Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 98/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

Số: 98/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN – HÀ NỘI – HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng -Quảng Ninh đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về nguyên tắc, quan điểm và tư tưởng chỉ đạo hợp tác phát triển Hành lang Kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

a) Hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu như sau:

- Đảo bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sự hợp tác và quan hệ của mỗi nước với nước thứ ba. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác đa phương của mỗi nước. Hai bên cùng tìm cách phát triển trên cơ sở điều kiện đặc thù và trình độ phát triển của mỗi nước; đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội – an ninh – môi trường phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Đối với từng vấn đề hợp tác, hai bên cùng lấy hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển và cùng đứng trên góc độ toàn cục của quan hệ kinh tế thương mại hai nước để tiến hành các cuộc đối thoại nhằm cùng nhau xây dựng môi trường hợp tác lành mạnh;

- Quá trình hợp tác tiến hành từng bước vững chắc, vấn đề nào cần thiết, chín muồi, có hiệu quả thiết thực sẽ làm trước, sau đó mở rộng dần ra các lĩnh vực khác; tiến hành trong khuôn khổ chung, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa hai bên. Các vấn đề hợp tác trong Đề án được tính toán, tiến hành trong khuôn khổ các hợp tác tổng thể chung giữa hai nước; các ngành, các tỉnh hữu quan của hai nước căn cứ vào đặc thù của mình mà đề ra các vấn đề hợp tác một cách có thứ tự, trong khuôn khổ sự bố trí chung của Chính phủ hai nước. Tiến hành hợp tác qua nhiều kênh (Chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân); đảm bảo vấn đề nào dễ và cấp bách thì tiến hành hợp tác trước, tiến dần từng bước từ các điểm phát triển thành tuyến và từ các tuyến đến diện;

- Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của mỗi nước. Vùng biên giới hai nước là khu vực sinh sống của các dân tộc ít người, nơi còn rất nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội. Hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” sẽ góp phần cải thiện mức sống người dân, tăng thêm thu nhập, nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụ y tế và giáo dục, góp phần giảm thiểu tội phạm và tệ nạn xã hội như buôn người qua biên giới, buôn bán ma túy.

b) Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh:

- Hợp tác phát triển Hành lang kinh tế được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại hai nước Trung – Việt và trong cơ chế hợp tác khu vực ASEAN +1, ASEAN + 3, GMS và khuôn khổ WTO, là sự hợp tác loại hình mở cửa. Hai bên cùng tuân thủ quy tắc của khuôn khổ hợp tác tổng thể hai nước và cơ chế hợp tác song phương, đa phương để xây dựng chiến lược phát triển và hợp tác phát triển kinh tế lâu dài, ổn định;

- Đi đầu trong chương trình phát triển hai hành lang, một vành đai và tính tới phát triển toàn tuyến đi châu Âu và đi các nước khác trong khu vực ASEAN;

- Hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững phải được coi trọng ngay từ đầu. Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ Vùng, đồng thời thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương trong tuyến hành lang với xung quanh trong quá trình phát triển của mỗi nước, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực;

- Tiến hành từng bước dễ làm trước, khó làm sau. Giai đoạn đầu tập trung vào các lĩnh vực như: thương mại và đầu tư, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, du lịch, xây dựng cơ bản, khai thác nguồn tài nguyên. Giai đoạn sau, mở rộng dần ra các lĩnh vực khác.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu phát triển Hành lang Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

a) Mục tiêu tổng quát: xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường đầu tư cạnh tranh, thuận lợi cho phát triển kinh tế, thương mại và hợp tác phát triển giữa các tỉnh khu vực biên giới hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên và doanh nghiệp nước thứ ba triển khai hợp tác, để Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành điểm tăng trưởng mới của hợp tác kinh tế thương mại hai nước và phát huy vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc – Asean và là bộ phận quan trọng của toàn tuyến Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

b) Mục tiêu cụ thể phát triển và hợp tác của tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh:

- Đưa mức tăng trưởng GDP toàn tuyến lên gấp 1,2 – 1,4 lần mức trung bình cả nước;

- Nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua tuyến Hành lang kinh tế đạt bình quân trên 20%/năm, đến năm 2010 đạt khoảng 2 tỷ USD và năm 2015 đạt 4,5 – 5 tỷ USD và năm 2020 đạt trên 10 tỷ USD;

- Hoàn thành tuyến trục chính và khung pháp lý cho các hoạt động kinh tế giữa hai nước trên tuyến hành lang này;

Đến năm 2015, hai bên sẽ phối hợp với kế hoạch giảm thuế của Khu thương mại tự do Trung Quốc – Asean. Trước hết triển khai hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải, chế biến tài nguyên, sản xuất điện, xây dựng cửa khẩu, thuận lợi hóa đầu tư thương mại, ưu tiên thực hiện những dự án có điều kiện chín muồi, lôi kéo các lĩnh vực khác cùng phát triển;

Hoàn thành đường cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh 6 làn đường để thông tuyến với đường cao tốc Nam Định – Bằng Tường. Hai bên nghiên cứu xem xét sớm khởi công cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Nam Ninh – Bằng Tường – Lạng Sơn – Hà Nội theo tiêu chuẩn quốc tế khổ 1435 mm;

Xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng – Bằng Tường và một số trung tâm thương mại, du lịch trên tuyến hành lang và khu kho vận tại Bắc Giang.

Sau năm 2015, hợp tác hành lang kinh tế sẽ được triển khai toàn diện, hợp tác hai bên trong các lĩnh vực từng bước đi vào nề nếp, xây dựng cơ chế hợp tác đa phương đa dạng. Đồng thời, sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp của các nước khác trong Asean tham gia hợp tác, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc – Asean.

3. Phương hướng phát triển và hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

a) Phương hướng phát triển thương mại và hợp tác phát triển thương mại

- Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh phía Việt Nam tăng bình quân trên 20%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mà trước hết là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản; đẩy mạnh và ứng dụng rộng rãi các biện pháp quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ như các tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Trung Quốc;

- Hợp tác phát triển mậu dịch chính ngạch. Gắn kết phát triển thương mại với hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư trong và ngoài dịch vụ hành lang. Khuyến khích các doanh nghiệp trong các tỉnh tiến hành hợp tác đầu tư sản xuất, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, bao thầu công trình … Tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu nông sản, thủy sản và khoáng sản.

Xây dựng các cơ chế thuận lợi nhằm thúc đẩy thương mại giữa hai nước theo các hành lang về thuế xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa, thủ tục đi lại của các phương tiện vận tải. Ngăn chặn và khắc phục nạn buôn lậu và gian lận thương mại thông qua sự phát triển lưu thông hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng cả về số lượng, chủng loại và chất lượng;

- Hợp tác phát triển mậu dịch biên giới, hợp tác duy trì tính ổn định và tính liên tục của chính sách mậu dịch biên giới hiện hành, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại cửa khẩu để phát triển mạnh giao lưu kinh tế thương mại và du lịch. Thiết lập cơ chế làm việc định kỳ, gặp gỡ trao đổi thường xuyên nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong mậu dịch biên giới, tạo môi trường thông thoáng và bình đẳng cho mậu dịch biên giới phát triển liên tục, lành mạnh và ổn định;

- Hợp tác cùng tiện lợi hóa thông quan trên tuyến biên giới Trung - Việt thuộc tuyến Hành lang Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có 3 cặp cửa khẩu quốc tế, 4 cặp cửa khẩu chính và 13 cặp chợ biên giới. Hai bên bàn bạc thực hiện kiểm tra một lần đối với hàng hóa xuất nhập khẩu áp dụng cơ chế này cho tất cả các cửa khẩu của tuyến hành lang.

- Hợp tác phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại và các chợ biên giới. Hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong việc tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới các chợ vùng biên. Bên cạnh đó, cần xem xét khả năng hình thành các trung tâm thương mại lớn là đầu mối cho hoạt động xuất nhập khẩu, tạo bước đột phá tích cực cho hoạt động thương mại hai nước.

Xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng – Bằng Tường là khu hợp tác kinh tế tổng hợp nhất thể hóa về gia công xuất khẩu, lưu thông hàng hóa và giao thương quốc tế.

- Hợp tác về phát triển hệ thống kho vận. Hai bên cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các biện pháp rút ngắn thời gian thông quan và hình thành một hệ thống kho bảo quản hàng hóa chờ thông quan hiện đại (kho lạnh) nhằm giúp kéo dài thời gian bảo quản hàng hóa.

b) Phương hướng phát triển và hợp tác phát triển về du lịch:

Phương hướng phát triển du lịch “mở” của Hành lang kinh tế quốc tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cho phép tổ chức hệ thống tuyến, điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc phát triển và vị trí du lịch của lãnh thổ trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước;

- Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: tham quan nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam (các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc thiểu số; các làng nghề truyền thống); tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học; thể thao – mạo hiểm qua các lát cắt địa hình tiêu biểu, dọc các dòng sông lớn; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan;

- Xây dựng các tuyến du lịch liên quốc gia: hai bên cùng nhau xây dựng các tuyến du lịch liên quốc gia và quốc tế và các điểm du lịch trong phạm vi Hành lang kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh – Huế - Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh – Quảng Châu – Thẩm Quyến; thành phố Hồ Chí Minh – Huế - Hà Nội – Nam Ninh – Quế Lâm – Bắc Kinh; tour du lịch theo bước chân Bác; tuyến du lịch đường mòn Hồ Chí Minh giữa Trung – Việt; tour du lịch trên biển Vịnh Bắc Bộ bằng tàu chuyên dụng cao cấp…; tour du lịch Lạng Sơn – Hà Nội – các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội – các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, còn có các tuyến du lịch trong các tiểu vùng như: Thái Nguyên – Ba Bể - Cao Bằng – Bản Giốc – Lạng Sơn; Bắc Giang – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Hà Giang;

- Xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc: hai bên hợp tác nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc độc đáo. Các sản phẩm du lịch phải có các đặc điểm là chứa đựng những giá trị văn hóa riêng biệt có tác dụng quảng bá văn hóa của mỗi địa phương và góp phần nâng cao thu nhập của nhóm dân cư có thu nhập thấp. Theo định hướng đó, hai bên có thể hợp tác phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống của các địa phương.

Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch và công nghệ khoa học kỹ thuật du lịch.

c) Phương hướng phát triển và hợp tác phát triển công nghiệp:

- Huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch – dịch vụ, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở các huyện nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp kỹ thuật cao (sinh học, vật liệu mới…);

- Công nghiệp khai thác; tỉnh Cao Bằng có Liên hợp thiếc Tĩnh Túc, mỏ mangan tương đối lớn và khai thác quặng sắt ở quy mô nhỏ. Khai thác than phục vụ Nhà máy nhiệt điện, khai thác quặng Set, cát sỏi phục vụ xây dựng, khai thác quặng Brit, quặng sắt…. Công tác đầu tư cho thăm dò phải đi trước một bước và ưu tiên cho các khoáng sản có tiềm năng. Đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Đa dạng hóa quy mô sản xuất trên cơ sở bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Có chính sách thích hợp để lôi cuốn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế (đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong những ngành công nghệ - thiết bị cao);

Khai thác đi đôi với chế biến sâu các khoáng sản khai thác được để tạo công ăn việc làm cho vùng dân cư nơi khai thác;

- Công nghệ hóa chất – phân bón: mở rộng nhà máy phân đạm và hóa chất; thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất nhựa gia dụng, khuôn ép nhựa, bao bì và vật liệu PVC, composit, chất tẩy rửa công nghiệp, hóa mỹ phẩm và dược phẩm;

- Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí: tập trung đầu tư phát triển ở các đô thị có thế mạnh, đặc biệt là những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, có mặt bằng dân trí cao như khu vực Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh). Các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghiệp thông tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao … thu hút vào các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, dọc theo tuyến trục hành lang kinh tế Bắc Ninh – Bắc Giang. Cơ khí nặng, siêu trường, siêu trọng cần phát triển ở các địa điểm giao thông thuận lợi của khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.

Khu vực các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp phần mềm, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hàng điện tử dân dụng công nghệ cao như màn hình platsma, tinh thể lỏng và các thiết bị nghe nhìn, máy tính, điện thoại di động và các thiết bị viễn thông, dây cáp điện, các loại máy điện gia dụng như máy giặt, lò vi sóng, máy đá, máy lạnh, máy hút bụi….

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản thực phẩm vào những ngành có lợi thế cạnh tranh và nguồn nguyên liệu dồi dào như chế biến thực phẩm, hoa quả, rượu, bia, đồ gỗ gia dụng, ván ép…. Đa dạng hóa các sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm để tiêu thụ trong và ngoài nước. Có chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là rừng đầu nguồn;

- Công nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giầy: đầu tư phát triển cơ giới hóa và gìn giữ phát huy ngành dệt may truyền thống theo làng nghề của từng địa phương, gắn với bảo vệ môi trường. Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng và thương mại, tạo thương hiệu cho sản phẩm dệt may truyền thống theo làng nghề, dân tộc và địa phương phục vụ ngành du lịch và hướng tới xuất khẩu. Thu hút đầu tư các nhà máy dệt kim, kéo sợi, sản xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành may mặc, thuộc da, giầy vải…;

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: phát triển một số nhà máy xi măng tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Phát triển các nhà máy gạch tuynel ở các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng… Thu hút đầu tư sản xuất đá xây dựng, vật liệu chịu lửa, gạch samot, sản xuất gốm sứ mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;

- Khu vực Hải Phòng có thể hợp tác các lĩnh vực công nghiệp nặng như đóng tàu và sản xuất các thiết bị phụ trợ công nghiệp đóng tàu;

- Khu vực từ cầu Như Nguyệt (tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang) về phía Bắc có nhiều lợi thế hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị máy móc, sản xuất đồ điện gia dụng, sản xuất thức ăn gia súc, may mặc và sản xuất dược phẩm…;

- Các tỉnh thành khác trong phạm vi Hành lang kinh tế hợp tác với đối tác Trung Quốc trong các lĩnh vực đường mía, sản xuất giấy, sản xuất máy nông nghiệp, sản xuất ván nhân tạo, thuốc trừ sâu, phân bón, khai thác và chế biến sâu khoáng sản, phát triển thủy điện…;

- Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng nhà máy luyện gang, thép, kim loại màu sử dụng quặng tại vùng ; hợp tác khai thác và làm giàu quặng, cơ khí chế tạo, đặc biệt là công nghiệp ô tô tải nhẹ, chế tạo phụ tùng các loại, kim khí tiêu dùng, đồ điện gia dụng, nghiên cứu mẫu mã…; hợp tác sản xuất và cung cấp máy móc thiết bị và sản xuất phụ tùng thay thế cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; hợp tác sản xuất nguyên liệu và phụ kiện cho ngành dệt may.

d) Hợp tác về phát triển vận tải hàng hóa và hành khách:

Cần chú trọng cải thiện các điều kiện hạ tầng phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách. Với vận tải hành khách có thể xem xét ý tưởng hai bên cùng hình thành các tuyến xe buýt (bus) xuyên biên giới nhằm giảm chi phí đi lại, lấy sự phát triển của du lịch và thương mại để bù đắp chi phí; phát triển các tuyến tàu cao tốc nhằm rút ngắn thời gian đi lại của hành khách.

Hiện đại hóa các dịch vụ vận tải tại các cảng biển Việt Nam nhằm giảm chi phí dịch vụ/1 tấn hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ vận chuyển hàng hóa của các tuyến trục giao thông.

đ) Phương hướng phát triển và hợp tác phát triển nông, lâm nghiệp:

Điều kiện thiên nhiên của các tỉnh biên giới hai nước giống nhau, khí hậu gió mùa Á nhiệt đới, lượng mưa đầy đủ, tài nguyên đất đai dồi dào, điều kiện nông nghiệp ưu việt, có các loại cây trồng chính như lúa, lúa mì, mía, ngô, chè, sắn, lạc. Điều kiện tự nhiên là cơ sở cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Các lĩnh vực hợp tác cơ bản giữa hai bên là:

- Hoàn chỉnh khung pháp lý; xây dựng tiêu chuẩn kiểm dịch động vật, thực vật và ký hiệp định về kiểm dịch động, thực vật giữa hai nước; xác định xuất xứ nguồn gốc động, thực vật, phòng chống dịch liên quan đến nông, lâm nghiệp, thủy sản vùng biên giới, khai thác, bảo vệ lưu vực sông chảy qua hai nước;

- Hợp tác phát triển các hoạt động và lĩnh vực trong nông nghiệp mà hai nước có tiềm năng, thế mạnh và bổ sung cho nhau như: Nghiên cứu, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao (chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, cung cấp giống bố mẹ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp Trung Quốc liên doanh sản xuất giống tại Việt Nam); dược phẩm có nguồn gốc từ động thực vật, chế tạo vắc xin phòng bệnh;

- Hợp tác phát triển hệ thống thủy lợi và các thủy điện quy mô nhỏ;

- Hợp tác trồng rừng kinh tế và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Tăng cường hợp tác về khai thác và bảo vệ các con sông chung như: sông Hồng và các con sông biên giới giữa hai nước;

- Hợp tác phát triển thương mại nông sản như: rau hoa quả nhiệt đới, ôn đới; cao su, cà phê, điều, chè, hạt tiêu …; sản phẩm gỗ, thủy sản. Xây dựng các hiệp định về xuất nhập khẩu chính ngạch; mở rộng các hoạt động biên mậu về hàng nông, lâm, thủy sản;

- Hợp tác trong công tác đào tạo nguồn nhân lực về nghiên cứu và quản lý ngành. Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học nông nghiệp, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.

e) Phương hướng hợp tác phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và khoa học – công nghệ:

- Bên cạnh hợp tác về phát triển kinh tế, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và khoa học – công nghệ;

- Hợp tác về đào tạo đại học, đào tạo nghề, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo cán bộ y tế cơ sở; hợp tác đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam;

- Hợp tác giao lưu văn hóa các địa phương trên tuyến hành lang nhằm tăng cường hiểu biết về phong tục tập quán và góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia;

- Hợp tác biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh, triển lãm, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình;

- Hợp tác về thể thao;

- Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – công nghệ.

g) Phương hướng hợp tác bảo vệ môi trường và cảnh báo hiểm họa, thiên tai:

- Hai bên cần thường xuyên trao đổi thông tin về sự thay đổi của môi trường. Hợp tác chặt chẽ trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân; xây dựng các khung pháp lý chung nhằm điều tiết và xử lý các hành vi xâm hại đến môi trường. Các lĩnh vực hợp tác cụ thể là: địa chính và đo đạc bản đồ: quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông; khí tượng thủy văn trong đất liền và trên biển;

- Hợp tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng môi trường toàn Vùng xanh, sạch, đẹp, văn minh, phấn đấu đạt cấp độ trung bình của khu vực;

- Xử lý ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là các dòng sông bị ô nhiễm trong Vùng;

- Đối với khu vực đô thị: quản lý và xây dựng hiện đại các cơ sở xử lý nước và chất thải; các đô thị mới, phải được đầu tư thích đáng để bảo vệ môi trường bền vững;

- Đối với các Khu công nghiệp tập trung: Nhà nước có chính sách hỗ trợ và các doanh nghiệp phải có phương án bảo vệ môi trường, đầu tư thích đáng trong việc xử lý nước, chất thải; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong các ngành sản xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Đối với khu vực nông thôn phải lập quy hoạch các cụm dân cư gắn với bảo vệ môi trường. Cần bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt nông thôn, tập trung xử lý môi trường ở các làng nghề;

