Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 865/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

Số: 865/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị: “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 32/TTr-BXD ngày 29 tháng 4 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu phát triển

Phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp (công nghiệp, du lịch và dịch vụ …) có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Phát huy vai trò vùng cửa ngõ hướng biển của miền Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn Vùng.

2. Tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050 Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, là một vùng trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam. Là khu vực phát triển năng động, có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị nông thôn cao. Đồng thời là trung tâm văn hóa – lịch sử, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

3. Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch của Vùng Duyên hải Bắc Bộ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với diện tích tự nhiên khoảng 12.005,93 km2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến phát triển không gian kinh tế - xã hội của Vùng trong Tầm nhìn hướng tới 2050.

4. Dự báo dân số

a) Dân số toàn vùng:

- Hiện trạng dân số toàn vùng năm 2005: khoảng 7,6 triệu người;

- Dự kiến đến năm 2015: 8,3 – 8,65 triệu người.

- Dự kiến đến năm 2025: 8,7 - 9,0 triệu người.

b) Dân số đô thị:

- Dân số đô thị toàn vùng năm 2005: khoảng 1,86 triệu người;

- Dự kiến đến năm 2015: khoảng 2,5 – 2,8 triệu người;

- Dự kiến đến năm 2025: khoảng 4,5 - 5,0 triệu người;

c) Tỷ lệ đô thị hóa:

- Năm 2005: 24,54% (toàn quốc 27,12%);

- Dự kiến năm 2015 đạt 38 – 42%;

- Dự kiến năm 2025 đạt khoảng 55 – 60,0%.

5. Quy hoạch sử dụng đất

- Hiện trạng diện tích đất tự nhiên toàn Vùng Duyên hải Bắc Bộ là 12.005,93 km2 (1.200.593 ha);

- Dự kiến năm 2015 đất xây dựng đô thị khoảng 40.280 – 45.100 ha chiếm 3,75% diện tích tự nhiên, bình quân 135 – 160 m2/người; đất công nghiệp khoảng 20.500 – 27.500 ha chiếm 2,29% diện tích đất tự nhiên; đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 57.000 – 65.000 ha;

- Dự kiến năm 2025 đất xây dựng đô thị khoảng 72.500 – 78.500 ha, chiếm 6,54% diện tích tự nhiên, bình quân 130 – 150m2/người; đất xây dựng công nghiệp khoảng 44.000 – 53.000 ha, chiếm 4,42% diện tích tự nhiên; đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 34.700 – 35.000 ha.

6. Định hướng phát triển không gian vùng

a) Các định hướng chính phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ:

- Vùng Duyên hải Bắc Bộ phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực, phân bố theo tuyến liên kết giữa không gian thành phố Hải Phòng – Hạ Long là đô thị hạt nhân trung tâm vùng với các đô thị trung tâm tỉnh lỵ trên cơ sở các trục không gian chủ đạo: trục không gian quốc lộ 18, trục không gian quốc lộ 10, trục không gian tuyến cao tốc ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ, trục không gian Đông Tây nối vùng châu thổ sông Hồng với Vùng Thủ đô Hà Nội, hành lang đường Hồ Chí Minh;

- Vùng đô thị hóa mạnh bao gồm không gian các đô thị công nghiệp dịch vụ phát triển nối kết theo trục: quốc lộ 5; không gian các đô thị du lịch, kinh tế; hình thành trục không gian ven biển;

- Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái. Trong đó Hải Phòng – Hạ Long là đô thị trung tâm vùng phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ, du lịch;

- Các đô thị trung tâm tỉnh lỵ được phát triển các quy mô và chất lượng đô thị với việc đầu tư hạ tầng xã hội – kỹ thuật gắn với phát triển công nghiệp – dịch vụ để phát triển cân đối, hài hòa với các đô thị trung tâm. Trong đó Nam Định, Móng Cái là đô thị trung tâm cấp vùng;

- Các đô thị trung bình, nhỏ, cấp huyện được phát triển gắn với các vùng nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp thu hút lao động tại chỗ;

- Bảo vệ những vùng tự nhiên bao gồm các khu vực thấp kèm theo lưu vực sông, vùng thoát lũ, vùng các tuyến đê biển các vùng cảnh quan rừng quốc gia, các khu vực dự trữ sinh quyển, di tích lịch sử văn hóa và các vùng nông nghiệp.

b) Tổ chức phát triển không gian Vùng Duyên hải Bắc Bộ:

Không gian Vùng Duyên hải Bắc Bộ được tổ chức thành 2 vùng: vùng đô thị hạt nhân và vùng phát triển đối trọng.

- Vùng đô thị hạt nhân: thành phố Hải Phòng – Hạ Long nối kết phát triển thành vùng đô thị hạt nhân là động lực để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ và khẳng định vai trò cấp độ quốc gia quốc tế với các dịch vụ: thương mại, du lịch, cảng biển, công nghiệp trong mối liên kết với Vùng Thủ đô Hà Nội và các trung tâm phân vùng;

- Vùng phát triển đối trọng: gồm 2 phân vùng. Trong đó các đô thị tỉnh lỵ đóng vai trò hạt nhân phát triển.

+ Phân vùng phía Bắc: không gian liên kết phát triển theo quốc lộ 18 và đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái gồm các đô thị phân bố theo dải: Đông Triều – Mạo Khê – Uông Bí – Cẩm Phả - Tiên Yên – Đầm Hà – Quảng Hà – Móng Cái và khu kinh tế Vân Đồn. Là trung tâm công nghiệp: luyện kim, năng lượng, đóng tàu, dịch vụ, cảng biển, khai thác mỏ và trung tâm dịch vụ du lịch quốc gia, quốc tế với di sản vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long;

+ Phân vùng phía Nam: gồm 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Không gian vùng theo dải ven biển kết hợp cùng nông nghiệp châu thổ sông Hồng. Không gian được liên kết theo trục quốc lộ 10 và đường cao tốc ven biển. Trung tâm phân vùng là thành phố Nam Định (phát triển thành trung tâm vùng Nam sông Hồng) và đô thị trung tâm tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Phát triển các đô thị ven biển: Diêm Điền, Tiền Hải, Hải Thịnh, Phát Diệm; phát triển các đô thị mới ở khu vực có tiềm năng phát triển: Hùng Thắng, Ngô Đồng, Quất Lâm, Cồn, Rạng Đông gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia Cúc Phương, khu Tràng An. Phân vùng bảo đảm yêu cầu an ninh lương thực, phát triển công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy, hải sản, nông sản, trung tâm văn hóa – giáo dục đào tạo dịch vụ đô thị và trung tâm du lịch quốc gia.

c) Phát triển hệ thống dân cư, đô thị và dịch vụ hạ tầng xã hội:

Bảo đảm sự phát triển theo hướng bền vững với nguyên tắc tầng bậc, tập trung tại các trung tâm đô thị và vùng xung quanh, tiết kiệm đất đai, đầu tư các dịch vụ hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo sức hút về dịch vụ hạ tầng, nhà ở và việc làm cho các đô thị trong vùng.

- Hệ thống đô thị được phân như sau:

+ Các thành phố cấp vùng và phân vùng: với sự liên kết 2 đô thị lớn trong vùng (Hải Phòng và Hạ Long) là trung tâm tổng hợp dịch vụ hoạt động kinh tế biển của Bắc Bộ, đồng thời là cửa ngõ chính ra biển của 2 hành lang kinh tế với phía Nam Trung Quốc, là đô thị hướng biển gắn với công nghiệp – dịch vụ cảng biển, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, dịch vụ du lịch, trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo;

+ Đô thị cấp phân vùng và vùng tỉnh gồm các thành phố: Móng Cái (Trung tâm phân vùng phía Bắc), Nam Định (trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng); Thái Bình, Ninh Bình là trung tâm hành chính chính trị của tỉnh, là hạt nhân phát triển của các tỉnh, phát triển theo hướng thúc đẩy các chức năng chuyên ngành, đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội – kỹ thuật gắn các vùng công nghiệp và dịch vụ đô thị, thu hút lao động và phát triển các công trình lớn của vùng;

+ Các đô thị chuyên ngành chủ yếu gắn liền các khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp cao như Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Cát Hải, Tràng An v.v….

