn bản cần ban hành mới (những vấn đề cần điều chỉnh nhưng chưa có
văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh).
5.
Thời hạn gửi báo cáo
Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sớm tổ chức rà soát và gửi báo
cáo về Bộ Tư pháp (qua Cục Kiểm tra văn bản QPPL) trước ngày 30/6/2008.
Hình thức gửi báo cáo bằng bản giấy, đồng thời gửi theo bản file (bản file xin
chuyển qua địa chỉ Email: thangvt@moj.gov.vn. Báo cáo bao gồm kết quả rà
soát, các danh mục kèm theo và những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
6.
Tích hợp kết quả rà soát, tổ chức hội thảo đánh giá kết quả rà soát và báo cáo
Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát
Trên
cơ sở kết quả rà soát của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi
về, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tổ chức hội thảo đánh giá kết quả rà
soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, cụ thể:
- Cục
Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ
chức rà soát các văn bản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ liên quan đến đầu
tư, xây dựng.
- Cục
Kiểm tra văn bản chịu trách nhiệm tổng hợp chung kết quả rà soát; chủ trì tổ chức
thảo luận đánh giá kết quả rà soát của các Bộ, ngành và địa phương; chuẩn bị
báo cáo kết quả rà soát trình Bộ trưởng xem xét ký gửi Thủ tướng Chính phủ (Dự
kiến thời gian trình Bộ trưởng trước ngày 25/7/2008).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Kinh phí thực hiện rà soát văn bản liên quan đến đầu tư, xây dựng do các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tự bố trí theo quy định của pháp luật.
2. Cục
Kiểm tra văn bản QPPL giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp, thường xuyên đôn đốc
các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp hoàn thành
báo cáo đúng thời hạn đã quy định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
|