- Phát triển bền vững môi trường sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với việc tổ chức khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên trong phát triển nông, lâm nghiệp.

h) Phương hướng củng cố quốc phòng, an ninh biên giới và dọc tuyến hành lang:

- Tiến hành quy hoạch đất cho quốc phòng, an ninh gắn với quy hoạch hệ thống công trình quốc phòng, an ninh, chủ yếu là điểm cao và vị trí xung yếu trên tinh thần hợp tác, hữu nghị và đảm bảo chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia;

- Xây dựng hệ thống các công trình phòng thủ đảm bảo vai trò tiền đồn dọc tuyến biên giới của Tổ quốc và đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế có hiệu quả. Bố trí phù hợp các lực lượng quốc phòng, an ninh để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế an ninh nhân dân dọc tuyến hành lang biên giới;

- Hợp tác xây dựng các phương án đảm bảo quốc phòng và an ninh, trật tự tuyến biên giới;

- Các Bộ, ngành và các địa phương phối hợp chặt chẽ với quốc phòng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm không phá vỡ những quy hoạch quốc phòng lớn đã có trên địa bàn tuyến hành lang;

- Về an ninh, quốc phòng làm rõ khả năng kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh, đặc biệt ở dải biên giới. Trước hết tiến hành quy hoạch cụ thể, đồng bộ để nhanh chóng đưa dân ra sát biên giới, làm hậu phương cho các đơn vị biên phòng.

-  Phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh, ngăn ngừa các tội phạm, tệ nạn xã hội núp bóng hoạt động du lịch như mại dâm, buôn người, trộm cắp, cướp giật…

i) Phương hướng phát triển các trung tâm kinh tế dọc tuyến hành lang:

- Xây dựng Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng thành các trung tâm kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, có tính tới mối quan hệ với thành phố Nam Định, Côn Minh trong Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung;

- Xây dựng Hà Nội thành Thành phố quốc tế với chức năng là Thủ đô của nước Việt Nam với 100 triệu dân và là Trung tâm kinh tế lớn của tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; Trung tâm thương mại và lưu thông hàng hóa; Trung tâm tài chính, ngân hàng; Trung tâm du lịch, xuất nhập khẩu; Trung tâm công nghiệp và là đầu mối giao thông; Trung tâm dịch vụ chất lượng cao; Trung tâm thông tin liên lạc nối liền Việt Nam với Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Xây dựng Hà Nội thành cực tăng trưởng kinh tế, có cơ cấu kinh tế hiện đại trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;

- Xây dựng Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ quan trọng của Hai hành lang kinh tế và của cả vùng Bắc Bộ, một trung tâm công nghiệp hiện đại; một đô thị trung tâm cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng; một cực tăng trưởng quan trọng của tuyến Hành lang kinh tế; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm thương mại lớn của tuyến Hành lang kinh tế và cả nước….Hải Phòng là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và là địa bàn hợp tác phát triển của Hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt – Trung; một Trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của tuyến hành lang và của cả Việt Nam;

- Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng là điểm khởi đầu cho sự hợp tác phát triển của tuyến Hành lang kinh tế và khu, cụm công nghiệp ở Lạng Sơn. Đồng thời, là nơi xúc tiến thương mại trực tiếp giữa bên bán và bên mua hàng, là khu kinh tế mở xuyên biên giới. Trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng có đầy đủ cơ sở hạ tầng về đường, điện, thông tin, cấp và thoát nước; khu phi thuế quan, khu công nghiệp chế biến gia công hàng hóa gắn với các cửa khẩu … giữ vai trò chủ đạo kết hợp với phát triển dịch vụ thương mại, du lịch gắn với các cửa khẩu đường bộ và đường sắt của tuyến Hành lang;

- Cụm đô thị Đồng Đăng – thành phố Lạng Sơn với việc phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng là khu vực có nền kinh tế năng động, thành Trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch, điểm trung chuyển hàng hóa và giao thương lớn của tuyến Hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và khu vực Trung Quốc + Asean.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với các điểm đô thị: Khu công nghiệp Đồng Bành (207 ha) trên cơ sở lấy Nhà máy xi măng Đồng Bành công suất 1,4 triệu tấn/năm là hạt nhân gắn với đô thị Đồng Bành; cụm công nghiệp Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Đăng (100ha) gắn với phát triển đô thị; Cụm công nghiệp và đô thị Lộc Bình - Na Dương (560 ha); Cụm công nghiệp và đô thị Bình gia – Bắc Sơn (50ha); Cụm công nghiệp và đô thị Văn Lãng – Tràng Định (30ha);

- Phát triển thành phố Bắc Giang và chùm đô thị trung tâm tỉnh Bắc Giang sẽ được phát triển dọc theo quốc lộ 1A cũ từ Nếnh (Việt Yên) đến Kép (Lạng Giang). Xây dựng thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật; Trung tâm đào tạo, dịch vụ và du lịch của Tỉnh. Là động lực tăng trưởng phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch có vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong một số lĩnh vực chuyên ngành cấp vùng. Dân số thành phố Bắc Giang đến năm 2020 là 263.000 người, trong đó nội thành có 210.000 người, ngoại thành có 53.000 người. Thành phố Bắc Giang sẽ lấy sông Thương làm trọng tâm và hướng phát triển chủ yếu về phía Bắc, phía Nam và một phần phía Tây. Phấn đấu sau năm 2010, thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II với quy mô diện tích 65 km2;

+ Phân bố Khu công nghiệp và đô thị theo trục Nam – Bắc dọc theo tuyến hành lang kinh tế (quốc lộ 1A) từ đầu cầu Như Nguyệt đến cầu Lường dài 37,5 km có 3 Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Đình Trám (101 ha); Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng (40 ha); Khu công nghiệp Quang Châu giai đoạn I và II (615 ha) đang giải phóng mặt bằng; Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng (210 ha) đang hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng; Khu công nghiệp công nghệ cao; Khu đô thị dịch vụ Vân Trung – Nội Hoàng (khoảng 1.000 ha);

Các đô thị công nghiệp, vệ tinh như Đình Trám (Việt Yên), Song Khê – Nội Hoàng (Yên Dũng), Kép, Vôi, Bích Động, Nếnh, Quế Nham nâng cấp thành đô thị loại IV;

Nâng cấp một số thị tứ trở thành thị trấn: Tân Dân (Tân An – Yên Dũng), Mỏ Trạng (Yên Thế), Thanh Sơn (Sơn Động);

Quy hoạch, xây dựng tuyến 1A mới, từ cầu Như Nguyệt đến cụm công nghiệp Lạng Giang đến năm 2020 gồm: Khu công nghiệp Đình Trám, Đồng Vàng Việt Yên, Khu công nghiệp Vân Trung, Khu công nghiệp Quang Châu, cụm công nghiệp Song Khê Nội Hoàng, Cụm công nghiệp phố Cốc, Cụm công nghiệp Lạng Giang và Cụm công nghiệp Đông Bắc, thành phố Bắc Giang;

+ Phân bố Khu công nghiệp và đô thị theo trục Đông – Tây dọc quốc lộ 37 nối từ Khu công nghiệp Đình Trám đến thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), tỉnh lộ 296 nối với quốc lộ 3, Khu công nghiệp Hiệp Hòa diện tích 500 ha; 2 cụm công nghiệp nhỏ diện tích 10 – 15 ha;

+ Phân bố Khu công nghiệp và đô thị theo trục Tây Bắc – Đông Nam dọc tỉnh lộ 398 nối với đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long; cụm công nghiệp Yên Dũng (30 ha); Cụm công nghiệp Tàu Thủy (100 ha); các cụm công nghiệp; Tân Yên (25ha); Nhã Nam (15ha); Yên Thế (15ha); Mỏ Trạng (15ha);

+ Phân bố khu công nghiệp và đô thị theo trục Tây Nam – Đông Bắc dọc quốc lộ 31 nối với Khu công nghiệp Điện – Than; Khu công nghiệp Cầu Lồ - Lục Nam (100ha); Khu công nghiệp Thanh Sơn gắn với nhiệt điện Sơn Động (100 ha); Cụm công nghiệp Đồi Ngô (20ha);

- Xây dựng thành phố Bắc Ninh thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh. Quy mô dân số Thị xã đến năm 2010 khoảng 10 – 15 vạn dân, đến năm 2020 khoảng 20 – 25 vạn dân. Mở rộng thành phố Bắc Ninh về phía Đông; xây dựng mới trục giao thông chính của đô thị đi song song với quốc lộ 1, cách đường khoảng 800m. Các khu trung tâm không tập trung hình thành theo các cụm có cùng chức năng mà được phân bố xung quanh các nút giao thông quan trọng, tạo thành một hệ trục xuyên suốt đô thị. Thành phố Bắc Ninh sẽ có tổ hợp Khu công nghiệp đô thị dịch vụ Đại Kim, diện tích 1000ha;

- Đô thị mới Tiên Sơn: xây dựng đô thị mới Tiên Sơn cùng với việc hình thành Khu công nghiệp Tiên Sơn diện tích 500ha và sẽ mở rộng giai đoạn III thêm 100ha; Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn diện tích 300 ha. Dự kiến phát triển không gian đô thị về phía Đông và Tây của khu công nghiệp ven đường quốc lộ 1 cũ và mới. Quy mô diện tích khoảng 500 ha kể cả khu công nghiệp;

- Thị xã Từ Sơn là đô thị loại IV, đang xây dựng khu đô thị mới Nam Từ Sơn trở thành trung tâm đô thị lớn phía Nam tỉnh Bắc Ninh gắn với khu công nghiệp đô thị dịch vụ VSIP Việt Nam – Singapore diện tích 700ha. Trong đó, Khu công nghiệp 500ha, khu đô thị 200 ha;

- Thị trấn Phố Mới gắn với các Khu công nghiệp Quế Võ diện tích 770 ha, Khu công nghiệp – đô thị Quế Võ II diện tích 640 ha. Trong đó Khu công nghiệp 570 ha và khu đô thị 70 ha;

- Khu công nghiệp – đô thị Yên Phong diện tích 300ha;

- Khu công nghiệp – đô thị Yên Phong II diện tích 1.000 ha do Tập đoàn Orix Nhật Bản làm chủ đầu tư;

- Khu công nghiệp – đô thị Nam Sơn – Hạp Lĩnh diện tích 800 – 1000 ha. Trong đó, Khu công nghiệp 600 – 700 ha, khu đô thị 200 – 300 ha do Tập đoàn IGS Hàn Quốc làm chủ đầu tư;

- Khu công nghiệp Thuận Thành diện tích 200ha;

- Các Khu công nghiệp Thuận Thành 2, 3 và Khu công nghiệp Lương Tài, Gia Bình quy mô diện tích 200 – 300ha/khu đang được quy hoạch.