+ Các đô thị, thị trấn, huyện lỵ là trung tâm hành chính chính trị cấp huyện, trung tâm công nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ dân cư nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển các nghề thủ công, dịch vụ thương mại, dịch vụ nông nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng và hệ thống hạ tầng nông thôn.

d) Tổ chức không gian công nghiệp Vùng Duyên hải Bắc Bộ:

Hình thành các khu vực công nghiệp chính trong vùng theo hướng bố trí không gian phát triển toàn vùng trên cơ sở tận dụng các lợi thế của vùng và của từng địa phương, bao gồm:

- Vùng đô thị hạt nhân:

+ Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo; phát triển công nghiệp công nghệ cao: đóng tàu, sản xuất vật liệu, xây dựng, luyện kim, điện năng, cơ khí điện tử, chế biến thủy, hải sản .v.v….

+ Các khu công nghiệp nằm trong trung tâm nội đô của thành phố cần được rà soát để đưa ra khỏi trung tâm đô thị.

- Các vùng đối trọng:

+ Vùng công nghiệp đường 18: phát triển công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, cơ khí. Phát triển trục không gian công nghiệp – đô thị theo hành lang kinh tế Côn Minh – Hạ Long và phát triển theo hướng Hạ Long – Móng Cái;

+ Khu công nghiệp đô thị gắn với đường cao tốc ven biển: công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất nông nghiệp;

+ Vùng công nghiệp gắn với đô thị Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình: phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử, cơ khí nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm. Vùng công nghiệp vật liệu xây dựng Ninh Bình cần được kiểm soát bảo đảm phát triển theo quy hoạch.

- Vùng trọng điểm công nghiệp:

Vùng trọng điểm công nghiệp của Vùng Duyên hải Bắc Bộ tập trung chủ yếu khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo của vùng kết nối với quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10 với Vùng Thủ đô Hà Nội thành hành lang đô thị mạnh với các đô thị trung tâm phát triển lớn và cụm công nghiệp – đô thị dịch vụ xen kẽ trên toàn trục hình thành một vùng phát triển động lực cho Vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Đối với các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp công nghệ cao đẩy nhanh tiến độ xây dựng theo quy hoạch để đưa vào hoạt động. Trước mắt cần tập trung tạo mặt bằng thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Rà soát quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp toàn vùng nhằm bảo đảm phát triển bền vững, cân đối đảm bảo môi trường. Quy hoạch đồng bộ khu dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội phục vụ khu công nghiệp.

đ) Tổ chức không gian du lịch vùng:

- Tiềm năng du lịch vùng:

Vùng Duyên hải Bắc Bộ có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt tập trung ở các tỉnh thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, đây là vùng có cảnh quan thiên nhiên lớn, các vùng sinh thái biển đảo, ven biển di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống. Trong vùng có các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: vườn quốc gia Cát Bà, Cúc Phương, khu bảo tồn Ba Mùn – Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên vịnh Hạ Long, Kỳ Thượng, Xuân Thủy, Yên Tử, Vân Long; 9 vùng đất ngập mặn, 2 khu bảo tồn biển: đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cát Bà. Tiềm năng về du lịch, văn hóa, lịch sử, là khu vực tập trung nhiều di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng.

+ Du lịch sinh thái biển, đảo gắn với du lịch văn hóa lịch sử lễ hội, du lịch các làng nghề nông nghiệp châu thổ sông Hồng và là các điểm du lịch vệ tinh của Vùng Thủ đô Hà Nội.

+ Hệ thống tuyến du lịch là sự liên kết giữa các trung tâm du lịch biển đảo, các điểm di tích văn hóa lịch sử, lễ hội có giá trị của Vùng Duyên hải Bắc Bộ tạo ra tuyến du lịch tuyến khép kín, đa dạng, liên tục.

+ Lựa chọn để đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch cấp quốc gia, quốc tế. Cấp quốc gia gồm: Trà Cổ, Cô Tô, Yên Tử, đền Trần (Nam Định) và các điểm du lịch cấp vùng. Cấp quốc tế gồm: Hạ Long, Hải Phòng, Cát Bà, khu Tràng An, Hoa Lư, Ninh Bình.

- Tổ chức không gian du lịch Vùng Duyên hải Bắc Bộ:

+ Không gian trung tâm du lịch: thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long, thành phố Thái Bình, thành phố Ninh Bình là nơi hội tụ các di tích lịch sử, văn hóa lễ hội truyền thống; vùng biển đảo thiên nhiên kỳ vĩ Hạ Long, Cát Bà, vùng thiên nhiên hang động;

+ Không gian du lịch vệ tinh: phát triển gắn với các đô thị trong vùng như thành phố Nam Định, thành phố Móng Cái, thành phố Thái Bình, vùng du lịch nghỉ mát Cồn Vành – Xuân Thủy:

- Các vùng du lịch lớn:

+ Vùng du lịch sinh thái biển đảo: Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn;

+ Vùng du lịch sinh thái hang động, lịch sử văn hóa lễ hội; Tràng An, rừng quốc gia Cúc Phương, khu vực phụ cận suối nước nóng Canh Gà, khu ngập nước Vân Long. Vùng có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, các hang động thiên nhiên gắn liền với vùng rừng quốc gia Cúc Phương. Do vậy việc phát triển đô thị và công nghiệp vùng này cần phải được kiểm soát chặt chẽ bảo đảm phát triển bền vững không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái vốn có;

+ Vùng du lịch văn hóa lễ hội Yên Tử, đền Nguyễn Bỉnh Khiêm, đền Trần và các di tích lịch sử văn hóa rải rác trong vùng; vùng du lịch tham quan thắng cảnh tạo sự kết nối với du lịch Vùng Thủ đô Hà Nội.

e) Tổ chức định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội:

- Tổ chức hệ thống dịch vụ thương mại, y tế, thể dục thể thao:

+ Xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối, với vai trò phát luồng điều hòa phân phối hàng hóa trong Vùng tại các thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình;

+ Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao cấp Vùng tại thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định, chống quá tải cho các bệnh viện đầu ngành tại Thủ đô Hà Nội;

+ Xây dựng các trung tâm thể dục, thể thao cấp Vùng tại thành phố Hải Phòng, Nam Định.

- Tổ chức hệ thống đào tạo:

+ Tổ chức 3 trung tâm đào tạo của Vùng là: Hải Phòng, Nam Định, Hạ Long. Trong đó thành phố Hải Phòng đảm nhiệm chức năng trung tâm, nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia và vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện tại toàn vùng có 20 trường đại học và cao đẳng các loại. Dự kiến phát triển thêm 15 trường đại học, cao đẳng để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho vùng;

+ Quy mô các trường công lập từ 10.000 đến 12.000 sinh viên, trường dân lập từ 6.000 đến 10.000 sinh viên, cao đẳng công nghệ 3.000 đến 5.000 sinh viên;

+ Việc phân bố hệ thống đào tạo các trường trong vùng tạo thêm động lực cho các đô thị phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kinh tế trong Vùng. Các trường đào tạo cần đầu tư phát triển lên cơ sở đào tạo, khu ở sinh viên, gắn mô hình liên kết với dịch vụ đô thị, công nghiệp hiện đại.

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông:

Phát triển hệ thống giao thông vùng: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh, nhằm kết nối một cách đồng bộ, thuận lợi giữa các địa phương, giữa vùng với các vùng lân cận và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng

- Đường ôtô

+ Xây dựng mới các tuyến đường cao tốc quan trọng, nối trung tâm Vùng Duyên hải Bắc Bộ với Vùng Thủ đô Hà Nội:

. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng;

. Đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái;

. Đường cao tốc Bắc – Nam;

. Đường cao tốc ven biển (theo Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020).