Điều 2. Những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền hai nước và các địa phương trong tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

1. Đẩy nhanh kế hoạch hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng

a) Về phát triển mạng đường bộ:

- Xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội – Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) quy mô 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến 1.400 triệu USD theo hình thức hợp đồng BOT;

- Xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, kéo dài đến cảng Lạch Huyện với quy mô đường cao tốc 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến 19.610 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2008 và hoàn thành vào năm 2010;

- Xây dựng tuyến cao tốc Nội Bài – Hạ Long bắt đầu từ đường Thăng Long – Nội Bài, tới thành phố Hạ Long có chiều dài 144km theo hình thức hợp đồng BOT;

- Nhanh chóng thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nối liền quốc gia và nối với cảng Hải phòng. Nâng cấp, mở rộng tuyến đường quốc lộ dẫn đến các cửa khẩu chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh biên giới đến các trung tâm kinh tế tại thị trường nội địa như: Hà Nội, Hải Phòng… Tạo điều kiện hơn nữa cho hàng quá cảnh tiếp cận nhanh chóng với hệ thống cảng biển Hải Phòng;

- Quốc lộ 4A và 4B Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh sẽ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III nối Cao Bằng – Lạng Sơn với Quảng Ninh ra khu vực cảng biển Hải Hà;

- Nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 31 theo tiêu chuẩn cấp IV, từ thành phố Bắc Giang qua thị trấn Đồi Ngô (Lục Ngạn), thị trấn An Châu (Sơn Động), thị trấn Đình Lập nối với cửa khẩu Nà Lầm;

- Nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 279 theo tiêu chuẩn cấp IV, từ đoạn giao tiếp với quốc lộ 3 qua Na Rì (Bắc Kạn) về Bình Gia nối với quốc lộ 1B về Đồng Mỏ qua An Châu (Sơn Động) về Trới (Hoành Bồ - Quảng Ninh) nối với đường 18;

- Nâng cấp và đầu tư mới toàn tuyến quốc lộ 3B theo tiêu chuẩn cấp IV, từ ngã ba Xuất Hóa (quốc lộ 3) qua Yên Lạc (Na Rì) về Thất Khê (Tràng Định) nối với cửa khẩu Bản Rảo;

- Nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 37 theo tiêu chuẩn cấp IV, từ Thái Nguyên qua Đức Thắng (Hiệp Hòa), qua Bích Động (Việt Yên) nối với quốc lộ 1A và từ Kép qua Lục Ngạn nối với quốc lộ 18 tại Sao Đỏ (Hải Dương);

- Xây dựng đường quốc lộ 3 nối Hà Nội – Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2011 theo tiêu chuẩn đường cao tốc;

- Xây dựng cầu Nhật Tân, đường 2 từ cầu Nhật Tân – Sân bay Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài – Thăng Long;

- Nâng cấp quốc lộ 38 theo tiêu chuẩn đường cấp IV, nối quốc lộ 5 qua trị trấn Hồ về thành phố Bắc Ninh;

- Nâng cấp tỉnh lộ 282 thành quốc lộ nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18 theo tiêu chuẩn đường cấp IV, qua phía Đông – Nam của tỉnh Bắc Ninh.

b) Về phát triển tuyến đường sắt:

Trước mắt, cần tập trung nguồn vốn phát triển tuyến đường sắt này đạt khổ tiêu chuẩn quốc tế 1435 mm và điện khí hóa, tiến tới hòa mạng vào các trục đường sắt của hai nước. Việt Nam hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế có lợi cho Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;

Nâng cấp đường sắt Kép – Hạ Long dài khoảng 134 km, đoạn Chí Linh – Hạ Long khổ 1435 mm dài 69km, sau đó hiện đại hệ thống tin liên lạc;

Hiện đại hóa tuyến từ Đông Anh đến Thái Nguyên. Xây dựng mới đoạn Yên Viên – Phả Lại và đoạn nối vào cảng Cái Lân để tăng cường năng lực vận tải hàng từ cảng Cái Lân về Hà Nội. Tuyến này dài 42 km, dự kiến xây dựng vào giai đoạn 2010 – 2020.

c) Hướng phát triển giao thông đường thủy trên tuyến hành lang:

Tập trung khai thác các tuyến giao thông đường thủy từ các cảng biển về thành phố Hà Nội. Xây dựng cảng Phả Lại thành cảng đầu mối quan trọng trong tuyến đường thủy của tuyến Hành lang.

- Về luồng tuyến, hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24h: Lạch Giang – Hà Nội đạt cấp I; Hải Phòng – Hà Nội (qua sông Đuống) đạt cấp II; cảng sông, tập trung đầu tư chiều sâu nâng cấp một số cảng chính và xây dựng một số cảng địa phương;

Mở rộng cảng sông và cải tạo các tuyến đường sông nối liền Hà Nội – Quảng Ninh:

- Cảng sông: tập trung đầu tư chiều sâu nâng cấp một số cảng chính và xây dựng một số cảng địa phương. Trang bị thiết bị và kho bãi cho một số cảng địa phương đã có như Hồng Châu, Sơn Tây … Xây dựng mới các cảng Thụy Lôi (Hưng Yên). Công suất các cảng này dự kiến khoảng 300.000 tấn/năm;

- Các cảng chuyên dùng: xi măng Hoàng Thạch, điện Phả Lai, Điền Công cần được phát triển phù hợp với quy mô của các nhà máy và phù hợp chung với quy hoạch, không gây ách tắc do lấn chiếm luồng lạch;

Xây dựng bến khách Hà Nội (Cụm cảng Hà Nội, Cảng Khuyến Lương), để thu hút luồng khách ven sông kết hợp với du lịch. Khi di dời cụm cảng Hà Nội, cảng Khuyến Lương về Phù Đổng, Chèm. Đặc biệt là thiết bị xếp dỡ container để đường sông có thể san sẻ được việc vận tải container từ Hải Phòng về Hà Nội. Kho bãi chứa container phù hợp năng lực vận tải và xếp dỡ của Cảng.

d) Hướng phát triển hệ thống cảng biển phục vụ cho tuyến hành lang:

- Cụm cảng Hải phòng: mở rộng nâng cấp cảng Hải Phòng, xây dựng các bến container, các bãi container nội địa; đồng thời, phát triển vận tải đa phương thức chủ yếu là đường bộ và đường sắt. Năm 2008 khởi công xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện (bao gồm cả cầu Đình Vũ), đảm bảo công suất 25 triệu tấn/năm vào năm 2010 và 40 triệu tấn/năm vào năm 2020;

- Cảng Cái Lân: đã được xây dựng thành thương cảng nước sâu ở phía Bắc cho cỡ tàu tới 50.000 DWT vào làm hàng. Cái Lân sẽ đóng vai trò là cảng trung tâm, cửa ngõ chính cho Hành lang Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bến còn lại của cảng Cái Lân, tiếp nhận tàu tới 5 – 8 vạn DWT, nâng công suất của cảng lên 10 triệu tấn/ năm vào năm 2010 và đạt 20 triệu tấn/năm vào năm 2020;

- Cảng Cẩm Phả: là cảng chuyên xuất khẩu than sẽ được nâng cấp và mở rộng cảng để tiếp nhận tàu 3 – 5 vạn DWT, công suất 3 triệu tấn/năm vào năm 2010 và 5 triệu tấn/ năm vào năm 2020. Tại Cẩm Phả, năm 2010 ngoài công nghiệp than truyền thống còn có khả năng xây dựng công nghiệp luyện thép; phát triển cảng chuyên dùng cho Nhà máy thép đạt công suất 4 triệu tấn/năm, cho tàu 3 – 5 vạn DWT vào năm 2010. Giai đoạn sau, sẽ mở rộng theo công suất của Nhà máy;

- Cảng Cầu Trắng: cảng than Cầu Trắng sẽ được xây dựng thay thế Cảng than Hòn Gai để tránh ô nhiễm môi trường khu vực. Cảng nằm ở phía Bắc, cách vịnh Bãi Cháy khoảng 10 km có khả năng tiếp nhận tàu 5.000 DWT, công suất 2 triệu tấn/năm vào năm 2010 và nâng lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2020;

- Cảng dầu B12 (Quảng Ninh): là cảng chuyên dùng xăng dầu sẽ được chuyển về Hòn Gạc hoặc Hòn Ác, được xây dựng mới để tiếp nhận tàu 3 vạn DWT, công suất 3 – 3,5 triệu tấn/năm vào năm 2010 và nâng lên 7 triệu tấn/năm vào năm 2020.