+ Cải tạo, nâng cấp quốc lộ, tỉnh lộ:

. Hoàn thiện việc xây dựng đường gom dọc tuyến quốc lộ 5, nhằm bảo đảm an toàn giao thông, đạt tiêu chuẩn cấp I đồng bằng;

. Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc: quốc lộ 4B thuộc vành đai I, quốc lộ 279 thuộc vành đai II, quốc lộ 37 thuộc vành đai III;

. Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ Quảng Ninh đến Nga Sơn (Thanh Hóa). Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đường gom dọc quốc lộ 10;

. Cải tạo nâng cấp các quốc lộ 12B, 39, 21B, 37, 18C;

. Nâng cấp một số tỉnh lộ quan trọng lên quốc lộ, đưa một số tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ, cải tuyến hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết nhằm đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, …

+ Xây mới quốc lộ, tỉnh lộ:

. Xây dựng mới quốc lộ 21A theo tiêu chuẩn cấp I đồng bằng;

. Xây dựng mới tuyến đường nối Nam Định – Hà Nam – Hưng Yên (tuyến từ thành phố Nam Định đi Hòa Mạc nối với quốc lộ 39), Nam Định – Lâm – Thiên Tôn nối với đường Hồ Chí Minh và tuyến đường nút giao Liên Tuyền (Phủ Lý – Hà Nam) vượt sông Hồng đến tỉnh lộ 217 của tỉnh Thái Bình và nối với quốc lộ 10;

. Hoàn chỉnh tuyến đường vành đai biên giới, đường tuần tra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo dự án đường biên giới do Bộ Quốc phòng đang triển khai;

. Xây dựng một số tuyến mới nhằm kết nối thuận tiện hơn giữa các tỉnh Thái Bình và Nam Định với Vùng Thủ đô.

- Đường sắt

+ Đường sắt quốc gia:

. Xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia (theo tiêu chuẩn đường 1,435 m) đáp ứng nhu cầu vận tải của các hướng;

. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam;

. Đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng;

. Đường sắt chạy song song với quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đến Quảng Ninh tới cảng Mũi Chùa theo tiêu chuẩn đường 1,435 m (theo Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020).

+ Đường sắt nội vùng:

. Xây dựng mới tuyến đường sắt Hạ Long – Móng Cái;

. Tuyến đường sắt Duyên hải nối Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh;

. Nâng cấp các tuyến đường hiện có vào cấp kỹ thuật quy định như đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Kép – Bãi Cháy; xây dựng mới tuyến Yên Viên – Phả Lại – Bãi Cháy và xây dựng một số đoạn tuyến, các đường nhánh nối với cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế và kết nối với các tuyến hiện tại.

+ Hệ thống các công trình phục vụ đường sắt:

. Nâng cấp, cải tạo hệ thống nhà ga trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài;

. Nâng cấp các nút giao giữa đường sắt và các tuyến quốc lộ thành nút giao khác cốt. Các tuyến đường sắt đi qua đô thị lớn được xây dựng trên cao tránh xung đột giao thông trong khu vực đô thị.

- Đường thủy

+ Đường biển:

. Xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng để có thể tiếp nhận tàu từ 30.000 DWT – 80.000 DWT;

. Xây dựng mới cảng chuyên dùng Hải Hà phục vụ cho công nghiệp nặng và năng lượng;

. Cải tạo nâng cấp cảng than Cẩm Phả, cảng Hòn Nét phục vụ cho ngành công nghiệp khai khoáng;

. Xây dựng các bến còn lại của cảng Cái Lân, Đình Vũ;

. Xây dựng mới cảng hành khách quốc tế Hòn Gai;

. Nghiên cứu di dời cảng xăng dầu B12 đến khu vực hạ lưu sông Chanh;

. Cảng Hải Phòng: duy trì luồng vào cảng Hải Phòng để cho tàu 10.000 DWT đến 20.000 DWT ra vào;

. Di chuyển cảng Hoàng Diệu để xây dựng đô thị và cảng hành khách quốc tế;

. Luồng tàu vào khu vực Hải Phòng: đầu tư nạo vét luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng, luồng chính vào cảng là luồng Lạch Huyện qua kênh Hà Nam.

. Xây dựng cảng và Trung tâm hậu cần tìm kiếm cứu nạn.

+ Các cảng địa phương

. Nâng cấp cải tạo các cảng hiện có như cảng Mũi Chùa, Vạn Hoa, Vạn Gia, Cái Rồng, Dân Tiến, Điền Công (Quảng Ninh), cảng Diêm Điền (Thái Bình), cảng Hải Thịnh (Nam Định) phục vụ phát triển kinh tế địa phương, có thể tiếp nhận tàu từ 1.000 DWT – 2000 DWT. Ngoài ra nếu điều kiện cho phép có thể đầu tư cảng mới tại khu vực Rạng Đông (Nam Định) tiếp nhận tàu trọng tải lớn phục vụ cho khu công nghiệp VINASHIN.

+ Đường sông:

. Cải tạo, hoàn thiện các tuyến vận tải thủy chính: sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy …;

. Cải tạo, nạo vét hệ thống các cửa sông như Cửa Cấm, Cửa Nam Triệu, Cửa Lạch Giang, Cửa Văn Úc, Cửa Đáy;

. Xây dựng mới cảng Nam Định, cảng Tân Đệ trên sông Hồng;

. Cải tạo xây dựng hệ thống cảng sông quốc gia bao gồm: các cảng thuộc địa phận Hải Phòng, cảng Nam Định và cảng Ninh Phúc …;

. Cải tạo xây dựng hệ thống cảng, bến bãi địa phương và các cảng chuyên dùng khác;

. Nghiên cứu và quy hoạch chính trị các đoạn sông tạo luồng phục vụ cho giao thông thủy đối với các tuyến sông nội địa.

+ Các cảng tiềm năng và cảng cửa ngõ của khu vực phía Bắc (giai đoạn 2010 – 2025):

. Quy hoạch cảng tiềm năng Cẩm Phả: là cảng chuyên dùng phục vụ cho công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng cho tàu trọng tải 30.000 DWT hoặc lớn hơn.

- Đường hàng không

+ Nâng cấp cảng hàng không Cát Bi trở thành cảng hàng không quốc tế dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài;

+ Duy trì, nâng cấp sân bay quân sự Kiến An;

+ Xây dựng mới sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh);

+ Xây dựng các sân bay taxi tại các địa điểm thích hợp để phục vụ du lịch, cứu hộ, cứu nạn, kinh tế đối ngoại … (tại đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cô Tô, đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Tiền Hải, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Tràng An …).

Giao thông đô thị và nông thôn

- Giao thông đô thị

+ Các chỉ tiêu:

. Quỹ đất dành cho giao thông đô thị phải đạt 20 – 25% tổng diện tích đất xây dựng thành phố;

. Mật độ bình quân đường giao thông tại khu vực trung tâm 6 – 8 km/km2, các khu vực khác 3 – 5 km/km2.

+ Tổ chức hệ thống giao thông đô thị:

. Xây dựng các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố trung tâm Vùng, các nút giao cắt lập thể tại các giao lộ lớn;

. Xây dựng các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai tại một số thành phố có các trục lộ quan trọng đi qua. Xây dựng các bến xe khách phục vụ đi lại, du lịch;

. Nâng cấp hệ thống giao thông nội đô các đô thị trong vùng. Lựa chọn phương thức vận tải công cộng phù hợp với từng đô thị (tàu điện bánh hơi, tàu điện bánh sắt, metro, xe bus …);

. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các công trình ngầm giao thông đô thị một cách hợp lý và hiệu quả cho từng khu vực.

- Giao thông nông thôn

+ Nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn nối liền với mạng lưới giao thông quốc gia. Cải tạo các nút giao thông, xây dựng điểm giao cắt khác mức với các trục quốc lộ để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông;

+ Tiếp tục xây dựng hệ thống đường liên thôn, xã tạo thành mạng lưới giao thông nông thôn liên hoàn đến các thôn, xã, bảo đảm 100% các đường giao thông theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn;

+ Kiên cố hóa hệ thống các cầu, cống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

b) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Công tác nền:

+ Tôn trọng địa hình tự nhiên, san nền giật cấp đối với các khu vực có độ dốc lớn (khu vực Quảng Ninh, Ninh Bình);

+ Tìm các giải pháp tiêu thoát nước thủy lợi kết hợp bảo vệ các nguồn tài nguyên nước đáp ứng nhu cầu cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị nhằm bảo đảm thúc đẩy phát triển bền vững;

+ Lựa chọn cao độ nền phù hợp cho từng đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu vực đồng bằng, ven biển, đáp ứng yêu cầu giao thông, thoát nước bảo đảm không ngập úng, ngập lũ do thủy triều;

+ Tăng cường quan trắc hiện tượng nước biển dâng cao do nhiệt độ của trái đất tăng lên.