đ) Hướng phát triển đường hàng không:

- Phát triển sân bay quốc tế Nội Bài thành điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế với năng lực thông quan 15 triệu hành khách/năm. Xây dựng ga quốc tế mới, chuyển đổi ga khách quốc tế hiện tại thành ga khách nội địa sau khi hoàn thành ga khách quốc tế mới. Nâng cấp và xây dựng các sân bay nội địa Cát Bi đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển hệ thống quản lý bay của 2 nước, hoạch định hệ thống đường bay, tổ chức vùng trời bên biển Đông và vịnh Bắc Bộ, giải quyết các vấn đề khác như việc mở đường bay qua lại giữa Hải Phòng – Hải Nam.

2. Tạo môi trường đẩy mạnh tự do hóa thương mại và tiện lợi hóa lưu thông hàng hóa của tuyến hành lang kinh tế:

- Thực hiện tự do hóa thương mại: để thúc đẩy hợp tác thương mại của Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hai bên thực hiện sớm thỏa thuận Quy chế khu thương mại tự do trên hành lang Kinh tế này. Thực hiện ổn định mục tiêu đã xác định của Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean. Hai bên sớm thống nhất các chính sách cụ thể khuyến khích thương mại tự do cho Hành lang kinh tế. Trước mắt, cần sớm thỏa thuận Quy chế khu thương mại tự do cho Khu hợp tác thương mại biên giới Đồng Đăng – Bằng Tường, sau đó mở rộng Quy chế thương mại tự do cho toàn bộ tuyến Hành lang kinh tế;

- Nâng cao hiệu suất thông quan: hai bên sớm xem xét cải tiến, tiện lợi hóa thông quan trên toàn bộ các cặp cửa khẩu của tuyến Hành lang kinh tế;

- Thực hiện mô hình thông quan “kiểm tra một lần”: hai bên sẽ thực hiện thí điểm mô hình thông quan “kiểm tra một lần” tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan. Đây là một biện pháp quan trọng thúc đẩy tiện lợi hóa vận chuyển xuyên quốc gia trong cơ chế hợp tác kinh tế phát huy vai trò thúc đẩy tích cực cho hợp tác hành lang kinh tế. Các cơ quan hai nước căn cứ theo những thỏa thuận có liên quan, thúc đẩy tiến trình đàm phán, cố gắng đi đến nhất trí về nội dung và hình thức hợp tác, tích lũy kinh nghiệp rồi từng bước thực hiện tại các cửa khẩu biên giới chủ yếu hai nước;

- Tiện lợi hóa xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho khách du lịch và các nhà kinh doanh, hai bên nên kết hợp xây dựng Khung chiến lược hành động tiện lợi hóa thương mại và đầu tư trên toàn tuyến hành lang kinh tế; xây dựng Chương trình hành động của mỗi nước hợp tác với nhau trong các lĩnh vực để tạo thuận lợi cho các doanh nhân đi lại, tạo môi trường thương mại, đầu tư tốt hơn giữa hai nước Trung – Việt.

Hai bên từng bước thúc đẩy, tạo điều kiện để doanh nhân và du khách có thể đi lại tự do, thời gian ở lại hoàn toàn thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hình thức hợp tác trong lĩnh vực kho vận và lưu thông phân phối. Hai bên áp dụng biện pháp thiết thực và xem xét xây dựng hệ thống kho tàng hiện đại hóa, kéo dài thời gian bảo quản hàng hóa; xây dựng trung tâm kho vận tại tỉnh Bắc Giang để tiện lợi hóa thương mại, đầu tư của các thành viên ASEAN.

3. Giải pháp huy động vốn đầu tư:

Cho phép đa dạng các hình thức đầu tư; áp dụng các chính sách khuyến khích, thu hút, động viên mọi thành phần kinh tế; huy động mọi nguồn vốn bằng những biện pháp thích hợp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, các trung tâm thương mại, kho ngoại quan, các cụm thương mại, siêu thị, chợ.

Chính phủ sẽ tích cực vận động sự ủng hộ các khoản vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật từ Chính phủ Trung Quốc và từ Chính phủ các nước khác cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Hai bên sẽ lập tiến độ quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu vực “Hành lang kinh tế”, để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, thương mại hai nước. Trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng “Hành lang kinh tế”, sẽ kêu gọi các công ty Trung Quốc có năng lực tích cực tham gia đầu tư theo các hình thức BOT, BT…

4. Xây dựng cơ chế, chính sách chung cho hoạt động của tuyến hành lang kinh tế:

Hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi trên cơ sở cơ chế, chính sách hiện có. Đối với những nội dung chưa được thảo luận, hai bên nên cùng nhau nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác thiết thực, khả thi, trao đổi lẫn nhau một cách đầy đủ.

Chính phủ hai nước tạo cơ sở pháp lý thông qua việc ký kết hiệp định thực hiện các dự án hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong tuyến hành lang; ban hành cơ chế khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo thuộc các tỉnh trong tuyến Hành lang trao đổi giảng viên, sinh viên để nâng cao năng lực chuyên môn.

5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới cho cán bộ, nhân dân các tỉnh thuộc tuyến Hành lang có đường biên giới với Trung Quốc nhằm góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực biên giới.

Điều 3. Phối hợp lập quy hoạch và chương trình hành động chung xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

- Hợp tác xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh phải được đặt dưới sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Chính phủ hai nước.

- Hai bên thành lập tổ chuyên gia chuyên ngành ở cấp Bộ và chính quyền cấp địa phương để tổ chức hợp tác thực hiện quy hoạch và những vấn đề hai bên đã thỏa thuận.

- Hai bên lập chương trình hoạt động có liên quan đến lĩnh vực của mình và phối hợp để cùng hành động. Các tỉnh trong Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng tiến hành xây dựng “Chương trình phối hợp hành động của địa phương mình với các địa phương khác để xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh”.

Cấp Trung ương phải thường xuyên quan tâm, đôn đốc chỉ đạo để xây dựng “Chương trình phối hợp hành động chung” trình cấp có thẩm quyền của hai bên thông qua và thành lập các nhóm công tác chuyên ngành các lĩnh vực: giao thông vận tải: thủy điện và mạng lưới điện, thương mại, du lịch, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, công nghệ và môi trường.

1. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng “Chương trình phối hợp hành động chung để xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh”; giao cho Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung triển khai cụ thể và tổ chức thực hiện.

2. Giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai thực hiện “Chương trình phối hợp hành động chung” thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, có thể thành lập tổ chuyên gia chuyên ngành luận chứng các dự án, theo nguyên tắc thực hiện dự án dễ trước, khó sau để tổ chức thực hiện.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phù hợp với định hướng chung về phát triển và hợp tác phát triển hành lang và xây dựng “Chương trình phối hợp hành động” của địa phương mình với các địa phương khác để xây dựng hành lang kinh tế.

4. Trong quá trình thực hiện Quy hoạch phải trên cơ sở tôn trọng các cam kết giữa Chính phủ hai nước về biên giới lãnh thổ nói chung và phân giới cắm mốc nói riêng, không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ nói chung và công tác phân giới cắm mốc nói riêng.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Hên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hải Dương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 98/2008/QD-TTg

Hanoi, July 11, 2008

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF THE LANG SON-HA NOI-HAI PHONG-QUANG NINH ECONOMIC CORRIDOR UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau's Resolution No. 37-NQ/TW of July 1, 2004, on orientations for socio-economic development and defense and security maintenance in the northern midland and mountainous region up to 2010;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Planning on development of the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor up to 2020 with the following principal contents:

1. Guiding principles, viewpoints and ideas for cooperation in developing the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor

a/ Vietnam-China two corridors, one belt economic cooperation must adhere to the following principles:

- To ensure each country's independence, sovereignty and territorial integrity on the principles of equality, mutual benefit and non-impact on the investment environment, cooperation and relationship of each country with a third country. At the same time, to substantially contribute to promoting each country's multilateral cooperation. The two sides shall seek measures to develop on the basis of-each country's specific conditions and development level: to ensure sustainable economic, social, security and environmental development in line with each country's socio-economic development strategies, plannings and plans. For each matter of cooperation, the two sides shall base on their friendship, equality, mutual benefit, mutual development and overall economic-trade relationship to hold dialogues in order to mutually build a healthy cooperative environment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To ensure political stability, defense and security and protect the eco-environment of each country. The two countries' border region is an area inhabited by ethnic minority people and hit by numerous economic and social difficulties. Therefore, the "two corridors, one belt" economic cooperation will contribute to improving people's living standards, increasing incomes, raising the level of enjoyment of healthcare and educational services, and minimizing crimes and social evils such as cross-border human and drug trafficking.

b/ Guiding viewpoints and ideas for cooperation in developing the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor:

- The economic corridor development cooperation as a form of open-door cooperation shall be carried out within the framework of China-Vietnam' economic and trade cooperation, ASEAN+1, ASEAN+3 and GMS regional cooperation mechanisms and WTO. The two sides shall observe the rules of the two countries' overall cooperation framework as well as bilateral and multilateral cooperation mechanisms in order to formulate sustainable and stable development and economic development cooperation strategies;

- To take the lead in the "two corridors, one belt" development program and take into account the development of the entire corridor to Europe and other ASEAN countries;

- Importance must be attached to effectiveness and sustainable development assurance right from the beginning. To enhance economic links within the region and, at the same time, promote exchanges among localities in the corridor and neighboring localities in each country's development process, in order to push up economic restructuring in the direction of raising effectiveness in each sector and province in the region;

- To settle simple matters first and difficult ones later. Initially, to focus cooperation in trade and investment, industrial and agricultural production, tourism, capital construction and natural resource exploitation. Then, to expand cooperation to other domains.