- Thoát nước mưa:

+ Chỉ tiêu mạng lưới cống tại các thành phố, thị xã đạt 100 – 140 m cống/ha xây dựng;

+ Chỉ tiêu tại các thị trấn đạt 80 – 100 m cống/ha xây dựng;

+ Về nguyên tắc, nên xây dựng hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải riêng biệt;

+ Các đô thị cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới, tùy theo điều kiện cụ thể có thể sử dụng hệ thống thoát nước chung hoặc riêng. Mạng lưới phân bố đều trên diện tích xây dựng đô thị, thoát nước nhanh, tránh lụt cục bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Các công trình thủy lợi:

+ Xây dựng hệ thống phân lũ, chậm lũ từ đầu nguồn, xây dựng hồ chứa, hệ thống đập tràn nhằm ngăn mặn và trữ nước ở các khu vực hạ lưu;

+ Tăng cường công tác trồng và quản lý rừng đầu nguồn để chống xói lở, tăng độ che phủ rừng phòng hộ.

- Các công trình phòng, chống bão lũ:

+ Củng cố và nâng cấp hệ thống đê biển, bảo đảm an toàn phòng, chống gió bão từ cấp 9 đến cấp 12, triều trung bình tần suất 5%;

+ Tăng cường trồng rừng ngập mặn, rừng bảo hộ ven biển, bảo đảm phòng, chống bão lũ, chống xói mòn do xâm thực của biển.

c) Định hướng cấp điện:

- Phụ tải điện:

Phụ tải điện Vùng Duyên hải Bắc Bộ ở các giai đoạn là:

+ Đợt đầu: 11.400 MW (giai đoạn 2008 – 2015);

+ Đợt hai: 13.400 MW (giai đoạn 2015 – 2025).

- Định hướng cấp điện:

+ Nguồn điện hiện có: các nhà máy nhiệt điện Uông Bí công suất 105 MW, Phả Lại công suất 1.200 MW, Ninh Bình công suất 100 MW; nhà máy thủy điện Hòa Bình công suất 1.920 MW;

+ Nguồn điện dự kiến: nhà máy nhiệt điện Hải Hà công suất 2.400 MW, Mông Dương công suất 1.200 MW, Cẩm Phả công suất 600 MW, Cái Bang công suất 1.200 MW, Mạo Khê công suất 1.200 MW, nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 công suất 1.200 MW, nhiệt điện Hải Phòng 3 công suất 2.400 MW, nhiệt điện Thái Bình công suất 1.800 MW, nhiệt điện Nam Định công suất 1.200 MW.

+ Đường dây truyền tải: phát triển lưới điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia để khai thác có hiệu quả các công trình thủy điện và nhiệt điện. Xây dựng lưới điện 500 KV Sóc Sơn đi Quảng Ninh, nhánh rẽ đi trạm 500 KV Hải Phòng và các lưới 220 KV cùng các trạm 500 KV, 220 KV trên địa bàn các tỉnh trong vùng;

+ Sử dụng các nguồn năng lượng khác: nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân các vùng sâu, vùng xa, các vùng hải đảo;

+ Định hướng cấp điện: đến năm 2015, 100% dân cư đô thị được cấp điện sinh hoạt; 100% số xã, thôn, bản được sử dụng lưới điện quốc gia, ngoại trừ đảo Cô Tô, đảo Bạch Long Vĩ … sử dụng điện bằng các cụm máy phát diezel, năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

- Cấp nước:

Bảo vệ nguồn nước, duy trì cải thiện nguồn nước hiện có, mở rộng và tăng cường dung lượng các hồ chứa nước trong vùng, tìm kiếm và phát hiện các nguồn nước mới nhằm bảo đảm có nguồn nước dự trữ an toàn và bền vững.

- Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt được lấy từ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình thông qua sông Đào, sông Trà Lý, sông Đa Độ, sông Rế, sông Giá. Khu vực phía Bắc (Quảng Ninh) nguồn nước được lấy từ sông Ka Long, sông Tiên Yên và hồ Yên Lập, hồ Cao Vân …

- Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm trong vùng bị hạn chế và nhiễm mặn. Chỉ khai thác nước ngầm đối với khu vực nằm xa nguồn nước mặt (khu vực nông thôn, hải đảo).

- Định hướng cấp nước:

+ Đến năm 2015: 95% dân tại các thành phố, thị xã và 85% số dân tại các thị trấn được cấp nước sạch sinh hoạt;

+ Đến năm 2025: 100% dân tại các thành phố, thị xã và 95% số dân tại các thị trấn được cấp nước sạch sinh hoạt;

+ Các điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ cấp nước sạch 85 – 95%.

d) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải sinh hoạt:

+ Nước thải sinh hoạt tại các thành phố và thị xã, thị trấn phải được xử lý trước khi xả ra môi trường. Giai đoạn đầu kết hợp với các hệ thống sông hồ sẵn có để xử lý vi sinh. Giai đoạn lâu dài, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho thị xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5942 – 1995). Tại các thị tứ và các cụm dân cư nông thôn, nước thải được xử lý bằng phương pháp tự làm sạch.

- Nước thải công nghiệp:

+ Nước thải công nghiệp của các nhà máy xí nghiệp xây dựng phân tán được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn B (TCVN 5945 – 1995). Nước thải của các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý tại trạm xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn B trước khi xả ra môi trường.

- Thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: xây dựng khu xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh có nhà máy chế biến phân hữu cơ tại các đô thị lớn hoặc vùng liên đô thị. Tại các thị xã, thị trấn sử dụng bãi chôn lấp hợp vệ sinh;

+ Chất thải rắn công nghiệp: được phân loại tại nguồn để xử lý và tái chế. Chất thải công nghiệp nguy hại được đưa về xử lý tại khu xử lý cấp vùng liên tỉnh.

- Nghĩa trang:

+ Xây dựng nghĩa trang cấp vùng tỉnh ở khu vực gần đô thị hạt nhân của tỉnh. Các thị tứ, cụm dân cư tập trung, khu vực nông thôn, xây dựng các nghĩa trang riêng phù hợp với quy mô dân số, bố trí xa dân cư, nguồn nước, quy mô nghĩa trang đô thị khoảng 2,5 – 15 ha, các xã khoảng 0,5 – 1 ha.

đ) Định hướng bảo vệ môi trường:

- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường vùng, gắn với việc quản lý, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước ở các lưu vực sông trong vùng và các vùng khác;

- Bảo vệ môi trường biển: các giải quyết chống suy thoái môi trường do xói lở, bồi tụ, bảo vệ hệ sinh thái, rừng ngập mặn ở cửa sông ven biển. Bảo vệ đa dạng sinh học: hệ sinh thái biển, sinh thái rừng và sinh thái vùng đồng bằng ven biển;

- Có kế hoạch và biện pháp đối phó với tai biến, thảm họa và rủi ro môi trường.

8. Định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái sạch;

- Hình thành các vùng sản xuất lúa rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm … có quy mô thích hợp chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích;

- Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, các cụm công nghiệp làng nghề nâng cao độ tinh xảo, mẫu mã của sản phẩm để bảo đảm yêu cầu xuất khẩu và phục vụ cho du lịch.

- Đầu tư củng cố nâng cấp hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi và khuyến nông;

- Phát triển nuôi trồng thủy, hải sản từ các vùng có lợi thế và điều kiện cho phép đánh bắt xa bờ. Hình thành các trung tâm chế biến thủy, hải sản;

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện với 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Củng cố phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển;

- Xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa làng xóm Việt Nam.

9. Quốc phòng, an ninh

Ổn định các cơ sở quốc phòng, an ninh trên toàn vùng. Quy hoạch tổng thể hệ thống quốc phòng, an ninh bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là vùng biên giới đất liền và hải đảo.

10. Các chương trình dự án ưu tiên

Để từng bước thực hiện Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ có hiệu quả, giai đoạn đầu cần tập trung vào các chương trình, dự án sau:

a) Hạ tầng xã hội:

- Xây dựng trung tâm hội nghị hội thảo quốc tế của Vùng tại Hải Phòng;

- Xây dựng các cơ sở giáo dục, đại học, trung học công nghiệp, dạy nghề tại các tỉnh trong vùng;

- Xây dựng các bệnh viện cấp Vùng tại Hải Phòng và cấp khu vực tại các tỉnh trong vùng;

- Xây dựng hệ thống các công trình thương mại đầu mối tại các tỉnh trong vùng;

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, công nghiệp không phù hợp với quy hoạch vùng tại các tỉnh trong vùng;

- Khu du lịch hang động Tràng An tại tỉnh Ninh Bình;

- Xây dựng các trung tâm thể thao cấp Vùng tại Hải Phòng, cấp khu vực tại Nam Định, Ninh Bình;

- Đầu tư xây dựng các khu du lịch Trà Cổ, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Đồng Châu, Chùa Keo, Cổ Lễ, Cồn Lu – Cồn Vành, Cồn Thủ, Quất Lâm, Cúc Phương, Vân Long, Yên Tử, Đền Trần, Cố đô Hoa Lư … tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

b) Hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông:

+ Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cầu Đình Vũ – Cát Hải;

+ Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái;

+ Xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng;

+ Khảo sát và lập dự án tuyến đường cao tốc ven biển qua các tỉnh trong vùng;

+ Nâng cấp quốc lộ 39 từ Diêm Điền đi Hưng Yên tại Thái Bình;

+ Nâng cấp tuyến đường 21 từ Nam Định đi Phủ Lý và đoạn Nam Định – Thịnh Long tại Nam Định;

+ Làm mới tuyến đường từ Nam Định – Lâm – Nho Quan tại Nam Định, Ninh Bình;

+ Hoàn thiện đường cao tốc quốc lộ I tại Ninh Bình;

+ Nâng cấp quốc lộ 10 đoạn Ninh Bình – Phát Diệm tại Ninh Bình;

+ Nâng cấp sân bay Cát Bi, Hải Phòng;

+ Xây mới sân bay Vân Đồn tại Quảng Ninh;

+ Xây dựng tuyến đường sắt Hải Phòng – cảng quốc tế Hải Phòng;

+ Nâng cấp cảng Diêm Điền tại Thái Bình;

+ Nâng cấp đường 12B nối Phát Diệm – đường Hồ Chí Minh.

+ Hoàn thiện cảng và Trung tâm dịch vụ hậu cần tìm kiếm cứu nạn.

- Cấp nước:

+ Xây dựng nhà máy nước liên vùng tại Yên Hưng – Quảng Ninh;

+ Xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy nước vùng tỉnh.

- Cấp điện:

+ Hoàn thiện và xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

+ Xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung của các tỉnh;

+ Xây dựng khu xử lý rác thải độc hại liên vùng tại Quảng Ninh;

+ Nghĩa trang sinh thái;

+ Nghĩa trang nhân dân cấp vùng tỉnh.

- Bảo vệ môi trường:

+ Xử lý môi trường các khu khai thác mỏ;

+ Xây dựng chương trình giám sát môi trường đối với các vùng đô thị và các khu công nghiệp lớn.

c) Hạ tầng kinh tế:

+ Hoàn thiện các khu công nghiệp tại các trung tâm vùng tỉnh tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình;

+ Xây dựng khu công nghiệp cảng Hải Hà tại Quảng Ninh;

+ Xây dựng khu kinh tế Vân Đồn tại Quảng Ninh;

+ Xây dựng khu kinh tế liên tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng;

+ Xây dựng khu công nghiệp cảng sông Văn Úc, cầu Kiền tại Hải Phòng;

+ Xây dựng khu công nghệ cao Bắc sông Cấm tại Hải Phòng;

+ Hoàn thiện trung tâm hậu cần nghề cá Cát Bà, Bạch Long Vĩ tại Hải Phòng;

+ Hoàn thiện và xây dựng khu công nghiệp cảng Thịnh Long tại Nam Định;

+ Hoàn thiện hệ thống các nhà máy xi măng tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.

11. Mô hình tổ chức thực hiện

Thành lập Ban Chỉ đạo liên tỉnh để chỉ đạo các chương trình dự án cấp vùng tạo điều kiện huy động các nguồn vốn đầu tư theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 865/QD-TTg

Hanoi, July 10, 2008

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON CONSTRUCTION OF THE NORTHERN COASTAL REGION UP TO 2025 WITH A VISION TO 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau's Resolution No. 54-NQ/TW of September 14, 2005. on socio-economic development and security and defense maintenance in the Red River delta up to 2010, with a vision to 2020;
Pursuant to the Party Central Committee's Resolution No. 09-NQ/TW of February 9, 2007, on Vietnam's marine strategy with a vision to 2020;
Pursuant to the Government's Decree No. 08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
At the proposal of the Ministry of Construction in Report No. 32/TTr-BXD of April 29. 2008, concerning the approval of the Planning on construction of the northern coastal region,

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on construction of the northern coastal region up to 2025 with a vision to 2050, with the following principal contents:

1. Development objectives

To bring into full play potential and advantages for developing the northern coastal region into a general (industrial, tourist and service) economic region which will play an important role in national socio-economic development, especially in light of Vietnam's marine economy strategy. To promote the role of a sea gateway region of North Vietnam on the basis of building a region wide system of infrastructure to facilitate economic development and environmental protection, combine economic development with defense and security maintenance and ensure sustainable-development in the entire region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



By 2050, the northern coastal region will become an economic region of national and international importance and of special influence on the Hanoi capital region, the southern China economic region and the Tonkin gulf's economic belt, and a key region in Vietnam's marine strategy. It will be a dynamically developed region with a favorable investment environment and a high-quality urban and rural life, as well as a major cultural-historical, education, human resource training and tourist center of the country.

3. Planning scope

The northern-coastal region's construction planning covers all administrative boundaries of Hai Phong city and the 4 provinces of Quang Ninh, Thai Binh. Nam Dinh and Ninh Binh with a land area of around 12,005.93 km2. The scope of study covers the Red River delta region, the northern key economic region and areas related to the region's socio-economic development space under a vision to 2050.

4. Population forecasts

a/Total population of the region:

- In 2005, the region's total population was around 7.6 million;

- By 2015, the region's total population is projected to reach 8.3-8.65 million;

- By 2025, the region's total population is projected to reach 8.7-9 million.

b/ Urban population:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- By 2015, the region's total population is projected to reach 2.5-2.8 million;

- By 2025, the region's total population is projected to reach 4.5-5 million.

c/ Urbanization rate:

- In 2005, the urbanization rate was 24.54% (that of the whole country was 27.12%);

- By 2015, this rate is projected to reach 38-42%;

- By 2025, this rate is projected to reach 55-60%.

5. Land use planning

- The northern coastal region's current total land area is 12,005.93 km2 (1,200,593 ha);

- By 2015, the land area for urban construction is projected to be 40,280-45,100 ha, accounting for 3.75% of the total land area, or an average of 135-160 m2/person; that for industrial construction, 20,500-27,500 ha, representing 2.29% of the total land area; and that for construction of rural residential quarters, 57,000-65,000 ha;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Spatial development orientations for the region

a/ Major orientations for regional development:

- The northern coastal region will develop into a multi-polar urban region, arranged along the routes linking Hai Phong and Ha Long cities as regional core urban centers with provincial urban centers on the basis of main spatial axes of spatial axes of national highways 18 and 10, the region's coastal expressway, the Eat-West spatial axis linking the Red River delta with die Hanoi capital region, and Ho Chi Minh road's corridor;

- A vigorously urbanized area will embrace the space of industrial-service urban centers to be developed along national highways 18 and 5, and the space of tourist and economic urban centers, and a coastal spatial axis;

- A dynamic economic, industrial and service development area to be located on the Hai Phong-Ha Long-Mong Cai economic axis, of which Hai Phong and Ha Long will be regional central cities for industrial, seaport, service and tourist development;

- Provincial urban centers will be developed both in size and urban quality, with investment to be made in socio-technical infrastructure associated with industrial-service development to ensure their balanced development in harmony with central urban areas, of which Nam Dinh and Mong Cai will be regional-level central urban areas;

- District-level medium- and small-sized urban centers will be developed in the proximity of agricultural, industrial, cottage-industrial and agricultural-service zones for attracting local laborers;

- To protect natural areas, including low river basins, flood drainage areas, sea dikes, national parks, biosphere reserves, historical-cultural relics and agricultural areas.

b/ Organization of the spatial development for the northern coastal region:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The core urban region: Hai Phong and Ha Long cities will be linked and developed into a core urban region, serving as a motive force for the development of the entire region and affirming their important national and international role in providing trade, tourist, seaport and industrial services in the relation with the Hanoi capital region and sub-regional centers;

- The counterbalance development region, which is divided into two sub-regions, with provincial urban centers being development cores.