2. Major objectives and tasks for developing the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor

a/ Overall objectives: To build the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor with a modem and complete infrastructure and an investment environment which is competitive and favorable for economic and trade development and development cooperation between the two countries' border provinces, creating favorable conditions for enterprises of the two countries and third countries to enter into cooperation so that the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor can become a new place of growth in bilateral economic and trade cooperation, bring into play its important role in China-ASEAN economic and trade cooperation and act as an important part of the entire Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh line.

b/ Specific development and cooperation objectives of the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To increase the total import-export turnover across the economic corridor by 20%/year on average, reaching USD 2 billion by 2010, USD 4.5-5 billion by 2015, and over USD 10 billion by 2020;

- To complete main trunk roads and finalize a legal framework for the two countries' economic activities along this corridor;

By 2015, the two sides will join in tax reduction plans of the China-ASEAN Free Trade Area. First of all, to cooperate in transport, natural resource processing, electricity generation, border gate construction, investment and trade facilitation, giving priority to projects for which all conditions have been satisfied, and stimulate other domains to develop;

To complete the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh 6-lane expressway linking with the Nanning-Pingxiang expressway. The two sides will renovate and upgrade the Nanning-Pingxiang-Lang Son-Hanoi railway up to 1,435 mm-gauge international standard;

To build Dong Dang-Pingxiang border economic cooperation zone and some trade and tourist centers in the corridor and a depot zone in Bac Giang;

After 2015, economic cooperation in the corridor will be conducted in a comprehensive manner; bilateral cooperation in different domains will be gradually put into order and diversified multilateral cooperation mechanisms will be formulated. At the same time, to attract enterprises of other ASEAN countries in the cooperation to promote the vigorous development of China-ASEAN economic and trade cooperation ties.

3. Development orientations and cooperation for the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor

a/ Trade development orientations and cooperation:

- To strive to increase Vietnamese provinces' total export turnover by 20%/year on average. By 2020, the total retailed goods circulation and consumer service turnover will grow by 20%/year on average;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To cooperate in developing quota-regulated trade. To associate trade development with production and investment inside and outside the corridor area. To encourage provincial enterprises to cooperate in investing in production, natural resource exploitation, aquaculture and project contracting. To continue stepping up the import of farm produce, aquatic products and minerals;

In order to promote bilateral in the corridors, to formulate favorable mechanisms regarding import and export taxes, immigration, customs procedures, goods quarantine, and travel procedures for means of transport. To prevent and eliminate smuggling and trade fraud by increasing the circulation of commodities to meet consumer demands and tastes in terms of quantity, quality and category;

- To cooperate in developing border trade and maintaining the stability and consistency of current border trade policies, and further building complete border-gate infrastructure for strongly developing economic, trade and tourist activities. To establish regular working mechanisms and meetings in order to promptly settle problems arising in border trade and create an open and equal environment for continuous, healthy and stable development of border trade;

- To cooperate in facilitating customs clearance in the China-Vietnam border areas within the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh corridor, including 3 pairs of international border gates, 4 pairs of main border gates and 13 pairs of border marketplaces. The two sides will discuss to conduct single check of imports and exports at all border gates in the corridor,

- To cooperate in developing border-gate economic zones as well as border trade centers and marketplaces. The two sides will step up cooperation in maintaining and developing the network of border marketplaces. In addition, to consider the formation of big trade centers for imports and exports, creating a positive breakthrough in bilateral trade.

To build Dong Dang-Pingxiang border economic cooperation zone specialized in export processing, goods circulation and international trade:

- To cooperate in developing a warehouse system. The two sides should further promote measures to reduce the customs clearance duration and establish a modem system of preservation warehouses (cold storage) for goods pending customs clearance in order to prolong the goods preservation duration.

b/ Tourism development orientations and cooperation:

"Open" tourism development orientations for the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh international economic corridor permit the organization of a system of tourist routes and sites with different forms of tourism and attractive tourist products matching the region's tourist development level and position in the national tourism development strategy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-To build transnational tourist routes: The two sides will build transnational and international tourist routes and tourist sites in the economic corridor such as the Ho Chi Minh City-Hue-Hanoi-Lang Son-Nanning-Guangzhou-Shenzhen; the Ho Chi Minh City-Hue-Hanoi-Nanning-Kueilin-Beijing; the "Following Uncle Ho's steps" tour; the China-Vietnam Ho Chi Minh trail tour; high-grade special-purpose ship tour in the Tonkin gulf; the Lang Son-Hanoi-northern delta provinces tour; and the Cao Bang-Bac Kan-Thai Nguyen-Hanoi-northern delta provinces tour. There will also be tourist routes within sub-regions such as Thai Nguyen-Ba Be-Cao Bang-Ban Gioc-Lang Son: and Bac Giang-Lang Son-Cao Bang-Bac Kan-Thai Nguyen-Tuyen Quang-Ha Giang;

- To create special tourist products: The two sides will cooperate in studying and creating unique tourist products. Tourist products must contain specific cultural values for advertising each locality's culture and contribute to raising incomes of low-income earners. Under this guideline, the two sides may cooperate in developing local traditional craft products.

To step up cooperation in training and developing human resources for tourism and tourist technologies, sciences and techniques.

c/ Industrial development orientations and cooperation:

- To mobilize all resources and create a favorable investment environment for building industrial parks, trade zones, tourist-service zones, industrial and cottage industry clusters and craft villages in districts in order to attract domestic and foreign investment. To promote investment in food processing, mineral mining and processing, consumer goods production, mechanical engineering, handicrafts and fine-arts production and hi-tech industries (biology and new materials);

- Mining industries: Tinh Tuc tin complex, a manganese mine and iron ores mined on a small scale are located in Cao Bang province. To mine coal for the thermo-power plant, mine clay ore, sand and gravel for construction activities, and mine britholite and iron ores. Exploration must be conducted first with priority given to potential minerals. To procure modem technologies and equipment for increasing productivity and reducing production costs. To diversify production scales on the basis on protecting natural resources and the eco-environment for sustainable and effective development. To adopt appropriate policies to attract investment capital from all economic sectors (especially foreign investment in hi-tech industries);

To mine minerals simultaneously with deeply processing mined minerals in order to create jobs for inhabitants in mining areas;

- Chemical-fertilizer industries: To expand nitrogenous fertilizer and chemical factories; to attract investors in manufacturing household plastic articles, plastics molds, PVC packings and materials, composites, industrial detergents, cosmetics and pharmaceuticals;

- Hi-tech and mechanical engineering industries: To focus investment in urban centers with advantages, especially good infrastructure and people's high educational level such as Bac Ninh, Hanoi, Hai Phong, and Ha Long (Quang Ninh). Precision mechanical, electronic, information technology, automation and complicated and high precision products, automobiles, motorcycles, machines and equipment will be manufactured in industrial parks in Hanoi, Hai Phong and along the Bac Ninh-Bac Giang economic corridor. Heavy mechanical, extra-long and extra-heavy products should be developed in areas with favorable transport conditions in Hai Phong and Quang Ninh.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Agricultural and forest product processing industries: To focus agricultural and forest product and food processing industries in branches with competitive edge and abundant material sources such as food and fruit processing, liquor, beer, home furniture and plywood. To diversify products and ensure their quality for local and overseas consumption. To adopt appropriate policies to attract investment capital from different economic sectors, especially foreign investment capital and advanced technologies. To encourage medium- and small-sized enterprises to participate in processing industries and protect the eco-environment, especially watershed forests;

- Textiles, garments and leather footwear industries: To develop mechanization and maintain and develop traditional textiles and garments in local craft villages in association with environmental protection. To reorganize quality and trade management systems and build brands of traditional textiles and garments for each craft village, ethnicity or locality in service of tourism and export. To attract investment in knitwear and yam spinning factories and the manufacture of auxiliary materials for textile and garment, leather tanning and canvas shoe industries;

- Construction material industry: To develop some cement factories in Cao Bang and Lang Son provinces. To develop tunnel brick factories in Bac Kan, Lang Son and Cao Bang provinces. To attract investment in manufacturing construction stones, refractory materials, fireclay bricks and fine-art pottery and porcelain for local use and export;

- In Hai Phong, to cooperate in heavy industries such as shipbuilding and manufacture of the shipbuilding industry's support equipment;

- The area from Nhu Nguyet bridge (Bac Ninh-Bac Giang) northwards has many advantages for cooperation with China in the manufacture of equipment and machines, electrical household appliances, livestock feed, garments and pharmaceuticals;

- In other provinces in the economic corridor, to cooperate with Chinese partners in the production of sugarcane, paper, agricultural machines, artificial boards, insecticides and fertilizers, mining and deep processing of mineral s, and hydropower development;

-To cooperate in building factories for refining cast iron, steel and non-ferrous metals from local ores; "to cooperate in ore mining and enriching, manufacture engineering, especially manufacture of light trucks, components of all kinds, consumer metallic goods, electrical household appliances, and trademark research; to cooperate in manufacturing and providing machines and equipment and manufacturing spare parts for construction material factories; to cooperate in manufacturing raw materials and accessories for the textile and garment industry.

d/ Cooperation in developing cargo and passenger transportation:

To attach importance to improving infrastructure for cargo and passenger transportation. Regarding passenger transportation, the two sides may establish cross-border bus routes for reducing travel costs and offset costs with tourism and trade revenues; to develop express train routes in order to reduce passengers' travel time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ Agricultural and forestry development orientations and cooperation:

Natural conditions in the two countries' border provinces are similar, with subtropical monsoon climate, adequate rainfall, abundant land resources, favorable agricultural conditions and plant varieties such as rice, wheat, sugarcane, maize, tea. cassava and groundnut. This serves as a basis for the two countries' close cooperation in agriculture. Bilateral cooperation domains include:

-To improve the legal framework and establish standards and sign bilateral agreements on animal and plant quarantine; to identify animal and plant origins: to prevent and control epidemics related to agricultural, forest and aquatic products in border areas: to exploit and protect basins of rivers running through the two countries;

- To cooperate in developing agricultural activities and domains in which the two countries have potential and advantages which can complement each other such as research and supply of high-yield and -quality plant varieties and animal breeds (selection and creation of new plant varieties and animal breeds and supply of parental breeds; facilitating Chinese enterprises to enter into joint ventures to produce varieties and breeds in Vietnam); pharmaceuticals of animal and plant origin, manufacture of vaccines;