+ The northern sub-region: Its development space will be along national highway 18 and the Hanoi-Ha Long-Mong Cai expressway, embracing urban centers situated from Dong Trieu-Mao Khe-Uong Bi-Cam Pha-Tien Yen-Dam Ha-Quang Ha-Mong Cai to Van Don economic zone. This sub-region will be a center for metallurgy, energy, shipbuilding, service, seaport and mining industries, and a national and international tourist service center with Ha Long and Bai Tu Long bays;

+ The southern sub-region covers Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh provinces. The sub-region's space will cover the coastal strip and the Red River delta's agricultural areas. The sub-region's space will be linked along national highway 10 and the coastal expressway. The sub-region's center will be Nam Dinh city (to be developed into the center of the southern Red River region) and urban centers of Thai Binh and Ninh Binh provinces. To develop coastal urban centers of Diem Dien, Tien Hai, Hai Thinh and Phat Diem; to develop new urban centers of Hung Thang, Ngo Dong. Quat Lam, Con and Rang Dong with potential development close to nature conservation zones, Cue Phuong national park and Trang An zone. The division into sub-regions aims to ensure the requirements of food security and development of shipbuilding as well as aquatic and agricultural product processing industries, and national cultural, education-training, urban service and tourist centers.

c/ Development of residential, urban and social infrastructure service systems:

To ensure phased sustainable development in a gradual manner, focusing on urban centers and surrounding areas, use land economically, invest in infrastructure services and raise their quality to make them more attractive in terms of infrastructure services, housing and jobs.

- The system of urban centers is organized as follows:

+ Regional- and subregional-level cities: To link the region's two big cities (Hai Phong and Ha Long) into a general marine economic service center of North Vietnam. These two cities will function as major sea gateways of the two economic corridors linked with southern China and boast seaport-related industries and services as well as trade, finance-banking, tourist, healthcare and education-training services;

+ Subregional-level and provincial cities include Mong Cai (the northern sub-region's center) and Nam Dinh (the southern Red River delta region's center). Thai Binh and Ninh Binh will be provincial administrative and political centers and development cores with specialized functions where socio-technical infrastructure, industrial and urban service zones will be built to attract labor and big regional works will be developed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Urban centers, townships and district centers will be district-level administrative and political centers, medium- and small-sized industrial and agricultural residential service centers for promoting agricultural and rural industrialization and modernization, developing handicrafts and trade and agricultural services, and raising the quality of public services and rural infrastructure.

d/Organization of the northern coastal region's industrial space:

To form major industrial areas across the region on the basis of making full use of the advantages of the region and each locality, including:

- The core urban area:

+ To develop key industries; to develop hi-tech industries such as shipbuilding, construction material production, metallurgy, power generation, electromechanical engineering, aquatic product processing, etc.

+ Industrial parks should be located out of the cities' inner areas.

- Counterbalance areas:

+ The national highway 18 industrial area: To develop energy, construction materials, mineral mining and processing and mechanical engineering industries. To develop industrial and urban areas along the Kunming -Ha Long economic corridor towards Ha Long and Mong Cai;

+ The urban industrial area linked with the coastal expressway: To develop light industries, food and foodstuff processing and consumer goods production industries, and agricultural production services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The key industrial area:

The key industrial area will be located mainly in Hai Phong and Quang Ninh as a key economic corridor linking with the Hanoi capital region through national highways 5, 18 and 10 into a strong urban corridor along which big urban centers are intermingled with industrial-service urban clusters to form a dynamic development area in the region.

For industrial parks and hi-tech industrial parks, to accelerate their construction under planning and put them into operation. In the immediate future, to create favorable ground areas and adopt policies to attract domestic and foreign investment in order to fill up existing industrial parks. To review and revise plannings on the construction of industrial parks in the whole region in order to ensure sustainable and balanced development and environmental protection. At the same time, to plan residential areas and socio-technical infrastructure works in service of industrial parks.

e/ Organization of the region's tourist space:

-Tourist potential:

The northern coastal region has enormous tourist potential, especially in Quang Ninh and Ninh Binh provinces and Hai Phong city, with great natural landscapes, sea-island and coastal ecological zones, cultural-historical relics and traditional craft villages. Situated in the region are Cat Ba and Cuc Phuong national parks, Ba Mun-Bai Tu Long conservation zone, Ha Long Bay nature conservation zone, and Ky Thuong. Xuan Thuy, Yen Tu and Van Long conservation zones: 9 submerged land areas: and 2 sea conservation zones on Bach Long Vi and Cat Ba islands. Regarding tourist, cultural and historical potential, the region has many ranked cultural and historical relics.

+ Sea-island eco-tourism associated with festive cultural-historical tourism and tourism in agricultural craft villages in the Red River delta as satellite tourist sites of the Hanoi capital region;

+ Close, diverse and continuous tourist routes linking sea-island tourist centers, cultural and historical relics, and valuable festival places in the northern coastal region;

+ To select and invest in building some national- and international-level tourist centers. National-level tourist centers include Tra Co, Co To, Yen Tu, Tran dynasty temple (Nam Dinh) and regional-level tourist sites. International-level tourist centers include Ha Long, Hai Phong, Cat Ba, Trang An zone, Hoa Lu and Ninh Binh.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The tourist center's space: Hai Phong. Ha Long, Thai Binh and Ninh Binh cities with many historical and cultural relics and traditional festivities; Ha Long and Cat Ba spectacular natural sea-island areas; and natural grotto areas;

+ The satellite tourist space will be developed in association with the region's urban centers such as Nam Dinh, Mong Cai and Thai Binh cities and Con Vanh-Xuan Thuy tourist-resort areas.

- Large tourist areas:

+ The sea-island eco-tourist area: Ha Long-Cat Ba-Do Son;

+ The grotto eco-tourist and historical, cultural and festive tourist areas: Trang An. Cue Phuong national park, the area of Canh Ga hot springs, and Van Long submerged area. In these areas, there are national-level historical and cultural relics and natural grottos connected with the Cue Phuong national park. Therefore, urban and industrial development in these areas should be strictly controlled to ensure sustainable development and protect existing natural landscapes and eco-systems;

+ The cultural and festive tourist areas of Yen Tu, Nguyen Binh Khiem temple, Tran dynasty temple and historical and cultural relics across the areas; the sightseeing tourist area linked with tourism in the Hanoi capital region.

f/ Social service development orientations:

- Organization of trade, healthcare, physical training and sport service systems:

+ To build in Hai Phong city and Quang Ninh and Ninh Binh provinces major trade centers with the role of distributing the region's commodities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To build regional-level physical training and sport centers in Hai Phong city and Nam Dinh.

- Organization of training systems:

+ To organize 3 training centers in the region, namely Hai Phong, Nam Dinh and Ha Long, of which the Hai Phong center will have a central function, aiming to train human resources for the country and the Red River delta region. At present, there are 20 universities and colleges across the region. It is projected to build more 15 universities and colleges to meet the region's demand for human resource training;

+ A public university will have between 10,000 and 12,000 students, a people-founded one, between 6,000 and 10,000 students, and a technology college, between 3.000 and 5,000 students;

+ The distribution of training schools in the region will create another motive force for the development of urban centers, meeting economic restructuring requirements in the region. Training schools should be invested to become training institutions with students' dormitories and linked with modem urban services and industries.

7. Technical infrastructure development orientations

a/ Transport:

To develop regional transport systems; roads, railways, waterways and airways towards modernization in order to ensure smooth and convenient transport between localities, between the region and adjacent regions and southern provinces of China and promote socio-economic development in regional provinces.

- Motorways

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Hanoi-Hai Phong expressway;

The Noi Bai-Ha Long-Mong Cai expressway;

The North-South expressway;

The coastal expressway (to be built under Resolution No. 09-NQ/TW of February 9,2007, of the Party Central Committee, on Vietnam's marine strategy with a vision to 2020;.

+ Renovation and upgrading of national highways and provincial roads:

To complete the construction of feeder roads up to grade-l along national highway 5 so as to ensure traffic safety;

To renovate and upgrade national highways in the northern belt system: national highway 4B of belt I. national highway 279 of belt II and national highway 37 of belt III:

To renovate and upgrade national highway 10's Quang Ninh-Nga Son (Thanh Hoa) section. To build and complete the system of feeder roads along national highway 10;

To renovate and upgrade national highways 12B.39.21B.37 and 18C:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To build new national highways and provincial roads:

To build new national highway No. 21A up to grade-I delta road standards;

To build new roads connecting Nam Dinh-Ha Nam-Hung Yen (the Nam Dinh city-Hoa Mac section linking with national highway 39) and Nam Dinh-Lam-Thien Ton with Ho Chi Minh road, and a road starting from Lien Tuyen (Phu Ly-Ha Nam) junction crossing Red River to provincial road 217 of Thai Binh province and national highway 10;

To complete border belt roads and patrol roads in Quang Ninh province under the border road project being implemented by the Ministry of Defense;

To build some new roads for more convenient connectivity between Thai Binh and Nam Dinh provinces and the capital region.

- Railways

+ National railways:

To build new national railways (according to the 1,435 mm-gauge standard) to meet transport requirements for different directions;

The North-South express railway;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A railway running parallel with national highway 4B's Lang Son-Quang Ninh section to Mui Chua port according to the 1,435 mm-gauge standard (under the Prime Minister's Decision No. 1151/QD-TTg of August 30, 2004, approving the master plan on construction of the Vietnam-China border region up to 2020).

+ Intra-regional railways:

To build Ha Long-Mong Cai railway;

To build a coastal railway connecting Nam Dinh-Thai Binh-Hai Phong-Quang Ninh;

To upgrade existing railways up to prescribed technical standards such as the North-South railway, the Hanoi-Hai Phong railway and the Kep-Bai Chay railway; to build a new Yen Vien-Pha Lai-Bai Chay railway and build some railway sections and feeder lines linking ports, industrial parks, economic zones and existing railways.

+ Railway service works:

To upgrade and renovate the region's system of stations to meet long-term demands;

To upgrade intersections between railways and national highways into overpass crossings. Railways running through big urban centers will be built overhead to avoid traffic conflicts.

- Waterways

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To build Hai Phong international gateway port for receiving ships of 30,000 DWT-80,000 DWT;

To build a new Hai Ha special-purpose port in service of heavy and energy industries;

To renovate and upgrade Cam Pha coal port and Hon Net port in service of the mining industry;

To build the remaining wharves of Cai Lan and Dinh Vu ports;

To build a new Hon Gai international passenger port;

To study the relocation of B12 petrol and oil port to the Chanh river downstream area.

Hai Phong port: To maintain the port's channels for the passage of ships of 10,000 DWT-20,000 DWT;

To relocate Hoang Dieu port for building an urban center and international passenger port;

Ship channels to the Hai Phong area: To dredge Nam Trieu channel to Hai Phong port, with Lach Huyen channel through Ha Nam canal being the port's major channel;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Local ports:

To upgrade and renovate existing ports of Mui Chua, Van Hoa. Van Gia, Cai Rong, Dan Tien, Dien Cong (Quang Ninh), Diem Dien (Thai Binh), and Hai Thinh (Nam Dinh) for local economic development and receiving ships of 1,000 DWT-2,000 DWT. In addition, if conditions permit, to build a port in Rang Dong (Nam Dinh) for receiving large-tonnage ships in service of VINASHIN industrial park.

+ Riverways:

To renovate and improve major waterways on Da Bac, Bach Dang. Cam, Lach Tray, Van Uc, Thai Binh, Luoc, Tra Ly. Red River, Ninh Co and Day rivers;

To renovate and dredge river estuaries such as Cua Cam, Cua Nam Trieu, Cua Lach Giang, Cua Van Uc and Cua Day;

To build new Nam Dinh and Tan De ports on Red River;

To renovate and build national river ports, including ports in Hai Phong, and Nam Dinh and Ninh Phuc ports;

To renovate and build local ports, wharves and yards as well as other special-purpose ports;

To study and plan the renovation of river sections to create channels for local waterway transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To plan Cam Pha potential port as a special-purpose port for mining and construction material industries and accommodating ships of 30,000 DWT or more.

- Airways

+ To upgrade Cat Bi airport into a reserve international airport for Noi Bai international airport;

+ To maintain and upgrade Kien An military airfield;

+ To build new Van Don airport (Quang Ninh);

+To build taxi airfields in appropriate locations for tourism, salvage, rescue and foreign trade (on Bach Long Vi. Co To and Cat Ba islands, and in Do Son. Tien Hai. Nghia Hung. Giao Thuy, Trang An....).

Urban and rural transport

- Urban transport

+ Criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The average density of roads must be 6-8 km/km2, for central areas, or 3-5 km/ km2, for other areas.

+ Organization of urban transport systems:

To build gateways of the region's central city and big interchanges:

To build urban bypasses, form belt roads for important trunk roads running through some cities. To build passenger coach terminals;

To upgrade internal transport systems in the region's urban centers. To select mass transit modes suitable to each urban center (pneumatic-tire tramcars. iron-wheel tramcars. metro, bus,...);

To study the construction of urban transport underground works in a rational and efficient manner in each area.

- Rural transport

+ To upgrade the network of rural roads connecting to the national road network. To renovate road junctions and build interchanges from those of national highways to ensure traffic safety;

+ To continue building the system of inter-village and -commune roads to form a network of rural roads linking villages and communes, ensuring that 100% of roads will reach rural-road standards and meeting the mechanization requirements of agricultural and rural production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Technical preparations:

- Foundation work:

+ To maintain the natural terrain, level the ground at different heights in steeply sloped areas (Quang Ninh and Ninh Binh areas);

+ To seek solutions for water irrigation in combination with the protection of water resources in order to supply sufficient water for agriculture, industry and urban centers for promoting sustainable development;

+ To select a suitable foundation level for each urban center, rural residential area, delta and coastal area to meet transport and water drainage requirements, avoiding inundation or flood caused by high tide;

+ To enhance the observation of sea level rises due to global warming.

- Rainwater drainage:

+ The sewer network norm in cities and towns must be 100-140 m of sewer/ha of construction;

+ This norm in townships must be 80-100 m of sewer/ha of construction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For renovated, upgraded or newly built urban centers, depending on specific conditions, to use common or separate water drainage systems. Water drainage networks must be equally distributed in the area for urban construction, ensuring quick water drainage and environmental sanitation and avoiding local inundation.

- Irrigation works:

+ To build flood-diverting and -slowing systems in watershed areas, build reservoirs and spillways for preventing salinization and storing water in downstream areas;

+ To enhance the planting and management of watershed forests for preventing erosion and landslide and increasing the coverage of protection forests.

- Anti-storm and flood works:

+ To consolidate and upgrade sea dikes, ensuring safety in case of typhoons of wind forces 9 to 12 at a frequency of 5%;

+ To plant more submerged forests and coastal protection forests for preventing and combating storms, floods and sea erosion.

c/ Electricity supply orientations:

- Electric load:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ First phase: 11,400 MW (during 2008-2015);

+ Second phase: 13,400 MW (during 2015-2025).