- To cooperate in developing irrigation systems and small hydropower plants;

- To cooperate in planting economic forests and protecting watershed protection forests. To enhance cooperation in exploiting and protecting common rivers such as Red River and rivers running along the two countries borders;

- To cooperate in developing trade in farm produce such as tropical and temperate vegetables and fruits; rubber, coffee, cashew, tea, pepper; timber and aquatic products. To elaborate agreements on quota-regulated import and export; to expand border trade in agricultural, forest and fishery products;

- To cooperate in training research and management personnel. To cooperate in agricultural training and scientific research and exchange of agricultural experts.

e/ Cultural, healthcare, educational and scientific-technological development cooperation orientations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-To cooperate in tertiary training, job training, training of managers and grassroots health workers; to cooperate in investing in the development of training and healthcare establishments in Vietnam;

- To cooperate in cultural exchanges between localities in the corridor in order to better the understanding about local customs and habits and contribute to tightening relations between the two countries;

- To cooperate in art performances, cinematography, exhibitions, press, publication, broadcasting and television;

- To cooperate in sports;

- To cooperate in scientific-technological research.

g/ Cooperation orientations for environmental protection and warning of catastrophes and natural disasters:

- The two sides should regularly exchange information on environmental changes; closely cooperate in public information work for raising the people's sense of environmental protection; and formulate common legal frameworks for regulating and handling acts of damaging the environment. Specific areas of cooperation include land survey and cartography; management of water resources and river basins; hydrometeorology in the mainland and at sea;

- To cooperate in protecting the environment, especially water environment, protecting and rationally using natural resources. To build the entire region's green, clean, beautiful and civilized environment up to the average regional level;

- To tackle pollution of the water environment, especially polluted rivers in the region;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For industrial parks: The State will adopt policies to support these parks, while enterprises will work out plans to protect the environment and properly invest in water and waste treatment; to apply technical advances in production sectors for minimizing adverse impacts on the environment;

- For rural areas: To plan residential quarters in association with environmental protection. To protect water sources for rural daily life and focus on environmental treatment in craft villages;

- To develop in a sustainable manner the eco-environment in close relation with rational and effective exploitation and use of natural resources in agricultural and forestry development.

h/ Orientations for maintaining security and defense along the borders and in the corridor:

- To plan land for defense and security purposes in association with planning die system of defense and security works, especially in high and important places in the spirit of cooperation, friendship and assurance of territorial sovereignty of each country;

- To build a system of defense works as the outpost along the country's border and effectively serve economic development. To properly deploy defense and security forces to ensure the fulfillment of defense and security tasks;

- To firmly build all-people defense and people's security posture along the border;

- To cooperate in formulating plans to assure defense, security and order along the border;

- Ministries, branches and localities shall join defense forces in planning socio-economic development so as to ensure compliance with current major defense plannings in the corridor area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To closely coordinate in maintaining security and preventing crimes and social evils operating under the cover of tourist activities such as prostitution, human trafficking, pickpocket, robbery, etc.

i/ Orientations for developing economic centers along the corridor:

- To build Hanoi capital and Hai Phong city into big economic centers with high and sustainable growth rates, taking into consideration their relationship with Nanning and Kunming cities in the Vietnam-China two corridors, one belt economic cooperation;

- To build Hanoi into an international city of Vietnam with a population of 100 million and a big economic center of die Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong economic corridor; a goods trading and circulation center; a financial and banking center; a tourist and import-export center; an industrial center and a transport hub; a high-quality service center; and a communication center linking Vietnam with China and the Southeast Asian region. To build Hanoi into an economic growth pole with a modern economic structure in the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor;

- To build Hai Phong as an important gateway port city of the two economic corridors and the entire northern region; a modem industrial center; a national-level central urban area; an important transport hub; an important pole of growth in the economic corridor; a key place for marine economic development; and one of large trade centers of the economic corridor and the whole country. Hai Phong will become a big tourist center in Vietnam and serve as a development cooperation area in Vietnam-China two corridors, one belt; and a large maritime and sea-shipping service center in the corridor and of Vietnam;

- To build Dong Dang border-gate economic zone as a starting point for development cooperation in the economic corridor as well as industrial parks and clusters in Lang Son. At the same time, this zone will be a place for direct trade promotion between sellers and buyers and a cross-border open economic zone. Dong Dang border-gate economic zone will have adequate infrastructure such as roads, electricity, communication, water supply and drainage; non-tariff area, goods processing industrial park linked with border gates, which will play a key role in combining trade and tourist service development with the corridor's road and railway border gates;

- The Dong Dang-Lang Son city urban cluster, with the development of Dong Dang border-gate economic zone, will be an area with a dynamic economy, a trade, service and tourist center, a large place for goods transit and trade within the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong corridor and the China + ASEAN region;

- To develop industrial parks and clusters linked with urban areas: Dong Banh industrial park (207 ha) with Dong Banh cement factory of 1.4 million tons/year as a core linked with Dong Banh urban center; the Lang Son-Cao Bang-Dong Dang industrial cluster (100 ha) in association with urban development; the Loc Binh-Na Duong industrial and urban cluster (560 ha); the Binh Gia-Bac Son industrial and urban cluster (50 ha); and the Van Lang-Trang Dinh industrial and urban cluster (30 ha);

- To develop Bac Giang city, and Bac Giang province's urban centers along the former national highway 1As Nenh (Viet Yen)-Kep (Lang Giang) section. To build Bac Giang city into a political, economic, cultural, scientific-technical: training, service and tourist center of the province. It will serve as a motive force for economic, industrial, trade, service and tourist center for promoting socio-economic development in some regional-level specialized domains. Bac Giang city's population will be 263,000 by 2020, including 210.000 people in the inner city and 53.000 in the suburbs. Bac Giang city will have Thuong river as the center and develop mainly towards the north, the south and the west. After 2010, to turn Bac Giang city into a grade-II urban center of 65 km2;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Satellite industrial urban centers such as Dinh Tram (Viet Yen), Song Khe-Noi Hoang (Yen Dung), Kep, Voi, Bich Dong, Nenh and Que Nham will be upgraded into grade-IV urban centers;

To upgrade some district centers into townships, such as Tan Dan (Tan An-Yen Dung), Mo Trang (Yen The) and Thanh Son (Son Dong);

By 2020, to plan and build new section 1A from Nhu Nguyet bridge to Lang Giang industrial cluster, including Dinh Tram industrial park, Dong Vang Viet Yen, Van Trung industrial park, Quang Chau industrial park, Song Khe Noi Hoang industrial cluster, Coc Street industrial cluster, Lang Giang industrial cluster and Dong Bac industrial cluster, Bac Giang city;

+ Distribution of industrial and urban areas from the east to west along national highway 37 from Dinh Tram industrial park to Thang township (Hiep Hoa), provincial road 296 linking with national highway 3, Hiep Hoa industrial park of 500 ha; and 2 small industrial clusters of 10-15 ha;

+ Distribution of industrial and urban areas from the northwest to southeast along provincial road 398 linked with the Noi Bai-Ha Long expressway; Yen Dung industrial cluster (30 ha); Tau Thuy industrial cluster (100 ha); and the industrial clusters of Tan Yen (25 ha); Nha Nam (15 ha); Yen The (15 ha); and Mo Trang (15 ha);

+ Distribution of industrial and urban areas from the southwest to northeast along national highway 31 linked with Electricity-Coal industrial park: Cau Lo-Luc Nam industrial park (100 ha); Thanh Son industrial park combined with Son Dong thermo-power plant (100 ha); and Doi Ngo industrial cluster (20 ha);

- To build Bac Ninh city into a provincial political, economic, cultural and social center. The city's population will be 100,000-150,000 by 2010, and 200,000-250,000 by 2020. To expand Bac Ninh city to the east; to build a new urban trunk road running along and around 800 m away from national highway 1. Central areas will not be formed in clusters with similar functions but distributed surrounding important roads junctions to form a system running through the urban center. Bac Ninh city will have Dai Kim industrial, urban and service complex of 1,000 ha;

- Tien Son new urban center: To build new Tien Son urban center together with forming Tien Son industrial park of 500 ha, which will be expanded to 600 ha in phase III; and Dai Dong-Hoan Son industrial park of 300 ha. It is expected to develop the urban space towards the industrial park's east and west along old and new national highways 1 with an area of 500 ha, including the industrial park;

- Tu Son town is a grade-IV urban center. Southern Tu Son new urban center is being built into a big urban center in the south of Bac Ninh province combined with VSIP Vietnam-Singapore industrial park and urban area of 700 ha, including 500 ha for the industrial park and 200 ha for the urban area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Yen Phong industrial park-urban area of 300 ha;

- Yen Phong II industrial park-urban area of 1,000 ha, with Japanese Orix Group as the investor;

- Nam Son-Hap Linh industrial park and urban area of 800-1,000 ha, including 600-700 ha for the industrial park and 200-300 ha for the urban area, with South Korean IGS Group being the investor;

- Thuan Thanh industrial park of 200 ha;

- Thuan Thanh 2 and 3, Luong Tai and Gia Binh industrial parks of 200-300 ha/park being planned.