- Electricity supply orientations:

+ Existing electricity sources: The thermo-power plants of Uong Bi with a capacity of 105 MW, Pha Lai with a capacity of 1,200 MW and Ninh Binh with a capacity of 100 MW; and Hoa Binh hydropower plant with a capacity of 1,920 MW;

+ Projected electricity sources: The thermo-power plants of Hai Ha with a capacity of 2,400 MW, Mong Duong with a capacity of 1.200 MW. Cam Pha with a capacity of 600 MW. Cai Bang with a capacity of 1.200 MW, Mao Khe with a capacity of 1,200 MW. Hai Phong 1 and 2 with a capacity of 1,200 MW, Hai Phong 3 with a capacity of 2,400 MW. Thai Binh with a capacity of 1,800 MW, and Nam Dinh with a capacity of 1,200 MW;

+Transmission lines: To develop electric grids connected with the national electric system for efficiently exploiting hydro- and thermo-power plants. To build a Soc Son-Quang Ninh 500 kV electric grid, with a branch to Hai Phong 500 kV station, and 220 kV electric grids with 500 kV and 220 kV stations in regional provinces;

+ Other energy sources: To study and develop solar, wind and other energy sources to satisfy the need of people in deep-lying, remote and island areas;

+ Electricity supply orientations: By 2015, 100% of urban .residents will be supplied with electricity for daily-life use; 100% of communes, villages and hamlets may get access to the national electric grid, except Co To and Bach Long Vi islands which will use electricity diesel generators, wind and*solar energies.

- Water supply:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Surface water sources:

Surface water is taken from Red River and Thai Binh rivers through Dao, Tra Ly, Da Do, Re and Gia rivers. In the northern area (Quang Ninh), water is taken from Ka Long and Tien Yen rivers and Yen Lap and Cao Van lakes, etc.

- Ground water sources:

The region's ground water sources are limited and contaminated with salt. To exploit ground water only in areas far from surface water sources (rural areas and islands).

- Water supply orientations:

+ By 2015: 95% of inhabitants in cities and towns and 85% of inhabitants in townships will be supplied with clean water;

+ By 2025: 100% of inhabitants in cities and towns and 95% of inhabitants in townships will be supplied with clean water;

+ In rural residential quarters, the rate of inhabitants supplied with clean water will reach 85-95%.

d/ Wastewater drainage and environmental sanitation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Daily-life wastewater in cities, towns and townships must be treated before being discharged into the environment. Initially, to treat wastewater with microorganisms, making use of existing rivers and lakes. In the long run, to build wastewater treatment plants up to class B (TCVN 5942-1995) for towns and townships. In commune centers and rural residential clusters, wastewater must be treated by self-cleaning methods.

- Industrial wastewater:

+ Industrial wastewater of scattered factories and enterprises must be internally treated up to standard B (TCVN 5945-1995). Wastewater of industrial parks must be treated up to standard B at industrial wastewater treatment stations before being discharged into the environment.

- Collection and treatment of solid wastes:

+ Solid garbage: To build provincial-leve1 solid waste treatment zones with organic fertilizer processing factories in big urban centers or inter-urban center areas. In towns and townships, to use hygienic garbage landfills;

+ Industrial solid wastes must be sorted at source for treatment and re-cycling. Hazardous industrial wastes must be brought to inter-provincial regional-level treatment zones.

- Cemeteries:

+ To build provincial-level cemeteries near provincial core urban centers. In district centers, consolidated residential clusters and rural areas, to build separate cemeteries suitable to their population size and far from residential areas and water sources. A cemetery will have an area of 2.5-15 ha, in urban centers, or 0.5-1 ha. in communes.

e/ Environmental protection orientations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sea environment protection: To take solutions for preventing environmental degradation caused by erosion or aggradation, and for protecting eco-systems and submerged forests in river estuaries. To protect biodiversity: sea, forest and coastal delta eco-systems;

- To plan and take measures to cope with environmental disasters, catastrophes and risks.

8. Agricultural and rural development orientations

- To vigorously restructure agricultural and rural economy by producing commodities, developing hi-tech agriculture and clean ecological agriculture;

- To form areas for producing rice, vegetables, flowers and bonsai, and for rearing pigs, milk cows and poultry, etc., with appropriate sizes and high quality for export and domestic consumption in order to raise the product value per area unit;

- To develop small and cottage industries and craft village industrial clusters, and improve the sophistication and designs of products for export and tourism;

- To consolidate and upgrade dike, irrigation and agricultural extension systems;

- To develop aquaculture and fisheries in favorable areas and areas where conditions permit offshore fishing. To form aquatic product processing centers;

- To develop forests of three types: special-purpose forests, protection forests and production forests. To consolidate and develop coastal protection forests;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Defense and security

To stabilize defense and security establishments in the entire region. To elaborate a master plan on the defense and security system, ensuring harmony between economic development and national defense, especially in mainland border areas and islands.

10. Priority programs and projects

In order to step by step effectively implement the Planning on construction of the northern coastal region, in the initial phase, the following programs and projects should be focused on:

a/Social infrastructure:

- To build the region's international convention center in Hai Phong;

- To build universities and industrial and job-training secondary schools in regional provinces:

- To build regional-level hospitals in Hai Phong and provincial hospitals in regional provinces;

- To build a system of major trade centers in regional provinces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build Trang An grotto tourist zone in Ninh Binh province;

- To build regional-level sport centers in Hai Phong and provincial ones in Nam Dinh and Ninh Binh;

- To invest in building tourist zones of Tra Co, Van Don, Cat Ba, Do Son, Dong Chau, Chua Keo, Co Le, Con Lu-Con Vanh, Con Thu, Quat Lam, Cuc Phuong, Van Long, Yen Tu, Den Tran, and Hoa Lu ancient capital in Quang Ninh, Hai Phong, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh.

b/ Technical infrastructure:

- Transport:

+ To complete the construction of the Hanoi-Hai Phong expressway and Dinh Vu-Cat Hai bridge;

+ To build the Hanoi-Ha Long-Mong Cai expressway;

+ To build Hai Phong international gateway port;

+ To survey and formulate a project on a coastal expressway running through regional provinces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To upgrade highway 21's Nam Dinh-Phu Ly and Nam Dinh-Thinh Long sections in Nam Dinh;

+ To renovate the Nam Dinh-Lam-Nho Quan section in Nam Dinh and Ninh Binh;

+ To complete national highway 1s section in Ninh Binh;

+ To upgrade national highway 10s Ninh Binh-Phat Diem section in Ninh Binh;

+ To upgrade Cat Bi airport, Hai Phong:

+ To build Van Don airport in Quang Ninh;

+ To build the Hai Phong-Hai Phong international port railway;

+ To upgrade Diem Dien port in Thai Binh;

+ To upgrade highway 12B connecting Phat Diem to Ho Chi Minh road;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Water supply:

+ To build an inter-regional water plant in Yen Hung. Quang Ninh;

+To build and upgrade provincial water plants.

- Electricity supply:

+ To complete and build thermo-power plants in Quang Ninh, Hai Phong. Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh.

- Wastewater drainage and environmental sanitation:

+ To build provincial waste treatment zones;

+ To build an inter-regional hazardous waste treatment zone in Quang Ninh:

+ To build eco-cemeteries:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Environmental protection:

+ To tackle environmental pollution in mining areas;

+ To formulate programs for supervising the environment in urban areas and large industrial parks.

c/ Economic infrastructure:

+ To complete industrial parks in provincial centers in Quang Ninh, Hai Phong, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh;

+To build Hai Ha port industrial park in Quang Ninh;

+ To build Van Don economic zone in Quang Ninh;

+ To build Quang Ninh-Hai Phong inter-provincial economic zone;

+ To build an industrial park at Van Uc river port, Kien bridge in Hai Phong;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To complete Cat Ba and Bach Long Vi fishing logistic centers in Hai Phong;

+ To complete and build Thinh Long port industrial park in Nam Dinh;

+ To complete a system of cement factories in Quang Ninh, Hai Phong and Ninh Binh.

11. Organization of implementation

To set up an inter-provincial steering committee to direct the implementation of regional-level programs and projects and create conditions for raising investment capital of different sources under the approved planning.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

The Ministers of: Construction; Planning and Investment; Industry and Trade; Finance; Natural Resources and Environment; and Defense, the presidents of the People's Committees of Hai Phong city and Quang Ninh, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh provinces, and concerned organizations shall implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 865/QĐ-TTG ngày 10/07/2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.925

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.90.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!