Article 2.-Major solutions and tasks of the two countries' administrations and localities in the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor

1. To accelerate the plan on infrastructure construction cooperation

a/ Road network development:

- To build the Hanoi-Huu Nghi Quan (Lang Son) 6-lane expressway with total investment capital estimated at USD 1.4 billion in the form of BOT contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build the 144 km-long Noi Bai-Ha Long expressway starting from Thang Long-Noi Bai expressway to Ha Long city in the form of BOT contract;

- To rapidly execute projects on construction and upgrading of roads linking national highways and to Hai Phong port. To upgrade and expand national highways to major border gates, facilitating the transportation of goods from border provinces to the economic centers in the inland such as Hanoi and Hai Phong. To facilitate transited goods to rapidly access the Hai Phong seaport system;

- Cao Bang-Lang Son-Quang Ninh national highways 4A and 4B will be upgraded up to grade-III road standards, linking Cao Bang and Lang Son with Quang Ninh to the Hai Ha seaport area;

-To upgrade national highway 31 up to grade-IV road standards, from Bac Giang city through Doi Ngo township (Luc Ngan), An Chau township (Son Dong), Dinh Lap township, to Na Lam border gate;

- To upgrade national highway 279 up to grade-IV road standards, from the intersection with national highway 3 running through Na Ri (Bac Kan) to Binh Gia linking with national highway 1B to Dong Mo through An Chau (Son Dong) to Troi (Hoanh Bo-Quang Ninh) linking with national highway 18;

- To upgrade national highway 3B up to grade-IV road standards, from Xuat Hoa T-junction (national highway 3) through Yen Lac (Na Ri) to That Khe (Trang Dinh) linking with Ban Rao border gate;

- To upgrade national highway 37 up to grade-IV road standards, from Thai Nguyen through Duc Thang (Hiep Hoa) and Bich Dong (Viet Yen), linking with national highway 1A, and from Kep through Luc Ngan linking with national highway 18 in Sao Do (Hai Duong);

- To build national highway 3 linking Hanoi with Thai Nguyen up to expressway standards during 2008-2011;

- To build Nhat Tan bridge, road 2 from Nhat Tan bridge to Noi Bai airport and the Noi Bai-Thang Long expressway;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To upgrade provincial road 282 into a national highway up to grade-IV road standards linking national highway 5 with national highway 18, running in the east-south of Bac Ninh province.

b/ Railway development:

In the immediate future, to concentrate investment capital on developing railways up to international 1,435 mm-gauge standard, electrify them, and proceed to linking them with the two countries' main railways. Vietnam will cooperate with China in building international railways beneficial to the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor;

To upgrade the Kep-Ha Long railway section of 134 km and the Chi Linh-Ha Long 1,435 mm-gauge railway section of 69 km in length, then modernize the communication system;

To modernize the Dong Anh-Thai Nguyen railway section. To build new Yen Vien-Pha Lai railway section and a section linking to Cai Lan port for increasing the capacity to transport cargo from Cai Lan port to Hanoi. This section will be 42 km long and expectedly built during 2010-2020.

c/ Orientations for waterway transportation in the corridor:

To focus on exploiting waterway routes from seaports to Hanoi city. To build Pha Lai port into a major port of the corridor's waterway routes.

- Regarding channels, to complete them up to technical standards, ensuring 24/24 hour ship operation: Lach Giang-Hanoi up to grade-I standards; Hai Phong-Hanoi (crossing Duong river) up to grade-II standards; for river ports, to deeply invest in upgrading some major ports and building some local ports;

To expand river ports and renovate riverways linking Hanoi with Quang Ninh:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Special-purpose ports: Hoang Thach cement, Pha Lai power and Dien Cong ports should be developed according to the sizes of the plants and plannings so as not to cause congestion in channels;

To build Hanoi passenger wharf (Hanoi port cluster and Khuyen Luong port) for attracting riverside passengers and tourists. To relocate Hanoi port cluster and Khuyen Luong port to Phu Dong and Chem, especially container handling equipment, so that containers may be transported by riverways from Hai Phong to Hanoi. Container warehouses and yards must be compatible with ports' cargo Iran spoliation and handling capacity.

d/ Orientations for developing a seaport system for the corridor:

- Hai Phong port cluster: To expand and upgrade Hai Phong port, build inland container wharves and yards; at the same time, to develop multi-modal transportation, mainly by roads and railways. In 2008, to start construction of Lach Huyen deep-water port (including Dinh Vu bridge), with a capacity of 25 million tons/year by 2010 and 40 million tons/year by 2020;

- Cai Lan port has been built into a deep-water commercial port in the north for accommodating ships of up to 50,000 DWT. Cai Lan will be a central port and major gateway of the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh corridor. To accelerate the construction of remaining wharves of Cai Lan port for accommodating ships of 50,000-80,000 DWT and raise the port's capacity to 10 million tons/ year by 2010 and 20 million tons/year by 2020;

- Cam Pha port specialized in coal export will be upgraded and expanded to accommodate ships of 30,000-50,000 DWT and have a capacity of 3 million tons/year by 2010 and 5 million tons/year by 2020. In Cam Pha, by 2010, apart from the coal industry, to develop also metal refining industry. To develop a special-purpose port for the steel mill, which will have a capacity of 4 million tons/year and accommodate ships of 30,000-50,000 DWT by 2010. In the subsequent period, to expand the port according to the mill's capacity;

- Cau Trang coal port will be built in replacement of Hon Gai coal port to prevent environmental pollution in the area. Cau Trang port will be located in the north, 10 km from Bai Chay bay, be able to accommodate ships of 5,000 DWT, and have a capacity of 2 million tons/year by 2010 and 3 million tons/year by 2020;

- Special-purpose B12 petrol and oil port (Quang Ninh) will be relocated to Hon Gac or Hon Ac for accommodating ships of 30,000 DWT, and have a capacity of 3-3.5 million tons/year by 2010 and 7 million tons/year by 2020.

dd/ Airway development orientations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To closely coordinate in developing the two countries' flight control systems; to plan flight routes and organize the airspace above the Eat Sea and Tonkin gulf; to settle other issues such as operating flights between Hai Phong and Hainan.

2. To create an environment for promoting trade liberalization and goods circulation facilitation in the economic corridor:

- Trade liberalization: In order to promote trade cooperation in the Nanning-Lana Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh, the two sides will materialize soon the agreement on free trade area regulations in this corridor. To consistently implement the identified objectives of the China-ASEAN Free Trade Area. The two sides will soon reach agreement on specific policies to encourage trade liberalization within the economic corridor. Initially, to reach agreement on the Free Trade Area Regulation applicable to the Dong Dang-Pingxiang border trade cooperation area, then expand the application of the Free Trade Area Regulation to the whole economic corridor;

- To raise customs clearance capacity: The two sides will consider customs clearance improvement and facilitation in all pairs of border gates in the economic corridor;

- To apply the "single-check" customs clearance mode: The two sides will apply on a pilot basis the "single-check" customs clearance mode at Huu Nghi-Huu Nghi Quan border gate. It is an important measure to promote the facilitation of transnational transportation under economic cooperation mechanisms for actively promoting cooperation within the economic corridor. The two countries' agencies shall, based on relevant agreements, promote the negotiation process and strive to reach agreement on the contents and forms of cooperation, draw experience and step by step apply the mode at the two countries' main border gates;

- To facilitate immigration for tourists and businesspeople: The two sides should join in formulating a framework action strategy for trade and investment facilitation in the whole economic corridor; to formulate each country's action program for mutual cooperation in different domains to facilitate businesspeople in travel and create a better trade and investment environment between China and Vietnam.

The two sides will step by step promote and facilitate businesspeople and tourists to freely travel with appropriate stay durations to meet business needs;

- To step up cooperation in goods warehousing, circulation and distribution. The two sides will apply practical measures and consider the building of a modem warehouse system for prolonging the goods preservation duration; build a warehouse center in Bac Giang province for ASEAN members' trade and investment facilitation.

3. Solutions for raising investment capital:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government will actively mobilize concessional credits and technical assistance from the Chinese Government as well as other governments and international financial institutions. The two sides will make schedules of infrastructure construction in the economic corridor in order to facilitate bilateral economic and trade cooperation. In the course of building the economic corridor's infrastructure, to appeal capable Chinese companies to actively make investment in forms of BOT, BX,...

4. To formulate common mechanisms and
policies for the economic corridor's operation:

The two sides will further enhance cooperation on the basis of current mechanisms and policies. Formatters not yet discussed, the two sides should jointly study and formulate practical and feasible cooperation mechanisms and policies and fully exchange views with each other.

The two governments will create a legal ground through signing agreements on implementation of projects on human-resource training and development cooperation between provinces in the corridor; promulgate mechanisms to encourage universities, colleges and training institutions in these provinces to exchange lecturers and students for raising their professional qualifications.

5. To propagate and disseminate the border law to officials and people in the corridor's provinces bordering on China in order to contribute to maintaining defense, security and social order and safety in border areas.

Article 3.- Coordination in formulating plannings and joint action programs for building the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor

- Cooperation in building the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor must be placed under the direct management of the two governments' Committees for Economic and Trade Cooperation.

- The two sides will set up groups of experts at ministerial and local administration levels to organize cooperation in implementing the planning and mutually agreed issues.

- The two sides will formulate programs of action related to their domains for concerted actions. Provinces in the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong economic corridor will formulate programs on joint action with other localities in building the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Natural Resources and Environment, and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, formulating joint action programs for building the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor, the Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Committee shall organize their implementation.

2. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their state management functions and tasks, organize the implementation of joint action programs. They may set up teams of experts to conduct project studies on the principle of formulating simple projects first and more difficult ones later for organization of their implementation.

3. People's Committees of the provinces in the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor shall review, adjust and supplement master plans on socio-economic development, land use plannings and construction plannings to suit common orientations for the corridor's development and development cooperation, and formulate programs on joint action with other localities in building the economic corridor.

4. The planning must be implemented on the principle of respecting the two governments' commitments on borders and territories in general and boundary demarcation in particular so as not to affect the state management of borders and territories in general and boundary demarcation in particular.

Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 5.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities of Lang Son. Cao Bang, Bac Kan, Bac Giang, Bac Ninh, Hanoi, Hung Yen, Hai Duong, Hai Phong and Quang Ninh shall implement this Decision.

 

PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/07/2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng -Quảng Ninh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.525

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.234.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!